Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

TRUNG QUỐC CÓ CAN THIỆP VÀO HỘI NGHỊ TRUNG ƯƠNG 6 KHÓA XI: BÀN XỬ LÝ KỶ LUẬT TT NGUYỄN TẤN DŨNG ?

Phạm Viết Đào.

 “Từ ngày 01-10 đến ngày 15-10-2012, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI đã họp Hội nghị lần thứ 6 để thảo luận, cho ý kiến các báo cáo, đề án về : Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai; đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; phát triển khoa học và công nghệ; quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh chủ chốt của Đảng và Nhà nước; việc thành lập Ban Kinh tế Trung ương; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" và một số vấn đề quan trọng khác…

Về việc xem xét trách nhiệm tập thể và cá nhân Bộ Chính trị, Ban Bí thư :

Sau khi đánh giá toàn diện và toàn bộ kết quả đợt kiểm điểm lần này, Bộ Chính trị đã báo cáo kết quả với Ban Chấp hành Trung ương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương, trước toàn Đảng và toàn dân về tất cả những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, về những suy thoái, hư hỏng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, thậm chí chủ yếu là từ các khoá trước dồn lại, nhưng với trách nhiệm của người đứng đầu hiện nay (tập thể, cá nhân), Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị đã nhận thức sâu sắc trách nhiệm chính trị rất lớn trước những khuyết điểm và hạn chế đó. (TTXVN-http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thong-bao-hoi-nghi-trung-uong-6-khoa-xi-2012101509282342.htm )
Hội nghị TW 6 khóa XI là một hội nghị quan trọng bởi như thông tin báo chí đã nêu hội nghị này bàn thảo tới nhiều nội dung trong đó có 2 nội dung: Kiểm điểm việc thực hiện Nghị quyết TW 4 khóa XI và bàn vấn đề quy hoạch nhân sự cho Đại hội XII…
Đây là hội nghị diễn ra trong bầu không khí căng thẳng, vỉa hè Hà Nội bàn luận nhiều về những thao tác bảo mật nội dung của các cuộc thảo luận nội bộ: những người dự hội nghị họp tập trung không về nhà, phương tiện thông tin cá nhân bị tập trung…
Từ trước đến nay, tất cả các sinh hoạt nội bộ lớn của Đảng đều có sự tham dự, theo dõi, giám sát, tác động dưới nhiều hình thức của phía Trung Quốc, nhất là các hội nghị bàn tới việc quy hoạch sắp xếp các nhân sự cao cấp của Đảng CS Việt Nam…
Có blogger đã kiểm đếm được bình quân mỗi ngày có 1 đoàn là quan chức chính thức từ Trung Quốc sang thăm Việt Nam; blogger này đã cộng tất cả các đoàn quan chức từ Trung ương tới địa phương do Trung Quốc cử sang, theo thông tin báo chí chính thống, không tính những đoàn mà báo chí không công bố rồi chia cho 365 ngày ?
Về hội nghị này, xin đưa lại một số dữ liệu liên quan tới Trung Quốc:
1/ Trước khi khai mạc Hội nghị TW 6 ngày 1/10/2012: Chiều 20/9/2012, Thủ tướng Nguyn Tn Dũng và Đoàn đại biều Việt Nam đã tới TP Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc để dự các hoạt động tại Hội chợ ASEAN-Trung Quốc và Hội nghị Thượng đỉnh Đầu tư, Thương mại ASEAN-Trung Quốc lần thứ 9.
Và ngay chiều 20/9, tại Nam Ninh, Quảng Tây, Thủ tướng Chính phủ Nguyn Tn Dũng đã có cuộc gặp Phó Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình.
Trong cuộc gặp này bản tin đưa những lời lẽ ngoại giao nồng nhiệt chung chung như các bản tin khác khi lãnh đạo 2 nước gặp nhau; Chỉ có một thông tin đánh chú ý báo chí không nêu: Ông Tập Cận Bình và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp nhau cùng thắt cavat có màu xanh nước biển-Tín hiệu, thỏa thuận gì chăng ?
TT Nguyễn Tấn Dũng và ông Tập Cận Bình có thắt cà vạt đồng màu nước biển ?
(https://tinquansu.wordpress.com/2012/09/20/nguyen-tan-dung-tap-can-binh/ )

Báo chí đã đưa tin: “Cuộc gặp diễn ra trong bầu không khí thẳng thắn, hữu nghị. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam trân trọng mời đồng chí Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Trung Quốc sớm sang thăm Việt Nam sau Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18. Đồng chí Tập Cận Bình vui vẻ nhận lời và cho rằng việc duy trì tiếp xúc cấp cao có vai trò hết sức quan trọng, không thể thay thế trong việc không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước ?!”
2/Tại hội nghị TW 6 khóa XI, như thông tin báo chí đã đưa tin về một nội dung quan trọng:”Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng và góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương cho toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất cao tự nhận và đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét có hình thức kỷ luật khiển trách về trách nhiệm chính trị đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị. Ban Chấp hành Trung ương đánh giá cao việc tập thể Bộ Chính trị tự giác xin nhận kỷ luật; điều đó thể hiện tinh thần thẳng thắn, cầu thị, nghiêm túc, gương mẫu và quyết tâm cao trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Sau khi thảo luận, cân nhắc nhiều mặt, Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị…” (TTXVN-http://nld.com.vn/thoi-su-trong-nuoc/thong-bao-hoi-nghi-trung-uong-6-khoa-xi-2012101509282342.htm )
Rõ ràng, đây là hội nghị kiểm điểm nội bộ và bàn về quy hoạch nhân sự cho Đại hội XII nên việc kiểm điểm và xem xét hình thức kỷ luật cá nhân, tập thể là những nôi dung liên quan mật thiết với nhau…
Vậy tại sao BCHTW đã không thống nhất được hình thức kỷ luật 1 đồng chí mà hiện nay mọi người đều đã biết đó là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do liên quan tới hàng loạt dự án thua lỗ, thất thoát lên tới hàng trăm ngàn tỷ VNĐ tại Vinashin và Vinalines ? Thời điểm đó những thất thoát, thua lỗ tại PETROVIENAM chưa được kể đến ?
Theo một nguồn tin thì việc BCHTW quyết định tìm một hình thức kỷ luật đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được bàn thảo hết sức thận trọng, kỹ càng. Trước khi đưa ra hội nghị toàn thể, Hội đồng tướng lĩnh đã có một phiên họp nội bộ để bàn tới nội dung này? Kết quả sau khi thu thập thông tin, cân đối các mối quan hệ đối nội-đối ngoại trong đó có quan hệ với Trung Quốc, Hội đồng tướng lĩnh đã thống nhất không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ?
Tại phiên thảo luận tại hội nghị toàn thể, người đầu tiên phát biểu đề nghị không kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một vị tướng nắm trọng trách tại Bộ Quốc phòng ?
Sau khi đại diện Hội đồng tướng lĩnh lên tiếng, một viên tướng đại diện cho Bộ Công an lập luận rằng ( đại ý): “Nếu bàn tới kỷ luật 1 ủy viên TW mà căn cứ các khuyết điểm liên quan tới điều hành và quản lý kinh tế thì kỷ luật đồng chí nào cũng đều tìm được căn cứ, bằng chứng…”
Ý kiến này chứa đựng 2 thâm ý: giải độc và pha loãng các khuyết điểm về quản lý kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng nhưng đồng thời cũng ngỏ ý răn đe…Khi một ông tướng công an lên tiếng răn đe thì các ủy viên khác không thể không…run…vì ít vị dám quả quyết rằng: mình trong sạch liêm khiết không có khuyết điểm gì ?
Sau ý kiến đề nghị không kỷ luật ông Nguyễn Tấn Dũng của 2 viên tướng, một đại diện của Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đề nghị không kỷ luật TT Nguyễn Tấn Dũng…
Khi 3 “trụ cột” trên đề nghị không kỷ luật nên các ủy viên TW khác đồng tình theo đề nghị không xem xét hình thức kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…Phải chăng do vậy mà ông Trọng đã khóc và đã phát biểu những lời khá ngậm ngùi trong phiên bế mạc…
Liên quan tới các diễn biến tại hội nghị TW 6 khóa XI, để kiểm chứng một nguồn tin: Tại cửa ngõ Hà Nội mạn Phúc Yên có rất nhiều xe tăng và xe bọc thép tập trung không rõ mục đích gì ? Người viết bài này đã bắt tăxi làm một chuyến khảo sát lên khu vực phía bắc Hà Nội…
Khi đi qua cầu Thăng Long, blogger P.V.Đ đã bắt gặp một đoàn xe mang biển số Trung Quốc đi cùng chiều đi sang hướng Nội Bài. Blogger P.V.Đ đã kịp ghi được hình ảnh đoàn xe này và đã đưa lên blog ngày 7/10/2012; Có gần 20 chục xe biển xanh 4 chỗ loại đắt tiền…Đối với Trung Quốc xe biển xanh là xe tư nhân, doanh nghiệp ?
Blogger P.V.Đ đã đưa lên một số ý kiến lên blog, blog này sau đó đã bị hacker đánh sập: Tại sao là có đoàn doanh nhân Trung Quốc vào Việt Nam thời điểm Hội nghị TW 6 đang họp bàn nội dung kỷ luật nội bộ và quy hoạch nhân sự Đại hội XII ?
Việc một đoàn xe chở “doanh nhân” Trung Quốc lưu thông 1 đoạn ngắn từ Hà Nội sang Nội Bài chứng tỏ đoàn này rất quan trọng và họ không tin tưởng vào phương tiện của giao thông công cộng của Việt Nam nên mới mang xe sang để đi từ Hà Nội ra sân bay Nội Bài …
Đoàn doanh nhân Trung Quốc cất công mang cả xe sang Hà Nội dịp hội nghị TW 6 là do vô tình hay vào để gây ảnh hưởng tới Hội nghị TW 6 khóa XI và gây ảnh hưởng theo hướng nào ? Không rõ họ sang lúc nào chỉ bắt gặp họ ra sân bay về Trung Quốc sáng 7/10/2012, sau khai mạc Hội nghị TW 6 đúng 6  ngày ?
TT Nguyễn Tấn Dũng tiếp Ủy viên Quốc vụ viện TQ Đới Bỉnh Quốc...
Theo giới thạo tâm linh-phong thủy thfi Đới Bỉnh Quốc là một Cao Biền thời này của Trung Quốc; Là người Trung Quốc, người lùn những vẫn được chọn cái chân đối ngoại...là do ông này thạo phong thủy...
Người viết chỉ cung cấp các thông tin đáng chý ý liên quan của doanh nhân Trung Quốc tới Hội nghị TW 6 khóa XI; việc bàn luận kiểm định thông tin trên xin nhường cho quý vị !

P.V.Đ.

Thứ Tư, 3 tháng 5, 2017

Quy trình xử lý kỷ luật với ông Đinh La Thăng diễn ra thế nào?

 Trao đổi với Zing.vn, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Vũ Quốc Hùng cho biết việc kỷ luật ủy viên Bộ Chính trị do các ủy viên Trung ương quyết định.
Trước việc Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng (Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM), ông Vũ Quốc Hùng cho rằng đây là thử thách đối với từng ủy viên Trung ương.

Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu kín 

- Thưa ông, cơ quan nào có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật Ủy viên Bộ Chính trị?
- Điều lệ Đảng quy định Ban Chấp hành Trung ương quyết định các hình thức kỷ luật đảng viên, kể cả ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Bộ Chính trị. Như vậy, thẩm quyền quyết định hình thức kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị thuộc về Ban Chấp hành Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng giữa hai nhiệm kỳ Đại hội.
- Quy trình để thực hiện việc kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị như thế nào?
- Trước tiên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng có báo cáo thẩm tra, xác minh về sai phạm của đồng chí để báo cáo trình Bộ Chính trị. Tiếp theo, Bộ Chính trị sẽ họp để thảo luận về báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Sau đó Bộ Chính trị có trách nhiệm trình trước Ban Chấp hành Trung ương về những sai lầm của đồng chí bị đề nghị kỷ luật. Bộ Chính trị cũng đề nghị hình thức kỷ luật theo các mức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức và nặng nhất là khai trừ khỏi đảng.
Thường trực Ban bí thư hoặc Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ thay mặt Bộ Chính trị trình bày báo cáo trước Trung ương.
Sau khi đại diện Bộ Chính trị trình bày xong báo cáo, đương sự sẽ trình bày kiểm điểm trước Ban Chấp hành Trung ương.
Ban Chấp hành Trung ương sẽ thảo luận rồi đưa ra quyết định bỏ phiếu kỷ luật.
Quy trinh xu ly ky luat voi ong Dinh La Thang dien ra the nao? hinh anh 1
Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM. Ảnh: Hoàng Hà.
- Việc bỏ phiếu kỷ luật được triển khai thế nào?
- Việc bỏ phiếu kỷ luật phải thực hiện bằng bỏ phiếu kín và công bố sau khi có kết quả kiểm phiếu.
Kết quả bỏ phiếu của Ban Chấp hành Trung ương là kết luận cuối cùng và có giá trị cao nhất. Kỷ luật đảng viên vi phạm có hiệu lực ngay sau khi công bố quyết định.
Cũng có trường hợp Ban Chấp hành Trung ương bỏ phiếu kỷ luật ở mức độ thấp hơn đề nghị của Bộ Chính trị vì lá phiếu của Trung ương là quyết định.
Trong việc cách chức đảng viên, khi Ban Chấp hành Trung ương xem xét có thể cách một hoặc tất cả các chức vụ mà đương sự đang nắm. Có những ủy viên Trung ương Đảng bị khai trừ ra khỏi đảng, ngay khi giải lao người bị kỷ luật phải ra khỏi cuộc họp của Trung ương luôn.

Trách nhiệm chính trị của từng ủy viên Trung ương Đảng

- Việc các ủy viên Trung ương Đảng bỏ phiếu kỷ luật đối với ủy viên Bộ Chính trị liệu có những áp lực gì?
- Mọi đảng viên không kể chức vụ đều bình đẳng trước pháp luật và phải có sự kiểm soát của Đảng. Ai có vấn đề gì thì tổ chức đem ra xem xét, kết luận một cách nghiêm minh, chính xác, kịp thời.
Việc bỏ phiếu kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị là thử thách đối với Ban chấp hành Trung ương, với từng ủy viên Trung ương.
Đảng viên và nhân dân mong muốn các ủy viên Trung ương làm hết trách nhiệm của mình. 
Ủy viên Trung ương không thể lồng tình cảm cá nhân vào lá phiếu mà phải thể hiện quyết tâm chính trị của mình bằng việc xem xét xử lý công minh, chính xác. Một cá nhân, một tổ chức nếu có sai lầm, thiếu sót, có yếu kém mà không kiểm điểm khắc phục thì sẽ suy yếu thậm chí có nguy cơ tan vỡ.
Quy trinh xu ly ky luat voi ong Dinh La Thang dien ra the nao? hinh anh 2
Ông Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Ảnh: Vietnamnet.
- Từ trước tới nay có bao nhiêu ủy viên Bộ Chính trị đã bị kỷ luật?
- Vào tháng 3/1990, tại hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa VI, ông Trần Xuân Bách lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, do vi phạm kỷ luật ông đã bị cách chức Ủy viên Bộ Chính trị và các chức vụ trong Đảng.
Vào năm 1996, tại hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ông Nguyễn Hà Phan, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó chủ tịch Quốc hội đã bị kỷ luật khai trừ Đảng và tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa IX (10/1996) đã quyết nghị bãi nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Quốc hội và đại biểu Quốc hội của ông.
Năm 2003, tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 7 kỳ II khóa IX, Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét và biểu quyết thi hành kỷ luật ông Trương Tấn Sang lúc đó là Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, bằng hình thức khiển trách.
Từ ngày 24 đến 26/4 tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp kỳ thứ 14. Tại kỳ họp này, UBKT đã xem xét, kết luận về kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam và một số cá nhân có liên quan.
Ông Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009-2011.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền.

Infographic tiểu sử 19 ủy viên Bộ Chính trị khóa XII

Ngoài 7 vị tái đắc cử, Bộ Chính trị khóa XII có thêm 12 vị mới. Ủy viên trẻ nhất là ông Võ Văn Thưởng sinh năm 1970, lần đầu tiên Bộ Chính trị có 3 nữ ủy viên.

Đề nghị xem xét kỷ luật ông Đinh La Thăng

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Đinh La Thăng theo thẩm quyền.
Công Khanh thực hiện
http://news.zing.vn/quy-trinh-xu-ly-ky-luat-voi-ong-dinh-la-thang-dien-ra-the-nao-post743025.html

Thế chân vạc của Bắc Kinh ở Biển Đông: Hoàng Sa-Trường Sa-Scarborough; NYT: Nghi vấn Trump "buông lơi" vấn đề biển Đông vì được TQ giúp ở Triều Tiên


Mai Vân


mediaẢnh chụp từ trên không Đá Xu Bi (Subi) -Trường Sa, ngày 21/04/2017.Reuters
Truyền thông trong thời gian gần đây rất chú ý đưa tin về việc Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng công trình quân sự ở Biển Đông. Trong một bài viết  trên trang web Mauldin Economics, chuyên gia phân tích địa chính trị nổi tiếng George Friedman, sáng lập viên hãng tham vấn Stratfor, đã tập trung xem xét các cơ sở quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông để đi đến kết luận rằng về căn bản thì đó hiện là những căn cứ mang tính chất phòng thủ, nhưng về lâu về dài, đó sẽ là bàn đạp để tấn công.









Bài viết có giá trị ở chỗ cung cấp cho độc giả một cái nhìn rõ rệt về trận đồ mà Trung Quốc đang bày ra ở Biển Đông trên những khu vực mà Bắc Kinh cho là của mình, bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng, cũng như phán quyết của một tòa án quốc tế về tính chất không có cơ sở pháp lý của các yêu sách Trung Quốc.
Ghi nhận đầu tiên của Friedman là Trung Quốc không xây dựng bồi đắp tràn lan mà chủ yếu tập trung trên một số đảo đá, rạn san hô ở hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tại đấy, Trung Quốc đã rầm rộ xây dựng, nào là bến cảng, phi đạo, nào là đài radar, hệ thống bắn tên lửa.
Tuy nhiên, đối với nhà phân tích, các cơ sở nói trên về bản chất chỉ mang tính chất phòng thủ, được Bắc Kinh dùng làm phương tiện để kéo dài tầm với của Trung Quốc ra thật xa bờ biển của họ.
Không phải tất cả các đảo đá đều được tôn tạo như nhau, và mỗi quần đảo đều nhằm phục vụ một ý đồ chiến lược riêng biệt. Chính trong bối cảnh đó mà Trung Quốc đã chú ý thêm đến bãi cạn Scarborough Shoal, hiện chưa được phát triển, nhưng đang là một điểm gây căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc. George Friedman đã nhắc lại rằng Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền ở Biển Đông dựa trên một tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mà họ vẽ ra, đòi chủ quyền trên khoảng 90% vùng biển này, và vùng mà Trung Quốc cho là của họ, có chỗ cách bờ biển Trung Quốc đến 1.243 hải lý.
Trung Quốc đã lập luận rằng đường 9 đoạn đó đến từ các thỏa thuận lịch sử trước đây, điều mà tất cả các bên liên quan (ngoại trừ Trung Quốc) đều phủ nhận. Khi bị chất vấn, Bắc Kinh luôn mập mờ về các thỏa thuận đó.
Cơ sở của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa
Trung Quốc đã bồi đắp trên quy mô rộng lớn các đảo đá mà họ kiểm soát ở Trường Sa. Một báo cáo năm 2016 của Lầu Năm Góc cho thấy là đến cuối năm 2015, Trung Quốc đã bồi đắp xong khoảng 3.200 mẫu Anh (acre) đảo nhân tạo trong khu vực này, trước khi hứa hẹn là sẽ không bồi thêm nữa. Con số hàng ngàn mẫu Anh này đã vượt xa tổng cộng 50 mẫu Anh mà tất cả các bên tranh chấp còn lại đã bồi đắp trong cùng thời gian.
Trường Sa có rất nhiều bãi đá, nhưng Trung Quốc chỉ tập trung trên bảy địa điểm mà thôi.
Ba bãi lớn nhất - Đá Vành Khăn (Mischief), Đá Xu Bi (Subi) và Đá Chữ Thập (Fiery Cross) - giống nhau ở chỗ là cả 3 đều được trang bị các dàn phòng không cỡ lớn, và các hệ thống vũ khí đánh gần. Các thực thể này đều có bãi đáp trực thăng, phi đạo rất dài, và nhà chứa máy bay- có khả năng chứa đến 24 chiến đấu cơ và nhiều loại máy bay lớn hơn - kể cả các phi cơ lớn nhất của Trung Quốc hiện nay.
Đá Chữ Thập đã có hải cảng mà tàu lớn nhất của Trung Quốc có thể cập bến. Việc xây các cảng tương tự đang được tiến hành trên Đá Vành Khăn và Xu Bi. Trên ba thực thể này, người ta còn thấy bốn cấu trúc hình lục giác hướng ra phía biển. Hiện chưa rõ mục đích của các cấu trúc này là gì.
Riêng trên Đá Chữ Thập, có một lực lượng gồm 200 lính đồn trú, với các cơ sở giải trí và các tiền đồn cố định. Còn trên bốn đảo nhỏ hơn – Ga Ven (Gaven), Tư Nghĩa (Hughes), Gạc Ma (Johnson) và Châu Viên (Cuarteron) - đều có những cơ sở mà cơ quan Sáng Kiến Minh Bạch Hàng Hải Châu Á (AMTI), thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Tế và Chiến Lược CSIS của Mỹ cho là các đài radar hay bãi đáp trực thăng.
Một số cấu trúc khác như hải đăng, boong-ke, hoặc các bãi tiếp liệu nhỏ cũng được thấy trên các đảo nhỏ này, nhưng không phổ biến cho tất cả các đảo.
Quần đảo Hoàng Sa nhằm bảo vệ Hải Nam
Quần đảo Hoàng Sa là một tiền đồn phòng thủ khác của Trung Quốc, cách đảo Hải Nam khoảng 200 hải lý về phía đông nam. Hải Nam là nơi có một căn cứ tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc.
Trung Quốc hiện diện dưới nhiều hình thức khác nhau trên 8 đảo tại Hoàng Sa, với radar được bố trí trên ít nhất 6 đảo.
Đảo Phú Lâm (Woody) ở phía đông bắc Hoàng Sa, có lẽ là nơi có sự hiện diện quân sự đông đảo nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Bên cạnh một lực lượng quân sự gồm 1.400 người, đảo này còn có một phi đạo mà các loại chiến đấu cơ J-11 và oanh tạc cơ JH-7 có thể sử dụng, có các nhà chứa máy bay có thể dùng cho 20 phi cơ, bãi đáp trực thăng, cơ sở radar, và một dàn hỏa tiễn địa đối không HQ–9 (SAM), với tầm bắn 124 dặm. Cho dù vào giữa năm 2016, Bắc Kinh đã cho biết là các tên lửa này đã được gỡ đi, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy là các hỏa tiễn này vẫn còn ở đó.
Đảo Phú Lâm được chính thức chỉ định là thủ phủ của vùng biển đảo mà Trung Quốc đòi chủ quyền: Hoàng Sa, Trường Sa và cả vùng biển có bãi Scarborough.
Vào khoảng cuối năm 2016, Trung Quốc còn tìm cách bình thường hóa sự hiện diện của họ trên đảo Phú Lâm bằng cách cho mở các tuyến bay dân sự hàng ngày đến đây. Đưa thường dân đến đảo là cách khẳng định mạnh mẽ đòi hỏi chủ quyền. Việc làm gia tăng nguy cơ thường dân bị thương vong trong trường hợp đảo bị tấn công, quả là một chiêu có tính răn đe rõ rệt.
Các hòn đảo khác trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng không có phi đạo, do đó có thể được coi là có chức năng yểm trợ cho đảo Phú Lâm. Một số công trình bồi đắp đã bắt đầu ở các đảo Bắc (North) và Trung (Middle) ở vùng Đông Hoàng Sa. Nhưng hiện chỉ có đảo Cây (Tree), nằm ngay phía đông bắc đảo Phú Lâm là có cơ sở quân sự, bao gồm radar và một số cấu trúc lục giác không rõ là gì, ngầm trong lòng đất.
Ở vùng Tây Hoàng Sa, các đảo Quang Ảnh (Money), Tri Tôn (Triton), Hoàng Sa (Pattle) và Quang Hòa (Duncan) đều có bãi đáp trực thăng và đài radar.
Scarborough: nguồn gốc tranh chấp Trung Quốc Philippines
Trên bãi Scarborough thì không có cơ sở quân sự gì của Trung Quốc, nhưng lại là điểm gây căng thẳng trong quan hệ Trung Quốc-Philippines.
Nhìn bản đồ thì có thể thấy rõ nguyên nhân: Scarborough nằm ở ngoài khơi bờ biển phía tây Philippines chỉ cách Manila 220 hải lý. Vào đầu tháng Ba, bãi này đã thu hút sự chú ý khi ông Tiêu Kiệt, thị trưởng Tam Sa, phụ trách quản lý vùng Biển Đông, loan báo ý định đặt một “trạm quan trắc môi trường” trên bãi Scarborough. Sự vụ đã làm người dân Philippines phẫn nộ, cho là bị Trung Quốc tấn công, và đòi tổng thống Duterte phải phản ứng.
Tuy nhiên, Duterte đã trả lời: “Muốn tôi làm gì? Tuyên chiến với Trung Quốc sao? Tôi không thể làm được. Chúng ta sẽ bị mất cả quân đội lẫn cảnh sát trong ngày một, ngày hai, và đất nước chúng ta sẽ bị hủy diệt”.
Một hôm sau, ngoại trưởng Trung Quốc cải chính, cho là Trung Quốc không có ý định xây dựng bất kỳ cái gì trên bãi Scarborough – kể cả cơ sở môi trường – và tuyên bố của thị trưởng Tam Sa đăng trên website của báo Hải Nam đã bị rút xuống. Và ông Duterte có dịp nói rằng ông không bao giờ tin là Trung Quốc sẽ xây dựng cơ sở trên bãi cạn này “vì tôn trọng tình hữu nghị với Philippines”.
Căn bản là phòng thủ, nhưng có thể chuyển thành tấn công
Qua các sự kiện được nêu bật, George Friedman kết luận: Trung Quốc đang tăng cường năng lực quân sự trên các đảo đá tranh chấp, nhưng các cơ sở chủ yếu là để phòng thủ.
Các tên lửa SAM Trung Quốc cài đặt trên các rạn san hô chủ yếu là các công cụ bảo vệ không phận, với một phạm vi giới hạn là 124 dặm, có nghĩa là để bắn hạ phi cơ địch bay đến. Những chiếc máy bay của Trung Quốc bị phát hiện trên các đảo ở Biển Đông cũng thuộc loại dùng để phòng thủ (như tiêm kích J-11, được sử dụng để duy trì ưu thế trên không phận các đảo).
Vị trí của các rạn san hô cũng có tính phòng vệ: Vị trí của quần đảo Hoàng Sa cho phép Trung Quốc ngăn chặn việc Đài Loan hoặc Philippine tiếp cận căn cứ tàu ngầm trên đảo Hải Nam.
Tuy nhiên, lực lượng quân sự Trung Quốc trên các rạn san hô này có thể chuyển từ phòng thủ sang tấn công. Sự hiện diện bất thường các máy bay ném bom JH-7, và việc xây dựng các bến cảng lớn có thể tiếp nhận các chiến hạm lớn nhất trong hạm đội Trung Quốc, cho thấy là Bắc Kinh cũng quan tâm đến việc chứng minh rằng, nếu bị khiêu khích, họ có thể thực hiện các cuộc tấn công trong tương lai từ các hòn đảo này.
Ngoài ra, nếu Scarborough Shoal trở thành một cơ sở quân sự khác của Trung Quốc, bãi này đủ gần Philippines để đặt ra một mối đe dọa tấn công, cho dù Bắc Kinh xem đó là một vị trí phòng thủ.
Vào lúc này, tương tự như mọi động thái khác của Trung Quốc ở Biển Đông, việc quân sự hóa các đảo chỉ là một kế nghi binh, nhằm cho thấy là Trung Quốc hùng mạnh và đáng sợ hơn là trong thực tế.
( RFI)

NYT: Nghi vấn Trump "buông lơi" vấn đề biển Đông vì được TQ giúp ở Triều Tiên

Linh Nguyễn | 
NYT: Nghi vấn Trump "buông lơi" vấn đề biển Đông vì được TQ giúp ở Triều Tiên
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong buổi gặp gỡ tại Mar-a-Lago. Ảnh: AP

Theo New York Times, đề xuất tuần tra Biển Đông của Hải quân Mỹ đã bị Lầu Năm Góc từ chối, trong bối cảnh Trump - Tập hợp tác để giải quyết vấn đề Triều Tiên.

Đề xuất bị từ chối
Tờ New York Times ghi nhận, 6 tuần trước Bộ chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ đề xuất lên quan chức chính phủ cấp cao để cho phép một tàu chiến Mỹ tiến vào phạm vi 12 hải lý của bãi cạn Scarborough.
Hải quân Mỹ hoàn toàn có lý do để tin rằng yêu cầu này sẽ được chấp thuận. Trong cuộc bầu cử Tổng thống năm ngoái, ông Trump chỉ trích chính quyền Barack Obama đã yếu đuối trong việc bảo vệ vùng biển quốc tế ở Biển Đông, trong khi Bắc Kinh đã tiến hành xây dựng trái phép đường băng, cơ sở quân sự và đưa thiết bị lên các đảo nhân tạo xây phi pháp ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Không chỉ vậy, trong buổi điều trần trước khi nhậm chức vào tháng 1/2017, Ngoại trưởng Rex Tillerson còn kêu gọi cần ngăn Trung Quốc không được tiếp cận các đảo nhân tạo. Các chuyên gia về chính sách ngoại giao cùng giới quan sát nín thở chờ đợi Hải quân Mỹ tiếp tục tuần tra vùng biển bị Trung Quốc tuyên bố chủ quyền như thường lệ, vốn bị tiết chế dưới thời Obama.
Tuy nhiên, yêu cầu của PACOM và hai cơ quan Hải quân khác đã bị lãnh đạo Lầu Năm Góc từ chối trước khi nó đến được bàn làm việc của Tổng thống Trump. Đến thứ Ba (2/5), quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết Nhà Trắng không tham gia vào quyết định này.
Sau hơn 100 ngày đầu tiên dưới chính quyền Trump, chưa có tàu Hải quân Mỹ nào tiếp cận khu vực bán kính 19km quanh các đảo đá tại Biển Đông, theo quan chức Bộ Quốc phòng nước này.
Diễn biến này được cho là kết quả của quan hệ hợp tác Mỹ-Trung nhằm giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Mỹ và tiếp xúc Tổng thống Donald Trump ngày 6-7/4 vừa qua.
Căng thẳng trên bán đảo đã thay đổi quan điểm của chính quyền Trump về cách tiếp cận Trung Quốc. Ông Trump vận động tranh cử trên cơ sở cứng rắn với Bắc Kinh, hứa hẹn sẽ chỉ trích Trung Quốc thao túng tiền tệ và điều tra nước này về thương mại.
Nhưng khi Triều Tiên cố gắng thử phóng tên lửa đến 9 lần kể từ khi Trump nhậm chức, Mỹ lập tức tạo bầu không khí hòa dịu với Bắc Kinh. Cứ sau mỗi lần Bình Nhưỡng thử tên lửa, thái độ thân thiết mà ông Trump dành cho ông Tập lại tăng lên.
NYT: Nghi vấn Trump buông lơi vấn đề biển Đông vì được TQ giúp ở Triều Tiên - Ảnh 1.
Tàu tuần dương USS Chancellorsville của Mỹ ở vịnh Luzon trong chuyến tuần tra Biển Đông năm ngoái. Ảnh: NYTimes
Mối ưu tiên trong khu vực
Theo New York Times, Tổng thống Obama từng hứng chịu chỉ trích nặng nề từ đảng Cộng hòa vì liên tiếp trì hoãn các cuộc tuần tra của tàu Hải quân Mỹ ở biển Đông trong hơn 2 năm. Chính quyền Obama nhiều lần từ chối yêu cầu tiến vào khu vực của Hải quân vì lo ngại gây căng thẳng với Bắc Kinh. 
Tuy nhiên, quyết định này phần nào đã khiến Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh quân sự hóa phi pháp, xây nhà chứa máy bay và mang đến nhiều thiết bị. Các quan chức Trung Quốc một mực khẳng định rằng những hành động này không có tính chất quân sự hóa, Mỹ và nhiều nước khác không đồng ý.
Trung Quốc đến nay chưa tiến hành xây dựng trên bãi cạn Scarborough, những chính quyền Mỹ từ lâu coi động thái này là giới hạn cuối cùng, và đã cảnh báo người Trung Quốc rằng việc xây dựng trên bãi cạn sẽ bị coi là hành động khiêu khích.
Một quan chức Lầu Năm Góc gọi đề xuất tuần tra khu vực 12 hải lý của bãi cạn Scarborough do PACOM đưa ra là tín hiệu cho người Trung Quốc biết rằng Mỹ vẫn coi việc xây dựng trên bãi cạn này là "lằn ranh đỏ". 
Vị quan chức này cũng cho biết, giới chức Hải quân Mỹ tin rằng đề xuất này phù hợp với ý định của chính quyền Trump.
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Quốc phòng cũng cho hay, Bộ trưởng quốc phòng James Mattis và giới lãnh đạo Lầu Năm Góc muốn nghiên cứu kỹ lưỡng các hậu quả của chuyến tuần tra như vậy đối với chính sách an ninh quốc gia.
Theo Andrew L. Oros, tác giả cuốn "Phục hưng An ninh Nhật Bản", điều quan trọng hiện nay là giải quyết tham vọng vũ khí hạt nhân và tên lửa Triều Tiên, thay vì tranh chấp vài chuyến tuần tra Hải quân.
"Và tôi hy vọng rằng việc này không khiến người Trung Quốc cho rằng Mỹ đang chấp nhận các yêu sách về chủ quyền (trái phép) của Trung Quốc tại vùng biển quốc tế," ông Oros nhận định.

Kho nhôm bí ẩn nghi của tỷ phú Trung Quốc: 3 bộ vào cuộc

03/05/2017  14:00 GMT+7

 Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, Bộ này vừa có văn bản gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu liên quan đến việc kiểm tra kho nhôm khổng lồ nghi nguồn gốc Trung Quốc ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Bộ Công Thương cho hay việc kiểm tra này là thực hiện theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhằm làm rõ thông tin về vận chuyển nhôm có nguồn gốc Trung Quốc vào Việt Nam.
nhôm trung quốc, kho nhôm ở bà rịa vũng tàu, kho nhôm bí ẩn
Kho nhôm khổng lồ ở Bà Rịa - Vũng Tàu.
Trước đó, cuối năm 2016 báo Wall Street Journal đã có bài điều tra về 500.000 tấn nhôm đùn (để sản xuất nhôm) được chuyển từ San José Iturbide (Mexico) đến Việt Nam,
Theo điều tra của Wall Street Journal, số nhôm xuất phát từ Mexico hiện ở Việt Nam có khả năng liên quan đến một trong những người giàu nhất Trung Quốc. Đó là ông Liu Zhongtian, chủ tịch Công ty nhôm China Zhongwang Holdings.
Theo kế hoạch, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành kiểm tra tại Công ty Nhôm Toàn cầu Việt Nam có trụ sở tại Bà Rịa Vũng Tàu - một công ty có liên quan tới công ty nhôm của ông Liu.
Hiện Công ty TNHH Nhôm toàn cầu Việt Nam đang đầu tư nhà máy sản xuất nhôm định hình. Dự án này do hai người gốc Trung Quốc, quốc tịch Úc góp vốn làm chủ đầu tư. Đó là ông Jacky Cheung và ông Wang Tong.
Toàn bộ hàng hóa sản xuất ở nhà máy này được xuất khẩu, với quy mô 200.000 tấn/năm. Tổng vốn đầu tư của dự án gần 250 triệu USD.
Theo giấy phép đầu tư do Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cấp, thời hạn hoạt động của dự án là 37 năm, kể từ năm 2011.
Điều tra của Wall Street Journal, năm 2009 lượng nhôm Trung Quốc xuất sang Mỹ tăng đột biến lên mức 192.000 tấn, gấp đôi so với 2008. Cũng năm đó theo số liệu của GTIS, giá nhôm nhập khẩu tại Mỹ giảm tới 30%.
Dòng dịch chuyển bất thường của nhôm đã khiến cơ quan chức năng Mỹ nghi ngờ. Sau các cuộc điều tra, tập đoàn China Zhongwang của ông Liu Zhongtian cùng nhiều đơn vị sản xuất nhôm của Trung Quốc đã bị cáo buộc bán phá giá. Năm 2010, thuế bán phá giá 374% được áp lên mặt hàng nhôm từ Trung Quốc.
Các công ty nhôm Trung Quốc, trong đó có tập đoàn China Zhongwang đã vướng phải nhiều nghi vấn về việc xuất nhôm sang các nước thứ ba như Mexico hay Việt Nam rồi dùng các công ty tại nước sở tại để tái xuất hàng sang Mỹ hay các thị trường bị áp thuế.
So với mức 374% cho nhôm Trung Quốc, nhôm Việt Nam xuất vào Mỹ chỉ phải chịu thuế 5%.
Lương Bằng