(GDVN) - Theo Trung tá Lê Trọng Sành, lãnh đạo cấp cao cần có ý kiến về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất.
Sân bay kẹt như thế, sao lại cho xây sân golf, khách sạn?Dự toán giải phóng mặt bằng làm sân bay Long Thành tăng 11 nghìn tỷ đồng"Đất của sân bay phải để làm sân bay!"Thu hồi đất sân golf, mong tân Bí thư Nguyễn Thiện Nhân vào cuộc
Ùn tắc quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất từ lâu đã trở thành vấn đề nóng được cả xã hội quan tâm. Sự quan tâm ấy ngày càng lớn khi mà bên trong sân bay thì quá tải, bên ngoài thì kẹt xe, trong khi đó ngay tại khu vực Tân Sơn Nhất lại dành tới 157 héc-ta làm sân golf, xây dựng nhà hàng.
Rất nhiều ý kiến của các chuyên gia hàng không nhận định: Chỉ cần thu hồi đất sân golf, giải tỏa nhà hàng, khách sạn xây dựng trong sân bay thì sẽ nâng năng suất sân bay lên gấp 2 đến 3 lần hiện nay.
Tuy nhiên, sau rất nhiều góp ý của các chuyên gia thì “nút thắt” sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất vẫn chưa được tháo cởi.
Trước việc sân bay Tân Sơn Nhất quá tải nhiều chuyên gia hàng không cho rằng, phải thu hồi đất sân golf để cải tạo, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất - ảnh Hoàng Lực. |
Thu hồi đất sân golf thể hiện ý chí nguyện vọng của cử tri
Thảo luận chiều 1/6 tại Quốc hội, Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) nhận định, trong khi chờ dự án sân bay Long Thành tiến hành, cần có nghiên cứu để khai thác hết công suất của sân bay Tân Sơn Nhất.
Đại biểu Nguyễn Phước Lộc cũng bày tỏ không đồng tình khi tình trạng quá tải tại sân bay Tân Sơn Nhất còn đất sân bay thìlại được sử dụng vào mục đích khác.
“Trong khi sân bay kẹt như thế, đất sân bay lại được cho sử dụng mục đích khác làm sân golf, khách sạn. Chúng ta có suy nghĩ gì không?” ông Lộc đặt vấn đề.
Theo ông Lộc, nên mở thêm cửa sân bay phía quận Gò Vấp để các hãng máy bay giá rẻ đi cửa riêng hoặc mở thêm cửa phía đường Hoàng Hoa Thám (quận Tân Bình).
Đại biểu Nguyễn Phước Lộc (đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) đặt câu hỏi: Sân bay quá tải sao lại xây nhà hàng, sân golf? - ảnh: TQ. |
Đồng thời, vị đại biểu này cũng đề nghị đoàn Thành phố Hồ Chí Minh phải có kiến nghị chung về việc đầu tư khai thác hết công suất của Cảng hàng không Tân Sơn Nhất.
“Tôi không nói điềm gở, nhưng nếu có xảy ra sự cố nào đó thì mỗi đường Trường Sơn như hiện nay có xử lý được không?”, ông Lộc băn khoăn.
Theo dõi ý kiến của Đại biểu Nguyễn Phước Lộc trước Quốc hội với tư cách một cử tri của quận Tân Bình, Trung tá Lê Trọng Sành - Nguyên Cục phó Cục tác chiến Quân chủng Phòng không không quân, nguyên Trưởng phòng quản lý bay sân bay Tân Sơn Nhất cho biết: “Ý kiến của Đại biểu Nguyễn Phước Lộc đã phản ánh đúng tâm tư của cử tri quận Tân Bình cũng như cử tri của thành phố”.
Trung tá Lê Trọng Sành cho hay, từ 6 năm trước ông cùng nhiều cựu chiến binh đã lên tiếng đề nghị phải xem xét giải tỏa sân golf trả đất để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất.
“Nhiều lần tiếp xúc cử tri chúng tôi cũng phản ánh nhưng tiếc là đại biểu nghe, tiếp thu nhưng không đưa ra trước Quốc hội, vì thế ý kiến của ông Lộc về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất đưa ra tại kỳ họp lần này phản ánh đúng tâm tư của cử tri”, ông Sành cho biết.
Trung tá Lê Trọng Sành - Nguyên Cục phó Cục tác chiến Quân chủng Phòng không không quân, nguyên Trưởng phòng quản lý bay - sân bay Tân Sơn Nhất. ảnh nguồn Tạp chí hàng không |
Cũng liên quan đến vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất trong chiều 1/6, Thiếu tướng Lâm Quang Đại - Chính uỷ quân chủng Phòng không không quân (đại biểu đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) thông tin, vừa qua Quân chủng Phòng không không quân đã di dời một số đơn vị ở khu vực Tân Sơn Nhất đi Cần Thơ và Biên Hòa, dành phần đất cho phát triển hàng không dân dụng.
Đối với sân golf, nhà hàng... ở Tân Sơn Nhất, Tướng Đại cho biết đang sử dụng diện tích 157 héc-ta, trong đó riêng sân golf hiện là 132 héc-ta.
Lý giải vì sao xây dựng sân golf ở đây, ông Lâm Quang Đại cho biết đó là “vấn đề lịch sử”, triển khai từ 2007 đến 2015 thì đưa vào khai thác. Trước đây cơ quan chức năng đưa ra quan điểm xây dựng sân golf nhằm tận dụng đất nhàn rỗi để phát triển kinh tế.
Đồng thời, ông Đại cho biết: “Bộ Quốc phòng đã thống nhất về mặt quan điểm là sẽ thu hồi bất cứ thời điểm nào khi có nhu cầu để phục vụ quốc phòng hoặc khi có chỉ thị của cấp trên.
"Đất của sân bay phải để làm sân bay!" |
Tất cả các công trình trên sân golf nếu ảnh hưởng đến an toàn bay, an toàn hàng không, Bộ Quốc phòng sẽ kiên quyết xử lý khi có ý kiến của Bộ Giao thông vận tải, ngành hàng không”.
Tuy nhiên, Trung tá Lê Trọng Sành cho rằng, trả lời của Tướng Đại không thỏa đáng bởi nếu Bộ Quốc phòng thấy rõ sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất chỉ nhằm mục đích tận dụng đất nhàn rỗi và sẽ thu hồi bất kỳ thời điểm nào, vậy tại sao trong khi sân bay quá tải nhiều năm nay đang cần diện tích đất để nâng cấp, mở rộng Bộ Quốc phòng không chủ động giải tỏa sân golf?
Vấn đề giải tỏa sân golf để nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất dù được nói đến nhiều nhưng vẫn không có chuyển biến, Trung tá Sành cho rằng, cần phải xem lại tư duy quản lý, xem xét có biểu hiện của lợi ích nhóm không?
Quân ủy Trung ương cần lên tiếng
Theo ông Lê Trọng Sành không biết từ khi nào xuất hiện cụm từ “đất quốc phòng”, và khi nghe thấy cụm từ đó nhiều người nghĩ đó là vùng cấm, bất khả xâm phạm.
Tuy nhiên với tư cách người lính từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, ông Sành khẳng định: “Không có đất nào của quốc phòng, đất là của nhân dân. Quân đội cũng từ nhân dân mà ra, người lính chiến đấu đổ máu gìn giữ từng tấc đất tổ quốc, vì nhân dân”.
Ông Sành cho rằng, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc phòng lúc nào cũng cần. Trong kháng chiến người dân sẵn sàng dỡ nhà để làm đường, làm cầu, phà cho xe tăng, xe tải băng sông, vượt suối đánh giặc.
Điều đó cho thấy nếu cần đất để xây dựng trận địa phòng thủ nhằm bảo vệ tổ quốc thì dù lấy ở đâu nhân dân cũng ủng hộ.
Tuy nhiên việc sử dụng đất trong sân bay Tân Sơn Nhất để xây sân golf, nhà hàng là không đúng mục đích, đặc biệt khi sân bay quá tải cần đất mở rộng, nâng cấp nhưng vẫn không chủ động lên phương án trả lại.
Nguyên Giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất đề nghị thu hồi ngay sân golf |
“Trước bất cập này, theo tôi, Quân ủy Trung ương cần lên tiếng và có chỉ đạo về vấn đề sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhât”, ông Sành đề nghị.
Ông Sành cho rằng, để giải quyết quá tải Tân Sơn Nhất chỉ cần thu hồi 157 héc-ta đất sân golf để làm thêm nhà ga, xây dựng thêm chỗ đỗ tàu bay, làm thêm đường lăn từ chỗ đỗ tàu bay ra đường băng cất hạ cánh.
Đồng thời mở thêm đường vào sân bay Tân Sơn Nhất ở đường Trường Chinh và đường Quang Trung.
“Nếu thu hồi đất sân golf mở rộng Tân Sơn Nhất, theo tôi sẽ đảm bảo nâng công suất phục vụ của Tân Sơn Nhất lên mức 70 triệu hành khách/năm”, ông Sành cho biết.
Được biết sân golf Tân Sơn Nhất do Công ty cổ phần đầu tư Long Biên đầu tư. Sân golf Tân Sơn Nhất được đánh giá là một trong những sân golf quy mô, hoành tráng Việt Nam. Sân golf gồm 36 lỗ golf, chia làm 2 khu, được ngăn cách bởi đường N1. Khu 9 lỗ giáp với khu vực quận Gò Vấp và khu 27 lỗ giáp ranh với sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Hạ tầng khu biệt thự có diện tích khoảng 14héc-ta, bao gồm chung cư cao tầng, trung tâm thương mại và khu biệt thự. Công ty cổ phần đầu tư Long Biên dự kiến sẽ xây dựng 54 căn biệt thự, 8 lô chung cư với 1.000 căn hộ, 1 khách sạn 5 sao.
Việc dùng báo chí, đánh động dư luận để gây áp lực lên Bộ Quốc phòng đã được những người chủ trương lấy lại đất phi trường áp dụng. Liên tiếp trong suốt thời gian qua, báo Tuổi Trẻ đi đầu trong việc cho đăng tải những bài báo kêu gọi Bộ Quốc phòng phải trả lại đất phi trường cho thành phố Sài Gòn để mở rộng, nâng cấp nhằm tránh tình trạng quá tải suốt trong thời gian qua.
Mời xem Video: Bà Trần Nguyệt Thu, phu nhân TTg Nguyễn Xuân Phúc đã kiếm tiền nghìn tỷ sau một năm bằng cách nào?
Hạ tầng khu biệt thự có diện tích khoảng 14héc-ta, bao gồm chung cư cao tầng, trung tâm thương mại và khu biệt thự. Công ty cổ phần đầu tư Long Biên dự kiến sẽ xây dựng 54 căn biệt thự, 8 lô chung cư với 1.000 căn hộ, 1 khách sạn 5 sao.
Vì sao quân đội không chịu trả 157ha đất cho phi trường Tân Sơn Nhất?
Đăng bởi Elvis Ất on Friday, June 9, 2017 | 9.6.17
Vietnam – Cali Today news – Trong phi trường Tân Sơn Nhất không chỉ có phi cơ, các hạng mục phục vụ cho việc đi lại, mà còn có cả sân golf. Điều đáng nói, trong sân golf còn có cả những biệt thự, nhà hàng, nhà ở và khách sạn. Điều này vốn dĩ đã bất thường, nhưng nó còn bất thường hơn khi những công trình này mọc lên trong khi phi trường Tân Sơn Nhất quá tải, chật chội. Mỗi trận mưa xuống nơi này lại “thất thủ” vì không có chỗ thoát nước khiến cho phi đạo ngập ngụa lênh láng, con đường đi vào phi trường liên tục bị bế tắt, kẹt xe. Vậy nhưng, Bộ Quốc phòng CSVN vẫn thách thức dư luận khi cưỡng chiếm 157ha đất của phi trường để xây dựng sân golf và những hạng mục nói trên.
Mặc kệ bên ngoài kẹt xe, khói bụi và ồn ào, trong sân golf Tân Sơn Nhất vẫn thanh bình, thịnh vượng. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Trong suốt nhiều tháng qua, vấn đề nói trên được lãnh đạo thành phố Sài Gòn quan tâm nhất là làm sao lấy lại được đất phi trường Tân Sơn Nhất từ tay Bộ Quốc phòng. Song, hầu như lãnh đạo nào lên hay xuống cũng đều tránh đụng đến ổ kiến lửa để khỏi bị ảnh hưởng đến chiếc ghế của mình.
Khi nền kinh tế đi xuống, phải đi vay mượn khắp nơi, bán tháo cổ phẩn ở những công ty quốc doanh hái ra tiền, dự án xây dựng phi trường Long Thành đành bỏ ngỏ. Tổng kinh phí bỏ ra để xây dựng phi trường Long Thành là 18 tỷ Mỹ kim, được đánh giá là “đắt kinh ngạc”. Trong bối cảnh hiện nay, việc bỏ ra một đống tiền là điều không thể, trong khi phi trường Tân Sơn Nhất lại đáp ứng được tất cả những đòi hỏi trong việc chuyên chở khách, nâng cấp và mở rộng nếu Bộ Quốc phòng chịu trả lại 157ha đất để xây dựng.
Tình trạng kẹt xe tại cửa ngỏ phi trường Tân Sơn Nhất kéo dài trong suốt thời gian qua, trong khi quân đội kiên quyết giữ 157ha đất để làm sân golf. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Ngày 6/8, trên tờ báo Tuổi Trẻ đã cho đăng 3 bài về những công trình được xây dựng trong phi trường Tân Sơn Nhất. Theo những điều tra của báo Tuổi Trẻ, chỉ riêng sân golf cùng các công trình phụ trợ đã chiếm đến hết 132ha. Trong đó bao gồm 4 sân golf, mỗi sân 9 lỗ. Tổng cộng là 36 lỗ. Đây được coi là sân golf hiện đại bậc nhất với những cảnh cực kỳ đẹp.
Bên trong sân golf là những tòa nhà được trang hoàng như cung điện được xây dựng theo phong cách cổ điển. Đại đa phần khách vào trong này là người ngoại quốc. Người Việt muốn vào phải đặt vé trước và phải qua vòng kiểm soát gắt gao.
Ảnh vệ tinh phi trường và sân golf Tân Sơn Nhất. Ảnh: Tuổi Trẻ |
Chủ sở hữu sân golf và các công trình hạng mục khác ở Tân Sơn Nhất là Công ty Cổ phần Long Biên. Công ty này còn sở hữu cả sân golf 27 lỗ ở phi trường Gia Lâm (Hà Nội). Ông Võ Văn Tuấn, Trung tướng quân đội CSVN, phó Tổng tham mưu trưởng, Bộ Tổng tham mưu hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Long Biên quản lý 2 sân golf này.
Việc kêu gọi Bộ Quốc phòng trả lại đất để phi trường Tân Sơn Nhất mở rộng; tăng công suất khai thác; tránh tình trạng ngập; không có chỗ cho phi cơ đậu qua đêm đã được rất nhiều đại biểu Quốc hội nói trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, phía quân đội chưa một lần đáp ứng. Cùng với việc lãnh đạo thành phố Sài Gòn ngại đụng đến quyền lợi của quân đội nên trong suốt thời gian dài phi trường Tân Sơn Nhất luôn phải đối diện với cảnh kẹt xe, ngập úng và quá tải.
Từ việc quân đội kiên quyết giữ khư khư 157ha đất của phi trường Tân Sơn Nhất để làm sân golf cho thấy, chính quyền CSVN miệng hô hào “của dân, do dân, vì dân” chỉ là môi miệng. Phi trường bị quân đội chiếm đất, phi trường Tân Sơn Nhất không phải phục vụ cho hơn 90 triệu dân Việt, mà là nhằm cho một số tướng lãnh quân đội kiếm tiền từ việc phục vụ những vị khách nước ngoài đến đánh golf trong phi trường.
Đúng là chuyện nhân gian không thể hiểu…
Nguoi Quan Sat
(Cali Today news)
Mai Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét