Sau khi ngốn hết 32,000 tỉ đồng, nhà máy Alumin Tân Rai ở Lâm Ðồng lỗ khoảng 3,700 tỉ đồng, còn nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Ðắk Nông vẫn chưa hoạt động nhưng hiệu quả được dự đoán sẽ tương tự.
Nhà máy Alumin Nhân Cơ đã ngốn 16.821 tỉ đồng nhưng chưa hoạt động. (Hình: VNEconomy) |
Sau khi thanh tra Tập Ðoàn Than- Khoáng Sản Việt Nam (TKV), chủ đầu tư hai dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng và Ðắk Nông, thanh tra của chính phủ Việt Nam cho rằng, dự án khai thác bauxite ở Tân Rai, Lâm Ðồng, thua lỗ trầm trọng là vì thời gian xây dựng quá dài nên phát sinh thêm nhiều chi phí ngoài dự kiến, giá nhôm trên thị trường thế giới liên tục sụt giảm. Mặt khác, vì kỹ thuật-công nghệ khai thác bauxite phức tạp nên khi vận hành, Nhà máy Alumin Tân Rai liên tục bị trục trặc, hoạt động bị gián đoạn, mất thêm nhiều thời gian và chi phí cho sửa chữa.
Chủ trương khai thác bauxite tại Tây Nguyên của chính quyền Việt Nam vốn đã từng gây nghi ngại trong nhiều giới và dân chúng, nay gây thêm nhiều nghi ngại hơn vì những tình tiết mới.
Chẳng hạn, năm 2006, TKV chỉ có ý định đầu tư 7,787 tỉ đồng cho dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng nhưng sau khi giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam xác định: Khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của Ðảng”, TKV đã quyết định nâng vốn đầu tư vào dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng lên gấp đôi: 15,414 tỉ đồng. Dù vốn đầu tư tăng gấp đôi nhưng công suất của Nhà máy Alumin Tân Rai chỉ tăng chưa tới 1/10.
Tương tự, năm 2007, TKV chỉ có ý định đầu tư 3,285 tỉ đồng cho dự án khai thác bauxite ở Ðắk Nông nhưng sau khi “khai thác bauxite tại Tây Nguyên là chủ trương lớn của đảng,” TKV đã quyết định nâng vốn đầu tư vào dự án khai thác bauxite ở Ðắk Nông lên hơn năm lần: 16,821 tỉ đồng, còn công suất của nhà máy Alumin Nhân Cơ chỉ tăng chỉ tăng hơn gấp đôi.
Tuy đã sử dụng hết 15,500 tỉ đồng cho dự án khai thác bauxite ở Lâm Ðồng, nhà máy Alumin Tân Rai đã hoạt động cách nay năm năm nhưng đến giờ này, TKV chỉ mới “quyết toán” được 12,145 tỉ đồng. Vẫn còn 3,355 tỉ chưa thể “quyết toán” (chưa được nhìn nhận là chi phí hợp lý).
Trong khi TKV vẫn khăng khăng hai dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên (Lâm Ðồng và Ðắk Nông) “sẽ” hòa vốn và trong tương lai sẽ có lời thì giá quặng nhôm trên thị trường thế giới giảm. Mức tiêu hao năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất và nước của nhà máy Alumin Tân Rai ở Lâm Ðồng và sắp tới là nhà máy Alumin Nhân Cơ ở Ðắk Nông đều cao hơn mức trung bình của thế giới,…
Hồi Tháng Ba năm ngoái, Bộ Công Thương của chính phủ Việt Nam từng đề nghị hỗ trợ thêm cho kế hoạch khai thác bauxite tại Tây Nguyên khoảng 4,900 tỉ trong 10 năm từ 2016 đến 2025, song theo một số chuyên gia, nếu tính cả hỗ trợ về giá điện thì khoản hỗ trợ phải tới 1.2 tỉ Mỹ kim!
Từ Tháng Mười năm 2014 đến nay, bùn đỏ từ hai nhà máy alumin tại Tân Rai và Nhân Cơ đã tràn ra ngoài vài lần. Ông Nguyễn Văn Ban, cựu trưởng ban Nhôm-Titan của TKV, nhận định đó là “hệ quả của công nghệ Trung Quốc.”
Bình luận về kế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên, ngày 6 Tháng Năm năm 2009, tờ Financial Times ở Anh nhận định, kế hoạch khai thác bauxite ở Tây Nguyên là bằng chứng về sự phụ thuộc của Việt Nam vào Trung Quốc, và kế hoạch đó là một “món quà” mà ông Nguyễn Tấn Dũng dành tặng Trung Quốc.
Sau khi nhắn nhủ đồng liêu ở lại ráng làm người tử tế, ông Dũng đã về vui thú điền viên. Giống như nhiều “chủ trương lớn” khác, dân chúng Việt Nam tiếp tục còng lưng gánh hậu họa do “chủ trương lớn” của đảng CSVN tạo ra từ việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên trong nhiều thập niên nữa.
(Người Việt)
Dân trí Báo cáo kết luận thanh tra về việc thanh tra tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hé lộ một số khoản đầu tư tài chính không hiệu quả của Tập đoàn này.
Hé lộ chuyện các đơn vị Tập đoàn Than - Khoáng sản thua lỗ hàng ngàn tỷ đồng
Dân trí Báo cáo kết luận thanh tra về việc thanh tra tài chính tại Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã hé lộ một số khoản đầu tư tài chính không hiệu quả của Tập đoàn này.
>> Kiểm tra chi phí làm quà tặng tại Tập đoàn Than Khoáng sản
>> Kiểm toán Nhà nước yêu cầu kiểm điểm tập thể, cá nhân tại Vinacomin
>> Trích lập quỹ hàng nghìn tỷ mỗi năm, Vinacomin "vung tay quá trán"
TKV có nhiều khoản đầu tư tài chính không hiệu quả, gây thua lỗ lớn.
Theo báo cáo có 4/6 doanh nghiệp được thanh tra đầu tư tài chính tại thời điểm 31/12/2015 là hơn 17.157 tỷ đồng. Trong đó, có 3/6 doanh nghiệp đầu tư tài chính dài hạn và một số đơn vị chưa hiệu quả.
Cụ thể, theo báo cáo, Công ty mẹ - Tập đoàn đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2015 là hơn 15.729 tỷ đồng vào 59 công ty, bao gồm 49 công ty con, 7 công ty liên doanh, liên kết và 3 công ty khác. Năm 2015, có 50 công ty kinh doanh có lãi số tiền gần 655 tỷ đồng, cổ tức là lợi nhuận được chia năm 2015 là 98,6 tỷ đồng (chiếm 0,63% trên tổng số vốn đầu tư tài chính).
Tuy nhiên, có 9 công ty kinh doanh thua lỗ số tiền hơn 592 tỷ đồng trong năm 2015 và tính lũy kế đến 31/12/2015 thì có 11 công ty lỗ hơn 1.407 tỷ đồng.
Điển hình là Tổng công ty Điện lực - Vinacomin lỗ hơn 828 tỷ đồng, nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá ngoại tệ lớn (từ năm 2005 đến 2015 hơn 3.043 tỷ đồng) nhưng chưa được tính hết trong cơ cấu giá bán điện.
Ngoài ra còn có: Công ty cổ phần Vận tải thuỷ - Vinacomin lỗ 139 tỷ đồng; Công ty Cromit Cổ Định Thanh Hoá - TKV lỗ 115 tỷ đồng; Công ty Đóng tàu Sông Ninh - Vinacomin lỗ 90 tỷ đồng; Công ty liên doanh Aluminna (Campuchia - Việt Nam) lỗ 69 tỷ đồng; Công ty cổ phần Than Tây Nam Đá Mài - Vinacomin lỗ gần 70 tỷ đồng và Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê lỗ hơn 17 tỷ đồng.
Theo báo cáo, các đơn vị thành viên bao gồm Tổng công ty Khoáng sản TKV cũng có khoản đầu tư tài chính dài hạn tại thời điểm 31/12/2015 hơn 720 tỷ đồng vào 18 công ty. Trong số này có 11 công ty có lãi gần 72 tỷ đồng nhưng 7 công ty còn lại thua lỗ lên tới hơn 124 tỷ đồng trong năm 2015. Tính luỹ kế đến hết 2015, 12 công ty lỗ tới hơn 284 tỷ đồng.
Tổng công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc TKV cũng đầu tư tài chính dài hạn 514 tỷ đồng vào 12 công ty. Tại thời điểm 31/12/2015, có 3 công ty kinh doanh lỗ luỹ kế hơn 265 tỷ đồng.
Đến thời điểm thanh tra, Tập đoàn đã thoái vốn Nhà nước tại 13/17 đơn vị nhưng vẫn còn 4 đơn vị chưa thực hiện thoái vốn, bao gồm: 11,04 chứng chỉ quỹ, tương ứng 11,04 tỷ đồng góp vốn vào Quỹ đầu tư BIDV - Partner; 48 tỷ đồng đầu tư vào Công ty cổ phần Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà; 39 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Đại lý Hàng Hải; 76 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Vận tải thuỷ.
Đáng lưu ý, Tập đoàn chưa thực hiện chuyển nhượng vốn góp ở nước ngoài tại 3 đơn vị. Trong đó, góp vốn đầu tư 55,8 tỷ đồng vào Công ty liên doanh khoáng sản Stung Treng tại Campuchia nhưng dự án này đã dừng triển khai và được giải thể trong năm 2016.
Ngoài ra còn có Liên doanh Alumina (Campuchia) và Sắt Phu Nhuon, Muối - Hoá chất (Lào), Tập đoàn đang hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt hình thức tái cơ cấu theo hướng chuyển nhượng để thu hồi vốn hoặc giải thể đối với các dự án đã hết hạn thăm dò và không được gia hạn giấy phép theo quy định của nước sở tại.
Tập đoàn cũng chưa hoàn thành việc phá sản doanh nghiệp tại Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Ninh với giá trị vốn góp 20,52 tỷ đồng (chiếm 36% vốn điều lệ). Đến nay, Tập đoàn đã gửi đơn lên Toà án xin giải quyết phá sản công ty.
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, theo kết luận thanh tra,Tổ hợp Bauxit-Nhôm Lâm Đồng sau 3 năm đi vào hoạt động, tính từ 10/2013 đến hết tháng 9/2016 đã thua lỗ 3.696 tỷ đồng. Trong đó, lỗ do hoạt động sản xuất, kinh doanh là 2.520 tỷ đồng, lỗ do chênh lệch tỷ giá khoảng 1.176 tỷ đồng. Con số lỗ này đã vượt xa so với số lỗ luỹ tiến dự kiến theo kế hoạch là 1.660 tỷ đồng (không kể phần lỗ do chênh lệch tỷ giá). Tuy nhiên, Thanh tra cũng cho rằng, dự kiến năm 2017, dự án này sẽ hết lỗ theo đúng như tính toán của dự án (với thời gian lỗ kế hoạch là 4 năm).
Phương Dung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét