Thứ Hai, 5 tháng 6, 2017

Lưu Trọng Văn - Lượm lặt tiếp chuyện tại đám giỗ ông Võ Văn Kiệt: "Tôi chỉ quan tâm cái gốc là cần phải thay đổi thể chế sang dân chủ" - Lời Tướng Võ Viết Thanh

Khi xe chở gã tới Khu Lan Anh bên sông Sài Gòn thấy ngoài cổng có nhiều xe hơi biển xanh trắng tùm lum. Hiếu Dân trong bộ đồ màu đen tới bên xe dìu GS Tương Lai tuổi 82 vào nhà. Có chú Sáu Phong đang ngồi trỏng. Hiếu Dân nói.

Ảnh minh họa
10g30 rồi, gã nghĩ theo như mọi lần thì ông Tư Sang không dự tiệc chắc đã tới và đã về, còn đương nhiên ông Ba Dũng theo "đúng quy trình" sẽ tới muộn hơn.

Qua một cây cầu gỗ nhỏ vào ngôi nhà thờ giữa hồ nước có sen và cá lượn bơi. Bàn thờ nghi ngút khói hương và tràn ngập hoa và vòng hoa, liếc cái, gã thấy nhiều vòng hoa đề tên, chức vụ của các bác lãnh đạo hàng đầu cũ và mới.

Gã nhớ hồi đám tang cha gã, vòng hoa nào cũng có băng rôn đề chức vụ, vai vế người viếng. Riêng vòng hoa của ông Võ Nguyên Giáp và ông Lê Quang Đạo không đề chức tước gì sất mà chỉ đề "Võ Nguyên Gíáp và vợ' và "Lê Quang Đạo và vợ" kính viếng nhà thơ... Tại sao vậy? Vì họ hiểu cha gã thích gì và ghét gì.

Gã có nói với Huỳnh Sơn Phước tại nghĩa trang khi thấy trên mộ ông Kiệt có vòng hoa đề "phó thủ tướng Võ Đức Đam kính viếng nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt": nếu tôi là ông Đam một cộng sự thân thiết của ông Kiệt thì tôi sẽ đề "Cháu Đam đây, chú Sáu ơi!". Chắc ông Kiệt sẽ vui lắm vì thấy đứa cháu thư ký của mình hiểu mình.

Hiểu ông Kiệt người đặt tên con gái yêu là Hiếu Dân và lấy bí danh là Sáu Dân có gì đâu ngoài một chữ "tình". Tình với nhau, tình với nước, tình với dân.

Hiếu Dân có ý mời nhóm của bác Tương Lai ngồi cùng bác Sáu Phong ở bàn uống nước chờ nhập tiệc. Chiếc bàn này ở bên dưới bức ảnh ông Kiệt nơi ông Kiệt thường ngồi tiếp khách khi cuối đời ông bỏ biệt thự trên đường Tú Xương của nhà nước về ở với con gái để chuẩn bị làm thủ tục trả nhà cho Nhà nước. Bác Tương Lai cười bảo: để chú về chỗ xưa nay thường ngồi thôi. Đó là chiếc bàn chầu rìa mà Hiếu Dân cười bảo: bàn quan sát.

Ngồi trong phòng khách một lúc, ông Sáu Phong tức nguyên chủ tịch Nguyễn Minh Triết đòi ra bàn ngoài trời kê bên sông Sài Gòn khúc nhìn ra cầu Thủ Thiêm, để ngồi cho thoáng mát. Ông cười rất bình dị như bản tính xuề xòa nông dân của ông: tui quen ngồi giữa trời đất rồi.

Trong Chính phủ một thời có hai ông Sáu. Thủ tướng Võ Văn Kiệt là Sáu lớn còn phó thủ tướng Phan Văn Khải là Sáu nhỏ. Vì Ông Nguyễn Minh Triết lúc ấy là bí thư thành ủy TP.HCM nên không được xếp hạng gọi là Sáu gì sất ngoài thẳng đượt "Sáu Phong" bí danh xưa nay của ông.

Khi ông Sáu Phong cùng một loạt quan chức ra ngoài trời thì gã thấy trung tướng Võ Viết Thanh, cao, gầy ngẳng, trán rộng xuất hiện. Ông được mời ra ngồi cùng bàn với ông Sáu Phong nhưng ông từ chối, ông chọn một chiếc ghế đối diện với bác Tương Lai rồi bảo: Giữ ghế này cho tui, tui ra chào cụng một ly với ông Sáu sẽ quay lại ngay.

Bàn gã ngồi ngoài bốn anh em chung một chuyến xe có thêm nàng nhà báo Thế Thanh, nguyên phó chủ tịch Hội Phụ nữ TP.HCM người mặc áo có viết dòng chữ trên lưng "Hoàng Sa- Trường Sa của Việt Nam" trong các cuộc xuống đường chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo, nhà thơ Nguyễn Duy và thỉnh thoảng nhạc sĩ Hà Dũng có làm kinh doanh cũng chỉ để mua vui cho các nàng ca sĩ trẻ xinh, thoắt ngồi thoắt biến.

Ông Lê Hồng Anh thân hình bệ vệ mặc sơ mi nâu lững thững bước vào. Ông có khuôn mặt với đôi mày rậm như Trương Phi cứ thế đi về phía hình như ông đã biết trước chỗ nào dành cho ông.

Trung tướng Võ Việt Thanh đã trở lại chỗ mà ông "xí" trước. Gã quý ông tướng từng một thời là anh hùng chỉ huy những trận đánh đầy mưu lược trong chiến tranh ở xứ dừa Bến Tre, và cũng là một người chịu học, chịu mày mò, sáng tạo ra những khẩu pháo bắn không giật làm GS Trần Đại Nghĩa chuyên gia chế tạo vũ khí phải kinh ngạc.

Gã càng quý ông hơn khi chính ông khi là thứ trưởng Công an phụ trách an ninh đã có những chính sách thông thoáng để Việt Kiều về thăm quê hương. Và, đặc biệt chính ông đã là người bất chấp các áp lực của cấp cao nhất trong vụ án Sáu Sứ vu khống tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Trần Văn Trà âm mưu đảo chính chống đảng để tìm ra sự thật bảo vệ danh dự cho tướng Giáp và tướng Trà.

Chính vì sự dũng cảm cương quyết ấy ông đã bị vu khống về lý lịch, rằng bố mẹ ông là Việt gian bị cách mạng trừng trị chứ không phải đã hy sinh cho cách mạng. Khi nghe những lời xúc phạm bố mẹ mình như vậy, ông kể cho nhà báo Huy Đức và nhà báo Lê Phú Khải là ông đã tính rút súng bắn những người vu khống bố mẹ ông.

Bây giờ ông ngồi đó cười hiền lành biết bao.

Gã bảo trông anh Bảy khỏe ra đấy. Ông nói nhờ tập luyện và chơi thể thao. Gã hỏi anh chơi món gì? Ông bảo chơi golf. Nói xong ông trầm ngâm một chút rồi nói tiếp:

Không vì tôi khoái chơi golf mà tôi ủng hộ chuyện mấy cha xây sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất đâu. Đi đâu tôi cũng phản ứng. Tôi đã kiến nghị lên các cấp cao đòi dẹp bỏ sân golf này trả cho sân bay để mở rộng sân bay. Tôi nói có cái việc đó mà các anh không làm được thì sao dân tin các anh?

Gã hỏi tướng Võ Viết Thanh nghĩ gì về quyết định mới đây của Bộ Chính trị sẽ kiểm tra tài sản của 1.000 cán bộ cấp cao mà Bộ Chính trị quản lý. Tướng Thanh đáp: Thật ra tôi không quan tâm lắm chuyện này. Tôi chỉ quan tâm cái gốc là cần phải thay đổi thể chế sang dân chủ.

Huỳnh Sơn Phước nghe vậy thì máu nhà báo nổi lên độp hỏi ngay: 

-Vậy thì cách nào theo anh?

-Phải có đối lập xây dựng.

-Anh nói rõ hơn được không?

-Điều này tôi đã kiến nghị công khai với các vị cao cấp nhất. Đó là thành lập thêm bên cạnh đảng cộng sản như hiện nay một đảng mà cụ Hồ từng thành lập đó là đảng Lao động.

Gã cười như để làm nhẹ tính chất nghiêm trọng của vấn đề: Thì hai anh em trong nhà cạnh tranh lành mạnh với nhau thôi phải không anh? Thì vẫn tư tưởng Hồ Chí Minh, thì vẫn chủ nghĩa xã hội như đảng Dân chủ với Cộng hòa bên Mỹ vẫn chung một tư tưởng đó là lợi ích nước Mỹ và Hiến pháp Mỹ.
Hê, thực tình gã cho rằng đây là vấn đề nội bộ của đảng cộng sản, với tư cách một quần chúng ngoài đảng và thú thật từng là cảm tình đảng...lão thành vì chờ hoài vẫn chả ma nào chịu kết nạp, gã trộm nghĩ, đất nước vẫn trong tay các bác ấy, anh em, con cháu một nhà dù là Cộng sản hay Lao động có đi đâu mà sợ nhể?

Chuyện đang rôm rả trong bàn gã ngồi nào là nếu có tổ chức đối lập xây dựng do chính Đảng lập ra thì ai sẽ giơ tay đăng ký là đảng viên Lao động, ai sẽ giơ tay đăng ký ở lại đảng Cộng sản thì xuất hiện trung tướng Lưu Phước Lượng nguyên phó tư lệnh quân khu Chín.

Thấy Thế Thanh, tướng Năm Lượng nắm chặt tay: Lúc ba em hy sinh năm Mậu thân 68 ngay cửa ngõ Sài Gòn tôi ở cách hầm của ổng 200 mét. Khúc ấy chỉ có ruộng, tụi trực thăng rà bắn rất rát trúng hầm của ba em. Ba em lúc đó là sư trưởng sư Năm. Nè chồng em luật sư Trương Trọng Nghĩa phát biểu ở Quốc Hội hay lắm, tôi rất ủng hộ đó. À, mà các ông đang bàn chuyện gì vậy?

Huỳnh Sơn Phước nói ý của tướng Võ Viết Thanh rồi hỏi tướng Năm Lượng, anh ủng hộ không?

Tướng Năm Lượng đáp: Tôi nghĩ cái gì thì cái đảng phải triệt để đổi mới. Tôi nói các nhà báo ở đây cứ việc ghi âm vì những điều này tôi đều đã công khai phát biểu cho các cấp lãnh đạo rồi.

Gã hỏi, nếu đảng không triệt để đổi mới thì sao ạ?

Tướng Năm Lượng xòe hai cánh tay ra và nói: Thì sẽ mất ráo lòng dân, thì... có quy luật cả rồi, có ai thoát khỏi quy luật đâu?

Bàn đã lấp đầy những món ăn dân dã đặt trên mẹt, trên lá hoa sen, trên vỏ thân chuối. Rượu được rót ra. Tướng Năm Lượng với tính cách lính chiến Nam Bộ cầm ly rượu tớp cái ực: Phải triệt để đổi mới thôi mới tồn tại được.

***
Gã có điện thoại của một chú em quê Nam Định say mê làm phân bón hữu cơ, ra ngoài nghe, tám, trở lại nghe ai đó nói ông Ba Dũng vừa tới.

Gã hỏi bác Tương Lai, ông Ba có đến không? Bác Tương Lai nói, hình như có tới đấy. Chiếc bàn ở trung tâm phòng khách đối diện với chiếc bàn mà gã đang ngồi năm ngoái, ông Ba ngồi cùng các ông Lê Hồng Anh, Trương Hòa Bình, Đinh La Thăng, Phan Thanh Bình, Trần Hồng Quân giờ để trống.

Vì sao nhể?

Gã cảm nhận vì sao rồi. Nhưng không thể toẹt ra được.

Xuất hiện GS Nguyễn Thiện Nhân, tân bí thư thành ủy TP.HCM. Năm ngoái thì tân bí thư Đinh La Thăng.

Xuật hiện Võ Văn Thưởng, chàng trai ủy viên BCT trẻ nhất, người vừa gây bão dư luận với tuyên bố: Sẵn sàng đối thoại với những người khác chính kiến.

Và chuyện cà kê cũng dài rồi, gã buông gõ phím đây vì 6 giờ tối phải gặp các bác Huỳnh Tấn Mẫm, Mai Anh Tài các chuyên gia chữa bệnh tự kỷ. Gã thú thật những lúc thất tình gã đã từng là... trẻ tự kỷ mà chuyện thất tình thì với gã sẽ còn dài dài nên cũng cần lắm những kinh nghiệm phòng tránh... tự kỷ.

Lưu Trọng Văn

(FB Lưu Trọng Văn)

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

BỘ VĂN HÓA Ê MẶT VỤ TỨC TỐC THU HỒI VĂN BẢN YÊU CẦU KIỂM ĐIỂM ÔNG VINH; CẦN “TUÝT CÒI” KIỂU TƯ DUY LỘNG QUYỀN BỘ…LÀ “CHA BỐ” THIÊN HẠ

ảnh 1


CẦN “TUÝT CÒI” KIỂU TƯ DUY BỘ…LÀ “CHA BỐ” THIÊN HẠ
Phạm Viết Đào.

Ngày 4/6/2017 Văn phòng Bộ Văn hóa-thể thao và Du lịch tức tốc ban hành văn bản không số thông báo ý kiến của Văn phòng Bộ truyền đạt ý kiến của Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đề nghị hủy Công văn số 2383/BVHTTDL-TCDL do vị này ký ban hành ngày 2/6/2017 gửi Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng…
Trong công văn 2383, có nội dung yêu cầu ông Huỳnh Tấn Vinh phải kiểm điểm, giải trình một số thông tin theo Bộ Văn hóa là chủ quan, có thể gây hiểu nhầm và gửi vè Bộ trước ngày 15/6/2017…
Qua nội dung công văn này cho thấy lãnh đạo Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tự trao cho mình cái quyền “ cha bố thiên hạ”, bắt ông Huỳnh Tấn Vinh chủ tịch Hiệp hội Du lịch phải tuân thủ mọi mệnh lệnh hành chính của mình trong khi Bộ VHTTDL không phải là cơ quan quản lý nhà nước cấp trên của Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng…
Chưa kể ý kiến của ông Huỳnh Tấn Vinh được mời phát biểu trong một cuộc hội thảo do Bộ VHTTDL chủ trì…
Trong một cuộc hội thảo do một cơ quan nào đó chủ trì chủ tọa có quyền yêu cầu một một tham luận viên nào đó dừng phát biểu, nếu nhận thấy nội dung trệch, vượt ra ngoài chủ đề hội thảo thậm chí mời tham luận viên đó rời hội trường…
Cơ quan tổ chức hội thảo chỉ dừng lại ở mức đó, nếu thấy không muốn nghe tham luận của tham luận viên đã nêu…chứ không được phép truy cứu trách nhiệm hành chính tham luận viên được mời tham luận…
Ngay đối với Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch các tỉnh thành là các cơ quan chuyên môn trực thuộc khâu quản lý nhà nước của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch thì nếu xảy ra một sự cố gì; Bộ VHTTDL cần phải điều chỉnh thì phải điều chỉnh qua Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc chứ không gửi quyết định, thông báo tắt trực tiếp cho các Sở…Vì UBND tỉnh mới là cơ quan quản lý trực tiếp, toàn diện các sở ban ngành chuyên môn…
Qua chuyện ban hành công văn 2383 và chuyện lình xình cấp phép cho Tiến quân ca vừa qua ở Cục Nghệ thuật biểu diễn vừa qua cho thấy: đám quan chức của cái bộ này đang lộng quyền, lộng hành quá xá...

Ông Vinh lên tiếng sau khi bị đề nghị xử lý phát biểu về Sơn Trà

authorĐình Thiên Chủ Nhật, ngày 04/06/2017 10:42 AM (GMT+7)

(Dân Việt) "Nếu Bộ Văn hóa cho rằng những ý kiến của tôi đưa ra chưa đúng thì cần có ý kiến chứng minh ngược lại, chứ không phải sau cuộc họp lại gửi công văn yêu cầu kiểm điểm tôi. Với văn bản đề nghị kiểm điểm tôi có thể thấy Bộ Văn hóa và Tổng cục Du lịch không khoa học, không có tinh thần cầu thị".


   
Ông Huỳnh Tấn Vinh bày tỏ quan điểm của mình sau khi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) có văn bản gửi Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng liên quan đến phát ngôn của ông tại một buổi tọa đàm về Sơn Trà.
Bộ VHTTDL vừa có văn bản đến Hiệp hội du lịch TP.Đà Nẵng với nội dung, tại buổi tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà” ở Hà Nội vừa qua, ông Huỳnh Tấn Vinh-Chủ tịch Hiệp hội du lịch TP.Đà Nẵng đã có những phát biểu thiếu chính xác dù được chủ trì nhắc nhở từ trước.
 ong vinh len tieng sau khi bi de nghi xu ly phat bieu ve son tra hinh anh 1
Ông Huỳnh Tấn Vinh trong một lần trả lời báo chí. Ảnh: Đình Thiên
Ngoài ra, Bộ VHTTDL còn cho rằng, ông Vinh đã có ý kiến thiếu chính xác, thiếu cơ sở và làm cho dư luận hiểu sai vấn đề khi đã dẫn ra quy hoạch Sơn Trà vi phạm các điều luật như: Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học…
 Với những lập luận trên, Bộ VHTTDL đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình, trả lời Bộ VHTTDL trước ngày 15.6.2017 để Bộ báo cáo các cấp có thẩm quyền.
 ong vinh len tieng sau khi bi de nghi xu ly phat bieu ve son tra hinh anh 2
Một công trình bê tông hóa trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Đình Thiên
Liên quan đến văn bản trên của Bộ VHTTDL, trao đổi nhanh với Dân Việt sáng 4.6, ông Vinh cho rằng, hội thảo khoa học phải đa chiều, phải tôn trọng sự khác biệt mới có tranh luận, mới đi đến được kết quả chuẩn xác nhất.
“Hãy chứng minh và bảo vệ điều mình cho là đúng bằng lý lẽ để người khác phải khuất phục, chứ không phải cấm, "bịt miệng" người ta bằng kiểm điểm. Với văn bản này có thể thấy Bộ VHTTDL và Tổng cục không khoa học và không có tinh thần cầu thị”, ông Vinh nói.
Ngoài việc không đồng tình với văn bản của Bộ VHTTDL, ông Vinh còn tái khẳng định những phát biểu của ông tại buổi tọa đàm như: “Quy hoạch Sơn Trà vi phạm các điều luật như: Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học…” đã được xem xét thận trọng.
Ông Vinh còn nhấn mạnh, trong bất kỳ hoàn cảnh nào ông vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ Sơn Trà: "Tôi vẫn nói bảo vệ Sơn Trà cho con cái chúng ta. Với tôi đây là lẽ phải”.
Bộ VHTTDL: “Ông Vinh làm dư luận hiểu sai vấn đề”

Ngày 2.6, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Huỳnh Vĩnh Ái đã ký công văn (2383/BVHTTDL-TCDL) gửi Hiệp hội du lịch TP.Đà Nẵng đề nghị đơn vị này xem xét và có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Huỳnh Tấn Vinh có văn bản giải trình, trả lời Bộ VHTTDL trước ngày 15.6.
Lý do Bộ VHTTDL yêu cầu ông Vinh phải giải trình là bởi ngày 30.5, tại Tọa đàm về “Phát triển bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà, ông Huỳnh Tấn Vinh được mời dự và phát biểu. Mặc dù đã được chủ trì tọa đàm nhắc nhở về cân nhắc kỹ nội dung phát ngôn, đảm bảo chuẩn xác nhưng ông Huỳnh Tấn Vinh vẫn cố tình phát biểu tại tọa đàm với những phát ngôn thiếu chính xác” – công văn của Bộ VHTTDL nêu rõ.
Theo đó, công văn của Bộ VHTTDL cho rằng, ông Vinh phát biểu: “Quy hoạch này vi phạm các điều luật như sau: Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, điểu 2 điều 4 rừng đặc dụng; Luật đa dạng sinh học năm 2008, điểm 2,9,32,2 khoản 2 và điều 72; Luật bảo vệ và phát triển rừng điều 7, điều 12; Luật tài nguyên môi trường và biển đảo năm 2015 điều 16; Luật đa dạng sinh học điều 9; Luật tài nguyên môi trường điều 22,23,24 và các nghị định khác…”.
 “Việc phát ngôn như trên của ông Huỳnh Tấn Vinh là chủ quan, thiếu cơ sở và làm cho dư luận hiểu sai vấn đề” – công văn nhấn mạnh.
(Nam Cường – ghi)
Bán đảo Sơn Trà cách trung tâm TP Đà Nẵng khoảng 10 km về phía đông bắc, rộng 4.439 ha, là tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển duy nhất ở Việt Nam. 
Tháng 11.2016, Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Sau khi công bố quy hoạch, Hiệp hội du lịch Đà Nẵng gửi kiến nghị đến Thủ tướng, bày tỏ lo ngại Sơn Trà sẽ bị bê tông hóa bởi các dự án du lịch; kiến nghị xem xét lại bản quy hoạch theo hướng giữ nguyên hiện trạng.
Chiều 28.5, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì họp với Bộ Văn hoá cùng UBND TP Đà Nẵng, để nghe các cơ quan này báo cáo việc tiếp thu kiến nghị của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng về quy hoạch Sơn Trà. Ông Đam chấp thuận cho Bộ Văn hoá và Đà Nẵng 3 tháng để trả lời kiến nghị của Hiệp hội du lịch.
Ngày 30.5, tại tọa đàm phát triển du lịch bền vững Khu du lịch quốc gia Sơn Trà do Bộ Văn tổ chức tại Hà Nội, ông Huỳnh Tấn Vinh, Chủ tịch Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, đưa ra quan điểm: "Nếu Đà Nẵng giữ Sơn Trà là điểm đến độc nhất của Việt Nam thì sẽ làm tăng thu nhập dân cư, chứ không tăng thu nhập cho một nhóm người. Tôi chọn bảo vệ Sơn Trà tự nhiên và sẽ đi đến cùng". 
P.V (Theo VNE)


Yêu cầu xử lý phát ngôn của ông Vinh về Sơn Trà

Đô th 
 Chia sẻ


(PLO)- Bộ VH-TT&DL đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng xem xét sự việc trên đồng thời có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình.
Bộ VH-TT&DL ngày 2-6 đã có văn bản gửi Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng liên quan đến phát ngôn của ông Huỳnh Tấn Vinh (Chủ tịch Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng) tại một buổi tọa đàm.
Theo đó, văn bản nêu rõ: Tại tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà”, ông Huỳnh Tấn Vinh được mời tham dự và trình bày các ý kiến kiến nghị liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà.
“Mặc dù đã được chủ trị tọa đàm nhắc nhở về việc cân nhắc kỹ nội dung phát ngôn, đảm bảo chuẩn xác nhưng ông Huỳnh Tấn Vinh vẫn cố tình phát biểu tại tọa đàm những nội dung thiếu chính xác”, văn bản cho hay.

Ông Vinh phát biểu tại tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà. Ảnh VIẾT THỊNH.
Văn bản cũng trích dẫn ý kiến của ông Vinh được Bộ cho là thiếu chính xác, cụ thể ông Vinh trong phát biểu của mình đã dẫn ra Quy hoạch Sơn Trà vi phạm các điều luật như: Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học…
“Việc phát ngôn như trên của ông Huỳnh Tấn Vinh là chủ quan, thiếu cơ sở và làm cho dư luận hiểu sai vấn đề”, văn bản kết luận.

Trên cơ sở đó, Bộ VH-TT&DL đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình, trả lời Bộ VH-TT&DL trước ngày 15-6-2017 để Bộ báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Trước đó, tại buổi tọa đàm  ông Vinh đã khẳng định Sơn Trà là “lá phổi xanh” của TP Đà Nẵng, đồng thời nhấn mạnh: “Nếu chúng ta làm cho lá phổi ung thư đi thì chúng ta thở bằng gì?”.
Tiếp đến, ông Vinh đặt vấn đề: “Chúng ta chọn thế nào? Chọn khai thác Sơn Trà để xây khách sạn trên đó hay giữ gìn Sơn Trà để khách đến tham quan?”. Rồi ông tự đưa ra quan điểm của mình: “Nếu Đà Nẵng giữ được Sơn Trà với vẻ hoang dã quý hiếm như vậy bên cạnh một TP hiện đại của Đà Nẵng thì đó là một điểm đến độc nhất vô nhị của Đà Nẵng và Việt Nam. Nó sẽ làm tăng thu nhập của cộng đồng dân cư, tăng kinh tế-xã hội của Đà Nẵng nói chung chứ không phải một vài doanh nghiệp, một vài người có tiền của”.
Cuối cùng, ông Vinh khẳng định sẽ “chiến đấu” đến cùng để bảo vệ Sơn Trà.

VIẾT THỊNH

Bộ VHTTDL thu hồi văn bản yêu cầu kiểm điểm ông Huỳnh Tấn Vinh

authorThanh Hà-Đình Thiên Chủ Nhật, ngày 04/06/2017 12:53 PM (GMT+7)

(Dân Việt) Cách đây vài phút, Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái đã chỉ đạo thu hồi văn bản số 2383, trong đó yêu cầu kiểm điểm ông Huỳnh Tấn Vinh – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng do ông này có một số phát ngôn về quy hoạch Sơn Trà.


   

Cụ thể, nguồn tin của Dân Việt cho biết: Ngày 2.6.2017, Bộ VHTTDL ban hành văn bản số 2383/BVHTTDL-TCDL về việc phát ngôn của ông Huỳnh Tấn Vinh tại tọa đàm ngày 30.5.2017. Tại văn bản này có một số nội dung chưa phù hợp, dễ gây hiểu lầm. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục lắng nghe các ý kiến đóng góp khách quan và khoa học về vấn đề Quy hoạch Sơn Trà để đảm bảo cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.
 bo vhttdl thu hoi van ban yeu cau kiem diem ong huynh tan vinh hinh anh 1
Thứ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái.
Vì vậy, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái chỉ đạo thu hồi văn bản số 2383/BVHTTDL-TCDL.
Ngoài ra, Thứ trưởng Ái cũng yêu cầu Tổng cục Du lịch làm rõ trách nhiệm quá trình tham mưu ban hành văn bản và báo cáo lãnh đạo Bộ trước ngày 5.6.2017.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhận trách nhiệm về những sơ xuất tại nội dung văn bản nêu trên và thông tin chính thức để các cơ quan, cá nhân có liên quan được biết.
Trước đó, như Dân Việt đã thông tin, ngày 2.6, Bộ VHTTDL đã có văn bản gửi Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng liên quan đến phát ngôn của ông Huỳnh Tấn Vinh (Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng) tại một buổi tọa đàm.
Theo đó, văn bản nêu rõ: Tại tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà”, ông Huỳnh Tấn Vinh được mời tham dự và trình bày các ý kiến kiến nghị liên quan đến Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà.
“Mặc dù đã được chủ trị tọa đàm nhắc nhở về việc cân nhắc kỹ nội dung phát ngôn, đảm bảo chuẩn xác nhưng ông Huỳnh Tấn Vinh vẫn cố tình phát biểu tại tọa đàm những nội dung thiếu chính xác”, văn bản cho hay.
Văn bản cũng trích dẫn ý kiến của ông Vinh được Bộ cho là thiếu chính xác, cụ thể ông Vinh trong phát biểu của mình đã dẫn ra Quy hoạch Sơn Trà vi phạm các điều luật như: Luật Bảo vệ phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học…
“Việc phát ngôn như trên của ông Huỳnh Tấn Vinh là chủ quan, thiếu cơ sở và làm cho dư luận hiểu sai vấn đề”, văn bản kết luận.
Trên cơ sở đó, Bộ VHTTDL đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình, trả lời Bộ VHTTDL trước ngày 15.6 để Bộ báo cáo các cấp có thẩm quyền.
Trao đổi với Dân Việt sáng nay, 4.6, sau khi được biết thông tin Bộ VHTTDL có văn bản yêu cầu kiểm điểm mình, ông Huỳnh Tấn Vinh đã khẳng định: "Nếu Bộ VHTTDL cho rằng những ý kiến của tôi đưa ra chưa đúng thì cần có ý kiến chứng minh ngược lại, chứ không phải sau cuộc họp lại gửi công văn yêu cầu kiểm điểm tôi. Với văn bản đề nghị kiểm điểm tôi có thể thấy Bộ VHTTDL và Tổng cục Du lịch không khoa học, không có tinh thần cầu thị".
Trước đó, tại buổi tọa đàm “Phát triển du lịch bền vững khu du lịch quốc gia Sơn Trà”, ông Huỳnh Tấn Vinh đã khẳng định Sơn Trà là “lá phổi xanh” của TP Đà Nẵng, đồng thời nhấn mạnh: “Nếu chúng ta làm cho lá phổi ung thư đi thì chúng ta thở bằng gì?”.
Tiếp đến, ông Vinh đặt vấn đề: “Chúng ta chọn thế nào? Chọn khai thác Sơn Trà để xây khách sạn trên đó hay giữ gìn Sơn Trà để khách đến tham quan?”. Rồi ông tự đưa ra quan điểm của mình: “Nếu Đà Nẵng giữ được Sơn Trà với vẻ hoang dã quý hiếm như vậy bên cạnh một TP hiện đại của Đà Nẵng thì đó là một điểm đến độc nhất vô nhị của Đà Nẵng và Việt Nam. Nó sẽ làm tăng thu nhập của cộng đồng dân cư, tăng kinh tế-xã hội của Đà Nẵng nói chung chứ không phải một vài doanh nghiệp, một vài người có tiền của”.
Cuối cùng, ông Vinh khẳng định sẽ “chiến đấu” đến cùng để bảo vệ Sơn Trà.

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Tổng Bí thư nói có thể xử lý hình sự ông Đinh La Thăng?; Thủ tướng nói về việc cho thôi chức Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương


Trên một trang báo tường thuật cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói việc xử lý ông Đinh La Thăng chưa dừng ở đó.
“Đây mới là xử lý theo kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm về mặt Đảng, còn về hình sự thì cơ quan chức năng đang làm, các vụ khác cũng đang làm”, báo Viettimes dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi cử tri chất vấn về việc kỷ luật ông Đinh La Thăng, tại buổi Tổng bí thư tiếp xúc cử tri tại hai quận Ba Đình và Tây Hồ sáng 13/5.
Trong buổi tiếp xúc này, các cử tri đã đưa ra những vấn đề đang là tâm điểm chú ý của cả nước thời gian qua, và cũng đặt ra những câu hỏi khá “hóc búa” với người lãnh đạo Đảng. Cử tri Vũ Hồng Toán (Tây Hồ), đặt vấn đề, khi đã mắc khuyết điểm nhưng ông Đinh La Thăng lại về làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. “Trong khi đó Ban Kinh tế Trung ương lại là ban rất quan trọng, tham mưu cho Bộ Chính trị bao gồm nhiều đồng chí giỏi và xứng đáng nhưng nay lại đưa một đồng chí bị kỷ luật về làm phó trưởng ban”, ông Toán nói. “Không nên để Ban Kinh tế Trung ương là túi đựng các đồng chí có vấn đề. Nhân dân thấy rất ám ảnh việc cán bộ cứ bị kỷ luật lại được điều động về các vị trí khác”.
Nhiều ý kiến khác cũng nêu mối bận tâm về công tác cán bộ, trong đó có hay không việc chạy chức chạy quyền như bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng Thanh Hóa thăng tiến thần tốc.
Một số cử tri băn khoăn chuyện các quan chức ở cấp cao giàu quá, chẳng hạn Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa… Rồi tình trạng có lỗi thì hạ cánh rất dễ dàng như ông Võ Kim Cự xin thôi ĐBQH, cô Trần Vũ Quỳnh Anh xin thôi công chức. Lại có tình trạng phổ biến là cán bộ khi phát hiện ra sai phạm thì hạ cánh an toàn như ông Võ Kim Cự, chuyển sang lãnh đạo cơ quan khác như Đinh La Thăng.. Cử tri cũng âu lo công tác quản lý lỏng lẻo khiến phổ biến tình trạng cán bộ trốn mất như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Trung Dũng…
Trả lời các ý kiến này, Tổng bí thư nói: “Sắp tới còn nữa, các bác cứ chờ, chứ không phải không nghiêm đâu”.
Tổng Bí thư khẳng định có những vấn đề, vụ việc thì các cơ quan có trách nhiệm vẫn đang tiếp tục làm, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương vẫn đang làm và cả điều tra hình sự với hàng loạt vụ việc và nhân vật.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư cũng nhắn nhủ cử tri bình tĩnh, cảnh giác với những ý kiến, quan điểm kích động, gây chia rẽ như “họ nói phe này đánh phe kia, đấu đá nội bộ, rồi thế nào là nặng thế nào là nhẹ”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết trung ương sẽ có riêng hội nghị để bàn bạc, thảo luận, quyết định những vấn đề công tác cán bộ.
Như Như (TH)
http://nhaquanly.vn/tong-bi-thu-noi-co-xu-ly-hinh-su-ong-ong-dinh-la-thang-d20380.html


Thủ tướng nói về việc cho thôi chức Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương


Zing  1 đăng lại 8 liên quan


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết đích thân ông đã gọi điện tới Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện yêu cầu cho thôi chức Cục trưởng Biểu diễn Nghệ thuật đối với ông Nguyễn Đăng Chương.

Kết luận phần thảo luận kinh tế - xã hội tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2017 vào sáng 3/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng việc cấp phép tác phẩm vừa qua là một bài học đối với ngành văn hóa.
“ Tôi đã điện cho anh Nguyễn Ngọc Thiện (Bộ trưởng Bộ VHTT&DL) cho thôi giữ chức đối với ông Cục trưởng”, Thủ tướng cho biết. Thủ tướng hoan nghênh Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã xử lý nghiêm trong vấn đề này.
“Thủ tướng và các Phó thủ tướng đều biết hết từng đồng chí Cục trưởng, Vụ trưởng chứ không phải chỉ biết đến cấp bộ trưởng, thứ trưởng đâu”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thu tuong noi ve viec cho thoi chuc Cuc truong Nguyen Dang Chuong - Anh 1
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã xử lý nghiêm vụ cấp phép bài hát. Ảnh: VPG.
Ngày 30/5, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra thông báo chính thức tới truyền thông về việc xử lý việc cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 ca khúc.
Nội dung thông báo cho biết thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, nhằm đảm bảo thực hiện hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh phương pháp điều hành, xử lý công việc, nâng cao năng lực cán bộ thực thi pháp luật, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những chỉ đạo cụ thể.
Thứ nhất, yêu cầu Cục Nghệ thuật Biểu diễn nghiêm túc rút kinh nghiệm, làm rõ trách nhiệm, kiểm điểm tập thể và các cá nhân liên quan.
Về công tác cán bộ, Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thống nhất ông Nguyễn Đăng Chương, Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, đến làm việc tại Văn phòng Bộ trong thời gian 6 tháng (từ ngày 1/6) để thực hiện yêu cầu nhiệm vụ của Bộ và chờ bố trí, sắp xếp công tác khác.
Trước đó, dư luận đã phản ứng việc Cục Nghệ thuật Biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cập nhật, bổ sung danh sách hơn 300 bài hát được phổ biến rộng rãi lên website: cucnghethuatbieudien.gov.vn.
Tuy nhiên, trong quá trình cập nhật danh mục lên website, Cục Nghệ thuật biểu diễn thiếu cẩn trọng nên đã đưa danh mục này vào mục "Bài hát mới cấp phép", gây nên sự hiểu lầm và bức xúc trong dư luận xã hội.
Ngày 21/5, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã có thông tin chính thức gửi đến các cơ quan báo chí, truyền thông để giải thích các nội dung liên quan.
Công Khanh

Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạn; Vua tham thì mất nước, Bề tôi tham thì mất mạng;

Thứ năm, 01/06/2017 | 05:06 GMT + 7 6,137 lượt xem

Năm xưa vào thời Tam Quốc, lúc nhà Hán lụn bại, khi đàm luận về thời thế với Tào Tháo, Lưu Bị từng nói rằng: “Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạn”. Lịch sử nhân loại mấy ngàn năm qua cũng đã nhiều lần chứng tỏ điều đó.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy vong và sụp đổ của các nền văn minh nhân loại đều bắt nguồn từ sự trượt dốc và suy đồi về văn hoá và các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi con người ở các tầng lớp trong xã hội, từ người làm quan cho đến dân thường không còn bị ước thúc bởi các giá trị đạo đức, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự thoái hoá của bộ máy cầm quyền, sự sa đoạ của các thành phần trong xã hội, các loại tệ nạn và các loại tội phạm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Con người dù ở trong xã hội nào, khi họ bị xa rời các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức thì họ sẽ không phân biệt được tốt xấu, đúng sai, hay thiện ác… Do vậy họ có thể tự cho phép mình hành động theo bản năng và dục vọng cá nhân mà không cần suy xét ảnh hưởng tới các thành viên khác hay tới toàn xã hội.
Ngày nay, người ta đánh giá sự thành đạt của một cá nhân chủ yếu nhìn vào vị trí công việc, mức thu nhập hay số tài sản mà người đó đang có hơn là tính cách, lối sống và đạo đức của họ. Một xã hội quá đề cao sự thành công về mặt vật chất sẽ làm tăng thêm tính vị kỷ và lòng tham của con người. Có những người sẽ chỉ vì một chút lợi ích mà không việc xấu nào không dám làm.
Luật pháp sẽ không thể nào giải quyết tận gốc cho một xã hội đang trượt dốc về văn hóa và đạo đức. Điều mà pháp luật trừng phạt là hành vi phạm tội của con người chứ không phải là tư tưởng. Nếu chính quyền của một nước tiếp tục bổ sung thêm các đạo luật mới để giải quyết ở phần ngọn của vấn đề, thì những loại tội phạm mới hơn, tinh vi hơn rồi sẽ lại xuất hiện. Người dân lúc đó sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề…
Năm xưa vào thời Tam Quốc, lúc nhà Hán lụn bại, khi đàm luận về thời thế với Tào Tháo, Lưu Bị từng nói rằng: “Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạn. Vì vậy, muốn yên được thiên hạ thì phải có được lòng người. Mà gốc rễ của lòng người chính là ở nơi đạo trời ban nhân nghĩa giữ trung hiếu.”





Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạnLưu Bị đàm luận với Tào Tháo. (Ảnh qua ngaynay.vn)

Nếu gốc rễ của vấn đề là “lòng người”, thì hơn bao giờ hết tất cả các thành viên trong xã hội từ quan đến dân đều cần phải quay lại đề cao và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống và các chuẩn mực đạo đức. Điều này cũng không nằm ngoài triết lý “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Mỗi người dù họ là ai, thuộc tầng lớp nào trong xã hội, là quan chức hay dân thường, đều cần bắt đầu từ việc tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện bản thân, làm tốt vai trò trong gia đình, rồi mới đến xã hội.
Triết lý ấy không hề lỗi thời mà thực sự bao hàm tính nhân văn rất cao, không chỉ là từ việc nhỏ đến việc lớn, mà còn từ gốc rễ đến ngọn cành. “Tu thân” ấy là gốc rễ – Ta là gốc rễ của mọi điều ta làm, mọi sự ta có.
Một cá nhân biết “tu thân” tốt thì khi lập gia đình người đó sẽ trở thành một người chồng tốt hay một người vợ tốt, và sẽ là tấm gương tốt về văn hoá và đạo đức cho chính con cháu của họ. Chúng ta vẫn thường nói “gia đình là nền tảng của xã hội”. Vậy càng có nhiều gia đình được xây dựng trên nền tảng đạo đức và văn hoá tốt, chẳng phải sẽ càng góp phần tạo nên sự bình ổn, vững mạnh và hạnh phúc trong xã hội sao?
Một cá nhân biết “tu thân” tốt thì khi bước ra ngoài xã hội, họ sẽ không làm việc xấu, và ở trong cương vị công tác nào họ đều biết coi trọng và trau dồi đạo đức nghề nghiệp của mình. Từ đó xã hội sẽ có nhiều hơn những nhà giáo yêu nghề và yêu trò, có nhiều hơn những thầy thuốc hết lòng vì bệnh nhân, có nhiều hơn những công chức và cán bộ làm việc công tâm và tận tuỵ vì dân, có nhiều hơn những doanh nhân coi trọng chữ tín và tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt phục vụ xã hội… Khi các thành viên trong xã hội biết coi trọng các giá trị văn hoá và đạo đức thì nhà nước đâu cần phải đề ra nhiều luật lệ, đâu cần phải có nhiều cảnh sát, mà xã hội vẫn thái bình và quốc gia vẫn phát triển.
“Tu thân” chính là gốc rễ để giải quyết mọi vấn nạn. Nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định tương lai và hạnh phúc của một cá nhân, một gia đình, một tổ chức hay một xã hội. Luôn luôn là như vậy!
Hoàng Minh
Xem thêm:
Nguyễn Quang Lập (FB): Đồng chí Phong trọc nên nhường câu hỏi này cho đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - "nhà tiên phong Tái Cấu Trúc" và " tấm gương đả Tàu thân Mỹ"- Sự ngộ nhận khủng khiếp của một bộ phận không nhỏ trí thức Việt.

P/S: Đồng chí Truong Huy San thu hoạch được cả núi đá vì sự ngộ nhận khủng khiếp này.

...........

Sửa sai - sai hơn: Ai chịu trách nhiệm?

Ảnh: Tinmoi
Vinashin đã vỡ giấc mộng quả đấm thép với những con tàu như những đống phế liệu phơi mình trên biển, các dự án trên bờ cũng tan nát, cùng với nó là hàng nghìn tỉ đồng thành mây khói.

Sau khi một số lãnh đạo của tập đoàn lần lượt vào tù, những xôn xao về vụ đại án tạm lắng xuống, một giải pháp mới được đưa ra nhằm “tái cấu trúc Vinashin” cùng với không ít lạc quan, hy vọng.

Dư luận, người dân từng phẫn nộ, căm giận, phê phán Vinashin, nhưng năm tháng qua đi, ai cũng lo đời cơm áo mà quên đi vụ đại án cũ. Nhất là gần đây dư luận lại bức xúc với những vụ án tham nhũng, thất thoát mới, để rồi các đại danh Vinashin, Vinalines đi vào quên lãng... Đúng như dân gian nói “để lâu… hóa bùn”.

Nhưng hóa giải hiệu quả sao được những nhà máy hoành tráng với hàng nghìn tấn thiết bị của Vinashin, hóa giải sao được những con tàu, những ụ nổi đồ sộ vô dụng trên biển. Cho nên, vụ tái cấu trúc Vinashin phải được đánh giá nghiêm túc những được, thua, sai, đúng minh bạch trước công luận. Ai chịu trách nhiệm với việc thực thi tái cấu trúc để rồi để lại hậu quả còn nặng nề hơn.

Đơn cử, Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân 3.300 tỉ đồng với kỳ vọng cung ứng thép tấm khổ lớn công suất 500.000 tấn/năm phục vụ đóng tàu mà không cần thép nhập khẩu.

Dù tái cấu trúc với những phát ngôn đầy hy vọng, nhưng nay nhà máy là một đống hoang phế, trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhìn tiền của bị vứt bỏ mà đứt từng khúc ruột.

Một “cục nợ” khổng lồ là Cty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu Dung Quất (DQS), Vinashin đẻ ra dự án này với giấc mộng đóng tàu lớn công suất 150.000 tấn. Bây giờ thì ai cũng nhìn thấy đó là sự hoang tưởng, nhưng vào thời điểm ấy, người ta cụng ly khánh thành với những nụ cười rạng rỡ. Tái cấu trúc Vinashin, DQS được thoát xác sang chiếc áo mới những tưởng để quên đi chuyện cũ, thời gian sẽ phủ bụi lên những thiết bị máy móc nghìn tỉ đồng. Nhưng thực tế mỹ từ tái cấu trúc chỉ đẹp trên giấy, còn hậu quả thì cay đắng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) nhận đứa con lạc loài này nhưng nuôi nó một cách vô vọng. PVN hà hơi tiếp sức cho DQS tổng cộng hơn 5.000 tỉ đồng, nhưng không cứu nổi một cái xác đã đến phút lâm chung. Bây giờ muốn chôn nó, coi như mất trắng 5.000 tỉ đồng chỉ riêng tiền của PVN.

Có thể chủ trương tái cấu trúc Vinashin cũng như nhiều dự án kinh tế lớn đáng bết bát khác là đúng và phải làm, nhưng thực thi nó ra sao lại là vấn đề khác, nhất là sau tái cấu trúc nó đã để lại những hậu quả nặng nề như hai dự án kể trên thì cần nhìn nhận nghiêm túc. Chẳng lẽ sự sửa sai quá tốn kém và vô dụng này không ai chịu trách nhiệm?

LÊ THANH PHONG

(Lao Động)

Cách thức răn dạy quan tham của Quân Vương thời cổ đại



“Làm Quân Vương mà tham thì mất nước, làm Bề tôi mà tham thì mất mạng” là câu mà Vua nhà Đường dùng để răn đe hạ thần, bề tôi không được ăn hối lộ và cũng là lời ông dùng để cảnh giới bản thân mình.



tham lam(Hình minh họa: Qua qqtxb.com)

Kỳ thực, không chỉ có người làm quan mới phải giới tham, mà đối với một người bình thường cũng phải luôn nhắc nhở bản thân về giới tham. Bởi vì dục vọng, ham muốn của con người là vô cùng vô tận, cho nên đứng trước vật chất, danh lợi chỉ người nào có tâm biết đủ, thuận theo tự nhiên thì mới sống được an vui, yên bình.
Trong cuốn “Trinh Quán Chính Yếu”, một cuốn sách được viết dưới triều nhà Đường, có ghi chép lại việc Vua Đường Thái Tông đương thời đã giảng về vấn đề “không nên tham lam” cho quần thần nghe. Trong đó có bốn lần được ghi chi tiết và đầy đủ như sau:

Người tham lam là người không biết quý trọng sinh mệnh bản thân

Thời kỳ đầu những năm Trinh Quán (niên hiệu Vua Đường Thái Tông, Lý Thế Dân, 627-649), Vua Đường Thái Tông nói với quần thần rằng: “Người nào có minh châu, họ không thể không coi nó là quý báu. Nếu họ dùng minh châu để bắn chim sẻ, thế thì chẳng phải rất đáng tiếc hay sao? Huống hồ, sinh mệnh của con người mà so với minh châu thì còn trân quý hơn nhiều lần.
Người nào khi nhìn thấy kim tiền, tài vật liền không còn sợ lưới trời nữa, lại còn dám trực tiếp nhận hối lộ, thì người đó chính là không biết trân quý sinh mệnh của mình. Minh châu là vật ngoại thân, còn không nên dùng để bắn chim sẻ, huống nữa là sinh mệnh con người quý giá như thế, lại dùng để trao đổi lấy tài vật là sao? Nếu như các khanh đều có thể trung thành và chính trực, làm những việc có lợi cho đất nước và dân chúng, thế thì các khanh sẽ được thăng quan tiến chức rất nhanh. Tuy nhiên, nếu các khanh truy cầu vinh hoa, lại còn dám nhận hối lộ, một khi việc nhận hối lộ bị bại lộ thì sinh mệnh tất sẽ bị diệt vong.”
Đế Vương cũng là như vậy, nếu mặc sức phóng túng yên vui, bắt dân lao động vô độ, tin tưởng trọng dụng tiểu nhân, xa lánh người trung thành chính trực thì sao có thể không diệt vong? Tùy Dương Đế sống xa hoa trụy lạc mà trái lại còn tự nhận mình là thánh nhân. Kết quả bị chết trong tay của kẻ thất phu.
Vua tham thì mất nước, Bề tôi tham thì mất mạng



tham lam(Hình minh họa: Qua blogspot.com)

Năm Trinh Quán thứ hai, Vua Đường Thái Tông lại giảng cho quân thần: “Trẫm từng nói về người tham tiền tài thực ra không hề biết trân quý tiền tài. Tỷ như, quan viên ngũ phẩm trở lên của triều đình và địa phương có bổng lộc hậu đãi trong một năm là rất lớn. Nếu nhận của cải hối lộ của người khác, bất quá cũng chỉ mấy vạn. Một khi sự tình bại lộ thì chức vị và bổng lộc đều mất hết, đây chẳng phải là không biết trân quý tiền tài sao? Đây là vì cái nhỏ mà mất cái lớn.
Xưa kia, Công Nghi Hưu có cái nết trời sinh là thích ăn cá, nhưng ông ta cũng không nhận cá mà người khác biếu tặng. Cho nên, ông ấy có thể ăn cá lâu dài hơn. Hơn nữa, làm quân chủ mà tham thì sẽ mất nước, làm bề tôi mà tham thì sẽ mất mạng. Trong “Kinh thi” viết: “Đại phong hữu toại, tham nhân bại loại”, ý tứ là gió to thổi rất mạnh, người mà tham lam sẽ gieo hại cho rất nhiều người khác. Những lời này quả thực không phải lời nói đùa!
Ngày trước Tần Huệ Vương muốn đánh nước Thục, nhưng không biết đường tới nước Thục. Ông ta bèn làm năm con trâu bằng đá, dát vàng vào phía sau của trâu đá. Khi người nước Thục nhìn thấy trâu vàng, họ tin rằng trâu có thể bài tiết ra vàng. Thục Vương phái năm đại lực sỹ mang trâu vàng về nước Thục, khiến cho con đường dẫn tới nước Thục bị lộ. Quân Tần đi theo sau và đã đánh chiếm được nước Thục. Nước Thục bị diệt vong.
Đường Thái Tông tiếp tục đưa ra một thí dụ khác: “Điền Duyên Niên, Đại ti nông (một chức quan tương đương với chức thủ tướng ngày nay) của triều Hán đã ăn hối lộ 3000 vạn, sau khi sự việc bị phát giác đã tự vẫn mà chết.”
Đường Thái Tông căn dặn quần thần phải cảnh giác với tính tham lam. Ông nói: “Sự việc tương tự như thế, nhiều không thể đếm hết được. Ngày nay Trẫm lấy hành vi của Thục Vương làm bài học cho mình. Các khanh phải lấy Điền Duyên Niên làm bài học cho mình, không được đi theo vết xe đổ của ông ta.”

Phải biết kính sợ Trời Đất mà không nhận hối lộ




tham lam(Hình minh họa: Qua Sanwen8.cn)

Năm Trinh Quán thứ tư, Vua Đường Thái Tông giảng giải cho quân thần: “Trẫm cả ngày đều không dám lười biếng, buông lơi, không những phải lo lắng, yêu thương dân chúng mà còn muốn các khanh thủ giữ được phú quý dài lâu. Trời cao, Đất dày, Trẫm xưa nay luôn thận trọng, kính sợ Trời Đất. Các khanh nếu có thể tuân thủ pháp tắc, giống như Trẫm mà kính sợ Trời Đất thì chẳng những dân chúng được bình an mà bản thân cũng luôn được vui sướng.
Cổ nhân có câu: ‘Hiền giả mà nhiều của thì giảm ý chí, người ngốc mà nhiều của thì dễ phạm sai lầm.’ Làm việc nếu vì tham ô mà thiên lệch thì sẽ chẳng những phá hoại quốc pháp còn làm hại dân chúng. Cho dù sự tình không bị bại lộ đi nữa thì trong lòng chẳng phải cũng luôn sợ hãi lo lắng sao? Sợ hãi quá nhiều chẳng phải sẽ dễ bị bỏ mạng sao?
Bậc đại trượng phu sao có thể vì tham tài vật mà làm hại đến tính mạng của bản thân và gia đình, khiến con cháu sống trong hổ thẹn đây? Các khanh phải nên khắc sâu ghi nhớ những lời này!”

Họa hay phúc là do tự bản thân chiêu mời mà đến




tham lam(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Năm Trinh Quán thứ sáu, Đường Thái Tông giảng: “Cổ nhân nói: “Con chim sống trong rừng cây, e sợ rằng cây không cao nên làm tổ trên ngọn. Con cá sống dưới nước, sợ rằng nước không sâu nên sống trong lỗ ở tận dưới đáy. Nhưng chúng đều bị con người bắt được là bởi vì tham mồi.”
Hiện giờ, các đại thần đang ở chức vị cao, bổng lộc nhiều nên phải trung thành, chính trực, thanh liêm, vô tư. Như vậy mới không gặp phải tai họa, lại được hưởng phú quý lâu dài.
Cổ nhân nói: “Họa phúc không có cửa vào, đều là do con người chiêu mời mà đến.” Cho nên, những người phạm pháp đều là bởi vì ham của cải, lợi ích. Những người này so với chim, với cá thì có khác gì đâu? Các khanh hãy suy ngẫm những lời này làm tham khảo và cảnh giới chính mình.
Đường Thái Tông cùng với các đại thần có thể tu đức để trị quốc, giới tham để an bang, cuối cùng giúp nhà Đường trở thành một vương triều cường thịnh nhất chưa từng có trước đó trong lịch sử.
An Hòa (biên dịch)
Xem thêm: