Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

NẾU THỦ TƯỚNG KHÔNG CÁCH ĐƯỢC CHỨC CHỦ TỊCH TỈNH PHÚ YÊN SAU VỤ NÀY THÌ LÀM RÕ ĐỂ LÀM CHI ?; Đánh đổi môi trường cho thi hoa hậu là vô pháp vô thiên

Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng phòng hộ tại Phú Yên

26/04/2017 19:01 GMT+7
TTO - Ngày 26-4, thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho biết Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa giao Thanh tra Chính phủ chủ trì kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo Tuổi trẻ phản ánh qua phóng sự Tan tác rừng Phú Yên.
Thủ tướng chỉ đạo làm rõ vụ phá rừng phòng hộ tại Phú Yên
Tỉnh Phú Yên chủ trương phá rừng phòng hộ và thi công sân golf tại dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, nhưng phủ nhận dự án này không liên quan đến cuộc thi hoa hậu hữu nghị ASEAN - Ảnh: V.TR.
Trước đó, báo Tuổi Trẻ đã có loạt bài phản ánh tình trạng rừng phòng hộ ở Phú Yên đã bị "xẻ thịt" để làm các dự án sân golf, khách sạn, resort khi chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Chỉ đạo của Thủ tướng nêu: Báo Tuổi Trẻ số ra ngày 24-4 và 25-4-2017 có bài phóng sự: Tan tác rừng Phú Yên, kỳ 1 có tiêu đề: "Đốn rừng phòng hộ làm sân" phản ánh hơn 100ha rừng phòng hộ ở Phú Yên đang bị phá để làm sân golf, khách sạn, resort nhưng đến nay vẫn chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Kỳ 2 có tiêu đề: "Xẻ thịt 1.000 ha rừng cho 20 dự án" phản ánh không chỉ có dự án sân golf của New City, Phú Yên dành hơn 1.000ha rừng cho 20 dự án đầu tư khác. Phá rừng nhiều nhất là các dự án nuôi bò, thủy điện, trường đua ngựa và nhà máy lọc dầu.
Thủ tướng Chính phủ giao Thanh tra Chính phủ chủ trì kiểm tra, làm rõ các vấn đề báo Tuổi Trẻ nêu tại các bài báo trên, báo cáo kết quả Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30-5-2017.
Đ.TRANG - T.HOÀNG


Đánh đổi môi trường cho thi hoa hậu là vô pháp vô thiên

27/04/2017 09:46 GMT+7
TTO - Xung quanh vụ "xẻ thịt" 100ha rừng phòng hộ làm sân golf, khách sạn, resort... khi chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng, bạn đọc Nguyễn Duy Xuân gọi đó là vô pháp vô thiên. Nhằm góp thêm một góc nhìn, TTO giới thiệu bài viết này.

Đánh đổi môi trường cho thi hoa hậu là vô pháp vô thiên
Vạt rừng phi lao phía biển ven đường Lê Duẩn nối dài thuộc xã An Phú, TP Tuy Hòa, Phú Yên đã biến mất và thay vào đó là đại công trường sân golf - Ảnh: V. TRƯỜNG
"Dư luận bấy lâu đã quen với câu nói "Không thể đánh đổi môi trường vì lợi ích trước mắt!", thế mà vẫn bị sốc khi đọc được cái tít này trên mặt báo: "Đốn 100ha rừng phòng hộ làm sân golf đón… thi hoa hậu".
Chẳng hiểu cuộc thi người đẹp này tầm cỡ thế nào, quan trọng ra sao mà người ta sẵn sàng đánh đổi cả trăm ha rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát?
Chuyện đang diễn ra ở Phú Yên trong những ngày cuối tháng 4 nắng lửa. Sức nóng của đất trời chịu thua sức nóng của sự kiện có thể nói là hi hữu, vô pháp vô thiên này.
Rừng Phú Yên cạn kiệt dần theo thời gian
Nói vô pháp vô thiên quả không sai vì diễn tiến của vụ việc đã chứng minh điều đó, vì cái sự đánh đổi 100ha rừng phòng hộ để làm sân golf đón đầu một cuộc thi sắc đẹp.
Thông tin trên Tuổi Trẻ cho biết: hơn 100ha rừng phòng hộ phía biển ven đường Lê Duẩn nối dài thuộc xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đang bị phá để làm sân golf, khách sạn, resort khi chưa có hồ sơ xin phép Thủ tướng Chính phủ cho chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định.
Đây là dự án khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên rộng 122ha do Công ty TNHH New City VN (gọi tắt là New City) làm chủ đầu tư với tổng số vốn lên tới 1 tỉ USD.
Để sân golf hoàn thành kịp đón sự kiện thi hoa hậu vào tháng 7-2017, UBND tỉnh Phú Yên đã "tạo mọi thuận lợi" cho New City như chấp thuận cho công ty đưa 25 chuyên gia, kỹ thuật viên, giám đốc điều hành người nước ngoài đến làm việc tại dự án từ nay đến năm 2019; cho phép công ty cấp tốc giải phóng mặt bằng trước khi hoàn thành hồ sơ thiết kế, cấp phép khai thác, …
Phó chủ tịch tỉnh Nguyễn Chí Hiến trực tiếp chỉ đạo ngay tại công trình của New City: “Thống nhất cho nhà đầu tư triển khai thi công trước các hạng mục cầu cảng, khu vui chơi công viên nước. Nhà đầu tư khẩn trương tổ chức lập hồ sơ thiết kế, trình cấp phép xây dựng” và "yêu cầu các sở, ngành, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai xây dựng theo tiến độ cam kết”.
Thế là đèn xanh đã được bật, bất chấp những quy định nghiêm ngặt của pháp luật về thủ tục đầu tư, xây dựng.
Hơn 100ha rừng phòng hộ bị san phẳng vì dự án có một không hai này được trồng từ năm 1979. Gần 40 năm với bao mồ hôi, công sức, tiền bạc của nhà nước, của người dân địa phương và cả tổ chức nước ngoài giúp sức gây dựng nên khu rừng  chắn gió, chắn cát bảo vệ TP Tuy Hòa phút chốc biến mất.
Thay vào đó là sân golf, là khách sạn, là resort được ngụy trang bằng những mỹ từ mà vị quan chức nọ vừa bị cách các chức "nguyên" vẫn hay dùng để ru ngủ dư luận: "Vì quê hương vì sự phát triển".
Nực cười hơn khi mà chính cái công ty đã và đang xóa sổ hàng trăm ha rừng phòng hộ ấy lại còn được UBND tỉnh Phú Yên tặng bằng khen cho thành tích "đặc biệt xuất sắc" này.
Thiết nghĩ chẳng còn gì để nói. Đúng là vô pháp vô thiên!".
(Kinh tế) - Ông LÊ THANH ĐỒNG – trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên – trả lời Tuổi Trẻ việc tại sao HĐND tỉnh lại phê chuẩn những tờ trình của UBND tỉnh về các dự án lấy nhiều diện tích rừng.

Tỉnh Phú Yên chủ trương phá rừng phòng hộ và thi công sân golf tại dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, nhưng phủ nhận dự án này liên quan đến cuộc thi hoa hậu hữu nghị ASEAN - Ảnh: V.TR.
Tỉnh Phú Yên chủ trương phá rừng phòng hộ và thi công sân golf tại dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép, nhưng phủ nhận dự án này liên quan đến cuộc thi hoa hậu hữu nghị ASEAN – Ảnh: V.TR.
Như Tuổi Trẻ đã phản ánh, Phú Yên có 20 dự án đầu tư lấy khoảng 1.000ha đất rừng, trong đó có cả rừng phòng hộ. Ngoài một vài dự án lớn lấy đất rừng phòng hộ trên 20ha phải xin ý kiến Thủ tướng, hầu hết dự án còn lại đều thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND tỉnh.
Tại sao HĐND tỉnh lại phê chuẩn những tờ trình của UBND tỉnh về các dự án phải lấy nhiều diện tích rừng như vậy? Được sự ủy quyền của Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên, ông LÊ THANH ĐỒNG - trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên – trả lời:
“Có những dự án HĐND tỉnh cho chủ trương, nhưng cấp có thẩm quyền thấy không phù hợp, họ yêu cầu điều chỉnh thì mình phải điều chỉnh. Mình không đơn phương làm được. Quy trình là rất chặt. Còn quá trình thực hiện có sai sót thì phải chấn chỉnh, khắc phục để cho đúng quy trình, quy định”
Ông LÊ THANH ĐỒNG – Trưởng Ban kinh tế và ngân sách HĐND tỉnh Phú Yên
– Tất cả những vấn đề về dự án, đầu tư, xây dựng… đều căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Phú Yên đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt và nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh năm năm 2015-2020.
Việc UBND tỉnh trình cho HĐND tỉnh những dự án có liên quan đến việc sử dụng đất rừng là việc hết sức bình thường. HĐND tỉnh phê chuẩn, nhưng quan trọng là sau đó UBND tỉnh phải tổ chức thực hiện dự án đúng quy trình, quy định pháp luật.
HĐND tỉnh cũng có thẩm quyền ở một mức độ thôi. Ví dụ đối với đất rừng mà khi phê duyệt thứ kia thứ nọ, điều chỉnh quy hoạch rừng… thì phải có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, dự án muốn được thực hiện thì phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) được Bộ Tài nguyên – môi trường phê duyệt.
Quá trình tổ chức thực hiện, nếu đâu đó có khâu này khâu khác chưa đảm bảo thì những vấn đề đó cần rút kinh nghiệm nghiêm túc.
* Nhưng khi phê duyệt những dự án trên thì Phú Yên chấp nhận mất khoảng 1.000ha rừng, trong đó có cả rừng phòng hộ. Sắp tới sẽ có một số dự án lấy diện tích lớn đất rừng phòng hộ ven biển nữa để triển khai, như dự án trường đua ngựa tại xã An Mỹ (huyện Tuy An). Sau những phản ứng của dư luận gần đây về việc đổi rừng lấy dự án, HĐND tỉnh Phú Yên sẽ cân nhắc thế nào?
– Trong mọi vấn đề đừng mong muốn là việc gì cũng được hết hay việc gì cũng mất hết. HĐND tỉnh xem xét kỹ việc được nhiều – mất ít hoặc mất nhiều – được ít để cân nhắc vấn đề phát triển, đặc biệt là liên quan đến môi trường.
Về đất đai thì trước hết hạn chế sử dụng đất lúa hai vụ, đất rừng thì cân nhắc xem xét quy hoạch ba loại rừng ở mức độ nào là phù hợp, vừa đảm bảo môi trường vừa phù hợp cho mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội. Nhưng nói vậy không có nghĩa là không thu hồi đất rừng, kể cả đất rừng phòng hộ, không có nghĩa là không được thu hồi, kể cả đất lúa hai vụ.
Theo quy định của Luật đất đai, đối với việc thu hồi diện tích đất rừng phòng hộ và đặc dụng từ 20ha trở lên, thu hồi đất lúa từ 10ha trở lên là phải xin ý kiến Thủ tướng, còn diện tích dưới mức đó thì HĐND tỉnh cân nhắc xem xét theo thẩm quyền.
Xin nói là động cơ (của việc đổi diện tích rừng làm dự án – PV) là vì mục tiêu phát triển của địa phương, ngoài ra không có vấn đề gì khác. Còn đâu đó trong quá trình tổ chức thực hiện còn khiếm khuyết như báo chí nêu thì cố gắng khắc phục.
* Không chỉ dự án sân golf của New City lấy hơn 112ha rừng phòng hộ ven biển, mà sắp tới còn một loạt dự án khác cũng sẽ lấy đi rừng phi lao dọc biển từ TP Tuy Hòa ra huyện Tuy An. Xin hỏi ông, với tư cách một công dân Tuy Hòa, ông thấy để thảm phi lao này lại tốt hơn hay phá bỏ làm dự án kinh tế tốt hơn?
– Tốt hơn hay xấu hơn thì phải phụ thuộc vào ĐTM, vì tất cả dự án đều phải thực hiện một quy trình bắt buộc, nghiêm ngặt trước khi triển khai là phải có ĐTM được cấp có thẩm quyền phê duyệt. ĐTM đánh giá được hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án thế nào. Mình tay ngang làm sao biết được.
TP Tuy Hòa cũng đã có quy hoạch phân khu phát triển, riêng dải bờ biển thì hầu hết là quy hoạch phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái. Tôi không chỉ là công dân TP Tuy Hòa, mà còn là đại biểu HĐND tỉnh, trong các cuộc tiếp xúc cử tri thì bà con cũng phản ảnh dải bờ biển Tuy Hòa sao lụp xụp quá, trong khi bãi biển đẹp, nhiều tiềm năng.
Những dự án đầu tư du lịch ven biển Tuy Hòa lấy một diện tích rừng phi lao phòng hộ nhưng không có nghĩa là phát trắng, mà có diện tích cây xanh để lại, diện tích phải trồng vào thêm theo thiết kế, quy hoạch nên vẫn còn hành lang bảo vệ.
Nếu ảnh hưởng môi trường như cát bay, bão gió thì trước tiên dự án đó phải hứng chịu rồi mới tới nhà dân. Họ đổ tiền tỉ ra làm dự án thì phải tính toán để bảo vệ trước những vấn đề đặt ra như thế.
Tóm lại, HĐND tỉnh phê duyệt các dự án là cho chủ trương, còn triển khai thực hiện thì phải đúng theo quy định pháp luật. HĐND giám sát việc triển khai thực hiện đó có đúng không.
* Nhưng HĐND tỉnh giám sát thế nào mà một số dự án lớn như lấy rừng ở huyện Sông Hinh để nuôi bò thịt chất lượng cao, lấy rừng phòng hộ ven biển để làm sân golf của New City… đều có vấn đề, có sai sót?
– Chúng tôi cũng đang theo dõi, giám sát những dự án đó. Công tác giám sát của HĐND tỉnh là thường xuyên chứ không phải cái gì giám sát là cũng được hết, có hết, thấy hết. Chúng tôi cảm ơn báo chí đã góp phần giúp HĐND tỉnh làm tốt công tác giám sát của mình.
Ngoài giám sát, HĐND tỉnh phải lắng nghe cử tri, báo chí, dư luận xã hội và cân nhắc, chắt lọc những vấn đề nào cần nắm lại, giám sát lại.
HĐND sẽ giám sát những việc tổ chức thực hiện các dự án, nếu còn những khâu nào chưa tốt, thiếu sót như báo chí phản ánh thời gian qua thì HĐND tỉnh sẽ cân nhắc, xem xét có ý kiến vào thời điểm phù hợp.
(Theo Tuổi Trẻ)
NGUYỄN DUY XUÂN


Phú Yên 'xẻ thịt' 1.000ha rừng cho 20 dự án

25/04/2017 08:48 GMT+7
TTO - Không chỉ có dự án sân golf của New City, Phú Yên dành hơn 1.000ha rừng cho 20 dự án đầu tư khác. Phá rừng nhiều nhất là các dự án nuôi bò, thủy điện, trường đua ngựa và nhà máy lọc dầu.
Phú Yên 'xẻ thịt' 1.000ha rừng cho 20 dự án
Vạt rừng phi lao phía biển ven đường Lê Duẩn nối dài thuộc xã An Phú, TP Tuy Hòa, Phú Yên đã biến mất và thay vào đó là đại công trường sân golf - Ảnh: Vân Trường
Lãnh đạo tỉnh Phú Yên biết rõ vai trò quan trọng của rừng, đặc biệt là rừng phòng hộ, nhưng vẫn quyết định phá rừng để giao cho nhà đầu tư.
Tại văn bản chỉ đạo giải quyết kiến nghị của New City ngày 14-8-2015, ông Phạm Đình Cự (chủ tịch UBND tỉnh) nhấn mạnh: “Cây dương ở khu vực này (TP Tuy Hòa) là rừng phòng hộ dùng để chắn gió, chắn cát.
Hiện nay chuẩn bị vào mùa mưa bão trên địa bàn tỉnh, do đó việc chặt cây dương phải gần sát với thời điểm thi công để hạn chế ảnh hưởng đến môi trường, người dân xung quanh”.
Có dự án là mất rừng
Ngày 21-12-2016, Sở KH-ĐT tỉnh Phú Yên cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án trường đua ngựa Phú Yên có vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD. Chủ đầu tư là Công ty Golden Turf Club Pty (Úc). Dự án sử dụng 82ha đất và 13ha mặt nước (biển) tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An.
Ngày 14-3-2017, UBND tỉnh Phú Yên có văn bản thông báo kết luận của Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chí Hiến tại cuộc họp với chủ đầu tư.
Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu trong tháng 3-2017 Công ty Golden Turf Club Pty phải mở tài khoản tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Phú Yên và chuyển 5 triệu USD chi phí giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, lập dự án và xây dựng hạ tầng.
Tuy nhiên, ngày 28-3-2017 Công ty Golden Turf Club Pty có văn bản gửi UBND tỉnh “mặc cả” chỉ nộp trước 2 triệu USD. Sau khi tỉnh phê duyệt quy hoạch 1/2.000 và đo đạc, xác định lại thì công ty sẽ nộp đủ theo số liệu thực tế. Sở KH-ĐT cho biết hiện nay tỉnh đang bàn bạc, chưa quyết định có đồng ý với đề nghị của chủ đầu tư hay không.
Khu đất dự án trường đua ngựa tại thôn Giai Sơn, xã An Mỹ, huyện Tuy An có bãi biển rất đẹp. Phía trong là rừng dương cao gần 20m. Ông Biên Quốc Hội (cán bộ địa chính) cho biết hiện đã cắm mốc chuẩn bị thủ tục kiểm kê, bồi thường, thu hồi đất giao cho nhà đầu tư.
Trong số 82ha có một phần đất rừng phòng hộ do Nhà nước quản lý và cây dương, cây lâu năm của 238 hộ dân thôn Giai Sơn. Hiện diện tích rừng dương nhường chỗ cho trường đua ngựa chưa được xác định.
Bà Võ Thị Thu - người dân địa phương - cho biết rừng phòng hộ nơi này rất quan trọng trong việc ngăn gió, cát, hạn chế thiệt hại khi có bão. Tự tay bà và nhiều người dân thôn Giai Sơn đã trồng và chăm sóc khu rừng này.
Những dự án nuốt rừng nhiều nhất
Một dự án phá rừng khác khiến dư luận ở tỉnh này xôn xao là của Công ty CP chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên.
Theo tài liệu chúng tôi nắm được, ngày 24-10-2016, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Hữu Thế ký quyết định điều chỉnh giảm 647ha đất rừng và đất lâm nghiệp tại huyện Sông Hinh để thực hiện dự án chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của công ty này (giảm diện tích rừng để làm dự án nuôi bò).
Ngày 5-4-2017, ông Thế tiếp tục ký quyết định phê duyệt phương án đầu tư trồng rừng thay thế của Công ty CP chăn nuôi Thảo Nguyên Phú Yên. Theo đó, có 383ha rừng tại tiểu khu 310 và 311 thuộc xã Sông Hinh và xã Đức Bình Đông (huyện Sông Hinh) được chuyển mục đích sang rừng sản xuất.
Công ty này sẽ trồng 270ha rừng thay thế bằng cây keo hom tại huyện Đồng Xuân và thị xã Sông Cầu. Phần diện tích 113ha còn lại sẽ quy ra tiền hơn 6 tỉ đồng, nộp cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, vào ngày 19-8-2016 ông Thế còn ký quyết định phê duyệt các dự án đã chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải triển khai trồng rừng thay thế.
Theo quyết định này, có tới 21 dự án “sử dụng” 410ha rừng phải có nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế với số tiền hơn 22 tỉ đồng. Trong đó có 11 dự án 
du lịch.
Những dự án nuốt rừng nhiều nhất là Nhà máy lọc dầu Vũng Rô hơn 192ha, khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên của New City 68,7ha, khu du lịch sinh thái Sao Việt hơn 19ha, khu du lịch Bãi Xếp 16,5ha, làng du lịch quốc tế ven biển của Công ty Bắc Âu biệt thự và du lịch 30ha, khu resort Thuận Thảo hơn 9ha, khu nghỉ mát Long Beach 6,6ha...
Tuy nhiên đây chỉ là con số ban đầu bởi quá trình triển khai dự án thì diện tích rừng bị phá còn tiếp tục tăng. Đơn cử là dự án của New City tại xã An Phú, TP Tuy Hòa ban đầu chỉ nộp 3,7 tỉ đồng cho 68,7ha bị phá. Tuy nhiên đến nay nhà đầu tư đã nộp tiền trồng rừng thay thế 6,2 tỉ đồng, đương nhiên diện tích bị phá đã tăng 
rất nhiều.
Như vậy, chỉ với hơn 20 dự án đã nêu thì tỉnh Phú Yên đã hi sinh hơn 1.000ha rừng.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, từ năm 2014 đến ngày 10-4-2017, quỹ bảo vệ và phát triển rừng đã thu được hơn 11 tỉ đồng của các doanh nghiệp chấp thuận phương án nộp tiền trồng rừng thay thế với diện tích 198ha.
Trong danh sách này có 3 dự án thủy điện “nuốt” hơn 65ha rừng, 6 dự án kinh doanh làm mất 130ha rừng.
Sở NN&PTNT đã giải ngân 1,7 tỉ đồng để trồng 67ha rừng và sẽ tiếp tục giải ngân gần 2 tỉ đồng nữa để chăm sóc, bảo vệ diện tích rừng mới trồng. Hiện còn tồn gần 7,4 tỉ đồng (tương đương 132ha) chưa được UBND tỉnh phê duyệt.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết đoàn thanh tra của bộ đang làm việc tại tỉnh Phú Yên sẽ thanh tra tất cả dự án liên quan tới rừng từ năm 2012 đến nay chứ không chỉ một dự án nuôi bò ở huyện Sông Hinh mà báo chí nêu.
Vì tỉnh... còn nghèo
Chúng tôi đã đề nghị ông Nguyễn Chí Hiến trả lời các vấn đề liên quan việc phá rừng giao cho nhà đầu tư bởi vì ông phụ trách lĩnh vực này. Tuy nhiên, do bận nên ông Hiến ủy quyền cho phó giám đốc Sở KH-ĐT Nguyễn Lê Vũ trả lời.
Vì sao tỉnh Phú Yên thu hút đầu tư sân golf, trường đua ngựa... và các dự án này có ý nghĩa như thế nào đối với kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên?
Ông Vũ nói Phú Yên là tỉnh điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Nguồn thu ngân sách còn hạn chế, chủ yếu nhờ vào sự hỗ trợ của ngân sách trung ương. Tỉnh đang nỗ lực huy động thêm nhiều nguồn lực, đa dạng hóa các hình thức đầu tư.
Theo ông Vũ, tỉnh Phú Yên xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn trong thời gian tới. Cũng vì muốn tạo mọi điều kiện tốt nhất để nhà đầu tư triển khai dự án mà tỉnh đã hỗ trợ dự án New City, Sao Việt, trường đua ngựa... đẩy nhanh tiến độ, sớm đi vào hoạt động.
Trong đó, dự án New City thuộc danh mục các dự án quan trọng của tỉnh. Tới đây sẽ bổ sung dự án trường đua ngựa của nhà đầu tư Úc vào danh mục nêu trên để trình HĐND tỉnh.
“Các dự án này được tỉnh kỳ vọng sẽ có tính lan tỏa rộng, tạo cú hích cho ngành du lịch còn rất sơ khai của tỉnh. Khi đi vào hoạt động, các dự án sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, đồng thời tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương, góp phần tăng thu ngân sách nhà nước” - ông Vũ nói.
“Việc thu hút đầu tư và triển khai các dự án liên quan đến rừng như New City, Sao Việt đã được thực hiện đúng quy định của pháp luật chưa?” - chúng tôi hỏi. Ông Vũ nói: “Tôi nghĩ tỉnh Phú Yên luôn tuân thủ các quy định của pháp luật chứ không dám làm sai”.
Thừa nhận có sai sót trong dự án New City
Chiều 24-4, UBND tỉnh Phú Yên phát đi thông báo cảm ơn báo chí đã kịp thời phản ánh những nội dung liên quan đến dự án, kể cả những thiếu sót. Tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng yêu cầu chủ đầu tư dự án khu du lịch liên hợp cao cấp New City thực hiện các bước đúng quy định của pháp luật.
Theo UBND tỉnh Phú Yên, đến nay dự án New City đã khai thác hơn 32ha trong tổng số 64ha rừng phòng hộ theo hồ sơ thiết kế. UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo khắc phục những thiếu sót để dự án được thực hiện theo quy định.
Phần lớn dự án thuộc thẩm quyền 
của HĐND tỉnh
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, khi chuyển mục đích sử dụng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng từ 20ha trở lên thì phải được phép của Thủ tướng Chính phủ. Các loại rừng sản xuất và rừng phòng hộ dưới 20ha thì thuộc thẩm quyền quyết định của HĐND cấp tỉnh.
Như vậy, trong các dự án ở Phú Yên, hầu hết diện tích rừng được chuyển mục đích để đầu tư các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của tỉnh Phú Yên. Chỉ có dự án New City phá rừng phòng hộ trên 20ha thì phải xin phép Thủ tướng.
Tuy nhiên đến thời điểm này, hồ sơ vẫn chưa được chuyển đến Thủ tướng xem xét.
Phá rừng không ảnh hưởng đến chức năng phòng hộ (!)
“Theo tôi, việc bỏ rừng phòng hộ ngay xã An Phú, TP Tuy Hòa để làm các dự án không ảnh hưởng gì tới chức năng phòng hộ, bởi vì người ta sẽ trồng lại. Chắc chắn cũng sẽ phải trồng lại hết. Vì thực chất ra mình có một khu nghỉ hay có một tòa nhà thì nó là những điểm nhấn trong cái rừng đó thôi.
Cho nên vẫn là cái rừng đó, vẫn là cái nền đó, nên không sợ. Tôi rất là an tâm cái chuyện này, bởi vì bản thân chủ đầu tư họ có tiền, họ có kiến thức, họ có tâm huyết, họ làm đẹp cho đời, họ giữ thương hiệu của họ.
Tôi làm lâm nghiệp mấy chục năm. Mất rừng là gì? Mất rừng là do mình làm than, làm nương rẫy mới mất rừng. Cái người đi chặt gỗ thì họ lựa cái cây đẹp mà chặt, lựa cây giá trị họ chặt, trăm cây như thế họ lựa một cây họ chặt. Cho nên nếu khai thác gỗ thì chất lượng rừng nó chỉ lên xuống chút ít thôi, còn hệ sinh thái rừng hầu như không khác mấy.
Rừng phòng hộ ven biển Tuy Hòa nếu người ta có làm thì đó là giải pháp tạm thời. 1-2 năm người ta cũng phải trồng lại cho nó đẹp, đó là điều chắc chắn”.
Ông Lê Văn Thứng(chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Phú Yên)
VÂN TRƯỜN

Không có nhận xét nào: