Một công ty Trung Quốc gấp rút xây dựng nhà máy sản xuất cực lớn với số vốn đầu tư liên tục được tăng cường chỉ trong thời gian ngắn. Công ty chuẩn bị đi vào sản xuất, nhưng khi được hỏi về báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), đại diện công ty vội tìm cách thoái thác. Trong bối cảnh Việt Nam đang phải gồng mình hứng chịu các thảm họa môi trường do hành vi thiếu trách nhiệm về đảm bảo môi trường của các doanh nghiệp Trung Quốc, hành vi không minh bạch của công này rõ ràng ẩn đầy khuất tất.
Công ty TNHH JA Solar VN (JA Solar) thuộc Tập đoàn JA Solar (Trung Quốc) được quảng cáo là nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời “mang tầm cỡ quốc tế” với công nghệ “hiện đại kỹ thuật cao”, sẽ góp phần tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam. Liệu tương lai tươi sáng này có trở thành hiện thực, khi thực tế cho thấy tại Trung Quốc, đã có 70% các nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời phá sản vì không đáp ứng được yêu cầu đảm bảo môi trường?
Tập đoàn JA Solar của Trung Quốc chi nghìn tỷ thuê đất tại Khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) để đầu tư Dự án sản xuất pin năng lượng mặt trời công nghệ cao. |
Công ty JA Solar “mang tầm quốc tế” này, thay vì lựa chọn con đường chính đáng, hợp pháp cho mục tiêu kinh doanh, lại gấp rút xây dựng nhà máy mà lặng lẽ “phớt lờ” quy định gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang. Phải chăng JA Solar cố tình làm ngơ vì lo ngại việc kiểm tra đánh giá tác động môi trường với kết quả không đạt chuẩn sẽ gây cản trở cho việc cấp phép xây dựng?
Theo thiết kế xây dựng của Tập đoàn JA Solar, sau khi đi vào hoạt động, công ty này sẽ xả 5.000 tấn nước thải mỗi ngày vào hai dòng sông Thương và sông Cầu, là hai nguồn cung cấp nước không chỉ cho hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang mà còn cho nhiều tỉnh khác.
Với lượng chì từ pin axit-chì mà công ty này thải ra sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người như hủy hoại chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai, tăng huyết áp, ung thư và với trẻ em sẽ làm giảm chỉ số thông minh. Lượng thủy ngân có trong một một viên pin cũng đủ làm ô nhiễm 500l nước hoặc 1m3 đất trong vòng 50 năm. Khi từ các dòng sông chảy ra biển, lượng chất thải này sẽ gây tổn hại đến hệ sinh thái đại dương, làm ảnh hưởng đến thềm san hô của quốc gia trong suốt nhiều năm trời.
Đáng nói hơn, Liên hiệp về các Chất độc tại Thung lũng Silicon cũng từng nhiều lần cảnh báo về mức độ nguy hại môi trường do chất thải công nghiệp mà JA Solar gây ra. Các dự án mà JA Solar đầu tư vào nhiều quốc gia khác như Malaysia, Ấn Độ, Zimbabwe,… cũng đều bị tố cáo về những ảnh hưởng ô nhiễm môi trường do nó gây ra như làm axit hóa đất đai, nguồn nước trong nhiều năm liền.
Nhiễm độc chì từ pin axit-chì gây hủy hoại chức năng của trí óc, thận, gây vô sinh, sẩy thai, tăng huyết áp, ung thư và với trẻ em sẽ làm giảm chỉ số thông minh |
Vụ việc về JA Solar nhắc nhớ lại sự cố Formosa, Tập đoàn này cũng từng đổ hàng chục tỷ USD vào khu công nghiệp Vũng Áng với lời kêu gọi nhà máy của hãng này sẽ là “tầm cỡ quốc tế”. Đổi lại lời hứa của Formosa, Việt Nam nhận được gì? Khoảng 70 tấn cá chết dọc 200km đường biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, ngư dân và cư dân sống bằng nghề du lịch tại đây. Liệu Tập đoàn JA Solar với lời hứa phát triển kinh tế Việt Nam, có lại tiếp tục lún vào bước xe đổ của Formosa một lần nữa?
Những thảm họa này phải chăng sẽ còn liên tục tiếp diễn khi mà hàng ngày vẫn còn những cánh tay âm thầm đứng sau phê duyệt cho các dự án của doanh nghiệp Trung Quốc, bất chấp các quy định của pháp luật nhằm đổi lại những lợi nhuận cá nhân của riêng mình, đi ngược lại hoàn toàn chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: “không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà đánh đổi môi trường, cuộc sống bình yên của người dân”. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần nhanh chóng làm rõ những khuất tất, cũng như minh bạch các thủ tục pháp lý, ngăn chặn triệt để những “phiên bản Formosa” tiếp tục mọc lên ăn mòn toàn bộ lãnh thổ Việt Nam.
Mai Nguyên
(Blue)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét