Vì sao Tư Mã Ý “động binh như thần” lại bại trước “Không thành kế” của Gia Cát Lượng
Trong “Không thành kế”, Gia Cát Lượng không binh không tốt đã lừa được Tư Mã Ý. Nhưng thật sự có phải đơn giản như thế? Khi các cao thủ thực sự so chiêu, thì chưa nhìn thấy ánh quang đao, thắng bại đã rõ. Vậy chiêu thức của Gia Cát Lượng nằm ở đâu?
Tạo hình của nhân vật Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý trong phim. (Ảnh: Timetw)
Tư Mã Ý suất lĩnh 15 vạn quân kéo đến Tây thành, lúc này trong tay Gia Cát Lượng chỉ có không đến 2.000 quân yếu ớt. Binh gia nói rằng: “Hư mà tỏ dĩ thực”, tức hư ảo mà tỏ ra như thực, chỉ với 2.000 quân trong tay, làm thế nào Gia Cát Lượng lại tạo ra được khí thế thiên quân vạn mã, làm nên kỳ tích khiến Tư Mã Ý phải rút quân?
Gia Cát Lượng đã cho mở toang 4 cửa thành, còn mình thì vai đeo áo choàng, vấn khăn nhiễu trên đầu, mang theo hai tiểu đồng và một cây đàn, lên trên cổng thành, đốt hương, thanh nhã ngồi gảy đàn.
Tư Mã Ý binh động như thần
Quân tiên phong của Tư Mã Ý đến dưới thành, thấy trận thế này, không dám tùy ý tiến vào thành, liền vội vàng quay về bẩm báo với Tư Mã Ý.
Tư Mã Ý vẫn được biết đến là “binh động như thần, mưu vô tại kế”. Nghiên cứu đối thủ rất sâu, ông ta là một nhân tài kiệt xuất.
Bởi thế, Tư Mã Ý đã đích thân đến dưới thành trầm lặng quan sát thật kỹ, sau đó hạ lệnh rút quân. Ông nói: “Gia Cát Lượng một đời cẩn thận, sẽ không mạo hiểm. Cửa thành mở toang, bên trong tất có mai phục, nếu quân ta tiến vào thì có thể trúng kế của hắn”.
Nhưng người con trai thứ 2 của ông là Tư Mã Chiêu lại hoài nghi rằng: “Trong thành không có binh, mở cửa thành chỉ là kế sách của Gia Cát Lượng”.
Tư Mã Chiêu sinh lòng khả nghi, nhưng tại sao Tư Mã Ý được mệnh danh “binh động như thần” lại không chút nghi ngờ mà cho rút quân ngay, mặc dù ông hoàn toàn có thể sử dụng các kế sách khác để thăm dò?
Mưu trí là hữu hình, cẩn thận là vô hình, hữu hình dễ thấy, vô hình khó biết, người biết mình biết người, khi các cao thủ so tài với nhau, thì quan trọng chính là họ có thể lý giải đối thủ được bao nhiêu? Gia Cát Lượng“một đời cẩn thận, bình thản vô kỳ”, và Tư Mã Ý “binh động như thần” đã đấu trí với nhau trong trận chiến không gươm không đao này.
Tư Mã Ý gặp phải đối thủ Gia Cát Lượng, người liễu giải được ông ta cực kỳ sâu sắc
Gia Cát Lượng biết rằng Tư Mã Ý là cao thủ trong việc sử dụng tâm lý chiến, chính vì vậy ông đã áp dụng chính điểm này và đã thành công. Đây là chiến thắng trong vô hình, không nhìn thấy khói lửa.
Gia Cát Lượng ở trên cổng thành dâng hương đánh đàn, sao lại khiến cho Tư Mã Ý phải e dè? Có phải Gia Cát Lượng đã sử dụng tâm lý chiến, nhờ giả bộ bình thản thong dong mà lừa được Tư Mã Ý? Đương nhiên không phải, đây là trận đấu giữa các cao thủ, thành hay không là nằm ở điểm khác.
Vậy Tư Mã Ý khi đứng dưới Tây thành quan sát, đã thấy gì để rồi ra quyết định như vậy?
Kỳ thực Tư Mã Ý tự thân đến dưới thành không chỉ để nhìn, mà quan trọng hơn là lắng nghe. Ông có thể nhìn ra những điều người khác không thấy, có thể nghe thấy những điều người khác không thể nghe.
Tư Mã Ý từ thuở nhỏ đã thông minh mưu lược, học vấn rộng lớn uyên thâm, luôn ghi lòng tạc dạ những đạo lý của Nho gia, và tất nhiên ông không thể không biết câu chuyện Khổng Tử học đàn.
Không Tử được nhạc công của nước Lỗ là Sư Tương Tử dạy đàn. Sư Tương Tử dạy xong một khúc nhạc, rồi để cho Khổng Tử một mình luyện tập mấy ngày, sau đó lại dạy bài mới. Nhưng Không Tử chỉ vùi đầu vào khổ luyện bài cũ, tựa hồ như quên việc mình phải học bài mới.
Sư Tương Tử nhắc nhở: “Ông đã học thuần thục bài này rồi, có thể học sang bài khác”. Khổng Tử trả lời: “Không được, ta mới chỉ đàn nhuyễn âm luật thôi, còn kỹ pháp thì còn rất tẻ nhạt!”.
Rồi qua vài ngày, Sư Tương Tử lại nói: “Kỹ pháp của ông thuần thục rồi, có thể học bài mới”.
Khổng Tử lại nói: “Không được! Ta vẫn chưa hiểu được nội dung của nó!”. Lại qua vài ngày nữa, Sư Tương Tử nghĩ rằng Khổng Tử đã hiểu rõ được nội dung của ca khúc rồi, do đó đưa bài mới cho Khổng Tử học. Không Tử vẫn lắc đầu nói: “Không được, ta vẫn chưa thể ngộ được cách đối nhân xử thế của tác giả!”.
Vài ngày sau, Khổng Tử nói với Sư Tương Tử: “Ta biết người sáng tác là người như thế nào rồi! Người này có dáng vóc cao cao, khuôn mặt đen, con mắt có thần sáng ngời, là người có khí chất vương giả. Ca khúc này hẳn là do Chu Văn Vương sáng tác?”.
Sư Tương Tử không khỏi kinh ngạc, giật mình nói: “Ông nhắc nhở ta mới nghĩ ra, thầy của ta từng cho ta biết tên của thủ khúc này là “Văn Vương Thao”, tác giả là Chu Văn Vương”.
Tư Mã Ý là người rất khâm phục Nho gia. Chính vì thế, khi đứng trước một thành trống, Tư Mã Ý chủ yếu tập trung lắng nghe tiếng đàn, từ tiếng đàn đoán ra tâm ý của Gia Cát Lượng.
Tư Mã Ý đang nhắm mắt nghe đàn – Một cảnh trong phim Tam Quốc Diễn Nghĩa 2010. (Ảnh: VoThuat)
Rất nhiều người biết đến câu chuyện tri âm tri kỷ giữa Bá Nha và Tử Kỳ, trong đó tiếng đàn chính là tiếng lòng. Tư Mã Ý sau khi nghe xong tiếng đàn đã lệnh cho 15 vạn quân rút lui, mà không thực hiện thăm dò quân sự.
Chính là vì từ tiếng đàn, Tư Mã Ý đã thấy được Gia Cát Lượng thực sự thong dong bình thản không chút lo lắng. Tư Mã Ý đã xác định rằng Gia Cát Lượng một đời cẩn thận chắc chắn, ở đằng sau nhất định có mưu kế, và quyết định rút quân. Trong tiếng đàn bình thản thong dong, Tư Mã Ý đã nghe thấy mai phục, kỳ kế, quân Ngụy có nên mạo hiểm như vậy không? Không cần thiết phải như vậy.
Bởi vì Gia Cát Lượng đã liễu giải được Tư Mã Ý, nên ông đã quyết định ngồi trên thành dùng tiếng đàn của mình để ngăn không cho 15 vạn quân tiến vào thành.
Tư Mã Ý đã thấy được tâm trạng thong dong bình thản của Gia Cát Lượng, nhưng lại không liễu giải được sự bình thản này là đến từ cảnh giới tu luyện chứ không phải là do đã có sự chuẩn bị bày binh bố trận kỹ lưỡng.
Cổ nhân nói: “Trước Thái sơn sụp đổ, mà sắc mặt không thay đổi”. Đây mới thực sự là thong dong trấn định, đây là một cảnh giới trong tu hành.
Điều mà Tư Mã Ý chưa liệu tới chính là cảnh giới tu luyện của Gia Cát Lượng đã đạt tới siêu thoát khỏi việc thắng bại, sinh tử, dù có bại trận thực sự thì tâm trạng của Gia Cát Lượng vẫn là như vậy.
Gia Cát Lượng chỉ khi nắm được điểm này của Tư Mã Ý, nên “Không thành kế” của ông mới thành công! Khác biệt khi các cao thủ so tài với nhau chính là nằm ở cảnh giới tu hành.
Lời toà soạn: Các dân tộc Á Đông có một nền văn minh vô cùng xán lạn. Lịch sử Á Đông nói chung, trong đó có Trung Quốc và Việt Nam, rất hào hùng, tràn đầy khí chất. Lịch sử 5000 năm văn minh, văn hoá của Á Đông là cả một kho tàng vô giá cho hậu thế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của những quan niệm mới có phần thiên kiến, lệch lạc, lịch sử ấy đã bị cải biên và nguỵ tạo nhiều. Với mong muốn phục hưng lại nền văn minh vĩ đại cũng như những truyền thống đạo đức quý báu của người Á Đông, chúng tôi tiến hành loạt bài về lịch sử Việt Nam, Trung Hoa… gửi đến quý độc giả, ngõ hầu phá giải được những quan niệm sai lệch hiện nay.
Trong lịch sử Trung Quốc, vào cuối mỗi triều đại thường xuất hiện nạn tham nhũng nghiêm trọng khiến nhân dân lầm than, đất nước suy yếu dẫn đến diệt vong. Nhà Thanh tiếp nhận bài học ấy từ triều Minh nên đã rất nỗ lực chống tham nhũng. Mỗi hoàng đế đều đưa ra chính sách khác biệt và thu về hiệu quả khác nhau.
Có một nguồn tin nói: “Chu Nguyên Chương đã giết 150 ngàn người trong chiến dịch chống tham nhũng, Hoàng đế Ung Chính chỉ đưa ra 3 chiêu khiến quan tham không dám phạm”.Lịch sử chưa kiểm chứng được mức độ chân thực của câu nói này, tuy nhiên nó cũng khiến nhiều người cảm thấy hiếu kỳ.
Sau khi Chu Nguyên Chương lập nên nhà Minh, ông đã thực hiện chiến dịch “bàn tay sắt”, triệt để chống nạn tham ô. Cách ông trừng phạt kẻ tham quan ô lại cũng vô cùng tàn nhẫn.
Thứ nhất, ông đưa ra quy định, cứ tham ô 10 lượng bạc thì phải chịu thụ hình phạt. Tham ô từ 60 lượng bạc trở lên thì người đó đã mắc đại tội. 60 lượng bạc trước đây tương đương với 12 ngàn tệ (khoảng 39 triệu VNĐ) hiện nay. Nhiều người thắc mắc liệu khoản tiền này có đủ để quy thành tội tham ô hay không? Nhưng hoàng đế triều Minh thì đã định nó vào đại tội.
Thứ hai, Chu Nguyên Chương áp dụng những hình phạt rất tàn khốc. Kẻ tham nhũng nhẹ thì bị lưu đày, sung quân, nặng thì bị tử hình, nặng hơn nữa thì bị rút gân lột da, biến tên tội phạm thành bù nhìn đặt ở công trường. Bao nhiêu người phạm tội thì có bấy nhiêu người chịu hình phạt.
Thứ ba, Chu Nguyên Chương còn cho phép dân chúng tố cáo quan tham. Luật pháp triều Minh quy định, người nào bị phát hiện tham nhũng sẽ lập tức bị đưa đến nha phủ hoặc áp giải trực tiếp lên kinh thành để chém đầu thị chúng. Hình phạt quả thực rất nghiêm. Trong suốt 276 năm của triều nhà Minh, số tham quan bị giết do tham ô đã lên đến 150 ngàn người. Con số đó quả thực rất khủng khiếp, giống như thể các quan viên của nhà Minh đều bị xử tử hết vậy.
Tuy nhiên, cách làm này cũng không hiệu quả lắm. Càng xử phạt nặng, tham quan càng xuất hiện nhiều, giống như họ không hề biết sợ hãi. Hình pháp càng nghiêm minh thì quan chức lại càng nghĩ ra trăm phương ngàn kế để tham ô. Điều này khiến Chu Nguyên Chương phải đau đầu suy nghĩ, không mấy khi ngủ ngon lành.
Nhưng, khi nhà Thanh lên nắm quyền, thời Ung Chính làm Hoàng đế, ông chỉ áp dụng 3 chiêu mà đã giải quyết được tận gốc vấn đề. Ông đã tìm ra lý do vì sao các triều đại trước thất bại trong việc chống tham nhũng. Đó là, Hoàng đế các đời trước vẫn còn quá nương tay, biện pháp thực thi chưa đủ uy lực nên sức răn đe không cao. Vì vậy, thời Ung Chính làm Hoàng đế, các quan viên chẳng khác nào gặp phải ác mộng. Hoàng đế đã dùng mấy cách như sau:
Một là bất ngờ khám xét nhà. Ung Chính thường tiến hành khám xét nhà quan viên để mở màn cho những cuộc điều tra tham ô. Người ta gọi ông là Hoàng đế thích khám nhà quan viên nhất. Khi phát hiện ra quan tham, ông cho quân lính bắt giải, niêm phong nhà, sung vào ngân khố tất cả tài sản. Sau khi khám xét, căn nhà của viên quan tham cũng sạch trơn, chỉ còn lại tường vách.
Thứ hai, cả nhà quan tham đều phải chịu hình phạt. Ung Chính cho rằng nguyên nhân dẫn đến tham ô không phải chỉ do một mình quan viên gây ra, người thân đều có trách nhiệm liên luỵ. Trong mỗi vụ tham ô, ông đều điều tra tới tận ngọn nguồn. Tất cả người thân thích của tham quan như: con trai, vợ, cha mẹ… đều bị bắt giam.
Ung Chính cho rằng, nguyên nhân khiến quan viên tham ô là vì quá lo lắng cho thế hệ tương lai, muốn tích tài vật lưu lại cho con cháu. Nhưng cách làm này cũng có hạn chế. Bởi đôi khi người thân của những viên tham quan này không hề liên quan đến việc tham ô, tham nhũng mà cũng bị liên lụy, phải chịu lưu đày ra biên cương. Với chiêu này, con cháu của quan tham cũng không được thừa hưởng khoản tiền có được từ tham nhũng, thậm chí phải sống tủi nhục, nghèo khó.
Thứ ba, Ung Chính để các quan viên trực tiếp chứng kiến những màn hành hình quan tham. Khi nhìn thấy cảnh tượng này, các quan viên sẽ tự biết sợ mà khống chế lòng tham bản thân. Nhìn thấy người kia mới chỉ mấy ngày trước hãy còn là đồng liêu mà giờ đã bị chặt đầu. Thêm nữa, khi tận mắt nhìn thấy cảnh hành hình, các quan viên sẽ không còn mơ hồ về tội chết nữa. Họ sẽ hiểu cuộc đời như giấc mộng, tiền bạc chỉ là thứ vật ngoài thân nên cũng chẳng còn lòng dạ nào mà vơ vét tham ô để phải đối diện với cái chết nữa.
Chỉ với 3 độc chiêu này, Ung Chính đã khiến quan lại tuyệt nhiên không còn dám manh nha ý nghĩ tham ô nữa. Có thể nói đây chính là cách chống tham nhũng thông minh nhất mà một Hoàng đế từng nghĩ ra.
Thời Khang Hy, ngân khố triều đình rất hạn hẹp, Tuy nhiên, đến thời Ung Chính làm Hoàng đế, ông đã tích lũy được 80 triệu lượng bạc cho quốc khố, đặt nền móng vững chắc về tài chính cho Càn Long nắm quyền. Tuy nhiên, đến thời Càn Long, hiện tượng tham nhũng lại bắt đầu nở rộ. Đó cũng là thời điểm xuất hiện đại gian thần Hoà Thân, kẻ tham nhũng số một trong lịch sử Trung Hoa nói riêng và Á Đông nói chung.
Ở Việt Nam, Lê Thánh Tông (1442-1497) cũng là một ông vua nổi tiếng mạnh tay với tệ tham nhũng. Sau khi lên ngôi vài năm, Thánh Tông nhanh chóng nhận ra tình trạng quan lại sâu mọt, vơ vét tài vật của dân sẽ là nguyên nhân làm suy yếu triều cương. Để giải quyết triệt để tệ nạn này, ông đã đề ra rất nhiều bộ luật siết chặt kỷ cương. Trong đó có những quy định như:
– Năm 1475, định lệnh cấm vơ vét xoay tiền trong các việc xây dựng sửa chữa, kẻ nào mượn cớ và vơ vét xoay tiền thì trị tội như luật xoay tiền.
– Năm 1478, trong sắc chỉ cho các địa phương xét quan lại trong địa hạt, người nào tham ô lười biếng thì tâu lệnh để định việc giáng chức.
– Năm 1487, xét quan lại thấy tham nhũng thì bãi chức sung quân ở Quảng Nam.
– Năm 1483, trong sắc chỉ ân xá của nhà vua những kẻ tham nhũng xếp cùng tội đại nghịch không được hưởng khoan hồng của nhà vua. Như vậy, Lê Thánh Tông đã coi nạn quan tham ngang hàng với tội đại nghịch. Những tội làm tổn hại đến nền móng nhà nước phong kiến.
Dưới sự trị vì anh minh, sáng suốt và những phương pháp chống tham nhũng đầy hiệu quả, triều đại của vua Lê Thánh Tông được đánh giá là đỉnh cao của vương triều phong kiến Việt Nam, là thời kỳ thịnh trị thứ 2 trong sử Việt sau thời đại huy hoàng Lý – Trần.
Tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn (Hải Phòng), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.
Thủ tướng tiếp xúc cử tri
Chuẩn bị kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, chiều 13-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Cử tri quận Đồ Sơn bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những kết quả, thành tích phát triển kinh tế-xã hội đất nước và TP Hải Phòng những tháng đầu năm 2017; đánh giá cao hoạt động của Đoàn ĐBQH thành phố từ sau kỳ họp thứ hai đến nay, góp phần vào các chương trình, hoạt động của Quốc hội.
Cử tri quận Đồ Sơn cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan trung ương và thành phố một số vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm như các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý đất đai…
Cử tri kiến nghị Chính phủ đưa dự án tuyến đường bộ ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa vào diện đầu tư trung hạn, góp phần đẩy nhanh tiến độ mà Thủ tướng đã phê duyệt; kiến nghị Chính phủ quan tâm, cho phép Hải Phòng có cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách để tạo điều kiện giúp thành phố phát triển trong thời gian tới; quan tâm một số dự án trên địa bàn quận Đồ Sơn như: xây dựng bến cá Ngọc Hải, kè đá tuyến đê biển Đồ Sơn, tôn tạo Khu di tích K15 - Bến tàu không số…
Phát biểu với cử tri quận Đồ Sơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian qua; khẳng định quyết tâm của Chính phủ với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong quản lý, điều hành, thay đổi nhận thức từ tư duy mệnh lệnh hành chính sang tư duy Chính phủ "kiến tạo - phục vụ".
Thủ tướng phát biểu tại buổi tiếp xúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn và tiếp thu đầy đủ 12 ý kiến phát biểu của cử tri Đồ Sơn, chia sẻ băn khoăn: "Làm sao để hệ thống chính trị, trước hết là các cấp chính quyền phải sát dân, lo cho dân, dành tình cảm với dân, gắn bó, chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi để xây dựng đất nước?". Từ đó, Thủ tướng đưa ra các giải pháp: chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương phải quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, với người dân phải xóa bỏ khoảng cách, lãnh đạo phải gắn bó với nhân dân, lấy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng nhất, để nhân dân tin tưởng, gắn bó, lắng nghe, sẻ chia với dân lúc vui buồn, khó khăn thuận lợi. Bên cạnh đó, chính quyền khi thực thi nhiệm vụ phải làm đúng chính sách, pháp luật; làm việc có lý có tình, trên tinh thần thuyết phục dân, để dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước. Kinh nghiệm từ các vụ việc trong quá khứ như Quán Nam, Đồ Sơn tại Hải Phòng, và vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.
"Tôi thường hay nói ở nông thôn đừng để xuất hiện tình trạng "lớp lý trưởng mới". Cấp ủy, chính quyền ở đó phải gắn bó với nhân dân, coi nhiệm vụ phục vụ nhân dân là quan trọng nhất"- Thủ tướng bày tỏ và nhấn mạnh tinh thần xử lý công việc là thuyết phục dân, làm tốt công tác tư tưởng để người dân hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, bởi "tư tưởng không thông, đeo bi-đông cũng nặng".
Thủ tướng cho rằng, bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần quan tâm đến an sinh xã hội, cuộc sống người dân, như bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, "đừng để người dân lo ngay ngáy vì trộm, cướp".
Thủ tướng cũng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đang đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, giải quyết, xử lý các công trình "đang đắp chăn, đắp chiếu".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngay sau tiếp xúc cử tri, Thủ tướng sẽ làm việc với tập thể Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng bàn về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng thành phố, trong đó có những vấn đề mà cử tri quận Đồ Sơn thay mặt cử tri Hải Phòng và cả nước kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ.
"...Trong quá tình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ luôn chấp hành tốt điều lệnh của công an nhân dân: Đối với tội phạm thì phải tấn công đến cùng, truy bắt đến cùng, đối với nhân dân thì luôn phải hòa đồng, giúp đỡ nhân dân !" Bà con Đồng Tâm nên mời Thượng tá Nguyễn Ngọc Mễ về làm công dân danh dự của xã vì: ông đã quán triệt cho binh lính dưới quyền hòa đồng với bức xúc của người dân !
Có bàn tay của thế lực thù địch nhúng vào Đồng Tâm không ? Đây là một câu hỏi và cũng là “đơn đặt hàng” của người viết bài này và nhiều người muốn chuyển tới các cơ quan chức năng của Chính phủ và Hà Nội, mong sớm trả lời minh bạch sau cuộc thanh tra toàn diện 45 ngày về vấn đề đất đai tại địa bàn xã Đồng Tâm…
Những diễn biến tại xã Đồng Tâm từ ngày 15/4 tới 22/4/2017 thật sự là một cuộc nổi dậy của nông dân; Một cuộc nổi dậy bán vũ trang bởi 2 bên có dấu hiệu sẵn sang dùng vũ lực để điều chỉnh nhau.
Nếu không sớm làm minh bạch chỉ rõ đâu là nguyên nhân, đâu là hậu quả; chỉ rõ kẻ là thủ phạm ai là nạn nhân, chỉ rõ ai đúng, ai sai, để cần thiết thì phải xử lý đúng đảm bảo sự uy nghiêm của luật pháp thì sẽ dẫn tới nhiều vụ tương tự tiếp tục nổ ra.
Cuộc nổi dậy này là do tranh chấp đất đai hay do có chuyện đất đai hay chưa đồng thuận, các thế lực thù địch mượn không gian mạng để gây nên một cuộc chiến tranh ảo, xúi dục nhân dân Đồng Tâm nói riêng đứng lên chống lại Đảng và chính quyền ?
Người viết không chấp ý kiến của đám “dư luận viên ” ba lăng nhăng mà căn cứ vào các ý kiến trên các phương tiện thông tin đại chúng của một số tờ báo chính danh…
Vụ nổi dậy của nông dân tại xã Đồng Tâm là do tác động, sự nhúng tay xúi dục của thế lực thù địch như một số tờ báo kết tội hay do sựthiếu kiềm chế của một trong hai phía dẫn tới suýt xảy ra xô xát thảm khốc ? Hay đây chỉ là chuyện ầm ỹ trên không gian mạng, ngoài thực tế nhân dân Đồng Tâm và chính quyền Hà Nội không có chuyện gì lớn ?
Xin nêu một ý kiến đã được viết trên một số báo:
1/ Báo Hà Nội mới, là tờ báo đặt dưới sự chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội số ra ngày 20/4/2017 trong bài:”Lật mặt những luận điệu sai trái lợi dụng sự việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức” có đoạn sau đây:
(HNMO) - Trong khi các lực lượng chức năng thành phố đang rất nỗ lực triển khai các biện pháp cần thiết để sớm ổn định tình hình an ninh trật tự, bảo đảm cuộc sống bình yên của người dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức thì một số đối tượng cơ hội chính trị dưới danh nghĩa “luật sư”, “chuyên gia”, nhà “dân chủ” đã lên mạng xã hội liên tục có những phát ngôn, tuyên bố sai lệch, không đúng bản chất sự việc, tỏ vẻ “hào hiệp”, sẵn lòng “hỗ trợ” người dân đòi “quyền lợi”.... Mục đích chính của các đối tượng này không gì khác là cố tình bôi đen sự thật nhằm làm chệch hướng dư luận, lợi dụng tình hình để nói xấu chế độ và kích động sự quá khích của một bộ phận nhân dân khiến tình hình càng thêm căng thẳng.
Những ngày qua, nếu ghé vào các trang mạng của những phần tử phản động, cơ hội chính trị đã quá "quen mặt" bấy lâu nay, nếu là người thiếu cảnh giác và không suy xét kỹ, rất dễ dàng bị "ngập" trong những thông tin ngồn ngộn về vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm (Mỹ Đức), như thể đang được tận mắt chứng kiến trực tiếp những gì diễn ra tại hiện trường. Từ những thông tin có được tại hiện trường, cả một đám kền kền chuyên "bám váy" những thế lực phản động trong và ngoài nước nhanh chóng xào xáo, cho ra đời hàng loạt sản phẩm từ bài viết đến clip được cắt xén vội vàng (thậm chí đoạn trước, đoạn sau đã lập tức vênh nhau, lòi ngay đuôi xuyên tạc), nhưng bọn chúng vẫn lớn tiếng tung hô "Tinh thần Đồng Tâm", "Chảo lửa Đồng Tâm", "Đồng Tâm rào làng tử thủ"... rồi kêu gọi người dân địa phương vùng lên, kêu gọi người "dân oan" nơi khác kéo về hỗ trợ!”
“-Bà con cần bình tĩnh, tỉnh táo suy xét để cùng lãnh đạo chính quyền thành phố đối thoại, tháo gỡ sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nhất quyết không để kẻ xấu “khuấy nước đục thả câu”, gây rối ANTT kéo dài trên địa bàn…”
Song giọng lưỡi hằn học của một số ít đối tượng vô lương ấy không lừa được tất thảy mọi người, nhất là những người có lương tâm và hiểu biết. Không ai còn lạ gì cái cách mà bọn chúng cố khoét sâu vào những yếu kém trong công tác quản lý ở địa phương, vào những hành vi tiêu cực vốn chỉ của một số cá nhân nhưng lại quy kết, chụp mũ, suy diễn cho chính quyền các cấp, cốt sao chúng tạo ra mâu thuẫn lớn hơn, phức tạp hơn.
Phía bên kia chính là một số kẻ cơ hội, một số kẻ chủ đích gây rối bất lương, một số kẻ tìm mọi cách kiếm chác trong những tình huống thế này. Chúng chắc chắn sẽ bị lộ chân tướng, khi bà con nhân dân bình tĩnh suy xét và tách bạch những bức xúc quá đà, cùng chính quyền thành phố tháo gỡ một điểm nóng phức tạp ở huyện Mỹ Đức những ngày vừa qua, trả lại nhịp sống bình yên cho những người nông dân chất phác nơi đây!”
3/ Báo Pháp luật TPHCM số ra 21/4/2017 có bài “Đồng Tâm mọi việc đều có giới hạn của nó” của Nghĩa Nhân, tiêu đề và nội dung bài viết người đọc có thể ngửi thấy mùi thuốc súng, mùi dùi cui, mùi còng số 8:
“Nếu tạm coi phản ứng tập thể ban đầu của người dân khi bắt giữ nhân viên công quyền là bột phát, khó kiểm soát, như một sự đáp trả với việc công an bắt người của họ thì dường như việc họ tiếp tục giam giữ 20 công an, cán bộ nhà nước trong bốn ngày qua là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng…
Ngày 20-4, Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cùng đại diện Ban Dân nguyện của Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Bộ Quốc phòng về huyện để đối thoại với đại diện của những người đang có hành vi bắt giữ người trái phép nhưng bị từ chối. Những người đang có hành vi vi phạm pháp luật ấy đòi hỏi ông Chung phải về gặp họ ngay tại thôn Hoành. Nhưng liệu họ có quyền đòi hỏi không, khi tại thời điểm này, họ là bên đang có lỗi?
Ngay trong nội bộ thôn Hoành, nhiều người dân đã không còn tán đồng với việc tiếp tục bắt giữ công an lâu như thế. Nhưng dường như tiếng nói ôn hòa ấy đang bị thành phần cực đoan che phủ. Đã có thông tin về việc những người có ý kiến thả công an thì bị cách ly, canh chừng…
Sự việc ở thôn Hoành giờ không còn là phản ứng bắt giữ người trái pháp luật một cách bột phát, khó kiểm soát của số đông nữa. Sự việc ấy đang ngày một rõ dấu hiệu vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được Bộ luật Hình sự định danh tại Điều 301 là tội bắt cóc con tin: “…bắt giữ, giam người khác làm con tin và đe dọa giết, làm bị thương hoặc tiếp tục giam, giữ người đó nhằm cưỡng ép một quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức quốc tế hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin…”. Hình phạt cho hành vi ấy 1-15 năm tùy tính chất, hậu quả…
Lúc này, có lẽ quả bóng đang trong chân những người “chủ chiến” của thôn Hoành. Thành hay bại, rủi ro cao hay thấp, hậu quả pháp lý tới đây thế nào phần nhiều tùy thuộc vào họ. Sự thông cảm của bên ngoài dành cho người dân Đồng Tâm đang suy giảm dần. Và như Chủ tịch Chung nói: “Mỗi việc làm đều có giới hạn nhất định”.
4/ Đài truyền hình Việt Nam, cơ quan ngôn luận của chính phủ trong chương trình thời sự VTV1 19 h tối 23/4/2017 đã phát những chính kiến sau đây:
“ Nhân đân Đồng Tâm đã cử đại diện công khai xin lỗi chính quyền do thiếu kiềm chế đã có hành động vi phạm pháp luật đã giữ trái phép một số cán bộ sĩ quan và hạ sĩ quan quân đội nhân dân được cử đến để thực hiện nhiệm vụ tại đây…
Trong khi nhân dân thủ đô đồng tình với cách giải quyết của chính quyền Hà Nội thì các thế lực thù địch với thủ đoạn cũ đã lợi dụng xuyên tác sự thật hướng dư luận nhằm phức tạp thêm tình hình, ly gián tình quân dân, kích động dư luận nhằm chống phá Đảng và Nhà nước nhân dân ta. Một trong những việc làm đó chúng rêu rao công an không dám dùng vũ lực trấn áp lại những người dân đang quá khích…
Cách ứng xử đó đã bị một số thế lực thù bôi xấu cho rằng lực lượng công an yếu kém, thiếu quyết liệt nhằm kích động quần chúng nhân dân hạ uy tín chính quyền các cấp
Đây chính là điểm sang coi đó là tỉnh táo và bản lĩnh không nhầm lẫn nhân dân với kẻ thù…”
Qua ý kiến của 4 cơ quan ngôn luận kể trên xin được phân tích, phản biện lại những ý kiến đại diện cho thứ ngôn luận chính thống lấy thịt đè người, cả vú lấp miệng em của một số “cây bút dùi cui” kể trên:
Về bản tin của Đài truyền hình Việt Nam VTV1
Đài truyền hình đã thông tin không trung thực,cắt xén và xuyên tạc:
-Theo VTV1 thì bà con Đồng Tâm giữ trái phép một số sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội nhân dân là không đúng sự thật; số bị giữ thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động là lực lượng công an, không phải quân đội…
-VTV 1 đưa tin bà con cử người đại diện ra xin lỗi chính quyền là cắt xen thông tin. Sau đây là nguyên văn ý kiến của một người dân được VTV1 đã đưa: “Mọi chuyện đã lỡ rồi, chúng tôi có sai đấy sai ít sai nhiều nhưng chúng ta phải nói như thế này: tiên trách kỷ hậu trách nhân; Không có chuyện bắt bớ ban đầu thì không có chuyện dân làng tôi vi phạm pháp luật…Vi phạm đến đâu mong được sự che chở, không phải van xin gì nhưng mong các vị đại biểu Quốc hội …xem xét thấu tình đạt lý…”
Người dân rất đúng mực, nhận sai nhưng cái sai do chính quyền gây ra trước: bắt 4 người sau đó mời cụ Kình ra đồng để chỉ mốc giới rồi bắt và làm cụ bị thương…Đài truyền hình đã cắt xén ý kiến này không đưa nguyên văn, đổ dồn hết lỗi sang cho dân…
Đài truyền hình đã vu cáo bà con nông dân Đồng Tâm quá khích để nhằm đề cao lực lượng công an nhân văn không sử dụng vũ lực. Điều này đã bị ngay Trung úy Đinh Tiến Đông bác bỏ trong khi trả lời VTV1: “Khi chúng tôi bị giữ trong nhà văn hóa thì bà con nhân dân vào nói với chúng tôi những vấn đề bức xúc bấy lâu nay của bà con…Chúng tôi luôn mong rằng các cấp lãnh đạo sớm xuống giải quyết thắc mắc cho bà con để bà con yên tâm, yên ổn…chờ các chính quyền các cấp có thẩm quyền về giải quyết mâu thuẫn cho bà con…”
Cũng chính VTV1 đưa tin: Không phải bà con bắt các chiến sĩ cảnh sát cơ dộng mà bà con chủ động mới bà con về nhà văn hóa sau đó giữ lại để làm binh vận…điều này thể hiện qua ý kiến của trung úy Đinh Tiến Đông.
Các làm binh vận khôn khéo đó của bà con Đồng Tâm đã được Đinh Tiến Đông và đồng đội của anh đồng tình nên họ đồng ý ở lại với bà con để giúp tạo áp lực buộc các cấp lãnh đạo xuống trực tiếp giải quyết cho bà con. Nếu những chiến sĩ cảnh sát cơ động này cố tình “ phá vây” thì làm sao bà con Đồng Tâm làm sao giữ được họ…Một nguồn tin mạng nói 3 chiến sĩ cảnh sát cơ động đã tự giải thoát là một mình chứng.
Điều này khẳng định rõ ràng hơn trong ý kiến sau đây của Thượng tá Nguyễn Ngọc Mễ-Trung đoàn trưởng Trung đoàn cảnh sát cơ động:
”Trung đoàn cảnh sát cơ động được cấp trên giao cho nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và traaj tự an toàn xã hội tại khu vực này.
Ngày 15/4 tại khu vực xã Đồng Tâm xảy ra sự việc như các đồng chí đã biết; lực lượng cảnh sát cơ động của chúng tôi đã được điều đến… Trong quá tình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ luôn chấp hành tốt điều lệnh của công an nhân dân: Đối với tội phạm thì phải tấn công đến cùng, truy bắt đến cùng, đối với nhân dân thì luôn phải hòa đồng, giúp đỡ nhân dân. Chính vì vậy xuất phát từ tình hình thực tế trong vụ việc lực lượng cảnh sát cơ động chúng tôi đã thực hiên nghiêm điều lệnh của công an nhân nhân dân và của lãnh đạo cấp trên: Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ địa phương, đảm bảo an toan tuyệt đối cho nhân dân của xã Đồng Tâm…”
Thế là đã rõ!
Qua ý kiến của vị Trung đoàn trưởng Nguyễn Ngọc Mễ đã làm sang tỏ việc các chiến sĩ cảnh sát cơ động ở lại nhà văn hóa là hành động do tự nhận thức, quán triệt đây là bức xúc có thật của nhân dân, không phải kẻ thù len vào gây rối chính quyền. Do đó các chiến sĩ cảnh sát cơ động đã tìm giải pháp hòa đồng với nguyện vọng của nhân dân, hòa đồng với những thắc mắc chính đáng của nhân dân để giúp đỡ, tạo áp lực buộc các cấp các chính quyền về giải quyết đúng pháp luật những tranh chấp đất đai tại Đồng Tâm.
Nếu không có sự hòa đồng, nếu không có sự quá triệt phải chia sẻ, giúp đỡ nhân dân, bảo vệ tuyệt đối an toàn cho nhân dân thì làm sao suốt 7 ngày đã không có chuyện gì xảy ra…Ra về bin rịn chia tay, hẹn gặp lại không khách sáo đãi bôi như các phát thanh viên Đài truyền hình. Có chiến sĩ còn chấp 2 tay cúi đầu trước nhân đân Đồng Tâm. Rõ rang các chiến sĩ của lực lượng cơ động đã phần nào giác ngộ được nhiệm vụ bảo vệ nhân dân của mình, không mù quáng nhắm mắt lao vào bảo vệ lợi ích cho các phe nhóm !
Chắc các chiến sĩ cảnh sát cơ động Hà Nội cũng nhận thức được, hoặc do được nhân dân Đồng Tâm giác ngộ: Nỡ nào công an lại thằng tay ép dân, lấy đất của dân Đống Tâm để cho Viettel, một đơn vị làm kinh tế của quân đội vung vít làm giàu…
Người dân thôn Tam Kỳ, xã Nghĩa Trụ (Văn Giang - Hưng Yên) cho rằng, sử dụng nước giếng ngọc hơn 1.200 tuổi khiến ai cũng khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, con gái tóc mượt dài và đen như gỗ mun.
Thôn Tam Kỳ (Xuân Cầu), xã Nghĩa Trụ (Văn Giang - Hưng Yên) được nhiều người biết đến bởi là quê hương của nhà cách mạng, liệt sĩ Tô Hiệu - Tô Chấn. Trên mảnh đất địa linh nhân kiệt này, người dân thôn Tam Kỳ mới khôi phục được hai chiếc giếng ngọc có niên đại hơn 1.200 năm tuổi.
Về Tam Kỳ, chúng tôi dừng chân trước cổng làng cổ kính rêu phong. Nhìn sang phải thấy một chiếc giếng có đường kính khoảng 1m. Đây chính là giếng ngọc mới được dân làng khôi phục lại.
Chúng tôi không khỏi tò mò bước đến gần. Nước giếng xanh trong, in màu của trời, của mây, của những tầng đá xanh bao quanh thành giếng. Phía trên có bia giếng ngọc "Cổng Đồng". Bàn thờ vẫn đang nhả khói hương nghi ngút.
Thấy tôi tò mò ngắm nghía chiếc giếng cổ, ông Nguyễn Quang Huy (SN 1962) - Trưởng thôn Tam Kỳ lên tiếng: "Xưa kia, giếng này là nguồn nước sạch của cả làng Xuân Cầu. Mùa mưa, mạch đầy, nước dâng cao tới gần miệng giếng nên có thể dùng gáo múc được.
Mùa khô, nước xuống thấp hơn, nhưng chỉ xuống thấp chứ không bao giờ cạn. Cả làng dùng suốt mùa khô hạn mà nước vẫn trong vắt như gầu đầu tiên múc lên. Nước mát, ngọt nên nhà nào sử dụng nước giếng cũng khỏe mạnh, da dẻ hồng hào, con gái tóc mượt dài đen như gỗ mun".
Ông Huy còn cho biết, các cụ trong thôn Tam Kỳ còn truyền tai nhau những câu chuyện kỳ lạ xung quanh chiếc giếng cổ này. Người ta kể rằng, có người đi làm đồng bị cảm nắng, được dân làng dìu đến bên giếng, rửa mặt bằng nước giếng và múc nước giếng cho uống. Người này dần mở mắt tỉnh lại. Rồi có một năm trời nắng hạn, cỏ cây khô héo, ao hồ cạn sạch. Duy chỉ có giếng ngọc không lúc nào cạn đã giúp người dân Tam Kỳ vượt cơn hạn hán.
Giải thích về những câu chuyện kỳ lạ về chiếc giếng, ông Huy cho hay: "Nhiều người không hiểu cho rằng mê tín dị đoan. Nhưng tôi nghĩ có gì lạ khi một người bị cảm do làm việc qua sức có hớp nước mát uống thì tỉnh táo là điều dễ hiểu.
Quan trọng nước ở giếng ngọc này sạch, không ô nhiễm nên dùng nước này để ăn uống sẽ ít bệnh tật, tắm rửa da không mụn nhọn, gội đầu tóc sẽ mềm mại. Chẳng phải bây giờ nhiều người mắc ung thư hay cá chết hàng loạt cũng một phần là do nguồn nước bị ô nhiễm? Những câu truyện truyền tai nhau là để con cháu Tam Kỳ trân trọng nguồn nước sạch và quý hiếm".
Hai mắt thần và con số 7 bí ẩn
Lời đồn quả không sai, chiếc giếng Tam Kỳ quả là một công trình độc đáo. Giếng đào thủ công và chưa bao giờ cạn nước. Mạch nước trong lành, sạch sẽ bốn mùa do chọn được vị trí đắc địa cho nguồn nước tốt.
Quan sát kĩ giếng sẽ thấy, giếng được đào từ cả nghìn năm trước, người dân chỉ dùng những viên gạch xếp chồng lên nhau không chút vôi vữa vậy mà miệng giếng vẫn tròn, đẹp và không hề bị xuống cấp qua thời gian.
Ông Đặng Xuân Chính (SN 1953), một người dân ở Tam Kỳ cũng là người sưu tầm nhiều thông tin và hình ảnh về giếng ngọc thôn Tam Kỳ cho biết, những viên gạch làm thành giếng là loại “gạch thất”, từng vòng xếp so le nhau. Miệng giếng có 3 tầng đá xanh, không phải đá thường, mà là những chiếc khối đá tròn, cũng xếp lên nhau y như công thức xếp gạch. Ngay cả thành giếng cũng là đá xanh nguyên phiến nhẵn bóng.
Nói về lối xếp "gạch thất", ông Chính giải thích: "Gạch làm thành giếng có chiều dày 7cm, chiều ngang 17cm và dài là 27cm. Còn các khối đá tròn úp phía trên giếng được làm thủng, chiều cao của khối đá là 17cm, đáy 27cm và miệng cối đá úp xuống là 37cm.
Tại sao các cụ lại lấy con số 7 thì đến giờ chúng tôi chưa lý giải được. Chỉ biết, khi lắp vào thì rất là khít. Dù không có vôi vữa, chỉ xếp các viên gạch, viên đá vào nhau những đã tạo được sự vững chắc. 1.200 năm tuổi, giếng vẫn nguyên vẹn".
Ngoài ra, chiếc giếng cổ còn lại nằm trong khuôn viên của một gia đình trong thôn. Chiếc giếng này có tuổi đời hơn 1.300 năm và đến nay vẫn được gia đình này sử dụng để lấy nước sinh hoạt hàng ngày.
Sở dĩ, giếng phải khôi phục là do thời kì kháng chiến chống Pháp, giếng đã bị lấp đi. Người dân thôn Tam Kỳ quan niệm: "2 chiếc giếng cổ là hai mắt thần và là linh của thôn Tam Kỳ. Bởi vậy, việc lấp hai chiếc mắt thần đã vô tình động linh khí của làng. Muốn linh khí tốt, người dân phải khôi phục lại hai chiếc giếng cổ".
Được biết, giếng ngọc của làng còn gắn với di tích Quán Dố - một ngôi miếu cổ, thờ Ma Lỗ Đại Vương. Theo lệ làng, cứ đến tháng Sáu âm lịch, dân làng tổ chức lễ rước nước từ giếng ngọc về Quán Dố để cầu mưa.
Khi ấy, các cụ cao niên trong làng sẽ khăn áo chỉnh tề, trai tráng thì vác kiệu, vác lọng, bê ché ra trước giếng, xin Thần giếng cho nước thiêng về thờ tại Quán Dố, cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.
Thế nên sau này dù có một khoảng thời gian bị vùi lấp, dù nước giếng ngọc không được sử dụng để ăn uống như xưa, nhưng người thôn Tam Kỳ vẫn luôn quý trọng giếng như bảo vật. Khi tôn tạo lại giếng vào năm 2012, dân làng Tam Kỳ người góp đất, người góp công, người góp tiền giữ cho giếng một khoảng trời riêng bên cổng làng, để bảo tồn giá trị văn hóa cổ xưa hàng ngàn năm tuổi.
Năm 2016, Quán Dố cũng được tôn tạo. Bắt đầu từ tháng Sáu âm lịch năm 2017, dân làng sẽ khôi phục lại lễ rước nước, cầu mưa. Trước khi rời Tam Kỳ, ông Nguyễn Xuân Huy - Trưởng thôn Tam Kỳ tâm sự: "Tôi mong rằng vẻ đẹp này, công trình cổ xưa và quý giá này sẽ luôn được người dân, chính quyền địa phương trân quý bảo tồn, để những lữ khách gần xa và cả con cháu đời sau càng thêm hiểu, thêm yêu quý và tự hào về truyền thống của quê hương Tam Kỳ".
Không chỉ là truyền miệng, giếng Tam Kỳ đã là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà lịch sử nổi tiếng. Qua nhiều lần khảo sát, đánh giá và dựa trên cách xây dựng, nguyên liệu, kỹ thuật gắn với một số di tích của làng, Nhà sử học Lê Văn Lan đã xác định niên đại của giếng cổ. Theo đó, giếng có từ thời nhà Đường, tức là cách đây khoảng 1200 năm. Năm 2013, khi giếng ngọc Tam được trùng tu và khánh thành, Nhà sử học Lê Văn Lan cũng đã có lời đề tự rằng đây là nơi: “Tụ Thủy như tụ Nhân”.