Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

6 loại người không thể chữa trị cho dù có gặp được Thần y

Biển Thước là một vị danh y nổi tiếng của Trung Hoa xưa, ông được người đời mệnh danh là “thần y”. Cứu người từ cõi chết trở về, nhìn thấu thân thể mà thấy được cả bệnh sẽ phát trong tương lai… không bệnh gì là ông không chữa được. Tuy nhiên, Biển Thước từng nói có 6 kiểu bệnh nhân không thể chữa trị được.
Trong “Sử ký” có nhiều ghi chép về danh y nổi tiếng Biển Thước. Khi ông đã nổi danh trong thiên hạ, đi đến đâu có bệnh nghiêm trọng, thì ông đều có thể chữa khỏi tất cả các bệnh nơi đó, ông đã chữa thì không bệnh gì là không khỏi.
Ví dụ, khi đi qua Hàm Đan, đây là vùng đất rất coi trọng nữ giới, cũng đặc biệt chú trọng các loại bệnh về phụ khoa, vậy là ông biến thành một đại phu điều trị phụ khoa tài giỏi. Khi ông qua Lạc Dương, là vùng đất tôn trọng hiếu kính người già, các loại bệnh của người già như điếc tai, mắt mờ, lão hóa… ông đều có thể điều trị khỏi và trở thành đại phu chuyên điều trị bệnh của người già. Đến Hàm Dương, là vùng đất rất yêu thương coi trọng trẻ nhỏ, ông lại trở thành đại phu chuyên trị các bệnh về nhi khoa. Ông cũng nổi tiếng với câu chuyện dùng thuật châm cứu để cứu thái tử nước Quắc sống lại sau khi đã chết nửa ngày.
Vậy nhưng có 6 kiểu người lại không thể cứu được, cho dù là gặp thần y, đó là:
  1. Kiêu ngạo
Xấc xược không cần biết lý do chính là kiêu ngạo, căn bản loại người này sẽ không nói lý lẽ, kiểu bệnh nhân không nói lý lẽ này không thể chữa trị được
2.Xem trọng tiền tài mà xem nhẹ bản thân
Đối với thân thể của chính mình cũng không quan tâm mà lại cực kỳ chú trọng đến tài sản, đồ của mình không lấy ra dùng, cũng không chịu tiêu tiền – kiểu người hà tiện này nếu có bệnh thì rất khó chữa.
  1. Không nghe lời khuyên
Kiểu “bệnh” này hiện nay chúng ta rất thường gặp, chính là kiểu mà bảo họ mặc thêm quần áo họ không mặc thêm; bảo đừng ăn đồ nhiều dầu mỡ quá thì cứ ăn dầu mỡ; bảo ăn ít thịt động vật thì lại ăn nhiều thịt mỡ; bảo đừng ăn đồ lạnh thì cũng chẳng chịu nghe. Không chịu ăn những thứ nên ăn hoặc không chịu hạn chế ăn những thứ không nên ăn theo lời dặn dò của thầy thuốc. Kiểu người này cũng không trị được.
  1. Âm dương hỗn loạn
Khí tạng không ổn định chính là âm dương của họ đã bị rối loạn, có dương mà lại có âm, nhưng âm dương lại loạn lung tung. Những người này khí huyết lục phủ ngũ tạng không ổn định nên cũng không chữa được bệnh của họ.
  1. Thể chất hư nhược
Là những người thể chất rất yếu ớt, không uống được thuốc nên cũng không chữa được.
  1. Tin vào thầy mo
Ngày nay có rất nhiều người như vậy, chính là thà tin vào những thầy mo chứ không tin vào y học, tin vào lời nói của những bà đồng trong miếu, cho rằng vẽ bùa là có thể chữa được bệnh. Kiểu người thà tin vào tà thuật chứ không muốn tin vào lý lẽ y học của thầy thuốc chân chính thì cũng không thể chữa được.
Biển Thước là danh y nổi tiếng thời cổ đại. Khi còn nhỏ, ông theo học lương y Trường Tang Quân và đã được truyền nhiều y thuật bí truyền, ông am hiểu rất nhiều loại bệnh. Vào thời nhà Triệu làm phụ khoa, thời nhà Chu làm khoa ngũ quan, đời nhà Tần làm nhi khoa, ông đều nổi danh thiên hạ.
Biển Thước đã đặt ra phương pháp chẩn đoán bệnh bằng cách bắt mạch, khởi đầu cho cách chẩn đoán này của y học Trung Hoa. Tương truyền, quyển sách y cổ nổi tiếng “Nạn kinh” (hay “Nan kinh”) là ghi chép của Biển Thước.
An Khang

Cuộc sống vốn không có phiền não, đau khổ, vì sao bạn cảm thấy phiền não, khổ đau?

Cuộc sống nguyên vốn không có phiền não, sau khi ngọn lửa dục vọng được nhóm lên rồi, những điều phiền não sẽ đến gõ cửa lòng bạn.
Trước đây, có một ông nhà giàu gia tài ức vạn, nhưng mỗi ngày những chuyện khiến ông phiền não cũng nhiều như số tài sản ông ta có được.
Hàng xóm sát vách của ông nhà giàu là hai vợ chồng xay đậu phụ. Từng có câu ngạn ngữ rằng, ba nghề nghiệt ngã nhất trong đời, chính là làm nghề nguội, chống thuyền, xay đậu phụ. Nhưng hai vợ chồng xay đậu phụ này lại cảm thấy được niềm vui ở trong đó, hàng ngày tiếng ca hát, tiếng cười nói, tiếng nô đùa từ sáng đến tối không ngừng truyền đến ông nhà giàu.
Bà vợ của ông nhà giàu hỏi chồng: “Chúng ta có nhiều tiền như vậy, nhưng không hiểu sao lại không được vui vẻ như hai vợ chồng xay đậu phụ nhà hàng xóm nhỉ?“.
Ông nhà giàu nói: “Điều này có gì khó đâu, tôi sẽ để cho họ ngày mai có cười cũng không cười được nữa“.
Đến đêm khuya, ông nhà giàu cách bức tường liệng một thỏi vàng ròng sang phía bên sân nhà hàng xóm. Ngày hôm sau, hai vợ chồng xay đậu phụ quả nhiên im lặng không chút động tĩnh gì. Thì ra hai vợ chồng này đều đang tính kế! Sau khi họ nhặt được thỏi vàng ròng “từ trời rơi xuống”, cảm thấy mình đã phát tài rồi, cái việc xay đậu phụ vừa khổ vừa mệt này từ nay không cần phải làm nữa. Nhưng mà, nếu như làm ăn, chẳng may thua lỗ thì phải làm sao; còn nếu không làm ăn, thì thể nào cũng có ngày ngồi không núi vàng ăn cũng hết.
Trong lòng người chồng còn nghĩ, nếu như việc làm ăn làm được lớn rồi, là nên cưới thêm cô vợ bé trẻ đẹp hay là nên thôi bà vợ thô kệch hiện nay; người vợ thì đang nghĩ, sớm đã biết có thể phát tài, thì lúc đầu đã không nên gả cho cái gã xay đậu phụ đáng ghét này. Suy đi nghĩ lại, hai vợ chồng mới ngày hôm qua còn vui vẻ hạnh phúc biết bao, giờ đây ai cũng không còn có tâm trạng để nói cười nữa, nỗi buồn phiền đã bắt đầu xâm chiếm hết tâm tư của họ.
(Ảnh minh họa)
Điều càng khiến cho hai vợ chồng đau khổ hơn nữa là, tại sao ông trời lại không rơi xuống thêm mấy thỏi vàng nữa, như vậy mọi suy tính trong đầu cũng đều được như ý nguyện rồi?
Cuộc sống nguyên vốn không có phiền não, sau khi ngọn lửa dục vọng được đốt lên, phiền não sẽ lần lượt kéo đến gõ cửa lòng bạn.
Cuộc sống nguyên vốn không có đau khổ, nhưng khi bạn bắt đầu suy tính thiệt hơn, lòng tham trổi dậy, đau khổ sẽ lần lượt kéo đến quấn chặt lấy thân bạn.
Tiểu Thiện









4 loại trí tuệ lớn lưu truyền ngàn năm giúp bạn đối mặt với những chuyện không như ý

