Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Sốc: Nhà phố cổ Hà Nội giá 5 triệu đồng/m2, bán không ai mua

(VTC News) - Trái với vẻ hào nhoáng bên ngoài mặt đường, những “căn nhà 3 không” nằm sâu trong những con ngõ ở phố cổ Hà Nội được định giá rẻ như cho chỉ 5 triệu đồng/m2, nhưng bán không ai mua.
Từ trước đến nay, ai cũng nghĩ giá nhà đất phố cổ Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) luôn nằm trong top đắt đỏ của thế giới. Điều đó không sai, song, vẫn có những “căn nhà 3 không” được chính chủ nhân của chúng định giá chỉ từ 3 - 5 triệu đồng/m2.
5 triệu đồng/m2 
Theo báo cáo của Ban quản lý phố cổ Hà Nội, toàn bộ khu phố cổ Hà Nội hiện gồm hơn 4.000 biển số nhà. Mỗi số nhà có diện tích trung bình 92m2, có tới 3 - 4 gia đình sinh sống, diện tích ở chỉ đạt 0,5 - 1,8 m2/người. Trong đó, 63% nhà đã xuống cấp, 12% nhà thuộc diện nguy hiểm, 5% nhà ô nhiễm.
13621457_610104875828735_
Giá nhà mặt ngõ "không lối thoát" được đính giá rẻ như cho. (Ảnh: Tiểu Lâm)
Mật độ dân tại đây đã lên tới hơn 84.000 người/km2, thuộc loại cao nhất thế giới. Phố cổ Hà Nội có gần 1.000 ngôi nhà cổ xây dựng từ hơn 100 năm trước, đa phần hư hỏng nặng, bị cơi nới, sửa chữa tự phát. Tại khu vực cũng đã xuất hiện nhiều “kiểu nhà lụp xụp” với số lượng lên đến hơn 500 căn. Đây chính là nguồn gốc của những "căn nhà" có giá siêu rẻ, bán chẳng ai thèm mua.
Trong một con ngõ không tên tại phố Hàng Chiếu, có hộ gia đình bà N. (78 tuổi) với 12 người sống chung trong một căn nhà vỏn vẹn 9m2, với 1 tầng, 1 gác xép. Căn nhà của bà N. phải tận dụng tối đa mọi khoảng trống để các thành viên trong gia đình có thể…. ngủ và đặc biệt, “căn nhà” này không có... nhà vệ sinh.
Bà N. tỏ vẻ ngạc nhiên khi có người hỏi thăm mua nhà: “Nếu có ai mua nhà trong khu vực này, phải chấp nhận 3 không: Không nhà vệ sinh, không hộ khẩu và không có số nhà”.
Trong con ngõ không tên của hộ gia đình bà N. có tới hơn 10 hộ dân cùng chung sống. Tất cả các hộ gia đình trên đều có diện tích rất nhỏ, dưới 10m2, hiếm có nhà nào có diện tích trên 30m2. Thậm chí, có "nhà" chỉ vài m2 được xây vắt vẻo trên thành tường, không có diện tích mặt đất. Những "căn nhà" càng nhỏ được định giá càng rẻ.
20170328_154945
Nếu mua nhà tại đây, người mua phải chấp nhận, không nhà vệ sinh - không số nhà - không hộ khẩu. (Ảnh: Tiểu Lâm)
13639766_610104919162064_
Trong ảnh là một nhà vệ sinh tập thể của gần 15 hộ dân tại phố cổ Hà Nội. (Ảnh: Tiểu Lâm)
Chị Lan, một hộ dân sống tại đây cho biết: “Nhà chị bán 5 triệu/m2, em mua không chị bán. Nhưng chị phải nhắc em rằng, nếu có mua cũng không làm nhập khẩu được đâu vì không đủ diện tích. Ngoài ra, phải đi vệ sinh chung như thời bao cấp, không có chỗ để xe,...”.
Chị Lan giải thích, để được cấp hộ khẩu "made in Hà Nội" phải đảm bảo tối thiểu diện tích 15m2/người, "Trong ngõ này, 15m2 cho 10 người thì có, chứ 15m2 cho 1 người thì không".
Đồng quan điểm với chị Lan, anh Hoàng Văn Xuân và con trai hiện đang sinh sống trong căn nhà siêu nhỏ có diện tích 5m2 (ngõ 44 Hàng Buồm) nói: "Cũng mang cái danh phố cổ đấy, bán có vài triệu đồng/m2 nhưng cũng có ai mua đâu".
Diện tích quá chật hẹp nên toàn bộ xe máy của các hộ gia đình sinh sống sau con ngõ đều phải đem đi gửi vì không còn chỗ để dựng. Đối với những chiếc xe đạp, muốn đi được vào trong ngõ, người ta chỉ có cách ngồi lên xe và dùng hai tay vịn bên bờ tường đẩy xe đi vào. Thậm chí, một người lớn di chuyển còn khó khăn, nếu có hai người đi ngược chiều thì chỉ còn nước… "bó tay". 
1,2 tỷ đồng/m2 nhà mặt phố
Trong khi đó, giá nhà mặt đường tại khu vực phố cổ Hà Nội, đặc biệt là khu đất xung quanh bờ hồ Hoàn Kiếm luôn được mệnh danh là khu đất “kim cương” của Việt Nam, giá bán của chúng ngang hàng với các thành phố nổi tiếng trên thế giới như Paris, Toyko, Osaka hay New York,...
20170328_153153

 Giá nhà mặt đường tại phố cổ Hà Nội đắt ngang ngửa với Paris hay Tokyo. (Ảnh: Tiểu Lâm)

Tại một số tuyến phố “kim cương” như Hàng Ngang – Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, Lý Thái Tổ có thời điểm giá nhà đất được đẩy lên tới 1,2 tỷ đồng/m2. Các tuyến phố khác trong phố cổ Hà Nội có giá dao động từ 500 – 800 triệu đồng/m2.
Cụ thể, một căn nhà trên phố Hàng Bông, cách bờ Hồ khoảng 300m đang được rao bán 12 tỷ đồng cho tổng cộng 18m2, 1,5m mặt tiền.
Ông Đỗ Trung Hà, một chuyên gia bất động sản tại Hà Nội cho biết nhu cầu mua - bán nhà tại phố cổ hiện tại đã không còn “nóng” như cách đây vài năm. Thay vào đó, người đến đây thuê nhiều hơn người mua.
Giá thuê nhà mặt đường phố cổ rất đắt, thậm chí có thể lên tới 1.000 USD nếu tại các khu đất vàng như Hàng Ngang - Hàng Đào, Đinh Tiên Hoàng, một số tuyến phố khác trong khu vực này tuy có rẻ hơn nhưng vẫn rất đắt đỏ. Một căn nhà trên phố Hàng Nón, chỉ rộng 12m2 với 1,5m mặt tiền, chủ nhân ngôi nhà không ngần ngại ra giá 22 triệu đồng/tháng, đóng theo quý hoặc 6 tháng/lần.
Tuy nhiên, việc kinh doanh trong khu vực phố cổ lúc nào cũng đông đúc, nhộn nhịp đặc biệt là điểm đến của nhiều du khách nước ngoài nên cho dù giá thuê có cao ngất ngưởng thì người kinh doanh cũng chẳng sợ lỗ.
Video: Cận cảnh nhà phố cổ, thủng lỗ chỗ như bom

Tiểu Lâm

Việt Nam bị nhắc đến trong sắc lệnh ‘trả đũa thương mại’ của ông Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa đưa ra 2 sắc lệnh hành pháp mới, trong đó 1 sắc lệnh yêu cầu phân tích nguyên nhân thâm hụt thương mại của Mỹ với 16 nền kinh tế bao gồm Việt Nam.

trả đũa thương mại, Donald Trump,
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu sau khi ký 2 sắc lệnh hành pháp mới. (Ảnh: Getty)
Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, 2 sắc lệnh hành pháp mới của ông sẽ tạo ra một cuộc lật ngược lịch sử đối với việc Mỹ bị thâm hụt thương mại với các nước.
Họ là những kẻ lừa đảo. Kể từ nay, những người phá vỡ luật lệ sẽ đối mặt với hậu quả và đó sẽ là những hậu quả rất nghiêm trọng“, USA Today dẫn phát biểu của Tổng thống Trump.
Theo tờ báo này, trong 2 sắc lệnh hành pháp mới, một sắc lệnh yêu cầu báo cáo về nguyên nhân thâm hụt thương mại trong vòng 90 ngày. Báo cáo này cần tập trung vào 16 nền kinh tế xuất siêu đến Mỹ trong năm qua, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Mexico, Ireland, Việt Nam, Italy, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Thụy Sĩ, Đài Loan, Indonesia và Canada.
Chính quyền của ông Trump dự kiến sẽ gặp gỡ để nghe ý kiến từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, công nhân, nông dân, người tiêu dùng…
Trong sắc lệnh hành pháp thứ hai, ông Trump yêu cầu chính phủ áp đặt thuế thương mại chặt chẽ hơn đối với các mặt hàng được các chính phủ nước ngoài trợ cấp hay bán phá giá tại thị trường Mỹ.
Các cộng sự của Tổng thống Trump ca ngợi dự thảo sắc lệnh là toàn diện và mang tính lịch sử. Trong khi đó, AFP cho rằng sắc lệnh thứ nhất chủ yếu mang tính biểu tượng.
Theo Zing

Nghệ An: Nổ lớn rung lắc mặt đất, hàng trăm hộ dân hoảng hốt

Một tiếng nổ lớn từ lòng đất, sau đó nhà cửa bị rung lắc khiến nhiều người dân ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An hoảng sợ tháo chạy ra khỏi nhà.
Chiều ngày 2/4, chia sẻ với PV, ông Trần Quang Vệ - Bí thư Đảng ủy xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Trên địa bàn, vừa có hiện tượng mặt đất rung lắc. Hàng trăm gia đình có nhà cao tầng đều cảm nhận rõ hiện tượng này và nhiều người đã chạy ra đường để xem”.

Cùng ngày, ông Trần Vinh Trà, Chủ tịch xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu cho biết thêm: "Vào khoảng hơn 18h hôm nay, trên địa bàn cũng xảy ra hiện tượng rung lắc trên mặt đất, đã khiến người dân hoảng hốt”.

 
17760465 1249400911847310 639071847 n
Hiện tượng rung lắc làm vỡ cốc, bát của một số gia đình.

Theo đó, vào khoảng 18h ngày 2/4, nhiều người dân trên địa bàn xã Quỳnh Long đã tỏ ra hoảng hốt khi bất ngờ nghe một tiếng nổ rồi rung lắc trên mặt đất trong vòng từ 2-3 giây. Hiện tượng xảy ra, đã khiến nhiều người dân thôn Phú Liên, Phú Thành, Minh Thành... của xã Quỳnh Long chạy ra khỏi nhà để quan sát.

Đặc biệt, một số hộ gia đình trên địa bàn đã xảy ra tình trạng vỡ cốc, bát và các vật dụng khác trong nhà bị di chuyển. Hiện tượng trên cũng xảy ra tượng tự tại xã Quỳnh Ngọc của huyện Quỳnh Lưu.

Được biết, đây là lần đầu tiên hiện tượng rung lắc mặt đất xảy ra tại địa bàn các xã ven biển, đồng bằng của huyện Quỳnh Lưu.

 
Tác giả bài viết: Ngọc Tuấn
Nguồn: tinnhanhonline.vn

Nguy cơ “biển người Tàu” tràn ngập Việt Nam!

 02/04/2017

Trần Phong Vũ
2-4-2017
Gần 5 tháng trước, chính xác là đầu tháng 12-2016, chúng tôi đã viết một bài nhận định về thái độ hãnh tiến, tự tin của du khách Tàu khi qua du lịch Việt Nam nhân đọc bài ký sự của Tuấn Khanh, một nhạc sĩ trẻ ở trong nước[1].
Hôm nay, đọc bài tường thuật số lượng du khách Tàu tăng kỷ lục sau Tết Con Gà tính đến tháng 3-17 khiến tôi không khỏi băn khoăn nghĩ tới Mật Ước Thành Đô sắp tới kỳ hạn 30 năm kể từ ngày bộ ba Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng ký kết với Giang Trạch Dân và Lý Bằng. Sự liên tưởng cũng gợi nhớ tới lời cảnh giác của Linh mục Nguyễn Văn Lý về họa mất nước vào tay Tàu cộng đã trở thành hiện thực!
Bài tường thuật mang tựa đề “cuộc ‘di dân’ khổng lồ có một không hai trong lịch sử của người TC sang VN”. Cuối bài ghi “Nguồn: Nhật Minh / FB Sự Thật Việt Nam”.
Sơ lược bội dung bài tường thuật
Theo tác giả, hiện nay trong nước đã có quá nhiều lao động người Tàu từ Hoa Lục qua hiện tập trung ở các khu kinh tế trọng điểm. Điều này khiến dư luận đồng bào trong ngoài nước không khỏi âu lo và đặt câu hỏi: liệu đây có phải là chính sách “ngoại giao du lịch” của Bắc kinh nhằm chuẩn bị gây sức ép chính trị với CSVN như họ đã làm đối với Hàn Quốc và Đài Loan hiện nay?
Bản tường trình cho biết.
“Theo thống kê, năm ngoái số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam có khoảng 10 triệu, trong đó du khách Tàu cộng chiếm khoảng 2,7 triệu người, tỷ lệ 30%. Năm nay chỉ mới tính đến giữa tháng 3, riêng lượng khách Tàu cộng đến Việt Nam thông qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) vào Vịnh Hạ Long, tăng lên mức kỷ lục. Du khách Tàu cộng xếp thành những hàng dài đứng chờ ở cửa khẩu làm thủ tục nhập cảnh giống như Vạn Lý Trường Thành vậy!”
Quan sát tấm hình chụp thực cảnh tại chỗ dưới đây kèm theo bản tường trình, chúng ta thấy lời ví von cùa người viết quả không sai.
Chờ làm thủ tục xuất cảnh ở Đông Hưng vô Móng Cái ngày 17/3/17. Ảnh: FB Sự thật VN/ internet
Vẫn theo tác giả bản tường trình thì Trưởng ban Quản lý khu Kinh tế nhà nước cửa khẩu Móng Cái là Lương Quang Sở, cho hay:
 “Thời điểm trước và sau Tết Nguyên Đán, số lượt xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Móng Cái khoảng 8,000-10,000 lượt/ngày, trong đó khách du lịch Tàu tổng cộng khoảng từ 2,500 đến 3,500 người. Tuy nhiên, một tuần trở lại đây, số người xuất nhập cảnh lên tới 15,000 lượt/ngày, trong đó lượng khách du lịch Tàu khoảng 5,000 người, tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái !”.
Chia sẻ suy nghĩ của nhạc sĩ Tuần Khanh trong chuyến đi vòng qua các trung tâm du lịch, bản tường trình của Nhật Minh cũng đưa nhận xét là những du khách Tàu cộng qua Việt Nam thường có hành vi và thái độ ngạo mạn đối với người Việt,  không tôn trọng phong tục tập quán, lịch sử văn hóa Việt Nam, thậm chí họ còn công khai sử dụng đồng nhân dân tệ, công khai đốt cả tiền của Hànội, và điều làm cho nhiều người tỏ ý ngặc nhiên là những trường hợp như vậy không hề bị chính quyền CS Việt Nam xử phạt!
Du khách Tàu cộng chê tiền VN và công khai dùng nhân dân tệ. Ảnh: Zing/ FB Sự thật VN
Một điều dị thường khác là trong khi thái độ trịch thượng, khinh thường dân chúng và văn hóa Việt Nam của du khách Tàu cộng diễn ra công khai như vậy lại xuất hiện không ít Doanh nghiệp Việt vì lợi nhuận trơ trẽn khai trương những cửa hàng chỉ để phục vụ người Tàu. Cụ thể, tại cửa hàng Tiến Đạt Dream 2, tọa lạc ở phường Hà Khẩu. Mỗi khi có khách hàng Việt Nam vào thì ngay lập tức bị nhân viên nhà hàng chặn lại và ngang nhiên phát ngôn: “Cửa hàng chỉ phục vụ khách của Công ty Lữ hành, Bất cứ người Việt Nam nào cũng không được vào”. Điều làm cho người dân địa phương cũng như du khách Việt Nam bất hình hơn hết là có người chỉ ghé thăm cũng không được!
Tương tự như ở khu Du lịch quốc tế Tuần Châu của một nhân vật giàu có được gọi là đại gia Đào Hồng Tuyển, các du khách Tàu cộng đeo tấm thẻ có đánh số thì được vào, còn người Việt Nam không có thẻ thì bị cấm cửa!
Bản tường trình cho hay tiếp.
“Ở trong nước, người dân không chỉ bị các tập đoàn kinh tế lớn như: FLC, Sun Group, Him Lam, Hoa Sen… cướp ruộng đất, xem thường tính mạng thậm chí đẩy họ vào bước đường cùng, mà nay lại bị bọn Tàu cộng chèn ép đủ điều. Người Tàu cộng đến Việt Nam được phục vụ như một ông chủ thật sự, còn người Việt bị xem như công dân hạng 2. Nhiều người tự hỏi: liệu rồi đây người Việt Nam có còn chỗ đứng ngay trên quê hương đất nước của mình hay không?”
Theo bà Nguyễn Thị Dung, Giám Đốc một khách sạn ở Tuần Châu (Hạ Long) thì số lượng du khách đổ vào Việt Nam ngày một tăng vì các tour du lịch dành cho họ từ Hoa Lục đều miễn phí! Nhiều câu hỏi được đặt ra: Ai, cơ quan nào tài trợ cho hàng chục ngàn du khách Tàu cộng vào Việt Nam mà không phải quốc gia nào khác? Phải chăng chính nhà cầm quyền CS Bắc Kinh đã chủ động việc tài trợ này để khuyến khích con dân họ ào ạt kéo qua Việt Nam đem lại một nguồn lợi nhuận khổng lồ cho Hànội? Và phải chăng ẩn sâu bên trong là một đòn chính trị do Bắc Kinh dàn dựng để sau này dùng chuyện du lịch để mặc cả với Hànội, như họ đã làm với Hàn Quốc và Đài Loan?
Du khách Tàu cộng tại cảng tàu Tuần Châu, Hạ Long. Ảnh: FB Sự thật VN/ internet
Nhận định chủ quan của người viết
Nhận định trên đây tuy có cơ sở, nhưng theo nhân dịnh riêng của chúng tôi nó chưa phải là mục tiêu chính của đảng và giới cầm quyền Hoa Lục. Nhìn vào những khu vực do người Tàu làm chủ trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay, như Vũng Áng, Hà Tĩnh với cả trăm mẫu đất do công ty gang thép Formosa thuê mướn tới 70 năm, Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương, những khu nhà rộng lớn đầy đủ tiện nghi cất cho chuyên viên và công nhân Tàu cộng cư ngụ trong thời gian vô hạn định để khai thác mỏ Bô-xít ở Tây nguyên… và sự kiện con số những người Tàu lập gia đình với phụ nữ Việt rồi ở lại ngày càng đông đảo lâu nay khiến những người nhẹ dạ nhất cũng nhận ra ý đồ đen tối của Hoa Lục.
Trong một bản tin đọc được trên mạng của đài RFA hôm Thứ Ba 28-3, đài này cho hay: báo Giáo Dục ở Việt Nam đưa tin sáng ngày 10-3, cơ quan chức năng đã phát giác nguyên một khu phố nằm gọn trong bức tường xây chung quanh tại khu vực giao nhau giữa đường Phạm Hùng – Hoàng Đạo Thành  thuộc khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ, Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng. Bức tường cao hơn 10 mét kéo dài hơn nửa cây số trên phần đất của Công ty VietMay Home Tổng kho miền Trung, thuộc tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai. Trong khuôn viên này có hơn 10 căn nhà kiên cố đã được xây, hình dáng và kiểu cách đặc trưng văn hóa Tàu bao gồm phố đi bộ, những ghế đá, cột đèn kiểu Thượng Hải.
Vẫn theo báo Giáo dục Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư phường Hòa Xuân cho biết vào thời điểm cơ quan chức năng xuống kiểm tra hiện trường đã nhìn thấy 5 người mang quốc tịch Trung Quốc đang đứng chỉ đạo, xem xét việc xây dựng. Một trong năm hộ chiếu của họ có in hình lưỡi bò trên đó. Người ta chưa quên, đây là những tấm hộ chiếu do Bắc kinh tung ra khắp thế giới để xác định chủ quyền biển đảo, bất chấp dư luận quốc tế, nhất là sự công phẫn của người dân ở các quốc gia có những vùng biển đảo đang tranh chấp, trong số có Việt Nam.
Trong một livestream gần đây, Huỳnh Quốc Huy, một người trẻ miền Cần Thơ sông nước đã công bố một tin liên quan tới nạn người Tàu bắt đầu có những hành vi đáng ngại ở Phú Quốc nơi người dân miền Tây mệnh danh là Đảo Ngọc của đất nước ta, Theo anh, trước khi xuất hiện bóng dáng những du khách Tàu cộng, có lẽ không nơi nào an ninh và đời sống của người dân thoải mái như ở Phú Quốc. Không trộm cắp, xe để ngoài đường dù chủ nhân bỏ quên không khóa cũng không mất. Đường lộ, bãi biển luôn sạch sẽ, trong lành. Nhưng trong thời gian gần đây, cụ thể là từ Tết Nguyên Đán Đinh Dậu, khi có đường bay trực tiếp từ Tàu cộng tới Phú Quốc với ưu tiên miễn Visa cho du khách đến từ Hoa Lục thì đám đông những người khách mới này tha hồ ăn to nói lớn, mặc tình xả rác trên bãi biển, phá nát cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Điều khiến người trẻ họ Huỳnh âu lo hơn hết là hiện nay lực lượng an ninh cửa khẩu, an ninh hàng không VN bỗng dưng thay đổi đồng phục giống hệt an ninh hàng không TC!
Với giọng ngậm ngùi, anh nêu câu hỏi rồi đặt vấn đề.
“Kích bản nào đang diễn ra trên quê hương ta? Khi người dân lên tiếng tố cáo đảng và nhà nước mưu toan bán nước cho Tàu thì bị khủng bố bắt bớ! Thế còn những kẻ có quyền có thế, có quân đội, có CA/CS đang rước giặc vào nhà thì giải thích làm sao?”
Những chuyện buồn liên hệ tới thời điếm mối đe dọa Tàu cộng xâm lược Việt Nam đã cận kề quá nhiểu. Người viết xin trích lại nguyên văn một đoạn ngắn về câu chuyện nhạc sĩ Tuấn Khanh ghi lại mà chúng tôi đã đề cập trên đây.
“Một người đàn ông lớn tuổi, đầu bạc trắng, cắt ngắn, đi dọc với tôi, kể rằng vừa rồi ông gặp một người khách Trung Quốc. Câu chuyện về ranh giới quốc gia, khác biệt dân tộc, chiến tranh… lại nổ ra…. Người Trung Quốc rất tự tin, nói rằng từ nhỏ, ông ta đã được học về lịch sử, nói rằng Việt Nam thuộc về Trung Quốc từ ngàn năm, nhưng sau đó làm phản và tách ra…(!).
‘Tụi tao có một tỷ người học thuộc điều đó, tụi mày chỉ có một trăm triệu, cãi không lại tụi tao đâu’. Người khách Trung Quốc này cười lớn. Dù không ác ý, nhưng sự diễn đạt rất thật của ông ta làm tôi lẫn người đàn ông Việt tóc bạc khi kể cho nhau nghe, đều không khỏi nao lòng.
____
[1] Bài viết với tiêu đề “Trở về, đi tới”, Tuấn Khanh tường thuật lại nhiều điều tai nghe mắt thấy trong chuyến du hành vòng quanh đất nước gần đây. Anh đã có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với nhiều người, bao gồm … hậu duệ của  những Chú Ba Chợ Lớn, đến từ nước láng giềng bên kia biên giới phía bắc.
Tác giả viết.
“… vô tình đoàn người đang xếp hàng lấy vé ra máy bay bỗng xuất hiện vài người khách Trung Quốc. Đó là những người khách hết sức ung dung. Họ ăn nói lớn tiếng, cười to và tự nhiên, không khác gì dân bản xứ.
Hàng dài người Việt đang xếp hàng im lặng nhìn. Mỗi người một suy nghĩ.
Bất chợt 2 người khách Việt nói với nhau ‘Không biết mình qua Trung Quốc có tự nhiên được vậy không?’. Lời tán gẫu nhỏ, nhưng lại đủ cho vài người chung quanh nghe. Đột nhiên ai nấy đều cười. Những nụ cười không cùng ý nghĩa.  ‘Thì tụi nó qua đây, tự nhiên như nước nó rồi còn gì’. Một người khác nói bâng quơ, nhưng như muốn tất cả những người Việt còn lại cùng nghe. ..”
Những nụ cười biểu hiện trong cảnh ngộ éo le như thế chắc chắn không cùng một ý nghĩa! Nó được hiểu, được cảm nhận để dẫn tới phản ứng qua nét mặt, qua giọng nói, nụ cười, tùy theo vị trí, hoàn cảnh, tư duy, thái độ và quan điểm từng người. Cũng là nụ cười nhưng sẽ rất khác nhau giữa một Việt kiều từ một đất nước tự do về thăm quê hương, một viên chức cao cấp trong đảng và giới cầm quyền Hànội, hay một công dân bình thường biết chắc rằng mình sẽ vĩnh viễn bám trụ vào mảnh đất này, cho dù cảnh ngộ dân tộc ra sao! (Lược trích một đoạn trong bài “Thái độ hãnh tiến, tự tin của du khách Tàu & những trăn trở của nhạc sĩ Tuấn Khanh’)

Ngày cá 1/4 ở Việt Nam có từ bao giờ?


Vào những ngày cuối tháng 3, đầu tháng 4.1959, khi về thăm các làng cá và bà con ngư dân ở các đảo Tuần Châu, Cát Bà,… Bác Hồ đã căn dặn “Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ”. Lời dạy của Bác thể hiện tư tưởng lớn về khơi dậy ý thức về bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, trong đó có ngư dân, đối với phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Đến năm 1995, Thủ tướng Chính phủ đã chọn ngày 1.4 là ngày cá Việt Nam.
ngay ca 1.4 o viet nam co tu bao gio? hinh anh 1
Ngư dân Bình Định thu hoạch được mẻ cá lớn. Ảnh: Dũ Tuấn
Từ sau những năm 1950, xác định được vị trí ngày càng quan trọng và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại lợi ích nhiều mặt cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960 và sau ngày đất nước thống nhất, Bộ Hải sản được thành lập năm 1976 và tổ chức lại thành Bộ Thủy sản năm 1981 đã khẳng định vai trò quan trọng của ngành thủy sản Việt Nam trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu thủy sản, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ KHCN vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng liên tục trong suốt chặng đường qua.
Sau khi Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và PTNT vào cuối năm 2007, ngày 15.3.2010, Tổng cục Thủy sản trực thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 05/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ngành thủy sản tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trong những năm qua. 
ngay ca 1.4 o viet nam co tu bao gio? hinh anh 2
Một mẻ lưới đầy cá của ngư dân Bình Định. Ảnh: Dũ Tuấn
Ngành thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đặc biệt, từ đầu những năm 1990, đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận để đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó nhanh chóng thiết lập và đứng vững trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất thế giới.
Trong cơ chế ấy, vai trò nòng cốt, xung kích của các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, các mối liên kết cộng đồng và sự hình thành các Hội, Hiệp hội như là sự tất yếu của quá trình hội nhập và là động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình tổ chức lại sản xuất của ngành. Các giải pháp đúng đắn đó đã giúp cho ngành, trong những năm cuối thế kỳ 20, những thập kỷ đầu thế kỷ 21, thu được những kết quả quan trọng trong sự phát triển của mình.
Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, khai thác các đối tượng có giá trị cao phục vụ xuất khẩu, gắn khai thác với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái. Nuôi trồng thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển các đối tượng nuôi đa dạng ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, lợ và biển theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường và hài hoà với các ngành kinh tế khác.
Chế biến xuất khẩu thủy sản đã có bước phát triển rất nhanh, tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới. Nhờ đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất của các thị trường quan trọng, tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nga… Hệ thống hậu cần dịch vụ tuyến khơi xa, tuyến đảo, tuyến ven bờ gắn với các trung tâm dịch vụ nghề cá đã bước đầu được hình thành.
Kể từ khi hình thành đến nay, trải qua 58 năm phát triển, ngành thủy sản đã có những bước phát triển nhanh và ổn định, trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, góp phần chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, thực hiện xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc sống của cộng đồng cư dân không chỉ vùng nông thôn ven biển, mà cả ở các vùng núi, trung du và Tây nguyên. Sự hiện diện dân sự của hàng chục ngàn tàu thuyền trực tiếp khai thác hải sản trên biển đã đóng góp quan trọng vào việc giữ gìn an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Kỷ niệm 58 năm Ngày Truyền thống ngành thủy sản (01.4.1959 – 01.4.2017), ngành Thủy sản đang và tiếp tục nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn, thách thức, thực hiện thành công đề án “Tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” trong tổng thể tái cơ cấu ngành nông nghiệp để đạt các mục tiêu đề ra trong Chiến lược Phát triển thủy sản đến năm 2020, góp phần xứng đáng cùng cả nước đưa nước ta trở thành một nước mạnh về biển và giàu lên từ biển như Đảng ta đã định hướng và cũng là nguyện vọng khao khát của bà con ngư dân và của nhân dân ta.
Theo L.Trì/danviet

Ai đồng ý cho xả 50.000 m3 nước thải ra sông Hậu?

Nhà máy cặp sát con sông Hậu đã bao đời cung cấp nước ngọt, phù sa cho hàng triệu người dân
Ngay từ khi triển khai và thực hiện dự án Nhà máy giấy Lee & Man của Công ty TNHH giấy Lee & Man (HongKong-Trung Quốc, đặt tại cụm công nghiệp Phú Hữu A, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang) đã có nhiều bất cập.
TỪ LÁ ĐƠN CẦU CỨU
Ngày 16-6, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) có công văn gởi Quốc hội, Chính phủ kiến nghị rà soát công nghệ xử lý nước thải và công tác giám sát môi trường Nhà máy giấy Lee & Man. Công văn trên ghi rõ: “Mới đây, người dân và các doanh nghiệp thủy sản hội viên VASEP tại ĐBSCL lại hoang mang trước thông tin Dự án (DA) xây dựng nhà máy giấy của Công ty TNHH giấy Lee & Man Việt Nam (thuộc Tập đoàn Lee & Man Paper Hongkong- Trung Quốc) sắp đi vào hoạt động ở cặp bờ sông Hậu (hạ nguồn Mekong). Quy mô nhà máy này lớn nhất Việt Nam, đứng thứ 5 trên thế giới”.
VASEP khẳng định: “Được biết, công nghiệp giấy chủ yếu xả thải xút (NaOH) là nhiều nhất, đứng hàng thứ hai sau cyanuya, thạch tín. Hiện khu vực này không có hệ thống xử lý nước thải trung tẩm đảm bảo yêu cầu an toàn. Từ năm 2007, khi biết thông tin DA, VASEP đã có báo cáo gởi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bởi doanh nghiệp thủy sản rất lo ngại DA này có thể hủy hoại nguồn lợi thủy sản vùng ĐBSCL”.
Trong khi đó, ĐBSCL là vùng trọng điểm sản xuất, xuất khẩu thủy sản, chiếm trên 70% diện tích thủy sản, 40% sản lượng nuôi trồng và 60% sản lượng xuất khẩu của cả nước. Vì vậy, VASEP đề nghị Quốc hội và Chính phủ chỉ đạo việc kiểm tra, rà soát công nghiệp xử lý nước thải của DA; chỉ đạo yêu cầu thực hiện đầy đủ và đồng bộ hoạt động giám sát xả thải của Nhà máy LEE & Man bao gồm cả đầu cơ thiết bị, cơ chế giám sát và thực thi…
Theo giấy phép xả thải, công ty xả 50.000 m³ nước thải/ngày đêm ra sông Hậu từ trạm xử lý nhưng trạm xử lý chỉ 20.000 m³.
Công văn trên được dư luận chú ý. Hàng loạt bài báo về DA được đang tải. Đây là một trong những DA “rùa” nhất miền Tây. Năm 2007, DA Nhà máy giấy Lee & Man cho rằng sẽ khởi công vào tháng 8-2007 với diện tích 80 ha, tổng mức vốn đầu tư 1,2 tỷ USD.
Nhà máy bao gồm 2 hạng mục chính: Nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp công suất 420.000 tấn/năm đặt tại cụm công nghiệp Phú Hữu A (huyện Châu Thành, Hậu Giang). Theo thiết kế, tổng lượng nước thải của nhà máy bột giấy là 143.478 m³/ngày đêm, nhà máy giấy bao bì là 79.130 m³/ngày đêm.
Công ty Lee & Man dẫn các cơ quan chức năng tham quan nhà máy
Nhà máy phải cần NaOH trong quy trình xử lý nước thải, ít ra cũng gần 30 tấn/ngày. Để sản xuất 330.000 tấn bột giấy, mỗi năm nguồn nguyên liệu trồng rừng lên đến hơn 600 ha. Sau 14 tháng, giai đoạn 1 DA sẽ hoàn thành. Tuy nhiên, khởi công xong, DA dừng lại.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang thúc mãi, năm 2014, Công ty Lee & Man mới khởi động lại. Đến nay, DA đã xây dựng cơ bản hoàn chỉnh đối với Nhà máy sản xuất giấy cứng bao bì cao cấp sản lượng 420.000 tấn/năm. Dự kiến tháng 8-2016 vận hành thử nghiệm. Nhà máy Bột giấy tẩy trắng sản lượng 330.000 tấn/năm, dự kiến năm 2017 triển khai và thử nghiệm tháng 10-2018.
HÀNG LOẠT BẤT NGỜ… ĐƯỢC TIẾT LỘ
Qua kiểm tra, phóng viên phát hiện hàng loạt bất ngờ xung quanh DA. Từ khi triển khai đến quá trình thực hiện và chạy thử nghiệm đều thể hiện sự tắt trách của cơ quan chuyên môn. Ngày 6-9-2007, Cục Lâm nghiệp đã có công văn: “Quyết định của Thủ tướng phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp giấy đến năm 2010” thì không quy hoạch xây dựng nhà máy giấy ở Hậu Giang và theo Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn 2020 cũng không quy hoạch vùng nguyên liệu giấy tại Đồng bằng Sông Cửu Long’.
LỜI HỨA ẢO
Tổng giám đốc Công ty Lee & Man Chung Wai Fu cam kết, công ty không sử dụng hóa chất xút trong công nghệ sản xuất giấy và không sản xuất bột giấy. Ông Chung cũng cho biết do không nằm trong vùng nguyên liệu nên nguyên liệu sản xuất giấy chủ yếu là nhập khẩu. Ông Chung cho rằng hệ thống xử lý chất thải của nhà máy có công nghệ hiện đại, công suất xử lý 20.000 m3/ngày đêm, nhưng chỉ thải ra môi trường có 10.000 m³/ngày đêm.
Hệ thống xử lý sẽ qua 9 công đoạn để khi xả chất thải đạt chuẩn loại A. Khi nhà máy hoạt động, hệ thống xử lý nước thải này sẽ kết nối với hệ thống quan trắc của Sở TN-MT Hậu Giang và một đơn vị quản lý do Bộ TN-MT chỉ định để các đơn vị này giám sát. Tuy nhiên khi nhà máy chuẩn bị vận hành, trạm quan trắc vẫn chưa được xây dựng.
Thời điểm này, một vị đại biểu Quốc hội đã mạnh mẽ lên tiếng phản đối việc xây dựng nhà máy giấy ven sông Hậu bởi đây là vùng vựa lúa của cả nước, vựa thủy sản và là vùng trái cây của huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang. Hơn nữa, Nhà máy giấy lại cạnh nhà máy nước Cần Thơ cung cấp nước sinh hoạt cho gần 500.000 dân ở các quận Ninh Kiều, Cái Răng, Bình Thủy. Dù có nhiều ý kiến trái chiều nhưng cuối cùng DA vẫn được khỏi công.
Trước quy mô DA, dù thuộc thẩm quyền xem xét đánh giá tác động môi trường, lúc bấy giờ, UBND tỉnh Hậu Giang đề nghị Bộ TN-MT lập Hội đồng thẩm định. Ngày 27-7-2008, tại Hà Nội, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường tổ chức họp và nhất trí thông qua báo cáo của chủ dự án.
Bảy năm sau (tức ngày 11-12-2015), Thứ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Thái Lai ký giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 3216/GP-BTNMT theo Đơn đề nghị của Công ty TNHH Lee & Man và Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước, Bộ trưởng Bộ TNMT quyết định cho phép Công ty Lee & Man xả nước thải từ Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 50.000 m³/ngày đêm ra sông Hậu (thuộc ấp Phú Thạnh, thị trấn Mái Dầm, huyện Châu Thành, Hậu Giang).
Báo cáo số 72/BC-UBND ngày 17-6-2016 của UBND tỉnh Hậu Giang gửi Thủ tướng Chính phủ cho thấy, phía nhà máy phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn loại A trước khi thải ra sông. Theo báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) với công suất thiết kế 420.000 tấn/năm và nhà máy sản xuất bột giấy tẩy trắng công suất 330.000 tấn/năm đã được phê duyệt, Công ty Lee & Man xây dựng trạm xử lý nước thải 155.000 m³/ngày đêm, đầu tư thành 2 giai đoạn trong đó giai đoạn 1 xây dựng nhà máy xử lý nước thải (NMXLNT) công suất 50.000 m³/ngày đêm và giai đoạn 2, xây dựng NMXLNT công suất 105.000 m³/ngày đêm.
Điều khá bất ngờ, khi Lee & Man chuẩn bị đi vào hoạt động thì chỉ mới xây dựng NMXLNT công suất 20.000 m³/ngày đêm (!?). Còn lại 30.000 m³ nước thải chưa xử lý sẽ xả ở đâu ? Theo các nhà khoa học, công nghiệp giấy được xếp vào loại gây ô nhiễm hơn cả công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là sử dụng nhiều chất tẩy độc hại trong quá trình sản xuất và việc tái chế giấy càng thải ra nhiều chất độc hại.
Dự kiến ngày 1-7, Tổng Cục môi trường chủ trì phối hợp với Sở TN-MT Hậu Giang, Phòng Cảnh sát MT tỉnh Hậu Giang và các cơ quan có liên quan tiến hành thanh tra, xem xét và đánh giá việc chấp hành về bảo vệ MT của Công ty Lee & Man theo chỉ đ8ạo của Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà. Dư luận đang chờ kết luận cuối cùng của các cơ quan chức năng trước nguy cơ bức tử dòng sông Hậu.

Ông Trần Công Chánh – Bí thư tỉnh ủy Hậu Giang: “Xung quanh DA nhà máy giấy, có ý kiến cho rằng, Hậu Giang nghèo nên lấy môi trường đổi dự án. Thực ra, không phải vậy. Khi đồng ý cấp giấy phép DA, chúng tôi đề nghị Bộ TNMT lập Hội đồng đánh giá tác động môi trường. Mới đây, Bộ TNMT đã ký giấy phép cho công ty xả thải từ Trạm xử lý ra sông Hậu. Đến thời điểm hiện nay, nhà máy vẫn chưa hoạt động. Địa phương sẽ thực hiện đúng theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn đối với quá trình kiểm tra tại Công ty Lee & Man”.

Ông Hoàng Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở TNMT tỉnh Hậu Giang: “Ban đầu, đánh giá tác động MT thuộc thẩm quyền của tỉnh theo Luật bảo vệ MT năm 2004. Đây là DA có quy mô lớn, UBND tỉnh đã có văn bản gởi Bộ TN-MT lập Hội đồng thẩm định năm 2007. Đến nay, công ty được Bộ TN-MT cấp giấy phép xả thải. Theo quy định Luật môi trường năm 2014, đánh giá tác động MT của DA trên thuộc thẩm quyền của Bộ TN-MT. Nhưng luật không quy định rõ, những DA trước đó chưa thực hiện xong thì phải dựa vào quy định nào. Do đó, chúng tôi không bắt buột công ty làm lại”.
Ông Ngô Văn Đồng, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang: “Thời gian qua, nhiều DA đã phải trả giá môi trường khi đi vào hoạt động. Xung quanh Nhà máy giấy, hiện nay trung ương và địa phương đang tiến hành kiểm tra nghiêm ngặt và xử lý trước khi nhà máy đi vào hoạt động. Tôi không dám nghĩ đến việc sẽ xảy ra sự cố về môi trường khi nhà máy hoạt động. Sở đang quy hoạch vùng cá da trơn với quy mô 250 ha; trong đó, môi trường nước sông Hậu hết sức quan trọng. Dĩ nhiên, nguồn nước ô nhiễm dự án của chúng tôi gắn với nhiều hộ dân sẽ không thực hiện”

Trump trong mắt người Trung Quốc

Posted on  by The Observer

Print Friendly
Nguồn: Jeffrey N. Wasserstorm, “Trump Through Chinese Eyes”, Project Syndicate, 10/01/2017.
Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp
Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm ngoái, ông ta có rất nhiều người hâm mộ ở Trung Quốc. Nhưng mức ủng hộ dành cho Trump đã tụt dốc nhanh chóng từ sau đó, bởi vì những phát ngôn – thường là thông qua Twitter của ông ta – về một số vấn đề gặp nhiều tranh cãi, như là Đài Loan và Biển Đông. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên mà quan điểm của Trung Quốc về Mỹ đã xấu đi nhanh chóng như thế.
Sự thay đổi nhanh chóng của dư luận Trung Quốc với Trump gợi nhớ tới những gì đã xảy ra đối với Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson sau khi ông tái đắc cử một thế kỷ về trước. Vào lúc đó, nhiều tri thức Trung Quốc, bao gồm một Mao Trạch Đông trẻ tuổi, đã ngưỡng mộ Wilson, một nhà nghiên cứu chính trị và là cựu chủ tịch của Đại học Princeton. Nhưng vào năm 1919, Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles, với điều khoản cho phép chuyển giao những tô giới cũ của Đức ở tỉnh Sơn Đông cho Nhật, chứ không trao trả lại cho Trung Quốc. Wilson nhanh chóng đánh mất ánh hào quang của mình ở Trung Quốc.
Sự thay đổi giữa hai người rất giống nhau, nhưng lý do của sự thay đổi lại khác. Một thế kỷ trước, Trung Quốc bị buộc phải ủng hộ Wilson, rồi căm giận ông ấy, bởi vì những yếu kém của chính họ. Ngày hôm nay, chính sức mạnh của Trung Quốc lại đang dẫn dắt quan điểm của họ đối với vị Tổng thống Mỹ.
Vào năm 1916, năm mà Wilson tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai, Trung Quốc đang gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù nền cộng hòa được tạo dựng vào năm 1912 trên danh nghĩa là một thực thể đơn nhất, đất nước này thực ra lại bị phân thành nhiều mảnh. Các lãnh chúa quân sự kiểm soát những khu vực khác nhau, trong khi các cường quốc ngoại bang, thông qua việc bắt nạt và hối lộ, gom góp những vùng lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc. Với các trí thức Trung Quốc, Wilson là một sự đối nghịch tri thức đối với các lãnh chúa quân phiệt côn đồ.
Nhưng sự thu hút của Wilson vượt ra ngoài phạm vi hình ảnh. Vào năm 1918, sự ủng hộ dành cho Wilson tăng vọt – không chỉ ở Trung Quốc – sau một bài diễn văn tại Quốc hội Mỹ với lời kêu gọi dành cho các quốc gia quyền “tự quyết.” Nếu bỏ qua việc Wilson ủng hộ chính sách Jim Crow[1] ở Mỹ và cuộc xâm lược Haiti dưới sự giám sát của ông, các nhà trí thức ở các quốc gia bị chủ nghĩa đế quốc tàn phá từ Ai Cập đến Triều Tiên đều ghi tâm những tuyên bố của ông, và bắt đầu coi ông như một người cứu rỗi và là anh hùng của các dân tộc bị áp bức.
Các nhà yêu nước Trung Quốc đặc biệt đã hy vọng rằng dưới sự lãnh đạo của Wilson, Mỹ sẽ tiếp tục có ảnh hưởng lớn hơn ở châu Á theo những cách có thể bảo vệ Trung Quốc khỏi sự hà hiếp của Đế quốc Nhật. Đối với họ, việc Wilson ủng hộ Hiệp ước Versailles là một sự phản bội sâu sắc.
Trung Quốc năm 2016 khác Trung Quốc của năm 1916 ở một mức độ không thể tưởng tượng được. Họ thậm chí đã vượt qua các quốc gia tiên tiến trong thứ bậc kinh tế thế giới. Nó được thống nhất dưới một sự lãnh đạo mạnh mẽ và tập trung. Trung Quốc có diện tích lãnh thổ rất lớn, bao gồm gần như tất cả các phần lãnh thổ của nhà Thanh ở thời kỳ đỉnh cao của nó. Một ngoại lệ là Đài Loan, nhưng giả tưởng ngoại giao về “Một Trung Quốc” đã duy trì giấc mơ rằng một ngày nào đó, và bằng một cách nào đó, hòn đảo dân chủ này và đại lục chuyên chế sẽ được thống nhất.
Nói ngắn gọn, thì Trung Quốc không cần Mỹ bảo hộ. Ngược lại, họ muốn một vị tổng thống Mỹ bận bịu về các vấn đề đối nội, và không quan tâm nhiều đến sự trỗi dậy của Trung Quốc, như Barack Obama từng làm. Như thế, Trung Quốc có thể bắt tay vào việc thay đổi các mối quan hệ quyền lực ở châu Á theo hướng có lợi cho mình mà không phải lo nhiều về sự can thiệp của Mỹ.
Trước cuộc bầu cử, Trump đã được biết đến với việc đổ lỗi Trung Quốc một cách vô cớ, thường là liên quan đến những vấn đề kinh tế như là thương mại. Nhưng việc ông ta dường như không quan tâm đến chính sách đối ngoại là điều rất thu hút đối với các lãnh đạo Trung Quốc. Ông dường như có xu hướng để yên cho Trung Quốc hơn là đối thủ của ông ta, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Việc ông nói rằng ông sẽ cam kết ít hơn những người tiền nhiệm trong việc ủng hộ các đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Á, như Hàn Quốc và Nhật, là điều được những người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc đón mừng, tương tự như việc Putin phấn chấn với việc ông ta nghi ngờ mức độ cam kết của Mỹ với NATO.
Cũng giống Wilson, Trump có một số người ủng hộ đơn thuần bởi vì nhân cách không giống chính trị gia của ông ta. Dĩ nhiên là Trump không phải là một con mọt sách. Nhưng nhiều người Trung Quốc thích việc ông ta nói (hay tweet) bất cứ những gì ông ta nghĩ, với cách nói “thẳng” khác biệt với cách ứng xử của những chính trị gia kỳ cựu hơn, bao gồm cả Chủ tịch Tập Cận Bình, người uốn lưỡi từng chữ một.
Một niềm ước ao tương tự cho “sự thành thật” đã giúp gia tăng – dù theo một hướng rất khác – mức độ ủng hộ dành cho một quan chức Mỹ khác, Gary Locke, người trở thành đại sứ Mỹ ở Trung Quốc vào năm 2011. Hình ảnh về Locke tự xách giỏ và tự mua cà phê ở Starbucks – những công việc đơn giản mà những quan chức cao cấp ở Trung Quốc sẽ sai những người dưới trướng làm – đã thúc đẩy một loạt những bài đăng trên mạng ca ngợi ông là một quan chức đạo đức. Những người hâm mộ ông cho rằng nước Mỹ khác Trung Quốc đến nhường nào, khi mà các quan chức tham nhũng ở Trung Quốc và những đứa con được nuông chiều của họ được tận hưởng cuộc sống phú quý giống như các gia đình vương giả thời phong kiến.
Thật khó để tưởng tượng rằng sự khác biệt Mỹ-Trung đó giờ vẫn còn phát huy ảnh hưởng, khi những hình ảnh của căn hộ áp mái lòe loẹt của Trump và những bữa tiệc sang trọng ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago tiếp tục xuất hiện. Và mặc dù phong cách liên lạc của Trump vẫn nổi bật, đặc biệt khi so sánh với Tập, thì điều đó không còn thu hút nữa khi Trung Quốc trở thành một mục tiêu trong những phát ngôn “bạo miệng” của Trump về những vấn đề nhạy cảm. Cũng như một Trung Quốc yếu ớt không thể dựa vào sự bảo vệ của Wilson, một Trung Quốc mạnh mẽ cũng sẽ không trông chờ việc Trump sẽ nhường đường bằng cách tránh qua một bên mà không thúc cùi chỏ ít nhất vài lần.
Jeffrey N. Wasserstrom, Giáo sư lịch sử tại Đại học California ở Irvine, là chủ biên của cuốn sách The Oxford Illustrated History of Modern China, và là tác giả của cuốn Eight Juxtapositions: China Through Imperfect Analogies from Mark Twain to Manchukuo.
Copyright: Project Syndicate 2017 – Trump Through Chinese Eyes
- See more at: http://nghiencuuquocte.org/2017/04/03/trump-trong-mat-nguoi-trung-quoc/#sthash.lKmOL101.dpuf