Công trình "rùa bò" đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội
Mỗi gói thầu điều chỉnh giá đều có quyết định phê duyệt của UBND TP Hà Nội. Nhưng vấn đề là, có những gói thầu đã được chỉ rõ sai phạm, gây thất thoát tiền của Nhà nước thông qua đơn tố cáo của một cán bộ lãnh đạo MRB (Chủ đầu tư) mà nguyên Chủ tịch TP Hà Nội vẫn không có biện pháp quyết liệt ngăn chặn dẫn tới liên tục đội giá…
Hai năm điều chỉnh thêm 10 ngàn tỉ đồng
Không thể chấp nhận cách làm việc theo kiểu vác tiền ngân sách Nhà nước "kính biếu" nhà thầu nước ngoài, năm 2015, ông Lương Xuân Bình - Phó Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đích danh gửi đơn đến UBND TP Hà Nội phản ánh những vi phạm của MRB.
UBND TP Hà Nội đã thành lập Đoàn Thanh tra để tiến hành thanh tra một số nội dung ông Bình tố cáo. Ngày 4/5/2016, Thanh tra TP Hà Nội đã có kết luận và thừa nhận rằng tính đến ngày 28/6/2013 tổng vốn đầu tư dự án đã tăng lên thành 1.175,70 triệu EURO so với mức khái toán ban đầu là 783 triệu EURO (khoảng 18.408 tỉ đồng). Chênh lệch đội giá là 392 triệu EURO và nếu quy đổi theo thời giá khi đó: 1 EURO = 27.000 đồng thì số tiền phải bổ sung cho dự án khoảng trên 10 ngàn tỉ đồng.
Thật khủng khiếp, một dự án vừa xây dựng triển khai mà chỉ sau 2 năm đã đội giá thêm 10 ngàn tỉ đồng. Liệu lãnh đạo TP Hà Nội có giật mình khi nghe tới con số hàng chục ngàn tỉ chỉ để bổ sung thêm cho một dự án? Câu trả lời là: Không!
Bởi cứ theo lý giải của kết luận thanh tra thì các lãnh đạo TP Hà Nội đã biết rõ về từng gói thầu đội giá, sẽ đội giá bao nhiêu và tất nhiên là “nguyên nhân” đội giá cũng được hiểu thấu đáo. Vì chính các lãnh đạo UBND TP Hà Nội vào thời điểm đó là người kí quyết định phê duyệt điều chỉnh giá của các gói thầu.
Cụ thể, ngày 25/3/2013, MRB có Tờ trình số 08 về việc điều chỉnh kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp và thiết bị số 3,6,7,8,9 với lý do biến động nguyên nhiên vật liệu và trượt giá. Trên cơ sở đó, ngày 24/7/2013, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 4461 về việc phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch đấu thầu các gói thầu xây lắp và thiết bị số 3,6,7,8,9. Theo đó giá gói thầu số 3 (hầm và các ga ngầm) tăng từ 169.946.000 EURO lên 226.246.839 EURO.
Chưa đầy nửa năm sau, MRB lại có tờ trình xin điều chỉnh tiếp tục tăng giá gói thầu số 3 lên 253,66 triệu EURO. Cùng với đó gói thầu số 6 cũng tăng từ 183 triệu EURO lên 231 triệu EURO; gói số 7 tăng từ 54,7 triệu EURO lên 67,67 triệu EURO...
Theo đó tổng nguồn vốn ODA bao gồm cả dự phòng phí cho 3 gói thầu trên là 648,96 triệu EURO, tăng khoảng 76 triệu EURO. Các gói thầu liên tục tăng hàng chục triệu EURO nhưng lý do điều chỉnh tăng giá lại rất đơn giản, rằng: “giá gói thầu tại thời điểm thẩm tra phê duyệt chưa phù hợp với thực tế” còn chưa phù hợp ở chỗ nào thì MRB không chỉ ra cụ thể. Cơ quan thanh tra cũng không có ý làm rõ?
Sai phạm bị bỏ qua
Như Báo NNVN đã có nhiều bài phân tích sai phạm trong các gói thầu của Dự án thì vấn đề “đội giá” ở đây không đơn giản là biến động thị trường mà việc đội giá đã được quyết định ngay từ khi MRB tổ chức đấu thầu.
Tại gói thầu số 6: Nhà thầu luôn đưa giá cao hơn dự toán, chủ đầu tư phải đàm phán nhiều lần và cuối cùng cũng phải chấp nhận mức giá vượt dự toán tới hàng chục triệu EURO.
Tại gói thầu số 1, chủ đầu tư cố tình bỏ qua những nhà thầu có giá thấp mà chọn nhà thầu có giá cao hơn các nhà thầu khác.
Tại gói thầu số 3, chưa có mặt bằng sạch để bàn giao cho nhà thầu nhưng chủ đầu tư vẫn cố tình kí hợp đồng và đang đứng trước nguy cơ bị phạt trên 40 triệu USD.
Tất cả những sai phạm nêu trên đều đã được ông Bình phản ánh với UBND TP Hà Nội nhưng cơ quan thanh tra chỉ làm việc với chủ đầu tư mà không cần quan tâm đến cán bộ làm đơn tố cáo để rồi đưa ra bản kết luận thanh tra mang khuynh hướng bao che cho sai phạm.
Từ năm 2013 các gói thầu đã đội giá thêm 10 ngàn tỉ đồng nhưng tính đến thời điểm này số tiền đội giá cũng đã tăng thêm hàng trăm triệu EURO nữa. Giả thiết nếu lãnh đạo UBND TP Hà Nội kiên quyết xử lý sai phạm của chủ đầu tư từ mấy năm trước thì có thể giảm tổn thất cho ngân sách là bao nhiêu? Chỉ cần nhẩm tính số tiền giảm tổn thất thêm vào hai gói thầu số 3 và số 6 đã lên tới gần 2.000 tỉ đồng chưa kể các gói thầu khác. Như vậy, trách nhiệm buông lỏng quản lý gây thiệt hại cho ngân sách, mang lại gánh nặng cho nhân dân Thủ đô chính là của lãnh đạo UBND TP Hà Nội.
Truyền thồng Hông Kông đưa tin, các quan chức cấp cao mới và cũ của ĐCSTQ đã ký tên cam đoan rằng, sẽ không có bất kỳ đặc xá gì đối với các lãnh đạo tham ô.
Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc. (Ảnh: Zimbio)
Màn tranh đấu quyền lực giữa hai phe Tập – Giang đã bước vào giai đoạn cuối cùng, hiện phe Giang đang đối mặt với nguy cơ vỡ trận toàn diện, tin tức phong sát “đặc xá” được loan truyền, điều này cho thấy phe ông Tập quyết không để cho địch thủ bất kỳ một con đường lui nào.
Số báo tháng 6 tạp chí Tranh Minh của Hồng Kông đưa tin, ngày 10-11/5/2017, hội nghị sinh hoạt Thường ủy Bộ Chính trị diễn ra tại Trung Nam Hải, trước sự có mặt của các ủy viên lão thành Ủy ban Thường vụ. Tham dự hội nghị gồm có: ông Hồ Cẩm Đào, Chu Dung Cơ, Tống Bình, Lý Thụy Hoàn, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Cổ Khánh Lâm, Lý Lam Thanh, Ngô Quan Chính, Lý Trường Xuân, La Cán, v.v..
Ông Giang Trạch Dân và Lý Bằng vắng mặt vì “sức khỏe không đảm bảo”, ông Tăng Khánh Hồng và Hạn Quốc Cường vắng mặt vì “bận công việc”.
Tại hội nghị, ông Hồ Cẩm Đào, ông Chu Dung Cơ và ông Tống Bình phát biểu tuyên dương thành tích mà ông Tập Cận Bình đạt được kể từ khi nhậm chức và đặc biệt đánh giá cao công tác phòng chống tham nhũng của ông Tập.
Bài viết cho biết thêm, cuộc họp sinh hoạt đã dùng hình thức ký tên thông qua 3 nghị quyết:
Thứ 1: Phản đối tất cả các đề xuất “đặc xá” cho cán bộ tham nhũng.
Thứ 2: Cán bộ tại chức hoặc đã rời khỏi vị trí công tác đều phải có trách nhiệm quản thúc thân thuộc và những nhân viên công tác bên cạnh, không được dành cho họ bất kỳ ưu tiên đặc thù nào.
Thứ 3: Ủng hộ nghị quyết của ĐCSTQ, bất kỳ ai được đề danh làm ứng cử viên cho các vị trí Ủy viên Trung ương, Ủy viên dự khuyết, Ủy viên Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương của Đại hội 19 trước khi Đại hội diễn ra, phải kê khai tài sản cá nhân và tình tình cư trú của thân nhân trong gia đình.
Bài viết còn chỉ ra, cả bên trong và bên ngoài Trung Quốc đều đang theo dõi nghị quyết này của ĐCSTQ khi nào mới thật sự được chứng thực, chống tham nhũng“trị ngọn trị tận gốc” mới được coi là một bước đi mới.
Tập – Giang quyết đấu sinh tử, trận chiến không có đường lui
Khoảng thời gian giữa tháng 4/2015, rất nhiều kênh truyền thông Hồng Kông đã đưa tin, bài diễn thuyết ngày 11/4/2015 tại Hồ Bắc, Vũ Hán của Cao Ba – Phó Bí thư Trung tâm nghiên cứu trong sạch hoá bộ máy chính trị Trung Quốc của Viện nghiên cứu Khoa học xã hội ĐCSTQ, đã đề cập đến vấn đề, liệu sắp tới Vương Kỳ Sơn có thể ban đặc xá cho những quan chức tham nhũng tự đầu thú? Và ông cũng bày tỏ thái độ của mình là, “vẫn chưa đến thời điểm đó”.
Cao Ba chỉ ra, đặc xá chắc chắn cần có tầng đáy, chỉ đến khi hình thành khí hậu chống tham nhũng, “quan trường sinh thái” hoàn tất việc tái thiết lập, đặc xá mới có ý nghĩa.
Số báo tháng 4/2015 của Tạp chí Tranh Minh Hồng Kông cho biết, khoảng giữa tháng 3/2015, ông Vương Kỳ Sơn trong cuộc họp nội bộ của ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương đã nhấn mạnh, không thể có đặc xá, đặc miễn gì đối với tham quan.
Ngày 13/2/2015, ông Vương Kỳ Sơn cũng tuyên bố trên website của Ủy ban Kỷ luật Trung ương rằng, những người thỉnh cầu đặc xá có dụng tâm rất nguy hiểm.
Cùng vào khoảng thời gian này, lãnh đạo Bắc Kinh không ngừng phát ra tín hiệu quyết liệt, tuyên bố phòng chống tham nhũng không thiết lập “thiết mạo tử vương”, “thượng bất phong đính”, v.v.., tức là sẽ còn hướng tới các lãnh đạo cấp cao hơn nữa.
Nửa cuối năm 2013, truyền thông Hồng Kông liên tục đưa tin, hai ủy viên Thường vụ Bộ chính trị thuộc phe cánh Giang Trạch Dân là ông Trương Đức Giang và Trương Cao Lệ liên kết đề xuất “đặc xá”, “đặc miễn” các tội danh liên quan đến kinh tế cho các quan chức cấp cao cũng như phối ngẫu và con cái của họ.
Sau đó, ông Vương Kỳ Sơn trong rất nhiệu cuộc họp đã kiên quyết rằng, không thể có bất cứ đặc xá, đặc miễn nào, nếu không toàn bộ xã hội sẽ chấn động, đại loạn, thậm chí có thể sụp đổ.
“Thái tử Đảng” La Vũ con trai cố Đại tướng La Thụy nói, âm mưu đảo chính lật đổ Chủ tịch Tập Cận Bình của ông Giang Trạch Dân và ông Tăng Khánh Hồng bị bại lộ, chính là nguyên nhân căn bản dẫn đến đại biến trong cục diện chính trị Trung Quốc.
Sự tiến tới của phong trào chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” đã đẩy cuộc quyết đấu giữa ông Tập và ông Giang bước vào giai đoạn sinh tử. Trong quá trình hạ rớt đài các nhân vật thực quyền thuộc phe ông Giang là ông Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu…thì ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn cũng không ít lần phải đối mặt với các cuộc ám sát bất thành.
Ông Tập Cận Bình từng công khai tuyên bố chống tham nhũng không quan tâm đến“sinh tử vinh nhục”, cho thấy cuộc hỗn chiến vô cùng quyết liệt và tàn khốc.
Hiện tại, thế lực của phe ông Giang phải đối mặt với việc phải rút lui toàn diện trong Đại hội 19. Nên cũng không loại trừ khả năng, trong thế bị dồn vào chân tường phe ông Giang tung đòn phản công cuối cùng.
Ông Giang Trạch Dân được cho là “tổng giáo huấn tham nhũng”, mức độ tham của gia tộc Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng là khủng khiếp. Hiện tại, phe ông Tập tuyên bố phong sát con đường “đặc xá” cho các quan chức tham nhũng. Đây chính là tín hiệu cho thấy phe ông Tập quyết không để cho đối thủ bất kỳ một con đường thoái lui nào.
Rất nhiều ý kiến của các chuyên gia hàng không nhận định: Chỉ cần thu hồi đất sân golf, giải tỏa nhà hàng, khách sạn xây dựng trong sân bay thì sẽ nâng năng suất sân bay lên gấp 2 đến 3 lần hiện nay.
Tuy nhiên, sau rất nhiều góp ý của các chuyên gia thì “nút thắt” sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa được tháo cởi.
Trước việc sân bay Tân Sơn Nhất quá tải nhiều chuyên gia hàng không cho rằng, phải thu hồi đất sân golf để cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất - ảnh Hoàng Lực.
Thu hồi đất sân golf thể hiện ý chí nguyện vọng của cử tri
Thảo luận chiều 1/6 tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, trong khi chờ dự án sân bay Long Thành tiến hành, cần có nghiên cứu để khai thác hết công suất của sân bay Tân Sơn Nhất.
Đại biểu Nguyễn Phước Lộc cũng bày tỏ không đồng tình khi tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất còn đất sân bay thìlại được sử dụng vào mục đích khác.
“Trong khi sân bay kẹt như thế, đất sân bay lại được cho sử dụng mục đích khác làm sân golf, khách sạn. Chúng ta có suy nghĩ gì không?” ông Lộc đặt vấn đề.
Theo ông Lộc, nên mở thêm cửa sân bay phía quận Gò Vấp để các hãng máy bay giá rẻ đi cửa riêng hoặc mở thêm cửa phía đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình).
Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi: Sân bay quá tải sao lại xây nhà hàng, sân golf? - ảnh: TQ.
Đồng thời, vị đại biểu này cũng đề nghị đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phải có kiến nghị chung về việc đầu tư khai thác hết công suất của Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
“Tôi không nói điềm gở, nhưng nếu có xảy ra sự cố nào đó thì mỗi đường Trường Sơn như hiện nay có xử lý được không?”, ông Lộc băn khoăn.
Theo dõi ý kiến của Đại biểu Nguyễn Phước Lộc trước Quốc hội với tư cách một cử tri của quận Tân Bình, Trung tá Lê Trọng Sành - Nguyên Cục phó Cục tác chiến Quân chủng Phòng không không quân, nguyên Trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất cho biết: “Ý kiến của Đại biểu Nguyễn Phước Lộc đã phản ánh đúng tâm tư của cử tri quận Tân Bình cũng như cử tri của thành phố”.
Trung tá Lê Trọng Sành cho hay, từ 6 năm trước ông cùng nhiều cựu chiến binh đã lên tiếng đề nghị phải xem xét giải tỏa sân golf trả đất để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
“Nhiều lần tiếp xúc cử tri chúng tôi cũng phản ánh nhưng tiếc là đại biểu nghe, tiếp thu nhưng không đưa ra trước Quốc hội, vì thế ý kiến của ông Lộc về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất đưa ra tại kỳ họp lần này phản ánh đúng tâm tư của cử tri”, ông Sành cho biết.
Trung tá Lê Trọng Sành - Nguyên Cục phó Cục tác chiến Quân chủng Phòng không không quân, nguyên Trưởng phòng quản lý bay - sân bay Tân Sơn Nhất. ảnh nguồn Tạp chí hàng không
Cũng liên quan đến vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất trong chiều 1/6, Thiếu tướng Lâm Quang Đại - Chính uỷ quân chủng Phòng không không quân (đại biểu đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) thông tin, vừa qua Quân chủng Phòng không không quân đã di dời một số đơn vị ở khu vực Tân Sơn Nhất đi Cần Thơ và Biên Hòa, dành phần đất cho phát triển hàng không dân dụng.
Đối với sân golf, nhà hàng... ở Tân Sơn Nhất, Tướng Đại cho biết đang sử dụng diện tích 157 héc-ta, trong đó riêng sân golf hiện là 132 héc-ta.
Lý giải vì sao xây dựng sân golf ở đây, ông Lâm Quang Đại cho biết đó là “vấn đề lịch sử”, triển khai từ 2007 đến 2015 thì đưa vào khai thác. Trước đây cơ quan chức năng đưa ra quan điểm xây dựng sân golf nhằm tận dụng đất nhàn rỗi để phát triển kinh tế.
Đồng thời, ông Đại cho biết: “Bộ Quốc phòng đã thống nhất về mặt quan điểm là sẽ thu hồi bất cứ thời điểm nào khi có nhu cầu để phục vụ quốc phòng hoặc khi có chỉ thị của cấp trên.
Tất cả các công trình trên sân golf nếu ảnh hưởng đến an toàn bay, an toàn hàng không, Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết xử lý khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, ngành hàng không”.
Tuy nhiên, Trung tá Lê Trọng Sành cho rằng, trả lời của Tướng Đại không thỏa đáng bởi nếu Bộ Quốc phòng thấy rõ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất chỉ nhằm mục đích tận dụng đất nhàn rỗi và sẽ thu hồi bất kỳ thời điểm nào, vậy tại sao trong khi sân bay quá tải nhiều năm nay đang cần diện tích đất để nâng cấp, mở rộng Bộ Quốc phòng không chủ động giải tỏa sân golf?
Vấn đề giải tỏa sân golf để nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất dù được nói đến nhiều nhưng vẫn không có chuyển biến, Trung tá Sành cho rằng, cần phải xem lại tư duy quản lý, xem xét có biểu hiện của lợi ích nhóm không?
Quân ủy Trung ương cần lên tiếng
Theo ông Lê Trọng Sành không biết từ khi nào xuất hiện cụm từ “đất quốc phòng”, và khi nghe thấy cụm từ đó nhiều người nghĩ đó là vùng cấm, bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên với tư cách người lính từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông Sành khẳng định: “Không có đất nào của quốc phòng, đất là của nhân dân. Quân đội cũng từ nhân dân mà ra, người lính chiến đấu đổ máu gìn giữ từng tấc đất tổ quốc, vì nhân dân”.
Ông Sành cho rằng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng lúc nào cũng cần. Trong kháng chiến người dân sẵn sàng dỡ nhà để làm đường, làm cầu, phà cho xe tăng, xe tải băng sông, vượt suối đánh giặc.
Điều đó cho thấy nếu cần đất để xây dựng trận địa phòng thủ nhằm bảo vệ tổ quốc thì dù lấy ở đâu nhân dân cũng ủng hộ.
Tuy nhiên việc sử dụng đất trong sân bay Tân Sơn Nhất để xây sân golf, nhà hàng là không đúng mục đích, đặc biệt khi sân bay quá tải cần đất mở rộng, nâng cấp nhưng vẫn không chủ động lên phương án trả lại.
“Trước bất cập này, theo tôi, Quân ủy Trung ương cần lên tiếng và có chỉ đạo về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhât”, ông Sành đề nghị.
Ông Sành cho rằng, để giải quyết quá tải Tân Sơn Nhất chỉ cần thu hồi 157 héc-ta đất sân golf để làm thêm nhà ga, xây dựng thêm chỗ đỗ tàu bay, làm thêm đường lăn từ chỗ đỗ tàu bay ra đường băng cất hạ cánh.
Đồng thời mở thêm đường vào sân bay Tân Sơn Nhất ở đường Trường Chinh và đường Quang Trung.
“Nếu thu hồi đất sân golf mở rộng Tân Sơn Nhất, theo tôi sẽ đảm bảo nâng công suất phục vụ của Tân Sơn Nhất lên mức 70 triệu hành khách/năm”, ông Sành cho biết.
Được biết sân golf Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên đầu tư. Sân golf Tân Sơn Nhất được đánh giá là một trong những sân golf quy mô, hoành tráng Việt Nam. Sân golf gồm 36 lỗ golf, chia làm 2 khu, được ngăn cách bởi đường N1. Khu 9 lỗ giáp với khu vực quận Gò Vấp và khu 27 lỗ giáp ranh với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hạ tầng khu biệt thự có diện tích khoảng 14héc-ta, bao gồm chung cư cao tầng, trung tâm thương mại và khu biệt thự. Công ty cổ phần đầu tư Long Biên dự kiến sẽ xây dựng 54 căn biệt thự, 8 lô chung cư với 1.000 căn hộ, 1 khách sạn 5 sao.
Đăng bởi Elvis Ất on Friday, June 9, 2017 | 9.6.17
Vietnam – Cali Today news – Trong phi trường Tân Sơn Nhất không chỉ có phi cơ, các hạng mục phục vụ cho việc đi lại, mà còn có cả sân golf. Điều đáng nói, trong sân golf còn có cả những biệt thự, nhà hàng, nhà ở và khách sạn. Điều này vốn dĩ đã bất thường, nhưng nó còn bất thường hơn khi những công trình này mọc lên trong khi phi trường Tân Sơn Nhất quá tải, chật chội. Mỗi trận mưa xuống nơi này lại “thất thủ” vì không có chỗ thoát nước khiến cho phi đạo ngập ngụa lênh láng, con đường đi vào phi trường liên tục bị bế tắt, kẹt xe. Vậy nhưng, Bộ Quốc phòng CSVN vẫn thách thức dư luận khi cưỡng chiếm 157ha đất của phi trường để xây dựng sân golf và những hạng mục nói trên.
Mặc kệ bên ngoài kẹt xe, khói bụi và ồn ào, trong sân golf Tân Sơn Nhất vẫn thanh bình, thịnh vượng. Ảnh: Tuổi Trẻ
Trong suốt nhiều tháng qua, vấn đề nói trên được lãnh đạo thành phố Sài Gòn quan tâm nhất là làm sao lấy lại được đất phi trường Tân Sơn Nhất từ tay Bộ Quốc phòng. Song, hầu như lãnh đạo nào lên hay xuống cũng đều tránh đụng đến ổ kiến lửa để khỏi bị ảnh hưởng đến chiếc ghế của mình.
Khi nền kinh tế đi xuống, phải đi vay mượn khắp nơi, bán tháo cổ phẩn ở những công ty quốc doanh hái ra tiền, dự án xây dựng phi trường Long Thành đành bỏ ngỏ. Tổng kinh phí bỏ ra để xây dựng phi trường Long Thành là 18 tỷ Mỹ kim, được đánh giá là “đắt kinh ngạc”. Trong bối cảnh hiện nay, việc bỏ ra một đống tiền là điều không thể, trong khi phi trường Tân Sơn Nhất lại đáp ứng được tất cả những đòi hỏi trong việc chuyên chở khách, nâng cấp và mở rộng nếu Bộ Quốc phòng chịu trả lại 157ha đất để xây dựng.
Tình trạng kẹt xe tại cửa ngỏ phi trường Tân Sơn Nhất kéo dài trong suốt thời gian qua, trong khi quân đội kiên quyết giữ 157ha đất để làm sân golf. Ảnh: Tuổi Trẻ
Việc dùng báo chí, đánh động dư luận để gây áp lực lên Bộ Quốc phòng đã được những người chủ trương lấy lại đất phi trường áp dụng. Liên tiếp trong suốt thời gian qua, báo Tuổi Trẻ đi đầu trong việc cho đăng tải những bài báo kêu gọi Bộ Quốc phòng phải trả lại đất phi trường cho thành phố Sài Gòn để mở rộng, nâng cấp nhằm tránh tình trạng quá tải suốt trong thời gian qua.
Ngày 6/8, trên tờ báo Tuổi Trẻ đã cho đăng 3 bài về những công trình được xây dựng trong phi trường Tân Sơn Nhất. Theo những điều tra của báo Tuổi Trẻ, chỉ riêng sân golf cùng các công trình phụ trợ đã chiếm đến hết 132ha. Trong đó bao gồm 4 sân golf, mỗi sân 9 lỗ. Tổng cộng là 36 lỗ. Đây được coi là sân golf hiện đại bậc nhất với những cảnh cực kỳ đẹp.
Bên trong sân golf là những tòa nhà được trang hoàng như cung điện được xây dựng theo phong cách cổ điển. Đại đa phần khách vào trong này là người ngoại quốc. Người Việt muốn vào phải đặt vé trước và phải qua vòng kiểm soát gắt gao.
Ảnh vệ tinh phi trường và sân golf Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tuổi Trẻ
Chủ sở hữu sân golf và các công trình hạng mục khác ở Tân Sơn Nhất là Công ty Cổ phần Long Biên. Công ty này còn sở hữu cả sân golf 27 lỗ ở phi trường Gia Lâm (Hà Nội). Ông Võ Văn Tuấn, Trung tướng quân đội CSVN, phó Tổng tham mưu trưởng, Bộ Tổng tham mưu hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Long Biên quản lý 2 sân golf này.
Việc kêu gọi Bộ Quốc phòng trả lại đất để phi trường Tân Sơn Nhất mở rộng; tăng công suất khai thác; tránh tình trạng ngập; không có chỗ cho phi cơ đậu qua đêm đã được rất nhiều đại biểu Quốc hội nói trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, phía quân đội chưa một lần đáp ứng. Cùng với việc lãnh đạo thành phố Sài Gòn ngại đụng đến quyền lợi của quân đội nên trong suốt thời gian dài phi trường Tân Sơn Nhất luôn phải đối diện với cảnh kẹt xe, ngập úng và quá tải.
Mời xem Video: Bà Trần Nguyệt Thu, phu nhân TTg Nguyễn Xuân Phúc đã kiếm tiền nghìn tỷ sau một năm bằng cách nào?
Từ việc quân đội kiên quyết giữ khư khư 157ha đất của phi trường Tân Sơn Nhất để làm sân golf cho thấy, chính quyền CSVN miệng hô hào “của dân, do dân, vì dân” chỉ là môi miệng. Phi trường bị quân đội chiếm đất, phi trường Tân Sơn Nhất không phải phục vụ cho hơn 90 triệu dân Việt, mà là nhằm cho một số tướng lãnh quân đội kiếm tiền từ việc phục vụ những vị khách nước ngoài đến đánh golf trong phi trường.
Dân trí Thủ tướng đã để lại dấu ấn sâu sắc với bài phát biểu về xu hướng toàn cầu hóa, giải pháp cho châu Á “để trở thành nơi mà ở đó chúng ta sẽ được lắng nghe về giấc mơ của mọi quốc gia, của nước lớn cũng như nước nhỏ, nước phát triển cũng như chưa phát triển”…
Như Quỳnh - Ngọc Diệp
Quan hệ Việt - Nhật: Hành trình lâu dài và sâu sắc từ Phan Bội Châu tới Doraemon
LĐTHEO VOV
Tổng Bí thư phát biểu tại cuộc gặp. Ảnh: VOV.
Trong bài phát biểu tại Tokyo, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói về lịch sử quan hệ hai nước trải qua quá trình phát triển lâu dài và sâu sắc, từ việc thương nhân Nhật tới Hội An, việc các chí sĩ Việt Nam như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh khởi đầu phong trào Đông Du để học hỏi những thành công của Nhật thời cận đại, vượt qua thăng trầm của lịch sử và đạt được những tình cảm tốt đẹp giữa người dân hai nước, mà sự yêu thích truyện tranh Doreaemon của trẻ em Việt Nam là một ví dụ.
"Tầm nhìn về phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh châu Á" là chủ để bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với đại diện các tầng lớp xã hội Nhật Bản chiều 17.9. Hoạt động này do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản phối hợp với Nikkei - một Tập đoàn truyền thông lớn, có uy tín trên thế giới tổ chức.
Lịch sử hàng trăm năm
Với tiêu đề “Tầm nhìn về phát triển quan hệ Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và phồn vinh châu Á”, bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhìn lại sự phát triển, tương lai của mối quan hệ giữa hai nước và khẳng định, lịch sử quan hệ hai nước có những bước thăng trầm nhưng cả hai dân tộc đều biết vượt qua mọi trở ngại của quá khứ đau thương để viết tiếp những chương mới theo phương châm “tăng cường tin cậy, kết nối kinh tế, mở rộng hợp tác, phát triển bền vững, hướng tới tương lai”.
Trở lại lịch sử cách đây hàng trăm năm, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh quan hệ hai nước đã được xây dựng từ rất lâu trên nền tảng của giao lưu văn hóa, thương mại và cả những mối lương duyên đầy ý nghĩa. Vào thế kỷ 17 và 18, có rất nhiều thương nhân Nhật Bản đến đô thị cổ Hội An buôn bán, sinh sống và xây dựng nhiều công trình mang đậm bản sắc văn hóa Nhật Bản.
Đến đầu thế kỷ 20, những chí sĩ như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh sang Nhật tìm đường làm cách mạng đã phần nào thể hiện mong muốn học hỏi của người Việt từ những thành công của Nhật Bản thời cận đại. Trước đó vào năm 1622, chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã gả công chúa Ngọc Hoa cho thương nhân Nhật Araki Sotaro, người sau này được phong làm Hoàng thân và mang tên Việt là Nguyễn Đại Lượng.
Lịch sử quan hệ hai nước cũng đã có những bước thăng trầm, nhưng cả hai dân tộc đều đã biết vượt qua mọi trở ngại của quá khứ đau thương để xây dựng mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi. Từ sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã có những bước tiến mạnh mẽ, phát triển ngày càng toàn diện và sâu sắc, mở ra thời kỳ mới trong quan hệ bang giao giữa hai nước.
Tin cậy, hiểu biết, tương đồng
Điểm lại những dấu ấn thành công trong hợp tác giữa hai nước từ chính trị, kinh tế đến văn hoá và giao lưu nhân dân, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh Hợp tác kinh tế là một điểm sáng nổi bật. Cho đến nay, Nhật Bản đã đóng góp tới 30% trong tổng số 90 tỉ USD vốn ODA dành cho Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có xu hướng ưu tiên và sẵn sàng hợp tác với các đối tác Nhật Bản. Tổng vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản là trên 37,5 tỉ USD. Kim ngạch thương mại hai chiều có thể đạt mốc 30 tỉ USD trong năm nay.
Nhật Bản cũng là nước đầu tiên trong Nhóm 7 nước công nghiệp hàng đầu công nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Quan hệ chính trị tin cậy giữa hai nước ngày càng được tăng cường, đến nay hai nước đã đạt được khuôn khổ Quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng . Trao đổi văn hoá và giao lưu nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ với những hình thức rất phong phú, đa dạng.
Tổng Bí thư trả lời nhiều câu hỏi giao lưu. Ảnh: VOV.
Chính thông qua quan hệ trao đổi văn hoá và giao lưu nhân dân, những tình cảm tốt đẹp đã được hình thành giữa nhân dân hai nước chúng ta. Tại Việt Nam, rất nhiều trẻ em đã đọc và yêu thích truyện tranh Doraemon. Người dân Việt Nam thực sự ngưỡng mộ ý chí, khát vọng và sự nỗ lực sáng tạo vươn lên của đất nước Nhật Bản, có tình cảm hữu nghị chân thành đối với nhân dân Nhật Bản; chắc mỗi người Nhật Bản khi đến Việt Nam đều đã cảm nhận trực tiếp được điều đó.
Khi Nhật Bản đối mặt với thảm hoạ động đất sóng thần năm 2011, mỗi người Việt Nam đều chia sẻ nỗi đau mất mát và sát cánh bên cạnh các bạn với tất cả tấm lòng. Với nhân dân Việt Nam, Nhật Bản không chỉ là một đối tác quan trọng, mà còn là người bạn lớn có vui cùng hưởng, gặp hoạn nạn cùng sẻ chia.
Có thể thấy rằng, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản phát triển tích cực thời gian qua là kết quả của tầm nhìn của lãnh đạo và sự nỗ lực không mệt mỏi của nhân dân hai nước trên tinh thần "tin cậy, hiểu biết lẫn nhau; phát huy lợi ích tương đồng; nâng cao hiệu quả hợp tác; nỗ lực hướng tới tương lai".
Đây rõ ràng là hướng đi đúng đắn trong phát triển quan hệ giữa hai nước. Nhân dịp này, thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, tôi chân thành cảm ơn các quý vị và các bạn, những chính khách, doanh nghiệp, nhân sĩ, nhà báo, học giả… từng trực tiếp hay gián tiếp đóng góp cho sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ Việt Nam - Nhật Bản thời gian qua. Dù công việc và cương vị khác nhau, nhưng các bạn đã và đang thực sự là những nhịp cầu nối liền hai nước, hai dân tộc.
Vai trò lớn hơn của Nhật trong khu vực và thế giới
Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phân tích sâu sắc diễn biến của khu vực và thế giới hiện nay với những thách thức và cả cơ hội trong phát triển kinh tế đến những nguy cơ căng thẳng xuất phát từ tranh chấp lãnh thổ, biển đảo, trong đó tình hình Biển Đông thời gian qua diễn biến rất phức tạp. Tổng bí thư nhấn mạnh hầu hết những bất đồng về chủ quyền biển đảo vốn tồn tại từ lâu nhưng tình hình trở nên căng thẳng trong những năm gần đây là do cách hành xử trong quá trình xử lý tranh chấp.
Tổng Bí thư phân tích trong thế giới toàn cầu hoá, lợi ích của các quốc gia càng gắn liền với nhau, các thách thức nổi lên cũng là thách thức chung cho nhiều nước. Vì vậy, mỗi quốc gia càng cần thể hiện ý thức trách nhiệm cao hơn đối với các vấn đề khu vực và quốc tế.
“Chúng tôi tin rằng, để có được một châu Á - Thái Bình Dương hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng, đòi hỏi tất cả các nước trong khu vực, nhất là các nước lớn, phải hành xử minh bạch, có trách nhiệm trong quan hệ với nhau cũng như đối với lợi ích chung của cả khu vực và thế giới. Đồng thời, cần cùng nhau nỗ lực hình thành được các thoả thuận và cơ chế hữu hiệu để duy trì hoà bình, ổn định, bảo đảm an ninh chung, ngăn ngừa xung đột và chiến tranh, tăng cường hợp tác để đối phó có hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống đang nổi lên,” Tổng Bí thư nhấn mạnh.
Là một trong những nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, đồng thời là thị trường và nhà đầu tư lớn hàng đầu khu vực, sự phát triển của Nhật Bản gắn liền với sự thịnh vượng và phồn vinh của châu Á. Con đường phát triển hoà bình của Nhật Bản trong những năm qua là nhân tố quan trọng mang tính xây dựng đối với hoà bình, ổn định của khu vực. Với tiềm lực và những đóng góp của mình, Nhật Bản xứng đáng đóng một vai trò lớn hơn ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới.
Vì lẽ đó, Việt Nam ủng hộ Nhật Bản ngày càng phát triển và đóng góp ngày càng tích cực cho hoà bình, an ninh và thịnh vượng chung, nhất quán ủng hộ Nhật Bản trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc khi cơ quan này được mở rộng.
Tầm nhìn cho quan hệ song phương
Trong bài phát biểu, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã đề cập những thành tựu trong 30 năm đổi mới, giới thiệu một số nội dung chính của Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam sắp tới, về chính sách đối ngoại của Việt Nam …..
Từ những bài học rút ra trong lịch sử, từ thực tế kết quả của quan hệ hợp tác song phương trong mấy thập kỷ qua, đến bối cảnh khu vực và thế giới đặt cùng với chính sách phát triển của Việt nam, Nhật Bản trong những năm tới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh những nội dung chính về tầm nhìn cho phát triển quan hệ Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới
Việt Nam và Nhật Bản ngày nay có nhiều lợi ích tương đồng. Nhật Bản là nước phát triển tiên tiến, Việt Nam là nước đang phát triển, đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá; hai nước có rất nhiều tiềm năng để bổ sung, tương trợ lẫn nhau; sự phát triển của nước này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nước kia. Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ và ủng hộ lẫn nhau trong nhiều vấn đề khu vực và quốc tế, cùng có lợi ích chung trong việc duy trì hoà bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác, phát triển bền vững ở khu vực và trên thế giới.
Nhân dân hai nước chúng ta có tình cảm hữu nghị chân thành với nhau. Việt Nam hoan nghênh một Nhật Bản phát triển giàu mạnh, phồn vinh, đóng góp ngày càng tích cực cho hoà bình, an ninh và phát triển của khu vực và thế giới. Một Việt Nam giàu mạnh, độc lập, tự chủ, hội nhập quốc tế, tích cực đóng góp xây dựng cho khu vực và thế giới cũng phù hợp với lợi ích trước mắt và lâu dài của Nhật Bản.
Tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản là phù hợp với lợi ích của nhân dân hai nước, của khu vực và thế giới. Vì vậy, Việt Nam xác định Nhật Bản là đối tác quan trọng hàng đầu và lâu dài của Việt Nam, coi đây là chủ trương nhất quán, xuyên suốt và là sự lựa chọn chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Trên cơ sở những kết quả phát triển của quan hệ hai nước những năm qua và để khai thác, phát huy ngày càng đầy đủ hơn các tiềm năng hợp tác giữa hai nước, thời gian tới, chúng ta cần nỗ lực tiếp tục thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản theo phương châm "tăng cường tin cậy, kết nối kinh tế, mở rộng hợp tác, phát triển bền vững, hướng tới tương lai".
Về tăng cường tin cậy chính trị, Tổng Bí thư nhấn mạnh hai bên cần tiếp tục duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao; tiếp tục phối hợp chặt chẽ, phát huy các cơ chế hợp tác đối thoại hiện có giữa hai nước. Cùng với sự tin cậy chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: quan hệ kinh tế giữa hai nước tiếp tục là điểm nhấn quan trọng trong tầm nhìn chung Việt Nam – Nhật Bản.
Về kết nối kinh tế, đây là trọng tâm và là động lực phát triển của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản. Kết nối kinh tế sẽ có sức lan toả và tầm ảnh hưởng rộng lớn, nhất là khi hai nước tham gia vào các liên kết kinh tế khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng thành công về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư của những năm qua, cần tiếp tục khai thác, phát huy hơn nữa các tiềm năng, lợi thế so sánh và sự bổ sung lẫn nhau để tăng cường thúc đẩy kết nối giữa hai nền kinh tế. Làm được như vậy, sẽ góp phần thúc đẩy phát triển bền vững của mỗi nước một cách thiết thực và hiệu quả.
Tổng Bí thư hy vọng, đẩy mạnh kết nối kinh tế cùng với việc triển khai có hiệu quả Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) sẽ góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu tăng kim ngạch thương mại hai chiều lên 50 tỉ USD và tăng gấp đôi dòng đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam vào năm 2020.
Về mở rộng hợp tác, Tổng Bí thư cho biết hai bên sẽ đẩy mạnh hợp tác một cách thực chất trong nhiều lĩnh vực khác, như văn hoá, thể thao, du lịch, giáo dục, đào tạo, khoa học - công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, v.v... tăng cường hợp tác trong lĩnh vực chống khủng bố, an ninh mạng, phòng chống tội phạm công nghệ cao, v.v...; hợp tác về pháp luật và tư pháp, đồng thời, cũng cần đẩy mạnh giao lưu nhân dân.
Sự gắn bó về tình cảm hữu nghị, sự chia sẻ về văn hoá, và sự tương đồng về lợi ích là những nhân tố thuận lợi rất cơ bản cho phát triển quan hệ giữa hai nước chúng ta. Nhà tư tưởng nổi tiếng Nhật Bản Y-ô-si-đa Sô-in từng nói “Thành tâm hợp tác tất có thành quả tốt đẹp”. Với những gì đã đạt được trong những năm qua và tầm nhìn mới về quan hệ hai nước và thái độ hợp tác chân thành, chúng ta tin tưởng rằng, quan hệ Việt Nam - Nhật Bản sẽ ngày càng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, trở thành mối quan hệ "tâm đầu ý hợp", "tin cậy" và "đồng cảm", Tổng Bí thư khẳng định.
Bài nói chuyện của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử tọa gần 400 người gồm các chính khách, nhà quản lý, học giả, nhà nghiên cứu, chức sắc tôn giáo, sinh viên, nhà báo… hoan nghênh nhiệt liệt bằng những tràng vỗ tay kéo dài.
Tiếp đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã trao đổi với các vị khách tham dự buổi nói chuyện. Những ý kiến, câu hỏi về vấn đề kinh tế của Việt Nam trước tác động phức tạp của thị trường tài chính thế giới sau khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ; hợp tác Việt Nam- Nhật Bản; về tình hình biển Đông đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trả lời, giải đáp hoặc trao đổi lại.
Cũng nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã tiếp ông Naotoshi Okada, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn truyền thông Nikkei.