VOV.VN - Đại biểu tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với người có nhiều tình tiết giảm nhẹ trong vụ Đồng Tâm.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 14/6, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật thì bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm hình sự, hành chính hoặc kỷ luật theo quy định mà không loại trừ bất cứ ai. Tuỳ hình thức mức độ vi phạm thì có sự lượng xét theo quy định.
PV:CQĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái luật và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Ông đánh giá thế nào?
Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Vấn đề khởi tố hay không khởi tố vụ án phải trên cơ sở pháp luật. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đều phải bị xử lý, không có trường hợp nào là đặc biệt và ngoại lệ.
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà trả lời báo chí sáng 14/6
Còn pháp luật quy định tình tiết giảm nhẹ, miễn trừ hình sự và hành chính. Trên cơ sở đó, căn cứ tính chất, mức độ hành vi vi phạm đề quyết định xử hay không, miễn hay không, xử nặng hay nhẹ. Khởi tố cũng có thể miễn trách nhiệm hình sự, có thể miễn hình phạt, có thể xử nhưng cho hưởng án treo, hay xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
Vấn đề quan trọng nhất là thực thi pháp luật cho đúng và tình tiết sau khi cân nhắc đánh giá có thể xem xét để miễn trách nhiệm, miễn xử phạt hoặc giảm nhẹ cũng như áp dụng các hình thức ở mức thấp theo quy định của pháp luật.
PV: Người dân địa phương đang lo lắng. Đại biểu có chia sẻ gì?
Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Tôi rất chia sẻ tâm tư của nhân dân và cử tri. Ở góc độ đại biểu Quốc hội, là người từng làm việc trong lĩnh vực pháp luật, tôi tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, với những người ăn năn hối cải, với người tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả cũng như tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm. Như vụ Đồng Tâm thì có thể quyết định hình thức phù hợp.
PV: Ông bình luận gì với bản cam kết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung?
Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Thực ra vào thời điểm nhất định nào đó có thể có hành vi chúng ta chưa thể khẳng định vi phạm hành chính hay hình sự nên lời hứa của người có trách nhiệm có thể nói là phù hợp hoàn cảnh và tình hình. Tuy nhiên trong quá trình xem xét đánh giá điều tra có hành vi vi phạm, phạm tội thì phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc:
Vụ Đồng Tâm ai cũng biết nó diễn ra như thế nào. Tôi nhớ câu đầu tiên trong tâm thư của bà con Đồng Tâm là nhận lỗi về những gì đã làm sai và mong muốn là không truy cứu hình sự.
Khởi tố điều tra là cần thiết, để điều tra xem mức độ thế nào trên cả tổng thể sự việc của nhiều yếu tố khác nhau, của phía người dân, của phía cơ quan công quyền. Sự việc xảy ra rồi, chúng ta không thể bỏ qua được. Việc bà con bắt giữ một số người làm công vụ, kể cả hiện tượng đập phá tài sản, đó là việc bà con đã nhận lỗi. Còn lỗi ở mức độ nào thì đó là công việc của cơ quan điều tra.
Hôm qua bà con có gọi cho tôi, tôi khuyên trước hết phải bình tĩnh hợp tác với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ việc.
Tôi hiểu rằng cam kết của ông Nguyễn Đức Chung là giải pháp tình huống. Tôi là người có mặt ở đó tôi hiểu tình huống đó theo cách nói đơn giản là để tháo ngòi nổ sự việc dịu đi.
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng:
Việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và phải được xem xét một cách công bằng theo hiến pháp và pháp luật, để bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân.
Vệc xem xét về mặt nhà nước là việc bình thường, mong người dân Đồng Tâm bình tĩnh, vì về mặt nguyên tắc là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Người dân nhận lỗi và mong cứu vớt. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại và cơ quan chức năng sẽ xem xét thấu đáo.
Việc tôi ký vào giấy cam kết của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là chứng thực tôi đã có mặt ở Đồng Tâm và chữ ký của Chủ tịch UBND TP Hà Nội là chữ ký thật vì lúc đó không có con dấu.
Ngọc Thành/VOV.VN
Khởi tố hình sự vụ án Đồng Tâm: 'Nhà nước sẽ quyết định có tình, có lý'
Đại biểu Quốc hội cho rằng nhân dân Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) cần bình tĩnh và nhà nước sẽ đứng ra xem xét và sẽ có quyết định hợp lý, trên cơ sở có lý, có tình.
Liên quan đến vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ngày 15/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội, vào chiều 13/6, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (theo điều 123 Bộ luật hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 Bộ luật hình sự).
Sáng 14/6, trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội chia sẻ bản thân ông có nhiều cảm xúc sau khi nghe thông tin khởi tố vụ án ở Đồng Tâm.
Uỷ viên Thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội cũng cho rằng, việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và phải được xem xét một cách công bằng theo hiến pháp và pháp luật, để bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc xem xét về mặt nhà nước là việc bình thường. Vì vậy, ông Nhưỡng mong người dân Đồng Tâm bình tĩnh. Vì về mặt nguyên tắc là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Nếu có sự kiện pháp lý xảy ra, nhà nước sẽ đứng ra xem xét và sẽ có quyết định hợp lý, trên cơ sở có lý, có tình.
Ông Nhưỡng cũng là người có mặt trong cuộc đối thoại giữa Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm. Vị đại biểu Bến Tre này khẳng định nội dung mà bà Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm thay mặt nhân dân Đồng tâm trình bày, điều đầu tiên là nhân dân xã nhận lỗi nhưng mong Đảng và Nhà nước cứu vớt.
Video: Vụ Đồng Tâm là bài học cho cả cơ quan nhà nước và người dân
Error loading player: No playable sources found
"Đây là điều khiến chúng ta suy nghĩ. Các cụ nói đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Thứ hai là phải xem xét nguồn cơn của việc phản ứng của người dân. Họ không tự mình gây ra việc xáo trộn này, mong muốn yên ổn làm ăn như những vùng quê khác. Vì vậy, theo tôi những vấn đề này cần được xem xét một cách thấu đáo", ông Nhưỡng nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng khẳng định việc ông ký vào giấy cam kết của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là chứng thực ông đã có mặt ở Đồng Tâm và chữ ký của Chủ tịch UBND TP Hà Nội là chữ ký thật vì lúc đó không có con dấu.
Trước đó, chiều 22/4, sau cuộc đối thoại với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, người dân Đồng Tâm đã bàn giao 19 cán bộ, chiến sĩ bị bắt giữ hôm 15/4.
Theo bản cam kết đã được chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký, sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân trong vụ việc này. Đồng thời, ông sẽ chỉ đạo cơ quan thanh tra làm việc một cách khách quan trong việc quản lý, sử dụng đất đai tại địa bàn.
Trong buổi đối thoại với người dân Đồng Tâm, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói: “Tôi xin chia sẻ những bức xúc với bà con, tôi đã ghi chép đầy đủ, tất cả có 21 đề nghị. Đến hôm nay bà con đã nhận thức được việc bắt giữ người là trái pháp luật. Tôi tin sau cuộc đối thoại này, bà con sẽ thả nốt những người đang bị giam giữ còn lại”.
Video: Khởi tố điều tra vụ án hình sự bắt giữ người trái pháp luật tại xã Đồng Tâm
Error loading player: No playable sources found
Về kiến nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự, ông Chung ghi nhận ý kiến bà con về các bức xúc, thừa nhận việc bắt giữ người là sai.
"Tôi từng làm điều tra, từng làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, giám đốc công an thành phố, hôm nay tôi về với tư cách chủ tịch TP. Tôi ghi nhận việc làm của bà con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không công bố lệnh, không mặc trang phục, bắt đưa lên ô tô.
Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ", ông Chung nói.
Ông cũng ghi nhận ghi việc người dân cho các cán bộ bị bắt giữ ăn uống đầy đủ, cho tắm giặt, canh gác đảm bảo an toàn, tài sản người bị giữ còn nguyên, sau này sẽ có trách nhiệm báo cáo xem xét các tình tiết trên.
Theo luật, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
Khởi tố bị can là hoạt động áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự (TTHS) của cơ quan có thẩm quyền trong đó xác định một người, pháp nhân đã thực hiện tội phạm để bắt đầu tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo trình tự, thủ tục của TTHS.
Căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can có vai trò quan trọng trong giai đoạn khởi tố. Việc tiến hành khởi tố chỉ được khởi động nếu xác định có căn cứ khởi tố. Việc khởi tố đúng pháp luật hay không phụ thuộc vào căn cứ khởi tố.
Ngày 15/4/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an Thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Ngay sau khi Công an thành phố triển khai bắt giữ các đối tượng trên, số công dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ô tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn ở xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành.
Số cầm đầu tăng cường bố trí lực lượng, chặt cây to chắn đường vào làng; đồng thời chuẩn bị gậy, đất, cát và vôi bột, xăng, kẻng sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu số cán bộ bị giữ trái pháp luật.
Giải thích với báo chí về lý do bắt giữ 38 người thực thi công vụ, một người nhận là đại diện ở thôn Hoành nói, họ muốn chính quyền thả người trong xã đã bị bắt hôm 15/4. "Nguyện vọng của dân các thôn muốn việc thu hồi, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định".
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát.
Ngày 22/4, người dân Đồng Tâm đã thả thêm 1 cán bộ là ông Đặng Văn Cảnh - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức.
Ngày 4-6-2017 VOA đưa ra bài viết của Reuter xác nhận đã có thương thảo riêng giữa CVSN và ông Trump ngay sau khi ông Trump đắc cử. Lý do khiến cho CSVN phải móc nối sớm như vậy là vì Trump tuyên bố sẽ hủy kế hoạch TPP; mà đối với CSVN thì đó là một bi kịch :
“Đi đầu trong việc dàn xếp liên hệ là đại sứ của Việt Nam tại Washington, ông Phạm Quang Vinh … Ông Vinh cũng có vai trò quan trọng liên quan đến Hiệp định Quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhưng ông Trump đã từ bỏ hiệp định này – một bi kịch đối với Việt Nam”.
“Việt Nam đã bắt đầu vận động hành lang ngay khi ông Trump đắc cử”… .. “Việt Nam đã thu xếp được một cuộc điện đàm giữa hai ông Phúc và Trump hơn một tháng trước khi ông Trump nhậm chức.”
Trước đó CSVN có 7 lần mời ông Trump sang thăm Việt Nam (sic). Việc ông Trump có tham dự APEC và có thăm VN hay không là chuyện của nước Mỹ và chuyện riêng của cá nhân ông Trump. Nhưng bảy lần mời liên tiếp khiến cho các nhà quan sát quốc tế hiểu rằng CSVN muốn ông Trump phải trả lời ngay về một chuyện gì đó chứ không phải là chuyện ông ta thăm Việt Nam.
Trước khi ông Phúc đến Mỹ , VOA đã đưa ra giải thích của ông Murray Hiebert, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Mỹ : “Ông ấy cần đến để chốt lại chuyện ông Trump sẽ đến tham dự thượng đỉnh APEC”
Không ai tin là ông Phúc đến Mỹ để chốt lại chuyện ông Trump có tham dự APEC hay không. Chuyện “chốt lại” không cần phải có một chuyến đi rình rang và 7 lần thúc hối.
Ngoài ra giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cũng có nói xa gần : “Vấn đề là liệu ông Phúc có đặt một cái tương quan cá nhân nào tốt đẹp với ông Trump hay không thì nó sẽ thành công rất nhiều”.
Vậy cái “tương quan” đó là gì ? Đã có trước khi ông Phúc sang Mỹ, hay là đợi ông Phúc sang Mỹ mới tạo nên cái tương quan đó?… Để làm rõ nghĩa thêm cho câu nói của giáo sư Hùng, ngày 27-5-2016 VOA đã tiết lộ :
“Hãng tin Anh cho rằng đó là kết quả của “các cuộc gọi, các lá thư, các cuộc tiếp xúc ngoại giao và các chuyến thăm cấp thấp khởi sự từ trước cả khi ông Trump nhậm chức ở Washington, nơi Việt Nam vẫn duy trì một nhà vận động được trả giá 30 nghìn đôla một tháng”.
Rõ ràng đã có tiếp xúc mật từ khi ông Trump mới đắc cử Tổng thống Mỹ. Sau đó là chuyến đi Mỹ của Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, rồi Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, và cuối cùng là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
Kết quả “đi không về rồi” của ông Phúc chỉ là kết quả bề ngoài
Ngày 1-6-2017 Thông tấn xã CSVN đưa tin sau khi ông Phúc kết thúc chuyến đi : “Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ theo lời mời của Tổng thống Donald Trump”.
Nghĩa là chỉ đi thăm chơi và nói chuyện thời tiết, chuyện mua bán, chuyện Bắc Hàn… rồi trở về tay không chứ không đạt được một thỏa thuận nào nơi ông Trump. *( Nội dung của buổi nói chuyện 30 phút đã được ông Trump nói trước với báo chí : “Chúng tôi sẽ nói chuyện về thương mại. Chúng tôi sẽ nói chuyện về Bắc Hàn. Chúng tôi có rất nhiều chuyện để nói…” ).
Không thể nào có chuyện ông Phúc “đi không về rồi” sau 7 lần cương quyết đòi gặp. Cũng không thể nào ông Trump gởi thư mời ông Phúc đến để nghe ông Phúc nói chuyện trên trời dưới đất, kể cả chuyện Bắc Hàn !
Vậy thì những gì trình diễn bên ngoài không phải là mục đích thực của chuyến đi. Mà phải là một đề nghị quan trọng của CSVN . Đề nghị này đã được đưa ra kể từ khi ông Trump mới đắc cử. CSVN cần ông Trump trả lời trước khi họ họp Hội nghị Trung ương 5.
Tiết lộ của Reuter
Lẽ ra thì chuyện có tiếp xúc mật sẽ không bao giờ được tiết lộ nếu như đề nghị của CSVN thất bại. Nhưng 2 ngày trước khi ông Phúc lên đường thì Reuter và VOA làm như vô tình hé lộ một chút bí mật. Thời điểm hé hộ trước chuyến đi có nghĩa là hai bên đã thỏa thuận rồi, chuyến đi chỉ là hợp thức hóa ( ký kết ).
Và sau khi phái đoàn của ông Phúc trở về thì VOA đăng bài bình luận của Reuter với tựa đề là “Việt Nam vận động Bạch Ốc vì lợi ích chiến lược”. Nội dung giải thích rõ hơn về chủ đề của cuộc dàn xếp riêng tư ngay sau khi ông Trump đắc cử.
Tựa đề “Vì lợi ích chiến lược” cho thấy ông Trump mời ông Phúc đến không phải là chuyện thương mại hay là chuyện Bắc Hàn. Mà là chuyện chiến lược. Tất nhiên chuyện chiến lược giữa Mỹ và CSVN thì chỉ có chuyện giữ an ninh ( làm sen đầm ) trên Biển Đông. Vậy cuộc thương lượng mật lâu nay là “đề xuất giải quyết tình hình Biển Đông” của CSVN .
Nhưng CSVN đã có 7 lần thúc giục ông Trump phải trả lời đủ thấy là CSVN đã chấp thuận đòi hỏi lâu nay của Mỹ là Hạm đội Mỹ sẽ đảm trách nhiệm vụ “cảnh sát biển” tại khu vực Biển Đông với điều kiện Mỹ phải được thủ giữ vị trí chiến lược số một của vùng biển Đông Nam Á là hải cảng Cam Ranh của Việt Nam.
Kết quả dàn xếp giữa hai bên được thấy rõ là khi Ông Trump đang bàn bạc ( ký kết ?) với ông Phúc tại Washington thì tại Hà Nội ông McCain đang nói chuyện ( ký kết ?) về hợp tác an ninh trên Biển Đông với Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang. Qua ngày hôm sau thì ông McCain đến Cam Ranh và lên thăm chiến hạm USS John S.McCain đang neo đậu tại Cam Ranh. Không phải vô tình mà chiến hạm McCain có mặt tại Cam Ranh để tiếp đón ông.
Hẵn nhiên một khi hạm đội Mỹ có nhiệm vụ quốc tế là giữ an ninh trên Biển Đông thì những nước được bảo vệ an ninh phải đóng góp chi phí cho hạm đội Mỹ. Những nước được bảo vệ trực tiếp là Trung Cọng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Malysia, Indonesia, Brunei, Đài Loan. Còn những nước được bảo vệ gián tiếp là những nước thường xuyên sử dụng hải lộ Biển Đông như Nhật, Hàn Quốc, Úc, Tân Tây Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ…Đặc biệt nếu Trung Cọng thoái thác nghĩa vụ đóng góp thì các nước khác sẽ tình nguyện đóng thay cho TC.
Riêng Việt Nam muốn Mỹ giữ luôn an ninh cho bờ biển Việt Nam thì phải cho Hải quân Mỹ được sử dụng cảng Cam Ranh làm bản doanh của Hạm Đội. Hải quân Mỹ cần một bến cảng chiến lược để làm nơi đồn trú và tiếp liệu. Tuy nhiên nơi đồn trú của một Hạm đội bắt buộc phải là một căn cứ chiến thuật, tức là căn cứ chiến đấu. Không chỉ đơn thuần là tiếp tế hay sửa chữa tàu thuyền.
Mà hễ đã xây dựng căn cứ chiến thuật thì cần phải có hợp đồng thuê mướn dài hạn để Mỹ có thề đổ của xây dựng căn cứ vững chắc, lâu bền chứ không thể nào có chuyện cho ở miễn phí rồi lúc nào muốn đuổi thì đuổi. Tốt nhất là cho thuê trong 99 năm ( coi như bán ).
Tóm lại, Reuter và VOA muốn xác nhận là ông Trump và CSVN đã có thương lượng về Cam Ranh từ tháng 11 năm 2016 và nay ông Phúc đi Mỹ để “chốt lại. Dĩ nhiên chuyện “chốt lại” chỉ là kết quả của 7 tháng thương lượng và những chuyến đi con thoi. Mà chuyến đi con thoi sau cùng là chuyến đi của ông John McCain đến Cam Ranh.
Thông cáo kết thúc của phái đoàn “John McCain” cho biết phái đoàn đã tiếp xúc với Chủ tịch nước, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ tịch Quốc hội và những đại biểu Quốc hội khác trong kế hoạch Mỹ hỗ trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với CSVN :
“…chuyến thăm được tiến hành trong bối cảnh có những diễn biến đáng ngại khu vực và những thách thức gia tăng tại vùng Biển Đông”…. “Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ tìm cách mở rộng hỗ trợ an ninh và hợp tác quốc phòng với phía Việt Nam”…
Đài RFA nhận xét : “Thông cáo của đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ nêu rõ điều đáng chú ý là vào khi các vị thượng nghị sĩ Mỹ đang có mặt tại Việt Nam thì chính quyền của tổng thống Donald Trump tuyên bố mong muốn làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam sau chuyến công du của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc”.
Mỹ và CSVN đẩy mạnh hợp tác giữ an ninh trên Biển Đông chứ không phải một mình Mỹ đối phó với TC trên Biển Đông. Nhưng vai trò của CSVN chỉ là cung cấp nơi đồn trú cho hạm đội Mỹ, tức là cho thuê cảng Cam Ranh.
Vậy có thể kết luận chuyến đi của ông Phúc là “chốt lại” chuyện cho thuê Cam Ranh đã được hai bên thương lượng lâu nay. Có thể hai bên đã thỏa thuận xong mọi chuyện nhưng chưa công bố vì cần một khoảng thời gian để chuẩn bị dư luận.
BÙI ANH TRINH
(Văn Tuyển)
Cảng Cam Ranh, biểu tượng cho quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt
Cảng Cam Ranh của Việt Nam theo một bản vẽ nghiên cứu năm 1985 của Liên Xô(wikipedia.com)
Ngày 12/06/2017, Hải Quân Hoa Kỳ thông báo một chiến hạm của Mỹ đang ghé cảng Cam Ranh của Việt Nam để được bảo trì. Đây là hoạt động mới nhất trong một loạt những động thái cho thấy sự tiến triển trong quan hệ quốc phòng Mỹ - Việt, trong bối cảnh chưa ai nắm rõ về chính sách của tổng thống Donald Trump về châu Á nói chung. Trang The Diplomat ấn bản ngày 13/06/2017 có một bài nhận định về sự kiện này.
Quan hệ quốc phòng giữa Washington và Hà Nội đã phát triển mạnh trong những năm qua trong khuôn khổ đối tác toàn diện, được ký kết vào năm 2013 dưới thời tổng thống Barack Obama. Mối quan hệ này được thể hiện qua các cuộc trao đổi, tập huấn chung và trợ giúp nâng cao khả năng bảo vệ an ninh của cảnh sát biển Việt Nam trước những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Từng là căn cứ quân sự của Mỹ trong thời gian chiến tranh Việt Nam, Cam Ranh nay được gọi là Cảng Quốc Tế, mà trên nguyên tắc sẵn sàng tiếp nhận các chiến hạm từ mọi nước đến để sửa chữa, bảo trì. Ngoài tàu chiến Hoa Kỳ, cảng này đã tiếp đón rất nhiều chiến hạm đến từ các nước Nhật, Pháp, Trung Quốc, Philippines và Singapore.
Riêng các chiến hạm của Mỹ đã bắt đầu ghé cảng Cam Ranh để bảo dưỡng từ tháng 9/2016. Vào đầu tháng 6 vừa qua, khu trục hạm USS John S. McCain đã ghé Cảng Quốc Tế Cam Ranh trong một “chặng dừng kỹ thuật thông thường”. Trong thời gian đi thăm Việt Nam, cùng với một phái đoàn nghị sĩ Quốc Hội Mỹ, thượng nghị sĩ John McCain đã lên thăm chiến hạm mang tên người bố và người ông của ông, hai người đã tham chiến ở Thái Bình Dương trong thời gian Thế Chiến Thứ Hai. Phái đoàn nghị sĩ Mỹ lúc đó cũng đã gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam gồm chủ tịch nước Trần Đại Quang, bộ trưởng Quốc Phòng Ngô Xuân Lịch, chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Sự hiện diện của tàu John S. McCain ở Cam Ranh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh quan hệ hai nước đang tiến triển tốt, không chỉ bởi vì vai trò của thượng nghị sĩ McCain trong tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, mà còn bởi vì vào năm 2016, chiến hạm John S. McCain cùng với chiến hạm USS Frank Cable là những tàu đầu tiên của Hải Quân Mỹ ghé thăm Cảng Quốc Tế Cam Ranh kể từ khi cảng này mở cửa trở lại vào tháng 3/2016.
Hôm qua, Hải Quân Mỹ xác nhận là một chiến hạm khác của Mỹ, USS Coronada, tàu tác chiến ven biển, cũng đang ghé cảng Cam Ranh từ ngày 11 đến 15/06 để được bảo trì. Chuyến “thăm kỹ thuật” của tàu này ở Cam Ranh là minh chứng đầu tiên cho khả năng bảo trì cho các tàu tác chiến ven biển (LCS) được triển khai luân phiên, thuộc lực lượng đặc nhiệm Task Force 73 của Hạm Đội 7, lực lượng hiện đang phối hợp các cuộc thao dượt ở Đông Nam Á.
Mặc dù nơi bảo trì và tiếp tế chính của các tàu LCS là ở Singapore, Hải Quân Mỹ đang cần có thêm những cảng như Cam Ranh để tăng cường hỗ trợ các chiến hạm của Hoa Kỳ trong khu vực.
Đền tưởng niệm các liệt sĩ Vị Xuyên tại điểm cao 468
Chiều 18/6/2016, sau khi ghé qua khu đền tưởng niệm được xây dựng tại điểm cao 468, từ khuôn viên ngôi đền, tôi nhìn qua cao điểm 685, được mệnh danh là “ Lò vôi thế kỷ” và cao điểm 772, được mệnh danh là “ Đồi thịt băm”, thấy lác đác mấy chục ngôi nhà sàn nằm rải rác trên sườn núi và những khu ruộng bậc thang xen kẽ; tôi nẩy ra ý định phi xe theo sườn núi theo đường mòn sẵn để đến tận 772, nơi chú em tôi đã ngã xuống và để xem bà con sinh cơ lập nghiệp ra sao…
Nhà đồng bào người Dao trên sườn Cao điểm 772-Đồi thịt băm...
Từ khu vực ngã ba Thanh Thủy, bằng phương tiện xe máy, lên được lên đây tôi luôn phải cài xe số 1 và số 2 vì đường thường dốc 45 độ…
Từ độ cao 468, đường đã được rải bê tông, còn từ 468, con đường men tới cao điểm 772 thì chỉ là đường đất được san ủi, xe máy có thể đi được khi trời nắng ráo.
Ruộng bậc thang dưới chân Cao điểm 685-Lò vôi thế kỷ
Xe đi vòng qua dãy đồi 600, gần cao điểm 772, tôi liếc nhìn đồng hồ báo xăng thì thấy xăng sắp hết, tôi hoảng quá, nếu xe hết xăng tại đây thì làm cách nào mà đẩy xe xuống được. Tôi ước để vượt cung đường vòng muốn tới được khu “đồi thịt băm” phải leo dốc vòng khoảng vài ba km… Tôi đành dừng lại tiếc nuối, không đi tiếp được, đành hẹn lần sau…
Chú em tôi, Ls Phạm Hữu Tạo là Trung đội trưởng của Đại đội 2 tiểu đoàn 1 trung đoàn 876, sư 356, được giao nhiệm vụ đánh chiếm lại Cao điểm 772 trong trận 12/7/1984.
Đầu năm 1985, khi nghe tin chú hy sinh, tôi đã lên thành phố Hà Giang, đến tận tiểu đoàn 1, gặp lại các chiến sĩ từng đánh trận 12/7/1984 để tìm hiểu về chú hy sinh như thế nào. Khi tôi đến đơn vị, lúc đó đóng quân ở khu vực Phương Độ; tại tiểu đoàn 1 khoảng 300-400 người, tôi chỉ gặp được 3 chiến sĩ có tham gia trận đánh 12/7 biết chú em tôi, số còn lại là lính mới điều chuyển tới…
Tôi được biết tiểu đoàn 1của trung đoàn 876 được giao nhiệm vụ vòng sang phía giáp với Trung Quốc để chặn đường rút lui và tiếp viện của lính Trung Quốc…Tiểu đoàn 1 là tiểu đoàn chịu thiệt hại nặng nề nhất; Sau này qua nhiều nguồn tin, trung đoàn 876 thuộc 356 được đưa vào đánh trận này hy sinh mất hơn 600 chiến sĩ…
Cao điểm 772-Đồi thịt băm giờ là ruộng bậc thang Một đồng đội cho biết: khi đơn vị áp sát chiến hào 1 của Trung Quốc cách quãng 300 m thì không tiến lên được vì “ vành đai lửa” của pháo binh Trung Quốc dăng lên dày đặc…
Tạo chỉ huy 1 trung đội của Đại đội 2, là trung đội phía sau, Tạo thấy phía trước không tiến lên được, sốt ruột bò lên, khi sắp lên đến tuyến trên thì anh em thấy một quả ĐK của Trung Quốc nổ trùm nơi Tạo bò lên; khói tan, anh em chỉ thấy còn thấy chiếc mũ cối, chiếc thắt lưng da và khẩu AK bị quăn lại và chiếc hố to; vì 1 quả ĐK có chiều dài 1,2 m khi phát nổ không khác gì bom…
Tôi có ý định lên 772 chủ yếu để tưởng niệm, thực ra đi một mình cũng khó có khả năng tìm được chỗ an nghỉ cuối cùng của chú vì khu đồi mênh mông hiện đã được san làm ruộng bậc thang…
Nhà vợ chồng Trương thị Bìu
Tôi đành ghé thăm một gia đình một vợ chồng trẻ người Dao để hỏi thăm bà con sinh sống làm ăn như thế nào…Trương Thị Bìu, một phụ nữ người Dao, sinh năm 1977, lên đây đã 2 năm, ở trong ngôi nhà còn đơn sơ, Bìu cho biết: trước đây gia đình sống ở vùng này, chiến tranh nổ ra nên đã sơ tán xuống Bắc Mê, bây giờ hòa bình rồi, quay lại làng bản cũ để sinh cơ lập nghiệp…
Trương Thị Bìu cho biết: hiện đã có khoảng 50 hộ các gia đình phần lớn là người dân tộc từng sinh sống ở đây quay lại sinh cơ lập nghiệp sau khi đã được bộ đội rà phá bom mìn. Nhà Bìu đối diện với khu trường học, nhà trẻ mới được chính quyền cho xây dựng trên khuôn viên khoảng 1000 m2 để tạo cơ sở an cư cho dân…
Đối với người miền xuôi: quê hương là cây đa, bến nước, sân đình; Còn đối với người Mèo, người Dao Vị Xuyên-Hà Giang, mảnh đất thiêng của họ là những vách đá tai mèo nơi gửi gắm năm này qua năm khác những hốc ngô; những chân ruộng bậc thang kỳ vĩ, những gốc chè đứng chon von bên sườn núi đá nuôi sống họ…
Đó là những thứ không mang lại nhiều giá trị trao đổi nhưng họ không thể sống thiếu chúng; ngàn đời nay cha ông của họ từng sống thế; họ tiếp tục sống bám núi, bám đá giữ đất.
Những gia đình đi đợt đầu, chính quyền đã cấp cho mỗi gia đình 20 triệu để làm nhà sàn: gỗ chặt tại rừng, phần lớn lợp bằng tấm lợp phibrô xi măng…
Hàng ngày, họ phải phát rẫy để làm lúa nương, trồng chè và nuôi gia súc, lợn gà…Ai có sức làm được bao nhiêu thì làm, không hạn chế. Nhìn qua tôi nhận thấy đất ở đây có vẻ tốt…
Vợ chồng Bìu cho biết, trước khi lên đây, đã được bộ đội cho rà phá bom mìn nhưng chưa hết nên thỉnh thoảng vẫn có người, gia súc bị vướng bom mìn, bị thương…
Vì cuộc sống nên bà con vẫn phải bám núi, bám bản, bám đất để canh giữ đất của cha ông…
Bìu cho biết: Thỉnh thoảng gà, gia súc vẫn lăn đùng ra chết vì ăn phải cây cỏ mọc lên từ đất nhuốm nặng thuốc bom đạn…
Nước thì bà con xuống con suối Thanh Thủy chảy ở dưới chân, dùng máy bơm bơm lên; Bà con dùng thủy điện nhỏ bằng máy móc Trung Quốc để tạo nguồn sáng đủ để thắp và xem được TV…
Tôi hỏi: bà con ở gần Trung Quốc thế này không sợ sao ? Ở đây có nhiều bộ đội hy sinh, đêm có sợ ma không ?
Vợ chồng Bìu đếu nói là không sợ, chỉ sợ bom mìn còn sót lại thôi. Hiện bà con mới làm ruộng làm nương rẫy men men theo 2 ngọn đồi 772 và 685, còn chưa men tới Cao điểm 1509…Đã có một vài bà con vào khu vực 1509 nhưng bị lính Trung Quốc đe dọa, đuổi đi, mặc dù theo hiệp định phân định biên giới mới, mé sường 1509, từ bình độ 1200 là của Việt Nam…
Ngọn núi có mây che phủ là đỉnh của Cao điểm 1509...
Bà con người Dao, người Mông lên đây còn ít, đất rừng còn mênh mông, bà con lên chưa đông vì đường sá đèo dốc và e ngại bom đạn còn sót lại. Theo vợ chồng Bìu cho biết: hiện mà con làm nương rẫy thỉnh thoảng vẫn nhặt được xương cốt của bộ đội ta và cả những khẩu AK còn nguyên…
Tôi hỏi: Thế gia đình có đặc sản gì tự sản xuất ra bán được không? Hai vợ chồng chìa chè ra cho biết: đây là chè họ tự trồng, tự sao; Tôi bảo pha uống thử xem ? Thấy khá ngon, tôi bảo vợ chồng bán cho tôi 1 kg, cả 2 vợ chồng rất mừng?
Tôi gợi ý: vận động bà con trồng nhiều chè và ghi vào nhãn bao bì “Chè 1509” hoặc “Chè Lão Sơn”, “ Chè 772” hoặc “ Chè 685”, chắc chắn sẽ nhiều người mua…Vì những cây chè mọc độ cao trên 1000 m có vị rất đặc trưng và đất tại 772 và 685 có vẻ hợp với đất chè…
Trên đường quay lại Hà Giang, tôi nẩy ra sáng kiến, vả lại xăng trong bình đã cạn: không nổ máy, cài số 0 và cho xe cứ thế lao xuống; Xe từ trên 772 lao tới tận “suối oan hồn” mà không phải nổ máy, thật thú vị…
Suối oan hồn...
Con suối oan hồn nằm ở cửa ngõ vào khu ngã ba Thanh Thủy giáp thôn Nậm Ngặt, thời chiến tranh khu vực ngã ba Thanh Thủy được gọi đây là “ Cối xay thịt”, vì ngày đêm pháo Trung Quốc bắn phá ác liệt để chặn việc tiếp tế từ Hà Giang lên các cao điểm tranh chấp…
Còn suối sở dĩ mang tên là “suối oan hồn” vì thời chiến tranh, bộ đội bị thương trên các cao điểm tranh chấp được cáng về đều phải qua con suối này; nhiều thương binh do khát uống quá nhiều nước nên đã gục chết nhiều tại bờ suối này…
Những người Dao, người Mông Vị Xuyên hiện đang ngày đêm bám trụ để giữ núi, giữ đất quê hương bản quán với bao thách thức, hiểm nguy rình rập thì có bao nhiêu kẻ đem “bờ xôi ruộng mật” của quốc gia bán tống bán tháo cho các tập đoàn cá mập Trung Quốc…
Ngã ba Thanh Thủy-"Cối xay thịt" nhìn từ trên núi Đồi cô X. một địa điểm giao tranh ác liệt P.V.Đ.
- Vụ mất mùa vừa qua có nhiều nguyên nhân, bệnh đạo ôn có biến chủng, có ảnh hưởng của thời tiết nhưng chỉ là một phần, không thể đổ lỗi hoàn toàn do thời tiết, Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh nói.
Liên quan đến vụ lúa xuân bị mất mùachưa từng có tại Hà Tĩnh, trao đổi với VietNamNet, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn cho hay, ngay sau khi xuất hiện đạo ôn trên diện rộng, lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp thị sát tại các cánh đồng.
Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn
Hà Tĩnh cũng đã tổ chức một số cuộc họp khẩn để làm rõ nguyên nhân, thống kê đầy đủ thiệt hại, sớm khắc phục đời sống cho người dân.
"Nói mất mùa do thời tiết cũng không đúng mà cần làm rõ nhiều nguyên nhân, trong đó có chất lượng giống", ông Sơn nêu quan điểm khi được hỏi về báo cáo của Sở NN&PTNT khẳng định mất mùa là do thời tiết và tập quán canh tác.
“Vụ mất mùa vừa qua có nhiều nguyên nhân, bệnh đạo ôn có biến chủng. Có ảnh hưởng của thời tiết nhưng chỉ là một phần, không thể đổ lỗi hoàn toàn do thời tiết”, ông Sơn cho hay.
Cũng theo Bí thư Hà Tĩnh, vụ mất mùa vừa qua gây thiệt hại lớn, thậm chí rất lớn nên quan điểm của Tỉnh ủy là phải làm rõ, quy trách nhiệm các ban ngành liên quan.
Trước đó, tại cuộc họp khẩn ngày 14/5 với các sở ngành liên quan, Bí thư Hà Tĩnh gay gắt chỉ trích ngành Nông nghiệp sơ sài trong công tác theo dõi dịch bệnh, dịch hại.
Do giống lúa?
Ông Đào Nghĩa Nhuận, Phó chủ tịch Hội Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp Hà Tĩnh cho rằng, bệnh đạo ôn bùng phát, gây hại nặng chủ yếu trên giống Thiên ưu 8 là do giống lúa này không kháng được bệnh đạo ôn. Năm nay lúa trổ trùng thời kỳ thời tiết thuận lợi cho bào tử nấm đạo ôn phát triển nên mới bùng phát thành dịch, gây thiệt hại nặng nề.
Dịch bệnh đạo ôn vừa qua khiến Hà Tĩnh thiệt hại khoảng 11 vạn tấn lương thực
“Lịch sử gần 40 năm mới lặp lại đợt dịch đạo ôn như vụ xuân 2017. Mất hơn 11 vạn tấn lương thực, 1/3 tổng sản lượng lương thực cả năm cũng đồng nghĩa hơn 40 vạn người (1/3 dân số toàn tỉnh) có khả năng 'treo niêu'”, ông Nhuận nói.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Huy Hà, Chủ tịch UBND xã Thạch Xuân, huyện Thạch Hà cũng cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bệnh đạo ôn là do giống lúa.
Ông Hà lý giải, cùng gieo cấy trong một thửa ruộng nhưng diện tích cấy giống nếp hay HT1 thì được mùa, không nhiễm đạo ôn, còn Thiên ưu 8 thì nhiễm nặng, mất mùa.
Trước đó, tại báo cáo gửi UBND tỉnh ngày 6/6, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh lý giải, mất mùa là do thời tiết thất thường, các đợt không khí lạnh muộn hơn so với cùng kỳ năm trước và trùng với giai đoạn lúa trổ đồng tập trung.
Sở này cũng cho hay, công tác điều tra phát hiện, dự tính, dự báo đã kịp thời. Tuy nhiên các địa phương thiếu giám sát, thiếu quyết liệt trong công tác phòng bệnh.
"Ngoài ra, một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến mất mùa vừa qua là do người dân" - Sở NN&PTNT Hà Tĩnh khẳng định.
Được biết, hiện Hà Tĩnh vẫn đang chờ kết quả công bố nguyên nhân chính thức từ Bộ NN&PTNT.
Hà Tĩnh mất mùa lớn
Mất mùa chưa từng có trong lịch sử. Dân nghi do giống lúa, còn ngành nông nghiệp thì cho rằng do thời tiết và thói quen người dân.
‘Ăn chặn’ cả tiền hỗ trợ nông dân mất mùa?
Bị mất mùa tới 70 – 80%, các hộ dân ở xã Xuân Bình, huyện Như Xuân (Thanh Hóa) được hỗ trợ 5kg giống và tiền mất mùa. Tuy nhiên đã một năm trôi qua, vẫn chưa thấy UBND xã cấp phát số tiền trên đến tay người dân.
Tích tụ ruộng đất: Không để nông dân mất việc, nghèo đói
Tích tụ ruộng đất nhưng không làm nghèo người dân, không để người dân mất việc làm, nghèo đói, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.
Đói, khát trên vựa lúa mặn cháy
Vựa lúa ở ĐBSCL đang trổ bông thì bị nhiễm mặn khiến hạt lép hoàn toàn, giờ chỉ còn cắt đem cho vịt ăn.