Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

QUẢNG NGÃI: DÂN KHÓC VÌ CHÍNH QUYỀN ĐỘC QUYỀN GẶT ĐẬP LÚA; GIÁ LỢN HƠI CÓ NƠI XUỐNG 10.000 Đ/KG MÀ KHÔNG CÓ NGƯỜI MUA ?

Quảng Ngãi: Dân điêu đứng vì chính quyền cho máy gặt lúa độc quyền


19:09:55 25/04/2017

Những năm gần đây, việc thu hoạch lúa tại tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu dựa vào hệ thống máy đập gặt liên hợp. Tuy nhiên, tại nhiều nơi chính quyền các địa phương tổ chức phân chia máy đập gặt liên hợp không hợp lý, dẫn đến tình trạng độc quyền trong việc thu hoạch lúa bằng máy. Thực tế này đang diễn ra tại huyện Mộ Đức và khiến nhiều nông dân phải khốn khổ vì lúa chín rộ ngoài đồng nhưng không thể thu hoạch.

Qua đường dây nóng, bạn đọc gọi đến báo Doanh nghiệp Việt Nam phản ánh tại khu dân cư 6b, tổ dân phố thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi xuất hiện máy gặt lúa độc quyền, chủ máy gặt ưng gặt thì gặt không thì để đó khiến người dân phải trực ở cánh đồng nhiều ngày để năn nỉ được gặt lúa dù mất tiền. Cũng theo người dân, nếu kêu máy gặt khác thì họ cũng không dám đến, bởi đến sẽ bị máy gặt độc quyền dọa nạt..
Để tìm hiểu rõ vụ việc, trưa ngày 25/4, PV có mặt tại khu dân cư 6B, tổ dân phố thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù là 12h trưa nhưng  nhiều người dân, trong đó có cả cụ già gần 80 tuổi vẫn đứng ở cánh đồng để năn nỉ máy gặt lúa giúp cho mình.

Lúa của người dân chín vàng nhưng vẫn nằm ở ngoài đồng vì máy giặt độc quyền

Trao đổi với PV cụ Tạ Thị Vĩnh, 75 tuổi trú thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức đang ngồi ăn cơm bên cạnh ruộng lúa của mình nói: “Tôi trực ở đây ba ngày rồi mà vẫn chưa được máy gặt giúp, lúa thì chín vàng ngã hết xuống, chỉ cần trời mưa là coi như tôi trắng tay…”.
Qua tìm hiểu của PV, cụ Tạ Thị Vĩnh chỉ có một thân một mình túc trực ngoài đồng vì cụ ông gần 80 tuổi mới mổ mắt, các con cái thì đi làm xa, duy nhất còn một người con trai bị bệnh tâm thần ở nhà.


Giọt nước mắt của cụ Tạ Thị Vĩnh, 75 tuổi khi cánh đồng lúa chín của mình bị máy gặt khước từ nhiều ngày liên tục

Còn anh T.V.B, (45 tuổi) cho biết nhiều ngày qua, chủ của máy gặt duy nhất tại cánh đồng này đều lắc đầu khiến chúng tôi đều bất lực nhìn. Theo quan sát của PV, mặc dù đang 12h trưa nhưng có nhiều nông dân cũng đang  có mặt tại cánh đồng lúa và đứng ngồi không yên vì lúa chín quá ngày mà chưa thể thu hoạch được.
Nhiều người đã tính đến chuyện gọi máy đập gặt từ nơi khác đến để thu hoạch cho ruộng lúa nhà mình. Tuy nhiên, do chủ máy đập gặt tại đây độc quyền nên không cho bất kỳ máy nào khác đến thu hoạch lúa cho dân.
Bà T. (65 tuổi) cho biết: “lúa chín mà bất lực con ơi, gọi máy gặt thì không đến, họ ưng ai họ gặt, chứ có phân biệt lúa chín ngả xuống hay không xuống đâu, mình thuê mất tiền có phải xin đâu…”.
Trong lúc PV đang trao đổi với người dân thì chủ máy gặt cách đó không xa đến khu vực PV đang trao  đổi với vẻ mặt tức giận và nói: “Ở đây máy của tôi đứng đồng này, giờ ai muốn vào đây phải hỏi ý kiến tôi. Tôi cho mới được vào chứ..”.

Chủ máy gặt độc quyền: " tôi đứng đồng này, giờ ai muốn vào đây phải hỏi ý kiến tôi. Tôi cho mới được vào chứ"

Để tìm hiểu rõ vụ việc, PV đã đến UBND thị trấn Mộ Đức, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi để làm việc, trao đổi với PV, ông Phạm Văn Thọ, phó Chủ tịch UBND TT Mộ Đức thừa nhận, chính quyền địa phương có tổ chức phân chia mỗi máy đập gặt chỉ được gặt trên 1 cánh đồng.
Nhưng khi PV đặt câu hỏi  về vụ việc đang diễn ra thì vị phó Chủ tịch  Phạm Văn Thọ lại đổ lỗi cho hợp tác xã, vì việc này thị trấn đã giao cho hợp tác xã quản lý…

Ông Phạm Văn Thọ, phó Chủ tịch UBND TT Mộ Đức đổ lỗi sự việc cho hợp tác xã

Câu hỏi đặt ra ở đây là sự việc đã xảy ra một thời gian dài, nhưng chính quyền vẫn không có động thái gì. Sự thờ ơ của chính quyền địa phương đang khiến hàng chục héc ta lúa Đông Xuân của nông dân thị trấn Mộ Đức chín rộ mà vẫn nằm ngoài đồng.
Người nông dân vốn đã “bán mặt cho đất – bán lưng cho trời” hơn 3 tháng mới tới ngày thu hoạch. Thế mà, người nông dân không thể mang hạt lúa mình trồng về nhà. Thực tế đắng cay này, đã khiến người nông dân nơi đây chỉ còn biết khóc.


Khủng hoảng giá lợn hơi: Có vùng giá xuống thê thảm vẫn không bán được

Infonet 
Đối mặt với tình trạng giá lợn hơi xuống thấp nhất thế giới, Công ty chăn nuôi CP công bố hôm nay giảm giá bán trên toàn hệ thống, Dabaco khẳng định giảm giá cám, kiến nghị ngừng nhập thịt ngoại.
Ông Võ Việt Dũng,Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn chế biến thực phẩm Nam Hà Nội cho biết, nhiều địa phương như xã Ngọc Lũ, huyện Bình Lục, Hà Nam- một trong những “thủ phủ” về chăn nuôi lợn, hiện lợn toàn trọng lượng trên 1,2 tạ. Loại nặng 1,4 – 1,5 tạ bán chỉ 1,5 triệu đồng/con nhưng không ai mua.
“Giá lợn Việt Nam hiện đang rẻ nhất thế giới”, ông Dũng nói.
Khung hoang gia lon hoi: Co vung gia xuong the tham van khong ban duoc - Anh 1
Mặc dù công ty mua lợn hơi cao hơn giá thị trường vài giá để hỗ trợ bà con chăn nuôi, nhưng vẫn chỉ ở mức 23.000 đồng/kg.
Ông cho biết, hàng ngày đi xuống trại, bà con cứ hi vọng xuất khẩu được nên không chịu giảm đàn nái. Do vậy, phải chấp nhận “đau thương” để giảm đàn nái, dù bà con không muốn.
Ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi tính toán, giá lợn hơi chỉ 25.000 đồng/kg, thậm chí 23.000 đồng/kg, trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi khoảng hơn 9.000 đồng/kg, 4 kg thức ăn mới được 1 kg thịt hơi, với giá bán như hiện nay thì người chăn nuôi lỗ nặng. Do đó, các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi cần chia sẻ những khó khăn hiện tại với người chăn nuôi.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam, giá lợn những năm qua rất tốt chính vì vậy người dân tăng đàn rất nhiều.
Bên cạnh đó các hộ nuôi cũng đẩy mạnh nuôi lợn có trọng lượng lớn 120kg/con, nên sản lượng thịt tăng nhiều, nguồn cung tăng cao hơn rất nhiều so với nhu cầu thị trường nên dẫn đến tình trạng dư thừa rất lớn, người dân không bán được, giá thịt lợn hơi tụt dốc không phanh, trong lúc bà con vẫn phải nuôi, chi phí cứ thế tăng lên.
Còn ông Phạm Văn Học, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam cho biết, doanh nghiệp đã hình dung giá giảm trong 2017 vì tốc độ tăng đàn nhanh nhưng không nghĩ giảm sâu như thế này. Mặc dù Bộ, Cục đã có cảnh báo nhưng về đến địa phương, bà con vẫn mơ hồ, chỉ biết giá đang tốt thì tăng đàn.
Theo ông, tình hình giá lợn hơi còn xuống tiếp vì lượng tồn vẫn nhiều. Ông kiến nghị Bộ NN&PTNT trình Chính phủ ngừng nhập khẩu thịt lợn để giải quyết nguồn cung thịt heo đang thừa trong nước; tìm kiếm thị trường xuất khẩu lợn; sớm thành lập Hiệp hội Chăn nuôi lợn; đưa ra yêu cầu đối với việc mở trang trại.
Với tình hình chăn nuôi khó khăn như hiện nay, Dabaco cho biết, ngay từ tuần trước giảm giá thành thức ăn 5-7% cho người chăn nuôi, giá bán lợn giống cũng bắt đầu giảm. Cùng với đó, Dabaco tăng cường các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ người chăn nuôi để họ hiểu rõ vấn đề an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh. Thời gian tới Dabaco tiếp tục nghiên cứu giảm giá đầu vào thức ăn, giống nếu tình hình sản xuất chăn nuôi lợn tiếp tục khó khăn.
Ông Học cũng cho biết trong năm nay Dabaco sẽ tiếp tục xây dựng nhà máy chế biến thịt lợn. Khi nhà máy này đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ khá lớn thịt lợn trong dân để chế biến đa dạng các sản phẩm từ thịt lợn.
Về giải pháp ổn định chăn nuôi, hỗ trợ bà con, ông Vũ Anh Dũng cho biết công ty đã giảm giá bán thịt từ đầu tháng 4 cho trường học, bếp ăn công nghiệp. Ngày mai công bố giảm giá bán thịt trên toàn hệ thống.
Ông cho rằng tiêu thụ thịt lợn của Việt Nam đang rất thấp, hiện nay người dân đang sợ thịt bẩn nên không dám ăn thịt. Do đó, cần tuyên truyền cho thị trường trong nước, để người dân hiểu, thay đổi thói quen sử dụng thịt cấp đông thay cho thịt nóng.
Đồng thời ông kiến nghị, dứt khoát mở trang trại chăn nuôi phải là ngành kinh doanh có điều kiện, không thể cứ thích là mở.
Diệu Thùy

Không có nhận xét nào: