Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Góc nhìn từ Pháp: Làm sao để Việt Nam có vũ khí tối tân?; Pháp 'sẵn sàng' giúp VN tiếp cận vũ khí tối tân;

Pháp 'sẵn sàng' giúp VN tiếp cận vũ khí tối tân

  • 7 giờ trước
French Defence minister Jean Yves Le Drian met his Vietnamese counterpart, Gen.Ngo Xuan LichBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean Yves-Le Drian gặp người tương nhiệm phía Việt Nam, ĐạiTướng Ngô Xuân Lịch hồi tháng 6/2016
Pháp sẵn sàng giúp Việt Nam tiếp cận những loại vũ khí tối tân hơn, 'loại có thể đối chọi được vũ khí của Nga', theo quan sát của một kỹ sư người Pháp gốc Việt.
Ông Thành Đỗ, từng có 15 năm kinh nghiệm ở vị trí kỹ sư điện tử của SAGEM, một trong bốn công ty lớn nhất chuyên sản xuất vũ khí cho Bộ Quốc phòng Pháp, nói với Hạnh Ly của BBC Tiếng Việt hôm 24/04 rằng Việt Nam có nhu cầu mua vũ khí rất lớn.
"Việt Nam muốn tiếp cận với những loại vũ khí tối tân hơn, hiện đại hơn, những loại vũ khí đối chọi được với vũ khí truyền thống của Nga nhưng khốn nỗi là không ai bán bởi cấm vận.
"Sau khi ông Obama bỏ cấm vận thì người Pháp với chuyến viếng thăm của Tổng thống Hollande, rồi những lời hứa hẹn mà mình đã thấy trên truyền hình của ông Tổng trưởng Quốc phòng Pháp Yves Le Drian, thì có thể đọc được những ẩn ý sau những lời nói, tức là người Pháp sẵn sàng giúp đỡ Việt Nam có vũ khí hiện đại hơn.
Ông Thành Đỗ giải thích, Việt Nam và Trung Quốc nếu cùng mua hàng của Nga nhưng với khả năng tài chính của Trung Quốc mạnh hơn hẳn, "thì tất cả những gì Việt Nam mua người Tàu đều có những thứ cao cấp hơn để đối chọi".
"Chính vì thế nhu cầu cần có loại vũ khí khác với vũ khí truyền thống của Nga là rất lớn tại Việt Nam."

Vệ tinh quân đội

Góc nhìn từ Pháp: Việt Nam cần vũ khí điện tử tối tân
Nghỉ hưu năm 2015, vị cựu kỹ sư điện tử phân tích, cái mà Việt Nam cần là một hệ thống điều khiển điện tử toàn diện.
"Như bên quân đội Pháp, chúng tôi biết được rằng tất cả những dữ kiện trên chiến trường được những chiếc máy bay không người lái thu thập, gửi về satellite (vệ tinh), rồi vệ tinh gửi về tổng đài, rồi tổng đài mới lệnh là cái nào bắn đi đường nào, như thế nào.
"Hệ thống điện tử bao trùm hết như vậy thì Việt Nam cho đến nay chưa có. Những nước công nghệ cao họ chưa cho phép người Việt Nam dùng satellite của họ. Việt Nam cần tiếp cận được những satellite quân đội hiện diện trong vùng."
Thỏa thuận này nếu đạt được, theo ông Thành Đỗ, sẽ giúp quân đội Việt Nam có khả năng "tự phòng thủ bờ biển của mình một cách hữu hiệu hơn".
"Nếu mà có thực sự một cuộc chiến xảy ra tại Biển Đông thì ít ra người Việt Nam, quân đội Việt Nam cũng phải tỏ cho thế giới biết được rằng dân tộc này cũng có cái gì đó đáng để tự hào. Ngay kể cả nếu thua trận thì cũng phải tỏ cho thấy truyền thống Bạch Đằng Giang - Trần Hưng Đạo, không lẽ lại để biển và đảo bị nuốt mất một cách dễ dàng như thế sao?"

'Thù lao'

French navy patrol vessel L'Adroit in Hai Phong, Vietnam 2013Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP/GETTY IMAGES
Image captionTuần dương hạm L'Adroit cập cảng Hải Phòng, Việt Nam năm 2013
Ông Thành Đỗ cho biết, Việt Nam đã tiếp cận Pháp trong việc mua vũ khí, và đã có nhiều cuộc trao đổi, tuy sau đó không có thêm tin tức.
Ông cho rằng, có nhiều lý do phía sau sự đình hoãn trong việc hợp tác quốc phòng giữa Pháp và Việt Nam, như cấm vận quốc tế, giá cả.
"Đừng quên là người Pháp đã có truyền thống làm việc với Việt Nam hơn 80 năm qua, họ hiểu rõ người Việt Nam lắm."
Tuy nhiên, với chuyến thăm Việt Nam năm 2016 của Tổng thống Francois Hollande và Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian, ông hy vọng hai quốc gia sẽ có được sự hợp tác quốc phòng sâu sắc hơn.
"Đó là hy vọng của một người Việt sống lâu năm tại Pháp, làm việc về công nghệ của Bộ Quốc phòng Pháp.
"Tôi hy vọng với sự phát triển của Việt Nam hiện nay, sự chuyển giao công nghệ để những gì nhỏ, những bước đầu được làm tại Việt Nam, do kỹ sư Việt Nam thực hiện tại chỗ để rồi từ đó có thể vươn lên như quân đội Ấn Độ hay những nước khác."
Ông cũng cho rằng Việt Nam cần 'cởi mở hơn' với châu Âu, "đặc biệt là phát triển truyền thống quan hệ với người Pháp để bắt kịp, hội nhập nhiều hơn nữa, để có được công nghệ tân tiến để bảo vệ trời, biển và đảo của Việt Nam."

Góc nhìn từ Pháp: Làm sao để Việt Nam có vũ khí tối tân?

  • 9 giờ trước
Một cựu kỹ sư của công ty chuyên sản xuất vũ khí quốc phòng Pháp cho rằng Việt Nam cần cởi mở hơn với châu Âu để có được những loại vũ khí công nghệ cao khác với Nga, Trung Quốc.
Ông Thành Đỗ, từng có 15 năm kinh nghiệm ở vị trí kỹ sư điện tử công ty SAGEM, nói với BBC Tiếng Việt từ Paris hôm 24/04:
"Từ lúc ông Barack Obama tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, có thể đọc được tín hiệu đặc biệt là có sự đòi hỏi rất mạnh từ Việt Nam trong việc mua vũ khí khác với những loại vũ khí truyền thống mà Việt Nam và Trung Quốc mua của Nga.
"Bởi vì Việt Nam nếu mua giống hàng với Nga, và khả năng tài chính của Việt Nam không thể bằng được người Tàu thì tất cả những gì Việt Nam mua mà người Tàu đều có những thứ cao cấp hơn để đối chọi."
Vì vậy mà Việt Nam nên cởi mở hơn với châu Âu, đặc biệt là Pháp trong việc mua bán vũ khí tối tân, tiếp cận với hệ thống vệ tinh quân đội của các nước tiên tiến và thương lượng để có thể kết hợp chuyển giao, trao đổi công nghệ chế tạo vũ khí, ông Thành nói.
Ông cũng đưa ra quan sát và phân tích về những loại vũ khí mà Việt Nam cần có để bảo vệ không phận, lãnh hải và lãnh thổ của mình.
Nghỉ hưu năm 2015, vị cựu kỹ sư điện tử đặt hy vọng vào quan hệ quốc phòng Pháp - Việt đặc biệt là sau chuyến thăm của Tổng thống Francois Hollande và Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian tới Việt Nam năm 2016.
SAGEM là một trong bốn công ty lớn nhất chuyên cung cấp vũ khí trong mảng điện tử và thông tin cho Bộ Quốc phòng Pháp.
Hạnh Ly thực hiện.

Họp Trung ương 5 để đề cao Ủy ban Kiểm tra?; Dư luận mạng viết về đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng

Hội nghị lần thứ 5 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra từ 5 đến 11 tháng 5, với dấu hiệu vai trò của Ủy ban Kiểm tra Trung ương có vẻ sẽ được đề cao.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ khai mạc Hội nghị Trung ương 5
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ khai mạc Hội nghị Trung ương 5
Được biết Hội nghị sẽ diễn ra cả trong hai ngày thứ Bảy, Chủ nhật.

Sự kiện này càng được dư luận quan tâm sau khi ngày 27/4, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng.

Ông Thăng đang là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM.

Liệu ông Thăng có phải nhận hình thức kỷ luật nào rất có thể sẽ là một chủ điểm được trông đợi tại Hội nghị Trung ương 5.

Kinh tế tư nhân

Một chủ đề khác được quan tâm là việc Hội nghị sẽ ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế tư nhân.

Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình hồi tháng Tư nói nghị quyết này sẽ là "một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".

"Phát triển kinh tế tư nhân là yêu cầu tất yếu, khách quan, vừa cấp thiết, vừa lâu dài trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa", ông Bình nói hôm 26/4.

Theo Trưởng ban Kinh tế Trung ương, vấn đề kinh tế tư nhân sẽ là một chủ đề bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 5, khóa XII này.

Ông Bình cũng nêu rằng "cần thống nhất quan điểm kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ."

"Coi phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh theo cơ chế thị trường là một phương sách quan trọng để huy động và phân bổ các nguồn lực và giải phóng sức sản xuất, và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế tư nhân phát triển ở tất cả các lĩnh vực mà pháp luật không cấm."

Theo ông, kinh tế tư nhân vẫn chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế Việt Nam.

Các báo Việt Nam cho hay kinh tế tư nhân vẫn chủ yếu là kinh tế hộ gia đình, cá thể chiếm tới 31,33% GDP, trong khi các thành phần khác của kinh tế tư nhân chỉ chiếm 7,88% GDP năm 2015.

Được biết Hội đồng Lý luận Trung ương đã xây dựng 2 Báo cáo tư vấn cho hội nghị "về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" và "đổi mới cơ chế, chính sách khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân".

Bên cạnh đó, căn cứ vào phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ về Hội nghị Trung ương 5 sắp diễn ra thì việc tái cơ cấu trong các doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ là chủ đề cần xem xét đến, nhất là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn.

Sàng lọc và khai trừ Đảng

Lãnh đạo Việt Nam
Ông Đinh La Thăng (thứ hai từ phải sang) bị 'đề nghị kỷ luật'
Không lâu trước Hội nghị Trung ương 5, hôm 29/04 vừa qua, báo Nhân Dân có bài đề cao vai trò của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XII, trong đó Ủy ban Kiểm tra các cấp trong Đảng Cộng sản được đóng vao trò quan trọng.

"Các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp và chi bộ phải chủ động đổi mới, tăng cường và đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất..."

Mục tiêu dùng cơ quan này để làm "trong sạch đội ngũ", qua cách "xem xét, kết luận, xử lý kỷ luật trước, sau đó chỉ đạo hoặc đề nghị các tổ chức nhà nước, đoàn thể xem xét xử lý kỷ luật về hành chính, đoàn thể kịp thời, đồng bộ hoặc yêu cầu cơ quan pháp luật xử lý bằng pháp luật".

Bài báo cũng viết: "Cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng; khắc phục tình trạng xử lý nhẹ trên, nặng dưới."

"Cấp ủy các cấp chỉ đạo tiến hành kiểm tra, rà soát, sàng lọc đưa những người không còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng để làm trong sạch nội bộ Đảng."

(BBC)


Dư luận người Việt trong và ngoài nước đang chú ý nhiều đến sự kiện đương kim Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Bộ chính trị bị Ủy ban kiểm tra Trung ương công khai kiến nghị kỷ luật.

Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN)
Đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng công bố hôm 27/4, trước lúc Hội nghị Trung ương 5 Khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra đầu tháng Năm.

Ông Đinh La Thăng bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương quy trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) trong giai đoạn 2009 - 2011, là nơi ông từng là Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tập đoàn.

BBC ghi nhận một số tiếng nói trên mạng xã hội tiếng Việt và cả báo chí nhà nước tại Việt Nam bình luận sự việc này.

Lặp lại năm 2012?

Nhiều người so sánh đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng với đề nghị xem xét kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại một hội nghị trung ương năm 2012.

Khi đó, Hội nghị Trung ương 6 Khóa 11 ra kết luận "không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị".

Nay nhà báo Tâm Chánh, nguyên Tổng biên tập báo Sài Gòn Tiếp thị, viết trên Facebook cá nhân, cho rằng ông Đinh La Thăng không có sức mạnh như nguyên Thủ tướng:

"Vì đơn giản ông Thăng không có bề dày nắm quyền lực như ông Nguyễn Tấn Dũng để có thể chi phối chọn lựa của các ủy viên TƯ."

Hoặc nếu ông Thăng không bị kỷ luật, cây bút Tâm Chánh nêu giả thiết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ có thể "huy động sự tham gia của người dân vào cuộc đấu tranh sinh tử này".

"Yếu huyệt trong thế trận này chính là ai nhanh chóng nắm giữ ngọn cờ công khai và chuyển nó thành khí thế của dân."

Nhân dân chỉ tin khi đồng thời với xử lý kỷ luật ông Thăng là những giải pháp đồng bộ công khai, minh bạch
Nguyễn An Dân viết trên Facebook

"Ông Trọng sẽ thắng nếu biết khai thác sức mạnh này, biến dư luận thành công luận, nhưng ở thời ông Trọng tác động chính yếu này của truyền thông không còn trong tay nền báo chí cách mạng vốn bị tẩn nhừ tử, chỉ có một mực "cách mạng" mà không còn sự chính trực báo chí nữa."

Còn nếu ông Thăng nhận mức kỷ luật khá nặng là "cảnh cáo", cây bút Tâm Chánh nêu ra kịch bản:

"Sự leo thang mong muốn trừng phạt này sẽ làm lộ ra không it tật bệnh ở mức trầm kha của một hệ thống chinh trị sau nhiều năm kiến tạo pháp quyền vẫn chỉ có thể dùng đến uy quyền để cai trị chính bộ máy của mình."

Giải pháp 'đồng bộ'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp khai mạc Hội nghị Trung ương 5
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp khai mạc Hội nghị Trung ương 5
Đại hội Đảng 12 diễn ra tháng Giêng 2016
Đại hội Đảng 12 diễn ra tháng Giêng 2016
Trong khi đó, cây bút Nguyễn An Dân cũng dùng Facebook để đòi hỏi:

"Nhân dân chỉ tin khi đồng thời với xử lý kỷ luật ông Thăng là những giải pháp đồng bộ công khai, minh bạch với nhân dân và đảng viên cơ sở trong xử lý toàn diện."

"Xa hơn là việc chọn lựa bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cần phải công khai, minh bạch những thành tích đã đạt được, có chương trình hành động để đạt được các mục tiêu, yêu cầu của cương vị đó, thuyết phục được các đảng viên và quần chúng nhân dân."

Ông này cho rằng: " Vấn đề cuối cùng vẫn là hiến pháp phải đứng trên đảng pháp, là pháp trị, là tư pháp độc lập."

Chốt lại, ông Nguyễn An Dân kêu gọi cải tổ chính trị:

"Chính trị càng cải cách nhanh chừng nào thì tham nhũng sẽ giảm dần đi chừng ấy, đó mới là cách chống tham nhũng hiệu quả và lâu dài, vì lợi ích nhân dân, chứ không phải giữ nguyên hệ thống nhưng đem dê ra tế thần khi cần thiết."

Chấn động hay rất bình thường?

Sau khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương công khai đề xuất hình thức kỷ luật với ông Đinh La Thăng, truyền thông nhà nước tại Việt Nam cũng phỏng vấn một số người thường trả lời báo chí.

Cựu đại biểu Quốc hội, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết cho rằng:

"Từ nay, nên theo nếp sống văn minh như thế: Tất cả mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và kỷ luật của tổ chức."

Một cựu Ủy viên Trung ương Đảng, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nói:

"Người có công thì biểu dương, người có tội thì không bỏ qua."

Nói chấn động, vì đồng chí Đinh La Thăng từng được ca ngợi là năng động
LS Phan Xuân Xiểm

"Tôi ghi nhận tinh thần nghiêm túc ấy. Còn xem xét kết luận ấy như thế nào, xử lý ra sao thì do Trung ương quyết định."

Còn trên trang Giáo Dục, luật sư Phan Xuân Xiểm, nguyên Hàm Vụ trưởng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho biết:

"Nội dung kết luận kỳ họp thứ 14 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương quả thực là vụ việc theo tôi là chấn động.

Nói chấn động, vì đồng chí Đinh La Thăng từng được ca ngợi là năng động, có những táo bạo, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong công tác...

Ông Đinh La Thăng
Ông Đinh La Thăng từng được nêu như một "hiện tượng" của chính trị Việt Nam vài năm qua
Trước đây, dư luận chỉ biết cái đồng chí Đinh La Thăng làm được nhưng nay Đảng đã chỉ ra những trách nhiệm của đồng chí về những hậu quả mà đồng chí đã làm tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và chịu xem xét xử lý theo điều lệ Đảng".

Nhưng ông Phan Xuân Xiểm cũng nói thêm:

"Đồng chí Đinh La Thăng giữ chức vị cao trong Đảng bị đề nghị xem xét kỷ luật thì tôi cho là điều bình thường."

Cũng về sự "bình thường", trang Viet-Studies ở Hoa Kỳ nhắc lại một bài trên VietnamNet hồi tháng 11/2011 trích lời ông Vũ Mão, cựu quan chức cao cấp ở Việt Nam khi đó khen Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng:

"Tôi hoan nghênh và ủng hộ những việc làm thể hiện tư duy, phong cách mạnh mẽ của của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng...

Hiện nay, dư luận đồng tình với Bộ trưởng Thăng rất nhiều, những ý kiến qua lại cũng không ít, tôi cho đó là chuyện bình thường."

BBC sẽ tiếp tục theo dõi các diễn biến trước và trong kỳ hội nghị trung ương 5 khóa XII của Đảng Cộng sản cầm quyền tại Việt Nam sắp diễn ra.

(BBC)

Thứ Ba, 2 tháng 5, 2017

KỲ ÁN TẠI VINASHIN, VINALINES, PETROVIETNAM: "CON ĐẺ” CỦA MỘT QUYẾT SÁCH VI HIẾN CỦA CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG

Phạm Viết Đào.

Những kỳ án đã xảy ra tại PETROVIETNAM dưới thời Đinh La Thăng từ năm 2009, cùng thời điểm với những chuyện đã xảy ra tại Vinashine, Vinalines…vơi số lượng tiền thất thoát xấp xỉ như nhau; tính chất các vụ việc từ tựa như nhau…
Những khoản tiền đầu tư tại các Tập đoàn kinh tế kể trên do do Chính phủ đổ vào đầu tư hoặc vay từ nguồn vốn nước ngoài được ném vào những dự án ma quỷ; Chủ dự án là những tay cờ gian bạc bịp, kinh doanh, buôn bán theo lối bốc rời, “bán giời bán biển”… không văn tự.
Nguyên nhân từ đâu dẫn tới những hành vi múa tay trong cái bị ngân khố quốc gia với số tiền lên tới hàng tỷ USD như vậy ?
Vì sao Phạm Thanh Bình, Dương Chí Dũng bị đưa ra truy tố còn Đinh La Thăng được luân chuyển lên làm Bộ trưởng Bộ Giao Thông và sau đó lọt được vào Bộ Chính trị tại Đại hội XII, được coi là một đại hội nội bố đấu đá nhau quyết liệt ?
Tại sao phải tới cái nhiệm kỳ Ủy ban kiểm tra TW của Trần Quốc Vượng thì mới vạch ra được những sai phạm của Đinh La Thăng; vậy thì trước đó cái ủy ban kiểm tra TW do ông Ngô Văn Dụ đứng đầu đã làm những trò gì ?
Tất cả những chuyện quốc gia đại sự đó đều bị lảng tránh trên các phương tiện thông tin chính thống nhà nước ?
Theo người viết bài này, những thảm họa kinh tế xảy ra tại các tập đoàn kinh tế trọng điểm của nhà nước, những tập đoàn được mệnh danh là “đầu tàu”, “quả đấm thép” của nền kinh tế là hậu quả, con đẻ của cái Nghị định số: 101/2009/NĐ-CP- Thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước…của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Theo người viết bài này, Nghị định 101 của Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là một quyết sách vi hiến, vi phạm 4 luật chuyên ngành như: Luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật; Luật Tổ chức chính phủ, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Đầu tư…
Cái nghị định vi hiến và cưỡng đạp lên 4 luật chuyên ngành đã tạo ra các mối quan hệ “loạn luân” trong điểu hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường…
Với Nghị định 101/2009/NĐ-CP  đã cho phép “bố già” Nguyễn Tấn Dũng thoải mái “ lòng thòng", múa may với đám “con dâu” phốp pháp đầy ma mỵ đó là các Tập đoàn kinh tế nhà nước...
Kết cục của các quyết sách vi hiến và vi phạm pháp luật này đã đẻ ra cái đám "nghịch tử"-“ con ông cháu cha” ở Vinashin, Vinalines, PETROVIETNAM và Bộ Công thương…
Với việc cho nổ PETROVIETNAM với thơi điểm hiện tại có thể có thể ví với Trận mở màn Buôn Ma Thuổt 3/1975…
Còn các vụ Vinashin, Vinalines có thể ví với trận Phước Long nổ ra từ 13 tháng 12, 1974-6 tháng 1, 1975; Một trận đánh như 1 đòn nắn gân cốt quân đội Sài Gòn và thử phản ứng về sự tái can thiệp cuộc chiến Việt Nam của quân đội Mỹ…
Những kiến giải dưới đây đã được blog Phạm Viết Đào trình bày và đưa lên mạng từ 2011, đánh tiếc blog và bài viết đã bị hacker đánh sập. 
May mắn trang Diễn đàn giữ hộ bài viết này và xin đưa lại những ý kiến đã đưa ra cách đây 6 năm phân tích về các hệ lụy của nghị định 101 với những gì xảy ra tại Vinashin và Vinalines để quý vị tham khảo… 

MÔ HÌNH CÁC TẬP ĐOÀN KINH TẾ THÀNH LẬP THEO NGHỊ ĐỊNH 101/2009/NĐ-CP:

Posted on  by Doi Thoai

Bài 1: MỘT MÔ HÌNH QUẢN TRỊ TRÁI HIẾN PHÁP, PHÁP LUẬT: THỦ PHẠM XÔ ĐẨY VINASHIN VÀO RỐI LOẠN, SUY SỤP !

Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý sau đây cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ, Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 và Luật Doanh nghiệp 2005!
Phạm Viết Đào.

Đã có rất nhiều chuyên gia mổ xẻ phân tích các nguyên nhân dẫn tới thảm họa Vinashin, một sản phẩm của cái mô hình quản trị doanh nghiệp thí điểm chính thức ra đời sau Quyết định 91-TTg Hà Nội, ngày 07 tháng 3 năm 1994 ( QĐ91 ); Mô hình thí điểm này được luật hóa bằng văn bản dưới luật có tên: Nghị định 101/2009/NĐ-CP( NĐ101) ngày 5/11/2009 thí điểm thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước; Nghị định ban hành sau 15 năm, kể từ quyết định thành lập thí điểm mô hình quản trị mà giới doanh nghiệp hay gọi tắt là Tập đoàn 90- 91 …
Việc thiết kế mô hình quản trị các Tập đoàn kinh tế nhà nước theo QĐ91 và NĐ101 đã được tiến hành theo quy trình: “sinh con rồi mới sinh cha; sinh cháu giữ nhà rồi …” mà “ông” thì chưa được pháp luật thừa nhận ?!
Mô hình quản trị này đã tạo ra cái quan hệ pháp lý lòng thòng: Các tập đoàn kinh tế nghiễm nhiên trở thành con của ông ( Thủ tướng ) và chỉ là em ( hay cháu ) của các Bộ quản lý chuyên ngành.
Trong khi đó thì về quy luật tự nhiên-xã hội, để hình thành “gia phong” của một gia đình, dòng họ đảm báo tính hiếu thuận trong quan hệ con cháu đối với cha mẹ, ông bà, trật tự sinh thành của các thành viên trong gia đình phải là “con cha, cháu ông”…
Cái trật tự pháp lý loằng ngoằng này đã đẩy các cơ quan quản lý chuyên ngành bị đẩy ra vị thế chầu rìa trách nhiệm: bố trở thành anh và ông trở thành cha; trật tự này là thủ phạm gây ra thảm cảnh lăng loàn trong quan hệ: trên bảo dưới không nghe; anh bảo em để ngoài tai; mặc dù trên danh nghĩa pháp lý ông anh ( Bộ ) vẫn phải chịu trách nhiệm về ông em ( Con-Tập đoàn kinh tế)…
Điều này đã bộc lộ qua các trả lời chất vấn, giải trình trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch-Đầu tư trong phiên chất vấn của Quốc hội vừa qua. 
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch- Kế hoạch Đầu tư trả lời đã tham mưu hết trách nhiệm; Bộ Tài chính thì cho biết: đã thanh tra, kiểm tra, đã phát hiện, đã kiến nghị nhưng Vinashin để đấy, không tiếp thu vẫn dối trá; Còn Bộ Giao thông Vận tải qua trả lời có thể hiểu: Các vị đi mà hỏi Thủ tướng, trách nhiệm Vinashin thuộc Thủ tướng không thuộc quyền của Bộ…
Các quy chuẩn pháp lý khi thiết kế một mô hình quản trị kinh tế-xã hội nó giống như các quy định của ngành kiến trúc xây dựng khi quyết định xây một ngôi nhà; khi thiết kế một ngôi nhà, kiến trúc sư phải tính toán: cái móng phải được ép bao nhiêu chiếc cọc, ở vị trí nào, độ sâu bao nhiêu, độ dày của dầm cột được đặt loại thép gì, bao nhiêu thanh, dày mỏng như thế nào, mác xi măng bao nhiêu…
Nếu kiến trúc sư do chủ quan, do nhầm lẫn, hoặc do không đủ kiến thức chuyên sâu dẫn tới việc thiết kế sai, nhầm, bất chấp những quy tắc và nguyên tắc chịu ứng lực quy ước của các bộ phận kết cấu của ngôi nhà, tải trọng xô phá lung tung thì tất yếu sẽ dẫn tới: ngôi nhà xây lên, nó lập tức bị xiêu vẹo, nghiêng, lún, rạn vỡ xô phá lẫn nhau dẫn tới sự sụp đổ là khó tránh…
Phần lớn các bài viết về Vinashin đều tìm nguyên nhân về sự suy sụp,sự bục vỡ của từng bộ phận của “con tàu Vinashin”; sự bục vỡ này do chất lượng của các “ mảng miếng “ đầu tư kinh doanh của Vinashin không đạt yêu cầu của của thị trường: cán bộ không đủ phẩm chất năng lực, dối trá, cố ý làm trái, đầu tư sử dụng vốn dàn trải sai, vay và cho vay vô tội vạ…Do các mảng miếng kinh doanh không giống ai này, từ đó làm phát sinh sự liên kết nội tại lỏng lẻo, dẫn tới bục, vỡ, tàu Vinashin chìm? 
Chưa có công trình nào đi cho tới tận gốc của vấn đề: kết cấu tổng thể của tập đoàn kinh tế đứng về phương diện pháp lý là một mô hình quản trị bất cập, nếu không muốn nói là trái Hiến pháp, vi phạm luật…
Xin bắt đầu bằng QĐ91. Năm 1994 Thủ tướng Võ Văn Kiệt ra đã ban hành quyết định thành lập mô hình thí điểm Tập đoàn kinh tế nhà nước. Xin trích ra đây phần căn cứ pháp lý mà Thủ tướng đã ký ban hành Quyết định 91, đó là 2 căn cứ: Căn cứ Nghị quyết của Quốc hội tại kỳ họp thứ IV, khoá IX; Căn cứ kết luận của Chính phủ tại phiên họp ngày 6 tháng 1 năm 1994…
Như vậy, cơ sở pháp lý của Quyết định 91 hết sức mỏng manh, chỉ dựa vào 1 Nghị quyết của Quốc hội; hiện nay chúng tôi chưa tìm được nội dung của nghị quyết này. 
Về nguyên tắc pháp lý thì Thủ tướng muốn ban hành một quyết định, phải căn cứ vào luật; quan chức ( từ Chủ tịch nước trở xuống ) chỉ được phép làm những điều pháp luật cho phép…
Tạm bỏ qua cơ sở pháp lý của Quyết định 91, bởi do nó còn mang ý nghĩa của mô hình quản trị thí điểm, do đó nó có thể được điều chỉnh tức thì nếu phát hiện thấy sai, hỏng…
Sau thời gian thí điểm, nếu thấy mô hình quản trị này là tiên tiến là tích cực thì Thủ tướng Chính phủ phải luật hóa nó, bổ sung điều chỉnh các bộ luật liên quan và các văn bản dưới luật ( nghị định ) để đưa nó vào quy chuẩn quản lý bằng luật pháp; nhưng không ?
Sau 15 năm thí điểm, ngày 5/11/2009 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lại bàn hành một nghị định mà tên nghị định tiếp tục chứa đựng nội dung thí điểm: Nghị định 101/2009/NĐ-CP thí điểm thành lập, tổ chức, họa động và quản lý tập đoàn kinh tế nhà nước
Điều bất bình thường của NĐ 101 đó là: danh nghĩa là thí điểm nhưng Thủ tướng đã thành lập một lúc 11 tập đoàn kinh tế mạnh, ban hành theo quyết định này, 11 tập đoàn này đều là những tập đoàn mang ý nghĩa yết hầu kinh tế. Không một quốc gia nào lại ban hành văn bản dưới luật thí điểm thành lập trên chục tập đoàn kinh tế khi mà luật gốc là Hiến pháp và các bộ luật có liên quan chịu trách nhiệm điều chỉnh chức năng nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng chưa sửa đổi, bổ sung.
Chưa kể cái mô hình đó có thật sự đã tương thích với khả năng quản lý và độ thích ứng với cơ chế thị trường không ? 
Đến thời điểm ban hành NĐ101 và cho đến hiện tại, các bộ luật có liên quan chưa sửa đổi, bổ sung các điều luật để quy chuẩn mô hình quản trị tập đoàn kinh tế này; chưa cho phép Thủ tướng được ban hành loại văn bản này. 
Tóm lại, một số chức năng quy định trong Nghị định 11 là những chức năng, nhiệm vụ do Thủ tướng tự cơi nới cho mình, chưa được luật nào cho phép.

Xin chứng minh:

Hiến pháp 1992 quy định:

Tại Điều 109: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chính phủ thống nhất quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy Nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Điều 114
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp; chủ toạ các phiên họp của Chính phủ;
2- Đề nghị Quốc hội thành lập hoặc bãi bỏ các Bộ và các cơ quan ngang Bộ; trình Quốc hội và trong thời gian Quốc hội không họp, trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, các thành viên khác của Chính phủ;
3- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
-Hiến pháp không quy định Thủ tướng ký quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc các Tập đoàn kinh tế vì các đơn vị này không thuộc thành viên của Chính phủ; thành viên của các cơ quan hành chính nhà nước ?!

Luật Văn bản Quy phạm Pháp luật, số 17/2008/QH12 ngày 03-06-2008 quy định:

Điều 14 về thẩm quyền của Thủ tướng được ban hành văn bản Nghị định của Chính phủ; văn bản này được quy định các nội dung sau:
1. Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước;
2. Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện chính sách kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ;
3. Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ;

Điều 15. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định các vấn đề sau đây:1. Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;
2. Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10 quy định tại Điều 8,Chính phủ có 11 nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Lãnh đạo công tác của các bộ, các cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp, xây dựng và kiện toàn hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ trung ương đến cơ sở; hướng dẫn, kiểm tra Hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; tạo điều kiện để Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước;
4. Thống nhất quản lý việc xây dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ, các dịch vụ công; quản lý và bảo đảm sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân; thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước, chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; ( quản lý chứ không đứng ra tổ chức kinh doanh-PVĐ… )
7. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước; công tác thanh tra và kiểm tra nhà nước, chống tham nhũng, lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy nhà nước; giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân;
Điều 9
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực kinh tế:
1. Thống nhất quản lý nền kinh tế quốc dân, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; củng cố và phát triển kinh tế nhà nước, chú trọng các ngành và lĩnh vực then chốt để bảo đảm vai trò chủ đạo, cùng với kinh tế tập thể tạo thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.
Quyết định chính sách cụ thể để phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế, thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa;
2. Quyết định chính sách cụ thể thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn;
3. Xây dựng dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội dài hạn, năm năm, hàng năm trình Quốc hội; chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đó;
4. Trình Quốc hội dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách trung ương và mức bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm; tổ chức và điều hành thực hiện ngân sách nhà nước được Quốc hội quyết định;
5. Quyết định chính sách cụ thể, các biện pháp về tài chính, tiền tệ, tiền lương, giá cả;
6. Thống nhất quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản thuộc sở hữu toàn dân, tài nguyên quốc gia; thi hành chính sách tiết kiệm; thực hiện chức năng chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước theo quy định của pháp luật;
9. Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước.
Điều 20
Thủ tướng Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1. Lãnh đạo công tác của Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp:
a) Quyết định các chủ trương, biện pháp cần thiết để lãnh đạo và điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở;
b) Chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật trình Quốc hội, các dự án pháp lệnh trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
5. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
6. Quyết định các biện pháp cải tiến lề lối làm việc, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước, đề cao kỷ luật, ngăn ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong bộ máy và trong cán bộ, công chức, viên chức nhà nước...

Nếu căn cứ vào các nội dung đã ban hành trong Hiến pháp 1992, Luật Văn bản Quy phạm Pháp luật, số 17/2008/QH12 ngày 03-06-2008; Luật Tổ chức Chính phủ thì NĐ 101 là một “đứa con hoang” bởi các bất cập pháp lý. Điều này thể hiện qua các nội dung được ban hành trong NĐ101 trái với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và Thủ tướng đã được luật định trong Hiến pháp 1992 và các bộ luật đã nêu trên.
Đó là các nội dung các điều sau đây của Nghị định 101:
Điều 9. Phương thức thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước trên cơ sở các tổng công ty, công ty nhà nước đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định này.
Điều 11. Trình tự, thủ tục xây dựng và triển khai Đề án thành lập, phát triển tập đoàn kinh tế nhà nước
1. Cho phép xây dựng Đề án: căn cứ quy định của Chính phủ về ngành, lĩnh vực thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước, Thủ tướng Chính phủ quyết định cơ quan hoặc tổ chức xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước.
2. Xây dựng, trình Đề án: cơ quan hoặc tổ chức được Thủ tướng Chính phủ giao xây dựng Đề án thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước có trách nhiệm tổ chức xây dựng Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; lấy ý kiến của các Bộ quy định tại điểm d khoản này; trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hồ sơ Đề án trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình về Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước;
b) Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước
Đề án gồm các nội dung cơ bản sau đây: sự cần thiết, mục đích thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước; thực trạng tổ chức, quản lý và hoạt động của tổng công ty nhà nước, cơ cấu các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; phương thức xây dựng, duy trì và phát triển các hình thức liên kết giữa tổng công ty, công ty mẹ với các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết và giữa các doanh nghiệp thành viên, doanh nghiệp liên kết; phương thức hình thành công ty mẹ; hình thức pháp lý, tên gọi, cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty mẹ; tên gọi, hình thức pháp lý, cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp thành viên; ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề có liên quan; cơ cấu đầu tư vào các ngành nghề kinh doanh chính, ngành nghề có liên quan và không liên quan trong tập đoàn kinh tế nhà nước; phương án sử dụng, phát triển nguồn nhân lực lãnh đạo quản lý tại công ty mẹ; nguồn nhân lực thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu công ty mẹ tại các doanh nghiệp thành viên; phương án sắp xếp, sử dụng nguồn nhân lực; phương án hoạt động kinh doanh của tập đoàn kinh tế nhà nước sau khi thành lập; định hướng chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn; tổ chức, quản lý, điều hành trong tập đoàn kinh tế nhà nước; đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; đề xuất với chủ sở hữu nhà nước trong hình thành tập đoàn kinh tế; kế hoạch và lộ trình chuyển đổi, hình thành tập đoàn;
c) Dự thảo Điều lệ công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;
d) Ý kiến về Đề án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ quản lý ngành (trong trường hợp cơ quan trình Đề án là Tổng công ty do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập), Bộ Nội vụ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Phê duyệt Đề án: Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước. Quyết định phê duyệt Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước phải quy định rõ nội dung giám sát thực hiện Đề án và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân giám sát thực hiện Đề án, giải quyết các vướng mắc phát sinh và việc điều chỉnh Đề án (nếu cần).
4. Triển khai thực hiện Đề án thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước:
a) Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập công ty mẹ; bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ;
b) Hội đồng quản trị công ty mẹ trực tiếp chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Đề án; phát triển các hình thức liên kết trong nhóm công ty mẹ – công ty con, giữa các doanh nghiệp thành viên trong quá trình triển khai thực hiện Đề án và hoạt động của tập đoàn kinh tế.
Nghị định là văn bản hướng dẫn, cụ thể hóa luật; Nghị định 101 là nghị định cụ thể hóa Luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Thế nhưng, Điều 30 của Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 quy định về Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản trị như sau:

"d) Tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Tổng giám đốc sau khi được sự chấp thuận của người quyết định thành lập công ty; tuyển chọn, ký hợp đồng hoặc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Phó tổng giám đốc và kế toán trưởng theo đề nghị của Tổng giám đốc; thông qua việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Giám đốc và kế toán trưởng các công ty thành viên và các đơn vị sự nghiệp do công ty sở hữu toàn bộ vốn điều lệ để Tổng giám đốc quyết định; tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên do công ty nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ; quyết định cử người đại diện phần vốn góp của công ty ở doanh nghiệp khác;.."
Luật Doanh nghiệp nhà nước 2003 không quy định Thủ tướng "bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị công ty mẹ..." nhưng Nghị định 101 đã xé rào quy định này ?
Toàn bộ nội dung đã ghi tại Điều 11, NĐ 101 thuộc về chức năng điều hành sản xuất kinh doanh; mà Thủ tướng là người đứng đầu bộ máy hành chính chứ không phải là người đứng đầu bộ máy điều hành sản xuất kinh doanh. Nói theo ngôn ngữ thể thao: Thủ tướng đã đã lộn sân; đáng lẽ vị trí của Thủ tướng là ngồi ở cầu môn nhà giữ gôn, thế nhưng vì máu ăn thua, máu làm giàu nhanh nên Thủ tướng lại xông lên tham gia tấn công như một tiền đạo, để gôn ( quản lý hành chính, nhà nước) bị bỏ ngỏ, sơ hở…
Qua các dẫn chứng và các cơ sở pháp lý đã nêu cho thấy: mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước được thành lập theo NĐ101 là một mô hình tổ chức không nằm trong khuôn khổ Hiến pháp 1992, Luật Văn bản quy phạm pháp luật và Luật Tổ chức chính phủ, Luật Doanh nghiệp nhà nước. 
Vì những sự trái ngoe này nên dẫn tới những hệ lụy như đã thấy ở Vinashin và chúng tác giả sẽ phân tích dẫn chứng vào bài sau !

P.V.Đ.

Bài 2: TỪ LỆCH CHUẨN NỀN TẢNG PHÁP LÝ DẪN TỚI SỰ LỆCH CHUẨN QUAN HỆ QUẢN LÝ…
Phạm Viết Đào.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa có đoạn kể về Tào Tháo:”Tào Tháo sinh ra tại huyện Tiêu, nước Bái trong gia đình giàu có, thuở nhỏ thích chơi bời phóng túng, thích săn bắn, ít chịu học hành và tỏ ra tinh ranh. Người chú ruột thấy Tào Tháo như vậy thường mách với Tào Tung về các việc làm của cháu. Tào Tháo biết vậy nghĩ cách, một lần giả bị trúng gió ngã lăn ra. Người chú chạy đi gọi Tào Tung, nhưng khi thấy cha đến thì Tào Tháo lại tươi tỉnh như bình thường. Tào Tung hỏi nguyên do, Tào Tháo nói rằng:Vì chú không thích con nên bày đặt điều xấu thôi…Từ đó Tào Tung không tin lời người chú mách tội của Tào Tháo nữa…”
Câu chuyện quan hệ “ quản lý “ giữa Tào Tháo, Tào Tung và chú ruột…trong Tam Quốc diễn nghĩa nó gần giống với cái quan hệ giữa Thủ tướng, với lãnh đạo Tập đoàn Vinashin và các bộ quản lý chuyên ngành vừa qua…Trong câu chuyện này, Tào Tháo giống với tư thế của lãnh đạo Tập đoàn Vinashin; Tào Tung là Thủ tướng còn các Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư; Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước… thì giống với  “ông chú” của Tào Tháo thời Tam Quốc…
Tất các các việc làm của Tập đoàn Vinashin giống y chang các hành động tinh ma của Tào Tháo thời Tam Quốc: Việc lập ra các dự án ma, xin Thủ tướng mua tàu mới nhưng lại đi mua tàu cũ; đầu tư dàn trải vào những dự án khó có khả năng thu hồi vốn, kinh doanh ngoài luồng; thực chất lỗ, mất vốn nhưng lại khai là lãi, bảo tồn được vốn…Ông bố  Tào Tung ( Thủ tướng) vì là thân tình, vì thương con, con mình đẻ ra do liên kết máu mủ ruột rà nên tất yếu tin con mình hơn là tin lời “ông chú” thiện ý, muốn giáo dục cháu theo đúng nề nếp, gia phong.

Về bản chất, khi ban hành NĐ 101, Thủ tướng đã nhập vai nhà doanh nghiệp, người đại diện chủ sở hữu cao nhất “ Thái thượng hoàng” của các Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tập đoàn kinh tế trong đó có Vinashin. 
Việc nhập vai mới này đã đẩy Thủ tướng vào cái thế nhập nhèm về chức năng, quyền hạn theo quy định của luật pháp hiện hành; việc nhập vai này đã đẩy Thủ tướng vào cái vị trí, cái cơ chế vừa đá bóng, vừa thổi còi là một xu thế lỗi thời, thế giới đang tìm cách xa lánh, bởi nó tạo ra mộ sản phẩm quản lý “dở ông dở thằng”…Ông cha từng đúc kết: gần chùa gọi bút bằng anh; do sự nhập nhèm vè danh phận này dẫn tới sự hủ bại quan hệ. 
Chính Khổng Tử có lần khuyên học trò ( đại ý ): muốn làm được cái gì cho ra hồn trước hết con người ta phải có chính danh; về nguyên tắc: chức phận của quản lý nhà nước phải là chức năng cầm cân nảy mực; muốn nảy mực đúng đường ngay mực thẳng thì nhà quản lý lúc nào cũng phải mặt sắt đen sì; còn “ lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình” thì có ngày chết đứng như Từ Hải là phải lắm…
Ai vào thăm Đại nội Huế, tại sân điện thờ chính có 2 thế lực, 2 linh vật được tạc tượng bằng đồng để thờ: Con Nghê và Con Phượng: Con phượng thì múa, con nghê thì chầu…Tại sao lại sinh ra cơ chế: Phượng múa-Nghê chầu ngay ở nơi vua trị nhậm ?
Nếu ta ví Con Phượng là các nhà doanh nghiệp, các tập đoàn 90-91 thì Con Nghê là linh vật phụ trách khâu quản lý nhà nước, là con giám sát giống như chức năng của Chính phủ, của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…Sở dĩ người ta phải dùng Con Nghê vì loại linh vật này chỉ ăn sương, nó hưởng linh khí của trời đất chứ không thuộc loài phàm ăn, tục uống, bạ gì ăn nấy như các sinh vật phàm trần khác…
Cái cơ chế quản lý sinh ra theo Nghị định 101 đã tạo điều kiện cho Con Nghê lý ra chỉ ăn sương và hưởng linh khí của trời đất để giam sát cái chức năng múa của Con Phượng; thế nhưng do cơ chế xô, Nghê ta cũng nhảy vào sân chầu múa may với Phượng: nhận lại quả phong bì, khoác vai bá cổ với loài Phượng thì còn giám quản cái nỗi gì ?! Phượng đã là “ phàm phu “ rồi mà Nghê cũng thành tục tử, thành phường giá áo túi cơm thì còn gì là giám quản?
Vua muốn yên ổn trị vì trên ngai vàng trong sân Đại nội phải tạo vị trí, chỗ đứng cho nhà ông Nghê-và nhà chị Phượng; phải tạo điều kiện cho các anh chị này làm tốt chức năng, phận sự; khi 2 vị này thông đồng với nhau, ngoặc ngoẹo với nhau, chia chác với nhau thì loạn là điều khó tránh.
Điều này đã bộc lộ trong phiên chất vấn tại diễn đàn Quốc hội vừa qua khi một đại biểu Quốc hội chất vấn: Tại sao lại bổ nhiệm ông Phạm Thanh Bình vừa Chủ tịch Hội đồng quản trị lại kiêm Tổng Giám đốc Vinashin, một việc làm trái với Luật Doanh nghiệp? 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giải thích: Ông Phạm Thanh Bình được bổ nhiệm 2 chức trách này từ thời cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, ông là người kế nhiệm nếu thay thấy có phần nể nang; mặt khác đã cho tìm người thay mà chưa tìm được ? 
Đấy cái tổ con chuồn chuồn ở chỗ đấy? Chưa kể có ý kiến còn cho rằng ông Phạm Thanh Bình còn là đồng hương với ông Nguyễn Tấn Dũng?
Như vậy, từ cái sấy nẩy cái ung; từ sự bất cập, nhập nhèm về cơ chế, sở pháp lý; chức trách nhiệm vụ lại không được chuẩn tắc theo quy định pháp luật hiện hành. Về chính danh Bộ trưởng có quyền lực cao hơn Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tập đoàn kinh tế vì do Quốc hội phê chuẩn, chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm. Trong khi đó Chủ tịch và tổng giám đốc của các Tập đoàn kinh tế thành lập thành lập theo Nghị định 101 do Thủ tướng trực tiếp ký quyết định bổ nhiệm...
Hơn nữa, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc là chủ tài khoản của một tài khoản lớn, trogn khi các Bộ trưởng chỉ là người chủ các quyết sách...Do đó, về quan hệ cá nhân với Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng quản trị các Tập đoàn kinh tế nhà nước " gần" và " thân" Thủ tướng hơn các vị Bộ trưởng...
Tâm lý “ gần chùa gọi bụt bằng anh “, nhờn luật pháp, nể nang... đều là con đẻ của mô hình quản trị theo NĐ101 đẻ ra cái quan hệ "con ông, cháu cha". Có thủ trưởng nào xuất 20.000 đ cho nhân viên ra cửa hàng mua ram giấy, nhưng nhân viên lại đen tiền đó đi uống bia được không? Thế mà Thủ tướng giao cho Vinashin mua tàu mới, nhưng lại đia mua tàu cũ lại dễ hơn nhân viên hành chính đia mua một ram giấy ?
Chính chúng là thủ phạm xô đẩy Vinashin đến sự sối loạn, bục vỡ, suy sụp giống với như một ngôi nhà không được thiết kế theo đúng chuẩn tắc pháp lý về kiến trúc, xây dựng.
Do không theo chuẩn tắc nên đáng lẽ các kết cấu nương tựa vào nhau, tôn nhau lên, thì lại xô nhau, cấu xe, chụp giật nhau làm biến dạng, méo mó kết cấu dẫn tới bục vỡ, suy sụp…Hiện nay về bản chất Vinashin đã phá sản, mất khả năng thanh toán đứng về góc độ kinh tế doanh nghiệp. Có điều phải tái cơ cấu, phải nâng nó dậy là vì ý chữa cháy cho nghĩa chính trị xã hội nhiều hơn lợi ích kinh tế theo đúng nghĩa của ngôn ngữ thị trường…
Tất cả những nhân tai kiểu đó lặp lại y chang tại các dự án đầu tư của PETROVIENAM