Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Đêm cuối của Bin Laden qua lời kể của cựu đặc nhiệm SEAL

Thứ tư, 03/05/2017, 07:49 AM
Cựu lính bắn tỉa Robert O'Neill kể anh bắn 2 phát đạn vào Osama bin Laden, hạ gục trùm khủng bố đang đứng sau lưng vợ, dù tuyên bố này đến nay vẫn gây tranh cãi.
Robert O'Neill, 41 tuổi, cựu lính bắn tỉa của đội đặc nhiệm SEAL thuộc Hải quân Mỹ, từng nhiều lần tuyên bố một mình anh nã hai viên đạn vào Osama bin Laden, giết chết kẻ đứng sau vụ tấn công khủng bố 11/9.
Theo New York Daily News, anh đã phát hành cuốn sách kể lại câu chuyện này. Trong "The Operator: Firing the Shots that Killed Bin Laden" (tạm dịch "Người thi hành chiến dịch: Bắn phát đạn giết chết Bin Laden"), cựu lính bắn tỉa thuộc biệt đội 6 của SEAL tường thuật chi tiết những gì đã xảy ra vào đêm 2/5/2011 tại khu nhà ở Abbottabad, Pakistan.
Hinh anh
Cựu đặc nhiệm SEAL Robert O'Neill và bìa cuốn sách. (Ảnh: Getty, Instagram)
Tranh cãi vẫn nổ ra xoay quanh lời kể của O'Neill về cuộc đột kích và phần lớn ý kiến tập trung vào việc anh đã phá vỡ quy tắc im lặng trong các chiến dịch đặc biệt. Song O'Neill vẫn tiếp tục mập mờ bằng lối kể chuyện màu mè của mình và một lần nữa chọc vào "tổ ong" quân đội.
Bin Laden dùng vợ làm lá chắn
Theo lời kể của O'Neill, đêm đó anh đi cùng 5 hoặc 6 đặc nhiệm SEAL khác leo cầu thang lên tầng hai của khu nhà. Họ phát hiện con trai của trùm khủng bố, Khalid bin Laden (23 tuổi), xuất hiện ở góc cầu thang với một khẩu AK-47.
Một chuyên viên phân tích của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trước đó đã thông báo cho các binh sĩ: "Nếu tìm thấy Khalid thì Osama ở tầng kế tiếp".
Người chỉ huy của đội lính Mỹ vốn học thuộc câu nói "Khalid, tới đây" bằng cả tiếng Arab và Urdu. Anh nói bằng âm lượng khá nhỏ nhưng đủ khiến người con trai của bin Laden lập tức bối rối.
Y ló đầu ra nói "Gì đấy?" và rồi lập tức bị bắn vào mặt.
Khi đã lên lầu, những người lính tản ra để lục soát. O'Neill và người chỉ huy quyết định đối mặt với trùm khủng bố khét tiếng nhất thế giới lúc bấy giờ. Cùng ở trong căn phòng với Bin Laden là 3 trong số 4 người vợ và 17 đứa con.
Hinh anh
 Trùm khủng bố Osama bin Laden khi còn sống. (Ảnh: AP)
O'Neill viết: "Chỉ huy nói chúng tôi nên đợi thêm người rồi mới tiến hành nhưng chúng tôi cần phải lên đó ngay... Tôi nảy ra một ý định rõ ràng như có ai đó đang nói trong đầu mình. Tôi chán khi phải cứ lo lắng, hãy kết thúc chuyện này. Đó không hẳn là sự dũng cảm, nó giống sự mệt mỏi hơn. Tôi đã chờ đợi quá đủ rồi".
O'Neill đặt tay của mình trên vai người chỉ huy. Hai người ở một mình trên cầu thang, tin rằng bất cứ ai ở tầng ba đều đeo đai bom tự sát để kháng cự lần cuối. Cuối cùng người chỉ huy nói: "Này, chúng ta phải đi thôi, chúng ta phải đi thôi".
Ở tầng thứ ba, người chỉ huy nổ súng khi thấy một bóng người xuất hiện chớp nhoáng phía sau bức màn trên lối vào.
O'Neill và người chỉ huy bắt gặp hai người phụ nữ ở đầu cầu thang. Người chỉ huy lập tức ghì chặt họ xuống sàn nhà với với suy nghĩ nếu họ đeo đai bom tự sát, cơ thể anh sẽ cản được sức ép từ vụ nổ, tạo cơ hội cho O'Neill ra tay.
Video: Đặc nhiệm SEAL kể lại quá trình tiêu diệt Bin Laden
 
O'Neill tiến vào căn phòng, Bin Laden đứng gần giường, hai tay đặt trên vai của người phụ nữ trước mặt ông ta. Về sau người này được xác định là Amal, người vợ trẻ nhất.
Theo O'Neill, bà ta là người đứng sau bức màn. Hóa ra bà đã bị người chỉ huy bắn vào bắp chân khi làm lá chắn cho chồng mình.
"Trong chưa đầy một giây, tôi nhắm phía trên vai phải của người phụ nữ và bóp cò hai lần", anh viết. "Đầu Bin Laden vỡ ra, và ông ta gục gã".
"Tôi nã một viên đạn khác vào đầu ông ta. Cho chắc".
O'Neill nói các thành viên khác trong nhóm đặc nhiệm lao vào phòng sau khi anh đặt một cậu bé 2 tuổi co rúm ở một góc cùng người vợ của Bin Laden lên giường.
"Giờ ta làm gì?", O'Neill hỏi, đầu óc trống rỗng.
Hinh anh  3
Tổng thống Barack Obama và các quan chức theo dõi cuộc đột kích tiêu diệt bin Laden. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Một trong những đồng đội của anh cười: "Bây giờ chúng ta đi tìm máy tính".
"À, đúng rồi", O'Neill nói. “Tôi tỉnh rồi. Chết tiệt".
Người lính kia trả lời: "Vâng, anh vừa giết Osama bin Laden".
Một chuyến bay dài 90 phút đưa đội đặc nhiệm về căn cứ ở Afghanistan. Cái đầu vỡ nát của Bin Laden đã được ép lại với nhau để chụp ảnh nhận diện tại hiện trường.
Tranh cãi về kỷ luật và đạo đức
Trong thông cáo về cuốn sách mới do nhà xuất bản Scribner phát hành, O'Neill nói anh muốn cho thấy "khía cạnh con người" của những cuộc chiến vì lợi ích của Mỹ trên toàn thế giới.
"Họ là những con người phi thường, nhưng họ cũng là những con người bình thường và tôi tự hào được chiến đấu cùng họ", anh nói. "Tôi cũng muốn cho thấy rằng bạn có thể làm bất cứ điều gì bạn muốn, bất kể bạn đến từ đâu, miễn là bạn chăm chỉ, tránh xa những điều tiêu cực và không bao giờ từ bỏ".
O'Neill lần đầu tuyên bố anh là người giết chết bin Laden vào năm 2014. Chính phủ Mỹ chưa từng thừa nhận hay bác bỏ tuyên bố này.
Hinh anh  4
Robert O'Neill khi còn là lính SEAL. (Ảnh: Facebook)
Khi đó, người đứng đầu Lực lượng Tác chiến Đặc biệt Hải quân Mỹ gửi đi một bức thư chỉ trích những vụ vi phạm nguyên tắc của SEAL về quảng bá hình ảnh cá nhân.
"Một trụ cột quan trọng trong nguyên tắc của chúng ta là 'Tôi không quảng cáo bản chất công việc của tôi cũng như không tìm kiếm sự công nhận cho hành động của tôi", Chuẩn Đô đốc Brian Losey viết.
"Nguyên tắc này là cam kết và nghĩa vụ trọn đời của chúng ta, cả khi tại ngũ lẫn khi giải ngũ. Những người vi phạm nguyên tắc không phải là đồng đội tốt cũng không phải là đồng đội đại diện cho Lực lượng Tác chiến Đặc biệt Hải quân".
Trong vài tuần sau khi sứ mệnh bin Laden hoàn thành, O'Neill nghe nói rằng những đồng đội SEAL "tố" anh khoác lác, ngay cả khi những cuộc gọi chúc mừng vẫn dồn dập ùa về từ khắp nơi.
Các sếp của anh yêu cầu được biết anh đã kể với ai và bao nhiêu người. O'Neill nói rằng anh luôn đưa ra câu trả lời giống nhau: Không ai cả.
Sau tuyên bố vào năm 2014, O'Neill bị nhiều đồng đội SEAL chỉ trích. Dù vậy, anh đã bắt đầu sự nghiệp diễn thuyết được cho là thành công. Ngay cả khi có thông tin anh là mục tiêu của IS, O'Neill vẫn không trốn tránh.
"Tôi tin rằng mọi chuyện xảy ra đều có lý do", anh viết ở phần cuối cuốn sách. “Tôi phải dốc sức làm tốt nhất có thể".
Hinh anh  5
Sau khi rời quân ngũ, Robert O'Neill trở thành diễn giả nổi tiếng. (Ảnh: Yellow Hammer)
Cuốn sách của O'Neill ra mắt 5 năm sau khi cuốn "No Easy Day" (tạm dịch "Ngày không dễ dàng") viết về chiến dịch bin Laden của đồng đội Mark Bissonnette được phát hành. Trong cuốn sách bán chạy, Bissonnette không nêu rõ ai là người đã bắn chết bin Laden, chỉ nói chung là "người chỉ huy".
Bissonnette đã đồng ý nộp 6,8 triệu USD trong tổng số tiền thu được từ việc phát hành sách cho việc sử dụng thông tin mật và vi phạm thỏa thuận không tiết lộ. Anh cũng từ chối bình luận về tuyên bố của O'Neill.
Nhà xuất bản Scribner nói cuốn sách của O'Neill sẽ "cung cấp những câu chuyện đầy sức mạnh cũng như những góc nhìn mới về cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ, và sẽ cho thấy tình đồng đội kiên gan, độc nhất giữa những người lính SEAL - rất nhiều người trải qua 300 ngày xa gia đình và dựa vào đồng đội để sống sót".
Lần đầu tiên giết ngườiO'Neill sinh ra tại Butte, bang Montana. Anh đã phục vụ mười năm trong Hải quân trước khi trở thành lính bắn tỉa tinh nhuệ của SEAL.
Vụ đầu tiên của anh diễn ra vào năm 2006 khi anh là thành viên của nhóm chịu trách nhiệm tấn công mạng lưới của Abu Musab al-Zarqawi, một lãnh đạo al-Qaeda ở miền tây Iraq.
Nhóm 5 người của O'Neill bao gồm Jonny Savio (một tên giả). Cuộc đột kích diễn ra như một màn trình diễn trong nhà ma khi một người đàn ông với một AK-47 đột nhiên xuất hiện ở ngưỡng cửa.
Video: Lính Mỹ uống máu rắn hổ mang, nuốt bọ cạp để sinh tồn
 
"Sự kết hợp của adrenaline, bộ nhớ cơ bắp và sự tập trung siêu nhân không để lại bất kỳ khoảng trống tâm linh nào cho nỗi sợ hãi", anh viết. "Cảm xúc duy nhất của tôi trong những giây phút thực chiến là... sự tò mò".
Tiếng súng nổ và đạn bay vèo vèo trên đầu O'Neill. Anh nói những cú nhắm bắn tệ hại của kẻ thù đã mang lại cơ hội.
"Tôi hiểu ra là họ tin rằng Thánh Allah sẽ dẫn đường cho viên đạn của họ. Vậy thì nhắm làm gì nữa?", anh viết. "Niềm tin của họ có lẽ là lý do chính khiến tôi vẫn còn nguyên vẹn".
Khi tòa nhà đã được lục soát, O'Neill và Jonny di chuyển vào một con hẻm. Hai gã đàn ông mang súng đột nhiên xuất hiện. Hai người lính Mỹ bóp cò cùng lúc.
“Khốn thật, Jonny", O'Neill nói với đồng đội. "Tôi vừa giết gã đó".
Đó là lần đầu tiên O'Neill giết người. Cũng là lần đầu của Jonny.
"Nó không giống như những gì bạn thấy trong các bộ phim", anh nhớ lại. "Con người không bay vọt đi khi bạn bắn họ. Họ chỉ ngã quỵ trong những tư thế kỳ quặc".
Ba năm sau, chàng lính bắn tỉa tham gia chiến dịch giải cứu thuyền trưởng Richard Phillips của chiếc tàu buôn Maersk Alabama bị một nhóm cướp biển Somali bắt làm con tin.
O'Neill xin giải ngũ vào năm 2012 sau 400 nhiệm vụ và vô số huân huy chương, gồm hai sao bạc và bốn sao đồng. Sau khi trở về cuộc sống đời thường, anh và vợ chia tay. Hiện anh đã đính hôn với một phụ nữ 27 tuổi ở New York.
Nguồn: Zing News

THẬT THÀ NHƯ NHÀ VĂN NGUYỄN TRÍ HUÂN

TRUNG TRUNG ĐỈNH

-Chơi với Huân thì quả thật là khá nhạt nhẽo, đôi khi tức anh ách vì tính khí ngập ngừng, không ráo riết, trong khi đó tôi thì cứ hơi tí đã sồn sồn lên. Công nhận thực ra thì tôi không thích chơi với Huân. Và chúng tôi cũng ít khi chơi bời với nhau thật, mặc dù rất thân. Huân là một trong những người bạn thân nhất của tôi. Nhưng chơi thì không…
Có lẽ vì thế lúc nào tôi với Huân cũng có cái để ghét nhau, để cáu nhau, để quan tâm tới nhau. Tôi biết, nhiều lần Huân lo việc của tôi hơn cả lo cho mình. Mà nào có lo chi được. Nhưng mà cứ lo. Lo thật chứ không phải lo chiếu lệ. 
Đời tôi vốn lông bông, không có quy hoạch trước được cái gì, từ công ăn việc làm đến vợ con, nhà cửa, tất tật đều do cái ông tướng số mà thành. Huân thì khác. Huân dường như đã có sẵn cái mặc định cho cuộc đời từ khi còn rất trẻ. Từ việc biết yêu đương, đến khi dựng vợ gả chồng, không phải đâu vào đấy, nhưng mà có lớp có lang, có bài có bản. Huân là một trong số vài người chưa học xong khóa I Nguyễn Du đã có Tạp chí Văn nghệ Quân đội (VNQĐ) ghi danh nhận về công tác.

Tôi thì học xong vất vưởng chả ma nào ngó đến, may mà có anh “Ban ký sự lịch sử quân sự” mới thành lập người ta ghép cho tôi về. Ngày tôi về trại viết khu V cũng là suất vét. Trại đã ổn định cả về nhân sự lẫn danh tánh, các nhà văn toàn người đã và đang rất nổi tiếng, trong đó có Huân. Còn tôi lẹt đẹt từ trong rừng ra, mới viết được đôi ba truyện ngắn in tạp chí Văn nghệ Quân khu, là lính địa phương, người nhà quê, Huân thì đã có tập truyện ngắn và cả tiểu thuyết lẫy lừng.

“Năm 1975, họ đã sống như thế” là một cuốn tiểu thuyết ghi dấu ấn lịch sử trong tiến trình văn học cách mạng Việt Nam. Bởi ngay sau ngày ăn mừng chiến thắng đã có ba cuốn tiểu thuyết của ba nhà văn trẻ, ba bức tượng đài ngợi ca những đoàn quân từ trên chiến khu đổ về giải phóng thành phố, đó là “Trong cơn gió lốc” của Khuất Quang Thụy; “Nắng đồng bằng” của Chu Lai và “Năm 1975, họ đã sống như thế” của Nguyễn Trí Huân. Tôi mơ cũng không có được cái vị trí hoành tráng như thế.

***
Huân là một trong số ít các nhà văn được chuẩn bị chu đáo cả về sức khỏe, kiến thức nghề nghiệp lẫn kiến thức người lính để đi chiến trường. Đi chiến trường để viết văn. Đó là những năm cuộc chiến tranh chống Mỹ lên đến cao trào. Chiến trường đã kinh qua nhiều chiến dịch to lớn. Còn hậu phương lớn thì cũng đã có những vị trí nhất định nhằm chi viện tối ưu cho chiến trường.
Các vùng chiến trường lớn như khu V, Bình Trị Thiên hay trong Nam bộ đều đã có những đợt cán bộ các ngành nghề như Kinh tế, Giáo dục, Văn hóa văn nghệ, đặc biệt là các văn nghệ sĩ được bổ sung kịp thời cho từng mặt trận. Họ náo nức lên đường và nhập cuộc rất nhanh. Họ là những văn nghệ sĩ chiến sĩ. Khi cần có thể cầm súng trực tiếp chiến đấu. Khi cần có thể làm chuyên viên, chuyên gia, làm cán bộ cơ sở, làm cán bộ phong trào v.v… Huân trước khi đi B đã có truyện ngắn in ở VNQĐ, đã được học khóa 3 lớp bồi dưỡng viết văn của Hội Nhà văn.
Họ được các nhà văn lớp trước như Nguyên Hồng, Kim Lân, Bùi Hiển, Nguyễn Tuân, Xuân Diệu tận tình truyền đạt những kinh nghiệm và bí quyết nghề nghiệp. Không khí xã hội lúc bấy giờ ngùn ngụt khí thế. Ra đường gặp anh hùng dũng sĩ. Thơ văn chống Mỹ lúc bấy giờ hầu hết là thơ văn cổ động, thơ văn ngợi ca những điển hình, những tấm gương chiến đấu và sản xuất giỏi, chỉ le lói vài giọng trữ tình khe khẽ xao xuyến như văn Đỗ Chu, như thơ Bằng Việt. Thế là quá đủ. Còn lại thơ văn phải phục vụ chiến đấu thiết thực như cơm muối, như quân trang quân dụng. Hai tờ VNQĐ và báo Văn Nghệ là món ăn bổ dưỡng cho người lính. Nguyễn Trí Huân khoác ba lô đi chiến trường vào thời điểm ấy, 1970, một chàng trai trẻ giàu mơ mộng, nhiều khao khát, gặp thời thế như thế được gọi là quá may mắn, quá tuyệt vời.

***

Nếu cứ chiếu theo quy chuẩn thì tôi bị loại ngay đầu nước khi chọn vào học khoá I Nguyễn Du, vì hồi ấy tôi mới duy nhất có được một cái truyện ngắn “Đêm nguyệt thực” in ở VNQĐ. Thái Bá Lợi thì đã có “Thung Lũng thử thách”, Nguyễn Trí Huân đã có tập truyện ngắn “Mặt Cát”.
Tôi nhớ hồi đó người ta quy định tiêu chuẩn vào học ít nhất cũng phải có bằng tốt nghiệp phổ thông. Tôi chưa học hết phổ thông (mới hết lớp 9) đã phải đi bộ đội thì làm sao có bằng. Thế mà rồi đâu cũng vào đấy. Tôi phải đi học lớp bổ túc cấp tốc ưu tiên cho một số sĩ quan sắp được cử đi học các trường.
Cái khoá I “chuyên tu đại học viết văn Nguyễn Du” là một khoá học rất đặc biệt. Tôi biết không phải mình tôi thiếu bằng tốt nghiệp chính quy đâu! Tuy nhiên, bù lại, môn năng khiếu thì chúng tôi hoành tráng. Tôi, Thái Bá Lợi và Nguyễn Trí Huân đều thế. Cùng xuất quân từ trại viết Khu V. Lợi đã có vợ có con. Tôi và Huân là hai thằng đực rựa, yêu yêu, đương lăng nhăng thì có chứ chưa có ý định “lập gia đình”.
Như trên tôi đã nói, Huân thì chững chạc, còn tôi thì lêu têu chả ra gì. Hai thằng cùng chuyến tàu từ Đà Nẵng ra Bắc, tôi thấy Huân ngồi gần một bà mẹ, Huân rất khéo chiều bà, lo đi lấy nước, mua cơm giúp bà rất tận tình. Còn tôi, chả hiểu duyên phận thế nào, tôi lại làm quen được một cô nữ sinh đại học sư phạm ngoại ngữ, khoa tiếng Nga. Chúng tôi quen thân nhau rất nhanh.
Cả đêm cả ngày trên tàu tíu tít với nhau. Nàng vào Đà Nẵng thăm người nhà. Tàu về đến ga Vinh thì chúng tôi chia tay vì nàng phải về quê Diễn Châu. Tôi ngẩn ngơ ôm hôn chia tay nàng dưới sân ga, tưởng như thế là chấm dứt. Huân chả biết gì. Huân mải mê nghe chuyện bà mẹ ngồi bên.

Hồi ấy tôi nghĩ, Huân đúng là nhà văn thứ thiệt, đi đâu, làm gì cũng phải chăm chú tìm hiểu tài liệu để viết. Huân bảo tôi, bà mẹ này có một số phận kỳ lạ. Bà đi thăm ông chồng quê trong miền Nam ra. Hai ông bà lấy nhau khi ông tập kết ra Bắc, tưởng ông là trai tân, hoá ra ông đã có vợ con ở trong ấy rồi. Bà vợ trong ấy, lúc ông đi “R” thì đã lấy một sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hoà, có một người con gái nữa.
Rồi chả hiểu sao hai người ấy lại bỏ nhau. Sau giải phóng, ông về, ông và bà vợ cũ tái hợp hôn. Hai người con của bà một với ông, một với người sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng hoà cách nhau cả chục tuổi. Ông nhận tuốt. Bà mẹ ngồi kể cho Huân nghe cái sự rắc rối nếu mà không rộng lượng, ắt thành to chuyện. Nhưng bà cắn môi chịu thiệt. Bà lặn lội từ ngoài Bắc vào giúp ông “giải quyết vấn đề” trong ấm ngoài êm, mà cụ thể là tạo cho ông yên phận với quê cha đất tổ, với vợ cũ con cũ… Rắc rối lắm. Nhưng cũng đã êm xuôi cả rồi.
Một chuyến tàu Huân thu lượm được bao nhiêu là chuyện. Còn tôi… may sau đó chừng một tuần, nàng của tôi vẫn giữ địa chỉ số 4 Lý Nam Đế mà tôi khai lậu, phi xích lô đến tìm…
Hồi ấy cánh lính chúng tôi dù sao tiêu chuẩn cũng rôm rả hơn cánh dân sự. Mỗi tháng ngoài tiêu chuẩn, chúng tôi được ăn theo VNQĐ do anh Doãn Trung trưởng ban trị sự tài quan hệ, xin được thịt, cá, chia thêm.
“Cánh rừng phía tây” chúng tôi rủ Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Hoàng Thu, Cao Duy Thảo về tụ tập đánh chén. Huân không bia rượu, không la cà đàn đúm, nhưng lại chiều bạn, ăn gì, làm gì cũng nhận phần thiệt, phần kém về mình. Chúng tôi khi ấy không bao giờ lại nghĩ sau này Huân sẽ làm đến chức Tổng biên tập cả tạp chí VNQĐ lẫn báo Văn Nghệ. 
Huân làm cán bộ hồi đầu thực chất chỉ vì tính nết nhu thuận, hiền hoà, hơi tí đã đỏ mặt, được cả cơ quan yêu quý. Ở VNQĐ trước đó có một tấm gương nổi tiếng hiền lành tốt bụng là Phó tổng biên tập Từ Bích Hoàng. Ông Hoàng được anh em gọi là ông Từ vì tốt bụng, tận tâm chu đáo với mọi người. Ông Hoàng cực kỳ yêu mến Huân, coi Huân như con cháu trong nhà. Huân cũng được anh em cơ quan tín nhiệm bầu vào cấp uỷ, rồi trưởng ban, rồi Phó Tổng biên tập, Tổng biên tập.
Câu chuyện làm “quan” văn nghệ của Huân không trầm trầy trầm trật, không phải phấn đấu ganh đua. Huân lên, anh em cùng trang lứa ủng hộ tuyệt đối. Các anh lớp trước cũng tin cẩn vui vẻ. Huân thực sự là “hạt giống đỏ” không phải của riêng VNQĐ mà là của cả Hội Nhà văn. Cấp trên có các vị to, rất to ủng hộ. Cấp dưới, từ cô lao công đến chú gác cổng đều một Huân hai Huân. Thiên thời, địa lợi, nhân hoà, chưa bao giờ tôi thấy Huân phải chạy lên chạy xuống.
Mà Huân cũng không phải dạng được lên tí thì vênh vang, khi làm to thì trở nên khó chịu như vài người. Huân vẫn thế. Vẫn bình dị, hiền hoà, vẫn không thấy mình làm “to”, vẫn sẵn lòng giúp ai cần giúp, từ việc nhỏ tí ti đến việc hệ trọng. Huân thực sự là mẫu cán bộ lý tưởng một thời. Cái thời làm cán bộ mà không phải lo bươn chải kiếm ăn cho anh em như bây giờ, ta hay quen gọi là thời bao cấp. Huân không tham lam, tính nết khẽ khàng, tốt từ trong ý nghĩ tốt ra, ai mà nói xấu Huân lập tức biến thành kẻ xấu trước mắt cánh tôi liền.

Thực ra cũng có đôi lần tôi tức Huân, vì tôi thấy Huân tốt với cả kẻ xấu. Tốt với kẻ xấu ấy cũng là xấu vậy. Kẻ xấu lợi dụng lòng tốt của Huân, Huân cứ bơ đi như không biết gì. Của đáng tội, có khi tôi lại nghĩ, chuyện ấy mình thấy thế thì mình cáu, mua dây buộc mình, chứ còn y, y tỉnh như không, có khi y là tay cao thủ!
***
Huân có một cô vợ là giáo viên vừa xinh xắn, tốt bụng và hiền hoà, có một bà mẹ tuyệt vời. Bà cũng rất thương quý tôi. Bà, mỗi lần nói chuyện gì là có một câu thành ngữ. Thời sau giải phóng miền Nam, Huân đi xa, mẹ Huân ở với cô em gái trong một căn nhà tạm sát chợ Nhổn. Sáng sáng bà nấu một ấm nước chè xanh rõ to, để giữa chợ, ai uống thì tự rót, tự uống, tự bỏ mấy xu vào trong cái vỏ lon. Còn cô em gái thì làm ở xí nghiệp tơ tằm. Thỉnh thoảng cô được xí nghiệp phân phối bán cho cả ký nhộng, Huân chia cho tôi và Phạm Hoa đem về đãi vợ con, ngon tuyệt vời.
Ngày chiến tranh, đi bộ đội, Huân vào khu V, trực tiếp tham gia chiến đấu cùng Sư đoàn Ba, một sư đoàn anh hùng, nổi tiếng của Quân Khu V. Hoài Châu là địa bàn thân thuộc của sư đoàn và cũng là địa bàn thân thuộc của nhà văn Nguyễn Trí Huân. “Mặt Cát”; “Năm 1975, họ đã sống như thế”; “Chim én bay” của Huân đều viết về vùng đất này. Có thể nói, Hoài Châu đã làm nên tên tuổi nhà văn Nguyễn Trí Huân. Bà con Hoài Châu cho đến bây giờ nhiều người còn nhớ đến “chú Huân”. Huân về Hoài Châu như đứa con xa nhà lâu ngày về lại. Tôi có lần về Hoài Châu cùng Huân để bốc mộ ông anh, được bà con coi sóc nhiệt tình, ấm áp và sâu nặng, không thể kể hết ra được.
Tôi lấy vợ, có con. Tôi, Huân và Phạm Hoa cùng ở dãy nhà cấp bốn xập xệ. Đêm đêm, tôi, Huân và Hoa thường quần đùi bộ đội, mình trần ra vòi nước công cộng cả khu chung hứng nước xách về cho cả nhà dung.
Chò chõ ngồi chờ nước chảy, ba thằng rít thuốc lào xoe xóe! Chuyện quanh đi quẩn lại về mấy em hồi ở chiến trường. Nhưng nước vẫn chưa khổ bằng việc cả khu nhà chung nhau có mỗi cái nhà vệ sinh… 
Cuộc sống của cánh tôi có phần hoang dã, nhưng đầy ắp tình người. Thế mà rồi lũ nhóc của chúng tôi cũng lớn lên, cuộc sống biến thiên, mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh. Vợ chồng Huân, Hoa yên ấm. Vợ chồng tôi loạc choạc chia tay. Tôi chiều chiều đi đón con ở nhà trẻ về, tạt vào nhà Huân ăn cơm.
Có khi chả báo trước, cứ gặp bữa là chén, thậm chí cả tháng trời, chiều chiều đón con từ nhà trẻ về, rồi sang nhà “bố” Huân đánh vài ván cờ, cờ xong là chén. Sao hồi ấy tôi chén cơm nhà Huân nhiều thế mà chả thấy áy náy gì nhỉ? Bà mẹ Huân trông thấy tôi thì bảo “bố” Đỉnh về ăn cơm. Bọn con nhà Huân cũng một “bố” Đỉnh, hai “bố” Đỉnh. Nẹt thành quen.

***

Cuộc đời làm biên tập viên của tôi nếu tính ra cũng trên dưới hai mươi năm. Huân làm lãnh đạo cũng trên dưới ngần ấy thời gian. Hồi Huân làm Tổng Biên tập có một vụ việc nghiêm trọng xảy ra. Đó là chúng tôi đã in cái truyện ngắn “Chuyện không có trong sự thật”. Thực ra truyện do tôi đem về. Nhóm bạn chơi của tôi hồi ấy có Nguyễn Quang Lập, Phạm Xuân Nguyên và Nguyễn Thành Phong. Cánh tôi rất háo hức khi tranh luận với nhau về những chi tiết xung quanh chuyện con chó và bà chủ. Tôi thì thấy hay, quả thật là nó hay, tuy có hơi gợn, nhưng truyện của Lập kín kẽ mà vẫn khốc liệt. Nào ngờ, khi truyện in ra đúng dịp 27/7, ngay lập tức có sự phản ứng quyết liệt của vài người. Lập tức sau những người phản ứng là có người nghĩ ngay được rằng đây là một truyện rất xấu, ám chỉ lãnh tụ, cái tên Ki Kop không phải ngẫu nhiên, mà đây là ý đồ xấu… Thế là trong ban biên tập đảo điên, tưởng đâu Huân mất chức đến nơi. 
Bây giờ, giở lại cuốn sổ tay ghi chép, tôi nhớ lại từng gương mặt các anh trong cuộc họp kiểm điểm nhau, có một vị tướng của Tổng cục Chính trị dự. Vị tướng này có dáng vẻ rất hiền, rất trí thức nhưng rất rắn. Thế là lập tức những phát biểu gay gắt và đầy “lập trường” được những người bạn đồng nghiệp phân tích cả buổi, nào đồng chí Huân thế này, thế kia, nào đồng chí Đỉnh đã đem lửa về đốt cơ quan. Vị tướng nọ kết luận, vì đồng chí Đỉnh không thuộc diện chúng tôi quản lý, chỉ là biên tập viên nên cũng chả còn chỗ nào mà kỷ luật. Đồng chí Huân phải “hoàn toàn chịu trách nhiệm”. Huân ta nhất nhất đây là “sự kém cỏi của tôi”. “Bao nhiêu sai sót đều do tôi, xin các đồng chí kỷ luật mình tôi là đủ rồi”. Về phía tôi, thấy thế cũng chướng, đề nghị cấp trên nếu kỷ luật đồng chí Huân thì cũng nên xét cho tôi ké với. Nhưng vị tướng nọ được sự hưởng ứng cao độ của các nhà văn, nhà thơ đã kết luận rất nhẹ nhàng rằng, nguyên tắc là nguyên tắc, các đồng chí ạ.
Ở đời có những chuyện nhớ đời là như thế, đến bây giờ vẫn nhớ, nhớ và thấy chuyện thật khôi hài, thật vớ vẩn, sao mà hồi ấy mặt mũi các nhà văn nhà thơ mà cũng nghiêm trọng đến như thế? Tôi đã chứng kiến nhiều lần Huân cứu được anh em bạn bè thoát những rắc rối từ chuyện luyến ái cá nhân đến việc động trời mất sao, mất gạch, mất chức... được Huân thật thà ra tay bảo lãnh. Mà Huân bảo lãnh ổn…
Nhưng dù sao chuyện của tôi và Huân kể thế tạm còn nghe được. Kể thêm nữa khéo không lại vạch áo cho người xem lưng, lưng thì đã còng, chí thì đã kiệt, như tôi, đến rượu bây giờ cũng đã oải rồi, hỏi còn thiết tha cơm cháo gì nữa. Ke ke.

“Tao cấm mày ăn cơm!"

Mãi tới khi Huân lên Tổng Biên tập VNQĐ, tôi vẫn lẹt đẹt làm lính. Khi Huân vừa lên được mấy ngày, tôi đã khấp khởi, tinh tướng bảo Huân: “Bố Huân phải bố trí phòng khác cho tôi. Tôi ở cái phòng chín mét vuông này quá lâu rồi”. Huân bảo tôi: “Thì mày cũng phải từ từ”. Tôi nổi khùng: “Không từ từ gì nữa! Ông phải đổi phòng cho tôi. Cơ quan còn thừa phòng mà để cán bộ ở thế này à?”.
Huân đỏ nhừ mặt, đứng lên nói: “Thì mày cũng phải để cho tao từ từ đã chứ”. Tôi không vừa: “Không từ từ. Làm cán bộ phải lo cho anh em. Thấy vô lý phải sửa ngay chứ! Ông có lo cho tôi không thì bảo”. Huân điên lên: “Không! Mày cứ thế thì không bao giờ”. Tôi nổi đóa: “Thế thì ra khỏi phòng này ngay! Ra!”. Huân chỉ vào mặt tôi, run run: “Từ nay tao cấm mày đến nhà tao ăn cơm!”.
Chiều hôm ấy tôi nghĩ lại, thấy mình sai bét nhè, nhưng không nói gì, cứ lặng lẽ đến nhà Huân ăn cơm. Vẫn như thường lệ, không ai mời trước, bà thì vẫn bình thản, vợ Huân và trẻ con cũng bình thản, chỉ có tôi và Huân chả thằng nào nói với nhau lời nào. Ăn xong tôi chuồn, Huân ra mở cửa, mặt vẫn tím bầm, nhưng tôi biết, y không còn giận tôi nữa.

 Nguồn: Nhavantphcm.com.vn

Hồ Nguyên Trừng làm gián điệp cho nhà Minh

Đăng lúc: 02.05.2017 06:42


In bài viết
Kỵ binh quân Minh
   Vua Minh sai Hồ Nguyên Trừng, nguyên là Tả tướng quốc triều Hồ đã đầu hàng và đang làm quan cho Minh triều giả cách đến gặp sứ bộ hỏi han chuyện quê nhà, kỳ thực là ngầm dò la tin tức và làm thuyết khách cho nước Minh.
Kỳ 1: Nhà Trần từ 3 lần thắng Nguyên đến cuộc chiến với Chế Bồng Nga
Kỳ 2: Dẹp được Chế Bồng Nga, vua Trần lại gửi trứng cho ác​
Ads by AdAsia

Kỳ 4: Hồ Quý Ly và mục tiêu 1 triệu quân chống lại phương Bắc
Kỳ 5: Chu Nguyên Chương và dã tâm xâm lược Đại Việt
Kỳ 6: Bạo chúa nhà Minh trái lời cha, muốn xâm lăng nước Việt​
Kỳ 7: Hồ Quý Ly sai gián điệp hạ độc quan lại nhà Minh
Kỳ 8: Bị quân Hồ Quý Ly bao vây, tướng Minh viết thư xin tha mạng
Kỳ 9: Nhà Minh lộ dã tâm khi chuẩn bị 80 vạn quân xâm lược nước Việt
Kỳ 10: Hồ Nguyên Trừng và cuộc đọ súng đẫm máu với quân Minh​
Kỳ 11: Cái giá đắt cho những người ngây thơ tin lời dụ dỗ của nhà Minh
Kỳ 12: Hồ Nguyên Trừng đại chiến quân Minh tại Hàm Tử quan
Kỳ 13: Hồ Quý Ly mất nước, Đặng Tất lập mưu lật thế cờ
Kỳ 14: Lịch sử đổ tội lên đầu Hồ Quý Ly thì có bất công không?
Kỳ 15: Chính sách đồng hóa, chia rẽ thâm độc của nhà Minh ở nước ta​
Kỳ 16: Giặc Minh sa lầy khi lộ rõ bộ mặt thật trên đất Việt​
Kỳ 17: Nhà Hậu Trần có Đặng Tất như hổ mọc cánh chiến đấu với quân Minh
Kỳ 18: Đặng Tất đem quân bắc phạt, tiễu trừ quân phản quốc​
Kỳ 19: Đặng Tất đặt thiên la địa võng, chờ đấu 10 vạn quân giặc Minh
Kỳ 20: Cha con Đặng Tất, Đặng Dung tiêu diệt 10 vạn quân Minh
Kỳ 21: Hai vua nhà Trần bao vây quân Minh tại Đông Quan
Kỳ 22: Bại trận, nhà Minh lại khởi quân 10 tỉnh nhòm ngó nước ta
Kỳ 23: Đặng Dung huyết chiến quân Minh tại cửa Hàm Tử
Kỳ 24: Vừa sa lầy tại Đại Việt, nhà Minh lại bị quân Nguyên chém sứ, phá đồn
Tháng 3.1410, Mộc Thạnh thay Trương Phụ lĩnh ấn “Chinh di tướng quân”, tiếp tục thực hiện việc đàn áp các phong trào khởi nghĩa của nhân dân Đại Việt. Dù Trương Phụ đã rút quân, vẫn còn một lực lượng khá mạnh được để lại cho Mộc Thạnh. Quân Minh bấy giờ ở nước ta vào khoảng hơn 4 vạn quân, cùng với hàng vạn ngụy binh. Mộc Thạnh vẫn đủ lực lượng chiến đấu và tiếp tục cố gắng duy trì thế chủ động trên chiến trường. Về phía quân Hậu Trần cũng muốn chớp thời cơ Trương Phụ rút quân mà chiếm lại đất đai. Lúc này chiến tuyến giữa quân Minh và quân Hậu Trần vẫn ở thế đan xen vào nhau. Quân Hậu Trần không chỉ giữ thế phòng thủ vùng Thanh Nghệ. Các nhánh quân ta vẫn cố gắng bám trụ ở đồng bằng sông Hồng, đánh phá tuyến sau của Mộc Thạnh. Mũi tấn công của Mộc Thạnh đã tiến sâu vào Thanh Hóa, nhưng tại các vùng hạ lưu sông Hồng quân Hậu Trần vẫn hiện diện. Tháng 6.1410, lần lượt nổ ra những trận đánh lớn giữa ta và giặc.
Ngày 13.06.1410, quân Minh dưới sự chỉ huy trực tiếp của Mộc Thạnh đụng trận với quân Hậu Trần do vua Trùng Quang đế trực tiếp chỉ huy tại sông Ngu Giang (Nga Sơn, Thanh Hóa). Trận này quân Minh chủ động dùng thủy quân tấn công, quân Hậu Trần bị thua phải rút lui. Quân Minh truy đuổi đến Cổ Hoằng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa). Trận này quân Hậu Trần mất 3.000 quân, tướng Lê Lộng bị giặc bắt. Thế nhưng quân Minh vẫn không thể kiểm soát được vùng Thanh Hóa. Bên cạnh lực lượng quân Hậu Trần, còn có lực lượng nghĩa quân của Lỗ Lược tướng quân Đồng Mặc kiên cường chiến đấu, giết giặc rất nhiều. Đồng Mặc đánh bắt được tướng Minh là Tả Địch, vây bức khiến cho một tướng khác là Vương Tuyên cùng kế tự vẫn. Nhờ có sự tương trợ của nghĩa quân Đồng Mặc, quân Hậu Trần vẫn giữ vững được Thanh Hóa. Vua Trùng Quang đế thấy Đồng Mặc lập được công lớn, phong cho chức Phủ quản quận Thanh Hóa. Qua đó, việc hiệu lệnh cũng được thống nhất. Nghĩa quân của Đồng Mặc trở thành một bộ phận của quân Hậu Trần.
Ngày 14.06.1410, một cánh quân Minh khác dưới quyền chỉ huy của đô đốc Giang Hạo tiến đến Hạ Hồng (thuộc Hải Dương ngày nay) gặp phải quân Hậu Trần dưới trướng Nguyễn Cảnh Dị đón đánh. Trận này quân Minh đại bại, Nguyễn Cảnh Dị thúc quân đuổi theo quân Minh đến tận bến Bình Than, đốt phá thuyền trại quân Minh gần hết. Một nhánh quân Minh khác cũng thua to tại sông Tranh (Ninh Bình ngày nay), tướng giặc là Tô Toàn bị đâm chết tại trận. Các trận thắng này đã cổ vũ phong trào khởi nghĩa ở các nơi. Các cuộc khởi nghĩa lúc này có khác biệt lớn về khả năng chiến đấu. Bên cạnh nhiều cuộc khởi nghĩa có tổ chức lỏng lẻo, quân tướng không được trang bị và huấn luyện tốt, dễ dàng bị quân Minh đánh tan thì cũng xuất hiện một số cuộc khởi nghĩa có chiều sâu về tổ chức. Ở phủ Thái Nguyên có khởi nghĩa Ông Lão, ở Thanh Hóa có Nguyễn Ngân Hà, ở Thanh Oai có Lê Nhị đều là những nhân vật nổi trội trong đám hào kiệt, đủ sức đương đầu với quân Minh.
Vừa chiếm được một số lợi thế trên chiến trường, một lần nữa Trùng Quang đế và bộ chỉ huy nhà Hậu Trần thử dùng biện pháp ngoại giao, hy vọng rằng vua Minh sẽ bỏ việc đô hộ ở nước ta mà chuyên tâm lo việc biên phòng ở phương bắc chống lại các bộ tộc Bắc Nguyên. Trùng Quang chủ động lui quân về Nghệ An, tạm ngưng chiến và củng cố lực lượng. Hành khiển Nguyễn Nhật Tư và Thẩm hình viện sứ Lê Ngân được vua Trùng Quang giao trọng trách sang kinh đô Kim Lăng nước Minh bàn việc điều đình và cầu phong. Thế nhưng đáp lại thiện chí đó, vua Minh Chu Đệ đã nhẫn tâm cho bắt giết sứ giả. Qua đó một lần nữa thể hiện quyết tâm cướp nước ta của vị bạo chúa này. Việc điều đình thất bại, vua tôi nhà Hậu Trần hết sức căm giận sự ngang ngược của giặc, lại tiếp tục đẩy mạnh tiến công. Trên khắp các mặt trận từ Thanh Hóa trở ra, quân Hậu Trần cùng các lực lượng khởi nghĩa khác liên tiếp đánh phá các đồn trại quân Minh. Mộc Thạnh phải vất vả chống đỡ.
Khí thế quân dân ta dâng cao khiến cho quan tướng nước Minh phải tìm kế mua chuộc, dụ dỗ bên cạnh việc đánh phá, tàn sát. Thượng thư Hoàng Phúc nước Minh lúc này giữ chức Bố Chính ty trong bộ máy cai trị ở nước ta đã tăng cường cấp ruộng đất, tăng bổng lộc cho đám ngụy quan hòng khích lệ đám tay sai này ra sức phục vụ cho quân Minh. Đồng thời Hoàng Phúc cũng dâng sớ xin vua Minh nới lỏng chính sách cai trị ở “quận Giao Chỉ”, hòng giảm bớt sự chống đối trong dân chúng. Chu Đệ thấy tình hình đã nghiêm trọng, mà binh lực nước Minh bấy giờ phần nhiều tập trung ở phía bắc để đánh quân Bắc Nguyên, bèn chủ trương thi hành chính sách chiêu dụ, hòa hoãn.
Vua Minh xuống chiếu ân xá: “Giao Chỉ đã thuộc về Chức phương [tức thuộc bản đồ nước Minh] mà liền mấy năm chưa được yên nghỉ. Nghĩ thương dân ấy sau cơn khốn khổ, đặc cách ban ân khoan thứ, xót thương, ngõ hầu khiến cho triệu dân đều được thấm nhuần đức trạch.”
Lại dụ cho các quan lại cai trị và dân chúng nước ta rằng: “Người Giao Chỉ đều là dân của trời, đã vỗ về chúng, thì chúng đều là con đỏ của trẫm. Chúng nhất thời đi theo bọn giặc, nghe nói bị giết, trẫm thực thương xót trong lòng, sao lại nỡ để chúng như vậy? Vả lại, bọn gây tội ác chỉ có mấy đứa thôi, còn trăm họ nơi bãi biển, hang núi,bị chúng cưỡng bức, uy hiếp, hoặc giúp chúng lương thực, hoặc bị chúng đem theo làm giặc ở các nơi, đều là bắt đắc dĩ, bị chúng làm cho lầm lỡ chứ không phải là do bản tâm. Nếu biết hối hận sửa bỏ lỗi lầm, đều cho được đổi mới. Làm ác chỉ có mấy đứa, trăm họ không có tội gì. Trong đó, người nào hiên ngang dũng cảm, có kiến thức, có thể bắt được mấy đứa kia đem dâng thì nhất định sẽ ban cho quan to, tước cao. Còn bọn làm ác, nếu biết tẩy rửa tâm trí, đổi lỗi sửa mình, thì chẳng những được khoan tha tội lỗi, lại còn chắc chắn được làm quan vinh hiển nữa”.
Đối với các ngụy quan, vua Minh càng ra sức mua chuộc bằng danh lợi, chức tước và xuống chiếu phủ dụ: “Các ngươi tài năng khôi kiệt, tư chất đôn hậu, sáng suốt nhìn xa, trước đã thành tâm gắng sức, tận trung với triều đình, nghĩ tới công lao của các ngươi, đặc ân thăng cho chức vụ vinh hiển. Nay nghe các ngươi biết làm tròn nghĩa vụ,ốc sức lập công, bắt giết bọn phản nghịch, giữ vững đất đai, nghĩ đến lòng trung thành ấy, xiết nỗi vui mừng khen ngợi. hiện nay, bọn giặc còn sót chưa dẹp yên hết, các ngươi hãy lập thêm nhiều công, ra sức quét sạch bọn chúng để tiếp nối công tích trước đây. Ta đặc cách sai người sang úy lạo ban thưởng. Các ngươi hãy kính cẩn phục tùng mệnh lệnh ân sủng này”.(theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư)
Đầu năm 1411, nhận thấy rằng những đòn tấn công của quân ta đã khiến quân Minh phải khốn đốn và thay đổi chính sách cai trị, nhà Hậu Trần lại một lần nữa kiên trì việc ngoại giao. Lần này, Mộc Thạnh đã nhân nhượng, để cho sứ bộ Đại Việt do Hành khiển Hồ Ngạn Thần, Thẩm hình viện sứ Bùi Nột Ngôn đem cống phẩm và thư cầu phong sang Kim Lăng. Thái độ của vua Minh lần này đã có chuyển biến khác trước. Hắn không còn ngang ngược bắt giết sứ giả, mà chuyển sang đem quan tước ra dụ dỗ. Vua Minh sai Hồ Nguyên Trừng, nguyên là Tả tướng quốc triều Hồ đã đầu hàng và đang làm quan cho Minh triều giả cách đến gặp sứ bộ hỏi han chuyện quê nhà, kỳ thực là ngầm dò la tin tức và làm thuyết khách cho nước Minh. Hồ Ngột Ngôn dao động, đem việc nước thổ lộ với Hồ Nguyên Trừng, lại nhận chức Tri phủ Nghệ An của vua Minh phong cho. Vua Minh cũng xuống chiếu phong cho vua Trùng Quang chức Bố chính sứ Giao Chỉ, Trần Nguyên Tôn làm Tham chính. Lại phong cho các tướng Đặng Dung, Nguyễn Cảnh Dị, Nguyễn Súy, Hồ Cụ làm Đô chỉ huy, Phan Quý Hữu làm Phó sứ ty Án sát.
Chu Đệ lại cho người đem thư cho vua Trùng Quang dụ rằng: “Bọn các ngươi dâng biểu xin hàng, nay chấp nhận lời xin, mỗi người được nhận chức quan, nếu quả thành thực thì một phương hưởng phúc, vĩnh viễn thái bình. Nếu ôm lòng man trá không có lòng thành, đại quân tiến đánh thì chính các ngươi để hoạ lại cho dân chúng, hối cũng không kịp.”(theo Minh Thực Lục)
Từ góc độ của vua Minh mà nói, đây đã là một sự xuống nước khá rõ ràng. Nhưng từ góc độ của vua tôi nhà Hậu Trần, việc vua Minh đem những chức tước ra chiêu dụ chẳng khác nào một sự sỉ nhục, và như vậy có nghĩa là việc điều đình đã thất bại. Bởi vì mục tiêu của nhà Hậu Trần là khôi phục lại nước Đại Việt cùng vương triều Trần, chứ không phải nhận lấy chức tước của vua Minh trong một “quận Giao Chỉ”. Việc Hồ Ngạn Thần đi sứ mà nhân chức tước của giặc, lại đem quân cơ tiết lộ đã bị sứ giả Bùi Nột Ngôn đi cùng trình báo lên với Trùng Quang đế. Vua hết sức bất bình, liền hạ lệnh bắt giam và đem Hồ Ngạn Thần giết đi. Qua đó, Trùng Quang đế đã thể hiện tinh thần quyết chiến đến cùng với quân Minh, hòng giành lại độc lập hoàn toàn cho Đại Việt.
(còn nữa)
Quốc Huy
Xem thêm: 10 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ nhất
                   22 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ hai​
                   16 phần về cuộc chiến vĩ đại chống Nguyên Mông lần thứ ba
                   18 phần về cuộc Bắc phạt thần thánh của Lý Thường Kiệt

Vì sao trong cương vị chủ tịch tập đoàn quốc doanh bị thua lỗ hàng nghìn tỷ mà ông Thăng vẫn thăng tiến?; Ai cho ông Thăng chỉ định thầu ?; Vì sao Đinh La Thăng bị đánh?


Nếu như việc ông Thăng vào ngồi 1 ghế ở cái siêu bộ quyền lực nhất và làm bí thư thành ủy một đô thị lớn nhất khiến nhiều người bất ngờ thì việc ngày  27/4, báo chí đồng loạt đưa tin ủy ban kiểm tra trung ương đề xuất kỷ luật ông, tin này không làm ai bất ngờ vì đã được dự liệu từ trước.

Bí th° Thành U÷ TP.HCM inh La Thng ¢nh: Thu­n Th¯ng

Việc đó không phải đến từ những bài viết trên facebook của Osin Huy Đức với những thông tin về các dự án thua lỗ nghìn tỷ của các công ty thuộc tập đoàn PV vì đó là số liệu đã kiểm toán, là kết quả kinh doanh không còn gì là bí mật. Cái mà người ta nghi hoặc và đặt câu hỏi là tại sao trong cương vị chủ tịch tập đoàn quốc doanh thua lỗ nhiều như thế mà ông lại có thể hiên ngang bước chân sang chính trị, giữ một ghế bộ trưởng nội các, rồi sau đó là 1 ghế trong bộ siêu quyền lực nhất nước ?

Dầu khí vốn là một ngành khai thác tài nguyên, khả năng sinh lời cực lớn. Nếu không vì thế thì các tập đoàn tầm cỡ thế giới như Shell, Total, Exxon Mobil, BP, Harliburton, Petronas,... đều là những đại gia dầu khí giàu có, tiền của tài sản hơn hẳn cả một quốc gia.

Sản phẩm dầu khí là một mặt hàng thông dụng, được giao dịch ở thị trường nhộn nhịp. Giá hòa vốn của dầu khí (breakeven-price) cũng dễ dàng tính toán để khai thác sản lượng ở mức hợp lý. Các công cụ tài chính phái sinh của thị trường như: Forward, Option, Future,... giúp hedging giá và giảm lỗ cho các nhà sản xuất khai thác. Cho nên nếu nói một công ty khai thác dầu khí lỗ nhiều nghìn tỷ ( tức là lên đến hàng tỷ đô- la) là điều khó có thể xảy ra.

Đối với các công ty con trong tập đoàn PV, chuyện lỗ trầm trọng hàng trăm tỷ hàng nghìn tỷ lại càng khó xảy ra hơn nữa, vì các công ty này lập ra để phục vụ và outsourcing cho tập đoàn. Nếu như việc tâp đoàn khó bị lỗ, thì công ty con muốn thua lỗ cũng khó hơn cả tập đoàn mẹ, ngoại trừ chính họ tự làm cho lỗ.

Việc đầu tư tài chính hay góp vốn vào ngân hàng hoặc tham gia sở hữu chéo ngân hàng/công ty khác chỉ là một việc rất thường và nhỏ nhặt trong nghiệp vụ đầu tư với 1 tập đoàn lớn và tầm cỡ. Tham gia trực tiếp điều hành một ngân hàng không phải là quá tầm của nhân sự tập đoàn. Để thất thoát tiền gửi 

Thật ra, những con số nghìn tỷ, chục nghìn tỷ này có phải lỗ thật sự hay không, ai cũng thừa biết. Số tiền này chạy đi đâu, ai cũng biết. Kỷ luật, truy nã, bắt cho bằng được có giải quyết được vấn đề hay không, và tiền có thu hồi về được hay không, đó mới là điều đáng quan tâm, chứ không phải là quan tâm đến sự nghiệp chính trị hay sinh mạng chính trị của ông nào đó bị kỷ luật.

Nhưng về mặt cá nhân, và ở dưới góc độ một người làm thuê ( đặc biệt là làm thuê cho quốc doanh) kẻ hèn này rất phục tài ông Thăng và các đệ tử dưới quyền như Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy,... Họ là những người thật sự có "tài" trong việc hô biến tiền của, làm xiếc với con số nghìn tỷ mà một người làm thuê chỉ cần nhìn thấy con số lẻ của số đó đã chân tay run lẩy bẩy, dù cái "tài" đó là được nhìn nhận đánh giá thế nào đi chăng nữa thì "tài" nào cũng là "tài" !

Hồ Đông Thụy

(FB  Hồ Đông Thụy)




Theo Thông báo kết luận của Ủy ban KTTW, một trong những lý do quan trọng nhất mà cơ quan này đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng là quy ông phải chịu trách nhiệm việc ký ban hành Nghị quyết 233 năm 2009.

Cái Nghị quyết ấy là gì mà bị cho là sai, dẫn tới chỉ đạo việc chỉ định thầu nhiều dự án? 

Hinh anh ‘Ong Dinh La Thang can nghiem tuc xem xet cac khuyet diem cua minh’


Đây cũng là một trong những băn khoăn của GS.VS Lương Ngọc Huỳnh trong bài viết: “Những thắc mắc của tôi về ông Đinh La Thăng” được ông chia sẻ ngày 28/4. 

Cụ thể, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh đặt câu hỏi: “Khi ký ban hành nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 thì ông Đinh La Thăng có dám không xin ý kiến của Chính Phủ hay không?”. 

Tìm đọc lại Nghị quyết 233/NQ-ĐU, được biết, Nghị quyết là về “Phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn” nhằm khắc phục sự suy giảm doanh thu Dầu khí trong GDP của cả nước và duy trì tăng trưởng bền vững. Theo đó, nội dung Nghị quyết là để Dầu khí thể chế hoá việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 49/TB-VPCP ngày 17/2/2009, là: "Đồng ý về mặt nguyên tắc cho PVN được chỉ định các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án đầu tư của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước". Kết luận này được đưa ra trong cuộc họp triển khai công tác năm 2009 của PVN, tổ chức tại VPCP ngày 12/2, do Thủ tướng chủ trì và có sự tham gia của lãnh đạo nhiều bộ, ngành liên quan như Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính... (Nguyên văn Thông báo KL 49 còn đây: http://vanban.chinhphu.vn/…/…/portal/chinhphu/hethongvanban).
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Ảnh lấy từ FB của Bạch Hoàn
Tại sao lại phải phát huy nội lực, kích cầu dịch vụ trong nước? 

Là bởi thời điểm này, kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng suy giảm mạnh theo sự suy thoái của kinh tế toàn cầu với nhiều dấu hiệu đáng ngại, như: suy giảm tăng trưởng; tiêu dùng giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) âm nhiều tháng liên tiếp; sản xuất kinh doanh đình đốn, xuất khẩu giảm sút; nguồn thu ngân sách bị đe doạ do giá dầu thô sụt giảm mạnh… Trước diễn biến đó, Chính phủ đã phải huy động mọi nguồn lực chống suy thoái: hỗ trợ vốn vay, giảm thuế, tung gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng… Với vị trí Tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu, việc PVN phát huy nội lực vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó hỗ trợ tích cực Nhà nước trong điều tiết vĩ mô; vừa là góp phần lan tỏa chủ trương quan trọng này. Đồng thời cũng nhằm hưởng ứng cuộc vận động: "Người VN ưu tiên dùng hàng VN".

Và soi vào thực tế, việc ban hành và triển khai Nghị quyết 233 đã mang lại hiệu quả tích cực. Riêng về dịch vụ dầu khí của PVN có sự đột phá, thể hiện qua một số kết quả sau 2 năm thực hiện như: doanh thu dịch vụ năm 2009 đạt 35,4% và năm 2010 đạt 32% trong tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Cụ thể, năm 2010, doanh thu dịch vụ đạt 152,5 nghìn tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 32% tổng doanh thu toàn Tập đoàn... Kết quả này góp phần giúp doanh thu của PVN tăng mạnh từ 137 nghìn tỷ đồng năm 2009 lên 235 nghìn tỷ đồng năm 2010 và 325 nghìn tỷ đồng năm 2011 và tiếp tục duy trì đà tăng nhiều năm tiếp theo. Đi cùng đó, đóng góp của PVN trong GDP, nộp ngân sách cũng tăng tương ứng (ảnh)… Tất cả điều đó đã góp phần giúp Tập đoàn hoàn thành nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bản đảm an sinh xã hội... 

Thời điểm đó, chủ trương này nhận được phản hồi tích cực:



Như vậy, Nghị quyết 233 mang lại giá trị lớn trong hoạt động của PVN, chứ không chỉ gói trong phạm vi “chỉ định thầu”. 

Bên cạnh những con số biết nói như đã đề cập trên, có thể nói, Nghị quyết 233 đã góp phần loại được một số nhà thầu "tai tiếng" khỏi các dự án, công trình quan trọng của quốc gia, tránh đi vào vết xe đổ như một số dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ; Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng; Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh, Hà Đông… 

Điều đó càng có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều dự án của ngành Dầu khí nằm trên biển Đông - vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng. Nếu dự án này rơi vào tay những nhà thầu không mong muốn, chuyện gì sẽ xảy ra? 

Cũng cần nhớ lại rằng, giai đoạn này, mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước như PVN đang ở giai đoạn đầu thí điểm, hành lang pháp lý còn thiếu. Tôi còn nhớ, thời điểm đó và nhiều năm sau đã nhiều lần tham dự các hội nghị, hội thảo, toạ đàm với nội dung “Hành lang pháp lý cho Tập đoàn Kinh tế Nhà nước”. Tại những hội thảo này, cả cơ quan quản lý, chuyên gia và đại diện các Tập đoàn đều thống nhất nhật định: “Hành lang pháp lý đã không theo kịp sự phát triển của các Tâp đoàn kinh tế Nhà nước, trong khi khu vực kinh tế này đã phình to vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế”. 

Đơn cử như hội thảo “Nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam đến năm 2020” tổ chức hồi tháng 7 năm 2011 mà tôi đã tham dự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi đó là TS Lê Xuân Bá cho rằng, nền tảng pháp lý cho hoạt động và giám sát các hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước “không cụ thể, không đủ chi tiết, và không phù hợp”. Theo ông Bá, Thủ tướng Chính phủ thường ký ban hành các văn bản cá biệt làm cơ sở cho việc hình thành, tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn kinh tế thí điểm.

Chính bởi vậy, trong quá trình hoạt động, nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến Tập đoàn đều phải xin ý kiến trực tiếp Thủ tướng Chính phủ hoặc thực hiện theo chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ mà Thông báo KL 49/TB-VPCP là một ví dụ. Quá trình thực hiện, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đều không có ý kiến phản bác. 

Nhìn một cách tổng thể, mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở giai đoạn thí điểm, khuôn khổ pháp lý thiếu đồng bộ, quá trình vận hành có thể dẫn đến một số tồn tại, hạn chế. Điều đó không thể tránh khỏi, ngay cả đó là khi để thể chế hoá chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như Nghị quyết 233. 

Song những thiếu sót, tồn tại, hạn chế đó cần được nhìn nhận trong kết quả tổng thể, một cách khách quan và công tâm để đánh giá đúng, đủ về mức độ, liều lượng. 

Tôi rất đồng tình với ý kiến của một chuyên gia tài chính khi ông cho rằng: Nên tạo một không gian hợp lý cho những người, tổ chức có trách nhiệm đưa ra quyết định, miễn là các quyết định đó đảm bảo tính công khai, minh bạch và động lực chính đáng. Nếu giờ yêu cầu tất cả dự án đều phải đảm bảo hiệu quả 100% thì chắc chắn đa phần sẽ chùn bước, không dám hành động vì không làm sẽ không sai! Giống như một cầu thủ bóng đá, sau khi dẫn bóng vào khu vực cấm địa của đối phương, nếu chúng ta luôn luôn tạo áp lực cho họ phải ghi bàn 100%, thì chắc chắn, để né trách nhiệm, cầu thủ đó sẽ chuyền bóng cho một cầu thủ khác. Và cơ chế không dám chịu trách nhiệm đó, chúng ta cần phải xem lại, vì đã bỏ qua những cơ hội không dễ dàng trở lại. Và trong trường hợp đó, chúng ta đã có lỗi với lịch sử! 

Mùa Thu


(FB Thu Mùa)


Có lẽ chưa bao giờ báo chí lề phải “tiến bộ” như mấy hôm nay, khi đồng loạt đưa tin trên trang nhất tin UBKTTW đề nghị kỉ luật ông Đinh La Thăng, ủy viên BCT, đương kim Bí thứ thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người, trong đó có cả những giáo sư nước ngoài được coi là có kinh nghiệm về Việt Nam như ông Jonathan London, cũng tưởng bở là Việt Nam sắp có dân chủ, có tự do ngôn luận bởi đã bắt đầu “giây phút quan trọng”. Ông giáo sư chủ yếu đoán sai này lại còn nhầm tưởng tai hại là thông tin trên mạng công cộng đang được lắng nghe? Nó chỉ được lợi dụng để hạ nhục nhau, sau khi xong việc, mạng xã hội lại là thế lực bị bọn phản động giật dây trong cái nhìn quen thuộc của giới cai trị.


Dẫu sao cũng nên cảm ơn thái độ lạc quan tếu chân thành của ông về nền chính trị Việt Nam.

Câu hỏi đặt ra là, tại sao “vụ ông Thăng” lại được tung ra vào lúc này? Về nguyên tắc việc kết luận ông Thăng có sai phạm hay không, kỷ luật ở hình thức nào, phải do Hội nghị TW5 quyết định, rồi báo chí mới được phép đăng tin. Nhưng cái hội nghị này, đến thời điểm báo chí rầm rộ “bêu” khuyết điểm của ông Thăng, vẫn chưa họp?

Có một hiện tượng lạ là lần đầu tiên, việc bêu một nhân vật quan trọng lại được Ban tuyên giáo nhắn tin đồng loạt cho các tổng biên tập, yêu cầu lập tức đưa lên trang nhất?

Có chuyện gì bí ẩn ở đây?

Trước hết, chuyện ở Đồng Tâm, Mỹ Đức vừa xảy ra, làm xấu hổ không chỉ chế độ, mà còn khiến báo chí thấy nhục nhã, có thể là cú nhục nhã nhất từ trước đến nay. Sự bóp méo thông tin, mạ lị người dân lành, a dua chính quyền cơ sở vốn phần lớn là những kẻ bất hảo, không chỉ là vô đạo đức trong nghề báo, mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Ai cũng biết báo chí được điều hành bởi Ban tuyên giáo. Nghĩa là tội trạng lịch sử này Ban tuyên giáo phải chịu. Và để xóa đi ấn tượng về một cú lừa gạt trắng trợn, thì đưa ông Đinh La Thăng, nhân vật cộm cán của chế độ (chứ không phải đầu sỏ phản động), nằm trong mục tiêu thanh trừng đã lâu của một phe nhóm quyền lực nào đó, giống như nhất cử lưỡng tiện: Vừa tỏ ra trung thành tuyệt đối với ai đó, nhóm nào đó, vừa rửa được phần nào mối nhục Đồng Tâm. Giờ đây, lãnh đạo báo chí có thể nói to lên rằng, đấy, các vị xem, có vùng cấm nào cho báo chí đâu? Ủy viên BCC chúng tôi còn không ngán, thì đừng ai nói báo chí bị bịt miệng nữa nhé.

Trước khi ông Thăng bị đưa lên bàn mổ, cứ như là ngẫu nhiên, bỗng dưng hàng chục triệu con lợn của Việt Nam bị Trung Quốc bỏ rơi! Vừa mới bị vụ Formosa khiến hàng triệu nông dân đang lăm le nổi loạn vì nghèo đói, hàng triệu nông dân khác thì điêu đứng bởi hạn hán, nay thêm vụ rớt giá lợn, có thể cũng khiến thêm vài triệu người sắp bán xới. Cộng lại là một con số không thể đùa! Tính toán này của Trung Quốc là kết quả của cả một quá trình mai phục rình rập công phu, tìm kiếm cơ hội, tất nhiên là có tay trong tư vấn. Và cơ hội ấy đã đến. Chỉ sau một cú ra đòn nhẹ nhàng, hoàn toàn thõng tay vô can của Trung Quốc, các bộ ngành của Việt Nam phải chạy long tóc gáy để cứu lợn, nếu không nông dân sẽ có cớ làm lớn? Cái giá mà Trung Quốc đưa ra là Ba Đình phải hy sinh kẻ đã dám làm nhục Thiên đình! Và họ tỏ ra là kẻ biết giữ lời, bởi chỉ ba hôm sau khi ông Thăng chính thức bị đề nghị kỷ luật, Trung Quốc bắn tiếng muốn được xắn tay xông vào giải cứu heo Việt!

Thực ra Trung Quốc nuôi mối hận với Đinh La Thăng từ lâu. Việc chỉ định thầu một số công trình quan trọng của dầu khí (tất nhiên chỉ với sự cho phép của Chính phủ lúc ấy) đã loại mất của Trung Quốc nhiều cơ hội thắng thầu những công trình gắn với an ninh quốc gia của Việt Nam. Bởi vì cứ ở đâu Trung Quốc đấu thầu là họ thắng, vì lợi nhuận với họ nhiều khi không phải là tiền nên họ sẽ bỏ giá thấp đến mức không thể không thắng theo luật đấu thầu quốc tế. Cứ ở đâu Trung Quốc thắng thầu, là ở đó chính quyền và người dân thành con tin, không chỉ của công nghệ rởm, sự cù nhầy trong tiến độ, thái độ lật kèo trong tiền bạc (bạn đọc có thể kiểm tra tình trạng này ở hàng chục nhà máy nhiệt điện, nhà máy gang thép Thái Nguyên, đạm Ninh Bình, đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông…) mà quan trọng nhất là khống chế an ninh quốc gia. Khi ông Thăng chỉ mặt đám cai đầu dài Thiên triều, chửi cho bõ tức, cả Trung Nam Hải nghiến răng kèn kẹt. Con chó Hoàn cầu thời báo sủa phun cả rãi rớt sang đến tận Hà Nội, yêu cầu phải có động thái với Thăng. Nhưng thời thế lúc đó còn chưa đến với đám tay chân của họ được cài lại. Tội của Thăng cứ được cộng lại để đấy, trong đó có cả việc Thăng nghênh ngang là quan chức cao cấp ra Trường Sa ôm đàn hát động viên quân sĩ, thầy tu, ý Thăng muốn bảo chẳng việc gì phải sợ cái thằng Tầu, nó đến cứ nện bỏ cha nó đi.

Thời điểm ông Thăng bị bêu tên trên báo chí, chỉ cách ngày kỉ niệm 30 tháng tư mấy hôm. Việc ông Thăng có xu hướng thân Mỹ (qua hàng loạt động thái co kéo mời đầu tư, bắn tiếng kết bạn với các chính khách Hoa Kỳ, trong đó rõ nhất là bài trả lời phỏng vấn về vấn đề Bob Kerry làm cho không ít lãnh đạo nổi xung) khiến nhiều người “ghét Mỹ đến chết” căm tức, trong đó có toàn đảng toàn quân và toàn dân Trung Quốc. Mà số người này thì, khi chưa gộp thêm một tỉ ba, đã đủ đông như kiến cỏ tại cái xứ Đại Việt, lại đang là thành phần sắc dân hạng trên của chế độ. Những người này rõ ràng cảm thấy bị tổn thương, nếu người Mỹ lại được chào đón nồng nhiệt ở đúng cái nơi mà họ đã liều chết để xua đuổi. Họ chỉ có giá khi Mỹ vẫn là kẻ thù của dân tộc, tức là muốn đất nước này cứ tiếp tục nghèo đói!

Thăng còn một tội lớn là công khai hô hào cấp dưới học theo văn hóa lãnh đạo của Obama, chấp nhận để người dân chỉ trích mỗi ngày mới mong tiến bộ. Đáng lẽ ông ta khôn ngoan thì phải thay Obama bằng Trương Tấn Sang, thay vì để người dân chỉ trích thì bịt miệng họ lại như cách ông Trương Tấn Sang vẫn làm. Nhưng nếu thế thì đã không là Đinh La Thăng!

Việc tìm cách hạ uy tín ông Thăng cũng không thể thiếu sự can dự của những kẻ thao túng ở Chợ Lớn, với các băng đảng làm ăn ngầm nhưng thâu tóm phần xương sống của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Thời ông Trương Tấn Sang và sau này là ông Lê Thanh Hải, các băng nhóm tha hồ lộng hành trong hành lang của họ, nghĩa là họ và chính quyền có thỏa thuận ngầm mi không động đến ta thì ta cũng không động đến mi. Thậm chí như tin đồn, ta còn nuôi béo mi nữa cơ? Thế lực bảo kê cho họ là cả Chính phủ Trung Quốc hùng mạnh, nên họ chả việc gì phải sợ. Khi Đinh La Thăng vào thành phố Hồ Chí Minh, đã có vài người chân thành nhắc ông ta là chớ có phá bỏ quy ước không thành văn đó, kéo dài nhiều năm và có thể mãi mãi giữa Chợ Lớn và chính quyền thành phố, nhưng ông Thăng bỏ ngoài tai. Với bản tính có phần hung hăng, tự tin thái quá vào bản lĩnh, vào năng lực sắp xếp lại trật tự của mình, ông ta cho lập lại “quả đấm thép” ở tầm mức quy mô gấp nhiều lần đội săn bắt cướp trước đây. Có vẻ như đó là tín hiệu đe dọa vi phạm thỏa ước ngầm và mặc dù đối tượng ông Thăng nhằm vào không bao gồm họ, nhưng với những kẻ luôn biết phòng xa, thì họ không bao giờ chịu ngồi yên để một kẻ quê Nam Định có thể sẽ phá nát nỗ lực hàng trăm năm của họ. Chắc chắn họ đã cầu cứu Bắc Kinh và Bắc Kinh gộp luôn chuyện đó vào một gói điều kiện với Ba Đình là Thăng phải cuốn gói về Bắc. Nếu khiến được ông ta thân bại danh liệt thì còn có thưởng lớn.

Thời gian Thăng bị quy là có trách nhiệm ở Tập đoàn Dầu khí chỉ hơn một năm (chỗ này UBKTTW chơi tù mù, đáng lẽ phải ghi rõ từ năm 2009 đến tháng 8-2011, lúc Thăng sang làm Bộ trưởng Bộ GTVT, thì họ lại ghi là 2009-2011). Cứ cho là Thăng ký hàng loạt văn bản như đã nêu, thì tại sao ông ta lại phải chịu trách nhiệm với những sự việc xảy ra sau khi ông ta đã chuyển công tác? Nên nhớ là mô hình Tập đoàn kinh tế đa ngành, đa nghề từng được coi là sáng tạo tuyệt vời của Đảng và Chính phủ, muốn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của kinh tế Nhà nước ngay cả trong nền kinh tế tư bản, tức là chủ nghĩa xã hội lúc nào và ở đâu cũng vẫn đầy sức sống. Thăng lúc ấy chả là cái đinh gỉ gì để có thể đặt ra được một chủ trương khủng như vậy. Hàng loạt tập đoàn sau đó ra đời, rồi phá sản, phá sản luôn mô hình kinh tế đa ngành đa nghề, thì sao lại quy lỗi cho Thăng như trả lời của ông Nguyễn Đình Hương? Còn hơn cả chuyện gắp lửa bỏ tay người. May mà ông Hương thất thời sớm, là người thích nói tào lao, vô thưởng vô phạt.

Cứ thử hỏi Thăng không chấp hành, quyết chống lại việc thành lập tập đoàn đa ngành đa nghề, liệu ông ta có ngồi lại được tại cái ghế chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Dầu khí, chứ nói gì còn lên tận Bộ chính trị?

        Liên quan đến Tổng công ty PVC thì tại thời điểm 2009, “doanh thu của Tổng công ty này đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2008. Lợi nhuận trước thuế là 245 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 172 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008.

Tháng 11/2010, PVC tiếp tục được nhận Huân chương Lao động hạng nhất do đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2010. Năm đó, tổng doanh thu PVC đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 840 tỷ đồng, tăng trên 300% so với năm 2009” (Theo báo Dân trí).

Vậy là mọi bung bét của Công ty PVC chỉ xảy ra khi Thăng đã đi khỏi Dầu khí. Cũng tương tự như vậy, sau khi Thăng rời Dầu khí gần 4 năm, Nhà máy sơ sợi Đình Vũ mới khánh thành và đi vào sản xuất. Nếu giả sử tận khi đó Thăng vẫn ở dầu khí, thì mới có thể quy trách nhiệm cho ông ta. Chủ trương đầu tư thì phải thông qua ba bốn bộ, rồi còn thẩm định, phê duyệt, rồi còn phải được sự đồng ý của Thủ tướng, mình Thăng làm gì được. Nếu hôm nay sơ sợi Đình Vũ đang ngày ngày nhả ra cả đống tiền thì chắc chắn có khối kẻ nhảy vào tranh công, Thăng còn xa mới đến lượt?

Tóm lại, đến lúc Thăng phải bị đem ra tế. Đó có thể là số phận của kẻ thăng tiến quá nhanh mà lại không phải là đối tượng con ông cháu cha. Nhưng ai là người chủ mưu đánh Thăng? Đến nay nhiều người vẫn nghĩ oan cho ông Trọng. Ông Trọng không ưa Thăng có thể là điều có thật. Nhưng ông Trọng cũng đã có lúc biết dùng Thăng. Bằng chứng là thời Thăng làm Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Trọng rất khen Thăng. Mà ông không thể không khen, khi tay cấp dưới đó tạo cho chế độ của ông bộ mặt quá đẹp! Chỉ sau 5 năm làm Bộ trưởng, Thăng làm được số đường, cầu, công trình giao thông bằng vài đời bộ trưởng trước ông cộng lại. Khi Thăng vào Bộ Chính trị, ông ta nhanh chóng đưa ra quyết định cử Thăng vào thành phố Hồ Chí Minh. Lý do mọi người cho rằng Thăng bị ông Trọng đánh vì Thăng là thủ túc của ông Nguyễn Tấn Dũng, càng sai. Thăng được cơ cấu vào Bộ Chính trị thuộc loại sớm, nếu không nói là sớm nhất. Nhưng đến Hội nghị TW 14 thì Thăng chính thức bật bãi. Mọi người đều khen Thăng, nhưng khi đưa ra bầu thì Thăng rớt vì hết suất. Cũng trong Hội nghị ấy, khi nhóm tứ trụ mỗi ông được quyền đề cử trực tiếp một người (không cần qua bầu) vào Bộ Chính trị, thì Thăng không nằm trong dự kiến của ông nào. Mọi người nhìn cả vào Thăng khi ông Dũng phát biểu đề cử, nhưng người mà ông Dũng xướng tên lại là Nguyễn Văn Bình. Một bà ủy viên TW khi thấy Thăng không có trong danh sách cơ cấu, bèn đứng dậy nói bằng giọng cay đắng: “Những người mải làm thì không có thời gian để chạy chọt nên mới bị trượt”

Thăng là trường hợp duy nhất trong lịch sử Đảng cộng sản VN được bầu vào Bộ Chính trị mà trước đó không thuộc diện cơ cấu. Ban chấp hành TW khóa mới đã giới thiệu bổ sung Thăng vào danh sách (theo quy định Thăng phải xin rút, nhưng cũng theo quy định việc có được rút hay không là do Ban chấp hành TW và họ không cho Thăng rút). Khi  bầu Bộ Chính trị, hàng loạt ông, bà được cơ cấu thì trượt, còn Thăng lại trúng. Nhiều người nuôi mối ghen tức với Thăng từ đấy.

Không phải ông Trọng, vậy ai là người quyết tâm đánh Thăng đến cùng? Đó là ông Trương Tấn Sang. Khi ông Sang và ông Trọng song kiếm hợp bích đấu lại ông Dũng và thắng nhọc nhằn, tuy không nói ra nhưng ông Sang có ý chia đôi sơn hà với ông Trọng. Miền Nam thì để người miền Nam cai trị. Nhưng ông Trọng đã không hiểu hoặc cố ý không hiểu tâm nguyện đó của ông Sang, hoặc thấy ở ý định ấy một nguy cơ lớn cho đất nước. Sau đại hội, trong khi ông Sang và thủ túc của ông khấp khởi chờ để đón ông Võ Văn Thưởng, như một thỏa thuận chia phần của công cuộc diệt Dũng, thì lại thấy ông Đinh La Thăng được cử vào, trong sự chào đón quá mức của dân chúng. Chưa biết hay dở thế nào, nhưng rõ ràng ông Thăng sức vóc hơn, ăn nói mạnh mẽ, thẳng thắn hơn, dám đối đầu với các loại lì lợm trong bộ máy. Chỉ thế thôi, hoặc tưởng tượng ra thế thôi, người dân đã tung hô ầm ĩ. Báo chí các loại còn làm cho tên tuổi ông nổi đình nổi đám gấp bội. Ngồi trong một căn phòng dù rất sang trọng để luôn ý thức vì về vị thế của mình, thấy cảnh đó qua tivi, đọc qua báo chí, chắc chắn ông Sang rất chạnh lòng và cảm thấy cay đắng vì bị qua mặt. Đó là lý do ông phải mất khá nhiều thời gian để tìm chứng cớ thuyết phục ông Trọng là Thăng không xứng đáng ngồi ngôi cao nhất tại thành phố mang tên Bác.

Và ông đã phải dùng đến cả những người thuộc “thế lực thù địch” như cách phân loại của chính ông khi còn là Thường trực Ban bí thư! Chẳng hạn nhà báo Huy Đức là người luôn kiên nhẫn và quyết liệt đòi phải giải thiêng ông Hồ, trả ông ta về với lịch sử như một con người có đúng có sai, nếu bình thường thì chắc chắn là kẻ thù không đội trời chung với ông Sang, tác giả của Cuộc vận động học tập và làm theo tác phong đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng để đánh ông Thăng, ông Sang đã đồng ý hợp tác với “kẻ thù” Huy Đức. Huy Đức có thể vô tư, còn ông Sang thì không. Đúng là khi cần đạt mục đích, mọi phương tiện đều tốt.
Sau gần một tuần Thăng bị đề nghị kỉ luật, như một điều trớ trêu nằm ngoài mong muốn của cả Thăng và những người đánh ông, người dân, sau phút căm phẫn vì cảm thấy bị lừa (vì họ coi Thăng như thần tượng, nay nếu theo báo chí thì hóa ra họ bị nhầm?) đã tĩnh tâm lại và đồng loạt quay ra thương cảm kẻ bị đánh hội đồng. Họ có lý do để nghi ngờ động cơ của cuộc đấu tố. Bao nhiêu cái tốt của Thăng, họ không hề nhắc tới, chỉ nhằm vào gần hai năm ông lãnh đạo Dầu khí? Điều đê tiện ở chỗ, có thế lực nào đó đang cố làm dân chúng hiểu rằng, ông Thăng bị điều tra vì tham nhũng? Nhưng đúng là không thể lừa được người dân. Họ nhanh chóng nhận ra thủ đoạn man trá này. Ngồi đâu họ cũng đồng lòng tiếc cho Thăng, mà oán Vượng theo voi hít bã mía, vùi dập người tử tế! Những sai phạm liên quan đến Đinh La Thăng, được nêu ra trong bản kết luận của UBKTTW, thoạt đọc qua, thấy nó hùng hồn, đầy logic, chặt chẽ về câu chữ, khúc chiết về ý tứ, vô tư trong sáng. Nhưng nếu đọc kỹ lại chỉ hơn một lần, thấy nó cố lắp ghép chuyện nọ sang chuyện kia, cả vú lấp miệng em, vô căn cứ, thấm đẫm sự hả hê của cá nhân ai đó, hơn là vì mục đích thượng tôn quốc pháp hay vì sự tồn vong của đất nước này.

Duy Đức

(Bà Đầm Xòe)