Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

ĐỌC THÔNG TIN DƯỚI ĐÂY MÀ THẤY " TIM ĐẬP CHÂN RUN"...; CẦU TRỜI ĐÂY CHỈ LÀ LÀ CÂU XÃ GIAO: CAO NHƯ HIỆN TẠI ĐÃ THẤY HỤT HƠI VỚI TÀU, CAO NỮA E XỈU...

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc lên tầm cao mới

VOV.VN -Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang được kỳ vọng sẽ đưa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc ngày càng phát triển lành mạnh, ổn định.
Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng đoàn cấp cao nước ta sáng nay (11/5) sẽ lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường” từ ngày 11 đến 15/5.
Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Quốc hội khóa XIV bầu ra Ban Lãnh đạo mới và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước. 
dua quan he viet nam trung quoc len tam cao moi hinh 1
Đây là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị Chủ tịch nước (Ảnh: TTXVN)
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển nhanh chóng. Nhận thức về tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định, hữu nghị giữa hai nước láng giềng Xã hội chủ nghĩa, lãnh đạo cấp cao hai bên đã thường xuyên tiếp xúc, trao đổi và liên tục củng cố khuôn khổ quan hệ hai nước.
Trong đó nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (1/2017) và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (9/2016); cuộc gặp giữa Chủ tịch nước Trần Đại Quang với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quôc Tập Cận Bình nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC tại Peru (11/2016); chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam của Ủy viên trưởng Nhân Đại Trung Quốc Trương Đức Giang (11/2016) và nhiều chuyến thăm cấp Phó Thủ tướng, ủy viên Quốc vụ.
Thông qua các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí kiên trì tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh. Qua đó thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định.
Một điểm sáng đặc biệt trong quan hệ hai nước đó là hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong những năm qua, Trung Quốc luôn là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam. Kim ngạch thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng, nhập siêu của Việt Nam đối với Trung Quốc có xu hướng giảm. Trong đó, kim ngạch thương mại song phương năm 2016 đạt hơn 72 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015. Hai nước phấn đấu thực hiện mục tiêu đưa kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD vào năm 2017.
Về đầu tư, đến tháng 3 năm nay, Trung Quốc có 1.615 dự án đầu tư tại Việt Nam, với số vốn hơn 11 tỷ USD, đứng thứ 8 trong tổng số 116 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của Trung Quốc chủ yếu tập trung ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, sản xuất, phân phối điện, khí, nước… Phía Trung Quốc đang muốn thúc đẩy hợp tác về năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới...
Cùng với đó, quan hệ trao đổi, hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch được thúc đẩy tích cực. Trong đó, hai bên tổ chức nhiều đoàn biểu diễn nghệ thuật, giao lưu văn hóa, thể thao, triển khai hiệu quả “Thỏa thuận về hợp tác Thể dục thể thao”. Hàng năm, Trung Quốc cung cấp 150 suất học bổng toàn phần, 100 suất học bổng bán phần cho Việt Nam. Đồng thời, Trung Quốc là thị trường du lịch lớn, đứng đầu về lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam. Năm 2016 có 2,7 triệu lượt du khách Trung Quốc đến Việt Nam và 2,2 triệu lượt du khách Việt Nam đi Trung Quốc, đứng đầu trong số các nước ASEAN. Riêng 3 tháng đầu năm nay, có gần 950.000 lượt du khách Trung Quốc đến Việt Nam (tăng 163% so với cùng kỳ năm ngoái).
Giao lưu nhân dân Việt Nam - Trung Quốc diễn ra sôi nổi, góp phần tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước. Hai bên đã tổ chức được 16 cuộc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt-Trung, mới đây là Liên hoan thanh niên Việt - Trung lần thứ 3 (tháng 11/2016) đã được tổ chức thành công tại Việt Nam. Quan hệ giữa các địa phương hai bên cũng được tăng cường với nhiều hình thức đa dạng như trao đổi đoàn các cấp, ký kết các văn bản hợp tác...
Đặc biệt, trong chuyến thăm Trung Quốc lần này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và con đường” tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh. Sau ba năm đưa ra sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Trung Quốc đã đạt được một số bước tiến quan trọng, vận động sự ủng hộ quốc tế, chuẩn bị tài chính, khuôn khổ pháp lý và triển khai các dự án cụ thể, đặt nền tảng để cụ thể hóa sáng kiến thành một khuôn khố hợp tác chính thức với bước đầu là tổ chức Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”. Diễn đàn lần này có chủ đề “Vành đai và Con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang thăm Trung Quốc và dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” nhằm duy trì đà phát triển quan hệ giữa hai Đảng, hai nước, tăng cường quan hệ tin cậy chính trị giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước; thúc đẩy việc nâng cao hiệu quả hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư... tăng cường thông tin về chủ trương, chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam cho cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc. Qua đó củng cố nhận thức chung cấp cao về giữ gìn hòa bình, ổn định, thúc đẩy đàm phán về vấn đề trên biển đạt tiến triển thực chất. Đồng thời thể hiện thiện chí của Việt Nam đối với các sáng kiến và nỗ lực nhằm thúc đẩy hội nhập quốc tế, kết nối khu vực.
Chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch nước Trần Đại Quang  được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng cường sự tin cậy chính trị, đưa quan hệ Việt Nam- Trung Quốc ngày càng phát triển lành mạnh, ổn định, đi vào chiều sâu, mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi nước, vì hòa bình, thịnh vượng của khu vực và thế giới../.




Việt Cường/VOV

Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực

Dân trí Năm 2016 và đầu năm 2017, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới, hai bên tiếp tục tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao.
 >> Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân lên đường thăm Trung Quốc


Hợp tác chiến lược toàn diện, phát triển ổn định, lành mạnh
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam có chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tới Trung Quốc từ ngày 11-15/5/2017. Đây là chuyến thăm cấp Nhà nước tới Trung Quốc đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Quốc hội khoá XIV bầu ra Ban lãnh đạo mới và là chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của đồng chí Trần Đại Quang trên cương vị là Chủ tịch nước.
Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt - Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên và đã đạt được nhận thức chung quan trọng về việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh.
Ngày 11/5, sau lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Thủ đô Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có cuộc hội đàm. Hai nhà lãnh đạo sẽ chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác, tham quan khu trưng bày Triển lãm ảnh đất nước, con người Việt Nam qua con mắt các nhiếp ảnh gia Trung Quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân lên đường thăm chính thức cấp Nhà nước tới Trung Quốc sáng 11/5 (ảnh: TTXVN)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân lên đường thăm chính thức cấp Nhà nước tới Trung Quốc sáng 11/5 (ảnh: TTXVN)
Ngày 12/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có các cuộc gặp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc. Chủ tịch nước dự tọa đàm Thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng tham dự một số hoạt động khác như: Tiếp một số nhân sỹ Trung Quốc, Hội hữu nghị Trung - Việt, thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc.
Tiếp đó, trong ngày 13/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tới thăm tỉnh Phúc Kiến của Trung Quốc và dự tọa đàm Hợp tác thương mại, du lịch giữa các doanh nghiệp Việt Nam và tỉnh Phúc Kiến. Chủ tịch nước thăm Trung tâm dịch vụ Hành chính Phúc Châu, thăm khu phố cổ Phúc Châu và tiếp các doanh nghiệp tỉnh Phúc Kiến.
Ngày 14/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” tại Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. Diễn đàn lần này có chủ đề “Vành đai và Con đường: Hợp tác vì thịnh vượng chung”. Tham dự Diễn đàn có lãnh đạo cấp cao của 28 quốc gia.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo một số nước tham dự, tiếp một số doanh nghiệp hàng đầu Trung Quốc.
Ngày 15/5, Chủ tịch nước Trần Đại Quang dự Hội nghị bàn tròn thượng đỉnh Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường”. Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam kết thúc chuyến thăm chính thức cấp Nhà nước tại Trung Quốc.
Tình hình quan hệ Việt Nam - Trung Quóc
Năm 2016 và đầu năm 2017, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới, hai bên tiếp tục tăng cường các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao.
Nổi bật là chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 1/2017; chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 9/2016; cuộc gặp gỡ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang với Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC tại Peru tháng 11/2016; cuộc gặp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao ASEM 11 tại Mông Cổ tháng 7/2016...
Quan hệ Việt - Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới
Quan hệ Việt - Trung thời gian qua tiếp tục xu thế phát triển tích cực và đạt nhiều tiến triển mới
Thông qua các cuộc tiếp xúc, lãnh đạo cấp cao hai nước đã nhất trí kiên trì ổn định, tôn trọng lẫn nhau, tăng cường trao đổi chiến lược, gia tăng tin cậy chính trị, làm sâu sắc hợp tác cùng có lợi, kiểm soát và xử lý thỏa đáng các bất đồng còn tồn tại và các vấn đề nảy sinh, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển lành mạnh, ổn định...
Năm 2016, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc đạt gần 72 tỷ USD, tăng 7,9% so với năm 2015. Tính đến tháng 3/2017, Trung Quốc có hơn 1.600 dự án với tổng số vốn trên 11 tỷ USD, đứng thứ 8/116 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu về lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam. Tình hình biên giới trên bộ và Vịnh Bắc Bộ cơ bản ổn định, đường biên mốc giới được giữ vững, an ninh chủ quyền quốc gia và trật tự an toàn xã hội khu vực biên giới được đảm bảo. Hai bên đã tiến hành Phiên họp lần thứ 7 Ủy ban liên hợp biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc (tháng 1/2017), ký kết Bản ghi nhớ về triển khai hợp tác thả giống nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trong Vịnh Bắc Bộ.
Về tình hình Biển Đông, từ đầu năm 2017 đến nay không xảy ra các vụ việc nghiêm trọng trên thực địa, nhưng tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn, khó lường. Việt Nam và Trung Quốc tiếp tục duy trì trao đổi về vấn đề trên biển, hai bên nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”.
Hai bên sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung và các cơ chế đàm phán trên biển, kiên trì tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được. Hai bên tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, giữ gìn hoà bình, ổn định ở Biển Đông.
Châu Như Quỳnh

Phương án nhân sự dự kiến được thông qua tại Hội nghị TW 5

Theo kết quả rò rỉ thông tin từ Văn phòng Trung ương Đảng CSVN, chiều ngày 10/5 Tổng bí thư cộng sản VN Nguyễn Phú Trọng sẽ chủ trì điều hành thông qua danh sách phương án nhân sự Bộ Chính trị và phương án điều chỉnh nhân sự thay thế ông Đinh La Thăng vừa bị kỷ luật cảnh cáo, buộc loại ra khỏi Bộ chính trị. Có nhiều phương án để ông Trong phải điều chỉnh cho một số vị trí ở một số Bộ, và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.


Sau đây là các phương án đã được họp bàn:

Phương án 1: Ông Nguyễn Thiện Nhân sẽ về thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm vị trí Bí thư thành ủy Sài Gòn. Muốn về làm Bí thư thành uỷ Hồ thành thì phải có vây cánh. Ba Đình có câu "tiến vi Bộ, thoái vi Ban, lỡ cỡ lang thang thì về Quốc hội". Các bạn thử xem ông Nguyễn Thiện Nhân đang ngồi ở vị trí nào? Không Đảng, không Chính phủ, không Quốc hội. Vương Đình Huệ, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Đinh Thế Huynh, Nguyễn Thị Kim Ngân và đáng lẽ là Đinh La Thăng sẽ là ứng cử viên bộ 4 sắp tới. Nay anh Thăng đi rồi nếu Nguyễn Thiện Nhân về Hồ Thành sẽ khiến đường vào bộ 4 của 5 con người kia hẹp lại vì ông Nhân có thể sẽ vút cái lên Chủ tịch nước.

Thiện Nhân thế đang yếu với cái Mặt trận Tổ quốc "good for nothing" của mình. Good for nothing thì điểm credit ít. Không đời nào ai muốn một con người có chút tiềm năng nhưng hom hem chính trị này đe doạ tương lai của mình.

Mặt trận Tổ quốc là cái sọt rác của chế độ. Xưa anh Ba Dũng gạt Bá Thanh khỏi BCT bằng cách đưa Nguyễn Thiện Nhân vào, rồi đá Nguyễn Thiện Nhân sang Mặt trận để rằn mặt Bá Thanh "đừng xấc", vào BCT còn chưa ăn ai, huống hồ ở ngoài.

Ai dại lôi Nhân ra khỏi cái sọt rác Mặt trận để đặt y lên ghế cạnh tranh ghế Tổng Bí thư hoặc Chủ tịch nước với mình?

Chính trường Việt Nam tuân theo logic lợi ích như thế chứ không phải lợi ích Hồ Thành. Đây cũng là tư duy chuyên môn của Ban Tổ chức Trung ương mà không có trường đại học nào dạy.

Phương án 2: Bà Tòng Thị Phóng về sẽ được nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tin yêu, giải quyết được mâu thuẫn 2 phụ nữ quyền lực ở trong Quốc hội, giữ gìn được tình chị em ở chốn cấp cao, nào chị Ngân ở Quốc hội, chị Phóng ở thành uỷ Hồ Thành, nào chị Mai ở Ban Dân vận, rồi chị Quyết Tâm ở Hội đồng Nhân dân tp. Hồ Chí Minh, đâu có đó, 4 nữ lãnh đạo ở 4 lãnh địa riêng biệt và không đe doạ ghế 4 trụ của ai, bể yên sóng lặng trong khi chính sách của Đảng và nhà nước là ưu tiên "ổn định chính trị".

Nhân dân Hồ Thành chuẩn bị đón chị Phóng về, đừng cự nự nữa. Chị Phóng nhớ miền nam nỗi nhớ nhà, miền nam nhớ chị nỗi mong mama. Mà người miền nam hay líu lưỡi hay nói lái. Khi gặp chị Tòng Thị Phóng thì phải đọc tên cho rõ, đừng đọc lầm thành Phòng Thị Tóng mà mất mạng. Rồi thành phố Hồ Chí Minh sẽ thân thiết với Sơn La. Tết này Nguyễn Thành Phong không vượt cao nguyên đá Mộc Châu mới lạ. Thú thật là mình từng đến thăm chị ở miền sơn cước ấy. Nơi ấy là quê hương của chiếc khăn piêu, của điệu múa Thái, của quê hương cách mạng Việt - Lào, nơi ấy con người chân thật, thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành...thích mê. Nơi ấy hoa mận, hoa đào đẹp lắm.

Nói chung thành uỷ Hồ Thành tập nhóm lửa thổi khèn, múa khèn đi là được rồi. Các em gái Sài Gòn cũng nên tập vấn khăn piêu đi.

Phương án 3: Ông Trương Hòa Bình, hiện đang nắm chức Phó Thủ tướng Thường trực, đang được vận động để vào thành phố Hồ Chí Minh giữ chức Bí thư thành ủy. Tuy nhiên, hiện Phó thủ tướng Trương Hòa Bình vẫn chưa đồng ý nhận nhiệm vụ này. Cũng theo các nguồn tin nội bộ, trái với những dự đoán sau Đại hội đảng XII, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục giữ chức Tổng bí thư, chứ không về nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ. Về tiểu sử cá nhân, khác với trường hợp của ông Đinh La Thăng - xuất thân từ miền Bắc; ông Trương Hòa Bình, 62 tuổi, quê quán Long An. Và cũng khác với ông Đinh La Thăng, ông Trương Hòa Bình trưởng thành từ ngành công an. Từng có thời gian dài giữ chức Cục phó Cục A25 Bộ Công an đặt trụ sở tại thành phố HCM. Năm 2005 ông Trương Hòa Bình được điều ra Hà Nội, giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng Lực lượng của Bộ Công an. Đến Năm 2006, được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Giữa năm 2007, ông được bầu giữ chức Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao. Tại Đại hội đảng lần thứ 12, ông Trương Hòa Bình được bầu vào Bộ Chính Trị, giữ chức Phó thủ tướng thường trực.

Phương án 4: Ông Võ Văn Thưởng với bằng cấp cao về lý luận đảng thì ngồi ghế trưởng ban tuyên giáo là phù hợp. Nhưng cũng khó cho ông vì ông không phải người bảo thủ giáo điều. Đưa ông ra trung ương ngồi vào ghế đó thì đảng có 2 cái lợi. Một là đẩy ông vào thế phải cùng phái bảo thủ “giữ bình” nếu ông còn muốn tiếp tục con đường chính trị, hai là cách ly thành ủy Sài Gòn khỏi ảnh hưởng của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tôi cũng thật sự khen bước đi này của đảng, một ná hai chim.

Đảng có thể vui nhưng tôi nghĩ ông Thưởng không vui, và có lẽ ông Thưởng càng không vui hơn nữa khi có vị phó tướng là bộ trưởng bộ thông tin truyền thông Trương Minh Tuấn. Tôi nhớ năm 2015, tôi đã bật cười khi có tờ báo lề phải đăng 1 phát biểu của ông Tuấn mang hàm ý “tình hình Biển Đông phức tạp là do sự can dự của Mỹ”. Với một phó tướng “bảo hoàng hơn vua” như thế, e rằng ông Thưởng dù là cấp trưởng nhưng chắc cũng không dễ chịu gì. Cũng chính vì ban tuyên giáo có 2 vị trưởng phó mang đặc điểm khác nhau như thế, nên dạo này truyền thông lề phải hay bị giật cục với chuyện hôm nay rẽ trái thì mai rẽ phải, rồi đăng lên tháo xuống, đính chính tới lui. Là một công dân của thành phố Sài Gòn, dĩ nhiên tôi mong ông Thưởng quay về làm bí thư thành ủy thì nó tốt cho Sài Gòn lúc này, nhưng trên tầm nhìn quốc gia thì tôi lại nghĩ ông Thưởng cứ ở vị trí hiện nay thì hay hơn cả. Khi nhân dân cả nước đã quá mệt mỏi với những giáo điều bảo thủ, nói nhiều làm ít, thì tôi và nhiều người khác hi vọng cái loa của đảng là ban tuyên giáo có một lãnh đạo nói sự thật, nói thiết thực, biết coi trọng tiếng nói của nhân dân và nói ít làm nhiều. Nếu ông Trần Đại Quang muốn tiếp tục con đường đổi mới và hợp tác Việt- Mỹ, ông Quang cần ủng hộ ông Thưởng cải cách quan điểm tuyên truyền của ban tuyên giáo hơn là đưa ông Thưởng về lại Sài Gòn làm bí thư thành ủy. Song song đó là tạo điều kiện cho ông Thưởng được chứng tỏ cái tâm và tầm của ông Thưởng trong việc thúc đẩy đảng tiến hành đổi mới 2. Đổi mới 2 là đổi mới chính trị nên một trong những nơi phải đột phá đầu tiên là lý luận tuyên truyền và phát huy dân chủ- tự do trong nội dung truyền thông. Có một điều thú vị là khi tôi nhìn hình ông Võ Văn Thưởng hiện nay, tôi thấy có nhiều nét giống với cố thủ tướng Võ Văn Kiệt khi ông Kiệt còn ở lứa tuổi 45 năm xưa.

Ngoài ra theo nguồn tin mới nhất trên mạng mà chưa thể kiểm chứng cho biết sau khi kỷ luật “thành trì” Đinh La Thăng, cung đường của nhóm Tổng bí thư Trọng dẫn thẳng đến nhà cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ mở rộng hẳn. Rộng thênh thang. Không biết trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, này ông Dũng nghĩ gì và có kế sách ứng phó ra sao?

Nguyễn An Dân 

(Tin Lề Dân)

Nguyễn Văn Thọ - Tài và Đức của người lãnh đạo nhân vụ kỉ luật Đinh La Thăng; Đinh La Thăng: tội phạm kinh tế lên làm phó trùm kinh tế trung ương!

Cái Đức của kẻ chí sĩ, quan đại thần xưa nay vốn nằm ở sự ứng xử với việc quốc gia, đại sự, lớn hơn là sự ứng xử vặt vãnh ở đời thường. Nằm ở Khí phách, ở thái độ, ở trách nhiệm với quốc gia, quốc thể với đời sống triệu triệu sinh linh


Tôi đọc nhiều bài báo của Đại tá nhà báo, nhà văn Như Phong, cũng đọc nhiều bài viết tản mạn của vài nhà báo, nhà văn viết về anh Đinh La Thăng trên FB.

Tôi cũng từng hỏi trực tiếp 1 người bạn già từng là lãnh đạo trực tiếp 1 thời của anh Đinh La Thăng, thì đều thấy các anh chị như Như Phong viết về anh Thăng quả không sai. Như bạn già tôi nhận xét. ĐLT là 1 người linh hoạt, năng nổ. Một người đốc chiến khá.

Lại nhìn nhiều việc của anh Thăng đã làm ở thành phố HCM khi anh là Bí thư quả là hay, là đúng là cần cho 1 lãnh đạo mới xông vào 1 thành phố đang phát triển bừa bộn.

Lại việc một nhà thơ kể chuyện anh về thăm tận quê, biếu gửi 1 nhà thơ khó khăn 2 triệu, cũng là 1 việc tử tế ân tình.

Thi sĩ Trần Đăng Khoa kể việc Thăng đi nước ngoài khóc khi nghe 1 tin buồn trong nước nhà, thì thực anh là người tử tế…

Lại nghe nhiều bè bạn Thăng kể về Thăng thì quả về Bản Chất con người Đinh La Thăng là con người năng động .

Cái tip ấy chơi với “hắn” cũng thú vị, đấy là xét về con người đơn thuần. Thời đại này không nên lí luận: Ông ta giầu lắm, cho 2 triệu 1 nhà thơ, bằng hạt bụi….Tôi cam đoan rằng, nếu ko có tấm lòng, thì kẻ giầu thường keo bẩn mới giầu, không có tấm lòng biết chia sẻ nhất là với tụi nhà văn nhà thơ ẩm ương thì 1 xu Thăng cũng chả cho. Không có tấm lòng thì trước thế lực Trung Hoa, Thăng dâu dám mắng nhà thầu Trung Hoa công khai. Không có tấm lòng thì Thăng đâu thấy buồn, trăn trở khi ngồi ở ghế tốt trên phi cơ, còn thầy của Thăng ngồi ờ ghế thấp…Thậm chí tôi đánh giá ở mức nào đó anh ĐLT hành xử ít nhiều có văn hóa, có cái tình. Cái tình thời nay quan trọng lắm.

Nhưng xét ĐLThăng đâu chỉ xét ở mức con người bình thường mà ngợi ca mà bao biện. Ông ĐLT- với vị trí ủy viên BCT – thì không nên chỉ nhìn về phía Con Người , bởi vì anh chính là đại thần thời nay. Mà Đức của đại thần khác với Đức con người bình thường. Đòi hỏi ở Đức tầm cao hơn, khi ảnh hưởng sâu và rộng với đời sống đâu chỉ vài người quanh anh ta. Ở cương vị quyền hạn cao, trách nhiệm lớn, thì cái Đức không còn giới hạn bởi nhiều điều thuộc về quan hệ cá nhân người quanh quẩn với vài hành vi nữa nặng tính cá nhân biểu hiện “tính người”.

Cái Đức của kẻ chí sĩ, quan đại thần xưa nay vốn nằm ở sự ứng xử với việc quốc gia, đại sự, với điều lớn hơn là sự ứng sử vặt vãnh ở đời thường. Nằm ở Khí phách, ở thái độ, ở trách nhiệm với quốc gia, quốc thể với đời sống triệu triệu sinh linh.

Đấy xem sử xưa, Chu Văn An dâng sớ tâu vua xin thất trảm bẩy tên quan tham rồi từ quan thì đấy là Đức lớn. Dân thờ.

Đấy xem sử nay, gần đây, Nguyễn Khắc Viện dám viết thư cho Tố Hữu, can gián, đề nghị thi sĩ giữ lấy danh thi nhân mà rút lui khỏi Bộ Chính Trị để giữ lại lòng yêu tố hữu trong thơ của nhân dân, để khỏi bao nhiêu quyết định sai trái khi TH nắm quyền lực tiếp tục gây ra lắm sai lầm về quốc sách trong thời cuối của ông TH. NKV là nhà văn hóa thôi, song có đức lớn, thấy trước cái nạn đất nước khi Đảng chưa lường hết cái mặt xấu ghê gớm của chủ nghĩa tư bản hoang dã, sẽ xuất hiện ở VN sau đổi mới. Để tỏ thái độ ông nhịn ăn để chết kể cả khi Đỗ Mười tới thăm. Đấy là cái chết ta phải nghiêng mình kính trọng người có Đức Lớn.

Đức lớn là điều cần của con người ta khi nắm giữ các vị trí cao, trách nhiệm lớn bởi vì chỉ có nó thì Con Người ấy mới thực sự có Đức khi làm lợi cho muôn dân cho nước; thời nay là cho quốc gia, cho nhân dân và, cả cho sự vững mạnh của Đảng, giữ lại niềm tin từ khi lập nước mà Đảng đã từng có bao đảng viên, con người không tiếc thân mình, hy sinh lớn lao cho dân cho nước.

Cho nên ở vị trí Đại Thần xét Đinh La Thăng thì tất cả những bài báo của Như Phong hay của bao văn sĩ, nhà báo cũng chỉ là cái điều nhỏ về tư chất con người ông Thăng, mà chưa tỏ ra rõ ra ở ông ĐLT có cái Đức lớn khi lịch sử của ngành dầu khí của Bộ giao thông dầy đặc sự thất thoát hàng ngàn ngàn tỉ của nhân dân.

Ở đây nếu xét về Tài thì Để như thế ĐLT chỉ tài mọn, nên các án quyết to giọng khi làm bí thư thành phố hay làm bộ trưởng cũng chỉ vặt vãnh với cương vị lớn. Việc điều khiển 2 cơ quan cực lớn này để thất thoát như thế thì cái tài lớn ở đâu? Đức lớn có không?

Còn nếu có ai nói ĐLT cũng làm điều người khác cao hơn, cụ thể là do chỉ đạo của thủ tướng thì ông ĐLT quả là không có đức lớn. Nói vậy vì thủ tướng thời nay có thể dốt, quan liêu mà quyết, bè bối mà quyết thì người như ĐLT từng thông thạo mọi đường, từ kế toán trưởng của ngành Điện HB, đến bao vị trí đã thực hành sao không biết can gián việc của trên mà thi hành. Tôi đánh giá hai việc:

1 là bản thân sự thất thoát ấy có trách nhiệm thuộc về tài năng trách nhiệm của ĐLT, hai là ĐLT thiếu cái Đức lớn mà quên cái vị trí ca nhân mình mà học các tiền nhân làm cái điều tôi mong muốn ở 1 đại thần biết phanh những vấn đề của cấp trên khi thấy nguy cơ có hại cho dân cho nước và cho Đảng.

Khi ông ĐLT ở cương vị bí thư TP HCM, tôi từng ủng hộ ông khi ông bám sát các địa bàn. Note viết ra có bạn FB nhắn tin kể ngàn tội cũ của ông. Với tinh thần của 1 người luôn quan niệm xét người ở từng việc, tôi bảo lưu sự ủng hộ ông Thăng khi đó, cũng là ủng hộ chủ trương của BCT thay đổi cách quản lí 2 thành phố lớn với các nhân tố lớn, chứ chưa khi nào tôi đánh giá ông ĐLT ở Đức lớn qua vài chục bài ca ngợi ĐLT vặt vãnh như gần đây.

Cho nên tôi ủng hộ quyết định hội nghi trung ương gần đây khi kỉ luật ĐLT và tôi lại cho là với tổn thất lớn mà trong trách nhiệm của ĐLT gây ra cho đất nước thì kỉ luật ấy vẫn là sự nương nhẹ. Một đứa trẻ ăn cắp 1 cái bánh mỳ bị xử, một cán bộ cấp thấp tham ô vớ vẩn, nhận quà chỉ 1 cái đài bị tù cả bao năm cách tất cả chức vụ như Trần Mai Hạnh còn ĐLT tổn thất cả tỉ đô làm cho hàng triệu kẻ đói nghèo, không có đức lớn, tài cao sao lại chỉ cảnh cáo?

Ngày nay nhìn vào các sự việc, con người cụ thể, đánh giá các đại thần tôi thiết nghĩ đâu chỉ nhìn vào quan hệ bè bạn hay ứng xử không phải cái tài cái Đức đảng chính phủ nhân dân trao cho mà vị trí của anh ta đòi hỏi phải có mà hoàn thành nhiệm vụ.

Nay anh ĐLT đã rời vị trí, tôi rất mong ai đó chơi thân anh ĐL Thăng cho anh đọc note này, để tôi muốn nói rằng, dù thế nào tip người bình thường như anh Thăng là tip người thú vị. Tip ấy nếu tôi có cơ duyên gặp, cũng dễ chơi kết bạn, song ở cái cần và đủ của 1 đại thần, anh Thăng nên vui sống và cần tự biết rằng, cái sự xảy ra hôm nay là sự may mắn cho anh và cả dân tộc cả cho Đảng nếu như anh còn chút ít thật sự tấm lòng với Đảng, chứ không phải với cá nhân nào đang giữ những cương vị nào trong Đảng.

Nguyễn Văn Thọ

(FB. Thai Phu Pham)


Một kẻ làm "thất thoát" 9 tỷ USD, "mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức đảng và cá nhân ông, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của đảng", sau khi bị "kỷ luật" lại được ngồi vào ghế phó Ban Kinh tế Trung ương! Chỉ có ở bầy đàn loài sản mới có chuyện này!

Đinh La Thăng (trái) và Nguyễn Phú Trọng.

BKTTƯ làm gì?

Theo bài bản của đảng cộng sản thì ban này nghiên cứu, tham mưu, đề xuất toàn bộ đường lối, chủ trương về kinh tế - xã hội của quốc gia, trình cho 19 cái đầu bò trong Bộ Chính trị để "quyết" và sau đó nhà nước của đảng cứ theo đó mà làm.

Ban này còn nắm quyền hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách về kinh tế - xã hội của Đảng đối với toàn bộ mọi bộ phận, ban ngành của đảng và nhà nước.

Chưa hết, tên "tội đồ" vừa mới bị "kết án" trong Hội nghị TƯ 5 bây giờ lại đóng vai trò "tham gia ý kiến với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp."

Không cần biết lý do bên trong của Trọng lú khi bổ nhiệm Đinh La Thăng và chức vụ nói trên. Có thể là để ngồi chơi xơi nước, có thể đó là ân huệ để Đinh La Thăng không bị truy tố hình sự vì tội làm thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế. Tuy nhiên, việc bổ nhiệm này cho thấy rõ một điều: Ban Kinh tế Trung ương là một bầy đàn phá nước hại dân, sẵn sàng tiếp nhận một tên hại dân phá nước vào làm phó.

Sau khi bị kỷ luật, Đinh La Thăng đã cúi đầu: "Trước Ban chấp hành Trung ương tôi đã xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhân dân, xin lỗi đồng chí Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương".

Làm thất thoát 9 tỷ USD thì xin lỗi dân chứ tại sao phải xin lỗi Tổng Bí thư?

Câu trả lời là cái ghế ân huệ Phó Ban Kinh tế trung ương để tiếp tục cùng với những tên khác trong ban này làm tội phạm kinh tế quốc gia.

11.05.2017


Vũ Đông Hà

ÂM MƯU ĐÀO PHÁ MỘ TỔ CỦA THẦN ĐỒNG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA VÀ CÁI CHẾT RÙNG RỢN CỦA NHỮNG KẺ PHÁ MỘ

Hoàng Anh Sướng 

Thứ năm ngày 11 tháng 5 năm 2017 5:43 AM

Vụ tai nạn tàn khốc, rùng rợn

5 năm sau vụ tai nạn lạ lùng, đầy bí hiểm và liêu trai của nhà thơ Trần Đăng Khoa trên đường quốc lộ 5 thuộc địa phận cầu Ghẽ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, đêm ngày 5 tháng 8 năm 2001, cũng tại chính đoạn đường này, một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra với nhà thơ Trần Nhuận Minh, anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa. Vụ tai nạn đã gây chấn động huyện Cẩm Giàng không chỉ bởi độ tàn khốc của nó mà còn bởi sự thoát chết kỳ lạ của nhà thơ Trần Nhuận Minh. Cách đây ít hôm, ngồi kể lại cho tôi nghe toàn bộ vụ việc, chìa cánh tay săn chắc ra trước mặt tôi, ông bảo: “Đến tận bây giờ, nhắc lại vụ tai nạn rùng rợn ấy, anh vẫn còn sởn hết da gà lên đây này. Quả thực, anh không thể hiểu nổi, tại sao mình vẫn còn sống sót sau cú đâm xe tàn khốc ấy. Tất cả những người chứng kiến vụ đâm xe hôm đó, không ai tin là anh có thể sống lại. Phúc nhà anh quá lớn chăng hay các cụ linh thiêng đã che chở cho anh?”. Rồi ông chậm rãi kể.
Chiều muộn ngày 5 tháng 8 năm 2001, kết thúc hội nghị thường kỳ của Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tại thành phố Đà Lạt, nhà thơ Trần Nhuận Minh bay luôn ra Hà Nội. Thời gian đó, ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Vì có cuộc họp quan trọng với chủ tịch tỉnh vào sáng hôm sau nên lái xe của Hội đã ra tận sân bay Nội Bài đón ông rồi chở thẳng về Quảng Ninh. Đêm khuya. Đường vắng. Trăng sáng vằng vặc. Thỉnh thoảng mới gặp một vài chiếc xe ô tô ngược chiều phóng như tên bắn. Đến gần địa phận cầu Ghẽ, cậu lái xe buồn đi tiểu nên dừng xe bên vệ đường. Ô tô vẫn nổ máy, đèn xi nhan vẫn bật. Không biết run rủi thế nào, cậu lái xe lại đi tiểu vào đúng chỗ mộ gió, nơi mà nhà thơ Trần Đăng Khoa đã từng đi và rùng mình ớn lạnh khi nhìn thấy vài chân hương xiêu vẹo. Nhà thơ Trần Nhuận Minh do mệt nên vẫn ngồi trên xe. Ông ngả đầu vào thành ghế, thiu thiu ngủ. “Rầm”. Một chiếc xe bò ma 5 tấn chở hàng từ Sài Gòn chạy cùng chiều với tốc độ 60km/h tông thẳng rồi chồm lên 2/3 chiếc xe Mazda 4 chỗ. Ông Minh hoảng loạn hét ầm lên. Con Mazda bị chiếc xe tải to vật ngoạm chặt vào gầm, kéo rê trên mặt đường dài 55m rồi lao thẳng vào dải phân cách. “Rầm”. Dải phân cách bằng thép đổ kềnh, gẫy gập, bẹp dúm. Xe ông Minh văng lên không trung như một con khăng, bay qua dải phân cách, bay vèo qua đường quốc lộ, bay qua cả hai thửa ruộng rồi cắm thẳng đầu xuống cái ao thả rau muống. Vỏ chiếc xe con bị vò nát như cái vỏ trứng bị bóp dập. Toàn bộ 2/3 thân xe phía sau bị cái ba-đờ-sốc của xe tải kéo giật ra, trống hoác. Cái cặp số của nhà thơ để ở cốp xe bẹp rúm. Đầu ông đập mạnh vào chiếc ghế bọc da phía trước và kẹt chặt vào đó. Thật may. Nếu không đầu ông đã bị cái ba-đờ-sốc như cái máy chém khổng lồ kia kéo ngang cổ mà lôi ra, đứt lìa.
Theo biên bản do phòng cảnh sát giao thông huyện Cẩm Giàng lập lúc 22 giờ 15 phút ngày 05/8/2001 thì chiếc xe của ông Minh đã bay chéo trên không trung 57 mét trước khi cắm đầu xuống ao rau muống bên kia đường, cách mép cuối cùng của vệ đường 2,3 mét. Lúc mọi người lao xuống ao vớt ông lên, máu từ miệng, từ mũi ông chảy ra tuôn xối xả, ướt sũng cả chiếc ghế da. Ông ngưng thở, đầu nghoẹo sang một bên, người mềm oặt như con gà bị cắt tiết. Hai thanh niên người địa phương tốt bụng, một người lái xe máy, một người ngồi sau ôm “xác” ông đưa vào bệnh viện đa khoa Hài Dương. Ông chết lâm sàng bốn tiếng đồng hồ liền, hoàn toàn không biết gì. Cảnh sát giao thông điện thoại báo tin cho gia đình, cả nhà náo loạn. Bà Diễn, vợ ông ngất xỉu. Nhà thơ Trần Đăng Khoa, nửa đêm bắt taxi về Hải Dương, ôm theo bọc tiền, chuẩn bị lo hậu sự cho anh trai. Nhưng kỳ lạ thay, đến 2h sáng ngày 6 tháng 8, ông Minh bỗng tỉnh lại. Bệnh viện Hải Dương chuyển tiếp ông lên Việt Đức. Sau khi chụp cắt lớp ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội, bác sĩ kết luận sọ không bị tổn thương, chỉ rạn xương gò má trái. Cả nhà mừng rú. Bà Diễn khóc ầm lên. Thiếu tá Phú, công an huyện Cẩm Giàng, người lập biên bản tại hiện trường, nói với ông Minh, ánh mắt vừa kinh sợ, vừa ngạc nhiên: “Cháu thực sự không thể tin được tại sao chú vẫn còn sống, thậm chí không bị tàn phế bởi vụ tai nạn quá khủng khiếp này. Tổ tiên nhà chú chắc phải linh thiêng lắm mới phù hộ cứu được chú thoát khỏi cái chết. Về nhà, chú nên làm lễ tạ các cụ”.
Nhà thơ Trần Nhuận Minh đã viết văn bản yêu cầu công an không truy tố cậu lái xe tải. Vì cậu buồn ngủ nên vô tình gây ra tai nạn. Ông cũng không yêu cầu nhà xe bồi thường tiền cho cá nhân mình. Còn cái xe Mazda hư nát, ông bảo: “Đã có bảo hiểm lo”. Cậu lái xe tải, quỳ sụp xuống đất, chắp tay lạy ông, vừa khóc, vừa nói: “Chú ơi! Lúc đâm rầm vào dải phân cách, cháu mới choàng tỉnh. Mở mắt, thấy cái xe của chú bay vèo như một chiếc lá khô trong bão, y chang như trong phim Hollywood. Cháu nghĩ chuyến này cơ nghiệp nhà cháu thế là hết. Vậy mà chú vẫn sống. Chú tốt với cháu quá. Cháu đội ơn chú đời đời kiếp kiếp”.
Sau này, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã thuật lại vụ tai nạn rùng rợn, kinh hoàng ấy trong bài thơ “Vô thức” với hai câu kết: “ Xòe hết ngàn cánh tay, chẳng chạm vào bát ngát/ Ta rùng mình rơi trong muôn thẳm Cô Đơn”.

Bố mẹ nông dân nhưng ông bà tổ tiên thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt

Từ trước đến nay, mỗi khi nhắc đến hoàn cảnh xuất thân của nhà thơ Trần Đăng Khoa, thấy tài liệu nào cũng viết: Bố mẹ anh là nông dân thuộc tầng lớp bần nông. Trong cuốn “Đối thoại văn chương”, nhà thơ Trần Nhuận Minh viết: “Thủa bé, tôi ở nhà ngoại, vì bố mẹ tôi luôn cãi nhau. Hai vị cùng tuổi (sinh 1920) không hợp tính nhau, nhưng thành gia thất là do sự sắp đặt của ông đồ và ông thày lang, tức ông nội và ông ngoại tôi. Tôi đã ghi lại điều đó trong trường ca “Đá cháy”: “Mẹ tôi vào phường cấy thuê/ Với câu hát buồn tứ xứ/ Gặp cha là lại cãi nhau/ Tôi không hiểu vì đâu/ Đứng khóc một mình không ai dỗ”. Bởi thế, người ta vô cùng ngạc nhiên khi hai vợ chồng nông dân một chữ bẻ đôi chẳng biết lại sản sinh ra một thần đồng thơ nức tiếng. Nhiều người đã lý giải rằng: Tuy mẹ Khoa là người thất học, không biết đọc, biết viết nhưng điều kỳ lạ là bà lại thuộc lòng Truyện Kiều, Phạm Công Cúc Hoa, Hoàng Trìu… Đêm đêm, trong ngôi nhà tranh vách đất nhỏ bé, vắng lặng, mẹ vẫn thường ru Khoa ngủ bằng những câu thơ Kiều. Chính những lời ru ấy đã tưới tẩm, bồi đắp nên hồn thơ thần đồng Trần Đăng Khoa. Cách lý giải trên có lý nhưng chưa đủ. Bởi thế hệ của cậu bé Khoa ngày ấy, biết bao đứa trẻ khác cùng thời cũng được lớn lên trong những lời ru Kiều của mẹ. Nhưng có ai trở thành thần đồng thơ đâu. Mẹ tôi cũng giống như mẹ nhà thơ Trần Đăng Khoa, là nông dân thất học nhưng toàn bộ Truyện Kiều, bà thuộc làu làu, thuộc đến độ bà có thể đọc ngược từ dưới lên trên. Tuổi thơ của tôi cũng thấm đẫm lời ru Kiều của mẹ nhưng tôi đâu có trở thành nhà thơ?
Lại có người cho rằng, cậu bé Khoa trở thành thần đồng thơ là nhờ anh trai, nhà thơ Trần Nhuận Minh, hơn Khoa 14 tuổi. Ngay từ năm lên 10, anh Minh đã biết làm thơ. Chính sự đi trước của nhà thơ Trần Nhuận Minh đã mở đường thơ cho Khoa sau này. Nghe cũng có lý. Cũng chính bởi cách lý giải này mà hồi cậu bé Khoa bắt đầu nổi tiếng, được dư luận “công kênh”, nhiều người đã nghi ngờ rằng: chính anh trai Trần Nhuận Minh đã làm thơ hộ cậu nên không ít người đã lặn lội hàng trăm cây số về quê cậu săm soi, “sát hạch”. Họ nhìn cậu chằm chằm từ đầu tới chân, từ sau ra trước rồi vạch tóc xem khoáy đầu, xem tai, thậm chí có người còn tụt áo quần cậu ra xem rốn bởi trong làng, rộ lên tin đồn chú bé Khoa có đuôi, khi Khoa “ị” thì phân lại hình vuông chứ không tròn như những đứa trẻ khác. Săm soi chán, thấy cậu bé Khoa cũng là người, thân hình cậu cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, họ bắt đầu “tra khảo” cậu bằng cách ra đề bài và bắt Khoa làm thơ ngay. Họ bắt cậu làm thơ về cây chuối, cây dừa, vườn khoai, con chó chạy mất sau trận bom… Rất nhiều bài thơ hay trong tập “Góc sân và khoảng trời” được ra đời trong hoàn cảnh ấy.
Trở lại quan niệm cho rằng: chính những bài thơ của ông anh Trần Nhuận Minh đã mở đường thơ cho cậu bé Khoa sau này, tôi thấy, cũng không thuyết phục lắm. Nhiều ông bố, bà mẹ là nhà thơ nhà văn rất nổi tiếng mà các con họ chẳng viết nổi một câu văn hay một câu thơ nào. Nhà thơ Trần Nhuận Minh lại ở Vùng Mỏ Quảng Ninh từ năm 1962, mấy tháng, có khi đến nửa năm mới qua nhà, qua cũng chỉ chớp nhoáng rồi đi thì làm sao mà “kèm” được cậu em. Trong khi cậu em ngày nào cũng có khách quây bủa. Ngay cả tôi đây, tôi có một chị gái là học sinh giỏi văn toàn quốc, làm thơ rất hay. Thuở nhỏ, chị cũng kỳ công dạy tôi cách làm thơ, gieo vần nhưng cho đến tận bây giờ, khi đã trở thành một nhà báo có thâm niên hơn 20 năm, đã ra hàng chục cuốn sách được bạn đọc đón nhận rất nồng nhiệt mà tôi vẫn chẳng làm được một bài thơ nào cho ra hồn. Nhà thơ Trần Nhuận Minh, sau này, cũng từng viết: “Tôi sinh ngày 20 tháng 8 năm Giáp Thân. Nếu có thể gọi là làm thơ thì những bài thơ đầu tiên, tôi làm từ cuối năm 1954, năm tôi 10 tuổi, đúng tuổi lên 10 sau này, Trần Đăng Khoa trở nên nổi tiếng (1968). Chỉ có điều, thơ Khoa năm lên 10, ở những bài thành công, đã thấy rõ bút pháp của một nhà thơ chuyên nghiệp. Đó quả thực là một điều lạ. Còn thơ tôi, chả kể năm lên 10 làm gì, ngay cả thơ đã đăng báo, đã in sách khi đã lớn, đã nhận được giải thưởng văn học của cấp Trung ương, vẫn có nhiều yếu tố nghiệp dư. Có thể nói, toàn bộ cố gắng của thơ tôi thời gian từ 1960, tức là từ khi đã chính thức đăng báo, được giải thưởng thơ ở cơ sở, hoặc trên cấp cơ sở, tạm gọi là thành danh như người ta thường nói, đến năm 1985, vẫn là một quá trình mới vào nghề, với sự vùng thoát ra khỏi cái, mà chúng tôi gọi là “thơ phong trào”, “thơ nhân dịp”… Ví như không có ngày 1/5 quốc tế lao động thì chả ai nói đến thơ công nhân làm gì.”. Thực ra, Trần Đăng Khoa tài mà Trần Nhuận Minh cũng rất tài. Ông Minh khổ luyện mà thành tài. Còn Khoa thì, nói như nhà thơ Tố Hữu: “Trời mượn cái mồm Khoa làm thơ cho người lớn đọc”.

Điều gì đã tạo nên tài năng thơ của cậu bé thần đồng Trần Đăng Khoa?

Mãi sau này, khi trở thành người em thân thiết của nhà thơ Trần Đăng Khoa, có dịp về quê anh dự giỗ Tổ của dòng họ Trần tại làng Điền Trì, huyện Nam Sách, tôi mới giật mình vỡ lẽ: thì ra dòng tộc nhà thơ Trần Đăng Khoa vốn có truyền thống khoa bảng nức tiếng. Tổ tiên anh thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt, có nhiều tiến sĩ đứng thứ nhì đất nước, chỉ xếp sau họ Vũ Mộ Trạch. Từ đường dòng họ đã được xếp hạng Di tích lịch sử và văn hóa.
Theo các thư tịch cổ thì cụ tổ chín đời của nhà thơ Trần Đăng Khoa là cụ Trần Thọ, (1639 – 1700), tự là Nhuận Phủ, đỗ tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến chức Hình bộ thượng thư. Cụ là con Hàn lâm viện Thừa chỉ, Dụ Phái Hầu Trần Phúc (theo sắc phong hiện còn lưu tại Từ Đường dòng họ). Khi là Tả thị lang bộ Hộ, tước Hầu (Phương Trì Hầu), tháng 4 năm Canh Ngọ (1690), cụ Trần Thọ là phó sứ đi Trung Hoa với nhiệm vụ đòi lại đất bốn châu biên giới đã bị nhà Thanh lấn chiếm gồm: Bảo Lạc, Vị Xuyên, Thủy Vĩ và Quỳnh Nhai, trong đó Vị Xuyên nay vẫn mang tên cũ, thuộc tỉnh Hà Giang. Trong bộ sách “Lịch triều hiến chương loại chí”, học giả Phan Huy Chú khen Trần Thọ là một trong số các nhà bang giao tài giỏi của nhà nước ta ở thời Lê. Cụ Trần Thọ có tác phẩm “Nhuận Phủ thi tập”, hiện còn ba bài thơ về bang giao với nhà Thanh trong “Toàn Việt thi lục” của Lê Quý Đôn.
Cụ tổ tám đời là Trần Cảnh (1684 – 1758), đỗ tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1718), làm quan Tế tửu Quốc Tử Giám (tương đương Bộ trưởng Bộ giáo dục bây giờ). Trong 18 năm cuối đời, từ 1740 – 1758, cụ được phong tước Công, lần lượt giữ chức Thượng thư bốn bộ: bộ Công, bộ Hình, bộ Binh, bộ Lễ, hai lần giữ chức Tham tụng, tước Thái bảo (một trong ba tước cao nhất của triều đình), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, Thượng trụ quốc. Mặc dầu đương chức Tể tướng đứng đầu triều, cụ vẫn khẩn thiết xin vua cho về hưu. Rồi cùng nhân dân khẩn hoang, mở ấp. Cùng với việc làm ấy, cụ đã soạn bộ sách “Minh nông chiêm phả”, dâng vua Lê Hiển Tông năm Kỷ Tị (1749), được coi là bộ sách khoa học nông nghiệp đầu tiên của nước ta. Viết về cụ Trần Cảnh, nhà văn, nhà sử học Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) ghi rằng: “Làm quan đến chức công khanh mà vẫn ở trong nhà tranh vách đất như ông thì tôi chưa thấy có ai”. Khi cụ về triều nhận chức Tể tướng lần thứ hai, cả nhà chỉ có 30 quan tiền lẻ, và khi theo vua đi công cán, vợ con đói đến mức, Trần Tiến, là con trưởng, phải đến bộ Lại nhờ cấp tiền gạo cứu đói. Cụ đưa các quan đi làm việc ở đâu, đều lệnh trước cho nơi đó, cấm không được tiếp đón bằng rượu thịt, cấm giết gà lợn để thết đãi.
Cụ tổ bảy đời là Trần Tiến (1709 – 1770), tự là Khiêm Đường, hiệu là Cát Xuyên, đỗ tiến sĩ khoa Mậu Thìn (1748) làm quan Phó đô Ngự sử, tước Bá (Sách Huân Bá), Đặc tiến Kim tử Vinh lộc Đại phu, sau thăng Lễ bộ Thượng thư, tác giả các bộ sách: Đăng khoa lục sưu giảng, Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, Cát Xuyên thi tập, Cát Xuyên tiệp bút, Niên phả lục… Sách giáo khoa phổ thông “Ngữ văn lớp 10 nâng cao”, vinh danh cụ là một trong 5 nhà viết ký xuất sắc nhất của nền văn học trung đại Việt Nam (938 – 1858) gồm: Vũ Phương Đề, Trần Tiến, Lê Hữu Trác, Phạm Đình Hổ, Lý Văn Phức. Cụ Trần Tiến sinh ra Trần Trợ (1745 - ?) và Trần Khuê… Trần Trợ, tên khai sinh là Trần Quý, lịch sử văn học Việt Nam ghi là Trần Quý Nha, làm quan Trợ giáo thái tử (dạy con vua Lê học, nên gọi là cụ Trợ), Viên ngoại lang bộ Lễ, sau làm Tri phủ huyện Đoan Hùng, Hoài Đức, tác giả tập ký “Tục Công dư tiệp ký”.
Cụ tổ sáu đời là Trần Khuê. Cụ đã cùng anh ruột là Phương Trì Hầu Trần Lương, Sùng Lĩnh Hầu Trần Thai cùng em con chú ruột là Côn Lĩnh Bá Trần Đĩnh, Thủ lệnh trấn Hải Dương và Tổng trấn Kinh Bắc Trần Quang Châu, hộ giá vua Lê Chiêu Thống khi vị vua này bôn ba ở các tỉnh phía Bắc, chưa sang cầu cứu nhà Thanh. Đến năm Tự Đức thứ 14 nhà Nguyễn (1862), các vị trên được thờ ở đền Trung Liệt, Hà Nội, cùng với ba con của Trần Đĩnh là Trần Dần , Trần Hạc và Vũ Trọng Dật (con rể).
Cụ tổ năm đời là Trần Ích, Tri phủ huyện Phú Xuyên và huyện Đồng Sơn.
Cụ tổ bốn đời là Trần Tấn (1863 – 1887), tham gia phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi, là tiểu tướng của Nguyễn Thiện Thuật. Cụ đã hy sinh năm 24 tuổi, trong một trận chỉ huy chống càn, khi quân Pháp đánh vào căn cứ Bãi Sậy.

Đến đời ông nội nhà thơ Trần Đăng Khoa chỉ là nhà nho nghèo, học giỏi nhưng người Pháp không trọng dụng. Ông dạy học tư ở xã xa, lấy con gái ông chủ nhà trọ, gia cảnh sa sút, đói nghèo.
Khám phá ra sự thật về gia tộc thuộc dòng dõi trâm anh thế phiệt của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi mới phát hiện ra rằng: cái hun đúc nên tài thơ đặc biệt của cậu bé được mệnh danh là thần đồng khi mới 7-8 tuổi đầu ấy chính là dòng nguyên khí của tổ tiên bao đời với những tên tuổi lẫy lừng trong lịch sử nước Việt. Dòng nguyên khí ấy bị gián đoạn một vài chặng cho đến khi cậu bé Khoa chào đời, cậu đã đủ đầy nhân duyên để lĩnh hội và tỏa sáng, trở thành một thần đồng thơ lừng lẫy, một nhà văn, nhà báo nổi tiếng như bây giờ.

Đào phá mộ tổ và cái chết rùng rợn của những kẻ ghen ăn tức ở
Việc chú bé Khoa mới 8 tuổi đầu đã làm thơ như thần trở nên nổi tiếng cả nước và cả ở nước ngoài, được dư luận đặc biệt quan tâm. Ai cũng yêu quý, ngưỡng mộ cậu. Nhưng mấy vị ở làng bên lại tỏ ra không vui vì sinh lòng ghen ghét. Cậu bé Khoa càng nổi tiếng, sự ghen ghét càng lớn. Đỉnh điểm là năm 1968, khi bé Khoa tròn 10 tuổi, được xuất bản tập thơ riêng đầu tay “Góc sân và khoảng trời”, thơ Khoa được nhà thơ nổi tiếng Madeleine Riffaud giới thiệu trên hai trang báo Nhân đạo của Đảng cộng sản Pháp xuất bản ở Paris với tựa đề “Thơ Trần Đăng Khoa, tiếng hát mạnh hơn bom đạn”. Rồi sau đó, đoàn quay phim Pháp, do đạo diễn Gérard Guillaume về làng Điền Trì quê cậu quay phim “Thế giới nhỏ của Khoa”. Một số vị chức sắc, người làng bên, kiên quyết không cho quay. Trong lời bình phim, nhà thơ Pháp G. Guillaume có viết: “Cả làng xã quyết tâm bảo vệ bé Khoa, không muốn chúng tôi làm phim về cậu. Chúng tôi đã phải tạo ra một cái cớ, là làm một bộ phim về cuộc sống hằng ngày của thiếu niên xã Quốc Tuấn với sự “đồng lõa” của chị Trần Thị Duyên. Nhờ thế mới có được hình ảnh của cậu mà các bạn đang xem”. Chị Duyên là cán bộ phụ trách thiếu niên nhi đồng của Tỉnh Đoàn thanh niên lao động Hải Dương, người được Bí thư tỉnh ủy Ngô Duy Đông rất quý trọng. Cô thường về làm việc với lãnh đạo xã, có lần mang cả thư tay của ông Ngô Duy Đông, gửi bí thư xã về việc quan tâm đến cháu Khoa: “Không được cho người vào nhà Khoa hỏi giấy tờ của khách khi khách đến thăm, rồi tìm cớ trục xuất họ. Bảo vệ cháu Khoa theo cách đó là không có tác dụng tích cực”. Vì thế chị được lãnh đạo xã nể trọng.
Trong mấy ngày quay, đoàn làm phim đề nghị xã chọn cho 2-3 thanh niên phục vụ đoàn. Chẳng hiểu sao, ba vị chức sắc ở 3 làng khác nhau lại tự nhận làm. Mấy ông người Pháp cứ tưởng họ là người giúp việc nên sai bảo suốt ngày khiến mấy vị rất bực tức. Cuối cùng, họ trút cơn giận xuống bé Khoa, xuống gia đình cậu bằng một hành động rất thâm độc, đó là đập phá ngôi mộ cụ tổ 7 đời là nhà văn Trần Tiến vì họ tin rằng: Khoa thành tài như vậy chính là nhờ ngôi mộ này phát “chứ cái nhà nó trông rách nát như cái chuồng lợn, làm sao đẻ ra được thứ con rồng, con phượng như thế”.
Hầu hết mộ phần các cụ tổ của Khoa đều đặt trên đất làng. Duy chỉ có mộ cụ Trần Tiến là nằm chênh vênh ở gianh giới giữa đồng của 2 làng bên. Năm 1968, lấy cớ xây trận địa bắn máy bay Mỹ, ông Đ., đã giao cho anh T. cùng mấy dân quân khác đặt khẩu đại liên rồi đào hầm tránh bom ngay cạnh mộ cụ. Đào sâu chừng 1m thì thấy chiếc quách dài hơn 2m, rộng 80cm. Anh T. nghiến răng nghiến lợi, dùng xà beng đâm vỡ quách, để lộ ra chiếc quan tài đỏ sậm màu huyết dụ. Những người phá mộ tưởng trong quan tài có vàng bạc hoặc đồ cổ quý giá. Cậy nắp mãi không được, vẫn chiếc xà beng trên tay, anh ra sức đâm, chọc. Nửa trên quan tài vỡ toác. Bên trong, cụ Trần Tiến da thịt vẫn còn tươi nguyên, đầu đội mũ cánh chuồn, tóc bạc trắng như cước, dài đến vai, trùm ra ngoài áo gấm, đến tận cái đai tía ngang lưng. Xung quanh cụ xếp hàng chồng sách chữ nho. Hai bàn tay anh T. thô bè với những ngón tay trùi trụi như những quả chuối, lục tung đống sách và quần áo cụ để tìm vàng. Nhưng chẳng có gì ngoài sách. Anh ta xé từng cuốn rồi ném tung lên trời. Gió đồng hun hút thổi, giấy lả tả bay trắng đồng. Đám trẻ chăn trâu tranh nhau nhặt những tờ giấy bản có chữ nho về dán diều. Bố Khoa nước mắt lưng tròng, mang về nhà một mảnh quan tài vỡ, to hơn bàn tay, gỗ đỏ thẫm, trong có những đường vân màu hổ phách, mùi rất thơm. Anh Minh thì xuýt xoa tiếc những cuốn sách chữ nho bị xé. Anh ngờ rằng, rất có thể, đó là các tác phẩm đem chôn theo của nhà văn Trần Tiến. Bởi chính cụ đã ghi tên một số tác phẩm của mình trong “Niên phả lục” mà nay không thấy còn. Cụ còn ghi ra giấy, dặn con cháu rằng: “Chớ nên để cho người ngoài đọc”.
Ông Đ. chỉ huy việc phá mộ chứng kiến toàn bộ cảnh ấy cười hỉ hả. Rồi nóng lòng chờ đợi một ngày kia, cậu bé thần đồng sẽ bị thui chột. Không dừng lại ở đó, lợi dụng quyền sinh quyền sát trong tay, họ đã làm nhiều việc rất hiểm độc và tàn ác đối với Khoa và gia đình Khoa, mà tôi không tiện nói ra đây. Đến khi về làng Khoa vài lần, kể cả dự lễ trùng tu mộ cụ Trần Tiến, tôi mới xót xa mà nhận ra rằng, những gì báo chí những năm đó rôm rả nói về sự quan tâm săn sóc với tài năng đặc biệt của Trần Đăng Khoa, không những không có thật mà còn hoàn toàn ngược lại.
Nhưng rồi Ông Trời đã làm phần việc của mình. Và chỉ một thời gian sau, không hiểu ông vướng vào tội gì mà bị bắt. Tòa án nhân dân tỉnh Hải Dương xử, tuyên án tù chung thân. Ông bị cùm chân tay, nghĩ cũng tội . Và khi cho tạm thời tại ngoại để chữa bệnh, ông ra tù được ít ngày thì chết bất đắc kì tử, có khi ở trong thì thì lại chưa chết, cái chết cũng dữ dội lắm, nghe bà con kể thế. Còn anh trưởng nhóm dân quân T… người trực tiếp đập phá mộ, bị đau ruột thừa. Chẳng biết có phải lỗi bác sĩ không mà vết mổ bị nhiễm trùng rất nặng, phải mổ đi mổ lại đến 9 lần. Có lần, bác sĩ còn bỏ quên cả dao kéo trong bụng anh. Cuối cùng, ruột bị hoại tử phải cắt bỏ. Anh đã phải sống như bị trời đày đến non 25 năm bằng một mẩu ruột. Uống cái gì vào miệng là nước òng ọc chảy ra hậu môn. Đau đớn vô cùng, ngày đêm quằn quại kêu khóc. Muốn chết mà không chết được. Vợ anh đi xem bói, thầy phán, anh bị quả báo do tạo nghiệp ác. Muốn bớt nghiệp, cần phải sám hối. Gia đình đã bí mật nhờ người sắm lễ đến từ đường nhà bé Khoa rồi ra ngôi mộ bị phá thắp hương tạ tội. Thế mà mãi hơn một tháng sau, anh T. mới chết được.
Có một lần, duy nhất một lần thôi, tôi gợi những chuyện đó, xem Khoa có bàn gì thêm không, Khoa gạt đi ngay: “Trời đã xử họ thế theo luật nhân quả là quá nặng, gia đình mình cũng đã quên rồi. Ngẫm lại thấy họ cũng thật đáng thương. Chỉ tiếc là minh đã không làm được gì để cứu họ và an ủi họ… Hơn nữa mình rời làng quê đã lâu, khi về làng có nghe kể thì việc cũng đã qua rồi”. Chứng kiến cái chết thê thảm của anh T., nhiều người dân bảo: “Ông trời quả là có mắt đấy. Lưới trời tuy thưa mà không để lọt. Luật nhân quả xưa nay có chừa một ai. Đúng là gieo nhân nào thì sẽ gặt quả ấy. Mọi người cứ ngẫm mà xem, không sai đâu”.

( Nguồn: Trannhuong.com)

ÁI VÂN BIẾN CHẤT NHANH GIỮA SÀI GÒN HOA LỆ

BẠN HÃY NGHE ÁI VÂN NÓI VỀ SAIGON NĂM 1975 KHI MỚI ĐẶT CHÂN VÀO NAM VÀ SỰ DỐI TRÁ CỦA CHÍNH QUYỀN CS BẮC VIỆT LỪA BỊP ĐÁM DÂN NGOÀI BẮC NHƯ THẾ NÀO QUA BÀI BÁO CỦA BÁO THANH NIÊN :
Tháng 4.1975, khi đang học năm thứ 2 Nhạc viện Hà Nội, tôi được thầy Nguyễn Văn Thương nhắn lên phòng giám hiệu: “Bên đài truyền hình cần bổ sung xướng ngôn viên để vào tiếp quản Sài Gòn vì bên ấy thiếu người quá. Ông Tố Hữu đề nghị chọn Ái Vân”.
Sáng sớm 29.4.1975, chiếc xe “pa” chuyển bánh từ trụ sở Ban Tin tức Đài tiếng nói VN trực chỉ Sài Gòn.
Một Sài Gòn khác
Ở Hà Nội nhỏ bé xinh xinh, vào Sài Gòn thấy ngợp. Ra chợ Bến Thành thấy người dân khác hẳn. Lúc đó người Sài Gòn không dám ăn diện như trước, nhưng vẫn thấy sự khá giả trên những bộ đồ họ mặc. Họ đón nhận mình với thái độ vui mừng một cách gượng gạo, có phần nghi ngại. Dân Sài Gòn thấy ai từ bắc vào đều gọi là bộ đội. “Bộ đội” truyền hình ca nhạc cô nào cũng coi được, mấy bà mấy cô cứ xúm lại mấy chị em xuýt xoa: “Bộ đội mà sao da trắng bóc hà?”. Nhiều người còn cầm tay tôi ngạc nhiên bảo: “Ủa, nghe nói bộ đội rút móng tay người ta. Cô này bộ đội nè, sao móng tay còn nguyên nè, ngộ quá há”.
Tôi mua vài thứ lặt vặt, đưa tiền ngoài bắc, cô bán hàng tính ra 1 đồng ăn 1.000 đồng tiền Sài Gòn, cả chợ ồ lên nói: “Trời, tiền ngoài bắc còn giá trị hơn tiền dollar à”. Cô bán hàng nói: “Em chờ chút để qua đổi tiền thối nha”. Tôi cãi: “Không, tiền em không thối đâu ạ”.
Trước đây cứ nghe nói đồng bào miền Nam “bị Mỹ ngụy kìm kẹp” khổ lắm, rất cần sự giúp đỡ từ miền Bắc, cứ hình dung dân Sài Gòn đói khổ lắm. Mới vào Sài Gòn tôi rất ngỡ ngàng. Chỉ cần nhìn cách ăn mặc, trang điểm, đi lại, ăn nói nhẹ nhàng; chỉ cần ra chợ mua gì cũng có câu cảm ơn và túi ni lông đựng đồ đủ biết mình không cùng đẳng cấp văn minh với người ta rồi. Biết mình bị ngộ nhận với thông tin lệch lạc.
Theo địa chỉ ba cho từ ngoài bắc, tôi tìm đến nhà cô Hà Thị Tuyết, ở nhà gọi là cô Cả, là chị lớn của ba.
Khi đến thăm cô Cả, cô sinh viên nghèo Ái Vân cũng mang biếu gia đình chút quà từ tiêu chuẩn ăn của mình. Con dâu trưởng của cô Cả hỏi: “Cô mang cho chúng tôi quà gì thế?”. Tôi trịnh trọng vừa mở bọc ni lông vừa nói: “Em biếu gia đình 2 cân gạo ạ, chắc nhà mình cũng đang cần”.
Ối giời, cả nhà cười nghiêng ngả: “Giời ạ. Lại mang gạo cứu trợ cho chúng tôi nữa cơ đấy. Khổ thân em”. Rồi chị dắt tôi tới mở thùng gạo to tướng bằng nhựa, bên trong đầy ắp gạo, thứ gạo trắng muốt và thơm phức, nõn nà. Bây giờ tôi mới để ý trong nhà ngoài ti vi, tủ lạnh, còn có máy giặt và nhiều thứ lạ lẫm khác cho thấy một cuộc sống rất tiện nghi, không thể có bất kỳ nhà nào ở miền Bắc tại thời điểm đấy, dù là nhà ông Thủ tướng.
“Thay lốt”
Dần dần tôi gặp rất nhiều văn nghệ sĩ ngoài bắc vào. Gặp nhau ở Sài Gòn vui hơn tết. Mới biết Bộ Văn hóa phát lệnh “Tổng tiến công” bằng 7 đoàn văn hóa nghệ thuật tiến vào nam trên một chiếc tàu thủy.
Những ngày đầu ở Sài Gòn tôi có dịp được gặp nghệ sĩ Kim Cương và ông xã. Ở chị Kim Cương toát lên vẻ duyên dáng, tự tin, sang trọng mà không kiêu kỳ, ngược lại rất ân cần và điềm đạm. Vợ chồng chị Kim Cương cũng cho tôi đi gặp vợ chồng anh chị Lý Quí Chung. Chị vợ anh Lý Quí Chung cứ nhìn tôi, cái nhìn là lạ. Về nhà chị Chi, con gái cô Cả, tôi vui chuyện kể lại. Chị Chi cười, nói: “Cô xem cô mặc bộ đồ kỳ vậy, cái quần chó táp 7 ngày không tới ai mà không lạ”.
“Để tui thay lốt cho cô”, chị Chi nói và kéo tôi ra chợ Bến Thành chọn vải rồi về tiệm, đo người xong, chị bảo sẽ may gấp, hẹn hai, ba ngày sau sẽ đến lấy.
Thử quần áo, vừa in. Một bộ áo chẽn trắng sọc xanh da trời nhạt, quần ống loe vải gin xanh nội hóa, bộ kia cũng kiểu như vậy nhưng tone màu hồng sắc tím. Nhìn trong gương như thấy một người nào khác, văn minh, cao ráo và “lên chân kính” hẳn. Tiện thể, chị Chi lấy chiếc kính râm to bản đang để trên bàn bảo tôi mang vào luôn. Chị Chi hãnh diện nhìn “tác phẩm” của chị, bảo: “Đẹp lắm, bây giờ thì đúng là con gái Sài Gòn rồi”. Nói xong chị gói luôn bộ quần áo ka ki tôi mặc bỏ vào cái túi.
Tôi mặc bộ đồ mới ra đường, rất khoái chí. Về đến nơi vừa đúng lúc đang họp đoàn, cô Bích Hường đang phát biểu cái gì vẻ căng lắm. Vừa thấy tôi hớn hở bước vào, cô nói: “Có những đồng chí vừa mới vào Sài Gòn được mấy bữa mà đã biến chất, thay đổi từ đầu đến chân, chưa gì đã áo chẽn, quần loe, mang kính râm to bản, thí dụ như đồng chí Ái Vân”. Ối giời, con bé choáng váng rụng rời, ngay sau đó vội vàng giấu ngay “tang vật”.
Buồn cười là những người phê phán “đồng chí Ái Vân” mấy tuần sau chính họ cũng kính râm to bản, một số quần loe, chân đi guốc “gộc”, một số thì áo dài thướt tha, phóng xe Honda chạy vù vù khắp Sài Gòn. Còn “đồng chí biến chất” này suốt mấy tháng còn lại trong Sài Gòn đành diện bộ đồ “chó táp 7 ngày không tới”.
NXB Hội Nhà văn và First News vừa cho ra mắt cuốn tự truyện Để gió cuốn đi của Ái Vân - một trong những ca sĩ nhạc nhẹ hàng đầu VN nửa sau thế kỷ 20.
THANHNIEN.VN

Kinh doanh sa sút, nhà máy lọc dầu 3 tỷ USD mời 15 quỹ mua cổ phần

Đơn vị vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng cuối năm 2017...

Kinh doanh sa sút, nhà máy lọc dầu 3 tỷ USD mời 15 quỹ mua cổ phần
Sau gần một thập kỷ đi vào vận hành thương mại, đến nay, BSR đang thực hiện tiến trình cổ phần hóa, với mục tiêu thu xếp tài chính cho các dự án đầu tư chiến lược, tăng tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, và tạo giá trị gia tăng cho các cổ đông.
BẠCH DƯƠNG
Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý, vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất - vừa phát hành thư mời mua cổ phần hóa gửi đến 15 quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Dự kiến cuối năm 2017, BSR sẽ chào bán cổ phiếu ra thị trường.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, được Nhà nước đầu tư và sở hữu, có công suất chế biến 6,5 triệu tấn dầu thô/năm. Với định hướng trở thành động lực cho kinh tế miền Trung "cất cánh", công trình này được khởi công vào cuối năm 2005 và vận hành từ 2009, với vốn đầu tư hơn 3 tỷ USD.

Sau gần một thập kỷ đi vào vận hành thương mại, đến nay, BSR đang thực hiện tiến trình cổ phần hóa, với mục tiêu thu xếp tài chính cho các dự án đầu tư chiến lược, tăng tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp, và tạo giá trị gia tăng cho các cổ đông.

BSR hiện là chủ đầu tư dự án nâng cấp - mở rộng nhà máy lọc dầu Dung Quất để nâng công suất từ 6,5 triệu tấn/năm lên 8,5 triệu tấn/năm, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu và tiêu chuẩn môi trường cao hơn.

Tiến trình cổ phần hóa của nhà máy lọc dầu Việt Nam đầu tiên diễn ra trong bối cảnh giá dầu vẫn ở mức thấp, bản thân doanh thu và lợi nhuận của nhà máy cũng đi xuống.

Năm 2016, BSR đạt doanh thu 75.184 tỷ đồng, giảm 41,6% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế 5,007 tỷ đồng, giảm hơn 21%.

Đáng chú ý, việc đầu tư của BSR vào công ty con là Công ty Cổ phần Nhiên liệu sinh học Dầu khí Miền Trung (Bio Ethanol Dung Quất) gặp nhiều khó khăn. 

Bio Ethanol Dung Quất có vốn điều lệ 1.252 tỷ đồng. Dự án xây dựng nhà máy được phê duyệt xây dựng năm 2009 tại Quảng Ngãi với vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng, sau đó bị đội vốn lên 2.100 tỷ đồng. Năm 2014, nhà máy lỗ 164 tỷ đồng. 

Ba cổ đông sáng lập của Bio Ethanol Dung Quất bao gồm BSR với 60% vốn; Tổng công ty Dịch vụ tổng hợp dầu khí (Petrosetco) góp 30%, Tổng công ty Tài chính Dầu khí Việt Nam (PVFC) góp 10%. Tuy nhiên, sau đó các công ty này đã lần lượt thoái vốn, hiện chỉ còn BSR là cổ đông lớn nhất. 

Hiện nay nhà máy của Bio Ethanol Dung Quất đã dừng hoạt động. BSR cho biết để duy trì hoạt động tối thiểu, Bio Ethanol Dung Quất đã cắt giảm lao động, chỉ để lại nhân sự tối thiểu thực hiện quản lý, bảo đảm tài sản và bảo dưỡng sửa chữa. 
(http://vneconomy.vn/doanh-nhan/kinh-doanh-sa-sut-nha-may-loc-dau-3-ty-usd-moi-15-quy-mua-co-phan-20170509054037853.htm )