Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

CÓ “BÀN TAY” CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH NHÚNG VÀO VỤ NỔI DẬY CỦA NÔNG DÂN ĐỒNG TÂM KHÔNG? ( Phần 2); CHỦ TỊCH TRẦN ĐẠI QUANG: VẤN ĐỀ ĐỒNG TÂM LÀ DO NỘI BỘ KHÔNG NGHE NHAU

Kết quả hình ảnh cho Rào làng Đồng Tâm
“ Thế lực thù địch” vào Đồng Tâm: “sản phẩm” tưởng tượng của VTV1, một vài tờ báo và của Tuyên giáo Hà Nội…

Không khí xã Đồng Tâm bắt đầu nóng lên lên từng ngày sau sự việc ngày 15/4/2017 bà con Đồng Tâm đã giữ lại 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động của Trung đoàn cảnh sát cơ động của Công an Hà Nội được điều về giữ trật tự tại xã này…
Thông tin này được một số blogger đưa lên, còn các phương tiện thông tin báo chí thì mấy ngày sau mới đưa; Còn chính quyền thì mãi tới chiều 19/4 ông Nguyễn Đức Chung mới về huyện Mỹ Đức, mặc dù trước đó qua điện thoại trung gian của luật sư Trần Vũ Hải, ông Nguyễn Đức Chung hứa sẽ về Đồng Tâm ngày 18/4 nhưng sau đó ông đã cải chính phủ nhận lời hứa…
Ngày 20/4/2017 người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính thức lên tiếng về vụ này do được báo chí nước ngoài hỏi…
Từ  sau ngày 15/4/2017, trên mạng dồn dập nhiều hình ảnh thông tin về sự cố nhân dân xã Đống Tâm bắt giữ 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động làm con tin để mặc cả với chính quyền một số yêu sách bấy lâu nay chưa được giải quyết. Rồi cảnh các chướng ngại vật được dựng lên tại các ngả đường vào xã Đồng Tâm giống như cảnh phố phường Hà Nội mùa đông 1946…
Tin về dân Đồng Tâm đã chia nhau canh gác cả ngày và dêm không cho người lạ vào Đồng Tâm kể cả báo chí; Chỉ một vài blogger và một số luật sư bằng quan hệ cá nhân đã lọt vào được Đồng Tâm và đưa lên mạng những thông tin nhỏ giọt, it ỏi…
Rồi một số thông tin được lan truyền trên mạng chưa có cơ sở kiểm chứng: đó là việc 1 khẩu súng với 5 viên đạn được đưa vào nhà văn hóa, nơi tạm giữ 38 cảnh sát cơ động bị phát hiện. Nhiều người đọc tin này đoán: Chắc súng được đưa vào để gây tiếng nổ để tạo cớ cho cơ quan chức năng xông vào dùng giải pháp và phương tiện vũ trang để giải phóng “ con tin” ?
Rồi trên mạng lại có thông tin người dân Đồng Tâm cho trẻ con mang mìn tự chế để bảo vệ nhà văn hóa; rồi chăn màn được nhúng xăng được để chuẩn bị phòng thủ bằng chiến thuật hỏa công giống như các trận đánh thời Tam Quốc…
Tất cả những thông tin nhiễu loạn, không có cơ sở kiểm chứng và không rõ thực hư, mục đích đã làm cho không khí Hà Nội trở nên nóng bức, bồn chồn…
Có thế lực nào đó kích động, bày mưu tính kế, xúi dục nhân dân Đồng Tâm nổi dậy chống lại chính quyền?
Sau khi vụ việc đã kết thúc, ngòi nổ được rút hết, 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động được trả về đơn vị an toàn, vui vẻ; những người có đầu óc tỉnh táo, khách quan đều thấy vỡ ra sự thật: Tất cả mọi diễn biến, động thái xảy ra tại Đồng Tâm từ 15 tới 22/4/2017, trong đó có cả  những “đòn gió” những động thái nghi trang có thể do phía dân Đồng Tâm nghĩ ra để nhằm đạt mục đích: Buộc người đứng đầu có chính quyền Hà Nội phải xuống đối thoại với dân, phải đứng ra giải quyết các khiếu nại của nhân dân về một số vấn đề liên quan tới thu hồi đất, tranh chấp đất đai, về việc chính quyền bắt giữ một số người dân đứng ra khiếu kiện đòi đất…
Một số cư dân mạng có rất nhiều người chính danh và ẩn danh; có cả những người từng là quan chức của Đảng, Quốc hội như ông Phạm Thế Duyệt, Nguyễn Sĩ Dũng, có cả những đại biểu Quốc hội đương nhiệm bày tỏ chính kiến, lên tiếng yêu cầu chính quyền Hà Nội, yêu cầu phải xuống đối thoại với dân Đồng Tâm, bạch hóa những thắc mắc, những yêu sách của dân Đồng Tâm vì sao lâu nay chưa giải quyết…
Như vậy, tất cả những động thái do bức xúc của người dân Đồng Tâm đã được nhiều người cảm thông, chia sẻ qua phương tiện thông tin đại chúng và qua thế giới mạng. Mọi việc hết sức minh bạch và vụ Đồng Tâm đã đạt được mốt số kết quả bước đầu. 
Một số ý kiến cho rằng nhân dân Đồng Tâm đã toàn thắng là một sự lạc quan tếu, chưa hiểu rõ nội tình của những mắc mớ phức tạp về tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm kéo dài hơn 30 năm nay và cả cung cách ứng xử của chính quyền với dân từ trung ương tới địa phương…
Chính quyền Hà Nội không phải chờ đến khi nhân dân Đồng Tâm cực chẳng đã vây giữ 38 chiến sĩ cảnh sát cơ động mới biết, mới rốt ráo ra tay giải quyết mà trước đó đã có nhiều đơn từ từ phía nhân dân Đồng Tâm nhưng đã giải quyết “đánh bùn sang ao”, “đưa trâu qua rào” gây cho dân không còn tin nữa…
Sự cố Đồng Tâm bùng nổ do việc đáng lý ra chính quyền Hà Nội và ra tay giải quyết tận gốc rễ các khiếu nại về tranh chấp đất đai thì lại tìm cách bắt người, khởi tố bắt 4 người dân nghi họ là những kẻ cầm đầu.
Sau vụ bắt 4 người, chính quyền đã tổ chức vụ bắt giữ cụ Kình, một đảng viên 60 năm tuổi Đảng, một thương binh, một người từng là Bí thu đảng ủy xã Đồng Tâm theo lồi lừa bắt…Lực lượng chức năng đã không bắt Cụ Kình theo trình tự thủ tục được quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự mà tiến hành bắt như một vụ bắt cóc thứ thiệt: Mời cụ Kình ra đồng để tìm hiểu chỉ giới đất đai rồi bắt giữ cụ…Không chỉ bắt mà còn gây thương tích cho một ông già trên 80 tuổi là một việc làm vi phạm Bộ Luật Tố tụng Hình sự…
Đó chính là một trong những giọt nước tràn ly, cái ly chất chứa bào nhiêu điều tích tụ bấy lâu ở Đồng Tâm. Đáng lẽ cơ quan tuyên giáo Hà Nội phải định hướng cho báo chí đưa tin đúng bản chất của sự việc, tình thế; Có như thế mới tìm ra giải pháp đúng đắn, đúng pháp luật, thấu tình đạt lý thì họ tiếp tục đổ cho thế lực thù địch.
Một số phát ngôn và một số tờ báo cho rằng chính quyền Hà Nội không có sai gì lớn trong việc giải quyết các khiếu kiện của nhân dân Đồng Tâm về tranh chấp đất đai. Mọi sự lộn xộn là do nhân dân thiếu kiếm chế, thấy đất thì tham, không hiểu biết pháp luật và do bị các thế lực thù địch kích động, xuyên tạc…
Xin đi vào một số lập luận, thông tin mà báo chí đã đưa về vụ nổi dậy của nhân dân Đồng Tâm. Người viết xin mở ngoặc, trong làng báo cũng có những tờ báo, nhà báo khách quan, có tâm với sự thật nên bằng cách này cách khác tìm cách làm hạn chế, pha loãng bớt những thông tin quy chụp từ trong giới báo chí: Đỗ lỗi cho nhân dân Đồng Tâm nổi dậy là do thế lực thù địch xúi dục, kích động, xuyên tạc, lôi kéo, chi tiền…Nhưng đáng tiếc họ buộc phải dè dặt tham gia vào vụ này vì ở tình thế: trên đe dưới búa, sợ bị mất việc, mất nghề; cơm áo không đùa với nghề báo…
Trở lại bản tin của Đài truyền hình Việt Nam tối ngày 23/4/2017:” Trong khi nhân dân thủ đô đồng tình với cách giải quyết của chính quyền Hà Nội thì các thế lực thù địch với thủ đoạn cũ đã lợi dụng xuyên tạc sự thật hướng dư luận nhằm phức tạp thêm tình hình, ly gián tình quân dân, kích động dư luận nhằm chống phá Đảng và Nhà nước nhân dân ta. Một trong những việc làm đó chúng rêu rao công an không dám dùng vũ lực trấn áp lại những người dân đang quá khích…
Cách ứng xử đó đã bị một số thế lực thù bôi xấu cho rằng lực lượng công an yếu kém, thiếu quyết liệt nhằm kích động quần chúng nhân dân hạ uy tín chính quyền các cấp…”
Từ ngày 15-22/4/2017, những người lạ đều không vào được xã Đồng Tâm do đó “ thế lực thù địch’ xuyên tạc và ly gián tình quân dân bằng cách nào? Trong khi phần lớn các ý kiến chia sẻ phát biểu trên mạng về vụ Đồng Tâm đều là ý kiến công khai của rất nhiều người chính danh và họ mượn thế giới mạng để bày tỏ quan điểm, chính kiến…
VTV1 sao không đưa tên tuổi blogger nào, loại ý kiến nào đã xuyên tạc sự thật, đã chia rẽ tình quân dân khi mà trong 7 ngày bị giữ, các chiến sĩ cơ động được bà con đối xử tốt, cho ăn uống đầy đủ, chăm sóc chu đáo, ai bị bệnh được chăm sóc y tế, không ai bị đánh đập, bị mắng chửi, bị ngược đãi, bị ngộ độc thức ăn, bị đầu độc cả…
cscd-gui-tin-cho-chi-nau-com-dong-tam-22
Bút tích của chiến sĩ cơ động bì giữ ở Nhà văn hóa Đồng Tâm viết ...
Có chăng do thói quen dân quê nấu ăn mặn, chiên trứng bằng nước mắm nên không hợp khẩu vị một số người. Có chiến sĩ biệt động khi trở về đơn vị đã chắp hai tay một cử chỉ vái lạy nhân dân xuất phát từ tình cảm chân thành chứ khoogn bị cưỡng bức…Vậy VTV 1 kết tội thế lực thù địch gây chia rẽ tình quân dân là thông tin vu vạ, kích động lực lượng nội chính…
Còn VTV 1 cho rằng:”thế lực thù bôi xấu cho rằng lực lượng công an yếu kém, thiếu quyết liệt nhằm kích động quần chúng nhân dân hạ uy tín chính quyền các cấp…” là ý kiến quy chụp, thiếu cơ sở và không bằng chứng.
Tại sao VTV 1 không chịu hiểu ý Chính Thượng tá Nguyễn Ngọc Mễ đã phát biểu trong bản tin do VTV đưa:” Trong quá tình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ luôn chấp hành tốt điều lệnh của công an nhân dân: Đối với tội phạm thì phải tấn công đến cùng, truy bắt đến cùng, đối với nhân dân thì luôn phải hòa đồng, giúp đỡ nhân dân. Chính vì vậy xuất phát từ tình hình thực tế trong vụ việc lực lượng cảnh sát cơ động chúng tôi đã thực hiên nghiêm điều lệnh của công an nhân nhân dân và của lãnh đạo cấp trên: Phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cán bộ địa phương, đảm bảo an toan tuyệt đối cho nhân dân của xã Đồng Tâm…”
Vị chỉ huy lực lượng cảnh sát đã cho biết sở dĩ các chiến sĩ cảnh sát không tấn công trấn áp tới cùng vì khồng phát hiện có tội phạm mà họ nhận thấy ở Đồng Tâm chỉ là nhân dân nên đang có những bức xúc có thật về tranh chấp đất đai. Có thể hiểu vì thế nên họ chịu ở lại với bà con, hòa đồng, họ đứng về phía nhân dân muốn chính quyền sớm đến giải quyết các thắc mắc cho bà con như ý kiến của Trung úy Đinh Văn Đông cũng VTV 1đưa. 
Họ bị giữ hay họ ở lại giúp đỡ nhân dân Đồng Tâm bảo vệ đất đai, không trấn áp, chấp nhận ở lại với bà con để tạo thêm áp lực để chính quyền trực tiếp xuống giải quyết. Đó là ý kiến của Thượng tá Nguyễn Ngọc Mễ và trung úy Đinh Văn Đông chính VTV 1 đã đưa. Do vậy VTV viết như trên thì khác gì tự mình vả vào miệng mình ?


"...Trong quá tình thực hiện nhiệm vụ chúng tôi luôn quán triệt cho cán bộ chiến sĩ luôn chấp hành tốt điều lệnh của công an nhân dân: Đối với tội phạm thì phải tấn công đến cùng, truy bắt đến cùng, đối với nhân dân thì luôn phải hòa đồng, giúp đỡ nhân dân !"
Còn báo Hà Nội mới thì quy chụp cho một số vị luật sư với những lời lẽ khiếm nhã, kém văn hóa ứng xử:” một số đối tượng cơ hội chính trị dưới danh nghĩa “luật sư”, “chuyên gia”, nhà “dân chủ” đã lên mạng xã hội liên tục có những phát ngôn, tuyên bố sai lệch, không đúng bản chất sự việc, tỏ vẻ “hào hiệp”, sẵn lòng “hỗ trợ” người dân đòi “quyền lợi”.... Mục đích chính của các đối tượng này không gì khác là cố tình bôi đen sự thật nhằm làm chệch hướng dư luận, lợi dụng tình hình để nói xấu chế độ và kích động sự quá khích của một bộ phận nhân dân khiến tình hình càng thêm căng thẳng…”
Một số luật sư như Trần Vũ Hải, Lê Luân, Hà Huy Sơn đã vào Đồng Tâm hay một số cư dân mạng bày tỏ ý kiến về vụ Đồng Tâm sau khi sự cố bắt giữ 38 cảnh sát cơ động được lan truyền trên mạng. Nếu họ vào trước khi sự việc xảy ra thì có thể nghi ngờ họ xúi dục, kích động, bày vẽ, chỉ đường cho dân Đồng Tâm nổi dậy. Chính Luật sư Trần Vũ Hải đã kết nối điện thoái cá nhân với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung để nói chuyện với bà con Đồng Tâm. Đó là hành động xây dựng, thiện chí, có trách nhiệm và đúng pháp luật…
Sự việc Đồng Tâm kết cục cuối cùng đã không xảy ra sự cố đáng tiếc nào vậy thì phải biểu dương, ghi nhận công sức tư vấn miễn phí, tự nguyện của các luật sư chứ? Sao lại xúc phạm họ thô bạo như thế ? Báo Hà Nội mới có bằng chứng nào cụ thể về các hành vi kích động, xúi dục dân vi phạm pháp luât của các luật sư, các nhà dân chủ?
Báo Hà Nội mới có bằng chứng về hành vi “ bám váy” thế lực bên ngoài của luật sư hay nhà dân chủ nào với mục đích kích động dân Đồng Tâm nổi dậy chống chính  quyền không để ăn tiền? Nếu có sao không cung cấp bằng chứng cho cơ quan an ninh khởi tố hình sự ?
Chính vị chỉ huy lực lượng cảnh sát thừa nhận lực lượng này không tấn công, không ra tay trấn áp vì không phát hiện ra tội phạm ở Đồng Tâm mà chỉ thấy đó là nhân dân đang bức xúc do tranh chấp đất đai? 
Thế mà một tờ báo của đảng bộ Hà Nội phớt lờ bức xúc của dân và cho rằng bức xúc đó là do bị xuyên tạc, bị kích động, bị chia rẽ bởi thế lực thù địch ?
Về vấn đề báo Hà nội mới viết, luật sư Hà Huy Sơn giải thích với RFA:
Tôi cho rằng nếu báo muốn nói một điều gì đó thì phải có bằng chứng cụ thể. Luật sư nào, kích động hay bôi xấu như thế nào? Chứ chỉ nói chung chung thì tôi cho rằng đó chỉ là những lời nhận xét chủ quan vu vơ. Tôi không tranh luận với những quan điểm hay những cách nói như thế!
Tôi từ trước đến nay cũng không biết thế lực phản động, thù địch là tổ chức nào, cá nhân nào. Cái kiểu nói vẫn không thay đổi! Cái cách nói tôi vẫn gọi là nói vu vơ.
…Những lời khuyên và ý kiến của tôi về vụ Đồng Tâm thứ nhất là xuất phát từ pháp luật hiện hành và thực tế trong xã hội Việt Nam là người nông dân thường không có tổ chức, tư tưởng đấu tranh thường là tự phát. Vì thế tôi khuyên họ hãy giảm bớt căng thẳng với phía chính quyền và chọn cách bảo vệ quyền lợi cho mình bằng cách kiện ra tòa…”
Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An, sao Hà nội mới lại viết lách hàm hồ, thiếu trách nhiệm và không bằng chứng; phát biểu lấy được như đám trẻ trâu vậy ?
Còn “sản phẩm thế lực thù địch” do báo An ninh Thủ đô chế tạo ra thì có hình thù quái dị như sau:” “-Bà con cần bình tĩnh, tỉnh táo suy xét để cùng lãnh đạo chính quyền thành phố đối thoại, tháo gỡ sự việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội), nhất quyết không để kẻ xấu “khuấy nước đục thả câu”, gây rối ANTT kéo dài trên địa bàn…”
Theo người viết bài này, người dân Đồng Tâm rào làng chẳng qua cũng chỉ là sản phẩm phòng thủ mang ý nghĩa đánh động, tượng trưng chứ mấy khúc gỗ tre, gạch vờ, lốp xe ấy thì cản chống được ai…Đối với những chiến sĩ cảnh sát cơ động, lực lượng chức năng, đặc công thì họ khả năng vượt qua những bãi mình, những chướng ngại ghê gớm, chuyên nghiệp hơn thế nhiều…Sự phòng thủ, rào làng mang ý nghĩa đánh động, cảnh báo chứ bà con biết thừa 38 ông cảnh sát nếu cố tình phá vây thì làm sao người dân hiền lành không tấc sắt giữ được ?
Vậy thì thế lực thì địch “khuấy nước đục thả câu”, gây rối ANTT kéo dài trên địa bàn…” là những ai và câu được cái gì và làm sao cản được quân của thượng tá Mễ? 
Giữ từng ấy con người, lại phải nuôi ăn chừng ấy ngày đối với người dân Đồng Tâm cũng không phải là chuyện dễ dàng. Họ gây ra điều cực chẳng đã đó cốt để người đứng đầu chính quyền Hà Nội trực tiếp xuống đối thoại với họ, cam kết xử lý đúng pháp luật các vấn đề tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm tích tụ mấy chục năm qua ở xã này. Người dân khuấy và cũng chỉ đòi hỏi có chừng đó? Rất nhiều người trong đó có các vị luật sư và một số blogger chính danh và ẩn danh cũng ủng hộ, chia sẻ nguyện vọng và bức xúc đó của bà con?! Vậy họ xuyên tạc cái nỗi gì ? Họ thù địch với ai ? Ai là người có lương tâm, ai là kẻ bất lương, ai là kẻ bám váy ?
Rõ ràng dân Đồng Tâm muốn đạt mục đích bằng " diễn biến hòa bình", đối thoại trực tiếp thì một số tờ báo và Tuyên giáo Hà nội kích động dũng biện pháp trấn áp, chuyên chính vô sản với dân và cư dân mạng...
Phải chăng các tờ báo kể trên tự giao cho mình cái quyền lấy thịt đè người, cả vú lấp miệng em, là người độc tôn sở hữu chính quyền-pháp luật-lẽ phải-lương tâm... Ai trái ý mình, không thừa nhận cái quyền đó của họ thì đích thị đều là bọn thù địch và phải ra tay trấn áp, bỏ tù từ 1 tới 15 năm như tác giả Nghĩa Nhân viết trên Pháp luật TP HCM:
“Sự việc ấy đang ngày một rõ dấu hiệu vụ vi phạm pháp luật nghiêm trọng, được Bộ luật Hình sự định danh tại Điều 301 là tội bắt cóc con tin…Hình phạt cho hành vi ấy 1-15 năm tùy tính chất, hậu quả…

Lúc này, có lẽ quả bóng đang trong chân những người “chủ chiến” của thôn Hoành. Thành hay bại, rủi ro cao hay thấp, hậu quả pháp lý tới đây thế nào phần nhiều tùy thuộc vào họ. Sự thông cảm của bên ngoài dành cho người dân Đồng Tâm đang suy giảm dần. Và như Chủ tịch Chung nói: “Mỗi việc làm đều có giới hạn nhất định” trong bài “Đồng Tâm mọi việc đều có giới hạn của nó”…
Ông Võ Xuân Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tuyên giáo TW trong cuộc tiếp xúc cử tri ngày 25/4/2017 tại Đồng Nai khi nói về vụ Đồng Tâm đã kết luận:
Ông Võ Văn Thưởng tại buổi tiếp xúc cử trị ở TP Biên Hòa sáng nay. Ảnh: Thái Hà
"Vụ việc vừa xảy ra ở Mỹ Đức, Hà Nội là một bài học. Không được để từ sơ suất nhỏ đẻ ra sơ suất lớn dẫn đến người dân mâu thuẫn với chính quyền. Nguy hiểm nhất là dân không tin vào việc xử lý của chính quyền địa phương", ông Thưởng nhấn mạnh.
Ông Thưởng cho biết hiện có nhiều vấn đề đã cũ, cử tri ý kiến qua 3-4 nhiệm kỳ Quốc hội nhưng vẫn chưa giải quyết xong. "Chính quyền nghĩ rằng có văn bản trả lời là xong rồi, nhưng cái lớn nhất là vấn đề bức xúc của dân không được giải quyết. Nếu chúng ta có một văn bản đóng dấu ký tên mà vấn đề nó còn nguyên thì không được đâu các đồng chí", ông nói.
Như vậy, người đứng đầu ngành tuyên giáo của Đảng không hề đề cập hay quy kết gì cho thế lực thù địch trong vụ Đồng Tâm. Sở dĩ xảy ra sự cố dân Đồng Tâm “ lỡ nối dậy” là Chính quyền Hà Nội đã vượt qua giới bạn cuối cùng, trừ Chủ tịch Nguyễn Đức Chung và thượng tá Trung đoàn trưởng Trung đoàn cảnh sát cơ động  Nguyễn Văn Mễ… Mấy vị này vừa qua nếu nghe lời xúi dục, kích động, xuyên tạc của mấy tờ báo kể trên để rat ay đàn áp dân Đồng Tâm thì chưa biết sự thể sẽ đến đâu.
Rõ ràng đổ cho thế lực thù địch là một sản phẩm tưởng tượng, không có thật nhưng lại độc hại nguy hiểm của một số người khi nói về vụ khủng hoảng con tin Đồng Tâm; đánh tráo nguyên nhân và hậu quả...
Chính quyền Hà Nội đã vượt qua giới hạn cuối cùng: nguyên nhân đẩy nhân dân Đồng Tâm vào tình thế “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”…sẽ được người viết chứng mình trong phần tiếp sau…

P.V.Đ.

( Còn nữa…)

Bài liên quan:

>


Chủ tịch nước: 'Rút kinh nghiệm toàn diện sau vụ việc Đồng Tâm'

26/04/2017 18:15 GMT+7
TTO - Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, bài học lớn nhất rút ra là chính quyền phải biết lắng nghe ý kiến của người dân, giữ vững kỷ cương, thượng tôn pháp luật nhưng đồng thời phải mở rộng dân chủ.
Chủ tịch nước: 'Rút kinh nghiệm toàn diện sau vụ việc Đồng Tâm'
Chủ tich Nước Trần Đại Quang trả lời kiến nghị cử tri ba quận 1,3 và quận 4 - Ảnh Tự Trung
Chiều 26-4, tại cuộc tiếp xúc cử tri các quận 1,3, 4 của TP.HCM, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã thông tin với với cử tri rằng sau vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, chính quyền TP Hà Nội đã phải rút kinh nghiệm toàn diện, từ nguyên nhân đến quá trình xử lý. 
Có 13 cử tri phát biểu trực tiếp tại hội trường. Nhiều ý kiến bày tỏ sự quan tâm, lo ngại, trăn trở sau sự việc ở xã Đồng Tâm.
Không lắng nghe nhau hệ lụy tiêu cực 
Cử tri Nguyễn Hữu Châu đánh giá sự kiện hàng ngàn người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức phản kháng quyết liệt như vừa qua đã nói lên nhiều điều.
“Rõ ràng lợi ích dự án đang xung đột nghiêm trọng với đời sống người dân địa phương” -  ông Châu phân tích.
Theo ông Châu, dư luận lâu nay vẫn bức xúc tình trạng lạm quyền vì lợi ích nhóm của một bộ phận cán bộ các cấp. Việc “trên bảo dưới không nghe” rồi “dưới nói trên cũng không nghe” dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với kỷ cương pháp luật và tính liêm chính của chính quyền. 
Ông đề nghị Quốc Hội phải tăng cường giám sát quá trình quy hoạch và thực hiện các dự án lớn có tác động đến đời sống dân sinh, kể cả những dự án không đầu tư từ ngân sách nhà nước, cần phòng tránh các dự án lạm dụng danh nghĩa đầu tư vì mục đích Quốc phòng, thiếu công khai, minh bạch.
Cử tri Lê Thanh Tùng cũng nói ông cảm thấy buồn khi xảy ra những sự việc người dân không còn tin tưởng, phản kháng lại các cấp chính quyền ở một vài nơi như thời gian vừa qua..
Cử tri Lê Minh Số thì cho rằng người dân, cử tri đã mong muốn nhà nước ban hành Luật Biểu tình từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có, đề nghị sớm trình Quốc hội thông qua luật này. 
Chủ tịch nước: 'Rút kinh nghiệm toàn diện sau vụ việc Đồng Tâm'
Cử tri Lê Thanh Tùng, phương7, quận 3 nêu kiến nghị - Ảnh Tự Trung
Lắng nghe dân, mở rộng dân chủ
Chia sẻ với tâm tư của cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết Luật biểu tình đã được đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội, đã giao cơ quan chức năng thực hiện các bước nhưng đến nay vẫn chưa đủ điều kiện trình ra Quốc hội.
“Đây là vấn đề mà đảng và Nhà nước rất quan tâm, coi trọng. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dự thảo luật, quá trình xây dựng dự thảo phải kỹ lưỡng, có tham khảo kinh nghiệm các nước. Chúng tôi đang chỉ đạo cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện ”- Chủ tịch nước cho biết.
Ngoài ra, chủ tịch nước cũng cho rằng cần sớm sửa đổi, bổ sung luật đất đai cho phù hợp, sát với thực tiễn hơn.
Liên quan đến vụ việc ở Đồng Tâm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nói TP Hà Nội phải rút kinh nghiệm toàn diện, từ nguyên nhân, quá trình xử lý vụ việc này.
Bài học lớn nhất rút ra là chính quyền phải biết lắng nghe ý kiến của người dân, giữ vững kỷ cương, thượng tôn pháp luật nhưng đồng thời phải mở rộng dân chủ.
Chủ tịch nước: 'Rút kinh nghiệm toàn diện sau vụ việc Đồng Tâm'
Đoàn đại biểu QH lắng nghe các kiến nghị của cử tri quân 1,3, và 4 - Ảnh Tự Trung
Trước ý kiến lo ngại của cử tri về vấn đề môi trường ô nhiễm, chủ tịch nước khẳng định: “Đảng, Nhà nước quan tâm và không đánh đổi môi trường bằng bất cứ giá nào. Bất cứ dự án nào chỉ khi có đánh giá đầy đủ về tác động môi trường mới xem xét triển khai thực hiện”.
MAI HƯƠNG

Chủ tịch nước: 'Chính quyền biết lắng nghe đã không có vụ Đồng Tâm'

Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nếu chính quyền địa phương biết lắng nghe dân, tìm hiểu ngọn nguồn sự việc, tạo được sự đồng thuận thì chắc chắn vụ việc ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức không xảy ra.

Chiều 26/4, tiếp xúc cử tri các quận trung tâm thành phố, Chủ tịch nước Trần Đại Quang (Đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM) nói rằng, tình trạng khiếu kiện, tranh chấp đất đai tương tự như người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đang xảy ra ở nhiều tỉnh thành.
"Đây là vấn đề phức tạp, Nhà nước cũng như các tỉnh thành đều hết sức quan tâm giải quyết. Chúng tôi đã chỉ đạo TP Hà Nội rút kinh nghiệm toàn diện sau vụ Mỹ Đức; từ nguyên nhân, quá trình xử lý và bài học rút ra", ông nói.
Theo người đứng đầu Nhà nước, vấn đề quan trọng là phải nắm chắc tình hình, tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao xảy ra vụ việc. Từ đó đề xuất các giải pháp xử lý hiệu quả, có tình, có lý. Chính quyền phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân, đồng thời giải thích cho mọi người hiểu chủ trương, chính sách, quyết định của nhà nước để có sự đồng thuận.
"Nói tóm lại là giữ nghiêm kỷ cương phép nước nhưng phải mở rộng dân chủ, lắng nghe dân, tìm hiểu ngọn nguồn sự việc. Tạo được sự đồng thuận trong dân thì chắc chắn vụ việc này đã không xảy ra", Chủ tịch nước nói nhưng cũng bày tỏ không đồng tình hành vi gây áp lực bằng cách giữ cán bộ "vì như thế là không hay".
chu-tich-nuoc-giu-nghiem-phep-nuoc-nhung-phai-mo-rong-dan-chu
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri quận 1, 3 và 4. Ảnh: Hoàng Triều.
Trước đó, nêu ý kiến chất vấn, ông Nguyễn Hữu Châu (quận 3) cho rằng, vụ việc ở Đồng Tâm nếu người dân không có phản kháng gay gắt, Chủ tịch Hà Nội không trực tiếp xuống đối thoại thì không biết bao giờ tiếng nói của dân mới đến tai lãnh đạo TP Hà Nội.
"Từ các vụ việc như Formosa, Thép Cà Ná rồi Đồng Tâm đòi hỏi Quốc Hội phải tăng cường giám sát. Đặc biệt là các dự án lợi dụng danh nghĩa Quốc phòng nhưng không công khai minh bạch", ông Châu nói.
Cùng quan điểm, ông Lê Thanh Tùng (cử tri quận 3) bày tỏ, để xảy ra sự việc 38 cán bộ công an bị người dân giam giữ ở Đồng Tâm thực sự rất đáng tiếc. "Quốc Hội cần họp bàn, đánh giá tình hình thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm tránh như vụ vừa rồi, rất không hay", ông Tùng nêu quan điểm.
Trong khi đó, ông Lê Minh Số (cử tri quận 1) cho rằng, hiện nước ta có quá nhiều luật nhưng chưa đủ, cần xem xét cái nào cần làm trước, cái nào sau. "Chúng tôi mong có luật biểu tình từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thấy động tĩnh gì. Đề nghị Quốc Hội sớm đưa vào dự án luật, xây dựng luật biểu tình để quản lý chứ không bùng nhùng như thời gian qua", ông Số nói.
Theo Chủ tịch nước Trần Đại Quang, dự luật này đã được giao các cơ quan chức năng soạn thảo. Tuy nhiên, đây là một luật lớn, liên quan nhiều vấn đề nhạy cảm, nước ta chưa có kinh nghiệm. Vì vậy, dù cơ quan soạn thảo đã tích cực thực hiện nhưng chưa đủ điều kiện để trình Quốc Hội thông qua.
"Hiện Quốc Hội đã chỉ đạo khẩn trương nghiên cứu, để sớm thông qua trong những kỳ họp tiếp theo. Dù rất quan tâm, nhưng do luật biểu tình có tính chất rất quan trọng nên cần thời gian để chuẩn bị, tham khảo kinh nghiệm trong và ngoài nước cũng như  ý kiến nhân dân để hoàn thiện dự dự thảo luật này", Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước cũng cho hay, Bộ Luật đất đai sắp tới cũng được xem xét để sửa đổi. Đây cũng là luật rất quan trọng và hiện có nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thực thi pháp luật như tranh chấp, khiếu kiện… vì vậy thực tế yêu cầu là phải sớm được sửa đổi, bổ sung.
Trước lo ngại của cử tri TP HCM về vấn đề các dự án làm ô nhiễm môi trường, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định "không đánh đổi môi trường bằng mọi giá". "Các dự án đều phải được đánh giá tác động môi trường một cách toàn diện, chỉ khi nào chắc chắn không gây ảnh hưởng xấu mới được phép triển khai", ông khẳng định.
Thiên Ngôn


Chủ tịch nước: “Chỉ đạo Hà Nội rút kinh nghiệm toàn diện vụ Đồng Tâm“

VOV.VN - "Chúng tôi đang chỉ đạo thành phố Hà Nội rút kinh nghiệm toàn diện vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm" - Chủ tịch nước cho biết khi tiếp xúc cử tri ở TPHCM.
Tiếp tục chương trình tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV, chiều nay (26/4), tại thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh tiếp xúc cử tri quận 1, quận 3 và quận 4.
Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ vui mừng trước những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội khóa XIV như công tác xây dựng Luật, phần chất vấn và trả lời chất vấn đã được thực hiện một cách hiệu quả, việc tiếp xúc cử tri ngày càng đi vào thực chất… Cử tri bày tỏ niềm tin các đại biểu Quốc hội của thành phố sẽ phát huy hết tinh thần trách nhiệm, truyền tải những nguyện vọng chính đáng của cử tri đến diễn đàn Quốc hội.
Cử tri mong muốn hoạt động của Quốc hội ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả hơn, nhất là nâng cao chất lượng việc giám sát tối cao. Cử tri kiến nghị nhiều ý kiến tâm huyết như: Quốc hội cần làm Luật chặt chẽ, tránh sửa đổi bổ sung nhiều lần, nâng cao trách nhiệm công vụ, nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Cử tri cũng bày tỏ lo lắng về các vấn đề gắn liền với dân sinh như: ô nhiễm môi trường, thực phẩm bẩn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông,…
chi dao ha noi rut kinh nghiem toan dien vu viec dong tam hinh 1
 Hoàng Triều/VNE)
Đóng góp ý kiến về xây dựng Luật phòng, chống tham nhũng, ông Lê Vinh Số, cử tri phường Cầu Kho, quận 1 cho rằng, trong Luật phòng, chống tham nhũng còn có nhiều kẽ hở để tạo điều kiện cho các đối tượng tham nhũng lách luật và khó có thể xử phạt.
"Tôi đề nghị việc sửa đổi Luật phòng, chống tham nhũng phải triệt để hơn, chặt chẽ hơn và tính hiệu lực cao hơn cho phù hợp với điều kiện hiện nay. Ví dụ như trong điều 11, đọc lại tôi thấy không trúng, tạo kẽ hở. Cho nên cần nghiên cứu như thế nào cho ngắn gọn, chặt chẽ hơn và đủ sức răn đe để đảm bảo cho công tác phòng, chống tham nhũng được tốt hơn” - ông Số kiến nghị.
Ông Nguyễn Hữu Châu, cử tri phường 7, quận 3 nêu vấn đề về thực trạng vi phạm kỷ cương, pháp luật, kỷ luật hành chính của cán bộ các cấp. Dư luận lâu nay bức xúc tình trạng thiếu chấp hành kỷ luật, kỷ cương pháp luật, lạm quyền vì lợi ích nhóm của một bộ phận cán bộ, đặc biệt việc “Trên bảo dưới không nghe” đã dẫn đến nhiều hệ lụy tiêu cực, làm giảm niềm tin của nhân dân đối với kỷ cương, pháp luật và tính liêm chính của chính quyền các cấp.
Dẫn chứng vụ việc xảy ra ở xã Đồng Tâm vừa qua, ông Nguyễn Hữu Châu nêu ý kiến: “Đề nghị các đại biểu Quốc hội cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, có cơ chế giám sát quy trình quy hoạch và thực hiện các dự án lớn tác động rộng rãi đến đời sống kinh tế xã hội nhằm bảo vệ lợi ích lâu dài của đất nước và nhân dân. Không chỉ những dự án lớn đầu tư từ ngân sách nhà nước thì Quốc hội mới phải xem xét. Với những vụ việc gây ô nhiễm của công ty Fomosa ở 4 tỉnh miền Trung, vụ việc ở Đồng Tâm cho thấy Quốc hội phải tăng cường giám sát pháp luật thực hiện các dự án lớn, kể cả dự án không đầu tư từ nguồn ngân sách nhưng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống dân sinh. Đây chính là việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”.


Bên cạnh đó, nhiều ý kiến của cử tri tập trung vào các vấn đề như như liên quan đến việc xây dựng Luật và Pháp lệnh, việc thực hiện chính sách pháp luật với người có công, các biện pháp nêu cao tinh thần thượng tôn pháp luật của người dân…
Ghi nhận các ý kiến của cử tri, Chủ tịch nước Trần Đại Quang hoan nghênh, cảm ơn cử tri luôn quan tâm đến hoạt động của Quốc hội, đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, hiến kế quan trọng cho công tác quản lý Nhà nước, chỉ đạo, điều hành ở các cấp.
Chủ tịch nước hoan nghênh các cử tri đóng góp nhiều ý kiến về hình thức tiếp xúc cử tri như thế nào cho hiệu quả và cho biết, trong đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra là phải luôn linh hoạt trong việc tiếp xúc cử tri. Trong đó đặt ra vấn đề làm sao phải thường xuyên duy trì mối liên hệ với cử tri để lắng nghe đầy đủ ý kiến, tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Qua đó làm tròn trách nhiệm của Đảng và Nhân dân giao cho.
Liên quan đến chương trình xây dựng Luật và dự án Luật, Chủ tịch nước cho rằng đây là những ý kiến rất tâm huyết, nhiều ý kiến đóng góp cụ thể vào các dự án Luật rất sâu sắc.
“Chúng ta là Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, quản lý nhà nước bằng pháp luật với tinh thần thượng tôn pháp luật, chính vì thế chúng ta phải khẩn trương hoàn thiện hệ thống pháp luật trên tất cả các lĩnh vực. Chính vì thế việc xây dựng pháp luật cũng phải căn cứ vào từng nhiệm kỳ để xây dựng cho phù hợp, nếu đề ra nhiều mà khi không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực thi pháp luật” - Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Liên quan đến việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp trong đó rút kinh nghiệm xảy ra ở vụ Đồng Tâm vừa qua, Chủ tịch nước chia sẻ với nhiều ý kiến của các cử tri khi cho rằng tình hình khiếu kiện liên quan đến đất đai xảy ra ở nhiều địa phương và đây cũng là vấn đề được lãnh đạo Đảng, Nhà nước quan tâm.
"Chúng tôi đang chỉ đạo thành phố Hà Nội sẽ rút kinh nghiệm toàn diện vụ việc xảy ra ở Đồng Tâm. Nhưng liên quan đến vụ việc này tôi cho rằng chúng ta phải nắm chắc tình hình, phải tìm hiểu rõ nguyên nhân vì sao có tình trạng đó. Từ đó có những biện pháp giải quyết có tình, có lý. Muốn vậy chúng ta phải lắng nghe ý kiến của nhân dân và chúng ta phải giải thích cho dân hiểu được những chủ trương, chính sách của Nhà nước để tạo được sự đồng thuận” - Chủ tịch nước nói.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng dành nhiều thời gian thông tin về công tác phòng chống tham nhũng. Theo Chủ tịch nước, thời gian qua phòng, chống tham nhũng đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, còn nhiều việc chưa đạt được so với yêu cầu, so với mục tiêu, so với mong mỏi của đồng chí đồng bào.  
Xác định đây là cuộc đấu tranh cam go, quyết liệt, đòi hỏi cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Trên tinh thần đó Chủ tịch nước mong tất cả mọi người, nhất là các đảng viên cần tích cực tham gia vào đấu tranh, phát hiện, kiến nghị cơ quan chức năng điều tra, truy tố, xét xử, trừng trị đối tượng tham nhũng./.



Việt Cường/VOV

Không có nhận xét nào: