Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Đàm phán biên giới Việt-Trung 1974-1978

Tiến sĩ Balazs Szalontai

  • 21 tháng 2 2017
Quân Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh ngày 17/4/1975Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionQuân Khmer Đỏ tiến vào Phnom Penh ngày 17/4/1975
Trong các cuốn sách nghiên cứu lịch sử, mối liên hệ Việt-Trung xấu đi sau năm 1975, thường được gán cho là hậu quả của việc Hà Nội nghiêng về phía Liên Xô.
Trong lúc các giải thích này phần nào đúng, thì các tài liệu từ văn khố Hungary đã hé lộ cho thấy nguyên nhân chính gây ra cuộc xung đột Việt Trung là một vấn đề mà Liên Bang Xô Viết chẳng có dính dáng gì tới: đó là cuộc tranh chấp về chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Nhìn từ khía cạnh Trung Quốc, chuyện Hà Nội không chịu hùa với Bắc Kinh trong cuộc xung đột Nga-Trung chắc chắn là là một trong các nhân tố chính làm cho hai nước trước đây là đồng minh nhưng sau đó đã từng bước một không thuận thảo với nhau.
Trong và sau cuộc chiến Việt Nam, các chiến lược gia của Trung Quốc lo ngại rằng nếu như Liên Xô “nắm” được Mông Cổ, thì thế nào họ cũng nhảy vào Đông Dương, và do đó, sẽ “khoanh vùng” nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc lại.
Để thuyết phục Việt Nam ngả về lập trường bài Liên Xô, giới lãnh đạo Trung Quốc áp dụng tùy theo thời cơ chiến thuật “vừa o, vừa ép” lân bang nhỏ của họ ở phía nam.
Và để ăn chắc, họ cũng tìm cách bành trướng thế lực của họ tại hai nước Đông Dương mà Hà Nội đã có ảnh hưởng: đó là Lào và Campuchia.
Nghịch lý thay, chính vì Trung Quốc cạnh tranh với Bắc Việt trong việc gây thanh thế lên Lào và Campuchia, nên đã giúp cho Liên Xô xích lại gần hơn với Bắc Việt vì Liên Xô - không như Trung Quốc - sẵn sàng chấp thuận thế thượng phong của Hà Nội lên cả Đông Dương.
Như một nhà ngoại giao Xô Viết đã nói hồi tháng Ba năm 1970: “Việt Nam có thể trở thành viên đá tảng cho thể chế xã hội chủ nghĩa tại Lào và Campuchia.”
Vào cuối mùa thu năm 1973, Thủ tướng Bắc Việt vào lúc đó là ông Phạm Văn Đồng, trong một chuyến thăm Đông Đức, đã nhất mực nói với nước chủ nhà rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cương quyết duy trì mối giao hảo với cả Liên Xô và Trung Quốc.
Vì muốn thống nhất đất nước bằng võ lực sau khi quân đội Mỹ triệt thoái, Hà Nội hoàn toàn không hài lòng khi điện Kremlin bắt đầu giảm viện trợ quân sự cho Bắc Việt sau Hiệp Định Paris.
Do đó, giới lãnh đạo cộng sản Việt Nam bắt buộc phải có lý do riêng để đối mặt với Trung Quốc.
Một lý do mà hầu như mọi người đều biết là Việt Nam cạnh tranh gây thế lực với Trung Quốc lên Đông Dương, tuy nhiên theo ý kiến cá nhân của tôi, một trong các lý do quan trọng là Hà Nội bất bình trước sự thể là Trung Quốc chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa bởi vì Bắc Việt chưa đồng ý về đường biên giới trên biển với Trung quốc và thứ đến là cuộc xung đột với Pol Pot.
Bước sang năm 1974, sự chằng chịt của hai vấn đề này rõ ràng đã làm cho giới lãnh đạo của đảng Lao Động Việt Nam nhức nhối.
Vào ngày 18 tháng Một cùng năm, nghĩa là đúng một ngày trước khi bùng ra “Trận Đánh Hoàng Sa”, chính phủ Trung Quốc để trả lời cho một thỉnh cầu trước đó của Bắc Việt, đã thông báo cho Hà Nội biết rằng họ sẵn sàng ngồi vào bàn để đàm phán về đường biên giới trên biển trong vùng Vịnh Bắc Việt.
Nguyên của vụ tranh chấp này bắt nguồn từ các thỏa ước Pháp-Trung hồi năm 1887 và 1895, trong đó có các điều khoản đặc biệt về các đảo trong vịnh này, chứ không phải về đường biên giới trên biển.
Hình minh họaBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionViệt Nam xem Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Trong lúc Hà Nội chọn giải pháp chia toàn bộ vịnh này theo đường kinh tuyến để phân biệt rạch ròi các đảo do Việt Nam chiếm giữ và các đảo do Trung Quốc chiếm giữ, thì phía Trung Quốc vạch ra rằng giải pháp có lợi cho Việt Nam hơn là Trung Quốc.
Các cuộc đàm phán về đường biên giới Việt-Trung mới vừa bắt đầu tại Bắc Kinh hồi tháng Tám đến tháng 11, thì lại bị ngưng.
Trung Quốc đưa ra đề nghị sửa đổi đường biên giới trên biển - có lợi cho Bắc Kinh- và phía Việt Nam nhất mực yêu cầu phải giữ đường biên giới theo lịch sử, do đó, hai bên khó có thể đạt được thỏa thuận và công tác đàm phán lại càng khó hơn nhất là sau khi Trung Quốc chiếm đón quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc gây áp lực đòi Hà Nội phải chấp nhận “sự kiện đã rồi”, trong lúc ấy ban lãnh đạo đảng Lao Động Việt Nam lo sợ rằng nếu như chấp nhận đường biên giới trong vùng Vịnh Bắc Việt không theo đúng lịch sử phân định, thì điều hàm ý công nhận sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc và đồng thời tự tước bỏ chủ quyền của mình trên quần đảo này.
Sau vụ chiếm đóng này, ban lãnh đạo đảng Lao Động đã để lộ cho phía Trung Quốc biết rằng họ bất bình với hành động này, và sự bất bình này cộng thêm với sự thất bại của cuộc đàm phán về đường biên giới trên biển trong vùng Vịnh Bắc Bộ rất có thể đã khiến cho Bắc Kinh quyết định nêu lên một vấn đề đã bị sao lãng trong nhiều thập niên: đó là vấn đề đường biên giới trên đất liền giữa hai nước.
Ngay từ đầu năm 1974, phía Trung Quốc đã bắt đầu khiêu khích tại một số khu vực biên giới, mà hai bên đều đòi chủ quyền, và vào tháng Ba năm 1975, Trung Quốc chính thức đề nghị đàm phán về vấn đề này.
Các khu vực tranh chấp phần lớn có diện tích không đáng kể: hồi năm 1979, phía Việt Nam nói rằng tổng số diện tích mà Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp là 76 cây số vuông.
Do đó, đường như đảng Cộng Sản Trung Quốc dùng vấn đề đường biên giới trên đất liền như là một món hàng để mặc cả với chủ đích buộc Việt Nam phải ép mình trong các vụ tranh chấp phức tạp hơn nhiều về đường biên giới trên biển.
Vào tháng Chín năm 1975, nhật báo Nhân Dân đã đăng một bài thơ của Tố Hữu trong đó, ông tuyên bố công khai rằng quần đảo Trường Sa, mà Trung Quốc và một số nước cũng đòi chủ quyền, là một phần bất khả phân của nước Việt Nam mới vừa thống nhất.
Nhà thơ Tố Hữu, ủy viên trung ương đảng, đã thẳng thừng tuyến bố với một đoàn Đông Đức đến thăm rằng Nam Hải thực ra là “Biển Đông của chúng tôi.”
Chắc chắn những lời phát biểu của ông Tố Hữu đã được giới lãnh đạo cao nhất chấp thuận bởi vì cũng trong tháng này khi ông Lê Duẩn viếng thăm Trung Quốc, ông cũng đã chính thức khẳng định rằng Hoàng Sa là của Việt Nam.
Tuy nhiên, đảng Cộng Sản Trung Quốc từ chối tham gia các cuộc đàm phán dưới bất cứ hình thức gì về quần đảo này.
Trái lại, vào tháng 12, truyền thông Trung Quốc đã bắt đầu nhấn mạnh theo lịch sử Trung Quốc là chủ quần đảo Hoàng Sa, và Việt Nam đã phản bác lại cùng một cung cách.
Vào tháng Hai năm 1976, hai nhật báo Nhân Dân và Quân Đội Nhân Dân đã đăng một loạt các bài về các lãnh thổ của Việt Nam trên biển, bao gồm không những Hoàng Sa và Trường Sa mà còn có cả hai đảo Phú Quốc và Thổ Châu, mà trong thời gian trước đó không lâu Việt Nam có đọ súng với binh sĩ Campuchia của Pol Pot trên đó.
Hồi tháng 10 năm 1977, Việt Nam và Trung Quốc bắt đầu đàm phán tại Bắc Kinh về vấn đề biên giới.
Để tránh cho các cuộc đàm phán bị khựng lại ngay từ đầu, phía Việt Nam đề nghị chỉ nên bàn về đường biên giới trên biển khi nào đường biên giới trên đất liền kém quan trọng hơn, đã được giải quyết xong.
Đàm phán lâm vào bế tắc bởi vì Trung Quốc nhất mực cho rằng đường biên giới trên đất liền được sửa đổi sau năm 1895 có lợi cho Trung Quốc phải được công nhận phần nào.
Còn Việt Nam lo ngại rằng nếu chấp nhận như vậy thì chẳng khác nào hợp thức hóa sửa đổi đơn phương, kể cả sự chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa.
Các cuộc đàm phán về Vịnh Bắc Bộ thậm chí rất gay go vì phía Trung Quốc bác bỏ luận cứ của phía Việt Nam muốn rằng đường biên giới được ấn định trong các thỏa hiệp Pháp-Trung phải được áp dụng cho cả Vịnh Bắc Bộ chứ không riêng gì đối với một số đảo.
Ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Trung Quốc chỉ nhìn nhận đoạn biên giới nào do Pháp vẽ mà có lợi cho họ thôi như trường hợp biên giới Lào-Trung, do đó, vụ tranh chấp lãnh thổ Việt-Trung không những chỉ là một cuộc xung đột về pháp lý mà cũng còn về chiến lược và kinh tế nữa, vì tài nguyên dầu hỏa trong vùng Vịnh Bắc Bộ và tại quần đảo Hoàng Sa rất phong phú.
Vào mùa hè năm 1978, các cuộc đàm phán hoàn toàn tan vỡ.
Sự tan vỡ này cho thấy rằng Bắc Kinh và Hà Nội tất nhiên sẽ phải đụng độ với nhau, tuy nhiên, điểm đáng nói, là cuộc xung đột Trung-Việt không có dính líu gì tới liên hệ tay ba giữa Hà Nội, Bắc Kinh và Moscow vì Liên Xô không có hậu thuẫn việc Việt Nam đòi chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.
Trái lại, vụ tranh cãi về lãnh thổ là một vấn đề đối với điện Kremlin bởi vì hồi năm 1958 toàn bộ khối Xô Viết đã nhìn nhận chủ quyền theo lịch sử của đảng Cộng Sản Trung Quốc trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việc Việt Nam liên kết với Liên Xô, và sự gia nhập của Việt Nam vào khối COMECON hồi tháng Sáu năm 1978 có thể là một hậu quả hơn là nguyên nhân chính làm cho liên hệ Việt-Trung xấu đi.
Bài viết từng đăng trên BBC Tiếng Việt năm 2010. Tác giả khi đó là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary.

Sự lỡ lời hay là sự cúi đầu của Mỹ trước Trung Quốc?

Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thử phản ứng của Chính quyền Mỹ thông qua những hoạt động cương quyết ở Biển Đông. Việc ngăn chặn Trung Quốc đòi hỏi Mỹ đưa ra tín hiệu rõ ràng và nhất quán về những gì có thể chấp nhận và không thể chấp nhận.

6496.jpg

Trong chuyến thăm Bắc Kinh vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có một động thái khác lạ: chấp nhận lối nói dài dòng của Trung Quốc khi mô tả về mối quan hệ Mỹ-Trung. Trước và sau cuộc gặp với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị, ông Tillerson nói: "Mối quan hệ Mỹ-Trung được định hướng bởi sự hiểu biết về không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi". Với cách nói này, ông Tillerson chấp nhận tất cả định nghĩa của Trung Quốc về quan hệ Mỹ-Trung, lặp lại nguyên văn những điều mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và quan chức Trung Quốc đã từng nói trước đây.

Trung Quốc sử dụng những ngôn từ này bởi nghe chúng dễ chịu (thực tế là nghe chúng rất lạ đối với một người nói tiếng Anh bản địa). Họ sử dụng những từ này bởi chúng diễn đạt một định nghĩa cụ thể về "mối quan hệ nước lớn kiểu mới" do Trung Quốc khởi xướng về sự thỏa hiệp, không can dự và phạm vi ảnh hưởng. Chấp nhận những từ ngữ này đồng nghĩa với việc ông Tillerson sẽ chấp nhận những yêu cầu của Trung Quốc và đồng thuận với định nghĩa của Trung Quốc về mối quan hệ song phương mà không hề đem lại lợi ích cho Mỹ. Báo chí Trung Quốc loan báo rằng với việc sử dụng những từ ngữ này, ông Tillerson "hoàn toàn ủng hộ quan hệ kiểu mới giữa các nước lớn". Điều này rất phiền phức vì một số lý do sau:

Ông Trump có rất nhiều lời lẽ mạnh bạo với Trung Quốc nhưng đến nay Mỹ lại có những thỏa hiệp sau những lời lẽ khó chịu của Trump. Lời lẽ của ông Tillerson được đưa ra sau khi Trump đe dọa sẽ xem xét lại chính sách "Một Trung Quốc" mà sau đó chính ông lại tái khẳng định về chính sách này và ông làm vậy theo yêu cầu của Tập Cận Bình- điều đó thể hiện sự thỏa hiệp. Trung Quốc coi trọng sức mạnh. Nhưng cần phải có một chiến lược và chỉ sử dụng những ngôn từ gay gắt khi có những hành động phù hợp tiếp sau đó. Còn những lời lẽ gay gắt mà sáo rỗng, không hề có hành động răn đe ngay sau đó thì không phải là sức mạnh. Đó là sự yếu đuối.

Những động thái của Mỹ khiến Bắc Kinh cho rằng họ có thể phớt lờ những lời nói từ Chính quyền Trump. Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thử phản ứng của Chính quyền Mỹ thông qua những hoạt động cương quyết ở Biển Đông. Việc ngăn chặn Trung Quốc đòi hỏi Mỹ đưa ra tín hiệu rõ ràng và nhất quán về những gì có thể chấp nhận và không thể chấp nhận được, song những tuyên bố mâu thuẫn của Chính quyền Trump khiến cho việc ngăn chặn những hành vi xấu của Trung Quốc càng trở nên khó khăn. Chấp nhận một định nghĩa về quan hệ Mỹ-Trung có thể được Trung Quốc hiểu như là sự cho phép các hành động quyết đoán hơn.

Các đồng minh của Mỹ đang theo dõi rất sát sao những lời nói của các quan chức Mỹ với Trung Quốc. Sự khác biệt giữa ngăn chặn và bảo đảm cũng cần có những tín hiệu rõ ràng và nhất quán. Khi ông Tillerson nói những điều bảo đảm của Mỹ về quan hệ đồng minh với Tokyo và Seoul thì hai nước này cũng có thể sẽ nghi ngờ về những cam kết của Mỹ khi xem xét những điều ông Tillerson nói ở Bắc Kinh. Bạn bè của Mỹ- Đài Loan- nhiều khả năng đang cảm thấy nôn nóng, tin rằng việc chấp nhận mối quan hệ Mỹ-Trung theo định nghĩa của Trung Quốc sẽ làm giảm đi sự ủng hộ của Washington đối với Đài Bắc.

Tất cả những điều này khiến việc giàn xếp quan hệ với Trung Quốc càng khó khăn hơn. Mỹ cần phải cứng rắn với Trung Quốc, trên một số lĩnh vực thậm chí còn phải cứng rắn hơn Chính quyền Obama tiền nhiệm. Nhưng Mỹ cũng cần khôn khéo về việc sẽ làm điều đó thế nào, bao gồm cả việc bảo đảm cho các đồng minh của Mỹ rằng những cam kết của Mỹ là thực sự. Nếu Bắc Kinh coi Chính quyền Trump như là "con hổ giấy" thì sẽ rất khó để thuyết phục Trung Quốc kiềm chế các hoạt động gây hại cho Mỹ về thương mại, công nghệ, Biển Đông, chứ đừng nói đến chấp nhận những chính sách có lợi cho Mỹ như phải cứng rắn hơn với Triều Tiên.

Tạo thế cân bằng với Trung Quốc không phải là điều dễ dàng. Tác giả đã từng ngồi đàm phán về lời lẽ trong các tuyên bố với quan chức Trung Quốc trong nhiều giờ mệt mỏi trước các cuộc gặp cao cấp. Bắc Kinh đã gây sức ép đòi Chính quyền Obama sử dụng chính những từ mà ông Tillerson đã nói. Mỹ nhận thức rõ rằng mỗi từ được chọn mang một ý nghĩa rất cụ thể trong đầu người Trung Quốc, vì vậy, Mỹ lựa chọn từ ngữ rất kỹ càng.

Nhận thức này một phần dựa trên những điều học được từ những lỗi lầm trước đó. Trước cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Trung năm 2009, Trung Quốc cũng đòi đưa "tôn trọng và nhân nhượng những lợi ích cốt lõi của mỗi bên" vào Tuyên bố chung. Đây là một bước đi sai lầm của Mỹ, thể hiện sự thỏa hiệp đối với Trung Quốc, làm dấy lên mối lo ngại đối với các nước đồng minh của Mỹ. Phải mất nhiều năm và rất nhiều nỗ lực để chỉnh sửa lại nhận thức này.

Không rõ động cơ sau những lời nói của ông Tillerson là vô tình hay cố ý. Một người lạc quan có thể hy vọng đây là một bước đi sai lầm như trước đây và Chính quyền Trump sẽ rút ra bài học. Nhưng không chỉ tránh không sử dụng định nghĩa của Trung Quốc về mối quan hệ song phương mà còn cần dừng ngay những lời lẽ khiêu khích sáo rỗng và phải sử dụng một chiến lược thực sự trong quan hệ với Trung Quốc.

Tác giả là bà Laura Rosenberger, cố vấn về chính sách đối ngoại của ứng cử viên Hillary Clinton trong chiến dịch tranh cử năm 2016. Bài viết đăng trên “Tạp chí Foreign Policy.”

Anh Thư (gt)

(Nghiên Cứu Biển Đông)

TS Lê Kiên Thành: “Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh…”

Lan Hương

(Tuổi Trẻ & Đời Sống)

Khi tôi ngỏ ý muốn có một cuộc trò chuyện với TS Lê Kiên Thành, ông nghĩ tới và muốn nói tới nguồn tài nguyên con người Việt Nam - thứ đã từng là bảo hiểm của dân tộc trong những năm tháng gian khó, ngặt nghèo...

TS Lê Kiên Thành
TS Lê Kiên Thành

Tự hào và trăn trở
- PV: Vì sao lúc này, vào thời điểm này, điều ông muốn nói tới lại là về người Việt Nam?
Vì bạn biết không, tôi tự hào. Và tôi trăn trở.
Một lần, khi tôi sang Hàn Quốc, có một ĐBQH Hàn Quốc đã nói với tôi rằng: “Nếu nói về kinh tế, chúng mày thua chúng tao không dưới 30 năm. Nhưng nói về thống nhất đất nước, chúng tao không biết sẽ thua chúng mày đến bao giờ…”.
Người Hàn Quốc và Triều Tiên có lẽ còn mất rất lâu để chờ đến ngày thống nhất. Hoặc có thể là không bao giờ. Nhưng người Việt Nam đã làm được điều đó, trong một cuộc chiến mà chúng ta là kẻ yếu trước một đế quốc Mỹ hùng mạnh, một cuộc chiến mà kể cả khi cả thế giới đều đứng về phía ta, thì họ cũng không tin chúng ta sẽ chiến thắng.
Thế mà cũng dân tộc đã làm nên kì tích đó, ngày hôm nay lại đang đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng về mọi thứ: là sự tham ô của những người lãnh đạo; là sự suy thoái về đạo đức của xã hội; là sự lạnh lùng, tàn nhẫn đến ghê người giữa người với người.

TS Lê Kiên Thành: “Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh…”
Niềm tin và lí tưởng đã giúp chúng ta giải phóng đất nước

- PV:  Có bao giờ ông tìm cách lý giải những kì tích mà chúng ta đã tạo ra trong quá khứ ấy?
Đó là vì niềm tin và lý tưởng mà chúng ta đã cùng nhau tạo ra.
Ngày bé, ba tôi (cố TBT Lê Duẩn - pv) từng chứng kiến bà nội tôi nhìn sang nhà hàng xóm và ước rằng: “Đến bao giờ nhà mình mới có một nồi khoai to như nồi khoai nhà họ để ăn?”.
Ba tôi đã khóc nhiều vô cùng. Ông đi làm cách mạng, cũng vì mơ ước rất giản dị là bà nội tôi và những người dân nghèo giống bà nội tôi không còn phải mơ ước về nồi khoai đó. Rất nhiều người Cộng sản thế hệ đó cũng giống ba tôi.
Người Cộng sản có xuất thân nghèo khó đi làm cách mạng không chỉ vì gia đình nghèo khổ, mà họ đi làm cách mạng bởi vì những gia đình khác cũng nghèo khổ như gia đình họ. 
Những người Cộng sản sinh ra trong gia đình giàu có đi làm cách mạng không vì gia đình họ, cá nhân họ, vì nếu chọn một cuộc sống hạnh phúc, hưởng thụ và vị kỉ, họ sẽ không bao giờ dấn thân vào con đường không biết sống chết đó… Họ đi, vì hiểu đây là điều đúng đắn, là điều có lợi cho dân tộc, cho đất nước, cho nhân dân. 
Ba tôi  thường kể đi kể lại câu chuyện về người bạn tù cùng buồng giam với ông trong nhà tù Côn Đảo. Trước khi chết đi, người bạn tù ấy đã đưa cho ông manh áo duy nhất của mình mà nói: “Tao muốn cống hiến một cái gì đó cho Đảng quá mà không còn cơ hội. Mày hãy mặc cái áo này của tao”.
Ba tôi không nhận chiếc áo đó, vì không đành lòng để bạn mình chết mà không có mảnh vải che thân. Nhưng câu chuyện đó khiến ông nhớ mãi một điều: Hạnh phúc nhất của người Cộng sản như ông là được cống hiến, cho Đảng. Vì có những người muốn cống hiến mà không bao giờ có cơ hội để cống hiến. 
Tôi luôn nghĩ về niềm tin vào lý tưởng của những người Cộng sản. Đó là một niềm tin không thể cắt nghĩa. Có lần đi thăm Bảo tàng, tôi đọc một bài thơ của một người chiến sĩ tình báo. 
Bài thơ đó có 1.000 câu thơ, được viết trong 1.000 ngày ông bị giặc giam giữ trong căn hầm phân hôi thối, nóng bức và ngột ngạt. Và mỗi ngày trong suốt 1.000 ngày đó, ông viết một câu thơ. 
Tại sao người Cộng sản đó có thể viết được bài thơ 1.000 câu ấy, nếu không phải vì niềm tin vô bờ bến, là lý tưởng tuyệt đối mà ông dành cho lý tưởng mình theo đuổi. Chỉ có sức mạnh đó, thì một người bình thường mới có thể tạo ra sự đối kháng mãnh liệt trong hoàn cảnh kinh khủng như thế.
Và niềm tin ấy không chỉ là đơn lẻ của một người Cộng sản. Đó là niềm tin  của nhiều người Cộng sản. Với cách sống như thế, với hành động ấy, họ đã lan toả được niềm tin.
Hồi đó Đảng CSVN chỉ có vài nghìn Đảng viên, nhưng mỗi người Cộng sản có thể lan toả được niềm tin ấy sang hàng vạn người khác, tạo thành một sức mạnh không thể bị khuất phục. Và niềm tin ấy, khi được lan toả, đã tạo nên được những điều phi thường.
- PV: Tôi đã từng gặp những bà mẹ VNAH đã mất cả 18 người con, cháu trong quá khứ. Tôi từng gặp những người chiến sĩ tình báo bị CIA cưa chân đến 6 lần vẫn không khai ra bí mật của cách mạng. Theo ông, vai trò của họ với đất nước là gì?
- Họ là  tài nguyên vô giá của đất nước, là "bảo hiểm" của dân tộc trong những lúc nguy nan và thách thức. 
Có thời điểm, người nước ngoài nhận định về xã hội ta là một xã hội “cứ ra ngõ là gặp anh hùng”. Đó là sự thật. Một nhà báo nổi tiếng nước ngoài khi nhìn thấy cô du kích áp giải phi công Mỹ đã thốt lên: “Súng thì dài hơn người , chiến công thì nhiều hơn tuổi”!
Con người Việt nam có thời điểm trong lịch sử đã từng bừng sáng đến vậy, và nhờ đó đã giúp dân tộc vượt qua được những thách thức vô cùng to lớn, những hoàn cảnh vô cùng ngặt nghèo. Đó là những con người rất bình thường, nhưng đã dám hi sinh vì dân tộc.
Nhưng con người Việt Nam không chỉ có những anh hùng. Con người Việt Nam ngày ấy có sự yêu thương và chia sẻ. Và tôi nghĩ, đó mới là cội nguồn của sức mạnh.
Ngày bé, tôi từng phải về nông thôn sơ tán. Những người nông dân ở nông thôn nghèo hơn gia đình chúng tôi ở thành phố. Họ sống thiếu thốn hơn chúng tôi.

TS Lê Kiên Thành: “Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh…”
Ngày xưa chúng ta chiến đấu để bảo vệ nhân dân, để giải thoát nhân dân 

Nhưng họ luôn dành cho chúng tôi chỗ ngủ tốt nhất trong nhà họ, luôn chia cho chúng tôi miếng ăn mà họ có. Vì họ nghĩ rằng, con cái họ tuy nghèo nhưng còn được gần bố mẹ nên thương vô cùng những đứa trẻ phải đi sơ tán như chúng tôi.
KHi đó còn bé, tôi chưa cảm nhận được nhiều. Nhưng càng sau này, tôi càng ngẫm nghĩ và xúc động về tình yêu thương đó.
Khi một người nghèo có thể yêu thương những người giàu hơn mình, may mắn hơn mình, thì đó thực sự là tình thương nhân văn nhất, vĩ đại nhất.
Không nghèo, không đói như ngày xưa, tại sao lại ác hơn ngày xưa?
- PV: Và người Việt Nam bây giờ, trong mắt ông, có khác gì với người Việt Nam của những năm tháng cũ?  Nguồn tài nguyên vô giá mà chúng ta từng có trong quá khứ giờ ra sao?
- Dù đau lòng, tôi không thể không thẳng thắn nói rằng, chúng ta đã mất đi rất nhiều nguồn tài nguyên ấy!
Trong những năm vừa rồi, điều rõ nhất tôi cảm nhận được là chưa bao giờ cái xấu và tội ác đến với chúng ta bình thản như thế này. Người ta nhìn nó thản nhiên, như là điều tất yếu. Đó là buổi sáng, khi tôi đọc tin về một cậu thanh niên cứa cổ đứa bé 8 tháng tuổi; Đó là khi tôi đọc tin về những người dân cùng xông vào đánh chết một kẻ trộm chó… 
Có những người trong chúng ta hôm nay dùng cái ác và cái xấu để sinh tồn. Có những người nhìn nó thản nhiên một cách lạ kỳ.
Việc một tên cướp bị tuyên án tử hình vì chém đứt tay một người và trước đó đã chém 14 người, nhưng bà mẹ đẻ ra thằng bé đó không hề mảy may ân hận. Bà ta chửi bới cả xã hội và nghĩ rằng tại sao phải chém tay mà không chém đầu…, thì đó là hình ảnh đáng sợ nhất: Hình ảnh một người mẹ biết quý con mà không còn coi sự sống của người khác ra gì.
Tôi luôn nghĩ, có thể con người Việt Nam hôm nay dường như đang gặp phải một sai lầm nào đó trong tổ chức cuộc sống, khiến cho tình cảm, lòng thương người, sự vị tha đang bị biến dạng một cách ghê gớm. Đó là điều quá lạ lùng với xã hội này. 
Có lẽ chưa từng có một giai đoạn nào trong quá khứ mà người Việt Nam phải trải qua tình cảnh như ngày hôm nay.
Người Việt từng sống dưới ách nô lệ cả nghìn năm của các triều đại phương Bắc, từng bị đế quốc, thực dân đô hộ, chịu đựng đủ sự tàn ác, bóc lột từ ngoại bang. Nhưng chưa bao giờ, khi tìm hiểu về lịch sử, tôi nghe được về chuyện người Việt tàn ác với chính đồng  bào của mình. 
Thế nên giờ mỗi ngày mở báo ra, đọc tin về một người nào đó bị cả làng xúm lại đập chết vì ăn trộm chó; Cứ dăm bữa nửa tháng lại có vụ thảm sát nào đó ở tỉnh này đến tỉnh kia, tôi rùng mình. Chưa bao giờ người Việt Nam đối xử với nhau hằn học đến thế, man rợ đến thế.
Chúng ta không nghèo như ngày xưa, không đói như ngày xưa? Tại sao chúng ta lại ác hơn ngày xưa?
Thế mà những người có trách nhiệm chưa bao giờ nghĩ đến việc nghiên cứu, cắt nghĩa, để tìm ra được điều gì đang bị lỗi trên đất nước này, cái gì đang sai trong hệ thống này?
Những gì đang diễn ra ở đất nước ta hôm nay, có lẽ cần phải được suy nghĩ cho thật kỹ. Ví dụ, tại sao nhiều người có tiền mà vẫn tham nhũng khủng khiếp như vậy?
Có lẽ đó không phải văn hóa. Người ta hay nói “bần cùng sinh đạo tặc” – nhưng nhìn vào xã hội mình, đúng là đạo tặc có một phần từ bần cùng đi lên, nhưng một phần rất đông đạo tặc lại sinh ra bởi những người không bần cùng.
Những quan chức phạm hàng loạt tội ác mà chúng ta thấy trong những năm qua, họ đâu phải là những người bần cùng?
Hãy nhìn qua những vụ án gần đây nhất sẽ thấy rằng những người hiểu pháp luật, bảo vệ pháp luật, họ vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng và đầy tính toán để khi người ta bị bắt, người ta chỉ nói một câu rất nhẹ nhàng là: chứng minh đi. Tức là người ta đã chuẩn bị cho tình huống đó. Người ta đã nhạo báng và thách thức cả xã hội. 

TS Lê Kiên Thành: “Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh…”
Đoạn kết đã tạo nên sức mạnh cho dân tộc Việt Nam

- PV: Dùng từ tàn ác, dã man để miêu tả, ông có thấy nó nặng nề và khắt khe quá?
- Thế theo chị, chúng ta có thể dùng từ gì khác? Khi mà một con người có thể cứa cổ một đứa bé 8 tháng tuổi. Khi mà một cậu thanh niên còn đang đi học có thể giết chết cả một gia đình để cướp của, hay một chàng trai trẻ mặt mũi sáng ngời có thể giết cả gia đình bạn gái để trả thù. 
Mà sự tàn ác không chỉ xuất hiện ở đó. Tôi nhìn thấy sự tàn ác cả ở những vụ án tham ô, tham nhũng, cướp đất dân nghèo của những người có quyền lực.
Tôi nhìn thấy sự tàn ác trong những vụ án oan mà những người đại diện pháp luật bằng sự lạnh lùng, vô tình, vô trách nhiệm của họ , đã vội vã đưa ra những kết luận điều tra vô lý nhất mà không cần quan tâm đến việc họ có thể đẩy một con người vô tội vào con đường chết. 
Phải nghiêm túc nhìn thẳng vào vấn đề trước khi quá muộn
- PV: Theo ông, điều gì đã khiến xã hội chúng ta, chỉ trong mấy chục năm, từ một thế hệ có thể cùng nhau vào sinh ra tử, một thế hệ có thể vừa đi vào chỗ chết vẫn đủ tinh thần hát vang cả dãy Trường Sơn lại có thể thay đổi đến nhường này?
- Không biết các nhà lãnh đạo đất nước có bao giờ ra đường nhìn những người nông dân đi biểu tình không. Nhưng tôi cứ nhìn những bà già trùm khăn ngồi bên vệ đường trong đoàn biểu tình, càng nhìn càng không tin nổi họ đang làm gì xấu hay đang cố giành về cho mình những thứ không phải của mình.
Nếu bản chất họ thế thì sẽ không có việc họ đi theo Đảng, theo cách mạng trong suốt cuộc kháng chiến đó. Họ sẽ không hiến cả nhà cửa của mình, gia sản của mình, con cái của mình cho cách mạng.
Vậy mà chúng ta đã làm gì để khiến họ thành ra như thế? Tại sao những cái đã tạo ra sức mạnh phi thường cho chúng ta trong quá khứ thì giờ đây chúng ta lại đang phá vỡ nó? Giờ chúng ta không phải đương đầu với những khó khăn như thời chiến.
Giờ chúng ta chỉ phải đương đầu với chính những khó khăn do chúng ta tự gây ra, vậy mà cứ mỗi ngày ngồi ở đất Sài Gòn, nhìn thiên nhiêu ưu đãi thế này mà chúng ta không ngẩng đầu lên được, tôi cảm thấy xót xa vô cùng. Những người đã khuất nhìn thấy điều này sẽ càng xót xa hơn.
Khi góp ý cho Đại hội Đảng, tôi từng nói một điều rất đau khổ là bản thân chúng ta chưa tạo được một cơ chế dân chủ cho chính Đảng của mình. Và khi chưa thể làm được điều đó, ta khó lòng tạo ra sự dân chủ cho cả xã hội.
Và sự mất dân chủ này sẽ làm biến dạng ghê gớm, biến dạng sâu sắc Đảng. Sự biến dạng này nó sẽ gây ra những sự biến dạng trong các vấn đề khác: vấn đề về kinh tế, về xây dựng, về giáo dục, về con người…. Mà sự biến dạng đó sẽ vô cùng nguy hiểm! 
Việc những người Việt sẵn sàng trói và đánh đến chết một kẻ trộm chó không đúng với bản chất của dân tộc này. Việc 5 người công an cùng đánh một nghi can của vụ án đến chết cũng không đúng với những gì tôi biết về dân tộc này. 
Tôi không tin một người có thể cứa cổ đứa trẻ 8 tháng tuổi có thể chết vì dân tộc mình. Những người không biết động lòng, không biết xót xa trước sự đau khổ của người khác thì không thể nào chờ đợi tình yêu đất nước từ họ. Thế thì chúng ta phải nghiêm túc nhìn thẳng vào nó trước khi quá muộn. 
Tôi cho rằng, có lẽ chúng ta đang gặp một lỗi lầm nghiêm trọng về hệ thống. 
Có lẽ, những điều mà chúng ta đã từng vì nó mà  chiến đấu ngày xưa, thì giờ chúng ta đang phản bội nó, đi ngược lại nó, xa rời nó.
Ngày xưa chúng ta chiến đấu để bảo vệ nhân dân, để giải thoát nhân dân khỏi những bất công, bóc lột, thì bây giờ sự bất công đang quay trở lại trong sự phân chia lợi ích giữa những người có chức có quyền với những người dân thường, giữa những người giàu với những người nghèo.
Và như một cỗ xe, khi bộ phận này hỏng hóc mà chưa kịp sửa chữa, sự hỏng hóc ấy sẽ lan sang những chỗ khác và làm cỗ xe ấy xuống cấp trầm trọng.
Và có lẽ phải rất bình tĩnh, rất chân thành, rất tha thiết, rất thẳng thắn để nhìn thẳng vào vấn đề, đối mặt với nó, chúng ta mới giải quyết được những vấn đề ấy.
- PV: Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không chịu đối diện...

TS Lê Kiên Thành: “Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh…”
Niềm tin về ngày đất nước thanh bình đã gắn trong tiềm thức của người nữ chiến sĩ

- Tôi kể bạn nghe một câu chuyện do một lãnh đạo Đà Nẵng kể lại tôi nghe. Ở Đà Nẵng, có một vị cán bộ cao cấp bị điều tra tội tham ô. Một người phụ nữ đã đến gặp những lãnh đạo thành phố và nói rằng, bà tin vị cán bộ kia không thể nào phạm tội được.
Trong chiến tranh, người cán bộ đó bị giặc đuổi chạy trốn vào nhà bà. Khi địch đến, chúng giơ súng vào chồng bà, hỏi: “Mày giấu nó ở đâu?”, bà ấy im lặng không nói. Và “bùm”, chồng bà ấy bị bắn chết. Địch lại giơ súng vào con trai bà, hỏi: “Mày giấu nó ở đâu?”. Bà ấy vẫn im lặng, và chúng nó giết luôn đứa con của bà.
Bọn địch bỏ đi, vì chúng nghĩ không có người mẹ, người vợ nào dám bảo vệ một người dưng nước lã đến hi sinh cả tính mạng mình.
Chính vì thế, người phụ nữ ấy đã tin rằng, cái người cán bộ mà vì ông ta, bà ấy đã mất cả chồng, cả con sẽ phải có trách nhiệm sống xứng đáng với niềm tin ấy. Bởi ông ta đã sống bằng cái giá của hai mạng người, đã sống bằng sự hi sinh đắt đỏ và bi thương của cả gia đình bà. 
Khi nghe câu chuyện đó, tôi cứ cầu mong niềm tin của bà ấy là thật, và vị cán bộ đó tốt nhất là hãy xứng đáng với niềm tin đó. Nhưng lỡ không may nếu người cán bộ đó đã phản bội sự tin yêu đó,  thì người đàn bà đó sẽ phản ứng thế nào, sẽ có thể quay lưng và oán trách như nào? Tôi thực lòng không muốn nghĩ đến chuyện đó. 
Khi người dân yêu ta, họ sẽ yêu đến tận cùng. Nhưng để đến lúc họ quay lưng lại, thì sự quay lưng ấy cũng có thể sẽ khủng khiếp hơn cả những gì mà chúng ta có thể hình dung. Tôi cầu mong, chúng ta sẽ thức tỉnh sớm để vẫn giữ gìn được bản chất tốt đẹp của dân tộc này!
- Cảm ơn ông về cuộc trò chuyện này!
------------------


Công bố bí mật trường thọ và khả năng sinh nở khác thường của người Hunza ở Himalaya

Trong thung lũng Hunza ở dãy Himalaya, có một tộc người với tuổi thọ trên 120 năm. Những đứa trẻ ở đây rất bụ bẫm, và phụ nữ vẫn có thể có con khi tuổi đã rất cao. Người ta cho rằng, con người nơi đây đã giữ cho mình một bí quyết để đạt những điều “phi thường” này.
Điều bí mật này đến từ dòng nước họ dùng thường ngày – một nguồn nước thật sự thanh xuân. Nước này có thể giữ cho cơ thể khỏe mạnh và làm chậm sự lão hóa của các tế bào.

Các vị bô lão thương thọ ở Hunzas. (Ảnh: Internet)
Một nhà nghiên cứu người Rumani, tiến sĩ Coanda, đã dành 60 năm trong đời để nghiên cứu đặc tính của nguồn nước kỳ diệu này. Rất nhanh, ông đã phát hiện dòng nước ở đây có các đặc tính kỳ lạ nhất: một độ nhớt khác hẳn, một sức căng bề mặt riêng biệt, chỉ số khúc xạ khác lạ và trên hết nó sôi và đóng băng ở những nhiệt độ hoàn toàn khác so với nước ở các thị trấn hoặc ở tất cả các nguồn khác. Theo ông, bí mật cuộc sống trường thọ của người Hunza chắc chắn bắt nguồn từ những đặc tính đặc biệt của nước mà họ uống và nó giúp họ khỏe mạnh lâu dài.

Theo Tiến sĩ Coanda, bí mật trường thọ của người Hunza chắc chắn đến từ những đặc tính đặc biệt của nước mà họ uống, nó giúp họ khỏe mạnh lâu dài. (Ảnh: Internet)
Những đặc tính này là gì?
Khi cảm thấy tuổi đã cao và không thể tiếp tục cuộc nghiên cứu, tiến sĩ Coanda đã đưa kết quả những nghiên cứu của mình cho Tiến sĩ Patrick Flanagan, khi đó đang còn trẻ. Sau 20 năm không ngừng thử nghiệm và nghiên cứu, ông Flanagan đã phát hiện trong nước có đủ loại các hạt (hình cầu) khoáng chất trơn nhẵn rất nhỏ với đường kính không lớn hơn 5 nanomet, có nghĩa là 2.000 lần nhỏ hơn so với hồng cầu máu và chúng đến trực tiếp từ sông băng. Những hạt hình cầu này mang một điện thế rất cao gọi là điện thế zeta và có những tính chất vật lý độc đáo mà không tìm thấy ở các khoáng chất khác. Ngoài ra, nước này còn chứa một lượng lớn các ion H-.
Mục tiêu của Tiến sĩ Flanagan là tạo được nước như ở Hunza bằng cách trích xuất các đặc tính của nước này để có thể tái tổng hợp chúng. Như vậy không còn vấn đề để lấy nước tại nguồn bởi vì nước tại nguồn không còn là nước hoang dã và tinh khiết như ngày xưa. Nước bây giờ quá ô nhiễm bởi thuốc trừ sâu và các chất độc hại khác, điều đó làm thay đổi cấu trúc kỳ diệu của nước.

Sau 20 năm không ngừng thử nghiệm và nghiên cứu, ông Flanagan đã phát hiện ra những đặc tính kỳ diệu của loại nước này. (Ảnh: Internet)
Ông đã thành công để tạo ra rất nhiều đặc tính bất thường bằng cách sử dụng các kỹ thuật khác nhau, áp dụng tất cả các dạng trường năng lượng trên mặt nước: trường điện từ và từ trường, các tinh thể trong nước được nạp với các trường điện áp cao và trường tĩnh điện. Ông đã sử dụng tất cả các loại tia, các ion, tuy nhiên, những đặc tính này chỉ giữ được trong chốc lát, rất ngắn ngủi. Sau vô số các cố gắng thử nghiệm, tiến sĩ Flanagan đã thành công trong việc nhân đôi các khoáng chất này và các đặc tính bất thường của chúng. Cuối cùng, ông đã ổn định được chúng.

– Nước có tác dụng làm giảm đáng kể sức căng bề mặt của chất lỏng cho phép hydrat hóa sâu các tế bào, làn da trở nên mềm mại, vượt qua hàng rào lipid của các tế bào và nước được cơ thể sử dụng hoàn toàn.Các đặc tính của nước ở Hunza
Các cô gái Hunzas ở Himalay a, sở hữu sự trẻ trung trong trẻo. (Ảnh: Internet)
– Nó làm tăng sự hấp thụ và sức sống của các chất dinh dưỡng khác đi vào cơ thể. Các tế bào sẽ hấp thụ tới 100% các chất dinh dưỡng thay vì khoảng 30%. Vì thế, nhu cầu ăn của chúng ta sẽ giảm đi vì chúng ta đã hấp thụ hoàn toàn các chất dinh dưỡng từ thức ăn.  
– Hiệu quả lâu dài của chúng là thanh lọc cơ thể. Loại nước này đi vào trong tế bào với tất cả các chất dinh dưỡng có lợi từ thực phẩm và đem trở ra các chất thải do tế bào thải ra. Hoạt động dẫn lưu diễn ra rất sâu và có thể mang đi chất thải gấp 64 lần so với nước bình thường.– Làm tăng điện thế zeta của cơ thể và thúc đẩy sự trao đổi tế bào.
– Mang đến cho cơ thể lượng lớn các ion H giúp cải thiện sự trao đổi nội bào và giúp trung hòa các gốc tự do, tăng độ pH (bằng cách trung hòa các hiệu ứng axit hóa do căng thẳng, ô nhiễm, chế độ dinh dưỡng kém) và cuối cùng là thúc đẩy sản xuất năng lượng mà không cần thêm calo.
Ngoài ra, tiến sĩ Flanagan đã sản xuất thành công các chất nano-keo hình cầu một cách hoàn hảo và tạo các ion hydro âm ổn định trong một loại bột bazơ magiê. Sự kết hợp của hai thành phần này cho phép cơ thể phục hồi bằng cách tự giải độc và hoạt động như chưa từng làm việc. Đây chính là nguyên nhân giải thích cho sức khỏe tuyệt vời mà người Hunza có được dù tuổi đã cao.
Theo Epochtimes France
Xuân Hà
Xem thêm:

Điều tra vụ án Trịnh Xuân Thanh: Bắt thêm hai đối tượng

Mở rộng vụ án hình sự Trịnh Xuân Thanh, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can khác.

Bị can Đỗ Văn Hồng.
Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang khẩn trương điều tra mở rộng vụ án hình sự Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị; Vũ Đức Thuận, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP xây lắp Dầu khí Việt Nam (Tổng Công ty PVC) về tội Tham ô tài sản theo Điều 278 Bộ luật Hình sự và Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật Hình sự, xảy ra tại Tổng Công ty PVC.

Theo đó, ngày 31-3, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, bắt tạm  giam đối với hai bị can gồm: Đỗ Văn Hồng, 50 tuổi, đăng ký HKTT và nơi ở tại số 280, đường Trần Hưng Đạo, phường Đại Phúc, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty PVC-KB và Nguyễn Mạnh Tiến,  51 tuổi (bổ sung hành vi Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng), đăng ký HKTT tại số nhà 3, ngõ 443/116 đường Nguyễn Trãi, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội; nơi ở phòng 514 Tòa nhà CT5 Khu đô thị Mỹ Đình, Mễ Trì, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội; nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam, về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (đồng phạm), quy định tại Điều 165 Bộ luật Hình sự. 

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang khẩn trương điều tra triệt để, mở rộng làm rõ bản chất vụ án và áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi tài sản cho Nhà nước...

A. Hiếu



(Công An Nhân Dân)