Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạn; Vua tham thì mất nước, Bề tôi tham thì mất mạng;

Thứ năm, 01/06/2017 | 05:06 GMT + 7 6,137 lượt xem

Năm xưa vào thời Tam Quốc, lúc nhà Hán lụn bại, khi đàm luận về thời thế với Tào Tháo, Lưu Bị từng nói rằng: “Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạn”. Lịch sử nhân loại mấy ngàn năm qua cũng đã nhiều lần chứng tỏ điều đó.
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự suy vong và sụp đổ của các nền văn minh nhân loại đều bắt nguồn từ sự trượt dốc và suy đồi về văn hoá và các chuẩn mực đạo đức trong xã hội. Khi con người ở các tầng lớp trong xã hội, từ người làm quan cho đến dân thường không còn bị ước thúc bởi các giá trị đạo đức, thì tất yếu sẽ dẫn đến sự thoái hoá của bộ máy cầm quyền, sự sa đoạ của các thành phần trong xã hội, các loại tệ nạn và các loại tội phạm sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.
Con người dù ở trong xã hội nào, khi họ bị xa rời các giá trị văn hoá và chuẩn mực đạo đức thì họ sẽ không phân biệt được tốt xấu, đúng sai, hay thiện ác… Do vậy họ có thể tự cho phép mình hành động theo bản năng và dục vọng cá nhân mà không cần suy xét ảnh hưởng tới các thành viên khác hay tới toàn xã hội.
Ngày nay, người ta đánh giá sự thành đạt của một cá nhân chủ yếu nhìn vào vị trí công việc, mức thu nhập hay số tài sản mà người đó đang có hơn là tính cách, lối sống và đạo đức của họ. Một xã hội quá đề cao sự thành công về mặt vật chất sẽ làm tăng thêm tính vị kỷ và lòng tham của con người. Có những người sẽ chỉ vì một chút lợi ích mà không việc xấu nào không dám làm.
Luật pháp sẽ không thể nào giải quyết tận gốc cho một xã hội đang trượt dốc về văn hóa và đạo đức. Điều mà pháp luật trừng phạt là hành vi phạm tội của con người chứ không phải là tư tưởng. Nếu chính quyền của một nước tiếp tục bổ sung thêm các đạo luật mới để giải quyết ở phần ngọn của vấn đề, thì những loại tội phạm mới hơn, tinh vi hơn rồi sẽ lại xuất hiện. Người dân lúc đó sẽ phải đối mặt với ngày càng nhiều vấn đề…
Năm xưa vào thời Tam Quốc, lúc nhà Hán lụn bại, khi đàm luận về thời thế với Tào Tháo, Lưu Bị từng nói rằng: “Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạn. Vì vậy, muốn yên được thiên hạ thì phải có được lòng người. Mà gốc rễ của lòng người chính là ở nơi đạo trời ban nhân nghĩa giữ trung hiếu.”





Gốc rễ của đại loạn trong thiên hạ, đầu tiên là do lòng người đại loạnLưu Bị đàm luận với Tào Tháo. (Ảnh qua ngaynay.vn)

Nếu gốc rễ của vấn đề là “lòng người”, thì hơn bao giờ hết tất cả các thành viên trong xã hội từ quan đến dân đều cần phải quay lại đề cao và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống và các chuẩn mực đạo đức. Điều này cũng không nằm ngoài triết lý “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Mỗi người dù họ là ai, thuộc tầng lớp nào trong xã hội, là quan chức hay dân thường, đều cần bắt đầu từ việc tu dưỡng đạo đức, hoàn thiện bản thân, làm tốt vai trò trong gia đình, rồi mới đến xã hội.
Triết lý ấy không hề lỗi thời mà thực sự bao hàm tính nhân văn rất cao, không chỉ là từ việc nhỏ đến việc lớn, mà còn từ gốc rễ đến ngọn cành. “Tu thân” ấy là gốc rễ – Ta là gốc rễ của mọi điều ta làm, mọi sự ta có.
Một cá nhân biết “tu thân” tốt thì khi lập gia đình người đó sẽ trở thành một người chồng tốt hay một người vợ tốt, và sẽ là tấm gương tốt về văn hoá và đạo đức cho chính con cháu của họ. Chúng ta vẫn thường nói “gia đình là nền tảng của xã hội”. Vậy càng có nhiều gia đình được xây dựng trên nền tảng đạo đức và văn hoá tốt, chẳng phải sẽ càng góp phần tạo nên sự bình ổn, vững mạnh và hạnh phúc trong xã hội sao?
Một cá nhân biết “tu thân” tốt thì khi bước ra ngoài xã hội, họ sẽ không làm việc xấu, và ở trong cương vị công tác nào họ đều biết coi trọng và trau dồi đạo đức nghề nghiệp của mình. Từ đó xã hội sẽ có nhiều hơn những nhà giáo yêu nghề và yêu trò, có nhiều hơn những thầy thuốc hết lòng vì bệnh nhân, có nhiều hơn những công chức và cán bộ làm việc công tâm và tận tuỵ vì dân, có nhiều hơn những doanh nhân coi trọng chữ tín và tạo ra các sản phẩm chất lượng tốt phục vụ xã hội… Khi các thành viên trong xã hội biết coi trọng các giá trị văn hoá và đạo đức thì nhà nước đâu cần phải đề ra nhiều luật lệ, đâu cần phải có nhiều cảnh sát, mà xã hội vẫn thái bình và quốc gia vẫn phát triển.
“Tu thân” chính là gốc rễ để giải quyết mọi vấn nạn. Nó là yếu tố quan trọng nhất quyết định tương lai và hạnh phúc của một cá nhân, một gia đình, một tổ chức hay một xã hội. Luôn luôn là như vậy!
Hoàng Minh
Xem thêm:
Nguyễn Quang Lập (FB): Đồng chí Phong trọc nên nhường câu hỏi này cho đồng chí Nguyễn Tấn Dũng - "nhà tiên phong Tái Cấu Trúc" và " tấm gương đả Tàu thân Mỹ"- Sự ngộ nhận khủng khiếp của một bộ phận không nhỏ trí thức Việt.

P/S: Đồng chí Truong Huy San thu hoạch được cả núi đá vì sự ngộ nhận khủng khiếp này.

...........

Sửa sai - sai hơn: Ai chịu trách nhiệm?

Ảnh: Tinmoi
Vinashin đã vỡ giấc mộng quả đấm thép với những con tàu như những đống phế liệu phơi mình trên biển, các dự án trên bờ cũng tan nát, cùng với nó là hàng nghìn tỉ đồng thành mây khói.

Sau khi một số lãnh đạo của tập đoàn lần lượt vào tù, những xôn xao về vụ đại án tạm lắng xuống, một giải pháp mới được đưa ra nhằm “tái cấu trúc Vinashin” cùng với không ít lạc quan, hy vọng.

Dư luận, người dân từng phẫn nộ, căm giận, phê phán Vinashin, nhưng năm tháng qua đi, ai cũng lo đời cơm áo mà quên đi vụ đại án cũ. Nhất là gần đây dư luận lại bức xúc với những vụ án tham nhũng, thất thoát mới, để rồi các đại danh Vinashin, Vinalines đi vào quên lãng... Đúng như dân gian nói “để lâu… hóa bùn”.

Nhưng hóa giải hiệu quả sao được những nhà máy hoành tráng với hàng nghìn tấn thiết bị của Vinashin, hóa giải sao được những con tàu, những ụ nổi đồ sộ vô dụng trên biển. Cho nên, vụ tái cấu trúc Vinashin phải được đánh giá nghiêm túc những được, thua, sai, đúng minh bạch trước công luận. Ai chịu trách nhiệm với việc thực thi tái cấu trúc để rồi để lại hậu quả còn nặng nề hơn.

Đơn cử, Nhà máy cán nóng thép tấm Cái Lân 3.300 tỉ đồng với kỳ vọng cung ứng thép tấm khổ lớn công suất 500.000 tấn/năm phục vụ đóng tàu mà không cần thép nhập khẩu.

Dù tái cấu trúc với những phát ngôn đầy hy vọng, nhưng nay nhà máy là một đống hoang phế, trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhìn tiền của bị vứt bỏ mà đứt từng khúc ruột.

Một “cục nợ” khổng lồ là Cty TNHH Một thành viên công nghiệp tàu Dung Quất (DQS), Vinashin đẻ ra dự án này với giấc mộng đóng tàu lớn công suất 150.000 tấn. Bây giờ thì ai cũng nhìn thấy đó là sự hoang tưởng, nhưng vào thời điểm ấy, người ta cụng ly khánh thành với những nụ cười rạng rỡ. Tái cấu trúc Vinashin, DQS được thoát xác sang chiếc áo mới những tưởng để quên đi chuyện cũ, thời gian sẽ phủ bụi lên những thiết bị máy móc nghìn tỉ đồng. Nhưng thực tế mỹ từ tái cấu trúc chỉ đẹp trên giấy, còn hậu quả thì cay đắng, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN) nhận đứa con lạc loài này nhưng nuôi nó một cách vô vọng. PVN hà hơi tiếp sức cho DQS tổng cộng hơn 5.000 tỉ đồng, nhưng không cứu nổi một cái xác đã đến phút lâm chung. Bây giờ muốn chôn nó, coi như mất trắng 5.000 tỉ đồng chỉ riêng tiền của PVN.

Có thể chủ trương tái cấu trúc Vinashin cũng như nhiều dự án kinh tế lớn đáng bết bát khác là đúng và phải làm, nhưng thực thi nó ra sao lại là vấn đề khác, nhất là sau tái cấu trúc nó đã để lại những hậu quả nặng nề như hai dự án kể trên thì cần nhìn nhận nghiêm túc. Chẳng lẽ sự sửa sai quá tốn kém và vô dụng này không ai chịu trách nhiệm?

LÊ THANH PHONG

(Lao Động)

Cách thức răn dạy quan tham của Quân Vương thời cổ đại



“Làm Quân Vương mà tham thì mất nước, làm Bề tôi mà tham thì mất mạng” là câu mà Vua nhà Đường dùng để răn đe hạ thần, bề tôi không được ăn hối lộ và cũng là lời ông dùng để cảnh giới bản thân mình.



tham lam(Hình minh họa: Qua qqtxb.com)

Kỳ thực, không chỉ có người làm quan mới phải giới tham, mà đối với một người bình thường cũng phải luôn nhắc nhở bản thân về giới tham. Bởi vì dục vọng, ham muốn của con người là vô cùng vô tận, cho nên đứng trước vật chất, danh lợi chỉ người nào có tâm biết đủ, thuận theo tự nhiên thì mới sống được an vui, yên bình.
Trong cuốn “Trinh Quán Chính Yếu”, một cuốn sách được viết dưới triều nhà Đường, có ghi chép lại việc Vua Đường Thái Tông đương thời đã giảng về vấn đề “không nên tham lam” cho quần thần nghe. Trong đó có bốn lần được ghi chi tiết và đầy đủ như sau:

Người tham lam là người không biết quý trọng sinh mệnh bản thân

Thời kỳ đầu những năm Trinh Quán (niên hiệu Vua Đường Thái Tông, Lý Thế Dân, 627-649), Vua Đường Thái Tông nói với quần thần rằng: “Người nào có minh châu, họ không thể không coi nó là quý báu. Nếu họ dùng minh châu để bắn chim sẻ, thế thì chẳng phải rất đáng tiếc hay sao? Huống hồ, sinh mệnh của con người mà so với minh châu thì còn trân quý hơn nhiều lần.
Người nào khi nhìn thấy kim tiền, tài vật liền không còn sợ lưới trời nữa, lại còn dám trực tiếp nhận hối lộ, thì người đó chính là không biết trân quý sinh mệnh của mình. Minh châu là vật ngoại thân, còn không nên dùng để bắn chim sẻ, huống nữa là sinh mệnh con người quý giá như thế, lại dùng để trao đổi lấy tài vật là sao? Nếu như các khanh đều có thể trung thành và chính trực, làm những việc có lợi cho đất nước và dân chúng, thế thì các khanh sẽ được thăng quan tiến chức rất nhanh. Tuy nhiên, nếu các khanh truy cầu vinh hoa, lại còn dám nhận hối lộ, một khi việc nhận hối lộ bị bại lộ thì sinh mệnh tất sẽ bị diệt vong.”
Đế Vương cũng là như vậy, nếu mặc sức phóng túng yên vui, bắt dân lao động vô độ, tin tưởng trọng dụng tiểu nhân, xa lánh người trung thành chính trực thì sao có thể không diệt vong? Tùy Dương Đế sống xa hoa trụy lạc mà trái lại còn tự nhận mình là thánh nhân. Kết quả bị chết trong tay của kẻ thất phu.
Vua tham thì mất nước, Bề tôi tham thì mất mạng



tham lam(Hình minh họa: Qua blogspot.com)

Năm Trinh Quán thứ hai, Vua Đường Thái Tông lại giảng cho quân thần: “Trẫm từng nói về người tham tiền tài thực ra không hề biết trân quý tiền tài. Tỷ như, quan viên ngũ phẩm trở lên của triều đình và địa phương có bổng lộc hậu đãi trong một năm là rất lớn. Nếu nhận của cải hối lộ của người khác, bất quá cũng chỉ mấy vạn. Một khi sự tình bại lộ thì chức vị và bổng lộc đều mất hết, đây chẳng phải là không biết trân quý tiền tài sao? Đây là vì cái nhỏ mà mất cái lớn.
Xưa kia, Công Nghi Hưu có cái nết trời sinh là thích ăn cá, nhưng ông ta cũng không nhận cá mà người khác biếu tặng. Cho nên, ông ấy có thể ăn cá lâu dài hơn. Hơn nữa, làm quân chủ mà tham thì sẽ mất nước, làm bề tôi mà tham thì sẽ mất mạng. Trong “Kinh thi” viết: “Đại phong hữu toại, tham nhân bại loại”, ý tứ là gió to thổi rất mạnh, người mà tham lam sẽ gieo hại cho rất nhiều người khác. Những lời này quả thực không phải lời nói đùa!
Ngày trước Tần Huệ Vương muốn đánh nước Thục, nhưng không biết đường tới nước Thục. Ông ta bèn làm năm con trâu bằng đá, dát vàng vào phía sau của trâu đá. Khi người nước Thục nhìn thấy trâu vàng, họ tin rằng trâu có thể bài tiết ra vàng. Thục Vương phái năm đại lực sỹ mang trâu vàng về nước Thục, khiến cho con đường dẫn tới nước Thục bị lộ. Quân Tần đi theo sau và đã đánh chiếm được nước Thục. Nước Thục bị diệt vong.
Đường Thái Tông tiếp tục đưa ra một thí dụ khác: “Điền Duyên Niên, Đại ti nông (một chức quan tương đương với chức thủ tướng ngày nay) của triều Hán đã ăn hối lộ 3000 vạn, sau khi sự việc bị phát giác đã tự vẫn mà chết.”
Đường Thái Tông căn dặn quần thần phải cảnh giác với tính tham lam. Ông nói: “Sự việc tương tự như thế, nhiều không thể đếm hết được. Ngày nay Trẫm lấy hành vi của Thục Vương làm bài học cho mình. Các khanh phải lấy Điền Duyên Niên làm bài học cho mình, không được đi theo vết xe đổ của ông ta.”

Phải biết kính sợ Trời Đất mà không nhận hối lộ




tham lam(Hình minh họa: Qua Sanwen8.cn)

Năm Trinh Quán thứ tư, Vua Đường Thái Tông giảng giải cho quân thần: “Trẫm cả ngày đều không dám lười biếng, buông lơi, không những phải lo lắng, yêu thương dân chúng mà còn muốn các khanh thủ giữ được phú quý dài lâu. Trời cao, Đất dày, Trẫm xưa nay luôn thận trọng, kính sợ Trời Đất. Các khanh nếu có thể tuân thủ pháp tắc, giống như Trẫm mà kính sợ Trời Đất thì chẳng những dân chúng được bình an mà bản thân cũng luôn được vui sướng.
Cổ nhân có câu: ‘Hiền giả mà nhiều của thì giảm ý chí, người ngốc mà nhiều của thì dễ phạm sai lầm.’ Làm việc nếu vì tham ô mà thiên lệch thì sẽ chẳng những phá hoại quốc pháp còn làm hại dân chúng. Cho dù sự tình không bị bại lộ đi nữa thì trong lòng chẳng phải cũng luôn sợ hãi lo lắng sao? Sợ hãi quá nhiều chẳng phải sẽ dễ bị bỏ mạng sao?
Bậc đại trượng phu sao có thể vì tham tài vật mà làm hại đến tính mạng của bản thân và gia đình, khiến con cháu sống trong hổ thẹn đây? Các khanh phải nên khắc sâu ghi nhớ những lời này!”

Họa hay phúc là do tự bản thân chiêu mời mà đến




tham lam(Hình minh họa: Qua kknews.cc)

Năm Trinh Quán thứ sáu, Đường Thái Tông giảng: “Cổ nhân nói: “Con chim sống trong rừng cây, e sợ rằng cây không cao nên làm tổ trên ngọn. Con cá sống dưới nước, sợ rằng nước không sâu nên sống trong lỗ ở tận dưới đáy. Nhưng chúng đều bị con người bắt được là bởi vì tham mồi.”
Hiện giờ, các đại thần đang ở chức vị cao, bổng lộc nhiều nên phải trung thành, chính trực, thanh liêm, vô tư. Như vậy mới không gặp phải tai họa, lại được hưởng phú quý lâu dài.
Cổ nhân nói: “Họa phúc không có cửa vào, đều là do con người chiêu mời mà đến.” Cho nên, những người phạm pháp đều là bởi vì ham của cải, lợi ích. Những người này so với chim, với cá thì có khác gì đâu? Các khanh hãy suy ngẫm những lời này làm tham khảo và cảnh giới chính mình.
Đường Thái Tông cùng với các đại thần có thể tu đức để trị quốc, giới tham để an bang, cuối cùng giúp nhà Đường trở thành một vương triều cường thịnh nhất chưa từng có trước đó trong lịch sử.
An Hòa (biên dịch)
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: