Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

6 loại người không thể chữa trị cho dù có gặp được Thần y

Biển Thước là một vị danh y nổi tiếng của Trung Hoa xưa, ông được người đời mệnh danh là “thần y”. Cứu người từ cõi chết trở về, nhìn thấu thân thể mà thấy được cả bệnh sẽ phát trong tương lai… không bệnh gì là ông không chữa được. Tuy nhiên, Biển Thước từng nói có 6 kiểu bệnh nhân không thể chữa trị được.
Trong “Sử ký” có nhiều ghi chép về danh y nổi tiếng Biển Thước. Khi ông đã nổi danh trong thiên hạ, đi đến đâu có bệnh nghiêm trọng, thì ông đều có thể chữa khỏi tất cả các bệnh nơi đó, ông đã chữa thì không bệnh gì là không khỏi.
Ví dụ, khi đi qua Hàm Đan, đây là vùng đất rất coi trọng nữ giới, cũng đặc biệt chú trọng các loại bệnh về phụ khoa, vậy là ông biến thành một đại phu điều trị phụ khoa tài giỏi. Khi ông qua Lạc Dương, là vùng đất tôn trọng hiếu kính người già, các loại bệnh của người già như điếc tai, mắt mờ, lão hóa… ông đều có thể điều trị khỏi và trở thành đại phu chuyên điều trị bệnh của người già. Đến Hàm Dương, là vùng đất rất yêu thương coi trọng trẻ nhỏ, ông lại trở thành đại phu chuyên trị các bệnh về nhi khoa. Ông cũng nổi tiếng với câu chuyện dùng thuật châm cứu để cứu thái tử nước Quắc sống lại sau khi đã chết nửa ngày.
Vậy nhưng có 6 kiểu người lại không thể cứu được, cho dù là gặp thần y, đó là:
  1. Kiêu ngạo
Xấc xược không cần biết lý do chính là kiêu ngạo, căn bản loại người này sẽ không nói lý lẽ, kiểu bệnh nhân không nói lý lẽ này không thể chữa trị được
2.Xem trọng tiền tài mà xem nhẹ bản thân
Đối với thân thể của chính mình cũng không quan tâm mà lại cực kỳ chú trọng đến tài sản, đồ của mình không lấy ra dùng, cũng không chịu tiêu tiền – kiểu người hà tiện này nếu có bệnh thì rất khó chữa.
  1. Không nghe lời khuyên
Kiểu “bệnh” này hiện nay chúng ta rất thường gặp, chính là kiểu mà bảo họ mặc thêm quần áo họ không mặc thêm; bảo đừng ăn đồ nhiều dầu mỡ quá thì cứ ăn dầu mỡ; bảo ăn ít thịt động vật thì lại ăn nhiều thịt mỡ; bảo đừng ăn đồ lạnh thì cũng chẳng chịu nghe. Không chịu ăn những thứ nên ăn hoặc không chịu hạn chế ăn những thứ không nên ăn theo lời dặn dò của thầy thuốc. Kiểu người này cũng không trị được.
  1. Âm dương hỗn loạn
Khí tạng không ổn định chính là âm dương của họ đã bị rối loạn, có dương mà lại có âm, nhưng âm dương lại loạn lung tung. Những người này khí huyết lục phủ ngũ tạng không ổn định nên cũng không chữa được bệnh của họ.
  1. Thể chất hư nhược
Là những người thể chất rất yếu ớt, không uống được thuốc nên cũng không chữa được.
  1. Tin vào thầy mo
Ngày nay có rất nhiều người như vậy, chính là thà tin vào những thầy mo chứ không tin vào y học, tin vào lời nói của những bà đồng trong miếu, cho rằng vẽ bùa là có thể chữa được bệnh. Kiểu người thà tin vào tà thuật chứ không muốn tin vào lý lẽ y học của thầy thuốc chân chính thì cũng không thể chữa được.
Biển Thước là danh y nổi tiếng thời cổ đại. Khi còn nhỏ, ông theo học lương y Trường Tang Quân và đã được truyền nhiều y thuật bí truyền, ông am hiểu rất nhiều loại bệnh. Vào thời nhà Triệu làm phụ khoa, thời nhà Chu làm khoa ngũ quan, đời nhà Tần làm nhi khoa, ông đều nổi danh thiên hạ.
Biển Thước đã đặt ra phương pháp chẩn đoán bệnh bằng cách bắt mạch, khởi đầu cho cách chẩn đoán này của y học Trung Hoa. Tương truyền, quyển sách y cổ nổi tiếng “Nạn kinh” (hay “Nan kinh”) là ghi chép của Biển Thước.
An Khang

Cuộc sống vốn không có phiền não, đau khổ, vì sao bạn cảm thấy phiền não, khổ đau?

Cuộc sống nguyên vốn không có phiền não, sau khi ngọn lửa dục vọng được nhóm lên rồi, những điều phiền não sẽ đến gõ cửa lòng bạn.
Trước đây, có một ông nhà giàu gia tài ức vạn, nhưng mỗi ngày những chuyện khiến ông phiền não cũng nhiều như số tài sản ông ta có được.
Hàng xóm sát vách của ông nhà giàu là hai vợ chồng xay đậu phụ. Từng có câu ngạn ngữ rằng, ba nghề nghiệt ngã nhất trong đời, chính là làm nghề nguội, chống thuyền, xay đậu phụ. Nhưng hai vợ chồng xay đậu phụ này lại cảm thấy được niềm vui ở trong đó, hàng ngày tiếng ca hát, tiếng cười nói, tiếng nô đùa từ sáng đến tối không ngừng truyền đến ông nhà giàu.
Bà vợ của ông nhà giàu hỏi chồng: “Chúng ta có nhiều tiền như vậy, nhưng không hiểu sao lại không được vui vẻ như hai vợ chồng xay đậu phụ nhà hàng xóm nhỉ?“.
Ông nhà giàu nói: “Điều này có gì khó đâu, tôi sẽ để cho họ ngày mai có cười cũng không cười được nữa“.
Đến đêm khuya, ông nhà giàu cách bức tường liệng một thỏi vàng ròng sang phía bên sân nhà hàng xóm. Ngày hôm sau, hai vợ chồng xay đậu phụ quả nhiên im lặng không chút động tĩnh gì. Thì ra hai vợ chồng này đều đang tính kế! Sau khi họ nhặt được thỏi vàng ròng “từ trời rơi xuống”, cảm thấy mình đã phát tài rồi, cái việc xay đậu phụ vừa khổ vừa mệt này từ nay không cần phải làm nữa. Nhưng mà, nếu như làm ăn, chẳng may thua lỗ thì phải làm sao; còn nếu không làm ăn, thì thể nào cũng có ngày ngồi không núi vàng ăn cũng hết.
Trong lòng người chồng còn nghĩ, nếu như việc làm ăn làm được lớn rồi, là nên cưới thêm cô vợ bé trẻ đẹp hay là nên thôi bà vợ thô kệch hiện nay; người vợ thì đang nghĩ, sớm đã biết có thể phát tài, thì lúc đầu đã không nên gả cho cái gã xay đậu phụ đáng ghét này. Suy đi nghĩ lại, hai vợ chồng mới ngày hôm qua còn vui vẻ hạnh phúc biết bao, giờ đây ai cũng không còn có tâm trạng để nói cười nữa, nỗi buồn phiền đã bắt đầu xâm chiếm hết tâm tư của họ.
(Ảnh minh họa)
Điều càng khiến cho hai vợ chồng đau khổ hơn nữa là, tại sao ông trời lại không rơi xuống thêm mấy thỏi vàng nữa, như vậy mọi suy tính trong đầu cũng đều được như ý nguyện rồi?
Cuộc sống nguyên vốn không có phiền não, sau khi ngọn lửa dục vọng được đốt lên, phiền não sẽ lần lượt kéo đến gõ cửa lòng bạn.
Cuộc sống nguyên vốn không có đau khổ, nhưng khi bạn bắt đầu suy tính thiệt hơn, lòng tham trổi dậy, đau khổ sẽ lần lượt kéo đến quấn chặt lấy thân bạn.
Tiểu Thiện









4 loại trí tuệ lớn lưu truyền ngàn năm giúp bạn đối mặt với những chuyện không như ý

Những chuyện không được như ý trong đời người ta thường chiếm đến tám chín phần, chúng ta phải đối mặt như thế nào đây? Bốn trí tuệ lớn làm nên một cuộc đời huy hoàng, giúp con người ta vượt qua mọi trắc trở gian nan. Khi bạn đọc xong bài viết này, nhắm mắt nghiền ngẫm, có lẽ bạn sẽ tìm được câu trả lời cho riêng mình…
1. Đừng quên nguyện thuở ban đầu
Trong “Kinh Hoa Nghiêm” có câu: “Bất vong sơ tâm, phương đắc thủy chung” (Tạm hiểu là: Không quên nguyện ban đầu, mới có thể vẹn toàn trước sau), ý là nói chỉ có giữ vững và tin tưởng vững chắc vào thệ nguyện ban đầu của mình, thế thì mới có thể thành tựu ước mơ, công đức tròn đầy. Tâm niệm ban đầu chỉ rõ phương hướng cho ta cố gắng, cung cấp động lực cho ta vươn lên, càng nhắc nhở chúng ta những lúc do dự mất phương hướng đừng quên con đường ta đi lúc đầu, đừng quên vì sao ta xuất phát, đừng để “cảnh đẹp ven đường khiến ta lạc mất hướng đi”. Chỉ cần ta kiên định với tâm niệm ban đầu, cuối cùng sẽ có thể thành công.
2. Đại đạo chí giản
Đại đạo chí giản là một câu nói thường được dùng trong Đạo gia có nghĩa là: đạo lý vĩ đại thường vô cùng đơn giản, nói một câu liền có thể hiểu ngay.
Trong cuộc đời này, khi gặp phải những chuyện phức tạp đầu tiên chúng ta nên phải bình tĩnh, loại bỏ tất cả những vướng mắc và tạp niệm không cần thiết, học cách nhìn thấu bản chất và quy luật phát triển của vạn vật thông qua những biểu hiện bề ngoài. Luyện thành một đôi mắt trí huệ sẽ thấy mọi thứ thực ra đều rất đơn giản, áp lực sẽ được giảm bớt, đau khổ cũng sẽ không còn.
tinh-taiCon người ta khi sống, không cần thiết chuyện gì cũng phải làm cho rõ ràng. Nước quá trong thì không có cá, người nhìn thấu người khác quá rõ ràng thì không có ai theo. Tranh luận với người nhà, tranh thắng rồi, tình thân không còn nữa; tranh luận với người yêu, tranh thắng rồi, tình cảm cũng nhạt đi; tranh luận với bạn bè, tranh thắng rồi, tình nghĩa không còn. Tranh là tranh lý, luận là luận tình, nhưng tổn thương lại là chính mình.
3. Lòng bao dung to lớn
Một người có tâm rộng bao nhiêu, trời đất sẽ rộng lớn bấy nhiêu. Mọi chuyện, nên xem nhẹ một chút, nhìn thoáng một chút, nhìn xa một chút, thì sẽ phát hiện “thủy triều dâng ngang hai bờ thêm rộng, nhìn ra xa là cánh buồm treo trước gió”. Cần phải học được cách tha thứ cho những lỗi lầm không cố ý của người khác, học cách thản nhiên đối mặt với những chuyện không như ý muốn trong cuộc sống thì mới có thể thành sự nghiệp. Làm một người khoan dung, độ lượng và hào phóng, cười một cái là hết, chính là một loại trí tuệ.
4. Thượng thiện nhược thủy
Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy, thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh, xử chúng nhân chi sở ác, cố kỷ vu đạo.” Có nghĩa là cảnh giới cao nhất của thiện hạnh là giống như đặc tính của nước. Nước không tranh giành lợi với vạn vật, nằm ở nơi mọi người không chú ý, cho nên nước là gần với Đạo nhất.
thuong-thien-nhuoc-thuy
(Ảnh minh họa: Internet)
Người xưa cũng có câu: “Đào lý bất ngôn hạ tự thành khê”, nghĩa đen là: cây đào và cây mận vốn dĩ không thu hút con người, nhưng khi chúng có hoa và quả ngọt, mọi người đi lại bên dưới tán cây để hái quả rồi tự nhiên hình thành lối đi nhỏ. Nghĩa bóng muốn nói người có nhân phẩm cao thượng, thành thật chính trực thì không cần phải tự mình tuyên truyền khoe khoang mà tự nhiên sẽ nhận được sự tôn kính và mến mộ của mọi người.
Trong cuộc đời này cũng vậy, bạn không cần phải khoe khoang làm gì, nếu có thể thoát khỏi xiềng xích của danh lợi, theo đuổi chí hướng cao đẹp thì mới có thể thành tựu nghiệp lớn.

Thiện Sinh biên dịch

Hạnh phúc không phải là đích đến, mà là một cuộc hành trình

Con người từ khi sinh ra đã luôn theo đuổi hạnh phúc, nhưng càng truy cầu lại càng không thấy thỏa mãn. Hạnh phúc, đôi khi không nằm ở đích đến, mà nó nằm ngay tại quá trình chúng ta nỗ lực, vươn lên trước nghịch cảnh…

truy cầu, họa phúc, hạnh phúc,
Hạnh phúc không nằm ở những thứ bạn đang có, mà ở những thứ bạn có thể cho đi. (Ảnh sưu tầm từ internet)
Khi còn nhỏ chỉ cần có được một môi trường sống thích hợp, có thể ăn ngon chính là đã thấy hạnh phúc rồi; sau khi lớn lên, định nghĩa đối với hạnh phúc dần dần càng trở nên rộng hơn, nào là công thành danh toại, làm rạng rỡ tổ tông chính là hạnh phúc lớn nhất, rồi nào là có được một công việc tốt, một mòn đồ hay, một căn biệt thự, .v.v…, những thứ này đều đã trở thành tượng trưng của hạnh phúc và là mục tiêu mà ta theo đuổi suốt quãng đời còn lại.
Dù là như vậy, mọi người lâu dần lại bắt đầu cảm thấy không hạnh phúc hơn lên. Nguyên nhân không hạnh phúc là luôn cảm thấy có chỗ không được thỏa mãn. Đã có tiền rồi, thì danh tiếng ở đâu? Khi đã có danh tiếng rồi, đứa con giỏi giang nghe lời ở đâu? Đã có đứa con ngoan ngoãn rồi, công việc lại không vừa ý; khi có được công việc vừa ý rồi, nhà cửa lại thấy không được rộng rãi; đến khi có nhà cửa rộng rãi rồi, nhưng lại cách đơn vị công tác khá xa; nhà cửa gần công ty rồi, dường như môi trường xung quanh lại không được yên tĩnh thoải mãi nữa. Cứ mãi như vậy… thử hỏi sẽ có được thời khắc hạnh phúc không? Chắc chắn không thể.
Lão Tử đã từng giảng: “Họa là nơi phúc tựa, phúc là nơi họa nấp“, câu này đã nói rõ điều gì? Mọi chuyện nơi thế gian đều là tương sinh tương khắc, không có cái tốt tuyệt đối và cũng không có điều xấu tuyệt đối. Bất kỳ chuyện gì đều có tồn tại một mặt tốt và một mặt xấu.
truy cầu, họa phúc, hạnh phúc,
Mọi chuyện nơi thế gian đều là tương sinh tương khắc, không có cái tốt tuyệt đối và cũng không có điều xấu tuyệt đối. (Ảnh sưu tầm từ internet)
Ví như nếu muốn kiếm được nhiều tiền thì phải cố gắng nhiều hơn; nếu không muốn làm công việc tay chân, thì phải suy nghĩ động não nhiều hơn, .v.v… rất khó liệt kê hết từng cái một.
Có người nhà cửa không rộng rãi, nhưng công việc lại thuận lợi, có người mức lương không cao nhưng vợ chồng hòa thuận. Không kể thế nào, hãy an ủi bản thân với những gì mình có được, chứ không phải là lấy những thứ không có được khiến bản thân mình phiền não, nếu làm được vậy chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc.
Chúng ta có thể có truy cầu, nhưng lại chớ đi theo đuổi những điều căn bản không thể trở thành hiện thực, hạnh phúc sẽ theo đó mà đến. Nếu chúng ta có được hạnh phúc, thế thì quá trình theo đuổi cũng là hạnh phúc.
Người xưa nói: “Mưu sự do người, thành sự do trời”, chỉ cần chúng ta cố gắng, thì sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ trong đó, kết quả vốn không quan trọng, quá trình mới là điều quan trọng nhất. Người tu đạo có câu “tùy kỳ tự nhiên“, chỉ cần làm tốt, mọi thứ đều sẽ đạt được một cách tự nhiên. Đối với người tu đạo mà nói thì quá trình phó xuất, buông bỏ tư tâm, chính là một quá trình hạnh phúc.
Hạnh phúc trước nay không hề rời xa chúng ta, chỉ cần chúng ta biết đủ, biết cho đi, hạnh phúc sẽ ngay lập tức xuất hiện trước mắt, thời thời khắc khắc đều luôn đi cùng chúng ta.
Hạnh phúc không nằm ở những thứ bạn đang có, mà ở những thứ bạn có thể cho đi…
Theo Daikynguyenvn
Xem thêm:

Xem thêm:
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ 

Không có nhận xét nào: