Nếu như việc ông Thăng vào ngồi 1 ghế ở cái siêu bộ quyền lực nhất và làm bí thư thành ủy một đô thị lớn nhất khiến nhiều người bất ngờ thì việc ngày 27/4, báo chí đồng loạt đưa tin ủy ban kiểm tra trung ương đề xuất kỷ luật ông, tin này không làm ai bất ngờ vì đã được dự liệu từ trước.
Việc đó không phải đến từ những bài viết trên facebook của Osin Huy Đức với những thông tin về các dự án thua lỗ nghìn tỷ của các công ty thuộc tập đoàn PV vì đó là số liệu đã kiểm toán, là kết quả kinh doanh không còn gì là bí mật. Cái mà người ta nghi hoặc và đặt câu hỏi là tại sao trong cương vị chủ tịch tập đoàn quốc doanh thua lỗ nhiều như thế mà ông lại có thể hiên ngang bước chân sang chính trị, giữ một ghế bộ trưởng nội các, rồi sau đó là 1 ghế trong bộ siêu quyền lực nhất nước ?
Dầu khí vốn là một ngành khai thác tài nguyên, khả năng sinh lời cực lớn. Nếu không vì thế thì các tập đoàn tầm cỡ thế giới như Shell, Total, Exxon Mobil, BP, Harliburton, Petronas,... đều là những đại gia dầu khí giàu có, tiền của tài sản hơn hẳn cả một quốc gia.
Sản phẩm dầu khí là một mặt hàng thông dụng, được giao dịch ở thị trường nhộn nhịp. Giá hòa vốn của dầu khí (breakeven-price) cũng dễ dàng tính toán để khai thác sản lượng ở mức hợp lý. Các công cụ tài chính phái sinh của thị trường như: Forward, Option, Future,... giúp hedging giá và giảm lỗ cho các nhà sản xuất khai thác. Cho nên nếu nói một công ty khai thác dầu khí lỗ nhiều nghìn tỷ ( tức là lên đến hàng tỷ đô- la) là điều khó có thể xảy ra.
Đối với các công ty con trong tập đoàn PV, chuyện lỗ trầm trọng hàng trăm tỷ hàng nghìn tỷ lại càng khó xảy ra hơn nữa, vì các công ty này lập ra để phục vụ và outsourcing cho tập đoàn. Nếu như việc tâp đoàn khó bị lỗ, thì công ty con muốn thua lỗ cũng khó hơn cả tập đoàn mẹ, ngoại trừ chính họ tự làm cho lỗ.
Việc đầu tư tài chính hay góp vốn vào ngân hàng hoặc tham gia sở hữu chéo ngân hàng/công ty khác chỉ là một việc rất thường và nhỏ nhặt trong nghiệp vụ đầu tư với 1 tập đoàn lớn và tầm cỡ. Tham gia trực tiếp điều hành một ngân hàng không phải là quá tầm của nhân sự tập đoàn. Để thất thoát tiền gửi
Thật ra, những con số nghìn tỷ, chục nghìn tỷ này có phải lỗ thật sự hay không, ai cũng thừa biết. Số tiền này chạy đi đâu, ai cũng biết. Kỷ luật, truy nã, bắt cho bằng được có giải quyết được vấn đề hay không, và tiền có thu hồi về được hay không, đó mới là điều đáng quan tâm, chứ không phải là quan tâm đến sự nghiệp chính trị hay sinh mạng chính trị của ông nào đó bị kỷ luật.
Nhưng về mặt cá nhân, và ở dưới góc độ một người làm thuê ( đặc biệt là làm thuê cho quốc doanh) kẻ hèn này rất phục tài ông Thăng và các đệ tử dưới quyền như Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy,... Họ là những người thật sự có "tài" trong việc hô biến tiền của, làm xiếc với con số nghìn tỷ mà một người làm thuê chỉ cần nhìn thấy con số lẻ của số đó đã chân tay run lẩy bẩy, dù cái "tài" đó là được nhìn nhận đánh giá thế nào đi chăng nữa thì "tài" nào cũng là "tài" !
Hồ Đông Thụy
(FB Hồ Đông Thụy)
Ai cho ông Thăng chỉ định thầu ?
Theo Thông báo kết luận của Ủy ban KTTW, một trong những lý do quan trọng nhất mà cơ quan này đề nghị kỷ luật ông Đinh La Thăng là quy ông phải chịu trách nhiệm việc ký ban hành Nghị quyết 233 năm 2009.
Cái Nghị quyết ấy là gì mà bị cho là sai, dẫn tới chỉ đạo việc chỉ định thầu nhiều dự án?
Đây cũng là một trong những băn khoăn của GS.VS Lương Ngọc Huỳnh trong bài viết: “Những thắc mắc của tôi về ông Đinh La Thăng” được ông chia sẻ ngày 28/4.
Cụ thể, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh đặt câu hỏi: “Khi ký ban hành nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 thì ông Đinh La Thăng có dám không xin ý kiến của Chính Phủ hay không?”.
Tìm đọc lại Nghị quyết 233/NQ-ĐU, được biết, Nghị quyết là về “Phát huy nội lực, tăng cường và ưu tiên sử dụng các dịch vụ của các đơn vị thành viên trong Tập đoàn” nhằm khắc phục sự suy giảm doanh thu Dầu khí trong GDP của cả nước và duy trì tăng trưởng bền vững. Theo đó, nội dung Nghị quyết là để Dầu khí thể chế hoá việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 49/TB-VPCP ngày 17/2/2009, là: "Đồng ý về mặt nguyên tắc cho PVN được chỉ định các đơn vị thành viên cung cấp dịch vụ để thực hiện các dự án đầu tư của Tập đoàn nhằm phát huy nội lực và kích cầu dịch vụ trong nước". Kết luận này được đưa ra trong cuộc họp triển khai công tác năm 2009 của PVN, tổ chức tại VPCP ngày 12/2, do Thủ tướng chủ trì và có sự tham gia của lãnh đạo nhiều bộ, ngành liên quan như Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính... (Nguyên văn Thông báo KL 49 còn đây: http://vanban.chinhphu.vn/…/…/portal/chinhphu/hethongvanban…).
Ảnh lấy từ FB của Bạch Hoàn |
Tại sao lại phải phát huy nội lực, kích cầu dịch vụ trong nước?
Là bởi thời điểm này, kinh tế Việt Nam đang rơi vào tình trạng suy giảm mạnh theo sự suy thoái của kinh tế toàn cầu với nhiều dấu hiệu đáng ngại, như: suy giảm tăng trưởng; tiêu dùng giảm mạnh, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) âm nhiều tháng liên tiếp; sản xuất kinh doanh đình đốn, xuất khẩu giảm sút; nguồn thu ngân sách bị đe doạ do giá dầu thô sụt giảm mạnh… Trước diễn biến đó, Chính phủ đã phải huy động mọi nguồn lực chống suy thoái: hỗ trợ vốn vay, giảm thuế, tung gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng… Với vị trí Tập đoàn kinh tế Nhà nước hàng đầu, việc PVN phát huy nội lực vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động, từ đó hỗ trợ tích cực Nhà nước trong điều tiết vĩ mô; vừa là góp phần lan tỏa chủ trương quan trọng này. Đồng thời cũng nhằm hưởng ứng cuộc vận động: "Người VN ưu tiên dùng hàng VN".
Và soi vào thực tế, việc ban hành và triển khai Nghị quyết 233 đã mang lại hiệu quả tích cực. Riêng về dịch vụ dầu khí của PVN có sự đột phá, thể hiện qua một số kết quả sau 2 năm thực hiện như: doanh thu dịch vụ năm 2009 đạt 35,4% và năm 2010 đạt 32% trong tổng doanh thu toàn Tập đoàn. Cụ thể, năm 2010, doanh thu dịch vụ đạt 152,5 nghìn tỷ đồng, bằng 135% kế hoạch, tăng 58% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm 32% tổng doanh thu toàn Tập đoàn... Kết quả này góp phần giúp doanh thu của PVN tăng mạnh từ 137 nghìn tỷ đồng năm 2009 lên 235 nghìn tỷ đồng năm 2010 và 325 nghìn tỷ đồng năm 2011 và tiếp tục duy trì đà tăng nhiều năm tiếp theo. Đi cùng đó, đóng góp của PVN trong GDP, nộp ngân sách cũng tăng tương ứng (ảnh)… Tất cả điều đó đã góp phần giúp Tập đoàn hoàn thành nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, giữ ổn định kinh tế vĩ mô, bản đảm an sinh xã hội...
Thời điểm đó, chủ trương này nhận được phản hồi tích cực:
Như vậy, Nghị quyết 233 mang lại giá trị lớn trong hoạt động của PVN, chứ không chỉ gói trong phạm vi “chỉ định thầu”.
Bên cạnh những con số biết nói như đã đề cập trên, có thể nói, Nghị quyết 233 đã góp phần loại được một số nhà thầu "tai tiếng" khỏi các dự án, công trình quan trọng của quốc gia, tránh đi vào vết xe đổ như một số dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ; Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên mở rộng; Dự án Đường sắt trên cao Cát Linh, Hà Đông…
Điều đó càng có ý nghĩa trong bối cảnh nhiều dự án của ngành Dầu khí nằm trên biển Đông - vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng. Nếu dự án này rơi vào tay những nhà thầu không mong muốn, chuyện gì sẽ xảy ra?
Cũng cần nhớ lại rằng, giai đoạn này, mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước như PVN đang ở giai đoạn đầu thí điểm, hành lang pháp lý còn thiếu. Tôi còn nhớ, thời điểm đó và nhiều năm sau đã nhiều lần tham dự các hội nghị, hội thảo, toạ đàm với nội dung “Hành lang pháp lý cho Tập đoàn Kinh tế Nhà nước”. Tại những hội thảo này, cả cơ quan quản lý, chuyên gia và đại diện các Tập đoàn đều thống nhất nhật định: “Hành lang pháp lý đã không theo kịp sự phát triển của các Tâp đoàn kinh tế Nhà nước, trong khi khu vực kinh tế này đã phình to vào hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế”.
Đơn cử như hội thảo “Nghiên cứu mô hình tập đoàn kinh tế Nhà nước Việt Nam đến năm 2020” tổ chức hồi tháng 7 năm 2011 mà tôi đã tham dự, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, khi đó là TS Lê Xuân Bá cho rằng, nền tảng pháp lý cho hoạt động và giám sát các hoạt động của các tập đoàn kinh tế nhà nước “không cụ thể, không đủ chi tiết, và không phù hợp”. Theo ông Bá, Thủ tướng Chính phủ thường ký ban hành các văn bản cá biệt làm cơ sở cho việc hình thành, tổ chức và hoạt động của từng tập đoàn kinh tế thí điểm.
Chính bởi vậy, trong quá trình hoạt động, nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến Tập đoàn đều phải xin ý kiến trực tiếp Thủ tướng Chính phủ hoặc thực hiện theo chỉ đạo, kết luận của Thủ tướng Chính phủ mà Thông báo KL 49/TB-VPCP là một ví dụ. Quá trình thực hiện, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đều không có ý kiến phản bác.
Nhìn một cách tổng thể, mô hình Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở giai đoạn thí điểm, khuôn khổ pháp lý thiếu đồng bộ, quá trình vận hành có thể dẫn đến một số tồn tại, hạn chế. Điều đó không thể tránh khỏi, ngay cả đó là khi để thể chế hoá chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ như Nghị quyết 233.
Song những thiếu sót, tồn tại, hạn chế đó cần được nhìn nhận trong kết quả tổng thể, một cách khách quan và công tâm để đánh giá đúng, đủ về mức độ, liều lượng.
Tôi rất đồng tình với ý kiến của một chuyên gia tài chính khi ông cho rằng: Nên tạo một không gian hợp lý cho những người, tổ chức có trách nhiệm đưa ra quyết định, miễn là các quyết định đó đảm bảo tính công khai, minh bạch và động lực chính đáng. Nếu giờ yêu cầu tất cả dự án đều phải đảm bảo hiệu quả 100% thì chắc chắn đa phần sẽ chùn bước, không dám hành động vì không làm sẽ không sai! Giống như một cầu thủ bóng đá, sau khi dẫn bóng vào khu vực cấm địa của đối phương, nếu chúng ta luôn luôn tạo áp lực cho họ phải ghi bàn 100%, thì chắc chắn, để né trách nhiệm, cầu thủ đó sẽ chuyền bóng cho một cầu thủ khác. Và cơ chế không dám chịu trách nhiệm đó, chúng ta cần phải xem lại, vì đã bỏ qua những cơ hội không dễ dàng trở lại. Và trong trường hợp đó, chúng ta đã có lỗi với lịch sử!
Mùa Thu
(FB Thu Mùa)
Vì sao Đinh La Thăng bị đánh?
Có lẽ chưa bao giờ báo chí lề phải “tiến bộ” như mấy hôm nay, khi đồng loạt đưa tin trên trang nhất tin UBKTTW đề nghị kỉ luật ông Đinh La Thăng, ủy viên BCT, đương kim Bí thứ thành ủy thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều người, trong đó có cả những giáo sư nước ngoài được coi là có kinh nghiệm về Việt Nam như ông Jonathan London, cũng tưởng bở là Việt Nam sắp có dân chủ, có tự do ngôn luận bởi đã bắt đầu “giây phút quan trọng”. Ông giáo sư chủ yếu đoán sai này lại còn nhầm tưởng tai hại là thông tin trên mạng công cộng đang được lắng nghe? Nó chỉ được lợi dụng để hạ nhục nhau, sau khi xong việc, mạng xã hội lại là thế lực bị bọn phản động giật dây trong cái nhìn quen thuộc của giới cai trị.
Dẫu sao cũng nên cảm ơn thái độ lạc quan tếu chân thành của ông về nền chính trị Việt Nam.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao “vụ ông Thăng” lại được tung ra vào lúc này? Về nguyên tắc việc kết luận ông Thăng có sai phạm hay không, kỷ luật ở hình thức nào, phải do Hội nghị TW5 quyết định, rồi báo chí mới được phép đăng tin. Nhưng cái hội nghị này, đến thời điểm báo chí rầm rộ “bêu” khuyết điểm của ông Thăng, vẫn chưa họp?
Có một hiện tượng lạ là lần đầu tiên, việc bêu một nhân vật quan trọng lại được Ban tuyên giáo nhắn tin đồng loạt cho các tổng biên tập, yêu cầu lập tức đưa lên trang nhất?
Có chuyện gì bí ẩn ở đây?
Trước hết, chuyện ở Đồng Tâm, Mỹ Đức vừa xảy ra, làm xấu hổ không chỉ chế độ, mà còn khiến báo chí thấy nhục nhã, có thể là cú nhục nhã nhất từ trước đến nay. Sự bóp méo thông tin, mạ lị người dân lành, a dua chính quyền cơ sở vốn phần lớn là những kẻ bất hảo, không chỉ là vô đạo đức trong nghề báo, mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Ai cũng biết báo chí được điều hành bởi Ban tuyên giáo. Nghĩa là tội trạng lịch sử này Ban tuyên giáo phải chịu. Và để xóa đi ấn tượng về một cú lừa gạt trắng trợn, thì đưa ông Đinh La Thăng, nhân vật cộm cán của chế độ (chứ không phải đầu sỏ phản động), nằm trong mục tiêu thanh trừng đã lâu của một phe nhóm quyền lực nào đó, giống như nhất cử lưỡng tiện: Vừa tỏ ra trung thành tuyệt đối với ai đó, nhóm nào đó, vừa rửa được phần nào mối nhục Đồng Tâm. Giờ đây, lãnh đạo báo chí có thể nói to lên rằng, đấy, các vị xem, có vùng cấm nào cho báo chí đâu? Ủy viên BCC chúng tôi còn không ngán, thì đừng ai nói báo chí bị bịt miệng nữa nhé.
Trước khi ông Thăng bị đưa lên bàn mổ, cứ như là ngẫu nhiên, bỗng dưng hàng chục triệu con lợn của Việt Nam bị Trung Quốc bỏ rơi! Vừa mới bị vụ Formosa khiến hàng triệu nông dân đang lăm le nổi loạn vì nghèo đói, hàng triệu nông dân khác thì điêu đứng bởi hạn hán, nay thêm vụ rớt giá lợn, có thể cũng khiến thêm vài triệu người sắp bán xới. Cộng lại là một con số không thể đùa! Tính toán này của Trung Quốc là kết quả của cả một quá trình mai phục rình rập công phu, tìm kiếm cơ hội, tất nhiên là có tay trong tư vấn. Và cơ hội ấy đã đến. Chỉ sau một cú ra đòn nhẹ nhàng, hoàn toàn thõng tay vô can của Trung Quốc, các bộ ngành của Việt Nam phải chạy long tóc gáy để cứu lợn, nếu không nông dân sẽ có cớ làm lớn? Cái giá mà Trung Quốc đưa ra là Ba Đình phải hy sinh kẻ đã dám làm nhục Thiên đình! Và họ tỏ ra là kẻ biết giữ lời, bởi chỉ ba hôm sau khi ông Thăng chính thức bị đề nghị kỷ luật, Trung Quốc bắn tiếng muốn được xắn tay xông vào giải cứu heo Việt!
Thực ra Trung Quốc nuôi mối hận với Đinh La Thăng từ lâu. Việc chỉ định thầu một số công trình quan trọng của dầu khí (tất nhiên chỉ với sự cho phép của Chính phủ lúc ấy) đã loại mất của Trung Quốc nhiều cơ hội thắng thầu những công trình gắn với an ninh quốc gia của Việt Nam. Bởi vì cứ ở đâu Trung Quốc đấu thầu là họ thắng, vì lợi nhuận với họ nhiều khi không phải là tiền nên họ sẽ bỏ giá thấp đến mức không thể không thắng theo luật đấu thầu quốc tế. Cứ ở đâu Trung Quốc thắng thầu, là ở đó chính quyền và người dân thành con tin, không chỉ của công nghệ rởm, sự cù nhầy trong tiến độ, thái độ lật kèo trong tiền bạc (bạn đọc có thể kiểm tra tình trạng này ở hàng chục nhà máy nhiệt điện, nhà máy gang thép Thái Nguyên, đạm Ninh Bình, đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông…) mà quan trọng nhất là khống chế an ninh quốc gia. Khi ông Thăng chỉ mặt đám cai đầu dài Thiên triều, chửi cho bõ tức, cả Trung Nam Hải nghiến răng kèn kẹt. Con chó Hoàn cầu thời báo sủa phun cả rãi rớt sang đến tận Hà Nội, yêu cầu phải có động thái với Thăng. Nhưng thời thế lúc đó còn chưa đến với đám tay chân của họ được cài lại. Tội của Thăng cứ được cộng lại để đấy, trong đó có cả việc Thăng nghênh ngang là quan chức cao cấp ra Trường Sa ôm đàn hát động viên quân sĩ, thầy tu, ý Thăng muốn bảo chẳng việc gì phải sợ cái thằng Tầu, nó đến cứ nện bỏ cha nó đi.
Thời điểm ông Thăng bị bêu tên trên báo chí, chỉ cách ngày kỉ niệm 30 tháng tư mấy hôm. Việc ông Thăng có xu hướng thân Mỹ (qua hàng loạt động thái co kéo mời đầu tư, bắn tiếng kết bạn với các chính khách Hoa Kỳ, trong đó rõ nhất là bài trả lời phỏng vấn về vấn đề Bob Kerry làm cho không ít lãnh đạo nổi xung) khiến nhiều người “ghét Mỹ đến chết” căm tức, trong đó có toàn đảng toàn quân và toàn dân Trung Quốc. Mà số người này thì, khi chưa gộp thêm một tỉ ba, đã đủ đông như kiến cỏ tại cái xứ Đại Việt, lại đang là thành phần sắc dân hạng trên của chế độ. Những người này rõ ràng cảm thấy bị tổn thương, nếu người Mỹ lại được chào đón nồng nhiệt ở đúng cái nơi mà họ đã liều chết để xua đuổi. Họ chỉ có giá khi Mỹ vẫn là kẻ thù của dân tộc, tức là muốn đất nước này cứ tiếp tục nghèo đói!
Thăng còn một tội lớn là công khai hô hào cấp dưới học theo văn hóa lãnh đạo của Obama, chấp nhận để người dân chỉ trích mỗi ngày mới mong tiến bộ. Đáng lẽ ông ta khôn ngoan thì phải thay Obama bằng Trương Tấn Sang, thay vì để người dân chỉ trích thì bịt miệng họ lại như cách ông Trương Tấn Sang vẫn làm. Nhưng nếu thế thì đã không là Đinh La Thăng!
Việc tìm cách hạ uy tín ông Thăng cũng không thể thiếu sự can dự của những kẻ thao túng ở Chợ Lớn, với các băng đảng làm ăn ngầm nhưng thâu tóm phần xương sống của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Thời ông Trương Tấn Sang và sau này là ông Lê Thanh Hải, các băng nhóm tha hồ lộng hành trong hành lang của họ, nghĩa là họ và chính quyền có thỏa thuận ngầm mi không động đến ta thì ta cũng không động đến mi. Thậm chí như tin đồn, ta còn nuôi béo mi nữa cơ? Thế lực bảo kê cho họ là cả Chính phủ Trung Quốc hùng mạnh, nên họ chả việc gì phải sợ. Khi Đinh La Thăng vào thành phố Hồ Chí Minh, đã có vài người chân thành nhắc ông ta là chớ có phá bỏ quy ước không thành văn đó, kéo dài nhiều năm và có thể mãi mãi giữa Chợ Lớn và chính quyền thành phố, nhưng ông Thăng bỏ ngoài tai. Với bản tính có phần hung hăng, tự tin thái quá vào bản lĩnh, vào năng lực sắp xếp lại trật tự của mình, ông ta cho lập lại “quả đấm thép” ở tầm mức quy mô gấp nhiều lần đội săn bắt cướp trước đây. Có vẻ như đó là tín hiệu đe dọa vi phạm thỏa ước ngầm và mặc dù đối tượng ông Thăng nhằm vào không bao gồm họ, nhưng với những kẻ luôn biết phòng xa, thì họ không bao giờ chịu ngồi yên để một kẻ quê Nam Định có thể sẽ phá nát nỗ lực hàng trăm năm của họ. Chắc chắn họ đã cầu cứu Bắc Kinh và Bắc Kinh gộp luôn chuyện đó vào một gói điều kiện với Ba Đình là Thăng phải cuốn gói về Bắc. Nếu khiến được ông ta thân bại danh liệt thì còn có thưởng lớn.
Thời gian Thăng bị quy là có trách nhiệm ở Tập đoàn Dầu khí chỉ hơn một năm (chỗ này UBKTTW chơi tù mù, đáng lẽ phải ghi rõ từ năm 2009 đến tháng 8-2011, lúc Thăng sang làm Bộ trưởng Bộ GTVT, thì họ lại ghi là 2009-2011). Cứ cho là Thăng ký hàng loạt văn bản như đã nêu, thì tại sao ông ta lại phải chịu trách nhiệm với những sự việc xảy ra sau khi ông ta đã chuyển công tác? Nên nhớ là mô hình Tập đoàn kinh tế đa ngành, đa nghề từng được coi là sáng tạo tuyệt vời của Đảng và Chính phủ, muốn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của kinh tế Nhà nước ngay cả trong nền kinh tế tư bản, tức là chủ nghĩa xã hội lúc nào và ở đâu cũng vẫn đầy sức sống. Thăng lúc ấy chả là cái đinh gỉ gì để có thể đặt ra được một chủ trương khủng như vậy. Hàng loạt tập đoàn sau đó ra đời, rồi phá sản, phá sản luôn mô hình kinh tế đa ngành đa nghề, thì sao lại quy lỗi cho Thăng như trả lời của ông Nguyễn Đình Hương? Còn hơn cả chuyện gắp lửa bỏ tay người. May mà ông Hương thất thời sớm, là người thích nói tào lao, vô thưởng vô phạt.
Cứ thử hỏi Thăng không chấp hành, quyết chống lại việc thành lập tập đoàn đa ngành đa nghề, liệu ông ta có ngồi lại được tại cái ghế chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Dầu khí, chứ nói gì còn lên tận Bộ chính trị?
Liên quan đến Tổng công ty PVC thì tại thời điểm 2009, “doanh thu của Tổng công ty này đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2008. Lợi nhuận trước thuế là 245 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 172 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008.
Tháng 11/2010, PVC tiếp tục được nhận Huân chương Lao động hạng nhất do đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2010. Năm đó, tổng doanh thu PVC đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 840 tỷ đồng, tăng trên 300% so với năm 2009” (Theo báo Dân trí).
Vậy là mọi bung bét của Công ty PVC chỉ xảy ra khi Thăng đã đi khỏi Dầu khí. Cũng tương tự như vậy, sau khi Thăng rời Dầu khí gần 4 năm, Nhà máy sơ sợi Đình Vũ mới khánh thành và đi vào sản xuất. Nếu giả sử tận khi đó Thăng vẫn ở dầu khí, thì mới có thể quy trách nhiệm cho ông ta. Chủ trương đầu tư thì phải thông qua ba bốn bộ, rồi còn thẩm định, phê duyệt, rồi còn phải được sự đồng ý của Thủ tướng, mình Thăng làm gì được. Nếu hôm nay sơ sợi Đình Vũ đang ngày ngày nhả ra cả đống tiền thì chắc chắn có khối kẻ nhảy vào tranh công, Thăng còn xa mới đến lượt?
Tóm lại, đến lúc Thăng phải bị đem ra tế. Đó có thể là số phận của kẻ thăng tiến quá nhanh mà lại không phải là đối tượng con ông cháu cha. Nhưng ai là người chủ mưu đánh Thăng? Đến nay nhiều người vẫn nghĩ oan cho ông Trọng. Ông Trọng không ưa Thăng có thể là điều có thật. Nhưng ông Trọng cũng đã có lúc biết dùng Thăng. Bằng chứng là thời Thăng làm Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Trọng rất khen Thăng. Mà ông không thể không khen, khi tay cấp dưới đó tạo cho chế độ của ông bộ mặt quá đẹp! Chỉ sau 5 năm làm Bộ trưởng, Thăng làm được số đường, cầu, công trình giao thông bằng vài đời bộ trưởng trước ông cộng lại. Khi Thăng vào Bộ Chính trị, ông ta nhanh chóng đưa ra quyết định cử Thăng vào thành phố Hồ Chí Minh. Lý do mọi người cho rằng Thăng bị ông Trọng đánh vì Thăng là thủ túc của ông Nguyễn Tấn Dũng, càng sai. Thăng được cơ cấu vào Bộ Chính trị thuộc loại sớm, nếu không nói là sớm nhất. Nhưng đến Hội nghị TW 14 thì Thăng chính thức bật bãi. Mọi người đều khen Thăng, nhưng khi đưa ra bầu thì Thăng rớt vì hết suất. Cũng trong Hội nghị ấy, khi nhóm tứ trụ mỗi ông được quyền đề cử trực tiếp một người (không cần qua bầu) vào Bộ Chính trị, thì Thăng không nằm trong dự kiến của ông nào. Mọi người nhìn cả vào Thăng khi ông Dũng phát biểu đề cử, nhưng người mà ông Dũng xướng tên lại là Nguyễn Văn Bình. Một bà ủy viên TW khi thấy Thăng không có trong danh sách cơ cấu, bèn đứng dậy nói bằng giọng cay đắng: “Những người mải làm thì không có thời gian để chạy chọt nên mới bị trượt”
Thăng là trường hợp duy nhất trong lịch sử Đảng cộng sản VN được bầu vào Bộ Chính trị mà trước đó không thuộc diện cơ cấu. Ban chấp hành TW khóa mới đã giới thiệu bổ sung Thăng vào danh sách (theo quy định Thăng phải xin rút, nhưng cũng theo quy định việc có được rút hay không là do Ban chấp hành TW và họ không cho Thăng rút). Khi bầu Bộ Chính trị, hàng loạt ông, bà được cơ cấu thì trượt, còn Thăng lại trúng. Nhiều người nuôi mối ghen tức với Thăng từ đấy.
Không phải ông Trọng, vậy ai là người quyết tâm đánh Thăng đến cùng? Đó là ông Trương Tấn Sang. Khi ông Sang và ông Trọng song kiếm hợp bích đấu lại ông Dũng và thắng nhọc nhằn, tuy không nói ra nhưng ông Sang có ý chia đôi sơn hà với ông Trọng. Miền Nam thì để người miền Nam cai trị. Nhưng ông Trọng đã không hiểu hoặc cố ý không hiểu tâm nguyện đó của ông Sang, hoặc thấy ở ý định ấy một nguy cơ lớn cho đất nước. Sau đại hội, trong khi ông Sang và thủ túc của ông khấp khởi chờ để đón ông Võ Văn Thưởng, như một thỏa thuận chia phần của công cuộc diệt Dũng, thì lại thấy ông Đinh La Thăng được cử vào, trong sự chào đón quá mức của dân chúng. Chưa biết hay dở thế nào, nhưng rõ ràng ông Thăng sức vóc hơn, ăn nói mạnh mẽ, thẳng thắn hơn, dám đối đầu với các loại lì lợm trong bộ máy. Chỉ thế thôi, hoặc tưởng tượng ra thế thôi, người dân đã tung hô ầm ĩ. Báo chí các loại còn làm cho tên tuổi ông nổi đình nổi đám gấp bội. Ngồi trong một căn phòng dù rất sang trọng để luôn ý thức vì về vị thế của mình, thấy cảnh đó qua tivi, đọc qua báo chí, chắc chắn ông Sang rất chạnh lòng và cảm thấy cay đắng vì bị qua mặt. Đó là lý do ông phải mất khá nhiều thời gian để tìm chứng cớ thuyết phục ông Trọng là Thăng không xứng đáng ngồi ngôi cao nhất tại thành phố mang tên Bác.
Và ông đã phải dùng đến cả những người thuộc “thế lực thù địch” như cách phân loại của chính ông khi còn là Thường trực Ban bí thư! Chẳng hạn nhà báo Huy Đức là người luôn kiên nhẫn và quyết liệt đòi phải giải thiêng ông Hồ, trả ông ta về với lịch sử như một con người có đúng có sai, nếu bình thường thì chắc chắn là kẻ thù không đội trời chung với ông Sang, tác giả của Cuộc vận động học tập và làm theo tác phong đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng để đánh ông Thăng, ông Sang đã đồng ý hợp tác với “kẻ thù” Huy Đức. Huy Đức có thể vô tư, còn ông Sang thì không. Đúng là khi cần đạt mục đích, mọi phương tiện đều tốt.
Câu hỏi đặt ra là, tại sao “vụ ông Thăng” lại được tung ra vào lúc này? Về nguyên tắc việc kết luận ông Thăng có sai phạm hay không, kỷ luật ở hình thức nào, phải do Hội nghị TW5 quyết định, rồi báo chí mới được phép đăng tin. Nhưng cái hội nghị này, đến thời điểm báo chí rầm rộ “bêu” khuyết điểm của ông Thăng, vẫn chưa họp?
Có một hiện tượng lạ là lần đầu tiên, việc bêu một nhân vật quan trọng lại được Ban tuyên giáo nhắn tin đồng loạt cho các tổng biên tập, yêu cầu lập tức đưa lên trang nhất?
Có chuyện gì bí ẩn ở đây?
Trước hết, chuyện ở Đồng Tâm, Mỹ Đức vừa xảy ra, làm xấu hổ không chỉ chế độ, mà còn khiến báo chí thấy nhục nhã, có thể là cú nhục nhã nhất từ trước đến nay. Sự bóp méo thông tin, mạ lị người dân lành, a dua chính quyền cơ sở vốn phần lớn là những kẻ bất hảo, không chỉ là vô đạo đức trong nghề báo, mà còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Ai cũng biết báo chí được điều hành bởi Ban tuyên giáo. Nghĩa là tội trạng lịch sử này Ban tuyên giáo phải chịu. Và để xóa đi ấn tượng về một cú lừa gạt trắng trợn, thì đưa ông Đinh La Thăng, nhân vật cộm cán của chế độ (chứ không phải đầu sỏ phản động), nằm trong mục tiêu thanh trừng đã lâu của một phe nhóm quyền lực nào đó, giống như nhất cử lưỡng tiện: Vừa tỏ ra trung thành tuyệt đối với ai đó, nhóm nào đó, vừa rửa được phần nào mối nhục Đồng Tâm. Giờ đây, lãnh đạo báo chí có thể nói to lên rằng, đấy, các vị xem, có vùng cấm nào cho báo chí đâu? Ủy viên BCC chúng tôi còn không ngán, thì đừng ai nói báo chí bị bịt miệng nữa nhé.
Trước khi ông Thăng bị đưa lên bàn mổ, cứ như là ngẫu nhiên, bỗng dưng hàng chục triệu con lợn của Việt Nam bị Trung Quốc bỏ rơi! Vừa mới bị vụ Formosa khiến hàng triệu nông dân đang lăm le nổi loạn vì nghèo đói, hàng triệu nông dân khác thì điêu đứng bởi hạn hán, nay thêm vụ rớt giá lợn, có thể cũng khiến thêm vài triệu người sắp bán xới. Cộng lại là một con số không thể đùa! Tính toán này của Trung Quốc là kết quả của cả một quá trình mai phục rình rập công phu, tìm kiếm cơ hội, tất nhiên là có tay trong tư vấn. Và cơ hội ấy đã đến. Chỉ sau một cú ra đòn nhẹ nhàng, hoàn toàn thõng tay vô can của Trung Quốc, các bộ ngành của Việt Nam phải chạy long tóc gáy để cứu lợn, nếu không nông dân sẽ có cớ làm lớn? Cái giá mà Trung Quốc đưa ra là Ba Đình phải hy sinh kẻ đã dám làm nhục Thiên đình! Và họ tỏ ra là kẻ biết giữ lời, bởi chỉ ba hôm sau khi ông Thăng chính thức bị đề nghị kỷ luật, Trung Quốc bắn tiếng muốn được xắn tay xông vào giải cứu heo Việt!
Thực ra Trung Quốc nuôi mối hận với Đinh La Thăng từ lâu. Việc chỉ định thầu một số công trình quan trọng của dầu khí (tất nhiên chỉ với sự cho phép của Chính phủ lúc ấy) đã loại mất của Trung Quốc nhiều cơ hội thắng thầu những công trình gắn với an ninh quốc gia của Việt Nam. Bởi vì cứ ở đâu Trung Quốc đấu thầu là họ thắng, vì lợi nhuận với họ nhiều khi không phải là tiền nên họ sẽ bỏ giá thấp đến mức không thể không thắng theo luật đấu thầu quốc tế. Cứ ở đâu Trung Quốc thắng thầu, là ở đó chính quyền và người dân thành con tin, không chỉ của công nghệ rởm, sự cù nhầy trong tiến độ, thái độ lật kèo trong tiền bạc (bạn đọc có thể kiểm tra tình trạng này ở hàng chục nhà máy nhiệt điện, nhà máy gang thép Thái Nguyên, đạm Ninh Bình, đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông…) mà quan trọng nhất là khống chế an ninh quốc gia. Khi ông Thăng chỉ mặt đám cai đầu dài Thiên triều, chửi cho bõ tức, cả Trung Nam Hải nghiến răng kèn kẹt. Con chó Hoàn cầu thời báo sủa phun cả rãi rớt sang đến tận Hà Nội, yêu cầu phải có động thái với Thăng. Nhưng thời thế lúc đó còn chưa đến với đám tay chân của họ được cài lại. Tội của Thăng cứ được cộng lại để đấy, trong đó có cả việc Thăng nghênh ngang là quan chức cao cấp ra Trường Sa ôm đàn hát động viên quân sĩ, thầy tu, ý Thăng muốn bảo chẳng việc gì phải sợ cái thằng Tầu, nó đến cứ nện bỏ cha nó đi.
Thời điểm ông Thăng bị bêu tên trên báo chí, chỉ cách ngày kỉ niệm 30 tháng tư mấy hôm. Việc ông Thăng có xu hướng thân Mỹ (qua hàng loạt động thái co kéo mời đầu tư, bắn tiếng kết bạn với các chính khách Hoa Kỳ, trong đó rõ nhất là bài trả lời phỏng vấn về vấn đề Bob Kerry làm cho không ít lãnh đạo nổi xung) khiến nhiều người “ghét Mỹ đến chết” căm tức, trong đó có toàn đảng toàn quân và toàn dân Trung Quốc. Mà số người này thì, khi chưa gộp thêm một tỉ ba, đã đủ đông như kiến cỏ tại cái xứ Đại Việt, lại đang là thành phần sắc dân hạng trên của chế độ. Những người này rõ ràng cảm thấy bị tổn thương, nếu người Mỹ lại được chào đón nồng nhiệt ở đúng cái nơi mà họ đã liều chết để xua đuổi. Họ chỉ có giá khi Mỹ vẫn là kẻ thù của dân tộc, tức là muốn đất nước này cứ tiếp tục nghèo đói!
Thăng còn một tội lớn là công khai hô hào cấp dưới học theo văn hóa lãnh đạo của Obama, chấp nhận để người dân chỉ trích mỗi ngày mới mong tiến bộ. Đáng lẽ ông ta khôn ngoan thì phải thay Obama bằng Trương Tấn Sang, thay vì để người dân chỉ trích thì bịt miệng họ lại như cách ông Trương Tấn Sang vẫn làm. Nhưng nếu thế thì đã không là Đinh La Thăng!
Việc tìm cách hạ uy tín ông Thăng cũng không thể thiếu sự can dự của những kẻ thao túng ở Chợ Lớn, với các băng đảng làm ăn ngầm nhưng thâu tóm phần xương sống của nền kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Thời ông Trương Tấn Sang và sau này là ông Lê Thanh Hải, các băng nhóm tha hồ lộng hành trong hành lang của họ, nghĩa là họ và chính quyền có thỏa thuận ngầm mi không động đến ta thì ta cũng không động đến mi. Thậm chí như tin đồn, ta còn nuôi béo mi nữa cơ? Thế lực bảo kê cho họ là cả Chính phủ Trung Quốc hùng mạnh, nên họ chả việc gì phải sợ. Khi Đinh La Thăng vào thành phố Hồ Chí Minh, đã có vài người chân thành nhắc ông ta là chớ có phá bỏ quy ước không thành văn đó, kéo dài nhiều năm và có thể mãi mãi giữa Chợ Lớn và chính quyền thành phố, nhưng ông Thăng bỏ ngoài tai. Với bản tính có phần hung hăng, tự tin thái quá vào bản lĩnh, vào năng lực sắp xếp lại trật tự của mình, ông ta cho lập lại “quả đấm thép” ở tầm mức quy mô gấp nhiều lần đội săn bắt cướp trước đây. Có vẻ như đó là tín hiệu đe dọa vi phạm thỏa ước ngầm và mặc dù đối tượng ông Thăng nhằm vào không bao gồm họ, nhưng với những kẻ luôn biết phòng xa, thì họ không bao giờ chịu ngồi yên để một kẻ quê Nam Định có thể sẽ phá nát nỗ lực hàng trăm năm của họ. Chắc chắn họ đã cầu cứu Bắc Kinh và Bắc Kinh gộp luôn chuyện đó vào một gói điều kiện với Ba Đình là Thăng phải cuốn gói về Bắc. Nếu khiến được ông ta thân bại danh liệt thì còn có thưởng lớn.
Thời gian Thăng bị quy là có trách nhiệm ở Tập đoàn Dầu khí chỉ hơn một năm (chỗ này UBKTTW chơi tù mù, đáng lẽ phải ghi rõ từ năm 2009 đến tháng 8-2011, lúc Thăng sang làm Bộ trưởng Bộ GTVT, thì họ lại ghi là 2009-2011). Cứ cho là Thăng ký hàng loạt văn bản như đã nêu, thì tại sao ông ta lại phải chịu trách nhiệm với những sự việc xảy ra sau khi ông ta đã chuyển công tác? Nên nhớ là mô hình Tập đoàn kinh tế đa ngành, đa nghề từng được coi là sáng tạo tuyệt vời của Đảng và Chính phủ, muốn chứng tỏ sức sống mãnh liệt của kinh tế Nhà nước ngay cả trong nền kinh tế tư bản, tức là chủ nghĩa xã hội lúc nào và ở đâu cũng vẫn đầy sức sống. Thăng lúc ấy chả là cái đinh gỉ gì để có thể đặt ra được một chủ trương khủng như vậy. Hàng loạt tập đoàn sau đó ra đời, rồi phá sản, phá sản luôn mô hình kinh tế đa ngành đa nghề, thì sao lại quy lỗi cho Thăng như trả lời của ông Nguyễn Đình Hương? Còn hơn cả chuyện gắp lửa bỏ tay người. May mà ông Hương thất thời sớm, là người thích nói tào lao, vô thưởng vô phạt.
Cứ thử hỏi Thăng không chấp hành, quyết chống lại việc thành lập tập đoàn đa ngành đa nghề, liệu ông ta có ngồi lại được tại cái ghế chủ tịch HĐQT của Tập đoàn Dầu khí, chứ nói gì còn lên tận Bộ chính trị?
Liên quan đến Tổng công ty PVC thì tại thời điểm 2009, “doanh thu của Tổng công ty này đạt trên 3.700 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi năm 2008. Lợi nhuận trước thuế là 245 tỷ đồng, nộp Ngân sách Nhà nước trên 172 tỷ đồng, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2008.
Tháng 11/2010, PVC tiếp tục được nhận Huân chương Lao động hạng nhất do đã hoàn thành tất cả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh năm 2010. Năm đó, tổng doanh thu PVC đạt hơn 7.000 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm 2009. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 840 tỷ đồng, tăng trên 300% so với năm 2009” (Theo báo Dân trí).
Vậy là mọi bung bét của Công ty PVC chỉ xảy ra khi Thăng đã đi khỏi Dầu khí. Cũng tương tự như vậy, sau khi Thăng rời Dầu khí gần 4 năm, Nhà máy sơ sợi Đình Vũ mới khánh thành và đi vào sản xuất. Nếu giả sử tận khi đó Thăng vẫn ở dầu khí, thì mới có thể quy trách nhiệm cho ông ta. Chủ trương đầu tư thì phải thông qua ba bốn bộ, rồi còn thẩm định, phê duyệt, rồi còn phải được sự đồng ý của Thủ tướng, mình Thăng làm gì được. Nếu hôm nay sơ sợi Đình Vũ đang ngày ngày nhả ra cả đống tiền thì chắc chắn có khối kẻ nhảy vào tranh công, Thăng còn xa mới đến lượt?
Tóm lại, đến lúc Thăng phải bị đem ra tế. Đó có thể là số phận của kẻ thăng tiến quá nhanh mà lại không phải là đối tượng con ông cháu cha. Nhưng ai là người chủ mưu đánh Thăng? Đến nay nhiều người vẫn nghĩ oan cho ông Trọng. Ông Trọng không ưa Thăng có thể là điều có thật. Nhưng ông Trọng cũng đã có lúc biết dùng Thăng. Bằng chứng là thời Thăng làm Bộ trưởng Bộ GTVT, ông Trọng rất khen Thăng. Mà ông không thể không khen, khi tay cấp dưới đó tạo cho chế độ của ông bộ mặt quá đẹp! Chỉ sau 5 năm làm Bộ trưởng, Thăng làm được số đường, cầu, công trình giao thông bằng vài đời bộ trưởng trước ông cộng lại. Khi Thăng vào Bộ Chính trị, ông ta nhanh chóng đưa ra quyết định cử Thăng vào thành phố Hồ Chí Minh. Lý do mọi người cho rằng Thăng bị ông Trọng đánh vì Thăng là thủ túc của ông Nguyễn Tấn Dũng, càng sai. Thăng được cơ cấu vào Bộ Chính trị thuộc loại sớm, nếu không nói là sớm nhất. Nhưng đến Hội nghị TW 14 thì Thăng chính thức bật bãi. Mọi người đều khen Thăng, nhưng khi đưa ra bầu thì Thăng rớt vì hết suất. Cũng trong Hội nghị ấy, khi nhóm tứ trụ mỗi ông được quyền đề cử trực tiếp một người (không cần qua bầu) vào Bộ Chính trị, thì Thăng không nằm trong dự kiến của ông nào. Mọi người nhìn cả vào Thăng khi ông Dũng phát biểu đề cử, nhưng người mà ông Dũng xướng tên lại là Nguyễn Văn Bình. Một bà ủy viên TW khi thấy Thăng không có trong danh sách cơ cấu, bèn đứng dậy nói bằng giọng cay đắng: “Những người mải làm thì không có thời gian để chạy chọt nên mới bị trượt”
Thăng là trường hợp duy nhất trong lịch sử Đảng cộng sản VN được bầu vào Bộ Chính trị mà trước đó không thuộc diện cơ cấu. Ban chấp hành TW khóa mới đã giới thiệu bổ sung Thăng vào danh sách (theo quy định Thăng phải xin rút, nhưng cũng theo quy định việc có được rút hay không là do Ban chấp hành TW và họ không cho Thăng rút). Khi bầu Bộ Chính trị, hàng loạt ông, bà được cơ cấu thì trượt, còn Thăng lại trúng. Nhiều người nuôi mối ghen tức với Thăng từ đấy.
Không phải ông Trọng, vậy ai là người quyết tâm đánh Thăng đến cùng? Đó là ông Trương Tấn Sang. Khi ông Sang và ông Trọng song kiếm hợp bích đấu lại ông Dũng và thắng nhọc nhằn, tuy không nói ra nhưng ông Sang có ý chia đôi sơn hà với ông Trọng. Miền Nam thì để người miền Nam cai trị. Nhưng ông Trọng đã không hiểu hoặc cố ý không hiểu tâm nguyện đó của ông Sang, hoặc thấy ở ý định ấy một nguy cơ lớn cho đất nước. Sau đại hội, trong khi ông Sang và thủ túc của ông khấp khởi chờ để đón ông Võ Văn Thưởng, như một thỏa thuận chia phần của công cuộc diệt Dũng, thì lại thấy ông Đinh La Thăng được cử vào, trong sự chào đón quá mức của dân chúng. Chưa biết hay dở thế nào, nhưng rõ ràng ông Thăng sức vóc hơn, ăn nói mạnh mẽ, thẳng thắn hơn, dám đối đầu với các loại lì lợm trong bộ máy. Chỉ thế thôi, hoặc tưởng tượng ra thế thôi, người dân đã tung hô ầm ĩ. Báo chí các loại còn làm cho tên tuổi ông nổi đình nổi đám gấp bội. Ngồi trong một căn phòng dù rất sang trọng để luôn ý thức vì về vị thế của mình, thấy cảnh đó qua tivi, đọc qua báo chí, chắc chắn ông Sang rất chạnh lòng và cảm thấy cay đắng vì bị qua mặt. Đó là lý do ông phải mất khá nhiều thời gian để tìm chứng cớ thuyết phục ông Trọng là Thăng không xứng đáng ngồi ngôi cao nhất tại thành phố mang tên Bác.
Và ông đã phải dùng đến cả những người thuộc “thế lực thù địch” như cách phân loại của chính ông khi còn là Thường trực Ban bí thư! Chẳng hạn nhà báo Huy Đức là người luôn kiên nhẫn và quyết liệt đòi phải giải thiêng ông Hồ, trả ông ta về với lịch sử như một con người có đúng có sai, nếu bình thường thì chắc chắn là kẻ thù không đội trời chung với ông Sang, tác giả của Cuộc vận động học tập và làm theo tác phong đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng để đánh ông Thăng, ông Sang đã đồng ý hợp tác với “kẻ thù” Huy Đức. Huy Đức có thể vô tư, còn ông Sang thì không. Đúng là khi cần đạt mục đích, mọi phương tiện đều tốt.
Sau gần một tuần Thăng bị đề nghị kỉ luật, như một điều trớ trêu nằm ngoài mong muốn của cả Thăng và những người đánh ông, người dân, sau phút căm phẫn vì cảm thấy bị lừa (vì họ coi Thăng như thần tượng, nay nếu theo báo chí thì hóa ra họ bị nhầm?) đã tĩnh tâm lại và đồng loạt quay ra thương cảm kẻ bị đánh hội đồng. Họ có lý do để nghi ngờ động cơ của cuộc đấu tố. Bao nhiêu cái tốt của Thăng, họ không hề nhắc tới, chỉ nhằm vào gần hai năm ông lãnh đạo Dầu khí? Điều đê tiện ở chỗ, có thế lực nào đó đang cố làm dân chúng hiểu rằng, ông Thăng bị điều tra vì tham nhũng? Nhưng đúng là không thể lừa được người dân. Họ nhanh chóng nhận ra thủ đoạn man trá này. Ngồi đâu họ cũng đồng lòng tiếc cho Thăng, mà oán Vượng theo voi hít bã mía, vùi dập người tử tế! Những sai phạm liên quan đến Đinh La Thăng, được nêu ra trong bản kết luận của UBKTTW, thoạt đọc qua, thấy nó hùng hồn, đầy logic, chặt chẽ về câu chữ, khúc chiết về ý tứ, vô tư trong sáng. Nhưng nếu đọc kỹ lại chỉ hơn một lần, thấy nó cố lắp ghép chuyện nọ sang chuyện kia, cả vú lấp miệng em, vô căn cứ, thấm đẫm sự hả hê của cá nhân ai đó, hơn là vì mục đích thượng tôn quốc pháp hay vì sự tồn vong của đất nước này.
Duy Đức
(Bà Đầm Xòe)
(Bà Đầm Xòe)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét