Thứ Tư, 15 tháng 3, 2017

Tướng Thước: Chủ tịch Đà Nẵng có nhiều tài sản thế?;Chủ tịch TP Đà Nẵng phản hồi thông tin có khối tài sản 'khủng'; “180 quán bia có 150 ông công an đứng sau thì sao doanh nghiệp phát triển được”



XUÂN QUANG

(GDVN) - "Nếu Chủ tịch Đà Nẵng không giải trình được vì sao lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy thì cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để xử lý", Tướng Thước nói.

Liên qua tới khối tài sản lớn (nhà, đất, cổ phần doanh nghiệp) mà ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch thành phố Đà Nẵng đã thừa nhận đã sở hữu, khai trong bảng kê cán bộ của mình, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lênh quân khu IV, Đại biểu Quốc hội khóa XIII, XI, X cho rằng, cần phải làm rõ số tài sản cán bộ này do đâu mà có được?
"Nếu ông Thơ có báo cáo, giải trình đầy đủ về khối tài sản của mình có được thì chuyện không có gì phải bàn.

Bí thư Đà Nẵng đã biết dư luận về tài sản của Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ

Nhưng nếu tài sản ông Thơ có được khi ông chưa làm Chủ tịch thành phố lại là chuyện khác.
Do vậy, để minh bạch về khối tài sản của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng đang sở hữu thì bản thân ông Thơ nên giải trình cho cơ quan có thẩm quyền và dư luận biết, tại sao ông lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy? Tài sản đó có được do đâu?
Nếu trước khi làm Chủ tịch, ông Thơ là doanh nhân, hoặc chủ doanh nghiệp thì việc sở hữu khối tài sản trên là bình thường.
Nhưng nếu Chủ tịch Đà Nẵng không giải trình được vì sao lại sở hữu khối tài sản lớn như vậy, thì cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc để kiểm tra, xử lý. 
Tướng Thước cũng cho rằng, thời điểm hiện tại chưa thể kết luận khối tài sản của Chủ tịch thành phố Đà Nẵng có được là do đấu, hợp pháp hay không?.
Tuy nhiên, dư luận muốn biết tài sản ông Thơ có được là công minh hay bất minh bởi ông là cán bộ lãnh đạo cấp tỉnh. 
Thành phố Đà Nãng. Ảnh An Nguyên/giaoduc.net.vn,
Đồng quan điểm trên, PGS. Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII cho rằng, việc kiểm tra, xác minh tài sản của ông Huỳnh Đức Thơ là việc làm cần thiết để giải đáp thắc mắc của dư luận cũng như việc bảo vệ uy tín lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.
"Ông Thơ đã phát biểu rằng, ai phát hiện điều gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra, thì cơ quan có thẩm quyền nên vào cuộc làm rõ.
Theo đó, trước mắt cấp ủy cơ sở cần làm rõ thông tin khối tài sản ông Thơ đang sở hữu để trả lời dư luận.
Vấn đề này có ảnh hưởng tới uy tín cán bộ, cho nên Đà Nẵng cần công khai minh bạch về khối tài sản ông Thơ đang sở hữu.
Trường hợp nếu thông tin phản ánh về khối tài sản của ông Thơ là đúng thì phải kiên quyết xử lý, và ngược lại" PGS. Bùi Thị An đề nghị.
Trước đó, dư luận âm ỉ về khối tài sản lớn mà ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đang sở hữu.
Trong bản kê khai tài sản mà ông Thơ khi trả lời một số tờ báo hôm 14/3 đã nhận là của mình, năm 2014 khi còn làm Phó Chủ tịch ủy ban thành phố Đà Nẵng, ông kê khai sở hữu căn nhà diện tích xây dựng 300m2, cùng 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1.021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra, ông Thơ còn góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm.
Chủ tịch Đà Nẵng cũng kê khai tài sản góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2,5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào) và mua cổ phiếu công ty Dana - Ý 500 triệu đồng từ năm 2007.

Thứ Ba, 14/03/2017 - 20:25

“180 quán bia có 150 ông công an đứng sau thì sao doanh nghiệp phát triển được”

Dân trí “Trong 180 quán bia thì có 150 ông công an đứng sau, như vậy thì sao doanh nghiệp phát triển được. Doanh nghiệp mới xây được khu sinh thái đã có 9-10 ông đến thì sao mà doanh nghiệp phát triển?”- Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt nói.

Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn)
Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng-An ninh của Quốc hội (Ảnh: Quochoi.vn)
Chiều 14/3, Thảo luận tại Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự thảo Luật Du lịch sửa đổi, ông Phùng Quốc Hiển - Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng: Sản phẩm du lịch vẫn chưa rõ, cứ quy định chung chung. Ngay cả chuyện du lịch gắn với văn hóa, kinh tế gắn văn hóa như thế nào là vấn đề phải bàn, nếu không sẽ dễ bị lạm dụng.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Võ Trọng Việt đánh giá, ngành du lịch còn manh mún, chưa làm đồng bộ mà “mới chỉ làm lặt vặt”. “Như Trung tâm Hội nghị Quốc gia, đáng ra phải là nơi du lịch để người ta tham quan, thu tiền chứ không phải chỉ là nơi cho thuê tổ chức đám cưới. Tính thống nhất và quy hoạch của ta không đồng bộ, chứ ở nước ngoài là công nghiệp du lịch” - ông Việt dẫn chứng.
Đất nước phát triển phải nhờ doanh nghiệp, tuy nhiên theo ông Việt, cơ chế hiện nay đang ràng buộc, trói buộc doanh nghiệp quá lớn. “Như lãnh đạo Hà Nội đã thẳng thắn chỉ ra trong 180 quán bia thì có 150 ông công an đứng sau, như vậy thì sao doanh nghiệp phát triển được. Doanh nghiệp mới xây được khu sinh thái đã có 9-10 ông đến thì sao mà doanh nghiệp phát triển? Hay khách sạn vừa xếp hạng mấy sao xong thì hết đoàn này sang đoàn khác đến kiểm tra xem 3 sao hay 5 sao” - ông Việt chỉ rõ.
“Mấy hôm nay mạng xã hội xôn xao câu chuyện có ông đại diện nước ngoài nói chưa nơi nào có cảnh đẹp như Việt Nam. Ở đây có câu chuyện ngược đời là thế giới cảnh "kém" nhưng họ vun tạo thành cảnh đẹp, mà ta cảnh đẹp lại phá đi, bê tông hóa đi, vậy là làm ngược. Do đó, chính sách đặc thù phát triển du lịch phải đổi mới tư duy - ông Việt thẳng thắn.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, khi đọc dự thảo Luật Du lịch sửa đổi thấy mới chỉ quan tâm đến vấn đề du lịch đô thị chứ chưa gắn với du lịch miền núi, nông thôn, gắn với bản sắc văn hóa dân tộc và xây dựng nông thôn mới của từng địa phương.
“Nước ta có nhiều cảnh đẹp được ví như người con gái đẹp ngủ trong rừng chưa ai đánh thức. Vừa qua bộ phim "Kong: Đảo đầu lâu" mới chỉ đánh thức một phần thôi, còn nhiều cô gái đẹp như thế chưa ai đánh thức. Đã đẹp thì phải thưởng thức, nhưng hạ tầng và dịch vụ cho du lịch còn rất yếu và kém” - Chủ tịch Quốc hội chỉ rõ.
Bà Ngân nhấn mạnh, ngành du lịch phải tiến tới trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới. Chính vì thế, chính sách rất quan trọng để du lịch phát triển bền vững. Luật Du lịch sửa đổi ra đời phải giúp định hướng đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Phải sử dụng hướng dẫn viên để hướng dẫn cho khách du lịch
Báo cáo thẩm tra dự thảo Luật Du lịch sửa đổi của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết, đa số ý kiến đề nghị phân chia kinh doanh lữ hành thành 3 loại: đón khách vào, đưa khách ra, du lịch nội địa; đồng thời cần quy định chặt chẽ hơn, bổ sung các quy định liên quan đến các điều kiện đặc thù của dịch vụ lữ hành, đặc biệt là nhân lực (trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của người phụ trách kinh doanh lữ hành, số lượng hướng dẫn viên).
Tiếp thu ý kiến đại biểu, để đảm bảo tính chuyên nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ lữ hành, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa theo hướng phân biệt điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế, đồng thời bổ sung các quy định về trình độ của người phụ trách điều hành kinh doanh lữ hành phải có nghiệp vụ điều hành du lịch.
Về điều kiện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có hướng dẫn viên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy mục đích của quy định này để quản lý đội ngũ hướng dẫn viên và đảm bảo doanh nghiệp không bị động trong việc thiếu hướng dẫn viên vào mùa cao điểm. Tuy nhiên, mục đích này khó đạt được khi số lượng hướng dẫn viên hiện nay lên đến 18.391 trong khi số lượng công ty lữ hành chỉ khoảng hơn 3.000.
Trên thực tế, tùy theo quy mô và nhu cầu kinh doanh, doanh nghiệp lữ hành có thể ký hợp đồng với một hoặc nhiều hướng dẫn viên. Đặc biệt kinh doanh lữ hành bị ảnh hưởng rất lớn bởi tính mùa vụ. Trong thời kỳ cao điểm, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều hướng dẫn viên, tuy nhiên trong mùa thấp điểm doanh nghiệp có thể không có nhu cầu sử dụng hướng dẫn viên. Nếu quy định bắt buộc phải có hướng dẫn viên cơ hữu dẫn đến doanh nghiệp bị tăng chi phí không cần thiết.
Vì vậy, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép không quy định điều kiện doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải có hướng dẫn viên và đề xuất giải pháp quản lý hướng dẫn viên bằng việc quy định điều kiện hành nghề của hướng dẫn viên phải tham gia một tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc có hợp đồng lao động với một doanh nghiệp lữ hành.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quyền lợi của khách du lịch và tính chủ động của doanh nghiệp, cơ quan này đề nghị Quốc hội cho phép quy định quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành phải sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn cho khách du lịch.
Ngoài ra, tiếp thu ý kiến đại biểu và để thực hiện các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã chỉnh sửa phạm vi kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong dự thảo luật. Theo đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được kinh doanh lữ hành quốc tế đón khách vào Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Thế Kha

Chủ tịch TP Đà Nẵng phản hồi thông tin có khối tài sản 'khủng'

 "Tôi thú thực, những lô đất mà báo chí nói, nó toàn ở vùng sâu, vùng xa Đà Nẵng. Còn cổ phần ở công ty, đó là của vợ", ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch TP Đà Nẵng, nói.
Sáng 15/3, ông Trần Đình Quỳnh, Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cho biết đã nắm được thông tin trên báo chí về nghi vấn khối tài sản lớn của ông Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng.
Vị này cho hay theo quy định về minh bạch tài sản, thu nhập được quy định tại Nghị định 78 của Chính phủ và Thông tư số 08 của Thanh tra Chính phủ thì ông Thơ thuộc diện phải kê khai tài sản, thu nhập.
Theo quy định trên, ông Thơ đã kê khai những tài sản của mình theo đúng nguyên tắc. "Bản kê khai này được nộp và lưu trữ tại cơ quan có thẩm quyền về quản lý cán bộ", ông Quỳnh cho hay.
Chu tich TP Da Nang phan hoi thong tin co khoi tai san 'khung' hinh anh 1
Ông Huỳnh Đức Thơ. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cũng nói rằng do ông Thơ là cán bộ do Trung ương quản lý nên việc thẩm tra, xác minh sau kê khai (nếu có) sẽ do cơ quan cấp trên chỉ đạo thực hiện. 
Trả lời Zing.vn, Chủ tịch Đà Nẵng bác bỏ thông tin mình có khối tài sản "khủng". Theo ông, những tài sản của ông hiện nay đều được kê khai, minh bạch từ nhiều năm trước. "Tôi không có gì phải áy náy. Người tốt thì có bỏ cối giã cũng tốt", ông Thơ khẳng định với Zing.vn.
"Tôi thú thực, những lô đất mà báo chí nói, nó toàn ở vùng sâu, vùng xa của Đà Nẵng. Còn cổ phần ở công ty, đó là của vợ. Từ khi còn làm Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư, tính cách tôi như thế nào anh em đồng nghiệp, người dân hiểu cả. Tôi làm việc không bao giờ vụ lợi", ông Thơ nói.
Ngày 15/3, một số báo thông tin Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sở hữu nhiều tài sản lớn, trong đó có đất đai, công trình nhà ở và góp vốn vào doanh nghiệp.

Chủ tịch Đà Nẵng công khai xin lỗi dân

"Việc của chị Nga đã kéo dài 7 năm mà vẫn chưa được giải quyết là do chính quyền. Với tư cách là chủ tịch, tôi công khai xin lỗi chị", Chủ tịch TP Đà Nẵng nói.

Đoàn Nguyên
XUÂN QUANG

Khai thác bauxite ở Việt Nam, một thứ túi không đáy

Sau khi ngốn hết 32,000 tỉ đồng, nhà máy Alumin Tân Rai ở Lâm Ðồng lỗ khoảng 3,700 tỉ đồng, còn nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Ðắk Nông vẫn chưa hoạt động nhưng hiệu quả được dự đoán sẽ tương tự.

Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã ngốn 16.821 tỉ đồng nhưng chưa hoạt động. (Hình: VNEconomy)
Sau khi thanh tra Tập Ðoàn Than- Khoáng Sản Việt Nam (TKV), chủ đầu tư hai dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng và Ðắk Nông, thanh tra của chính phủ Việt Nam cho rằng, dự án khai thác bauxite ở Tân Rai, Lâm Ðồng, thua lỗ trầm trọng là vì thời gian xây dựng quá dài nên phát sinh thêm nhiều chi phí ngoài dự kiến, giá nhôm trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm. Mặt khác, vì kỹ thuật-công nghệ khai thác bauxite phức tạp nên khi vận hành, Nhà máy Alumin Tân Rai liên tục bị trục trặc, hoạt động bị gián đoạn, mất thêm nhiều thời gian và chi phí cho sửa chữa.

Chủ trương khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính quyền Việt Nam vốn đã từng gây nghi ngại trong nhiều giới và dân chúng, nay gây thêm nhiều nghi ngại hơn vì những tình tiết mới.

Chẳng hạn, năm 2006, TKV chỉ có ý định đầu tư 7,787 tỉ đồng cho dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng nhưng sau khi giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam xác định: Khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của Ðảng”, TKV đã quyết định nâng vốn đầu tư vào dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng lên gấp đôi: 15,414 tỉ đồng. Dù vốn đầu tư tăng gấp đôi nhưng công suất của Nhà máy Alumin Tân Rai chỉ tăng chưa tới 1/10.

Tương tự, năm 2007, TKV chỉ có ý định đầu tư 3,285 tỉ đồng cho dự án khai thác bauxite ở Ðắk Nông nhưng sau khi “khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng,” TKV đã quyết định nâng vốn đầu tư vào dự án khai thác bauxite ở Ðắk Nông lên hơn năm lần: 16,821 tỉ đồng, còn công suất của nhà máy Alumin Nhân Cơ chỉ tăng chỉ tăng hơn gấp đôi.

Tuy đã sử dụng hết 15,500 tỉ đồng cho dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng, nhà máy Alumin Tân Rai đã hoạt động cách nay năm năm nhưng đến giờ này, TKV chỉ mới “quyết toán” được 12,145 tỉ đồng. Vẫn còn 3,355 tỉ chưa thể “quyết toán” (chưa được nhìn nhận là chi phí hợp lý).

Trong khi TKV vẫn khăng khăng hai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên (Lâm Ðồng và Ðắk Nông) “sẽ” hòa vốn và trong tương lai sẽ có lời thì giá quặng nhôm trên thị trường thế giới giảm. Mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất và nước của nhà máy Alumin Tân Rai ở Lâm Ðồng và sắp tới là nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Ðắk Nông đều cao hơn mức trung bình của thế giới,…

Hồi Tháng Ba năm ngoái, Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam từng đề nghị hỗ trợ thêm cho kế hoạch khai thác bauxite tại Tây Nguyên khoảng 4,900 tỉ trong 10 năm từ 2016 đến 2025, song theo một số chuyên gia, nếu tính cả hỗ trợ về giá điện thì khoản hỗ trợ phải tới 1.2 tỉ Mỹ kim!

Từ Tháng Mười năm 2014 đến nay, bùn đỏ từ hai nhà máy alumin tại Tân Rai và Nhân Cơ đã tràn ra ngoài vài lần. Ông Nguyễn Văn Ban, cựu trưởng ban Nhôm-Titan của TKV, nhận định đó là “hệ quả của công nghệ Trung Quốc.”

Bình luận về kế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ngày 6 Tháng Năm năm 2009, tờ Financial Times ở Anh nhận định, kế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên là bằng chứng về sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc, và kế hoạch đó là một “món quà” mà ông Nguyễn Tấn Dũng dành tặng Trung Quốc.

Sau khi nhắn nhủ đồng liêu ở lại ráng làm người tử tế, ông Dũng đã về vui thú điền viên. Giống như nhiều “chủ trương lớn” khác, dân chúng Việt Nam tiếp tục còng lưng gánh hậu họa do “chủ trương lớn” của đảng CSVN tạo ra từ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên trong nhiều thập niên nữa.

(Người Việt)

Hé lộ chuyện các đơn vị Tập đoàn Than - Khoáng sản thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng


Dân trí Báo cáo kết luận thanh tra về việc thanh tra tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hé lộ một số khoản đầu tư tài chính không hiệu quả của Tập đoàn này.
 >> Kiểm tra chi phí làm quà tặng tại Tập đoàn Than Khoáng sản
 >> Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin
 >> Trích lập quỹ hàng nghìn tỷ mỗi năm, Vinacomin "vung tay quá trán"

TKV có nhiều khoản đầu tư tài chính không hiệu quả, gây thua lỗ lớn.
TKV có nhiều khoản đầu tư tài chính không hiệu quả, gây thua lỗ lớn.
Theo báo cáo có 4/6 doanh nghiệp được thanh tra đầu tư tài chính tại thời điểm 31/12/2015 là hơn 17.157 tỷ đồng. Trong đó, có 3/6 doanh nghiệp đầu tư tài chính dài hạn và một số đơn vị chưa hiệu quả.
Cụ thể, theo báo cáo, Công ty mẹ - Tập đoàn đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2015 là hơn 15.729 tỷ đồng vào 59 công ty, bao gồm 49 công ty con, 7 công ty liên doanh, liên kết và 3 công ty khác. Năm 2015, có 50 công ty kinh doanh có lãi số tiền gần 655 tỷ đồng, cổ tức là lợi nhuận được chia năm 2015 là 98,6 tỷ đồng (chiếm 0,63% trên tổng số vốn đầu tư tài chính).
Tuy nhiên, có 9 công ty kinh doanh thua lỗ số tiền hơn 592 tỷ đồng trong năm 2015 và tính lũy kế đến 31/12/2015 thì có 11 công ty lỗ hơn 1.407 tỷ đồng.
Điển hình là Tổng công ty Điện lực - Vinacomin lỗ hơn 828 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ lớn (từ năm 2005 đến 2015 hơn 3.043 tỷ đồng) nhưng chưa được tính hết trong cơ cấu giá bán điện.
Ngoài ra còn có: Công ty cổ phần Vận tải thuỷ - Vinacomin lỗ 139 tỷ đồng; Công ty Cromit Cổ Định Thanh Hoá - TKV lỗ 115 tỷ đồng; Công ty Đóng tàu Sông Ninh - Vinacomin lỗ 90 tỷ đồng; Công ty liên doanh Aluminna (Campuchia - Việt Nam) lỗ 69 tỷ đồng; Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin lỗ gần 70 tỷ đồng và Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê lỗ hơn 17 tỷ đồng.
Theo báo cáo, các đơn vị thành viên bao gồm Tổng công ty Khoáng sản TKV cũng có khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2015 hơn 720 tỷ đồng vào 18 công ty. Trong số này có 11 công ty có lãi gần 72 tỷ đồng nhưng 7 công ty còn lại thua lỗ lên tới hơn 124 tỷ đồng trong năm 2015. Tính luỹ kế đến hết 2015, 12 công ty lỗ tới hơn 284 tỷ đồng.
Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV cũng đầu tư tài chính dài hạn 514 tỷ đồng vào 12 công ty. Tại thời điểm 31/12/2015, có 3 công ty kinh doanh lỗ luỹ kế hơn 265 tỷ đồng.
Đến thời điểm thanh tra, Tập đoàn đã thoái vốn Nhà nước tại 13/17 đơn vị nhưng vẫn còn 4 đơn vị chưa thực hiện thoái vốn, bao gồm: 11,04 chứng chỉ quỹ, tương ứng 11,04 tỷ đồng góp vốn vào Quỹ đầu tư BIDV - Partner; 48 tỷ đồng đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà; 39 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Đại lý Hàng Hải; 76 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Vận tải thuỷ.
Đáng lưu ý, Tập đoàn chưa thực hiện chuyển nhượng vốn góp ở nước ngoài tại 3 đơn vị. Trong đó, góp vốn đầu tư 55,8 tỷ đồng vào Công ty liên doanh khoáng sản Stung Treng tại Campuchia nhưng dự án này đã dừng triển khai và được giải thể trong năm 2016.
Ngoài ra còn có Liên doanh Alumina (Campuchia) và Sắt Phu Nhuon, Muối - Hoá chất (Lào), Tập đoàn đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt hình thức tái cơ cấu theo hướng chuyển nhượng để thu hồi vốn hoặc giải thể đối với các dự án đã hết hạn thăm dò và không được gia hạn giấy phép theo quy định của nước sở tại.
Tập đoàn cũng chưa hoàn thành việc phá sản doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Ninh với giá trị vốn góp 20,52 tỷ đồng (chiếm 36% vốn điều lệ). Đến nay, Tập đoàn đã gửi đơn lên Toà án xin giải quyết phá sản công ty.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, theo kết luận thanh tra,Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ 10/2013 đến hết tháng 9/2016 đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá). Tuy nhiên, Thanh tra cũng cho rằng, dự kiến năm 2017, dự án này sẽ hết lỗ theo đúng như tính toán của dự án (với thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm).
Phương Dung

Bất chấp dư luận, Trung Quốc vẫn xây dựng mới trái phép ở Hoàng Sa

(VIETNAM+) 

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị phía Trung Quốc chiếm đóng trái phép. (Nguồn: AFP)
Hãng tin Reuters ngày 15/3 cho biết một số hình ảnh vệ tinh của công ty tư nhân Planet Labs cho thấy Trung Quốc đã bắt đầu tiến hành một số hoạt động xây dựng trái phép mới trên vùng Biển Đông có tranh chấp. Đây là một động thái cho thấy Bắc Kinh đang tiếp tục tăng cường tầm ảnh hưởng quân sự trong khu vực. 

Những hình ảnh trên được chụp vào ngày 6/3 tại khu vực Đảo Bắc thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam trên Biển Đông, trong đó cho thấy một số hoạt động khai khẩn đất đai và chuẩn bị xây dựng một bến tàu, nhằm phục vụ cho cái mà một số chuyên gia cho rằng có thể là căn cứ quân sự. 

Các hoạt động xây dựng trái phép ban đầu của phía Trung Quốc đã bị thiệt hại trong một trận bão hồi năm ngoái. 

Trước đó vào hồi tháng 1/2017, một số nguồn tin cho thấy Trung Quốc đã có một số hoạt động xây dựng tại Đảo Cây cùng một số khu vực thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Tất cả những hoạt động trên của phía Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.

Tại cuộc họp báo hôm 13/3, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và chứng cứ lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Những hành động như vậy đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, đi ngược lại Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa ASEAN và Trung Quốc cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc ký tháng 10/2011.

Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam và luật pháp quốc tế, chấm dứt ngay và không tái diễn những hoạt động đó, đóng góp xây dựng vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông”./. 

Hai dự án bauxite lỗ nghìn tỉ: Cảnh báo đã thành sự thật

Sống Mới 

Cảnh báo về sự thua lỗ, đội vốn của Tổ hợp Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng và Nhà máy Sản xuất Alumin Nhân Cơ nay đã thành sự thật. Theo kết luận thanh tra mới nhất, tính riêng dự án bauxite - nhôm Tân Rai đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng sau 3 năm hoạt động.
Hai du an bauxite lo nghin ti: Canh bao da thanh su that - Anh 1
Cơ quan thanh tra vừa có kết luận thanh tra về hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV). Đáng chú ý là kết quả thanh tra tại Tổ hợp Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng (Dự án Tân Rai) và Nhà máy Sản xuất Alumin Nhân Cơ (Dự án Nhân Cơ). Thời gian đầu, các dự án này hoạt động chưa hiệu quả, vốn đầu tư tăng quá cao so với dự kiến khiến dự án chậm tiến độ, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư khi đưa vào sản xuất, kinh doanh.
Cụ thể, dự án Tân Rai đã lỗ 3.696 tỉ đồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ tháng 10/2013 đến hết tháng 9/2016. Lỗ do hoạt động sản xuất kinh doanh là 2.520 tỉ đồng, còn lại là lỗ do chênh lệch tỉ giá.
Tổng mức đầu tư cho dự án Tân Rai theo quyết định ban đầu ban hành năm 2006 của Chủ tịch Hội đồng thành viên TKV là 7.787,5 tỉ đồng; công suất 600.000 tấn/năm, thời gian thực hiện 2006-2009. Qua 4 lần điều chỉnh, tổng vốn đầu tư cho dự án này đã tăng lên 15.414,4 tỉ đồng (gần gấp đôi dự kiến ban đầu). Tiến độ thực hiện cũng chậm 4 năm.
Theo báo Người lao động, một nguồn tin trong đoàn thanh tra cho biết, dự án đội vốn là do điều chỉnh tăng công suất sản xuất alumin thêm 50.000 tấn/năm (thành 650.000 tấn/năm), thay đổi công nghệ sản xuất, thay đổi chính sách thuế, tiền lương, kinh phí đền bù giải phóng mặt bằng, trượt giá, kinh nghiệm quản lý điều hành của chủ đầu tư, năng lực thi công của nhà thầu còn hạn chế.
Trong kết luận thanh tra, đoàn thanh tra cũng đánh giá dây chuyền sản xuất của dự án Tân Rai đã hoạt động ổn định hơn, xấp xỉ đạt công suất thiết kế, giá thành sản xuất đã giảm; dự kiến năm 2017 dự án sẽ hết lỗ theo như tính toán (thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm).
Với dự án Nhân Cơ, tổng mức đầu tư đã tăng gấp 5 lần, từ 3.285 tỉ đồng (năm 2007) lên 16.821 tỉ đồng (năm 2014) sau 2 lần điều chỉnh. Cơ quan thanh tra đã chỉ ra nguyên nhân đội vốn là do thay đổi công suất của nhà máy từ 300.000 tấn/năm lên đến 650.000 tấn alumin/năm, dừng thi công 2 năm để đánh giá lại hiệu quả, do thay đổi tỉ giá, tăng chi phí tiền lương, giải phóng mặt bằng, một số thay đổi về chính sách... Đến thời điểm thanh tra tháng 11-2016, Dự án Nhân Cơ đã cơ bản hoàn thành, chạy thử có tải và ra sản phẩm hydrat, alumin. Dự kiến dự án vận hành thương mại trong quý I-2017.
Điều đáng nói, sự thua lỗ, hiệu quả kinh tế của các dự bán bauxite đã được các chuyên gia cảnh báo và ngăn cản từ trước.
Tại hội thảo khoa học “Vai trò của công nghiệp khai thác bauxite - sản xuất Alumin - nhôm đối với phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên và những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường, văn hóa khu vực” do Bộ Công Thương và VUSTA phối hợp tổ chức ngày 9/4/2009, PGS-TS Phạm Bích San (nguyên Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam VUSTA) đã đánh giá hiệu quả kinh tế của các dự án này rất thấp. VUSTA cũng kiến nghị về tính khả thi của dự án bauxite Tây Nguyên và khẳng định dự án “cầm chắc thua lỗ”. Chưa kể đến khi hoạt động, dự án cần phải đầu tư một tuyến đường sắt khoảng 3,1 tỉ USD để giảm chi phí vận chuyển mới mong hoạt động bền vững.
Nguyên trưởng ban dự án nhôm (Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (cũ)) ông, Nguyễn Văn Ban cũng nhiều lần cảnh báo về các dự án bauxite - nhôm Tây Nguyên. Ông Ban chỉ ra “điều rủi ro hiển nhiên” khi quy mô công suất của dự án nhỏ hơn rất nhiều so với công suất thiết kế của thế giới. Trong khi đó, khi xây dựng dự án không tính đến việc vận chuyển bằng ôtô (thường rất tốn kém) nên việc đưa dự án vào xây dựng, tiển khai hoạt động là cách làm liều lĩnh.
PV

Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Tập đoàn Trung Quốc JA Solar: phiên bản Formosa thứ hai?

Một công ty Trung Quốc gấp rút xây dựng nhà máy sản xuất cực lớn với số vốn đầu tư liên tục được tăng cường chỉ trong thời gian ngắn. Công ty chuẩn bị đi vào sản xuất, nhưng khi được hỏi về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đại diện công ty vội tìm cách thoái thác. Trong bối cảnh Việt Nam đang phải gồng mình hứng chịu các thảm họa môi trường do hành vi thiếu trách nhiệm về đảm bảo môi trường của các doanh nghiệp Trung Quốc, hành vi không minh bạch của công này rõ ràng ẩn đầy khuất tất.

Công ty TNHH JA Solar VN (JA Solar) thuộc Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) được quảng cáo là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời “mang tầm cỡ quốc tế” với công nghệ “hiện đại kỹ thuật cao”, sẽ góp phần tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam. Liệu tương lai tươi sáng này có trở thành hiện thực, khi thực tế cho thấy tại Trung Quốc, đã có 70% các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời phá sản vì không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo môi trường?

Tập đoàn JA Solar của Trung Quốc chi nghìn tỷ thuê đất tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) để đầu tư Dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời công nghệ cao.
Công ty JA Solar “mang tầm quốc tế” này, thay vì lựa chọn con đường chính đáng, hợp pháp cho mục tiêu kinh doanh, lại gấp rút xây dựng nhà máy mà lặng lẽ “phớt lờ” quy định gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang. Phải chăng JA Solar cố tình làm ngơ vì lo ngại việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường với kết quả không đạt chuẩn sẽ gây cản trở cho việc cấp phép xây dựng?

Theo thiết kế xây dựng của Tập đoàn JA Solar, sau khi đi vào hoạt động, công ty này sẽ xả 5.000 tấn nước thải mỗi ngày vào hai dòng sông Thương và sông Cầu, là hai nguồn cung cấp nước không chỉ cho hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang mà còn cho nhiều tỉnh khác.

Với lượng chì từ pin axit-chì mà công ty này thải ra sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người như hủy hoại chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai, tăng huyết áp, ung thư và với trẻ em sẽ làm giảm chỉ số thông minh. Lượng thủy ngân có trong một một viên pin cũng đủ làm ô nhiễm 500l nước hoặc 1m3 đất trong vòng 50 năm. Khi từ các dòng sông chảy ra biển, lượng chất thải này sẽ gây tổn hại đến hệ sinh thái đại dương, làm ảnh hưởng đến thềm san hô của quốc gia trong suốt nhiều năm trời.

Đáng nói hơn, Liên hiệp về các Chất độc tại Thung lũng Silicon cũng từng nhiều lần cảnh báo về mức độ nguy hại môi trường do chất thải công nghiệp mà JA Solar gây ra. Các dự án mà JA Solar đầu tư vào nhiều quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ, Zimbabwe,… cũng đều bị tố cáo về những ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do nó gây ra như làm axit hóa đất đai, nguồn nước trong nhiều năm liền.

Nhiễm độc chì từ pin axit-chì gây hủy hoại chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai, tăng huyết áp, ung thư và với trẻ em sẽ làm giảm chỉ số thông minh
Vụ việc về JA Solar nhắc nhớ lại sự cố Formosa, Tập đoàn này cũng từng đổ hàng chục tỷ USD vào khu công nghiệp Vũng Áng với lời kêu gọi nhà máy của hãng này sẽ là “tầm cỡ quốc tế”. Đổi lại lời hứa của Formosa, Việt Nam nhận được gì? Khoảng 70 tấn cá chết dọc 200km đường biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, ngư dân và cư dân sống bằng nghề du lịch tại đây. Liệu Tập đoàn JA Solar với lời hứa phát triển kinh tế Việt Nam, có lại tiếp tục lún vào bước xe đổ của Formosa một lần nữa?

Những thảm họa này phải chăng sẽ còn liên tục tiếp diễn khi mà hàng ngày vẫn còn những cánh tay âm thầm đứng sau phê duyệt cho các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc, bất chấp các quy định của pháp luật nhằm đổi lại những lợi nhuận cá nhân của riêng mình, đi ngược lại hoàn toàn chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người dân”. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần nhanh chóng làm rõ những khuất tất, cũng như minh bạch các thủ tục pháp lý, ngăn chặn triệt để những “phiên bản Formosa” tiếp tục mọc lên ăn mòn toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.

Mai Nguyên

(Blue)

Nghi vấn Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ sở hữu tài sản lớn

(Chính trị) - Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ được cho là sở hữu nhiều mảnh đất vàng ở Đà Nẵng, Quảng Nam và cổ phần doanh nghiệp.

Dư luận Đà Nẵng đang xôn xao trước thông tin ông Huỳnh Đức Thơ sở hữu nhiều tài sản khủng.
Theo nguồn tin VietNamNet có được, ông Thơ kê khai sở hữu nhiều tài sản, đất đai, công trình nhà ở và góp vốn vào doanh nghiệp.
Huỳnh Đức Thơ, Chủ tịch Đà Nẵng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh, kê khai tài sản
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ
Cụ thể, năm 2014 khi còn làm Phó chủ tịch Đà Nẵng, ông kê khai sở hữu căn nhà diện tích xây dựng 300m2, cùng 4 mảnh đất có diện tích từ 150m2 đến 1021m2 tại nhiều vị trí đẹp ở trung tâm Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra, ông còn góp vốn 3ha đất trồng rừng và sở hữu 1,5ha đất nuôi tôm.
Chủ tịch Đà Nẵng cũng kê khai tài sản góp vốn ở 4 cơ sở sản xuất kinh doanh với giá trị kê khai 2.5 tỷ đồng (không ghi rõ là cơ sở sản xuất kinh doanh nào) và mua cổ phiếu công ty Dana_Ý 500 triệu đồng từ năm 2007.
Trao đổi với VietNamNet chiều nay, ông Huỳnh Đức Thơ khẳng định: “Việc kê khai là đúng quy định, trung thực. Nếu có gì không đúng thì có cơ quan chức năng kiểm tra”.
Qua điện thoại, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho hay ông cũng vừa mới nghe thông tin này. Do ông đang đi công tác tại Hà Nội nên chưa nắm được sự việc cụ thể.
“Ngay sau khi kết thúc chuyến công tác, tôi sẽ tìm hiểu sự việc”, ông Xuân Anh nói.
Chiều nay, bà Lương Nguyệt Thu, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng cũng cho biết đang đi công tác xa và chưa nắm thông tin sự việc.
(Theo Vietnamnet)

LIỆU CON GÁI, CON RỂ TRUMP CÓ BỊ TRUNG QUỐC "MUA" ?

Con gái, con rể ông Trump "không rời" Trung Quốc

14/03/2017 18:52

(NLĐO) - Một công ty đầu tư trụ sở ở Bắc Kinh có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc đề nghị góp vốn vào công ty bất động sản thuộc sở hữu của gia đình ông Jared Kushner, con rể Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo tạp chí New York hôm 13-3, hợp đồng trị giá 4 tỉ USD nói trên yêu cầu Công ty Kushner - nơi con rể của ông Trump làm giám đốc điều hành cho đến tháng 1 qua - nhận 400 triệu USD tiền mặt và tài sản thế chấp. Hãng tin Bloomberg nhận định các điều khoản của thoả thuận này tồn tại những “ưu đãi bất thường”.
Giải thích về đề nghị của nhà đầu tư Trung Quốc – Công ty Anbang Insurance Group, một phát ngôn viên của Công ty Kushner cam kết với Bloomberg rằng không xảy ra xung đột lợi ích ở đây vì ông Jared đã bán quyền sở hữu của mình cho các thành viên khác trong gia đình.
Luật sư Matthew Sanderson ở Washington đầu năm nay cảnh báo hợp đồng không có gì bất hợp pháp nhưng các thực thể nước ngoài đang tìm cách lợi dụng mối quan hệ kinh doanh với con rể ông Trump để gây ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ.
Vợ chồng Jared Kushner và Ivanka Trump. Ảnh: JERUSALEM POST
Vợ chồng Jared Kushner và Ivanka Trump. Ảnh: JERUSALEM POST
Mùa hè năm ngoái, Anbang Insurance Group cũng tham gia đấu thầu mua lại một công ty bảo hiểm Mỹ với số tiền 1,57 tỉ USD. Hồi tháng 1, báo The New York Times cho biết Công ty tài chính Morgan Stanley từ chối tư vấn cho nhà đầu tư này vì họ cung cấp thông tin mập mờ.
Đáng chú ý, vào tháng 9-2015, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã “né” khách sạn Waldorf Astoria (thuộc sở hữu của Anbang Insurance Group) tại TP New York vì lo ngại chính phủ Trung Quốc theo dõi ông.
Cùng ngày 13-3, báo Independent (Anh) đưa tin hơn 50 tấn quần áo mang nhãn hiệu Ivanka Trump – con gái của Tổng thống Trump – vừa được nhập khẩu vào Mỹ từ Trung Quốc. Ít nhất 82 lô hàng được thông quan từ ngày 8-11-2016 (ngày bầu cử Mỹ) đến ngày 26-2. Ngoài ra, hơn 2 tấn áo thun nữ, 1.600 chiếc ví da bò và 23 tấn giày dép cũng được nhập khẩu vào Mỹ thời gian này.
Số hàng hoá được sản xuất tại Trung Quốc nói trên do 3 công ty Mỹ là G-Ill, Mondani Handbags và Marc Fisher Footwear đặt hàng. 3 công ty này có giấy phép sản xuất hàng hóa mang thương hiệu Ivanka Trump. Theo báo cáo của công ty, G-Ill đã bán được số hàng hóa trị giá 29,4 triệu USD vào năm 2015. Doanh số bán hàng trong 9 tháng đầu năm 2016 của công ty này cũng tăng lên 13,3 triệu USD.
Một bản phân tích hồi tháng 7 năm ngoái cho thấy nhãn hiệu thời trang của Ivanka tại cửa hàng Macy’s, TP New York, có sản phẩm sản xuất tại Mỹ nhưng một số sản phẩm khác được dán nhãn “Made in China” (Sản xuất tại Trung Quốc). Trong 10 năm qua, hơn 1.200 lô hàng mang nhãn hiệu Ivanka đã đổ từ Trung Quốc và Hồng Kông vào Mỹ.
Trong bài diễn văn nhậm chức tại Điện Capitol ngày 20-1, ông Trump nói: “Chúng tôi sẽ tuân theo hai quy tắc đơn giản: Mua của người Mỹ và thuê người Mỹ”. Không dừng lại ở đó, ông Trump còn rà soát các nhà sản xuất trong và ngoài nước sử dụng lao động nước ngoài.
Phạm Nghĩa (Theo New York Magazine, IB Times)