Những chuyện không được như ý trong đời người ta thường chiếm đến tám chín phần, chúng ta phải đối mặt như thế nào đây? Bốn trí tuệ lớn làm nên một cuộc đời huy hoàng, giúp con người ta vượt qua mọi trắc trở gian nan. Khi bạn đọc xong bài viết này, nhắm mắt nghiền ngẫm, có lẽ bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình…
1. Đừng quên nguyện thuở ban đầu
Trong “Kinh Hoa Nghiêm” có câu: “Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung” (Tạm hiểu là: Không quên nguyện ban đầu, mới có thể vẹn toàn trước sau), ý là nói chỉ có giữ vững và tin tưởng vững chắc vào thệ nguyện ban đầu của mình, thế thì mới có thể thành tựu ước mơ, công đức tròn đầy. Tâm niệm ban đầu chỉ rõ phương hướng cho ta cố gắng, cung cấp động lực cho ta vươn lên, càng nhắc nhở chúng ta những lúc do dự mất phương hướng đừng quên con đường ta đi lúc đầu, đừng quên vì sao ta xuất phát, đừng để “cảnh đẹp ven đường khiến ta lạc mất hướng đi”. Chỉ cần ta kiên định với tâm niệm ban đầu, cuối cùng sẽ có thể thành công.
2. Đại đạo chí giản
Đại đạo chí giản là một câu nói thường được dùng trong Đạo gia có nghĩa là: đạo lý vĩ đại thường vô cùng đơn giản, nói một câu liền có thể hiểu ngay.
Trong cuộc đời này, khi gặp phải những chuyện phức tạp đầu tiên chúng ta nên phải bình tĩnh, loại bỏ tất cả những vướng mắc và tạp niệm không cần thiết, học cách nhìn thấu bản chất và quy luật phát triển của vạn vật thông qua những biểu hiện bề ngoài. Luyện thành một đôi mắt trí huệ sẽ thấy mọi thứ thực ra đều rất đơn giản, áp lực sẽ được giảm bớt, đau khổ cũng sẽ không còn.
tinh-taiCon người ta khi sống, không cần thiết chuyện gì cũng phải làm cho rõ ràng. Nước quá trong thì không có cá, người nhìn thấu người khác quá rõ ràng thì không có ai theo. Tranh luận với người nhà, tranh thắng rồi, tình thân không còn nữa; tranh luận với người yêu, tranh thắng rồi, tình cảm cũng nhạt đi; tranh luận với bạn bè, tranh thắng rồi, tình nghĩa không còn. Tranh là tranh lý, luận là luận tình, nhưng tổn thương lại là chính mình.
3. Lòng bao dung to lớn
Một người có tâm rộng bao nhiêu, trời đất sẽ rộng lớn bấy nhiêu. Mọi chuyện, nên xem nhẹ một chút, nhìn thoáng một chút, nhìn xa một chút, thì sẽ phát hiện “thủy triều dâng ngang hai bờ thêm rộng, nhìn ra xa là cánh buồm treo trước gió”. Cần phải học được cách tha thứ cho những lỗi lầm không cố ý của người khác, học cách thản nhiên đối mặt với những chuyện không như ý muốn trong cuộc sống thì mới có thể thành sự nghiệp. Làm một người khoan dung, độ lượng và hào phóng, cười một cái là hết, chính là một loại trí tuệ.
4. Thượng thiện nhược thủy
Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo.” Có nghĩa là cảnh giới cao nhất của thiện hạnh là giống như đặc tính của nước. Nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho nên nước là gần với Đạo nhất.
thuong-thien-nhuoc-thuy
(Ảnh minh họa: Internet)
Người xưa cũng có câu: “Đào lý bất ngôn hạ tự thành khê”, nghĩa đen là: cây đào và cây mận vốn dĩ không thu hút con người, nhưng khi chúng có hoa và quả ngọt, mọi người đi lại bên dưới tán cây để hái quả rồi tự nhiên hình thành lối đi nhỏ. Nghĩa bóng muốn nói người có nhân phẩm cao thượng, thành thật chính trực thì không cần phải tự mình tuyên truyền khoe khoang mà tự nhiên sẽ nhận được sự tôn kính và mến mộ của mọi người.
Trong cuộc đời này cũng vậy, bạn không cần phải khoe khoang làm gì, nếu có thể thoát khỏi xiềng xích của danh lợi, theo đuổi chí hướng cao đẹp thì mới có thể thành tựu nghiệp lớn.

Thiện Sinh biên dịch

Hạnh phúc không phải là đích đến, mà là một cuộc hành trình

Con người từ khi sinh ra đã luôn theo đuổi hạnh phúc, nhưng càng truy cầu lại càng không thấy thỏa mãn. Hạnh phúc, đôi khi không nằm ở đích đến, mà nó nằm ngay tại quá trình chúng ta nỗ lực, vươn lên trước nghịch cảnh…

truy cầu, họa phúc, hạnh phúc,
Hạnh phúc không nằm ở những thứ bạn đang có, mà ở những thứ bạn có thể cho đi. (Ảnh sưu tầm từ internet)
Khi còn nhỏ chỉ cần có được một môi trường sống thích hợp, có thể ăn ngon chính là đã thấy hạnh phúc rồi; sau khi lớn lên, định nghĩa đối với hạnh phúc dần dần càng trở nên rộng hơn, nào là công thành danh toại, làm rạng rỡ tổ tông chính là hạnh phúc lớn nhất, rồi nào là có được một công việc tốt, một mòn đồ hay, một căn biệt thự, .v.v…, những thứ này đều đã trở thành tượng trưng của hạnh phúc và là mục tiêu mà ta theo đuổi suốt quãng đời còn lại.
Dù là như vậy, mọi người lâu dần lại bắt đầu cảm thấy không hạnh phúc hơn lên. Nguyên nhân không hạnh phúc là luôn cảm thấy có chỗ không được thỏa mãn. Đã có tiền rồi, thì danh tiếng ở đâu? Khi đã có danh tiếng rồi, đứa con giỏi giang nghe lời ở đâu? Đã có đứa con ngoan ngoãn rồi, công việc lại không vừa ý; khi có được công việc vừa ý rồi, nhà cửa lại thấy không được rộng rãi; đến khi có nhà cửa rộng rãi rồi, nhưng lại cách đơn vị công tác khá xa; nhà cửa gần công ty rồi, dường như môi trường xung quanh lại không được yên tĩnh thoải mãi nữa. Cứ mãi như vậy… thử hỏi sẽ có được thời khắc hạnh phúc không? Chắc chắn không thể.
Lão Tử đã từng giảng: “Họa là nơi phúc tựa, phúc là nơi họa nấp“, câu này đã nói rõ điều gì? Mọi chuyện nơi thế gian đều là tương sinh tương khắc, không có cái tốt tuyệt đối và cũng không có điều xấu tuyệt đối. Bất kỳ chuyện gì đều có tồn tại một mặt tốt và một mặt xấu.
truy cầu, họa phúc, hạnh phúc,
Mọi chuyện nơi thế gian đều là tương sinh tương khắc, không có cái tốt tuyệt đối và cũng không có điều xấu tuyệt đối. (Ảnh sưu tầm từ internet)
Ví như nếu muốn kiếm được nhiều tiền thì phải cố gắng nhiều hơn; nếu không muốn làm công việc tay chân, thì phải suy nghĩ động não nhiều hơn, .v.v… rất khó liệt kê hết từng cái một.
Có người nhà cửa không rộng rãi, nhưng công việc lại thuận lợi, có người mức lương không cao nhưng vợ chồng hòa thuận. Không kể thế nào, hãy an ủi bản thân với những gì mình có được, chứ không phải là lấy những thứ không có được khiến bản thân mình phiền não, nếu làm được vậy chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc.
Chúng ta có thể có truy cầu, nhưng lại chớ đi theo đuổi những điều căn bản không thể trở thành hiện thực, hạnh phúc sẽ theo đó mà đến. Nếu chúng ta có được hạnh phúc, thế thì quá trình theo đuổi cũng là hạnh phúc.
Người xưa nói: “Mưu sự do người, thành sự do trời”, chỉ cần chúng ta cố gắng, thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ trong đó, kết quả vốn không quan trọng, quá trình mới là điều quan trọng nhất. Người tu đạo có câu “tùy kỳ tự nhiên“, chỉ cần làm tốt, mọi thứ đều sẽ đạt được một cách tự nhiên. Đối với người tu đạo mà nói thì quá trình phó xuất, buông bỏ tư tâm, chính là một quá trình hạnh phúc.
Hạnh phúc trước nay không hề rời xa chúng ta, chỉ cần chúng ta biết đủ, biết cho đi, hạnh phúc sẽ ngay lập tức xuất hiện trước mắt, thời thời khắc khắc đều luôn đi cùng chúng ta.
Hạnh phúc không nằm ở những thứ bạn đang có, mà ở những thứ bạn có thể cho đi…
Theo Daikynguyenvn
Xem thêm:

Xem thêm:
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ 

Chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979: Quá khứ không thể nào quên

Xuan Loc Doan

Thụy My dịch
clip_image001
Quân xâm lược Trung Quốc tiến vào trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam năm 1979.
(Asia Times/CourrierInternational 9-15/03/2017) Báo chí chính thức Việt Nam rốt cuộc cũng nhắc đến cuộc chiến tranh năm 1979 giữa Trung Quốc và Việt Nam. Theo một nhà nghiên cứu, để tránh gây thêm căng thẳng, hai nước cần phải dỡ bỏ bức màn che về cuộc xung đột bị che giấu này.
Nhiều tờ báo Việt Nam do Nhà nước kiểm soát mới đây đã đề cập đến một chủ đề cấm kỵ: cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc năm 1979. Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy đảng Cộng sản cầm quyền rốt cuộc đã quyết định bãi bỏ kiểm duyệt đối với việc nêu ra cuộc chiến Việt-Trung ngắn ngủi nhưng đẫm máu?
clip_image002
Quân Trung Quốc tham gia cuộc chiến phòng vệ chống Việt Nam.
Cuộc xung đột giữa hai nước láng giềng cộng sản đã xảy ra vào sáng sớm ngày 17/02/1979, với việc quân đội Trung Quốc xâm lăng các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Chỉ trong 27 ngày, các trận đánh đã diễn ra tàn khốc, nhưng không có con số tổng kết chắc chắn vì cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều không muốn công bố. Theo ước tính, cuộc chiến tranh chỉ diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam này đã khiến cho mấy chục ngàn người chết và bị thương về phía Việt Nam, chủ yếu là thường dân, và từ 21.000 đến 63.000 người chết phía Trung Quốc.
Cuộc chiến tranh chớp nhoáng đã đánh dấu sự khởi đầu một thập niên dài thù địch giữa hai nước anh em. Ngoài vô số cuộc đụng độ ở vùng biên giới chung trên đất liền, năm 1988 Trung Quốc còn chiếm lấy nhiều đảo nhỏ và rạn san hô ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, đè bẹp Hải quân Việt Nam, tàn sát 64 lính hải quân Việt.
clip_image003
Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh.
Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Cam Bốt (mà quân đội Việt đã trú đóng từ 1979 đến 1989 trước sự thất vọng của ngoại giao Trung Quốc), và sự kiện Liên Xô sụp đổ, Hà Nội và Bắc Kinh đã tìm cách xoa dịu quan hệ. Năm 1990, trong hội nghị thượng đỉnh ở Thành Đô, Trung Quốc, hai nước đã quyết định tái lập ngoại giao vào năm sau đó.
Từ đó đến nay, cuộc chiến tranh biên giới 1979 – cũng như trận hải chiến đẫm máu năm 1988 – đều không được đưa vào giảng dạy ở trường học, được nhắc đến trong các phát biểu hay nêu ra trên các phương tiện truyền thông Việt Nam vốn bị Nhà nước kiểm soát bằng bàn tay sắt (toàn bộ báo chí đều trực thuộc các định chế liên quan đến đảng Cộng sản Việt Nam). Chính quyền đã gạt sang một bên những thù địch cũ để tập trung cho hợp tác kinh tế và chính trị.
clip_image004
Quân Trung Quốc tải thương.
Bắc Kinh thì lại càng kín đáo hơn, vì theo một số nhà quan sát, Trung Quốc có lý do để quên đi cuộc chiến tranh này. Cuộc xung đột nổ ra sau khi quân đội Việt Nam tiến vào Cam Bốt lật đổ chế độ Khmer Đỏ của Pôn Pốt, đồng minh của Bắc Kinh, đã kết thúc với tổn thất nặng nề cho quân đội Trung Quốc.
Cho đến bây giờ, Hà Nội và Bắc Kinh đều che giấu cuộc chiến biên giới, với ý định chung là xóa đi chương sử đau thương này.
clip_image005
Hôm 17/2 vừa qua, những người Việt cố gắng tập hợp lại ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 38 năm chiến tranh Việt-Trung đã bị công an giải tán không thương tiếc (tuy vậy một cuộc tưởng niệm nho nhỏ đã được cho phép tại thủ đô). Nhưng, trái với thông lệ, nhiều tờ báo lớn của Nhà nước trong đó có Thanh Niên, VietNamNet  VnExpress, đã đề cập đến cuộc chiến này. Cho dù những tờ báo tên tuổi nhất tiếp tục giữ im lặng, đặc biệt là tờ Nhân Dân, cơ quan báo chí của Đảng, rõ ràng là một số báo đã có thể vượt qua cấm kỵ.
Sự đảo ngược ấy chỉ có thể diễn ra với sự đồng ý của các quan chức Đảng cao cấp nhất. Thái độ khoan dung gần đây chứng tỏ đã có sự thay đổi, tuy chỉ dần dà nhưng rất đáng kể trong quan điểm của Hà Nội về cuộc chiến trong quá khứ, và trong quan hệ hiện tại với Trung Quốc.
clip_image006
Tưởng niệm 64 liệt sĩ Gạc Ma.
Cũng như cuộc chiến biên giới chớp nhoáng trên, việc đề cập đến trận hải chiến năm 1988 cũng bị kiểm duyệt gắt gao. Tuy vậy tháng 3/2016, nhân kỷ niệm 28 năm sự kiện này, các cuộc tưởng niệm 64 thủy thủ tử trận đã được tổ chức trên khắp cả nước. Nhiều phương tiện truyền thông Nhà nước trong đó có báo Nhân Dân đã nhắc lại sự kiện, nêu ra trận đánh chống lại “quân xâm lược Trung Quốc”, mà các nạn nhân là những “anh hùng hay liệt sĩ.
Sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông và áp lực của công luận Việt Nam nhằm khuyến khích khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển, đã đóng góp lớn lao vào sự thay đổi này. Nhiều người Việt đã hoan nghênh việc nới lỏng kiểm duyệt, dù một số vẫn cho rằng động thái này còn quá dè dặt và quá trễ để hàn gắn vết thương chiến tranh.
clip_image007
Sẵn sàng chống lại quân xâm lược.
Khi cho đăng những bức ảnh, bài phóng sự và phỏng vấn các cựu chiến binh, các nhân chứng và chuyên gia về cuộc chiến biên giới Việt-Trung, các tờ Thanh Niên, VietNamNet và VnExpress không chỉ nhắc nhở đến sự kiện, và còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khắc ghi vào tâm khảm cuộc chiến này.
Dưới sự lãnh đạo độc tài của đảng Cộng sản, dân tộc Việt Nam đã chiến đấu chống lại quân Nhật (1945), Pháp (chiến tranh Đông Dương 1946-1955) và Hoa Kỳ (chiến tranh Đông Dương lần hai, 1955-1975). Tuy luôn ca ngợi các chiến thắng chống ngoại xâm này, Hà Nội lại im lặng về cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba, tức chiến tranh biên giới Việt-Trung 1979.
clip_image008
Cuộc chiến đấu của người Việt chống lại Nhật, Pháp, Mỹ chiếm một chỗ quan trọng trong những câu chuyện kể; trái hẳn so với những bất đồng với Trung Quốc: sách giáo khoa về lịch sử cho học sinh trung học chỉ dành vỏn vẹn 11 dòng cho cuộc chiến 1979.
Vị trí khiêm tốn đến thế trong những dịp kỷ niệm và các tác phẩm chính thức, như VnExpress ghi nhận, là do nhiều người Việt Nam không hề biết đến cuộc chiến tranh Việt-Trung, đặc biệt là thế hệ trẻ. Một trong những bài báo đăng trên tờ báo mạng về chủ đề trên hôm 21/2 đã thu hút đến trên 500 lời bình. Nhiều độc giả nhờ đó mới biết về cuộc chiến đã cảm ơn các tác giả vì bài báo và các tấm hình đăng kèm, những người khác đòi hỏi phải đưa vào sách giáo khoa lịch sử. Cư dân mạng thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn những người đã chiến đấu chống lại Trung Quốc.
clip_image009
Lính xe tăng Trung Quốc bị bắt làm tù binh.
Nếu Nhà nước Việt Nam từ chối tổ chức kỷ niệm (và để cho nhân dân tự tiến hành), thì người ta cho rằng nhằm tránh chọc giận Trung Quốc và không làm phương hại đến quan hệ giữa Việt Nam và người láng giềng khổng lồ. Tuy nhiên, các lễ kỷ niệm chiến thắng trước Nhật, Pháp, Mỹ vốn mang tính dân tộc cao độ, không hề gây tổn hại cho quan hệ giữa Hà Nội và ba cường quốc trên. Trung Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ hiện nay là các đối tác chính của Việt Nam.
Sự im lặng do Đảng áp đặt về cuộc chiến đẫm máu với Trung Quốc đã khiến một số người Việt cho rằng các lãnh đạo Hà Nội thần phục Bắc Kinh. Điều này nuôi dưỡng lòng căm ghét đối với chế độ lẫn Trung Quốc, và ngăn trở hàn gắn vết thương cuộc chiến.
clip_image010
Ảnh bìa báo Time về cuộc chiến biên giới Việt-Trung.
Cuộc chiến Việt-Trung 1979 gây nhiều tổn thất nhân mạng, nhưng vẫn không thể so sánh với những thiệt hại về người và của trong cuộc chiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ (1,5 đến 3 triệu người chết), và chính quyền Mỹ cũng không hề tránh né.
Hoa Kỳ và Việt Nam chủ yếu đã vượt qua cuộc chiến ngày xưa, nhờ những trao đổi thường xuyên, mang đầy tính biểu tượng giữa các cựu chiến binh. Như một bài báo trên The New York Times năm 2015 đã nhấn mạnh, những cựu binh đã đóng vai trò chủ chốt trong công cuộc hòa giải giữa hai cựu thù. Về phía Mỹ, cựu ngoại trưởng John Kerry và thượng nghị sĩ John McCain (cựu chiến binh và tù binh) đã hành động rất nhiều để tái lập và cải thiện quan hệ song phương.
clip_image011
Cựu binh Trung Quốc biểu tình phản đối chính quyền Bắc Kinh.
Ngược lại, không hề có trao đổi chính thức nào giữa các cựu binh Trung Quốc và Việt Nam. Trong bài trả lời phỏng vấn báoThanh Niên, một giảng viên đại học Việt Nam cho biết các nhà nghiên cứu hai nước dự kiến đồng tổ chức một hội nghị về cuộc chiến tranh biên giới. Đối với ông, trao đổi giữa các giảng viên đại học và một cuộc tranh luận mở có thể giúp đôi bên thấu hiểu hơn nguyên nhân, và tránh được những cuộc xung đột khác.
Nhiều nghiên cứu đã được viết ra về cuộc chiến này, nhưng vẫn còn nhiều câu hỏi đặt ra. Làm thế nào hai nước láng giềng anh em mà cách đó vài năm vẫn nói là như những ngón tay của cùng một bàn tay, lại có thể đối đầu với nhau, trong một cuộc chiến tranh được coi là thuộc loại đẫm máu nhất trong thế giới cộng sản?
clip_image012
Trong bối cảnh căng thẳng hiện nay tại Biển Đông, một cuộc đối thoại mang tính xây dựng về các nguyên nhân và hậu quả của cuộc chiến Việt-Trung có thể giúp cả hai bên hiểu rằng, một cuộc chiến đối đầu hiếm khi dẫn đến giải pháp lâu bền cho xung đột.
Nếu Việt Nam và Trung Quốc muốn thực sự xây dựng một quan hệ tốt đẹp và hòa dịu hơn, như nhiều lãnh đạo đôi bên vẫn khẳng định, trước sau gì họ cũng phải đối mặt với quá khứ đau thương. Và nếu sớm hòa giải được với lịch sử, thì quan hệ sẽ bền vững hơn.
(Bài viết của tác giả Xuan Loc Doan đăng trên Asia Times Online ngày 23/02/2017, được Courrier International tuần lễ 9 – 15/03/2017 dịch ra tiếng Pháp. Các ảnh trong bài lấy từ wikipedia và sưu tầm trên internet).
X. L. D.

Trung Quốc và lời nguyền thủy điện trên Mekong

Kỹ sư Phạm Phan Long

clip_image001
Nước được xả từ đập Tam Hợp. Hình của Tân Hoa Xã, 2008.
Ủy hội sông Mekong có 9 dự án thủy điện của Lào và 2 dự án của Cambodia đã được đề nghị xây trên dòng chính. Bốn nước thành viên Thái Lan, Lào, Việt Nam và Cambodia đã ký kết Hiệp Định 1995, theo đó các dự án này phải thông qua thủ tục thông báo, tham vấn và thỏa thuận (PNPCA). Diễn đàn khu vực Ủy Hội Sông Mekong (UHSMK) vừa họp tại Luang Prabang tháng 2, 2017, thảo luận về dự án Pak Beng, cũng như Xayaburi và Don Sahong nên UHSMK sẽ không có sự đồng thuận và 11 dự án lần lượt sẽ được thực hiện bất chấp thủ tục đã ký kết.
Bài tham luận này giải thích tại sao Lào có thể ngang nhiên tiến hành các dự án của họ như vậy. Tài lực và thế lực nào đã chống lưng giúp Lào gạt qua phản đối của Cambodia, Việt Nam bất chấp khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế về các tác động nặng nề cho môi sinh và kinh tế mà dân cư cả lưu vực sẽ phải gánh chịu.
1. Nhận định về Diễn đàn khu vực do UHSMK tổ chức về dự án thủy điện Pak Beng tại Luang Prabang ngày 22 tháng 2, 2017.
Diễn đàn này đã cho các quốc gia thành viên cơ hội thảo luận về các quan ngại với dự án Pak Beng theo thủ tục đàm phán PNPCA của Hiệp Định Mekong 1995. Đây là dự án thủy điện thứ ba trên đất Lào trong tổng số 11 dự án đã được đề nghị trong hạ vực Mekong. Đã có nhiều nghiên cứu đánh gía tác động khoa học của thủy điện, từ viện nghiên cứu của Úc, đại học của Hoa Kỳ và Thái Lan và của Đan Mạch, cùng cho rằng thủy điện sẽ có tác động tiêu cực xuyên biên giới nghiêm trọng, nhưng Lào đã không hoãn lại mà dùng các diễn đàn khu vực như một màn kịch tham vấn cho qua để Lào tiến hành thủy điện nhanh chóng hơn.
2. Các tác động tiêu cực đã diễn ra trên hạ du ra sao? Và những nghiên cứu chiến lược đà thẩm định những thiệt hại nghiêm trọng như thế nào?
Trong những năm qua lưu vực Tonle Sap và Đồng bằng sông Cửu Long đã chết vì khát, vì mặn và nông ngư dân ngày càng cơ cực họ vẫn cứ nghèo. Mekong Delta đã mất 50% phù sa vì các đập ở Vân Nam Trung Quốc và theo các đánh giá khoa học, sẽ mất thêm 25% phù sa nữa từ các dự án thủy điện của Lào và Cambodia. Trước cái chết dần mòn của vựa lúa và tôm cá VN, Trung Quốc và Thái Lan sẽ được hưởng lợi nhiều nhất, trong khi Lào hưởng ít hơn và nghiễm nhiên thành con nợ dài lâu của Thái Lan và Trung Quốc vì họ sẽ đầu tư vào xây đập và bán những thiết bị thủy điện và tổ máy “made in China” để Lào vận hành.
TS Lê Anh Tuấn nhận định: “Cùng với các con đập đang xây dựng, đập Pak Beng sẽ chặt đứt tính liên tục và kết nối của dòng chảy sông Mekong, và đẩy các quốc gia ở hạ nguồn đối mặt với những quan ngại thật sự về nguồn nước, nguồn phù sa, nguồn cá và các nguồn sống của nhiều hệ sinh thái khác. Bên cạnh một loạt công trình thuỷ điện ở phía Vân Nam của Trung Quốc, hoạt động xây đập của Lào sẽ gây bất ổn và hạn chế phát triển – hợp tác cho toàn khu vực Mekong.”
Năm 2010, UHSMK đã có nhận Bản Báo cáo cuối cùng Đánh giá Môi trường Chiến Lược về Thủy Điện Mekong do viện nghiên cứu International Centre for Environmental Management (ICEM) thực hiện với kết luận riêng về kinh tế rằng:
Những tổn thất mà các ngành thủy sản và nông nghiệp phải chịu do ảnh hưởng các đập dòng chính sẽ tăng lớn hơn các lợi ích thực tế của các ngành này. Thủy sản và nông nghiệp, hai ngành kinh tế quan trọng nhất trong hạ lưu Sông Mêkông phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, sẽ chịu thiệt hại 500 triệu USD/năm, bên cạnh các lợi ích từ nghề cá hồ chứa và tưới nước dự kiến đóng góp 30 triệu USD/năm. Một khi, các tác động về kinh tế đến nghề cá ven biển và châu thổ được hiểu cặn kẽ hơn, thì các ước số tổn thất có khả năng tăng đáng kể. Ngay cả khi có các biện pháp giảm thiểu (tác động) đối với các dự án thủy điện trong vùng, các dự án dòng chính hạ lưu Sông Mê-kông vẫn có khả năng làm tăng sự bất bình đẳng (phân phối lợi và thiệt) làm trầm trọng thêm đói nghèo ở các nước hạ lưu Sông Mêkông.
Các nghiên cứu sau đó của đại học Portland University HK (2011) và Mae Fah Luang TL (2105) và viện khoa học Đan Mạch DHI đều bổ túc thêm với kết luận tương tự.
3. Thủ tục PNPCA gồm những bước nào?
PNPCA là một thủ tục cam kết quốc tế, các nước thành viên MRC phải tuân thủ cho mọi dự án trên dòng chính và UHSMK có phận sự tổ chức các diễn đàn khu vực duyệt xét các dự án đó. Thủ tục PNPCA bắt đầu từ bước Thông báo trước (Prior Notification), Tham vấn trước (Prior Consultation) và phải đạt Thỏa thuận (Agreement) mới có phép thi hành. PNPCA có ghi rõ nguyên tắc: “Tham vấn trước không phải là quyền phủ quyết sử dụng nước hoặc là quyền đơn phương sử dụng nước của bất kỳ quốc gia ven sông nào mà không xét đến quyền của các quốc gia ven sông khác.”
4. Lào có các biện pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho dự án nào không?
Dự án Xayaburi, theo thông tin Lào, họ báo có chi thêm $400 triệu USD làm thang cho di ngư trở về thượng nguồn và làm lộ trình cho phù sa chảy xuống. Cố vấn của Lào sẽ phải làm theo yêu cầu dự án của chủ nhân và biện hộ cho dự án. Họ phải tin tưởng và thiết kế, kỹ thuật và điều hành, cho rằng nước sẽ phải chảy vào lúc họ cho, trầm tích phải chuyển theo nơi họ phân bố, cá phải bơi theo luồng họ chỉ đạo, điện phải tải nơi họ cho đi, và tiền họ chia như bài toán lợi nhuận đã tính. Nhưng chưa có tiền lệ nào cho thấy những biện pháp đó có hiệu quả và không có ai phải chịu trách nhiệm và đền bù thiệt hại nếu thiết kế họ không thành công.
Chưa biết hiệu quả thiết kế dự án, theo ông Phạm Tuấn Phan, Giám đốc Văn phòng Thư ký UBSMK, Lào sẽ dùng Xayburi làm “mẫu mực” thiết kế các dự án kế tiếp Don Sahong và Pak Beng. Quyết tâm làm thủy điện của Lào đã hiện rất rõ, chiến lược thủy điện bất chấp hệ quả ra sao, đặt khu vực dưới đe dọa và liều lĩnh của Lào và sẵn sang thách thức lân bang khi sự đã rồi.
5. Việt Nam đã có hành động gì theo PNPCA can ngăn Lào trong UHSMK?
Trong quá trình tham vấn VN đã chính thức phản đối dự án Xayaburi và Don Sahong của Lào với Ủy Ban Liên Hợp (UBLH MRC Joint Committee) cấp thứ trưởng, khi không có đồng thuận như thế UBLH chuyển lên cho cấp bộ chính phủ Hội đồng (MRC Council) giải quyết và cả hai dự đã bế tắc ở đó không có thỏa thuận. Theo PNPCA Việt Nam có thể dùng ngõ ngoại giao để tìm giải pháp với Lào, nhưng không thấy VN đã có hành động ngoại giao nào cả. Nếu ngoại giao không thành, Hiệp Định 1995 cho Việt Nam quyền khiếu kiện Lào qua tòa án hòa giải quốc tế nhưng VN vẫn không thấy có hành động pháp lý này. Chính vì sự liệt kháng của VN như thế nên Lào tiếp tục khai thác triệt để cơ hội khi họ thấy có thể. Do đó dân VN cần đánh thức chính quyền VN dậy, để nhận trách nhiệm quyết liệt bảo vệ tài nguyên môi sinh và quyền lợi dân tộc.
6. Tại sao lưu vực Mekong lại nỗ lực phát triển thủy điện dù tai hại như thế?
Trước nhất cả là do Việt Nam đã thiếu nỗ lực tranh đấu cho quyền lợi dân tộc, bên cạnh là do Thái Lan giật dây và Trung Quốc tạo điều kiện tài chánh, kỹ thuật và chính trị tách Lào và Cambodia cô lập Việt Nam trong khu vực.
TQ đã mù quáng với thủy điện, họ hủy diệt các kho tàng sinh thái thiên nhiên, đảo lộn nếp sống và kế sinh nhai của chính dân tộc Trung Quốc. Thế mà các quốc gia trong lưu vực Mekong nói chung đã sa vào lời nguyền thủy điện, một kỹ thuật đã lỗi thời trên thế giới lấy làm quy họach chiến lược phát triển năng lượng trên toàn khu vực.
Tâm lý gia Abraham Harold Maslow đã nhận xét dí dỏm: “nếu bạn là cái búa, cái gì nhìn cũng như cái đinh” (if all you have is a hammer, everything looks like a nail). Vì thủy điện là sở trường của Trung Quốc, họ đã lập ra một tập đoàn kỹ nghệ thủy điện đại quy mô với gía rẻ. Để tiếp tục nuôi tập đòan kinh tài này, họ buộc phải tìm thêm thị trường khắp thế giới để xuất cảng kỹ thuật, thiết bị và đầu tư số thặng dư ngoại hối, gây ảnh hưởng và củng cố vị trí đại cường.
Kết luận:
Chính phủ Việt Nam hãy lắng nghe ThS Nguyễn Hữu Thiện nhận định sau đây và tranh đấu yêu cầu Lào ngưng tất cả dự án thủy điện tới khi nghiên cứu Council Study hoàn tất và tuân thủ PNPCA đi đến đồng thuận.
1. Việc thiếu phù sa sẽ gây sạt lở nghiêm trọng bờ sông, bờ biển ĐBSCL, việc này sẽ không có biện pháp nào để thích ứng.
2. Việc thiếu phù sa ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, ngay từ bây giờ Việt Nam cần ý thức rằng nguồn phù sa trong tương lai sẽ rất hạn chế và phân bón sẽ không thể thay thế phù sa.
Để duy trì an ninh lương thực trong nước về lâu dài, cần phải giảm canh tác lúa ba vụ một năm như hiện nay vì canh tác lúa ba vụ để xuất khẩu đã và đang làm cạn kiệt nguồn dinh dưỡng trong đất do phù sa bồi đắp trước đây.
3. Về nguồn nước, trong các năm bình thường, các đập này sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng nước và thời gian nước về ĐBSCL, nhưng trong những năm đặc biệt khô hạn thì các đập này sẽ làm tình hình tồi tệ thêm rất nhiều vì các đập có tổng thời gian lưu nước hơn một tháng.
Lào chỉ tôn trọng Viêt Nam khi biết Việt Nam quyết tâm bảo vệ Đồng bằng sông Cửu Long và sẵn sàng mang Lào ra trước tòa hòa giải quốc tế.
Appendix 1. List of existing and proposed Lower Mekong hydropower projects
M/T * Location Capacity (MW) Project Developer Status**
1. Pak Beng M Lao PDR 885 Hong Kong MoU/FS
2. Luang Prabang M Lao PDR 1,410 Vietnam MoU/FS
3. Xayaburi M Lao PDR 1,285 Thailand Under construction
4. Pak Lay M Lao PDR 1,320 China MoU/FS
5. Sanakham M Lao PDR 660 Hong Kong MoU/FS
6. Pak Chom M Lao PDR 1,080 Thailand?
7. Ban Khoum M Lao PDR 1,870 Thailand MoU/FS
8. Lat Sua M Lao PDR 650 Thailand MoU/FS
9. Don Sahong M Lao PDR 240 Malaysia Preliminary work?
10. Stung Treng M Cambodia 980 MoU/FS
11. Sambor M Cambodia 2,600 MoU
(Bài viết của kỹ sư Phạm Phan Long, P.E., thuộc Viet Ecology Foundation, gởi đến VOA ngày 9 tháng Ba, 2017.)
P. P. L.

Trung Quốc kêu gọi dựng "tường thép" quanh Tân Cương

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 10-3 đã thúc giục lực lượng an ninh hãy xây dựng “một bức tường thép vĩ đại” quanh Tân Cương trong bối cảnh những vụ bạo lực đẫm máu ngày càng gia tăng ở khu vực này.

Trung Quốc kêu gọi dựng "tường thép" quanh Tân Cương
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong phiên họp Quốc hội thường niên hôm 10-3. Ảnh: AP
Chính quyền Trung Quốc cho rằng chính các phần tử Hồi giáo cực đoan và li khai phải chịu trách nhiệm cho những vụ đổ máu gần đây tại Tân Cương, khu tự trị phía Tây Trung Quốc.

Trong một phiên họp thường niên của Quốc hội ở Bắc Kinh hôm 10-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đưa ra lời kêu gọi bảo vệ Tân Cương và kêu gọi các quan chức hãy hành động để mang lại “nền hòa bình và ổn định lâu dài” cho vùng đất biên giới này, một nơi không có đường biển với lịch sử bạo lực đẫm máu và gần đây là nơi hay xảy ra những vụ tấn công khủng bố.

Tân Hoa Xã dẫn lời Chủ tịch Tập: “Duy trì sự ổn định ở Tân Cương là một trách nhiệm chính trị”.

Những bình luận trên của Chủ tịch Tập được đưa ra sau một loạt cuộc biểu tình “chống khủng bố”quy mô lớn diễn ra tại Tân Cương, nơi cư trú của người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ, các dân tộc nói tiếng Turk và cả những người Hán nhập cư với số lượng ngày càng gia tăng.

Trong những tuần qua, hàng chục ngàn binh sĩ có vũ trang đã đổ ra đường phố và tuyên bố sẽ tiến hành một cuộc “chiến tranh nhân dân chống khủng bố”. Trong một diễn biến mới đây, lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Tân Cương đã hối thúc các binh sĩ “hãy chôn xác của những kẻ khủng bố trong biển khơi của cuộc chiến tranh nhân dân”.

Thời gian gần đây đã có những dấu hiệu cho thấy Tân Cương đang bước vào thời kỳ siết chặt kiểm soát an ninh. Hồi tháng trước, các quan chức an ninh đã ra lệnh cho cư dân cài đặt các thiết bị định vị GPS vào phương tiện giao thông của họ để cho phép các cơ quan có thẩm quyền theo dõi sự di chuyển của họ một cách thường xuyên.

Trong tuần qua, đã có thông tin rằng những quy định chống cực đoan mới đang được chuẩn bị vào theo đó các nhà chức trách sẽ được trao đặc quyền ứng phó với các nguy cơ đe dọa khủng bố, bao gồm cả quyền được biệt giam các đối tượng “lãnh đạo cực đoan”.

(Người Lao Động)

NGUYỄN THANH CẢNH "CÁO QUAN" HAY BUỘC PHẢI "ĐÁNH BÀI CHUỒN" ĐỂ KHO Ê MẶT CÁI QUY TRÌNH THĂNG QUAN

Chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, từ chủ một doanh nghiệp tư nhân, ông Nguyễn Văn Cảnh được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng HĐND và đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định.

Nguyễn Văn Cảnh, cáo quan về quê, Bình Định
Ông Nguyễn Văn Cảnh khi là đại biểu chuyên trách. Ảnh: Hoàng Anh
Theo yêu cầu của UB Kiểm tra TƯ, Ban thường vụ Tỉnh uỷ Bình Định sẽ có một đợt kiểm điểm về những thiếu sót, khuyết điểm trong công tác cán bộ, trong đó có việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Cảnh - người vừa bất ngờ xin thôi làm ĐBQH chuyên trách của UB Khoa học, công nghệ & môi trường để về quê vì lý do cá nhân.

Qua xác minh, trường hợp ông Nguyễn Văn Cảnh (40 tuổi) thăng tiến nhanh một cách đặc biệt.

Tháng 4/2013, từ một chủ doanh nghiệp tư nhân, ông Cảnh được đặc cách tuyển thẳng vào biên chế, làm tại Văn phòng đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bình Định.

Tháng 7 cùng năm, ông đã được đề bạt làm Phó chánh văn phòng rồi chưa đầy 1 tháng sau được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng HĐND tỉnh và đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định, một chức vụ tương đương giám đốc sở, hưởng lương trách nhiệm 0,9.

Hơn 1 năm sau đó, ông Cảnh được bổ nhiệm làm ủy viên thường trực UB Khoa học, công nghệ & môi trường của QH.

Đáng nói, để tạo điều kiện cho ông Cảnh thăng tiến, Tỉnh uỷ Bình Định đã hết sức ưu ái khi cùng lúc vừa làm thủ tục bổ sung quy hoạch vừa ra chủ trương bổ nhiệm ông Cảnh, trái với quy định về công tác cán bộ.

Trả lời VTV tối nay, ông Nguyễn Thanh Bình, Phó vụ trưởng Vụ Tổng hợp cán bộ, Ban Tổ chức TƯ cho biết: "Theo đánh giá, đây là trường hợp thăng tiến nhanh chưa từng có tại Bình Định. Trong khi theo đúng quy định, để quy hoạch lần đầu cần tới 14 bước".

Ông Vũ Minh Hoàng thông thạo nhiều ngoại ngữ nên được nhờ phiên dịch. Rất khó kiếm được người trẻ, nhanh, giỏi như ông.

M.Anh

(VNN)

HỌC GIẢ TRUNG QUÔC VIẾT: HỒ CHÍ MINH NÓI NĂM 1946:TÔI THÀ NGỬI CỨT PHÁP TRONG TRĂM NĂM CÒN HƠN ĂN CỨT TÀU CẢ CUỘC ĐỜI

Quan hệ Việt-Trung qua con mắt một học giả

 

Trung Quốc

Print Friendly
Nguồn: Xie Tao, “China and Vietnam: Thoughts From a Chinese Sojourner in Ho Chi Minh City,” The Diplomat, 02/03/2017.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng
Đầu tháng 2 năm nay, tôi có chuyến thăm thứ hai đến Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Khác với chuyến thăm lần đầu cách đây bốn năm, lần này tôi quyết định dành phần lớn thời gian trong năm ngày ở đây để khám phá các bảo tàng trong thành phố. Ở Việt Nam lúc này là mùa khô, và các bảo tàng sẽ cung cấp một nơi trú ẩn dễ chịu trước cái nóng hầm hập trên đường phố. Vả lại, con trai tôi mới bốn tuổi trong chuyến thăm đầu, và tôi nghĩ lớn thêm bốn năm là đủ cho nó học được chút gì đó từ các bảo tàng về lịch sử và văn hóa của một đất nước mà nó đã đến thăm hai lần.
Quan trọng hơn, là một nhà khoa học chính trị, tôi hy vọng chúng sẽ giúp tôi tìm hiểu xem Việt Nam nhìn nhận như thế nào về mối quan hệ với Trung Quốc. Với vai trò hết sức quan trọng của các bảo tàng – cũng như bản đồ và các cuộc điều tra dân số – trong quá trình hình thành bản sắc quốc gia, như Benedict Anderson đã thảo luận sâu rộng trong cuốn sách được đánh giá cao The Imagined Communities của ông, tôi chắc chắn câu chuyện của chính phủ Việt Nam về mối quan hệ song phương sẽ khác câu chuyện của chính phủ Trung Quốc, nhưng tôi không biết chính xác thì khác như thế nào.
Sáng ngày thứ hai, tôi đến Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh. Tôi đã nghe những người từng đến thăm bảo tàng nói đây là nơi dành riêng cho cuộc chiến giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi cũng biết rằng Trung Quốc đã cung cấp một lượng lớn viện trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến, mặc dù Bắc Kinh chưa bao giờ tiết lộ con số chính xác. Một nguồn tin của Trung Quốc ước tính con số này rơi vào khoảng 20 tỷ USD (tính theo cơ sở giá trong những năm 1970). Hơn nữa, Bắc Kinh cũng gửi 300.000 nhân viên quân sự qua biên giới trong giai đoạn từ năm 1965 đến năm 1968, theo một nguồn tin khác. Bởi vậy mà trước khi đến bảo tàng, tôi đã nghĩ sẽ có ít nhất một hai hiện vật để ghi nhận sự giúp đỡ hào phóng mà Trung Quốc dành cho Việt Nam.
Tầng trệt của bảo tàng là một bộ sưu tập ảnh và áp phích. Các bức ảnh cho thấy các cuộc tập hợp, diễu hành, biểu tình phản đối chiến tranh trên khắp thế giới (và cả ở Mỹ), trong khi các tấm áp phích dùng từ ngữ và hình ảnh để truyền tải sự ủng hộ của quốc tế dành cho Việt Nam và phản đối Hoa Kỳ. Đến cuối bộ sưu tập tôi gặp ba bức ảnh. Bức thứ nhất chụp cảnh Mao Trạch Đông bắt tay với Hồ Chí Minh. Bức thứ hai chụp hai quả khinh khí cầu treo hai dải băng rôn dài – một ghi “Mao chủ tịch muôn năm” và một ghi “Hồ chủ tịch muôn năm” – trên quảng trường Thiên An Môn đông đúc ở Bắc Kinh. Bức thứ ba chụp cảnh Mao đón tiếp một phái đoàn Việt Nam. Hóa ra chỉ có ba bức ảnh này trong bảo tàng cao ba tầng gợi ý sự thừa nhận và biết ơn của Việt Nam đối với sự trợ giúp của Trung Quốc trong Chiến tranh Việt Nam.
Chiều ngày thứ tư, tôi đến thăm Bảo tàng Lịch sử. Sau khi nhanh chóng đi qua hai gian trưng bày đầu tiên, có các hiện vật và trang phục truyền thống, tôi đến lối vào gian trưng bày thứ ba. Ở đầu lối vào là một tấm bảng ghi “Bắc thuộc – Đấu tranh giành độc lập.” Gian trưng bày thứ ba này có khoảng hai chục tấm áp phích và bản đồ phục dựng. Tôi đặc biệt thấy cuốn hút trước một tấm áp phích, ghi (nguyên văn) như sau:
Sau khi An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà (179 TCN), Việt Nam bị các triều đại phong kiến Trung Quốc cai trị, bóc lột, và đồng hóa. Trong hơn 1.000 năm, người Việt Nam đã cố gắng hết sức để gìn giữ văn hóa truyền thống, ngôn ngữ dân tộc, tiếp nhận và Việt hóa các yếu tố văn hóa Hán; đồng thời tổ chức hơn 100 cuộc nổi dậy chống lại những kẻ xâm lăng để giành chủ quyền với cuộc nổi dậy đầu tiên là của Hai Bà Trưng (40–43 CN). Năm 938, Ngô Quyền đánh đuổi hoàn toàn quân Trung Quốc xâm lược trên sông Bạch Đằng lịch sử, bắt đầu kỷ nguyên tự do và độc lập cho người Việt Nam.
Sau tấm áp phích là một chuỗi các bản đồ phục dựng, thể hiện không chỉ các tuyến đường của “quân Trung Quốc xâm lược” liên tiếp, mà còn cả vị trí của các cuộc kháng chiến. Một tấm bản đồ mô tả “các cuộc nổi dậy tiêu biểu chống quân xâm lược phương Bắc (thế kỷ 1–10).” Một tấm thể hiện “chiến thắng của quân đội Đại Việt trước quân Tống xâm lược (1076–1077).” Tấm bản đồ thứ ba cho thấy “cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418–1427).” Đến khi bước ra khỏi lối vào, tôi đã có một cái nhìn rõ ràng về cách mà Trung Quốc từng – và có lẽ là vẫn – được nhìn nhận bởi người láng giềng phương Nam.
Đến tối về lại phòng khách sạn, tôi cố gắng lý giải những gì mình đã thấy trong Bảo tàng Lịch sử. Tình cờ tôi có mang theo một cuốn sách du lịch của Lonely Planet năm 2014 về Việt Nam, nên tôi bắt đầu đọc phần giới thiệu ngắn gọn về lịch sử đất nước. Rồi tôi thấy một mục có tiêu đề “China Bites Back” (Trung Quốc nổi giận), viết như sau:
Trung Quốc một lần nữa nắm quyền kiểm soát ở Việt Nam vào đầu thế kỷ 15, đem văn khố quốc gia và một số trí thức của đất nước về Nam Kinh [kinh đô nhà Minh] – một tổn thất có tác động lâu dài lên nền văn minh Việt Nam. Sưu cao thuế nặng và lao động khổ sai cũng là điển hình của thời kỳ này. Nhà thơ Nguyễn Trãi (1380–1442) viết về giai đoạn này: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.”
Thành thật mà nói, tôi đã không hề chuẩn bị tinh thần để đón nhận một đoạn thơ như thế. Quả thật, với tôi, nó nghe cũng giống như một đoạn thơ lên án quân Nhật Bản xâm lược Trung Quốc nếu tác giả không được nêu tên. Tôi thực sự choáng váng trước mức độ oán hận trong hai dòng thơ này. Chắc chắn là tôi nhận thức được rất rõ rằng hai đất nước đã trải qua một mối quan hệ nhiều rắc rối kể từ cuối những năm 1970: một cuộc đụng độ biên giới năm 1979, các cuộc đụng độ trên biển vào cuối những năm 1980, và căng thẳng trên các đảo tranh chấp ở Biển Đông kể từ năm 2010. Nhưng tôi không biết sự thù địch của Việt Nam với Trung Quốc lại sâu đậm và mạnh mẽ như thế. Như một “bách niên quốc sỉ” đã trở thành một phần không thể tách rời trong ký ức tập thể của người Trung Quốc, “ngàn năm Bắc thuộc” cũng phát triển thành một thành tố cốt lõi trong bản sắc dân tộc của người Việt Nam, bất kể ký ức của người Trung Quốc thay đổi như thế nào, hay bản sắc Việt Nam là do tự phát triển hay được hình thành một cách nhân tạo.
Bỏ cuốn Lonely Planet xuống, tôi cố gắng lý giải mối quan hệ Việt-Trung. Bỗng nhiên tôi nhớ ra một đoạn trích thường được [một số học giả phương Tây] cho là của Hồ Chí Minh, vị cha già của Việt Nam hiện đại. Ông Hồ được cho là đã nói như sau vào năm 1946, ít lâu sau khi ông đồng ý cho phép quân đội Pháp trở lại Việt Nam:
Các anh thật thiển cận! Các anh không nhận ra Trung Quốc ở lại nghĩa là thế nào sao? Các anh không nhớ lịch sử của mình sao? Lần cuối đến đây, họ đã ở lại một ngàn năm. Pháp là người ngoài. Họ yếu. Chủ nghĩa thực dân sắp chết. Người da trắng đã tận số ở châu Á. Nhưng nếu ở lại bây giờ thì người Trung Quốc sẽ không bao giờ rời đi. Còn tôi, tôi thà ngửi cứt Pháp trong năm năm tới còn hơn ăn cứt Tàu cả cuộc đời.
Sự tha thứ nhanh chóng của Hồ Chí Minh đối với thực dân Pháp góp phần giải thích thái độ rộng lượng dễ thấy của người Việt đối với người Mỹ. Một vật trưng bày trong Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh nói rằng 3 triệu người Việt (trong đó có 2 triệu dân thường) đã bị giết, 2 triệu người bị thương, cộng thêm 300.000 người mất tích trong cuộc chiến chống Mỹ. Bên cạnh tổn thất kinh hoàng về người còn có tổn hại to lớn mà chất độc da cam gây ra cho cả môi trường địa phương và người dân sống ở đó. Rất có thể những hành động ô nhục và tội ác mà người Mỹ gây ra trong khoảng mười năm còn tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà Trung Quốc đã gây ra (cho Việt Nam) trong hơn một ngàn năm. Vậy mà người Việt Nam vẫn có vẻ nhanh chóng vượt qua được sự tàn ác của Mỹ.
Quá khứ có thể cho chúng ta biết gì về tương lai của mối quan hệ Việt-Trung? Một bài học có vẻ đúng: Các lực lượng ly tâm của chủ nghĩa dân tộc mạnh hơn rất nhiều so với các lực lượng hướng tâm của chủ nghĩa cộng sản. Cũng như Mao cuối cùng đã cắt đứt với Stalin, cuối cùng Hồ Chí Minh cũng quay lưng lại với Mao. Cào vỏ bọc một người cộng sản, rồi ta sẽ thấy không sâu bên dưới lớp da là một nhà dân tộc chủ nghĩa. Chừng nào những ký ức về “ngàn năm Bắc thuộc” còn tươi mới trong ý thức tập thể của người Việt, hứa hẹn của Bắc Kinh về sự trỗi dậy hòa bình sẽ còn không đáng tin, và những căng thẳng tiếp diễn ở Biển Đông chỉ khiến hứa hẹn đó thêm phần đáng ngờ. Hà Nội sẽ tiếp tục tìm kiếm sự ủng hộ từ những bên thứ ba để chuẩn bị nghênh đón sự trỗi dậy không hòa bình của Trung Quốc.
Với những suy nghĩ này, tôi chuẩn bị cho điểm dừng tiếp theo: Yangon, Myanmar.
Xie Tao (Tạ Thao), giáo sư ngành khoa học chính trị tại Trường Anh ngữ và Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh, là tác giả cuốn U.S.-China Relations: China Policy on Capitol Hill (Routledge, 2009). Bài viết thể hiện quan điểm của riêng tác giả.
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/03/13/quan-he-viet-trung-hoc-gia-trung-quoc/#sthash.S5NN8L5l.dpuf

Chủ Nhật, 12 tháng 3, 2017

Đáng ngờ: Ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng tuyên bố cho Việt Nam vay không cần bảo lãnh

Chủ tịch AIIB - ông Jin LiQun khẳng định, AIIB sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động đầu tư cho khu vực tư nhân cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng mà không cần bảo lãnh Chính phủ nhằm giảm áp lực nợ công trong bối cảnh Việt Nam sắp "tốt nghiệp" nguồn vốn vay ưu đãi.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà khẳng định, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là hạn chế vay thương mại nước ngoài huy động cho ngân sách.
Thứ trưởng Trần Xuân Hà khẳng định, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là hạn chế vay thương mại nước ngoài huy động cho ngân sách.
Thông tin từ Bộ Tài chính cho biết, ông Jin LiQun - Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) - một định chế do Trung Quốc khởi xướng mới đây đã cùng đoàn công tác của AIIB đến làm việc với Bộ Tài chính.

Tại buổi tiếp, Thứ trưởng Trần Xuân Hà đã cập nhật về tình hình kinh tế vĩ mô, cho biết, trong những năm qua, tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam đạt ở mức ổn định, tỷ lệ lạm phát được kiểm soát, các chỉ tiêu kinh tế cơ bản đạt được theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định, đặc biệt về hệ thống cơ sở hạ tầng ở những vùng sâu, vùng xa còn nhiều yếu kém, cơ cấu sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao, chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục còn chưa cao, bên cạnh đó còn chịu nhiều tác động bởi biến đổi khí hậu, thiên tai.

Vì vậy, Chính phủ Việt Nam mong muốn phát triển nền kinh tế nhanh nhưng phải ổn định, bền vững. Đầu tư cơ sở hạ tầng vẫn là lĩnh vực ưu tiên phát triển, bên cạnh đó làm tốt công tác giảm nghèo bền vững, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, nâng cao chất lượng dịch vụ công, tiếp tục tạo điều kiện, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển sản xuất.

Thứ trưởng Trần Xuân Hà cho rằng: Để đạt được các mục tiêu đề ra, ngoài nguồn lực từ ngân sách thì cần phải huy động nguồn vốn vay trong nước (thông qua phát hành Trái phiếu Chính phủ) và các tổ chức tài chính quốc tế.

Trong thời gian tới, Việt Nam có chủ trương tiếp tục huy động nguồn vốn để đầu tư phát triển, bên cạnh nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) thì nguồn vốn từ các định chế tài chính khác, trong đó có AIIB là rất quan trọng.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch AIIB - ông Jin LiQun đánh giá cao sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian qua. Theo ông, Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng nhanh trong thời gian tới.

Tuy nhiên, ông Jin LiQun cho rằng, việc tăng trưởng nhanh sẽ kéo theo nhiều hệ lụy không mong muốn như tắc đường, ô nhiễm môi trường, hạ tầng không đáp ứng… Chủ tịch AIIB tin tưởng Chính phủ Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực để giải quyết những hệ quả của sự tăng trưởng nhanh này trong thời gian tới.

Chia sẻ về nguồn vốn vay để đầu tư phát triển, ông Jin LiQun nhấn mạnh, Chính phủ Việt Nam phải sẵn sàng cho một chu kỳ tăng trưởng mới. Bởi, sắp tới các tổ chức tài chính như WB, ADB sẽ đưa Việt Nam tốt nghiệp nguồn vốn vay ưu đãi, vì vậy thời gian tới Việt Nam cần dựa nhiều vào nguồn vốn vay mềm như OCR, IBRB với điều kiện lãi suất không thể tốt như ODA.

Chủ tịch Jin LiQun khẳng định: AIIB sẵn sàng hỗ trợ các hoạt động đầu tư cho khu vực tư nhân cũng như đầu tư cơ sở hạ tầng mà không cần bảo lãnh Chính phủ nhằm giảm áp lực nợ công.

Tuy nhiên, Chủ tịch AIIB đề nghị, Chính phủ Việt Nam tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô cũng như duy trì đà tăng trưởng. AIIB cam kết sẽ là đối tác chiến lược và đồng hành với sự phát triển của Việt Nam trong thời gian tới.
Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Trần Xuân Hà khẳng định, quan điểm của Chính phủ Việt Nam là hạn chế vay thương mại nước ngoài huy động cho ngân sách. Chính phủ Việt Nam sẽ nghiên cứu quy trình thủ tục vay vốn của AIIB đồng thời cũng tìm hiểu thêm kinh nghiệm của các nước trong khu vực đã tiếp cận vốn vay của AIIB. Thứ trưởng đề nghị hai bên sẽ tiếp tục phối hợp để lựa chọn những dự án có hiệu quả, có khả năng hoàn vốn để triển khai đầu tư trong tương lai.

Bích Diệp
(Dân trí)

Thứ Bảy, 11 tháng 3, 2017

Thanh lý xe công: Tù mù và lách luật?

authorThanh Xuân Thứ Sáu, ngày 10/03/2017 16:01 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Theo quy định, tài sản có giá trị trên 50 triệu mới phải đăng báo công khai khi thanh lý. Đây là nguyên nhân được nhiều chuyên gia lý giải cho việc vì sao người dân hầu như không đọc được thông tin đấu giá thanh lý xe ô tô cũ của các cơ quan nhà nước.

   
 thanh ly xe cong: tu mu va lach luat? hinh anh 1
Vì sao hầu hết người dân không tìm thấy thông tin thanh lý xe ô tô cũ?



Nhiều cơ sở để định giá ô tô
Trong vai một đơn vị cần định giá ô tô để bán, phóng viên tìm đến một số doanh nghiệp chuyên định giá ô tô và tài sản trong sáng ngày 10.3 đã ghi nhận được rất nhiều thông tin về các câu chuyện định giá ở các đơn vị này.
Chị Nguyễn Thị T là nhân viên kinh doanh của một công ty định giá tại quận Thanh Xuân (Hà Nội) cho biết: “Hầu như các đơn vị tìm đến chúng tôi định giá ô tô đều nhờ “làm giá” dưới 50 triệu để không phải công bố trên các phương tiện truyền thông. Vừa rồi, bên tôi cũng làm định giá 2 xe cho một đơn vị Nhà nước ở Thanh Xuân (Hà Nội) cũng nhờ chúng tôi định giá dưới 50 triệu”, chị T cho biết.
Theo chị Nguyễn Thị T, việc định giá của các đơn vị chuyên định giá như chị T thì thường dựa vào các yếu tố như: Thứ nhất là sẽ dựa vào tình hình khảo sát cũng như thông số của hiện trạng xe cũ; Việc xem một số thông số xe cũ cơ bản có thể vào tra cứu trên hệ thống của Cục Đăng kiểm như nhãn hiệu, số khung, số máy, lần cuối đăng kiểm đã thực hiện…
Còn ông Nguyễn Quang Hùng – Tổng giam đốc Công ty Cổ phần Tài chính Vicy Việt Nam là đơn vị chuyên thẩm định giá cho biết: “Thường xe của Nhà nước sử dụng đã có giá của hãng rồi. Đối với xe cũ, muốn bán phải thẩm định giá chất lượng từng xe và phải thu gom về một đầu mối mới thẩm định được”. Theo ông Hùng, nếu định giá thì tùy từng loại xe, có xe cũ vẫn có giá 200 – 300 triệu nhưng cũng có xe chỉ vài chục triệu đồng. Riêng xe ô tô con thì ít khi bán sắt vụn vì dòng xe này không có niên hạn, chỉ xe 12 chỗ trở lên mới có niên hạn. Tức là xe con thì chẳng mấy khi bán sắt vụn vì vẫn sử dụng được, trừ giả quá đát. Ông Hùng cũng cho biết thực trang hiện nay, các đơn vị thẩm định giá bây giờ mọc lên như “nấm” nên cạnh tranh cũng rất “mệt mỏi”.
Trao đổi với Dân Việt, kỹ sư Lê Văn Tạch (Công ty Toyota Việt Nam) cho biết: Để đánh giá xe cũ cần dựa trên cơ sở giá hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình. Cụ thể, giá xe cũ phụ thuộc chính vào chất lượng còn lại của xe (hao mòn hữu hình), chính sách điều chỉnh thuế (hao mòn vô hình) và sự lạc hậu về công nghệ so với xe mới.
Về chất lượng còn lại của xe thì rất khó để đánh giá một cách chính xác. Nó phụ thuộc vào thời gian đã vận hành (thể hiện ở số Km), cách thức sử dụng và bảo quản, các tổn hại do các vụ tai nạn... Những cái này thì thường không được người bán chia sẻ đầy đủ! Ngay cả số Km cũng có thể điều bị chỉnh theo ta muốn của người bán.
Do vậy, cách tính hao mòn hữu hình là xe bị giảm khoảng 10% giá trị còn lại sau mỗi năm sử dụng. Ví dụ, xe một tỷ đồng thì sau hai năm chỉ còn khoảng 810 triệu đồng. Với xe chạy taxi thì mức độ giảm có thể nhiều hơn rất nhiều. Nhưng với những xe ít sử dụng thì độ giảm có thể thấp hơn.
Giá trị dưới 50 triệu không phải công bố
Trước đó, trao đổi với Dân Việt, chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng, xe cũ thanh lý mà giá chỉ có hơn 40 triệu là "giá  quá bèo". Mức giá này chỉ bằng giá bán sắt vụn nhưng chẳng nhẽ xe công khi thanh lý tất cả đều như sắt vụn hết hay sao? Trong khi, trước đó các cán bộ đi xe không cũng không phải là những xe ít tiền. “Có người hỏi tôi việc đấu thầu xe cũ vừa qua liệu có công khai minh bạch không? Tôi chưa có đủ thông tin để trả lời nhưng nguồn tin nói với tôi rằng, xe được bán với giá hơn 40 triệu đó thì ra ngoài thị trường có khi bán được giá lên tới 200 triệu”, ông Doanh nói.

Như vậy, để định giá xe cũ cũng rất phức tạp nhưng không phải là không có cơ sở. Trước đó, tại buổi họp báo của Bộ Tài chính, ông Trần Đức Thắng - Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) cho biết,  trong số hơn 1.100 xe đã thanh lý, trong đó có hơn 760 xe đã được báo cáo nộp tiền vào ngân sách Nhà nước. Giá thanh lý trung bình là 46,2 triệu đồng/xe.. Cũng theo ông Thắng, các địa phương và bộ, ngành vẫn chưa báo cáo hết lượng ô tô dư. Số xe này khoảng hơn 2.000 chiếc và phải tiếp tục thanh lý. Cũng theo Báo cáo của cục Quản lý công sản còn cho biết không phải xe nào cũng bán được với hàng chục triệu đồng. Thậm chí, có xe chỉ mang về 6 triệu đồng vì chiếc xe không còn chạy được.
Hiện nay, theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước do Quốc hội ban hành, tài sản nhà nước được thanh lý trong trường hợp hết hạn sử dụng hoặc bị hư hỏng không thể sử dụng được và việc sửa chữa không có hiệu quả. Lô xe công đã được thanh lý đều là tài sản đã quá thời hạn khấu hao (15 năm).
Theo quy định, việc thanh lý xe công đều phải tuân thủ Nghị định 52 của Chính phủ. Quy trình đấu giá tài sản công đều trải qua 4 bước: Định giá; Công báo thông tin; Lập hồ sơ; Tổ chức đấu giá. Các khâu này đều có sự giám sát của Hội đồng gồm đại diện cơ quan tài chính, tư pháp,...Mấu chốt là nằm ở chỗ,  ngay từ khâu định giá trước khi lập hồ sơ để tổ chức đấu giá, các xe cũ thông thường đều được “hợp thức hóa” để có giá dưới 50 triệu đồng vì với mức giá đó, thông tin đấu giá không bắt buộc phải công khai trên báo giấy, truyền hình hay trang tin điện tử (theo điều 57 Luật Đấu giá tài sản).
Câu hỏi được dư luận đặt ra trong những ngày qua là việc thành lý xe công ngoài mục đích bán đi tài sản đã cũ nhưng vẫn phải đảm bảo công khai, minh bạch và đạt được mức giá tốt nhất theo giá thị trường để thu về tài sản cho ngân sách nhà nước hiện nay đã được kiểm soát chặt hay chưa? Từ câu chuyện của thanh lý ô tô mở rộng ra là nhiều tài sản công khác, việc thanh lý từ trước tới nay đơn vị này sẽ chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thất thoát tài sản của Nhà nước.