Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Đại biểu Quốc hội nói về việc khởi tố vụ án bắt giữ người tại Đồng Tâm; Khởi tố hình sự vụ án Đồng Tâm: 'Nhà nước sẽ quyết định có tình, có lý'

Thứ 4, 11:03, 14/06/2017

VOV.VN - Đại biểu tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với người có nhiều tình tiết giảm nhẹ trong vụ Đồng Tâm.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 14/6, đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh, xây dựng Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật thì bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào vi phạm pháp luật đều chịu trách nhiệm hình sự, hành chính hoặc kỷ luật theo quy định mà không loại trừ bất cứ ai. Tuỳ hình thức mức độ vi phạm thì có sự lượng xét theo quy định.
PV: CQĐT CATP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái luật và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Ông đánh giá thế nào?
Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Vấn đề khởi tố hay không khởi tố vụ án phải trên cơ sở pháp luật. Nếu có dấu hiệu tội phạm thì bất kể cá nhân, cơ quan, tổ chức nào đều phải bị xử lý, không có trường hợp nào là đặc biệt và ngoại lệ.
dai bieu quoc hoi noi ve viec khoi to vu an bat giu nguoi tai dong tam hinh 1
Đại biểu Quốc hội Đỗ Đức Hồng Hà trả lời báo chí sáng 14/6
Còn pháp luật quy định tình tiết giảm nhẹ, miễn trừ hình sự và hành chính. Trên cơ sở đó, căn cứ tính chất, mức độ hành vi vi phạm đề quyết định xử hay không, miễn hay không, xử nặng hay nhẹ. Khởi tố cũng có thể miễn trách nhiệm hình sự, có thể miễn hình phạt, có thể xử nhưng cho hưởng án treo, hay xử phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ.
Vấn đề quan trọng nhất là thực thi pháp luật cho đúng và tình tiết sau khi cân nhắc đánh giá có thể xem xét để miễn trách nhiệm, miễn xử phạt hoặc giảm nhẹ cũng như áp dụng các hình thức ở mức thấp theo quy định của pháp luật.
PV: Người dân địa phương đang lo lắng. Đại biểu có chia sẻ gì?
Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Tôi rất chia sẻ tâm tư của nhân dân và cử tri. Ở góc độ đại biểu Quốc hội, là người từng làm việc trong lĩnh vực pháp luật, tôi tin rằng pháp luật sẽ có những đại lượng phù hợp, công bằng đối với người có nhiều tình tiết giảm nhẹ, với những người ăn năn hối cải, với người tự nguyện sửa chữa khắc phục hậu quả cũng như tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm. Như vụ Đồng Tâm thì có thể quyết định hình thức phù hợp.
PV: Ông bình luận gì với bản cam kết của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung?
Ông Đỗ Đức Hồng Hà: Thực ra vào thời điểm nhất định nào đó có thể có hành vi chúng ta chưa thể khẳng định vi phạm hành chính hay hình sự nên lời hứa của người  có trách nhiệm có thể nói là phù hợp hoàn cảnh và tình hình. Tuy nhiên trong quá trình xem xét đánh giá điều tra có hành vi vi phạm, phạm tội thì phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
PV: Xin cảm ơn ông./.
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc:
Vụ Đồng Tâm ai cũng biết nó diễn ra như thế nào. Tôi nhớ câu đầu tiên trong tâm thư của bà con Đồng Tâm là nhận lỗi về những gì đã làm sai và mong muốn là không truy cứu hình sự.
Khởi tố điều tra là cần thiết, để điều tra xem mức độ thế nào trên cả tổng thể sự việc của nhiều yếu tố khác nhau, của phía người dân, của phía cơ quan công quyền. Sự việc xảy ra rồi, chúng ta không thể bỏ qua được. Việc bà con bắt giữ một số người làm công vụ, kể cả hiện tượng đập phá tài sản, đó là việc bà con đã nhận lỗi. Còn lỗi ở mức độ nào thì đó là công việc của cơ quan điều tra.
Hôm qua bà con có gọi cho tôi, tôi khuyên trước hết phải bình tĩnh hợp tác với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ việc.
Tôi hiểu rằng cam kết của ông Nguyễn Đức Chung là giải pháp tình huống. Tôi là người có mặt ở đó tôi hiểu tình huống đó theo cách nói đơn giản là để tháo ngòi nổ sự việc dịu đi. 
Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng:
Việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và phải được xem xét một cách công bằng theo hiến pháp và pháp luật, để bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân.
Vệc xem xét về mặt nhà nước là việc bình thường, mong người dân Đồng Tâm bình tĩnh, vì về mặt nguyên tắc là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Người dân nhận lỗi và mong cứu vớt. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại và cơ quan chức năng sẽ xem xét thấu đáo.
Việc tôi ký vào giấy cam kết của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là chứng thực tôi đã có mặt ở Đồng Tâm và chữ ký của Chủ tịch UBND TP Hà Nội là chữ ký thật vì lúc đó không có con dấu.
Ngọc Thành/VOV.VN

Khởi tố hình sự vụ án Đồng Tâm: 'Nhà nước sẽ quyết định có tình, có lý'


Đại biểu Quốc hội cho rằng nhân dân Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) cần bình tĩnh và nhà nước sẽ đứng ra xem xét và sẽ có quyết định hợp lý, trên cơ sở có lý, có tình.

Liên quan đến vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật xảy ra ngày 15/4/2017 tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội, vào chiều 13/6, Cơ quan CSĐT Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (theo điều 123 Bộ luật hình sự) và “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” (theo điều 143 Bộ luật hình sự).
khởi tố vụ án đồng tâm
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre).
Sáng 14/6, trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội chia sẻ bản thân ông có nhiều cảm xúc sau khi nghe thông tin khởi tố vụ án ở Đồng Tâm.
Uỷ viên Thường trực Uỷ ban các vấn đề xã hội cũng cho rằng, việc xem xét trên bình diện pháp luật là cần thiết và phải được xem xét một cách công bằng theo hiến pháp và pháp luật, để bảo đảm quyền và trách nhiệm của tất cả các tổ chức và cá nhân.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cho rằng việc xem xét về mặt nhà nước là việc bình thường. Vì vậy, ông Nhưỡng mong người dân Đồng Tâm bình tĩnh. Vì về mặt nguyên tắc là mọi công dân bình đẳng trước pháp luật. Nếu có sự kiện pháp lý xảy ra, nhà nước sẽ đứng ra xem xét và sẽ có quyết định hợp lý, trên cơ sở có lý, có tình.
Ông Nhưỡng cũng là người có mặt trong cuộc đối thoại giữa Chủ tịch Nguyễn Đức Chung với người dân Đồng Tâm. Vị đại biểu Bến Tre này khẳng định nội dung mà bà Nguyễn Thị Lan - Bí thư Đảng uỷ xã Đồng Tâm thay mặt nhân dân Đồng tâm trình bày, điều đầu tiên là nhân dân xã nhận lỗi nhưng mong Đảng và Nhà nước cứu vớt. 
Video: Vụ Đồng Tâm là bài học cho cả cơ quan nhà nước và người dân
Error loading player: No playable sources found
"Đây là điều khiến chúng ta suy nghĩ. Các cụ nói đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại. Thứ hai là phải xem xét nguồn cơn của việc phản ứng của người dân. Họ không tự mình gây ra việc xáo trộn này, mong muốn yên ổn làm ăn như những vùng quê khác. Vì vậy, theo tôi những vấn đề này cần được xem xét một cách thấu đáo", ông Nhưỡng nói.
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng cũng khẳng định việc ông ký vào giấy cam kết của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung là chứng thực ông đã có mặt ở Đồng Tâm và chữ ký của Chủ tịch UBND TP Hà Nội là chữ ký thật vì lúc đó không có con dấu.
Hinh anh Giay phut nguoi dan Dong Tam tha 19 can bo, chien si
Người dân trao trả 19 cán bộ, chiến sĩ bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành (xã Đồng Tâm, Mỹ Đức).
Trước đó, chiều 22/4, sau cuộc đối thoại với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, người dân Đồng Tâm đã bàn giao 19 cán bộ, chiến sĩ bị bắt giữ hôm 15/4.
Theo bản cam kết đã được chủ tịch Nguyễn Đức Chung ký, sẽ không truy cứu trách nhiệm hình sự người dân trong vụ việc này. Đồng thời, ông sẽ chỉ đạo cơ quan thanh tra làm việc một cách khách quan trong việc quản lý, sử dụng đất đai tại địa bàn.
Trong buổi đối thoại với người dân Đồng Tâm, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nói: “Tôi xin chia sẻ những bức xúc với bà con, tôi đã ghi chép đầy đủ, tất cả có 21 đề nghị. Đến hôm nay bà con đã nhận thức được việc bắt giữ người là trái pháp luật. Tôi tin sau cuộc đối thoại này, bà con sẽ thả nốt những người đang bị giam giữ còn lại”.
Video: Khởi tố điều tra vụ án hình sự bắt giữ người trái pháp luật tại xã Đồng Tâm
Error loading player: No playable sources found
Về kiến nghị không truy cứu trách nhiệm hình sự, ông Chung ghi nhận ý kiến bà con về các bức xúc, thừa nhận việc bắt giữ người là sai.
"Tôi từng làm điều tra, từng làm thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra, giám đốc công an thành phố, hôm nay tôi về với tư cách chủ tịch TP. Tôi ghi nhận việc làm của bà con là từ bức xúc đất đai, từ việc bắt giữ người không công bố lệnh, không mặc trang phục, bắt đưa lên ô tô.
Tôi tin đất nước ta có truyền thống đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại. Luật pháp có quy định thành khẩn, khắc phục hậu quả, tôi tin bà con sẽ được giảm nhẹ", ông Chung nói.
Ông cũng ghi nhận ghi việc người dân cho các cán bộ bị bắt giữ ăn uống đầy đủ, cho tắm giặt, canh gác đảm bảo an toàn, tài sản người bị giữ còn nguyên, sau này sẽ có trách nhiệm báo cáo xem xét các tình tiết trên.
Hinh anh Truc tiep: Chu tich Ha Noi doi thoai voi nguoi dan Dong Tam 5
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đối thoại với dân Đồng Tâm.
Theo luật, khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền xác định có hay không có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
Khởi tố bị can là hoạt động áp dụng pháp luật Tố tụng hình sự (TTHS) của cơ quan có thẩm quyền trong đó xác định một người, pháp nhân đã thực hiện tội phạm để bắt đầu tiến hành điều tra, áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo trình tự, thủ tục của TTHS.
Căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố bị can có vai trò quan trọng trong giai đoạn khởi tố. Việc tiến hành khởi tố chỉ được khởi động nếu xác định có căn cứ khởi tố. Việc khởi tố đúng pháp luật hay không phụ thuộc vào căn cứ khởi tố. 
Ngày 15/4/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an Thành phố Hà Nội đã áp dụng biện pháp ngăn chặn, bắt giữ 4 công dân về hành vi gây rối trật tự công cộng để điều tra.
Ngay sau khi Công an thành phố triển khai bắt giữ các đối tượng trên, số công dân xã Đồng Tâm đã tập trung đông người bao vây, không cho xe ô tô của các lực lượng làm nhiệm vụ ra khỏi địa bàn ở xã Đồng Tâm; giữ, đập phá 5 xe ô tô của lực lượng chức năng (gồm 1 xe chở quân, 3 xe Innova, 1 xe cứu thương); giữ trái phép 38 cán bộ huyện Mỹ Đức và cán bộ, chiến sỹ Công an thành phố Hà Nội tại Nhà văn hóa thôn Hoành. 
Số cầm đầu tăng cường bố trí lực lượng, chặt cây to chắn đường vào làng; đồng thời chuẩn bị gậy, đất, cát và vôi bột, xăng, kẻng sẵn sàng chống trả khi lực lượng chức năng tổ chức phương án giải cứu số cán bộ bị giữ trái pháp luật.
Giải thích với báo chí về lý do bắt giữ 38 người thực thi công vụ, một người nhận là đại diện ở thôn Hoành nói, họ muốn chính quyền thả người trong xã đã bị bắt hôm 15/4. "Nguyện vọng của dân các thôn muốn việc thu hồi, giải phóng mặt bằng được thực hiện đúng quy định". 
Tối 17/4, 15 cảnh sát cơ động đã được thả, 3 người khác tự giải thoát.
Ngày 22/4, người dân Đồng Tâm đã thả thêm 1 cán bộ là ông Đặng Văn Cảnh - Trưởng ban Tuyên giáo huyện Mỹ Đức.

Không có nhận xét nào: