Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Thủ tướng: Dưa hấu từng “thất thủ”, giờ đến thịt lợn, sắp tới là gì?-Là xây tháp biểu tượng để ngắm thưa Thủ tướng ?! ( Sau cổng Quảng Ninh-hình "tam giác" te tua rất duyên đón khách du lịch là biểu tượng Thái Bình hình mộ tháp rất hãi...)

Thủ tướng: Dưa hấu từng “thất thủ”, giờ đến thịt lợn, sắp tới là gì?

Dân trí Phát biểu khai mạc phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các thành viên Chính phủ thảo luận những vấn đề nóng, thời sự như “trận thua” của thịt lợn hiện nay. Thủ tướng nhắc lại chuyện dưa hấu từng "thất thủ" nhiều trận, giờ đến thịt lợn, sắp tới sẽ là gì?
 >> Bộ Công Thương tuyên bố giải pháp xử lý "đại khủng hoảng" thừa thịt lợn
 >> Người Sài Gòn "giải cứu" dưa hấu cho nông dân Quảng Ngãi

Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử Chính phủ, mở đầu phiên họp, Thủ tướng đã đề nghị rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuộc phạm vi quản lý, không được để xảy ra những trường hợp tương tự chuyện dưa hấu, thịt lợn…
Đánh giá chung về tình hình kinh tế xã hội tháng 4, người đứng đầu Chính phủ khái quát, tình hình vĩ mô ổn định, chỉ số giá tiêu dùng không tăng (mặc dù đã điều chỉnh giá dịch vụ y tế bước 2 tại 14 tỉnh, thành phố). Tăng trưởng các ngành kinh tế tiếp tục phục hồi (nhất là sản xuất công nghiệp tháng 4 tăng 7,4%, cao hơn mức 4,2% của quý I).
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ (ảnh: VGP)
Thủ tướng chủ trì phiên họp thường kỳ tháng 4 của Chính phủ (ảnh: VGP)
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản được bảo đảm. Thủ tướng đánh giá cao tinh thần chia sẻ khó khăn với người dân trong tiêu thụ thịt lợn ở một số địa phương.
“Chúng ta vừa chứng kiến kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 với không khí nô nức. Chưa bao giờ số lượng khách trong nước đi du lịch, nghỉ ngơi đông như thế. Nếu như năm ngoái, biển miền Trung vắng người thì năm nay, các bãi biển từ Quảng Ninh đến mũi Cà Mau, có thể nói là không còn chỗ trống. Đây là tín hiệu đáng mừng. Khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng đông” – Thủ tướng nói.
Cho biết đã đi dự nhiều hội nghị xúc tiến đầu tư trong thời gian qua như ở Bình Thuận, Trà Vinh, Thủ tướng bày tỏ, không khí đầu tư làm ăn của các địa phương, doanh nghiệp có khởi sắc.
Tuy nhiên, Thủ tướng nhấn mạnh, cần phải nhìn thẳng vào những vấn đề cần tập trung giải quyết, thảo luận để đưa ra biện pháp, đối sách cụ thể.
Thịt lợn rớt giá, siêu thị vẫn bán 100.000 đồng/kg
Theo Thủ tướng, một số ngành kinh tế tiếp tục gặp khó khăn, nhất là khu vực công nghiệp, lĩnh vực khai khoáng và trồng trọt, chăn nuôi. Tổng cầu phục hồi chậm. Tình hình sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn (4 tháng có trên 4.000 doanh nghiệp (DN) giải thể và trên 27.400 DN tạm ngừng hoạt động).
“Các giải pháp quyết liệt cả về phía cung (tăng trưởng ngành, lĩnh vực) và phía cầu (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu ròng) để đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đòi hỏi phải nỗ lực và quyết tâm cao hơn”, Thủ tướng nêu rõ và đề nghị các thành viên Chính phủ phát biểu ý kiến nhận định, đánh giá thực trạng tình hình và đề xuất các giải pháp, đối sách để đạt được tăng trưởng 6,7% nhưng vẫn bảo đảm giữ ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra.
Tình hình thị trường một số lĩnh vực còn bất ổn, công tác quản lý nhà nước còn nhiều bất cập, nhất là giá nông sản còn thấp, đặc biệt giá thịt lợn hơi rất thấp, kéo dài, gây thiệt hại lớn cho người nông dân. Trong khi đó thì giá thịt lợn trên thị trường vẫn cao (siêu thị vẫn bán giá khoảng 100.000 đồng/kg). Thủ tướng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương làm rõ nguyên nhân và có giải pháp khẩn trương khắc phục.
Chính phủ sẽ thảo luận về tình hình KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017, trong đó có phương án và các giải pháp cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế 3 quý còn lại.
Chính phủ sẽ thảo luận về tình hình KTXH tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2017, trong đó có phương án và các giải pháp cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực để bảo đảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế 3 quý còn lại.
Thủ tướng đề nghị rà soát ngay các quy hoạch, kế hoạch và tình hình sản xuất, chế biến, lưu thông, tiêu thụ sản phẩm thuộc phạm vi quản lý, không được để xảy ra những trường hợp tương tự.
“Chúng ta đã bị dưa hấu mấy trận rồi, bây giờ đến thịt lợn, sắp tới còn bị cái gì nữa?”, Thủ tướng đặt vấn đề và cho rằng, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là đúng hướng nhưng trước đó, cần xem xét thị trường tiêu thụ nào cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đó, chứ không chỉ tập trung vào sản xuất mà không chú ý vấn đề tiêu thụ.
Đối với ngành công nghiệp, ngành đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng, theo Thủ tướng, tăng trưởng còn thấp. Bốn tháng tăng 5,1%, thấp hơn so với cùng kỳ, trong đó khai khoáng tiếp tục suy giảm mạnh.
“Tôi đề nghị Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng báo cáo rõ, đề xuất cụ thể các giải pháp để phục hồi tăng trưởng khu vực công nghiệp theo hướng tái cơ cấu, tập trung vào các ngành chế biến chế tạo, điện, nước, xây dựng”, Thủ tướng nhấn mạnh, “đồng thời, chúng ta sẽ nghe việc xử lý 12 dự án thua lỗ”.
Việc phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Xuất khẩu nhiều mặt hàng có thế mạnh tăng chậm hoặc giảm trong khi nhập khẩu những mặt hàng trong nước có thể sản xuất lại tăng mạnh.
Không để xảy ra điểm nóng an ninh trật tự
Về khu vực DN, Thủ tướng đề nghị Chính phủ tập trung bàn 2 vấn đề chính. Việc cơ cấu lại, cổ phần hóa và thoái vốn tại DN nhà nước những tháng qua còn chậm. Mặc dù số lượng nhiều và đang tăng mạnh nhưng khu vực DN tư nhân chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực cạnh tranh thấp. Chưa có chiến lược tổng thể phát triển năng lực của khu vực DN trong nước và đội ngũ doanh nhân.
Kỷ luật, kỷ cương hành chính còn chưa nghiêm; còn nhiều vụ vi phạm quy định về công tác cán bộ, các vụ việc nhũng nhiễu, lợi ích nhóm, lãng phí.
Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ, Tổng Thanh tra Chính phủ báo cáo thực trạng tình hình và đề xuất giải pháp để lập lại trật tự, kỷ luật kỷ cương hành chính và không để tình trạng vi phạm trong công tác cán bộ, nhũng nhiễu, lợi ích nhóm… tiếp diễn.
An ninh trật tự, an toàn xã hội nói chung được giữ vững nhưng còn nảy sinh một số vụ việc như kích động giáo dân ở Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là vụ việc ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội)… diễn biến phức tạp.
Thủ tướng đề nghị, tại phiên họp, bên cạnh chỉ đạo sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân thì không để điểm nóng xảy ra trên phạm vi quốc gia là vấn đề cần thảo luận.
P.T

Thái Bình xây tháp biểu tượng 300 tỷ đồng

Tòa tháp 25 tầng, cao hơn 126m đang được Thái Bình hoàn tất thủ tục để khởi công với kỳ vọng đây sẽ biểu tượng của tỉnh.

thai-binh-xay-thap-bieu-tuong-300-ty-dong
Phối cảnh tháp Thái Bình 25 tầng, cao 126m.
Kết quả hình ảnh cho chùa trấn quốc
Những tháp mộ Chùa Trần quốc-Hà Nội

Ngày 4/5, ông Lại Văn Hoàn, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thái Bình cho biết, dự án tháp Thái Bình với tổng mức đầu tư dự toán 300 tỷ đồng đang được Tỉnh hoàn tất thủ tục đấu thầu và dự kiến xây dựng trong khu công viên sinh thái phường Hoàng Diệu (TP Thái Bình) vào quý 3 năm nay. Số tiền xây dựng được tỉnh huy động từ nguồn xã hội hóa.
Theo thiết kế phê duyệt, tháp Thái Bình cao hơn 126 m, quy mô 25 tầng gồm 5 tầng đế, 19 tầng thân và tầng đỉnh. Tổng diện tích mặt bằng dự án là 16.870m². Tòa tháp được đặt giữa hồ nước, kết nối "đất liền" bằng cầu kiều.
Về công năng sử dụng, từ tầng 1 đến 7 là khu dịch vụ, thương mại; tầng 8 đến 12 là không gian triển lãm; tầng 13 đến 19 phục vụ dịch vụ văn hóa, du lịch; tầng 20 là tầng kỹ thuật; tầng 21 và tầng 22 là tháp chuông và không gian tham quan; từ tầng 23 đến tầng 25 trưng bày phục vụ du lịch, văn hóa. 
UBND tỉnh Thái Bình kỳ vọng, tòa tháp sau khi hoàn thành sẽ trở thành công trình kiến trúc mang tính biểu tượng của tỉnh.
Giang Chinh
http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thai-binh-xay-thap-bieu-tuong-300-ty-dong-3579568.html


Cổng chào hai trăm tỷ ở Quảng Ninh

Nằm trên quốc lộ 18A với vốn đầu tư 198 tỷ đồng, cổng chào tỉnh Quảng Ninh được cho là lớn nhất Việt Nam.

Cổng chào tỉnh Quảng Ninh nằm trong cụm công trình điểm dừng chân, được đầu tư xây dựng trên diện tích gần 140 ha trên quốc lộ 18A, xã Bình Dương, thị xã Đông Triều, tiếp giáp tỉnh Hải Dương.
Khởi công ngày 28/2/2015, trụ chính đầu tiên của cổng chào lắp ráp ngày 5/5/2016. Theo kế hoạch, thời gian thi công trong 6 tháng và toàn dự án là 2 năm.
Vốn đầu tư cổng chào lên đến 198 tỷ đồng, trong tổng số 368 tỷ đồng cho toàn bộ dự án cổng chào và điểm dừng chân tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, vốn ngân sách của tỉnh khoảng 10 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng, vốn xã hội hóa là 188 tỷ đồng cho công trình cổng chào và các công trình phụ trợ khác. Vốn tự có và huy động khác của Công ty cổ phần tập đoàn Hoàng Hà - Chủ đầu tư, là 170 tỷ đồng. Các khoản đầu tư được thực hiện theo hình thức PPP (hợp tác công tư).
Theo thiết kế, cổng chào gồm 8 trụ chính có độ cao từ 38-43m, trọng lượng mỗi trụ lên đến 105 tấn, chiều rộng chân trụ từ 50-60m, trải dài 80m trên quốc lộ 18A, tạo hình những dãy núi trùng điệp như núi đá trên vịnh Hạ Long. 
Xen kẽ các trụ chính là 36 nan phụ có thiết kế không giống nhau, tạo dáng hình con rồng. 
Đế trụ được gia cố chắc chắn bằng bê tông cốt thép, ghép với chân trụ bằng hệ thống bu lông dài 1,2m. 
Cột chống sét lắp trên đỉnh cổng. 
Công trình có khoảng trên nghìn tấn sắt thép đã được lắp dựng. 
Để thi công công trình, nhà thầu huy động nhiều xe cẩu có trọng tải từ 100 đến 450 tấn…
Nhóm công nhân bên trong các thùng của cần cẩu làm việc ở độ cao hàng chục mét. 
Phối cảnh công trình khi hoàn thành.
Cổng chào tỉnh Quảng Ninh và cụm công trình điểm dừng chân được xây dựng tại cửa ngõ của tỉnh này nhằm giới thiệu, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/cong-chao-hai-tram-ty-o-quang-ninh-3479661.html

LS. TRẦN ĐÌNH TRIỂN CÔNG BỐ SỰ THẬT TÒA XỬ VỤ ÁN ANH BA SÀM

Tễu Blog: Nhân tròn 03 năm ngày Anh Nguyễn Hữu Vinh (chủ trang Blog Ba Sàm) và cộng sự là Chị Nguyễn Thị Minh Thúy bị nhà cầm quyền bắt giữ, chúng tôi xin đăng bài của Luật sư Trần Đình Triển – Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân (Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư Hà Nội):

TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI XÉT XỬ KHÔNG CÔNG KHAI, KHÔNG CÔNG BẰNG
Trần Đình Triển

XÉT XỬ KHÔNG CÔNG KHAI
1. Với Luật sư
Tôi đã tham gia rất nhiều phiên tòa với nhiều luật sư để bào chữa cho những người bị truy tố theo Điều 258 của bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng với phiên tòa xử ông Nguyễn Hữu Vinh thì là một điều rất kì lạ, đã truy tố ở Điều 258 của bộ luật Hình sự năm 1999 thì nằm ở chương 20 là các tội xâm phạm về trật tự quản lý hành chính, và đây là vụ án xét xử công khai, không liên quan đến bí mật hay liên quan đến đạo đức thuần phong mỹ tục để phải giữ kín. Mà trong quyết định đã đưa ra xét xử công khai, theo hiến Pháp cũng như bộ luật Hình sự hay Tố tụng hình sự thì mọi công dân đều được quyền đến tham dự. Việc công dân đến tham dự có hai nghĩa, một là góp phần nâng cao nhận thức của công dân với pháp luật, thứ hai là để họ hiểu những hành vi thế nào là vi phạm pháp luật và việc đó có ý nghĩa là để góp phần giáo dục và phòng ngừa chung. Đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước đều khuyến khích như vậy, tuy nhiên trong thực hiện có một số tòa án do nơi xét xử có quy định rất chặt chẽ, do một ngày họ xử rất nhiều vụ án như dân sự, hành chính, hình sự… ví dụ như Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội. Nên cái việc hạn chế người tham gia phiên tòa còn có cái để chúng ta thông cảm vì nó quá chật chội nhưng đây là trụ sở Tòa án Nhân dân cấp cao tại Hà Nội mới xây rất rộng rãi, tổ chức một phiên tòa theo Điều 258 nhưng đặc biệt lại ngăn đường, không cho mọi người đi vào và thậm chí Luật sư đều phải đi qua trạm kiểm soát như đi vào sảnh tầng một của tòa nhà, tại đây tất cả điện thoại và thiết bị ghi âm đều bị thu giữ, niêm phong, các vật dụng cá nhân đều phải qua máy kiểm tra an ninh. Thậm chí Luật sư đi vào phòng xét xử cầm theo thẻ Luật sư cùng với phiếu đã được phát từ ngoài cổng nhưng Cảnh sát tư pháp còn ngăn chặn, gây ức chế tâm lý cho Luật sư như lúc thì yêu cầu phải đeo vào cổ, lúc thì phải gắn vào túi áo…
2. Với phóng viên báo chí trong nước, nước ngoài và các quan sát viên quốc tế
Điều bất bình thường nữa là khi có mời báo chí đến và tổ chức một phòng riêng nhưng qua phản ánh từ phía báo chí là hầu như không nghe được gì, có một số đoạn cần thiết phải nghe khi phân tích lý lẽ phải trái, nói lời yêu đảng, yêu nước, yêu dân, ví dụ như lời nói sau cùng của anh Vinh bị cắt đi và báo chí không nghe được. Tôi cho rằng tổ chức báo chí như vậy là bất bình thường.
XÉT XỬ KHÔNG CÔNG BẰNG
Theo Nghị quyết 49 của đảng và 08 của Bộ chính trị quy định tăng cường tranh tụng, mọi chứng cứ phải được đánh giá tại phiên tòa thì trong bản án sơ thẩm hầu như những nội dung đưa vào trong bản án không được đưa ra kiểm chứng tại phiên tòa. Thứ hai là tại phiên phúc thẩm thì một trong các vấn đề là những thành phần tham gia vụ án và nhân chứng có liên quan đến vụ án rất cần thiết mà Luật sư đề nghị chủ toạ phiên toà triệu tập đều không có mặt và việc tranh tụng không được tiến hành theo đúng quy định pháp luật gây nên sự bức xúc cho các Luật sư. Người có phản ứng hết sức lịch sự, văn hóa và đúng luật là Luật sư Trần Văn Tạo nhiều lần đưa ra câu hỏi: Tại sao vị đại diện VKS cấp cao không tranh tụng, không đối đáp, không đưa lại luận cứ đối đáp với Luật sư? Vậy hội đồng xét xử lấy đâu ra căn cứ, và căn cứ vào đâu để kết tội. Luật sư Trần Vũ Hải cũng rất bức xúc về việc không tranh tụng của đại diện VKS cấp cao và phản ứng thì ngay lập tức bị chủ tọa phiên tòa đuổi ra khỏi phiên tòa, và ngay lập tức hàng chục cảnh sát tư pháp xông vào để đưa Luật sư Hải ra khỏi phòng xét xử. Phiên tòa này được phát video trực tiếp nên sẽ bị các phóng viên báo chí trong nước và nước ngoài, các quan sát viên quốc tế chứng kiến và ghi âm, ghi hình. Hành động đó của hội đồng xét xử và phương thức đó gây nên một phản cảm trước quốc tế về một phiên tòa áp đặt, điều đó hoàn toàn không nên. Với một tầm nhận thức lớn hơn chúng ta cho rằng có tội phải xử nhưng xử phải đúng chứ không áp đặt thì đấy với là một nhà nước văn minh, một nhà nước sống và làm việc theo đúng hiến pháp và pháp luật. Trong vụ việc này, tất cả các Luật sư tham gia đều cùng quan điểm là nếu làm đúng pháp luật thì ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy không phạm tội. Nhưng qua phương thức tổ chức xét xử và cách nhìn nhận thì cố ép và kiểu gì anh Vinh cũng bị khép vào tội và phúc thẩm thì hầu như chúng tôi đoán là 99% y án và kết quả đúng là như vậy.
Mới
Mà đã vậy thì bản chất vấn đề là tổ chức lấy lệ, lấy lệ ở đây tôi muốn nói đến là mang tính hình thức bởi vì các lập luận của luật sư đưa ra bằng chứng hay các căn cứ pháp luật đều bị bỏ ra ngoài, lơ đi và không có một căn cứ gì đủ để kết tội thế nhưng cố tình nại ra trong bản án để khép tội. Cho nên đó là một phiên tòa xử rất tốn công và tốn sức từ công tác bảo vệ đến bố trí phương tiện rồi hội đồng rồi các thành phần tham gia vòng trong vòng ngoài bảo vệ rất tốn kém cho ngân sách nhà nước từ tiền thuế, từ công sức mồ hôi nước mắt của công dân làm ra đóng góp vào và chúng ta chi tiêu ngân sách vào một vụ án không đáng có như vậy thì tôi cho rằng đó là có lỗi với nhân dân.
Trong vụ án này có 6 luật sư bào chữa cho anh Vinh, và chúng tôi đã bàn bạc với nhau, phân công công việc để tránh trường hợp khi bào chữa tại tòa làm mất nhiều thời gian của hội đồng xét xử đồng thời tránh trùng lặp. Và các luật sư cũng tùy theo khả năng, kinh nghiệm cá nhân để phân công sao cho hợp lý. Tôi lấy ví dụ như luật sư Trần Văn Tạo là một người dưới chế độ Việt Nam Cộng hoà, do hoạt động cách mạng ông đã bị chế độ Việt Nam Cộng hoà xử tù 7 năm vì yêu nước, yêu đảng và sau khi thống nhất đất nước ông đã từng làm chức vụ Phó giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng cơ quan Điều tra của Công an TP. HCM và đã từng là Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy TP HCM. Luật sư Trần Quốc Thuận cũng đã bị đi tù 5 năm thời Việt Nam Cộng hoà vì tội yêu nước, yêu đảng đã hoạt động trong lĩnh vực Tòa án (là thẩm phán) và cũng từng hoạt động trong cơ quan ban hành pháp luật đó là Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội và là chồng của chị Võ Thị Thắng mà chúng ta biết đến là Nụ cười thế kỷ, toàn những người sống chết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì Nhân dân. Tôi chỉ nói đến vài trường hợp để thấy là các luật sư làm việc với tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhà nước và trước nhân dân với vai trò luật sư để bảo vệ công lý. Trong phần của tôi thì tôi nói rõ là ở đây với cái tội theo Điều 258, và tôi dùng cái chữ “ép buộc” cho anh Vinh Lập 2 Blog Dân quyền và Chép sử việt, đưa lên 24 bài có nội dung làm phương hại đến lợi ích của nhà nước, của tổ chức và cá nhân. Tôi cho rằng đây là một sự gượng ép, và ở ngoài đời người ta thường gọi là vu khống.
Thứ nhất, Cơ quan Điều tra kể cả cấp sơ thẩm và cả Viện kiểm sát không chứng minh được ai là người lập ra hai blog trên, mà để chứng minh điều này thì phải là cơ quan mạng, đó là cơ quan Worldpress là người quản lý cái này và của Gmail hay yahoo thì mới chứng minh được điều đó. Thì ở đây lại gán cho anh Vinh là người lập hai trang Dân quyền và Chép sử việt thì chưa đủ bằng chứng để kết luận.
Thứ hai, đưa ra kết luận anh Vinh và chị Thúy “Đăng tải” 24 bài xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, tổ chức và cá nhân nhưng kì lạ là một số tác giả trong đó đã làm đơn gửi lên Toàn án Nhân dân Thành phố Hà Nội khẳng định các bài viết là của họ và có được đưa lên một số blog khác. Chúng tôi đã yêu cầu tòa án phải triệu tập họ với vai trò nhân chứng hay người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ việc này nhưng cấp sơ thẩm cho đến cấp phúc thẩm cũng lờ đi, vậy thì rõ ràng trong 24 bài đã có người thừa nhận bài của họ và được phát tán trên nhiều blog khác, đó là điều cần phải làm rõ. Tại sao lại kết luận rằng anh Vinh và chị Thúy là người đăng tải những bài này? Đây là điều mà cả quá trình truy tố và xét xử họ lờ đi. Nếu theo yếu tố cấu thành tội trong Điều 258 thì yếu tố bắt buộc là đưa lên thông tin nhưng phải gây thiệt hại cho tổ chức và cá nhân, nếu không gây thiệt hại thì không cấu thành tội trong Điều 258. Tôi yêu cầu Viện Kiểm sát chứng minh là tại phiên tòa hôm nay ai là bị hại, ai là nguyên đơn dân sự và họ bị hại cái gì, họ thiệt hại bao nhiêu. Ở đây không có bị hại là tổ chức hay cá nhân nào cả và mức bị hại bao nhiêu cũng không được nói rõ vậy thì không có đầy đủ yếu tố cấu thành Điều 258 để xử lý tội rồi. Bởi vì Điều 258 có hai khoản, ở đây khoản 2 là tội đặc biệt nghiêm trọng, trong trường hợp 24 bài này anh Vinh đưa lên thì ai là người bị hại và họ bị hại đến mức nào để bị xử vào khoản 2 của Điều 258 theo như cơ quan bảo vệ pháp luật đưa vào. Còn về luật lệ không đi theo một nguyên tắc nào của tố tụng, do đó không đủ yếu tố cấu thành rồi chưa nói đến cả quá trình tố tụng.
Trong 24 bài có bài là “Ông trời con Hoàng kông Tư” được đưa vào bản cáo trạng và kết luận điều tra, như vậy ông Hoàng Kông Tư là người bị hại, bị xúc phạm thì phải mời ông Tư ra trước tòa với vai trò người bị hại, mà đã là người bị hại rồi thì ông không thể đóng vai trò là thủ trưởng cơ quan An ninh Điều tra để ký lệnh khởi tố vụ án bị can được, đó là luật cấm vì đó là người liên quan vụ án, liên quan người thân, liên quan lợi ích hợp pháp của mình thì không được tham gia với vai trò điều tra viên và thủ trưởng cơ quan điều tra đó có liên quan thì cũng không được ký lệnh điều tra để chỉ đạo công tác điều tra này. Rõ ràng ông Tư ký là sai, và vụ án sai ngay từ đầu, mà trong hồ sơ chúng tôi chụp thì không có lệnh tạm giữ, ông Vinh bị bắt vào ngày 5/5/2014 thì đến ngày 14/5/2014 mới có lệnh Tạm giam phê chuẩn của Viện Kiểm sát, vậy 9 ngày đó không có lệnh tạm giữ, tại Tòa Sơ thẩm cũng nêu ra đều đó và cũng yêu cầu nếu có lệnh thì tòa cung cấp ra, luật sư đã yêu cầu chủ toạ thẩm phán Nguyễn Văn Phổ đưa ra trước phiên toà lệnh tạm giữ nhưng không trình ra được. Nhưng tại Tòa Phúc thẩm lại nói có ba lệnh tạm giữ có chữ ký bị can, tôi đã đề nghị cho tôi xem nhưng cũng không được. Có dấu hiệu làm sai lệch hồ sơ vụ án từ sơ thẩm đến phúc thẩm. Vậy thì rõ ràng đã giam giữ trái pháp luật thì đã xâm phạm vào hoạt động tư pháp rồi, người ra quy định trái pháp luật cũng phải bị bắt giữ và truy tố vì làm trái pháp luật, đấy mới là bình đẳng trước pháp luật, và vấn đề này cũng không được làm rõ. Ở cấp Sơ thẩm có đưa ra hai cuốn sổ tay và cùng với một quyển nhật kí nhưng nhật kí đó được đánh máy trong máy tính thì rõ ràng là không có giá trị rồi. Mà hai cuốn sổ có giám định là chữ viết của anh Vinh nhưng nội dung lại liên quan đến blog khác mà chủ yếu nói đến việc thành lập HĐQT mạng rồi thư kí…, như vậy là có rất nhiều người quản trị thì không thể vội vàng kết luận anh Vinh và chị Thúy là người đăng tải được, điều này tôi đã nói rồi, tại tòa sơ thẩm không dám đưa ra hai cuốn sổ này vì không phải một mình anh Vinh quản trị nên việc kết tội anh Vinh là không chuẩn xác, do đó cơ quan điều tra và cáo trạng của Viện kiểm sát bỏ hai cái đó ra ngoài. Tại tòa sơ thẩm thì các bằng chứng này không được đưa và mà các tài liệu trong bản cáo trạng bị luật sư bác bỏ, Viện Kiểm sát không đưa được thì Tòa cấp sơ thẩm tự nhiên đưa hai cuốn sổ vào mà không được đánh giá tại phiên tòa. Đây là vi phạm rất nghiêm trọng về mặt tố tụng, và qua phiên tòa phúc thẩm vừa rồi thì khi đọc bản án lại càng lạ lùng hơn, hai cuốn sổ và quyển nhật ký không còn trong bản án nữa và các tài liệu để đánh giá như luật sư đưa ra cũng không còn nữa và nói chung chung để kết tội, chứng cứ không được đưa ra để đánh giá trong phiên phúc thẩm vừa qua. Riêng cái mảng thu thập tài liệu, thu thập chứng cứ của Cơ quan tố tụng thì Luật sư Trần Văn Tạo chịu trách nhiệm.
Về Đảng tịch: Đảng có quy định rằng nếu đảng viên bị khởi tố thì cơ quan điều tra phải gửi văn bản cho cơ quan quản lý đảng viên để ra quyết định tạm đình chỉ sinh hoạt đảng. Theo quy định của pháp luật một người chỉ có tội sau khi bản án có hiệu lực, nếu bản án người ta không có tội hay mức án do lỗi sơ xuất, cảnh cáo, cải tạo không giam giữ,… do tính chất vô ý thì chưa cần thiết phải khai trừ thì phải khôi phục lại cho người ta. Đảng đã quy định rất chặt chẽ, không thể giam giữ đảng viên khi mà chưa tạm đình chỉ sinh hoạt đảng, trong trường hợp anh Vinh thì hồ sơ đảng viên từ Ban Việt kiều Trung ương không được chuyển về cho Bộ Công an, đến khi anh nghỉ việc bên Bộ Công an thì hồ sơ đảng của anh cũng không được chuyển và anh cũng khiếu nại, có ý kiến nhiều năm nay rồi. Như vậy bản thân anh khi bị bắt thì anh đang là đảng viên, hơn một năm sau kể từ khi anh bị bắt thì Quận ủy Đống Đa mới ra một quyết định thôi tư cách đảng viên của anh Vinh. Thứ nhất anh vinh đã khiếu nại, thứ hai là quyết định không đúng và kể cả là có đúng thì hơn một năm giam giữ đảng viên cũng vi phạm chỉ thị 15 của đảng. Tôi đánh giá rằng qua hàng loạt vấn đề này thì người ta bất chấp tất cả các quy định của đảng, quy định của pháp luật, cố để ép tội anh Nguyễn Hữu Vinh.
Tôi cũng đánh giá trước tòa, quan điểm của tôi là anh Vinh không có tội, do đó không cần phải đánh giá về nhân thân, tuy nhiên cũng nói nhân thân để cho hội đồng xét xử và mọi người tham gia phiên tòa được biết. Thứ nhất, bố anh Vinh là cụ Nguyễn Hữu Khiếu, là cán bộ lão thành của đảng có nhiều công lao với đất nước, đã từng giữ chức bộ trưởng, 30 năm uỷ viên trung ương, mẹ cũng là lão thành cách mạng. Anh Vinh là học viên khóa 6 của Học viện An ninh, về công tác tại Tổng cục An ninh, Ban Việt kiều Trung Ương, về sau Ban Việt Kiều sát nhập với Bộ Ngoại giao thì anh lãnh trách nhiệm vận động kiều bào ta ở nước ngoài yêu nước, yêu tổ quốc làm ăn ở nơi xa xứ chấp hành luật pháp của nước sở tại và cố gắng đầu tư về giúp quê hương để phát triển, đưa hình ảnh Việt Nam lên trường quốc tế, đó là nhiệm vụ của Ban Việt Kiều Trung ương mà anh Vinh là người có công lao đó. Tôi rất hiểu anh Vinh, giống như lời nói cuối cùng của anh Vinh trước tòa, ai bảo anh chống đảng – không phải, ai bảo anh chống nhà nước – không phải, từ trong trái tim anh Vinh, anh nói lên rằng anh rất yêu đất nước Việt Nam, yêu tổ quốc, yêu nhân dân, đó là lẽ sống của anh, tất cả những bài anh nêu lên vì sự đổi mới của đất nước này, vì sự hội nhập quốc tế, để đưa lại sự phồn vinh, văn hóa văn minh cho dân tộc. Và anh cũng nói trong các bài viết đó tất nhiên không nằm trong hai blog nói trên mà trên trang Ba Sàm có những bài viết gay gắt, nhưng sự gay gắt đó là với những kẻ đang lợi dụng đảng và nhà nước để tham quyền cố vị, lợi ích nhóm, tham nhũng và đang làm hại đất nước với vỏ bọc đảng viên, mồm lúc nào cũng vì nước- vì dân nhưng trong hành động và ý thức thì đang hại đất nước và nhân dân, đó là mũi nhọn của anh Vinh và anh dùng ngòi bút để đánh vào những người đó. Và tôi cho rằng với hoạt động như vậy nếu nhìn sâu xa bản chất vấn đề thì anh Vinh là một người yêu đảng, yêu nước, yêu dân và những việc anh làm với sự chân chính của đảng – nhà nước – nhân dân thì đánh giá anh là có công chứ không phải là người có tội.
T.Đ.T.

Báo Hồng Kông: Ông Giang Trạch Dân bị đột quỵ, bán thân bất toại

Truyền thông Hồng Kông mới đây đã đưa tin, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân trong khi đang viết hồi ký ở Thượng Hải đã bị đột quỵ, nửa thân dưới bị tê liệt, bất động.

Giang Trạch Dân, dot quy,
Trong những năm qua, tình hình sức khỏe của ông Giang luôn được truyền thông nhà nước giấu kín. (Ảnh: El Semanario)
Tạp chí “Tranh Minh” (Hồng Kông) số 5 đăng tin ngắn: Ông Giang Trạch Dân trong quá trình gấp rút viết hồi ký tại Thượng Hải, khi đang đi tản bộ thì bị đột quỵ vào chiều tối ngày 17/4, sau khi được bác sĩ chăm sóc sức khỏe và cấp cứu tạm thời đã được đưa đến bệnh viện Hoa Đông, hiện đã qua tình trạng nguy hiểm nhưng nửa thân dưới bị tê liệt.
Cũng chính tạp chí này số tháng 6/2016 từng đăng tin: Ông Giang Trạch Dân bị đột quỵ nhẹ khi đang xem văn kiện.
Cùng thời gian này, trên mạng Internet ở Trung Quốc có đăng tải một video ngắn quay cảnh ông Giang kéo đàn nhị nhưng không cho thấy rõ địa điểm và thời gian. Có ý kiến bình luận rằng, video này nhằm khiến mọi người tin rằng thông tin ông Giang bị bệnh nặng chỉ là tin đồn.
Hiện tại, giới quan sát bên ngoài đang tập trung vào cục diện chính trị khi Đại hội 19 của ĐCSTQ sắp diễn ra. Video ông Giang kéo đàn nhị được đăng tải đúng với thời điểm sắp có sự kiện lớn về chính trị làm thay đổi nhân sự cấp cao của ĐCSTQ khiến mọi người đưa ra những bình luận và phỏng đoán khác nhau.
Trong những năm gần đây, truyền thông Trung Quốc tại hải ngoại cũng như các trang tin trên mạng liên tục đưa tin ông Giang Trạch Dân bị ốm hay đã chết. Tuy nhiên, các nhà chức trách của Trung Quốc chưa từng khẳng định hay phủ nhận các tin đồn này. Chỉ duy nhất một lần vào năm 2011, Tân Hoa Xã đưa một tin ngắn bằng tiếng Anh nói rằng ông Giang chưa chết, nhưng cũng không hề nhắc gì đến tình trạng sức khỏe của ông Giang.
Giang Trạch Dân, dot quy,
Năm 2011, ATV từng đưa tin ông Giang Trạch Dân qua đời. Đến nay, thông tin này vẫn chưa được đính chính lại. (Ảnh: Youtube)
Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là các tin tức về ông Giang gần như biến mất trên các mặt báo tại Trung Quốc, ông này cũng nhiều lần vắng mặt trong các chiến dịch hoạt động “lộ diện” tập thể trên truyền thông của ĐCSTQ.
Đại lễ duyệt binh Bắc Kinh năm 2015 chính là lần cuối cùng ông Giang Trạch Dân công khai lộ diện. Đoạn video trên kênh CCTV cho thấy, ông Giang lúc đó không thể đứng vững, phải có người hỗ trợ đưa lên cổng thành Thiên An Môn.
Giang Trạch Dân, dot quy,
Ông Giang Trạch Dân đứng không vững tại đại lễ duyệt binh năm 2015. (Ảnh: Delfi)
Ông Giang Trạch Dân thôi giữ chức Tổng bí thư đảng Cộng Sản Trung Quốc năm 2002, trước khi chuyển giao vị trí Chủ tịch nước một năm sau đó cho ông Tập Cận Bình. Tuy nhiên ông vẫn tiếp tục là chủ tịch Quân ủy trung ương cho tới năm 2004 và được tin là vẫn còn nhiều ảnh hưởng trên chính trường Trung Quốc.
Thời gian qua, việc nhiều thân tín cũ của ông Giang bị “đả” trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình, trong đó có cựu chủ nhiệm Ủy ban chính pháp Chu Vĩnh Khang và hai cựu phó chủ tịch Quân ủy trung ương Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, đã làm dấy lên đồn đoán về việc ông Giang có thể là đối tượng tiếp theo trong tầm ngắm của cơ quan chống tham nhũng.
Năm 2016, một nhân sĩ bên quân đội Bắc Kinh từng hé lộ với truyền thông ngoài Trung Quốc rằng, ông Giang Trạch Dân đã bị cảnh sát vũ trang đưa đi khỏi nhà vào lúc 4 giờ sáng ngày 10/6/2016. Lệnh bắt ông Giang được phê chuẩn trực tiếp từ Cục Chỉ huy Trung ương, cơ quan cao nhất trong Quân đội. Nhiệm vụ này được thực hiện cực kỳ bí mật.
TinhHoa tổng hợp

Hàn Tín, anh hùng lỡ bước hận nghìn thu (Kỳ 3): Vạn dặm tìm minh chủ, đất khách gặp tri âm

Hàn Tín bỏ Sở theo Hán, được thừa tướng Tiêu Hà trọng dụng. Ảnh theo tác phẩm điện ảnh Hán Sở Truyền Kỳ.
Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.

Kỳ 3: Vạn dặm tìm minh chủ, đất khách gặp tri âm

Sau yến tiệc Hồng Môn, Hạng Vũ dẫn đầu chư hầu tiến vào Hàm Dương. Tần Vương Tử Anh tuy là quân vương bại quốc, nhưng vẫn là thân phận đế vương, Hạng Vũ không những không tiếp đãi đúng lễ, trái lại còn giết chết Tử Anh cùng tất cả vương tộc, tông thất và đại thần nước Tần, lại một tay châm lửa thiêu hủy cung Hàm Dương và lăng Tần Thủy Hoàng, ngọn lửa lớn cháy 3 tháng ròng vẫn chưa tắt. 
Bỏ Sở theo Hán
Ngọn lửa lớn này đã tạo thành phá hoại to lớn đối với nền văn hóa Trung Hoa, khiến cho tất cả tài liệu mà Tần Thủy Hoàng vất vả gây dựng sau khi thống nhất giang sơn và vô số điển tịch văn hóa từ trước thời nhà Tần đều bị hủy trong một sớm. Ghi chép hàng mấy nghìn năm của nền văn minh Hoa Hạ từ thời nhà Tần trở về trước gần như đều đã bị hủy hết trong một mồi lửa.
Một sai lầm to lớn khác của Hạng Vũ chính là đẩy Trung Hoa vốn đã được thống nhất trở về cục diện chư hầu cát cứ một lần nữa. Đương thời rất nhiều kẻ sĩ thức thời khuyên can ông định đô xưng đế ở Hàm Dương, bởi Quan Trung núi sông ngăn trở, dễ thủ khó công, đất đai màu mỡ, trù phú một vùng, thật quả là nơi lý tưởng xây dựng kinh đô xưng bá thiên hạ.
Nhưng Hạng Vũ lại nhất quyết đi về phía đông, cách nghĩ của ông là: “Phú quý không về lại quê nhà, chẳng khác chi mặc áo gấm đi đêm“. Sau cùng, Hạng Vũ khăng khăng phân phong thiên hạ, hoàn toàn vứt bỏ trung ương tập quyền cũng như chế độ quản lý của nhà Tần, lập ra 18 vương chư hầu, bản thân ông tự phong mình là Sở Bá Vương, quyền ngang với hoàng đế. Bá, thời xưa hiểu là “Bá”, “Bá” trong bá trọng thúc quý (thứ tự anh em trai: cả, hai, ba, tư), ngụ ý là người anh cả trong số các vương, vua của các vua vậy. Lúc này, Hạng Vũ thực sự đã đạt đến đỉnh điểm vinh quang của sự nghiệp.
Tạo hình Hạng Vũ trên điện ảnh.
Hàn Tín là thị vệ theo bên Hạng Vũ, nhiều lần bày mưu hay nhưng Hạng Vũ lại tự phụ cao ngạo, cho rằng mình là thiên hạ vô địch, căn bản vốn không xem kiến nghị của một vệ sĩ quèn vào đâu. Chỉ riêng hai việc hỏa thiêu Hàm Dương và phân phong thiên hạ đã cho thấy Hạng Vũ là người tầm nhìn thiển cận, chỉ biết hành sự theo cảm tính. Hàn Tín nhận thấy rằng đi theo Hạng Vũ thì không cách nào thực hiện được lý tưởng rộng lớn của mình. Thế là ông phân tích hết từng người một trong số 18 lộ chư hầu, cuối cùng tầm mắt dừng lại ở Hán Trung vương Lưu Bang.
Tháng 4 (năm 206 TCN), năm đầu Hán Cao Đế, các chư hầu vương nhận phong đều thi nhau bãi binh dựng nước. Hạng Vũ cũng “áo gấm về làng”, vui mừng về Bành Thành làm Tây Sở Bá Vương. Còn về Lưu Bang, trong lòng Hạng Vũ vẫn không yên tâm, lúc phong vương không hề phong cho ông ta làm Quan Trung Vương theo đúng giao ước, mà là kìm hãm ông ở Hán Trung, Ba Thục để hạn chế Lưu Bang bành trướng lực lượng.
Vào thời Tần, vùng đất Ba Thục vẫn còn chưa khai phá, được xem là nơi rừng thiêng nước độc, đói kém hoang vu, “tội nhân thời Tần đều bị lưu đày đến đó” (Tư Trị Thông Giám – quyển 9), nhưng cũng được tính là “đất Quan Trung”. Vậy nên phong đất Ba Thục cho Lưu Bang cũng không thể tính là Hạng Vũ không làm trái giao ước. Vùng đất màu mỡ thực sự của Quan Trung được phân cho ba vị tướng Tần là Chương Hàm, Tư Mã Hân và Đổng Tiễn, hình thành thế bao vây đối với Lưu Bang, chặn đứng con đường Lưu Bang tiến quân vào Trung Nguyên.
Lưu Bang căm hận cùng cực nhưng lại không thể làm gì khác hơn. Hạng Vũ chỉ cho phép ông ta dẫn theo 3 vạn binh mã, trong quan đại thần dưới trướng ông ta chỉ có Tiêu Hà được tính là hiền tài trị quốc. Mưu sĩ Trương Lương vốn là người nước Hàn, lúc đó đã đi phò tá Hàn vương Thành. Còn những võ tướng khác như Tào Tham, Chu Bột, Phàn Khoái, Hạ Hầu Anh, Quán Anh đều không phải là những nhân vật kiệt xuất gì, căn bản không phải là đối thủ của Hạng Vũ, nếu như chống lại, nhất định là trăm chiến trăm bại. Lưu Bang chỉ có thể nuốt hận, dẫn quân tây tiến đi vào Hán Trung.Hàn Tín chính ngay lúc này đã lặng lẽ rời khỏi Hạng Vũ, đi theo đoàn người của Lưu Bang tiến vào Hán Trung. Lần này đã thay đổi vận mệnh của hai nhân vật lịch sử Lưu Bang và Hạng Vũ này, cũng đã thay đổi chiều hướng phát triển của lịch sử.
Tiêu Hà dưới trăng đuổi Hàn Tín
Tạo hình Hàn Tín trên điện ảnh. Ảnh: DKN 
Từ Quan Trung đến Hán Trung, cần phải đi qua sạn đạo (đường núi hiểm trở) Tần Lĩnh. Trước khi Trương Lương chi tay với Lưu Bang, thấy cảnh ngộ của Lưu Bang bất lợi, đã đề nghị ông hãy thiêu hủy hết thảy sạn đạo mà họ đã đi ngang qua. Một là để phòng ngừa bọn chư hầu Chương Hàm tiến công vào Hán Trung. Điều quan trọng hơn là khiến Hạng Vũ lơ là cảnh giác, khiến ông ta tin rằng Lưu Bang không có dã tâm đoạt lấy thiên hạ.
Nhưng từ một phương diện khác, điều đó cũng hoàn toàn phong tỏa chính bản thân Lưu Bang ở đất Thục. Nếu như không có kỳ mưu diệu kế, chỉ có thể già chết ở Hán Trung. Lưu Bang vốn không còn lựa chọn nào khác, chỉ có thể giữ mình bình an trước rồi mới tính đến những phương án khác.
Mới đầu khi mới đến Hán doanh, Hàn Tín một là không có công trạng, hai là không có thế lực, chỉ được làm chức “liên ngao”, chức quan nhỏ này cụ thể là làm những gì trên sử sách đều không hề ghi chép rõ ràng. Với chức vị thấp kém như vậy làm sao có thể có được cơ hội để thực hiện hoài bão to lớn của mình đây!
Chính ngay lúc Hàn Tín đang cảm thấy chán nản, lại bởi đã vi phạm quân pháp sắp bị xử tử. 13 người khác cùng vi phạm đều đã bị xử trảm, mắt thấy đã sắp đến phiên mình, ông liền ngửa mặt nhìn trời, thấy Hạ Hầu Anh đi ngang qua, thế là lớn tiếng nói rằng: “Hán Vương không phải muốn có được thiên hạ sao? Sao lại muốn xử tử tráng sĩ đây” (Sử Ký – Hoài Âm Hầu liệt truyện).
Hạ Hầu Anh cùng Lưu Bang vốn thân nhau từ nhỏ, là một trong những người thân cận nhất của Lưu Bang, nam chinh bắc phạt, vô cùng trung thành. Trong yến tiệc Hồng Môn, trong số 4 vị tướng sĩ cùng đi dự yến gồm cả Hạ Hầu Anh trong đó. Ông nghe thấy lời của Hàn Tín không khỏi giật mình, Lưu Bang muốn tranh thiên hạ, đây vốn là bí mật trong những bí mật, quân sĩ nhỏ bé này sao lại biết được chứ? Ông nhìn kỹ Hàn Tín một lượt, thấy Hàn tướng mạo anh tuấn, uy vũ, khí độ bất phàm, liền cởi trói cho ông kéo đến một bên vặn hỏi cặn kẽ. Sau một hồi trò chuyện, ông lập tức bị tài trí và kiến giải của Hàn Tín chinh phục, liền tiến cử ngay với Lưu Bang.
Tạo hình Lưu Bang trên điện ảnh. Ảnh qua: vietnamese.cri.cn
Sau khi Lưu Bang tiến vào Hán Trung, cứ mãi sầu não uất ức, cũng không có để ý tiến cử của Hạ Hầu Anh. Ông chẳng muốn gặp mặt Hàn Tín, chỉ là nể mặt của bộ hạ cũ mà thăng Hàn Tín lên chức Trị lật đô úy trông coi lương thảo. Chức Trị lật đô úy này đã cho Hàn Tín có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với Tiêu Hà, tướng quốc nhà Hán.
Hàn Tín có nói với Tiêu Hà một câu rất nổi tiếng bàn về người làm tướng như sau: “Đạo làm tướng trước nhất phải có “năm tài” và tránh “mười lỗi”. Năm tài là: trí, nhân, tín, dũng, trung. Trí thì biết cẩn thận, nhân thì biết thương người, tín thì không sai hẹn, dũng thì không ai dám phạm, trung thì không ở hai lòng. Còn mười điều lỗi: một là cậy vào cái dũng khinh thân mình, hai là gặp việc gấp thì nóng nảy, thiếu cẩn thận, ba là gặp lợi thì ham, bốn là vì lòng nhân không dám giết người, năm là ỷ lại vào sức mình không biết lo xa, sáu là tin mà không phòng, bảy là không chịu thu thập ý kiến mọi người, tám là việc đáng làm gấp mà do dự, chín là thiên vị, thiếu công bằng, mười là lười biếng, chỉ muốn sai người. Nếu có đủ “năm tài” và tránh được “mười lỗi” ấy, tất là tướng giỏi“.
Tiêu Hà lúc này mới nhận ra Hàn Tín mưu lược hơn người, trí tuệ xuất chúng, hiểu sâu binh pháp, chính là tướng tài cần gấp trong quân Hán, liền vội vàng tiến cử với Lưu Bang. Tiêu Hà với Lưu Bang là đồng hương, lại là bạn tri giao từ thuở hàn vi, nhưng tiến cử của Tiêu Hà vẫn là chưa đủ để Lưu Bang thực sự coi trọng. Hàn Tín chờ đợi một thời gian, trong lòng thất vọng, dự tính đi tìm con đường khác.
Quân Hán đều là người Quan Đông, gia quyến đều ở lại cố hương, Lưu Bang cũng không ngoại lệ. Mọi người chỉ mong Lưu Bang mau chóng có thể đánh về quê nhà để được đoàn tụ với người nhà. Nhưng sau khi Lưu Bang thiêu hủy đường núi, không có bất kỳ biện pháp thực tế nào để có thể đánh về Quan Trung. Tâm tình thất vọng xen lẫn nỗi nhớ quê nhà bao trùm khắp toàn bộ doanh trại. Thuận theo thời gian, rất nhiều binh sĩ đã mất đi lòng kiên nhẫn, nhao nhao đào ngũ, ngay đến cả tướng lĩnh cũng đã có đến mấy chục người bỏ trốn. Cuối cùng một ngày kia, Hàn Tín cũng lặng lẽ rời khỏi Hán doanh.
Việc Hàn Tín bỏ đi đã kinh động đến Tiêu Hà. Trong con mắt của Tiêu Hà, sức nặng của Hàn Tín vượt xa hết thảy đại tướng dưới trướng của Lưu Bang. Lòng ông nóng như lửa đốt, không kịp báo lại với Lưu Bang đã khẩn trương lên đường đuổi theo Hàn Tín. Lúc đó, sắc trời đã tối, dưới ánh trăng mờ ảo, Tiêu Hà giơ roi thúc ngựa mất hút trong màn đêm. Đó chính là giai thoại nổi tiếng nghìn thu “Dưới ánh trăng, Tiêu Hà giục ngựa đuổi theo Hàn Tín”.
Sự kiện Tiêu Hà đuổi theo thuyết phục Hàn Tín đã trở thành điển cố “Tiêu Hà nguyệt hạ truy Hàn Tín” nổi tiếng. Ảnh qua: tinhhoa.net
Lưu Bang được tin Tiêu Hà đi khỏi quân doanh không khỏi giật mình, sốt ruột đến không làm chủ được tinh thần, mất hết hồn vía, đứng ngồi không yên, như thể mất đi tay chân vậy. Tiêu Hà lúc này khẩn trương không kém Lưu Bang. Hàn Tín là cứu tinh duy nhất của quân Hán, mất đi Hàn Tín thì quân Hán chẳng khác chi một đạo quân ô hợp. Nếu như Hàn Tín đầu quân dưới trướng kẻ khác để đối phó lại quân Hán, hậu quả thật không thể nào lường trước được.
Hàn Tín vẫn chưa nghĩ kỹ bước tiếp theo sẽ đi đâu, cộng với tâm trạng sầu não, vậy nên đi cũng không nhanh. Đến nửa đêm đi đến bên bờ sông Hàn Khê. Lúc này, nước sông dâng cao, không có cách nào sang bên kia sông được. Tiêu Hà dọc đường vừa nghe ngóng vừa đuổi theo, từ xa nhìn thấy dưới ánh trăng, bên cạnh sông Hàn Khê, có kẻ đơn thân độc mã đang tìm cách vượt sông. Người đó không phải ai khác chính là Hàn Tín.
Mấy ngày sau, khi Tiêu Hàn dẫn Hàn Tín về lại Hán doanh, Lưu Bang đang vì chuyện Tiêu Hà bỏ đi mà mấy ngày đêm ăn ngủ không yên. Trong lúc hoảng hốt nhìn thấy Tiêu Hà, cho rằng là đang nằm mơ, vừa kinh ngạc vừa vui mừng lại vừa phẫn nộ. Ông không nén được giận, trách mắng Tiêu Hà cớ sao lại bỏ đi. Ông không tin rằng Tiêu Hà vì đuổi theo Hàn Tín mới không lời từ biệt mà ra đi.
Thử nghĩ mỗi ngày ở đây đều có mấy chục hoặc hơn trăm binh sĩ bỏ trốn, chỉ tính riêng tướng lĩnh trốn đi cũng đều đã hơn mấy chục người, tại sao người khác bỏ trốn thì không đuổi theo, mà lại cứ nhất định phải đuổi theo Hàn Tín? Tiêu Hà nói: “Các tướng đều dễ kiếm thôi, còn như Tín là kẻ quốc sĩ, có một không hai. Nhà vua nếu cứ muốn làm vương mãi ở Hán Trung, thì chẳng cần Tín làm gì nhưng nếu muốn tranh lấy thiên hạ thì ngoài Tín ra chẳng có thể bàn công việc với ai”.
Nghe Tiêu Hà nói như vậy, Lưu Bang không thể không để ý kỹ Hàn Tín lần nữa. Ông trầm ngâm hồi lâu, đồng ý đề bạt Hàn Tín làm tướng quân. Tiêu Hà một mực khăng khăng cho rằng chức vị tướng quân thật không xứng với người tài. Lưu Bang bất đắc dĩ, buột miệng để Hàn Tín làm Đại tướng quân và yêu cầu triệu kiến Hàn Tín, xem thử y rốt cuộc tài giỏi chỗ nào. Tiêu Hà lại không đồng ý, nói rằng bậc Đại tướng quân mà sai tới quát lui như vậy thật thiếu tôn trọng, cần phải dựa theo khuôn phép chọn ra ngày lành, trai giới tắm gội, lập đàn sắc phong mới tỏ rõ được thành ý.
Chuyện đến đây không nhắc tới nữa. Không biết Hàn Tín đến diện kiến Lưu Bang ra sao, mời quý độc giả đón đọc ở kỳ sau để hạ hồi phân giải.
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Thiện Sinh biên dịch
Xem thêm:

Con người sẽ phải rời Trái Đất trong 100 năm nữa ? ( Vì thế nên VN và Tàu tranh nhau Biển Đông làm gì cho phí công sức, đằng nào cũng phải chuyển...)

04/05/2017 09:07 GMT+7

TTO - Nhà vật lý lý thuyết Stephen Hawking vừa cảnh báo trong khoảng 100 năm nữa, nếu muốn tồn tại, con người phải rời khỏi Trái Đất.
Con người sẽ phải rời Trái Đất trong 100 năm nữa?
Giáo sư Stephen Hawking trong bộ phim tài liệu mới Expedition New Earth của đài BBC (Anh) - Ảnh: BBC
Theo trang IBT, nhà vật lý thiên văn nổi tiếng người Anh đưa ra lời cảnh báo chấn động này trong loạt phim tài liệu mới Expedition New Earth phát trong chương trình khoa học có tên Tomorrow's World của đài BBC.
Trong đó ông nêu quan điểm cho rằng thời gian tồn tại của Trái đất đã sắp hết, và để đối phó với nguy cơ tuyệt chủng sau các biến động lớn như biến đổi khí hậu, tiểu hành tinh tấn công, bệnh dịch và dân số quá đông... loài người cần phải rời khỏi hành tinh này.
Theo ông, tương lai của loài người sẽ phụ thuộc vào vũ trụ. Theo đó thế hệ tới sẽ cần phải chinh phục một hành tinh khác trong vòng 1 thế kỷ nữa nếu loài người muốn tiếp tục tồn tại.
Cũng theo giáo sư Stephen Hawking, trí tuệ nhân tạo có thể dẫn tới sự diệt vong của loài người khi máy móc trỗi dậy và lấn át con người trong cuộc đua tiến hóa.
Trong loạt phim, nhà vật lý thiên văn Hawking cùng cựu học trò của ông Christophe Galfard sẽ đi du lịch thế giới để tìm kiếm những phương thức con người có thể sống bên ngoài vũ trụ.
Sau khi phát sóng 38 năm, đài BBC từng hủy bỏ chương trình Tomorrow's World 14 năm trước. Tuy nhiên những người tham gia loạt chương trình này khẳng định mùa phát sóng mới của chương trình này sẽ hay hơn trước.
Tổng giám đốc đài BBC, ông Tony Hall nói: “Chúng tôi đã sát cánh bên nhau phía sau một tham vọng giản dị nhưng rất rõ ràng, trang bị cho tất cả chúng ta những kiến thức và hiểu biết cần thiết để có thể hiểu được cuộc sống của mình và hiểu về tương lai”.
Đây không phải lần đầu tiên giáo sư Stephen Hawking - được tôn vinh là một trong những người thông minh nhất thế giới, cảnh báo về việc con người cần phải di tản tới sống ở một hành tinh mới.
Tháng 11-2016, tại hiệp hội chuyên tổ chức các cuộc tranh luận nổi tiếng thế giới Oxford Union của Đại học Oxford, ông cũng từng nói rằng loài người sẽ phải rời khỏi Trái Đất và chuyển tới một hành tinh mới nếu chúng ta muốn tồn tại như là một loài trong hơn 1.000 năm nữa.
Khi đó ông nói: “Hãy nhớ ngẩng lên nhìn ngắm các vì sao, chứ đừng cúi xuống nhìn hai bàn chân. Hãy cố gắng hiểu những gì các bạn thấy, ngẫm nghĩ về những gì đã khiến cho hành tinh này tồn tại. Hãy tò mò. Dù cuộc sống dường như rất khó khăn, nhưng sẽ luôn có một điều gì đó bạn có thể làm được và thành công. Điều quan trọng là các bạn không chấp nhận đầu hàng”.
D. KIM THOA

Thành lập 8 Đoàn kiểm tra, giám sát việc xử lý các vụ án tham nhũng nghiêm trọng

Dân trí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng vừa ký ban hành Kế hoạch số 64-KH/BCĐTW và Quyết định số 65-QĐ/BCĐTW thành lập 8 Đoàn công tác kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm đối với 20 Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
 >> Tháo gỡ ngay vướng mắc về giám định trong các vụ án tham nhũng
 >> "Điểm danh" 6 vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng sắp được xét xử

Vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin là một trong những vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. (Ảnh: tapchitaichinh)
Vụ án “Tham ô tài sản; Rửa tiền” xảy ra tại Công ty TNHH một thành viên vận tải Viễn dương Vinashin là một trong những vụ án tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng. (Ảnh: tapchitaichinh)
Theo Kế hoạch, việc kiểm tra, giám sát nhằm nắm tình hình, đánh giá vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng và kết quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng; góp phần “nhận diện” và xử lý các biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Trọng tâm là kiểm tra, giám sát việc thanh tra vụ việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế, nhất là những vụ việc, vụ án nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm; chỉ ra những hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân; từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phát hiện và xử lý tham nhũng thời gian tới.
Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu việc kiểm tra, giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm; bảo đảm thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí; giao Ban Nội chính Trung ương chủ trì tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát, báo cáo Ban Chỉ đạo trước ngày 30/10/2017.
TTXVN