Chủ Nhật, 2 tháng 7, 2017

Chiến tranh với Việt Nam 1979: Trung Quốc rút ra bài học gì ?


  • 2 tháng 5 2017
Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đón tiếp Đặng Tiểu Bình tại Washington tháng Giêng 1979Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionTổng thống Mỹ Jimmy Carter đón tiếp Đặng Tiểu Bình tại Washington tháng Giêng 1979
BBC có cuộc phỏng vấn với một học giả gốc Trung Quốc nói về cuộc chiến của Đặng Tiểu Bình đánh Việt Nam năm 1979.
Tiến sĩ Xiaoming Zhang, từ trường Air War College, Hoa Kỳ, là tác giả cuốn sách Deng Xiaoping's Long War: The Military Conflict between China and Vietnam 1979-1991, ra mắt năm 2015.
Trong nghiên cứu này, ông đánh giá cuộc chiến nhìn từ quan điểm của giới lãnh đạo Trung Quốc.
Xiaoming Zhang: Dĩ nhiên, không sử gia nào bên ngoài Trung Quốc được tiếp cận trọn vẹn hồ sơ chiến tranh của Trung Quốc. Nhưng vẫn có nhiều nguồn Trung Quốc để giới sử gia được tìm hiểu cuộc chiến 1979 từ góc nhìn của Trung Quốc.
Ví dụ, có các báo cáo sau trận đánh của Quân Giải phóng Nhân dân, chứa đựng thông tin chi tiết về cách họ chuẩn bị, vận hành chiến tranh, cũng như thương vong họ chịu và số người họ giết. Các báo cáo này có thể không hoàn toàn chính xác vì lẫn lộn trong lúc đánh nhau, hay tổn thương trí nhớ vì sốc. Nhưng chúng vẫn có giá trị cho người viết sử.
Để so sánh, có vẻ như chính ra ở phía Việt Nam lại vẫn còn nhiều 'huyền thoại' về chiến tranh 1979. Ví dụ, ở tầm mức chiến lược, vì sao Lê Duẩn nghĩ Trung Quốc là kẻ thù số một sau chiến tranh Việt Nam? Ở mức thực tế, quân đội Việt Nam đánh giá cách đánh của họ thế nào trong chiến tranh? Tôi có đọc một số lịch sử quân sự Việt Nam và thấy chúng không khách quan, muốn định hình lịch sử có lợi cho họ mà ít dữ liệu thực tiễn.
BBC:Từ góc nhìn của Trung Quốc, vì sao Đặng Tiểu Bình muốn khởi chiến năm 1979?
Chương hai trong cuốn sách của tôi trả lời câu hỏi này. Có nhiều nguyên do thúc đẩy Đặng tiến hành chiến tranh chống Việt Nam.
Nguyên do trước tiên và quan trọng nhất là cách Đặng phản ứng trước đe dọa của Liên Xô với Trung Quốc khi đó. Liên minh của Hà Nội với Moscow khiến Đặng tin rằng đe dọa của Liên Xô không chỉ từ phía bắc mà cả từ phía nam.
Sự tính toán của Đặng cũng xảy ra vào lúc ông ấy ngày càng lo ngại về sự sụt giảm sức mạnh và ảnh hưởng của Mỹ trong vùng và trên thế giới sau Chiến tranh Việt Nam. Yếu tố Liên Xô thúc Đặng tìm kiếm hợp tác chiến lược với Mỹ chống Moscow. Vì chính sách này nhấn mạnh đối đầu, nên tiếp cận của Bắc Kinh trước khủng hoảng quốc tế trong vùng trở nên cứng rắn và mang tính quân sự. Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng tấn công trừng phạt Việt Nam sẽ là cú đòn đánh vào chiến lược bành trướng toàn cầu của Liên Xô.
Rốt cuộc có lẽ Trung Quốc đã phản ứng thái quá trước đe dọa của Liên Xô. Nhưng vào lúc đó, Đặng Tiểu Bình thực sự tin vào nó.
Còn có những yếu tố khác tác động quyết định gây chiến của Đặng, gồm chính trị trong nước và quan hệ với Mỹ. "Hành vi sai trái" của Việt Nam, đặc biệt là liên minh với Liên Xô, làm người Trung Quốc giận dữ. Họ muốn trừng phạt đồng minh phản bội sau nhiều năm Trung Quốc phải hy sinh giúp đánh Mỹ.
Các va chạm biên giới cũng khích động tình cảm người Trung Quốc. Yếu tố tình cảm đóng vai trò quan trọng để tạo nên sự đồng thuận trong giới lãnh đạo chính trị và quân sự ủng hộ Đặng gây chiến.
Quyết định đánh Việt Nam chủ yếu do đánh giá về tình hình chiến lược của Trung Quốc, nhấn mạnh liệu sự bành trướng của Liên Xô có tác động gì cho an ninh thế giới, và Trung Quốc cần có trách nhiệm gì để duy trì cân bằng quyền lực đại cường. Đặng tin rằng liên minh với phương Tây sẽ chứng tỏ Trung Quốc có giá trị trong cuộc đấu tranh chống Liên Xô bành trướng và rằng để đổi lại, phương Tây sẽ giúp Trung Quốc cải tổ kinh tế.
Ngoài ra, đấu tranh quyền lực trong đảng, cộng thêm phe nhóm trong quân đội, cũng khiến Đặng càng sẵn sàng có hành động quân sự chống Việt Nam. Theo ông ta, làm thế sẽ khuấy động ủng hộ trong nước và nước ngoài, tạo nên môi trường an toàn và ổn định để Trung Quốc hiện đại hóa.
Cuối cùng, tính cách và cách lãnh đạo độc tài của Đặng cũng đóng vai trò lớn.
Không có một nguyên do duy nhất giải thích. Khi kết hợp toàn bộ các yếu tố, dù chúng có lý hay không, Đặng Tiểu Bình tin rằng việc dùng vũ lực khi đó là cần thiết. Vì thế cuộc xâm lược Việt Nam năm 1979 trở nên tất yếu.
BBC: Theo đánh giá của ông, ai đã thắng cuộc chiến ngắn ngày này?
Chiến tranh xảy ra nhằm đạt những mục tiêu chính trị nào đó. Vậy Bắc Kinh đề ra mục tiêu gì?
Công khai thì Trung Quốc nói chiến tranh nhằm dạy cho Việt Nam "bài học". Nhiều người tưởng rằng "trừng phạt" là mục tiêu, để rồi kết luận thương vong nặng nề của Trung Quốc tức là họ đã không đạt được mục tiêu dạy cho Việt Nam "bài học".
Ông Lý Bằng là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên thăm Việt Nam sau 21 năm, vào năm 1992Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionÔng Lý Bằng là Thủ tướng Trung Quốc đầu tiên thăm Việt Nam sau 21 năm, vào năm 1992
Trong sách, tôi không tán thành ý này. Đối với Đặng, dạy Việt Nam "bài học" là thông điệp không chỉ gửi cho Việt Nam mà cả cho Liên Xô, Mỹ và các nước phương Tây. Phản ứng của Việt Nam trước cuộc xâm lược là phòng thủ biên giới phía bắc, tiếp tục chính sách thù địch với Trung Quốc, dựa vào Liên Xô để có hỗ trợ tài chính và kinh tế. Để đáp lại, Mỹ và phương Tây từ 1979 có vẻ quan tâm hơn việc cung cấp hỗ trợ tài chính và công nghệ giúp Trung Quốc cải cách kinh tế. Mỹ không còn nghĩ Trung Quốc là đe dọa, tuy chưa phải là đồng minh. Vì thế Mỹ có thể dốc toàn lực để đánh bại Liên Xô trong thập niên cuối cùng của Chiến tranh Lạnh.
Bên trong Trung Quốc, Đặng không chỉ củng cố được quyền lực chính trị mà cũng thực hiện cả nghị trình cải tổ kinh tế.
Liên Xô ở trong tình thế nhiều khó khăn trong thập niên cuối của Chiến tranh Lạnh. Vừa phải cạnh tranh với Mỹ trên toàn cầu, Moscow cũng đối diện thách thức của Trung Quốc ở châu Á. Từ góc nhìn chiến lược, cả Việt Nam và Liên Xô đều gặp khó khăn hơn Trung Quốc. Vì thế Liên Xô rốt cuộc nhận ra họ không thể tiếp tục hỗ trợ Việt Nam vào cuối thập niên 1980. Việt Nam phải tìm đến Trung Quốc, thừa nhận sai lầm chính sách từ 1978.
Rốt cuộc, Trung Quốc đã vượt mặt Việt Nam cả về chính trị và chiến lược.
Nói về hiệu quả trên chiến trường, Trung Quốc rút quân sau khi đạt được các mục tiêu chính - bao vây ba thành phố cấp tỉnh của Việt Nam, gây thương vong nặng nề cho bộ đội Việt Nam, gây thiệt hại lớn cho nhà cửa. Quân Trung Quốc đúng là cũng bị thương vọng nặng trong cuộc chiến ngắn ngày, nhưng kết quả đó có thể chấp nhận được cho lãnh đạo Trung Quốc.
Nhưng tôi không tin rằng bộ đội Việt Nam chiến đấu tốt hơn quân Trung Quốc. Vấn đề thực sự là chúng ta vẫn không có đủ dữ kiện từ phía Việt Nam.
Để kết luận, cuộc chiến này cần được đánh giá dựa theo kết quả của chiến tranh, chứ không phải kết quả từ các trận đánh.
BBC:Trong con mắt lãnh đạo Trung Quốc, đâu là bài học từ cuộc chiến 1979? Nó có còn thích hợp cho chiến lược của Trung Quốc trong tương lai?
Sau cuộc chiến 1979, Quân Giải phóng Nhân dân đánh giá toàn diện về hiệu quả trên chiến trường, với nhiều bài học rút ra.
Trong đó có việc thiếu tin tức tình báo, không có đủ quân do xuất hiện thêm dân quân Việt Nam tham gia đánh nhau, hợp tác và phối hợp kém giữa đơn vị bộ binh, pháo binh, xe tăng, hệ thống hỗ trợ hậu cần và chỉ huy tác chiến lạc hậu.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đoàn quân Việt Nam trở về từ Campuchia hôm 28/9/1989Bản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionĐại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp đoàn quân Việt Nam trở về từ Campuchia hôm 28/9/1989
Các bài học này xác nhận lo ngại của Đặng về khả năng tác chiến hiện đại của Trung Quốc trong tương lai gần.
Sau 1979, Quân Giải phóng Nhân dân bắt đầu cải tổ nhằm gia tăng khả năng tiến hành chiến tranh lớn trước đối thủ lớn hơn như Liên Xô.
Từ 1985, Bắc Kinh không còn nghĩ rằng chiến tranh với Liên Xô sẽ phải xảy ra. Các va chạm biên giới khiến lãnh đạo Trung Quốc tin rằng quân đội cần tập trung chiến thắng các cuộc chiến địa phương quanh biên giới Trung Quốc trong điều kiện công nghệ cao. Việc này vẫn tiếp tục trong viễn kiến chiến lược hiện nay của Trung Quốc.
Trung Quốc sẽ không bao giờ có một cuộc chiến như 1979, tức là chỉ liên quan bộ binh. Nhưng các bài học từ 1979 vẫn thích hợp cho Quân Giải phóng Nhân dân.
Trong tương lai, nếu Trung Quốc có chiến tranh để bảo vệ lãnh thổ như Đài Loan và trên Biển Đông, Quân Giải phóng Nhân dân sẽ dùng mọi lực lượng từ không quân, hải quân, bộ binh, chiến tranh mạng, không gian.
Tôi không nghĩ là Trung Quốc trong tương lai sẽ lại dùng vũ lực chống láng giềng như 1979. Việc hiểu cuộc xâm lược Việt Nam 1979 chỉ có ý nghĩa nếu ta nghiên cứu nó trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh.
BBC: Người dân Trung Quốc nhớ hay quên cuộc chiến 1979?
Khó mà trả lời toàn diện. Năm 1991, Bắc Kinh và Hà Nội có vẻ đã ngầm thỏa thuận để cấm hai nước công khai nói về cuộc chiến.
Khi mà các mạng xã hội phát triển nhanh như gần đây, sự cấm đoán này không còn chỗ. Mạng xã hội cho phép cựu quân nhân và thành viên gia đình liên hệ với nhau.
Nhiều câu chuyện cá nhân thời chiến, ký ức chiến tranh đã có trên mạng. Một số thậm chí được truyền thông chính thống công bố.
Những năm gần đây, vào ngày 17/2 và Tết Thanh Minh tháng Tư, hàng trăm, hàng ngàn người tự tổ chức để tới các nghĩa trang chiến tranh 1979 ở Quảng Tây và Vân Nam, tổ chức lễ tưởng nhớ những người hy sinh trong chiến tranh.
Suốt nhiều năm, các cựu quân nhân 1979 là nhóm xã hội ít ai quan tâm. Năm ngoái, sau nhiều cuộc biểu tình của họ, mới có các quy định mới của chính phủ tăng hỗ trợ cho cựu binh, mở rộng phạm vi hỗ trợ cho những người không được hưởng trước đây.
Có một hiện tượng xã hội là nhiều người Trung Quốc dùng cuộc chiến 1979 để bình luận về các vấn đề lãnh thổ hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Từ quan điểm chính thức của Bắc Kinh, có lẽ chẳng nên nhớ tới cuộc chiến. Nó không phù hợp với chủ điểm chính về Trung Quốc của Tập Cận Bình, là về ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội.
Chừng nào thế hệ tham chiến còn sống, kỷ niệm về chiến tranh sẽ không bị người Trung Quốc lãng quên.

Tây nguyên mất gần 490.000 ha rừng

09:28 AM - 01/07/2017 Thanh Niên

Toàn Tây nguyên đã bị mất tổng cộng 487.096 ha rừng, bên cạnh đó, có đến 282.896 ha đang bị tranh chấp với người dân.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị giao ban công tác tuyên truyền, báo chí 6 tháng đầu năm 2017 trên địa bàn Tây nguyên do Ban Chỉ đạo (BCĐ) Tây nguyên, Ban Tuyên giáo T.Ư và Tỉnh ủy Lâm Đồng phối hợp tổ chức tại TP.Đà Lạt ngày 30.6.
Theo BCĐ Tây nguyên, tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở Tây nguyên hiện có 3.326.647 ha, trong đó diện tích có rừng là 2.558.646 ha, được giao cho các ban quản lý (BQL) rừng đặc dụng, phòng hộ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, lực lượng vũ trang, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, UBND các cấp và các tổ chức khác quản lý, sử dụng.
Tuy nhiên, toàn Tây nguyên đã bị mất tổng cộng 487.096 ha rừng. Bên cạnh đó, có đến 282.896 ha đang bị tranh chấp với người dân; tập trung chủ yếu ở rừng do UBND xã, các BQL rừng phòng hộ và các doanh nghiệp nhà nước quản lý.
Cũng theo BCĐ Tây nguyên, UBND cấp xã được giao quản lý diện tích rừng lớn nhưng không được giao kinh phí và cũng không có cơ chế, trách nhiệm rõ ràng,thiếu sự kiểm tra giám sát dẫn đến diện tích này trên thực tế không có chủ quản lý bảo vệ.
Các quy định chưa thể hiện rõ trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của chính quyền các cấp và người đứng đầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, chủ rừng trong quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
Hơn nữa, cơ chế hưởng lợi từ rừng cũng còn nhiều bất cập, chưa đảm bảo thu nhập để thu hút các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý bảo vệ rừng và phát triển rừng…
Gia Bình

Triều Tiên – Một quốc gia vượt ngoài sức tưởng tưởng

Những thông tin về đất nước Triều Tiên, một quốc gia đầy bí ẩn, được tiết lộ dưới đây, có lẽ sẽ vượt ngoài sức tưởng tượng của nhiều người, không ai tin rằng vẫn còn tồn tại những điều như thế giữa thời đại hiện nay.

tuyên truyền, Triều Tiên, Bí ần, Bài chọn lọc,
Triều Tiên – Một quốc gia vượt ngoài sức tưởng tượng. (Ảnh: Internet)
Quốc gia này cấm mặc quần bò, cấm mặc áo T-shirt có chữ tiếng Anh, vì đây là khuynh hướng theo chủ nghĩa tư bản; họ không cho phép để tóc dài, luật pháp quy định tóc của nam giới không dài quá 5cm, nhưng nếu ai đầu hói thì được để dài 7cm, làm trái những quy định này sẽ bị bắt giam.
Triều Tiên cấm dùng điện quá định mức, bóng đèn điện không được quá 40 oát, không được dùng nồi cơm điện và bếp điện, chắc hẳn không ai được thấy qua lò vi sóng, không có máy tính cá nhân, chỉ có một số ít quan chức được dùng điện thoại cá nhân ở nhà, kể từ sau năm 2004 mọi người không được phép dùng điện thoại cầm tay.
Đài phát thanh chỉ có thể nghe được ở tần số cố định, truyền hình thu được tín hiệu cố định. Cảnh sát thường xuyên quấy nhiễu nhà dân để kiểm tra xem có ai vi phạm những điều luật kể trên hay không.
Quốc gia này cũng cấm đi du lịch tùy tiện, người nước ngoài muốn đến du lịch phải xin phép, chỉ khi có giấy chứng thực cho phép mới được trú lại, ai muốn trú lại nhà người thân cũng phải có giấy chứng nhận. Từ ngoại ô thành phố vào nội thành cũng phải có giấy chứng nhận. Cảnh sát thường xuyên đột kích kiểm tra vào ban đêm, nếu phát hiện có người ở lại không có giấy chứng nhận thì người đó sẽ bị bắt.
Triều Tiên khuyến khích mật báo, mỗi người phải có nghĩa vụ tố giác người khác vi phạm. Họ có tổ chức tên là “Ban Nhân dân”, trưởng ban có trách nhiệm theo dõi tình hình ngôn luận tại khu vực phụ trách, có khi người này chủ động nói những lời lẽ chống lại chế độ để gài bẫy, ai trúng kế sẽ bị bắt. Báo chí thường tuyên dương những người con dám tố giác cha mẹ nếu cha mẹ phạm luật, họ gọi đó là những tiểu anh hùng dũng cảm.
Cư dân của quốc gia này đa số mặc đồng phục, các màu sắc chính là xám tro, đen và xanh da trời, do Chính phủ tổ chức sản xuất và cấp phát, mỗi người được hai bộ hàng năm: mùa hè và mùa đông. Ngày phát quần áo là ngày sinh nhật của nguyên thủ, ý nghĩa là biểu thị ân đức của lãnh tụ. Giày là sản phẩm khan hiếm, đa số người dân chỉ mang giầy vải, vì giầy da là xa sỉ phẩm.
Đa số nữ giới Triều Tiên không dùng qua băng vệ sinh. Ai có gia cảnh tốt thì dùng vải xô hoặc băng vải, còn người nghèo chỉ có thể dùng vải bình thường, không phải dùng một lần mà phải dùng đi dùng lại. Trong thời gian nghỉ ngơi hàng ngày họ phải đi giặt miếng vải vệ sinh cá nhân. Mùa đông tại quốc gia này rất lạnh nhưng đa số nơi không có thiết bị sưởi ấm, khu ký túc xá của nữ sinh viên hoặc công nhân đều có thể trông thấy rõ những miếng vải vệ sinh phơi ngoài trời bị kết băng.
Đa số nam giới tại quốc gia này không có dao cạo râu riêng. Nếu một ai đó có một con dao cạo râu thì thường những người hàng xóm hay đến nhà anh ta cạo nhờ.
Hàng năm mọi người được cấp phát rau cải trắng, người lớn được 140 cân, trẻ nhỏ được 100 cân. Mọi người làm thành dưa chua chôn dưới đất hoặc giấu trong phòng kín, vì thường có kẻ trộm hay đi ăn trộm dưa chua.
Lãnh tụ của quốc gia này được xem như thiên tài, không có gì không biết, từ triết học, toán học, vật lý đến tâm lý học và thiên văn học. Sau khi lãnh tụ thị sát trại nuôi dê núi sẽ được báo chí đưa tin: “Lãnh tụ ghé thăm và chỉ đạo sẽ giúp cho sản lượng sữa và dê núi sinh sôi phát triển mạnh mẽ”.
tuyên truyền, Triều Tiên, Bí ần, Bài chọn lọc,
Lãnh tụ của quốc gia này được xem như thiên tài, không có gì không biết. (Ảnh: Internet)
Triều Tiên là quốc gia chuẩn mực về quân sự, không có bạn bè nhưng có vô số kẻ thù, dường như tất cả các nước láng giềng đều bị xem như kẻ thù. Đầu tư cho quốc phòng chiếm 1/4 tổng giá trị sản xuất quốc gia. Khẩu hiệu của họ là: Quân đội là trọng tâm quốc sách, quân sự đi trước tất cả. Cho dù vô số người dân bị chết đói nhưng quốc gia này vẫn chú trọng nghiên cứu tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân.
Thiếu lương thực nghiêm trọng là vấn nạn của quốc gia này, thường xuyên bị mất mùa trong hơn 20 năm qua. Không ai biết rõ đã có bao nhiêu người bị chết đói, có thông tin là vài trăm ngàn người, có thông tin là vài triệu người, tương đương 1/10 dân số. Đa số mọi người sống trong trạng thái dinh dưỡng tồi tệ.
Ở quốc gia này, chịu đói là một nghĩa vụ yêu nước, trong khi người dân tại nhiều nước phải tìm cách giảm béo thì thủ đô của quốc gia này có treo một biểu ngữ lớn: làm sao để mỗi ngày chúng ta có thể ăn hai bữa. Mỗi khi biết tin có truyền thông nước ngoài đưa tin về nạn thiếu lương thực của Triều Tiên thì truyền thông của nước này sẽ phản ứng thể hiện phẫn nộ và lên án.
Quốc gia này từng làm một bộ phim nói về ước mơ của nhiều người, trong phim có người vì ăn quá nhiều cơm mà bị vỡ dạ dày. Tại đây hầu như không có ai nuôi thú cưng, vì nếu nuôi trước sau gì cũng có kẻ trộm để ăn thịt.
Triều Tiên có vô số “em bé đầu to”, có nghiên cứu cho rằng người thiếu thốn dinh dưỡng thì chất dinh dưỡng sẽ ưu tiên chuyển vận lên não, tiếp theo là thân thể, thứ nữa mới là tứ chi. Theo Báo cáo nghiên cứu của Quỹ phát triển trẻ em Liên Hiệp Quốc, có 42% trẻ em của quốc gia này bị suy dinh dưỡng gây khiếm khuyết trong phát triển cơ thể. Đa số trở thành người của thời đại trẻ đầu to. Tổ chức Lương thực Thế giới đã thực hiện thống kê về quốc gia này, theo đó có đến 2/3 số gia đình phải ăn cỏ và vỏ cây. Nếu hỏi họ: Bữa sau sẽ ăn gì? Họ sẽ vui vẻ trả lời: “Hy vọng thông gia sẽ gửi cho chút khoai tây”. Tình hình này hiện vẫn chưa thể thay đổi.
Đa số ăn trộm ở quốc gia này là ăn trộm lương thực, một phần nhỏ đi trộm thứ khác để đổi lấy lương thực. Cũng có thể nói, đây toàn là trộm chống đói.
Một số người ở Triều Tiên đang sản xuất và buôn bán ma túy đá vì thứ này giúp bớt cảm giác đói, cũng có người đem bán ở biên giới với Trung Quốc.
Khoảng 50 năm trước, chiều cao trung bình của người dân Triều Tiên tương đương các nước láng giềng. Nhưng hiện nay chiều cao trung bình của họ thấp hơn chiều cao trung bình người dân nước láng giềng 13cm. Quốc gia này cấm buôn bán, đặc biệt là gạo, ngô, và đậu nành. Chính phủ của họ lo lắng những thứ này có thể rơi vào tay địch thủ. Họ cũng cấm tảo hôn vì cho rằng:  mỗi người phải cống hiến đủ cho tổ quốc mới được phép kết hôn.
Trên các phố xá của quốc gia này có nhiều bảng tuyên truyền vẽ hình chân dung lãnh tụ cùng dòng chữ: “Những gì Đảng quyết định, mọi người phải làm theo”. Đa số người dân của quốc gia này đều căm thù nước Mỹ, gọi Mỹ là nước tạp chủng. Có những trường học, học trò bị yêu cầu viết thư máu thề nếu có chiến tranh sẽ gia nhập quân đội vô điều kiện, hy sinh thân mình vì “nước”.
tuyên truyền, Triều Tiên, Bí ần, Bài chọn lọc,
Triều Tiên là quốc gia chuẩn mực về quân sự, không có bạn bè nhưng có vô số kẻ thù. (Ảnh: Internet)
Quốc gia này cũng vô cùng căm hận Trung Quốc, nói Trung Quốc là nước theo chủ nghĩa tu chính, mức thù hận Trung Quốc của họ không thua gì thù hận Mỹ, Nhật.
Các đô thị tại Triều Tiên thường xuyên bị mất nước, đến nay tình trạng này vẫn chưa thể khắc phục được. Khi đi lấy nước, người ta phải mang theo tất cả các đồ chứa, thường xuyên phải ra sông hoặc giếng lấy nước.
Vì không có xà bông, cũng không có thuốc kháng sinh, nước bẩn thường gây dịch bệnh nên có một giai đoạn vào cuối thế kỷ 20 – đầu thế kỷ 21 bệnh thương hàn rất phổ biến.
Trường học của quốc gia này không có tài liệu, rất thiếu thốn giấy, chỉ những gia đình giàu có mới mua được giấy sao chép tài liệu. Nguyên thủ của quốc gia này ép người dân phải gọi là “cha”, có khi gọi là “cha nhân từ”. Nguyên thủ đầu tiên của quốc gia này từng viết hơn chục quyển sách, còn nguyên thủ thứ hai viết được hàng chục quyển sách.
Nội dung giảng dạy trong nhà trường ở Triều Tiên chủ yếu liên quan đến lãnh tụ, mỗi người phải thuộc lòng một số câu nói của lãnh tụ. Giáo dục ý thức hệ và thù hận xuyên suốt với nhau từ đầu đến cuối, một bài toán lớp một có nội dung như sau: 3 binh sĩ giết chết 30 lính Mỹ, nếu họ giết được gấp đôi thì số lính Mỹ bị giết chết là bao nhiêu?
Lịch pháp của quốc gia này lấy năm sinh của nguyên thủ đầu tiên là năm 1912 là năm đầu kỷ nguyên, năm nay vừa tròn 100 năm.
Thủ đô của Triều Tiên là cánh cửa duy nhất được mở. Người nước ngoài khi đến thủ đô sẽ bị những hạn chế, trong một số ngày đặc biệt mức hạn chế nghiêm ngặt hơn. Để bảo vệ hình ảnh của quốc gia, những người tàn tật, người tâm thần và quá lùn bị trục xuất khỏi thủ đô. Cho dù cha mẹ bình thường nhưng nếu con cái tật nguyền thì cũng phải di dân ra ngoài. Quốc gia này có rất nhiều tội bị xử tử hình, vào thập niên 1990 những ai chống lệnh hay làm trở ngại cho trật tự xã hội đều bị xử tử hình.
Từng có bốn sinh viên say rượu chạy khỏa thân đã bị tử hình. Có người vì trộm dây điện (để bán lõi đồng) bị xử tử hình. Nhưng nghiêm trọng nhất là tội phản quốc: người dân nào chạy trốn ra nước ngoài hoặc nước thù địch, hoặc đi cầu cứu đại sứ nước ngoài, hoặc giúp đỡ tổ chức hay công dân nước thù địch làm hướng dẫn du lịch hay phiên dịch, hoặc hỗ trợ tinh thần hay vật chất… đều bị xử tử hình.
Quốc gia này luôn tổ chức xử công khai, trong khi xét xử mọi người dân được yêu cầu phải tới xem. Trên bục có quan kiểm sát, luật sư và thẩm phán, quan kiểm sát đọc tội danh, luật sư biểu thị đồng ý với quan kiểm soát, cuối cùng thẩm phán tuyên án. Phạm nhân tử hình bị mọi người cùng hành hình, bị bắn ba phát đạn vào đầu, ngực và chân, phạm nhân bị trói trên cọc gỗ, dáng vẻ khi chết sẽ giống như tạ lỗi với quần chúng.
Tội phạm của Triều Tiên không chỉ bị tước đoạt mọi quyền lợi về chính trị mà dường như không còn bất cứ quyền lợi gì. Họ phải sống trong trại cưỡng bức lao động, họ không có mền đắp nên phải chen vào nhau, đầu người này kê lên chân người kia. Ngày ngày đều có người chết trong trại cưỡng bức lao động, có khi vài thi thể được khiêng ra cùng thời điểm trong cùng một phòng trong tâm trạng thản nhiên của người chứng kiến vì đã quá quen.
Bài hát thịnh hành nhất của quốc gia này là bài «Trên thế giới này, chúng ta hạnh phúc nhất», ca từ được viết rằng: “Cha của chúng ta, trên thế giới này, chúng ta hạnh phúc nhất. Gia đình của chúng ta nằm trong che chở của Đảng. Chúng ta tình thân như thủ túc, cho dù biển lửa bên cạnh, trẻ em hạnh phúc không phải sợ hãi, đã có cha chúng ta ở nơi đây. Trên thế giới này, chúng ta hạnh phúc nhất”.
Theo Trithucvn

TƯ TƯỞNG TRĂM NĂM TRỒNG NGƯỜI CỦA QUẢN TRỌNG

Quản Trọng là một bậc kỳ tài, sách ngày nay viết về ông như một nhà chính trị, quân sự lỗi lạc và cũng là một triết gia. Ông sinh năm - 725 (TCN) và mất năm - 645 (TCN). Ông là tể tướng nước Tề thời Xuân Thu. Với tài năng của mình, ông đã giúp nước Tề trở nên hùng mạnh bậc nhất trong thời điểm ấy [3].

Tư tưởng của ông về xây dựng nhân lực cho quốc gia thường được nhắc như sau :

Quản Trọng
Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc,

Thập niên chi kế mạc như thụ mộc.

Chung thân chi kế mạc như thụ nhân,

Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã.

Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã,

Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã.

Dịch nôm :

Kế một năm, chi bằng trồng lúa,

Kế 10 năm, chi bằng trồng cây.

Kế trọn đời, chi bằng trồng người,

Trồng một, gặt một, ấy là lúa.

Trồng một, gặt mười, ấy là cây,

Trồng một, gặt trăm, ấy là người.


( Nguồn: Internet)

THỦ TƯỚNG ĐỨC MERKEL SẼ KHÔNG TIẾP THỦ TƯỚNG NGUYỄN XUÂN PHÚC TRONG HỘI NGHỊ G 20 THÁNG 7; Kiến nghị Thủ tướng Đức đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G20

Theo nguồn tin của Thoibao.de: Những ngày đầu tháng 7 này, Đức sắp tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 ở Hamburg. 
Thủ tướng Đức Merkel phải do dự và quyết định từ chối tiếp ông Nguyễn Xuân Phúc với ngôn ngữ ngoại giao là ``bận``.
Việc gặp ông Phúc được đẩy sang Tổng thống Frank-Walter Steimeier chỉ để tiếp xã giao, ở đây ông Phúc sẽ nhận được các câu hỏi khó trả lời, khi chính Tổng thống Đức vào tháng 4 vừa qua, đã trực tiếp trao giải Nhân quyền 2017 của Hiệp hội Thẩm phán Đức cho luật sư Nguyễn Văn Đài khi ông này đang.. ngồi trong nhà tù ở Việt Nam…”


Trung Khoa – Thoibao.de

(http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://thoibao.de/tin-nuoc-duc/11238/vi-sao-thu-tuong-duc-khong-tiep-ong-nguyen-xuan-phuc-%3F-.htm )


Kiến nghị Thủ tướng Đức đưa vấn đề Biển Đông vào Hội nghị G20


VOV.VN -Cộng đồng người Việt tại Đức và châu Âu gửi Kiến nghị thư đến Thủ tướng Đức Angela Merkel, đề nghị đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của G20


Sáng ngày 30/6, GS.TS. Nguyễn Văn Thoại, Chủ tịch Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức đã đại diện cho một số hội đoàn người Việt tại châu Âu trao "Kiến nghị thư" về vấn đề Biển Đông cho Thủ tướng Đức Angela Merkel thông qua đại diện của bà tại Phủ Thủ tướng nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh G20. Đức là Chủ tịch luân phiên của Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay.
kien nghi thu tuong duc dua van de bien dong vao hoi nghi g20 hinh 1
GS.TS Nguyễn Văn Thoại đại diện cho các hội đoàn người Việt trao Thư kiến nghị cho đại diện của Thủ tướng Angela Merkel trước Phủ Thủ tướng Đức.
Bức thư ngỏ của cộng đồng người Việt tại châu Âu đã tố cáo những hoạt động sai trái của Trung Quốc, vi phạm công ước quốc tế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường biển. Theo kiến nghị thư, hành động phá các rạn san hô để bồi đắp các đảo nhân tạo, ngang nhiên đòi hỏi chủ quyền đối với 90% khu vực Biển Đông của Trung Quốc là hết sức phi lý, đã bị Tòa Trọng tài Quốc tế bác bỏ. Việc Trung Quốc ráo riết xây dựng các căn cứ quân sự nhằm quân sự hóa Biển Đông đã gây căng thẳng và bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải quốc tế ở Biển Đông là nơi vận chuyển tới 40% hàng hóa thương mại của thế giới.
Bức thư ngỏ kêu gọi Thủ tướng Angela Merkel và Chính phủ CHLB Đức quan tâm hơn nữa tới vấn đề Biển Đông, lên án các hoạt động hiếu chiến và trái với công pháp quốc tế của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hoạt động phi pháp này và ủng hộ việc giải quyết xung đột bằng các biện  pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Bức thư ngỏ đề nghị Thủ tướng Merkel đưa các cuộc xung đột lãnh thổ lãnh hải trên thế giới, trong đó có vấn đề Biển Đông và yêu cầu việc giải quyết các xung đột bằng các biện pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế được vào chương trình nghị sự và Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Hamburg.
kien nghi thu tuong duc dua van de bien dong vao hoi nghi g20 hinh 2

Đại diện các hội đoàn khi ký Thư kiến nghị
Trước đó, ngày 29/6, tại thủ đô Berlin - Cộng hòa Liên bang Đức, cộng đồng người Việt tại Châu Âu đã tổ chức lễ ký kết "Kiến nghị thư" nói trên gửi Thủ tướng Đức Angela Merkel.
Phát biểu tại buổi lễ, Gs. Tiến sỹ Nguyễn Văn Thoại, Chủ tịch Liên hiệp người Việt toàn Liên bang Đức nhấn mạnh, đây là hoạt động tiếp nối các hoạt động truyền thống của bà con kiều bào tại Cộng hòa liên bang Đức trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo, bày tỏ thái độ với những kẻ xâm lược.
Thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những bước quân sự hóa ngang nhiên trên Biển Đông, bất chấp sự lên án, phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, gây mất an toàn, an ninh hàng hải. Do đó, cộng đồng người Việt muốn có tiếng nói, chung sức với người dân trong nước lên án, đấu tranh với những hành động ngang ngược của Trung Quốc.
Mặt khác, Hội nghị thượng đỉnh G20 cũng là cơ hội để các quốc gia có thể cùng nhau lên tiếng, góp phần đảm bảo hòa bình, an ninh, an toàn hàng hải.   
kien nghi thu tuong duc dua van de bien dong vao hoi nghi g20 hinh 3
trả lời phỏng vấn báo chí.
Ông Nguyễn Duy Tiến, Chủ tịch Câu lạc bộ cựu chiến binh tại Ba Lan bày tỏ sự ủng hộ với "Kiến nghị thư" và khẳng định, nguyện vọng của cộng đồng người Việt tại Đức cũng là nguyện vọng của người Việt tại Ba Lan cũng như các quốc gia châu Âu.
kien nghi thu tuong duc dua van de bien dong vao hoi nghi g20 hinh 4
Ông Lê Hồng Cường, Chủ tịch Hội Tân Trào tại CHLB Đức trả lời phỏng vấn báo chí.
Ông Lê Hồng Cường, Chủ tịch Hội Tân Trào - CHLB Đức đánh giá, đây là hoạt động hết sức có ý nghĩa trong bối cảnh Trung Quốc tiến hành các hoạt động trên thực địa, làm leo thang căng thẳng trên biển Đông, tiến hành các hoạt động xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, lãnh thổ biển đảo của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đe dọa an toàn, an ninh hàng hải trong khu vực.
Trong thời gian tới, Cộng đồng người Việt tại Đức cũng như ở châu Âu sẽ tiếp tục có những hoạt động thiết thực, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam./.

CTV Trung Khoa/VOV.VNTừ Berlin, Đức

Nghịch lý không: Thủ tướng chưa hiểu rõ “chế độ ta”?; Thủ tướng: Vụ Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai pháp luật


Nghịch lý không: Thủ tướng chưa hiểu rõ “chế độ ta”?

Nguyễn Đình Ấm
VTV1 19h đưa tin, vào ngày 26/6/2017 tại buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng, trả lời cử tri Nguyễn Văn Điển về xử lý vụ Đồng Tâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Ới trời ơi! Ở chế độ chúng ta mà bắt giam công an mấy chục người, làm sao có chuyện như vậy?… Mà cái tội bắt giam người trái pháp luật đó phải được điều tra, xử lý nghiêm túc cũng như tội phá hoại tài sản…”.

Giật mình vì… Thủ tướng

Tôi hơi giật mình trước phát biểu này của Thủ tướng. Bởi thời gian qua tôi ngưỡng mộ, thấy Thủ tướng gần dân, thấu hiểu phần nào tình cảnh của người nông dân khi ông yêu cầu xem xét chế độ thu hồi đất đai, dừng các công trình thương mại trong sân golf Tân Sơn Nhất… Thế nhưng, qua phát biểu này chứng tỏ Thủ tướng chưa hiểu rõ “xã hội ta” đang “vỡ trận” bởi các quốc nạn không thể ngăn chặn: Tham nhũng kinh khủng, phá rừng, cát tặc, ô nhiễm môi trường, lạm phát cấp phó, “quy trình”, cả họ làm quan, hot girl – đại gia phạm tội “thi đua” đào tẩu, ăn tàu vỏ thép, quân đội sử dụng đất quốc phòng sai mục đích khắp nơi, Biển Đông bị giặc quấy phá không đi tuần bảo vệ dân lại khai khống trộm tiền xăng dầu, khai thác đá phá Vịnh Hạ Long, tỷ lệ tai nạn máy bay quân sự cao nhất thế giới… Về phía lực lượng công an thì tham nhũng, bảo kê, lừa đảo, khiến dân “thích tự tử trong đồn công an”,… Đặc biệt, Thủ tướng chưa hiểu hết tình cảnh người nông dân bị cướp đoạt ruộng đất, bị đám quan địa phương ở khắp nơi “ăn của dân không từ cái gì”, trấn áp tàn bạo như thế nào. Thủ tướng cũng chưa hiểu thấu ngay cả vụ bà con thôn Hoành xã Đồng Tâm kiềm giữ hơn 30 cán bộ, chiến sĩ công an.
clip_image002
Thủ tướng ngạc nhiên, “dưới chế độ chúng ta mà bắt giam công an mấy chục người…”.
Thưa Thủ tướng, dưới “chế độ ta” sao quân đội nhận hơn 200 ha đất của dân để làm sân bay nhưng 36 năm sau không làm lại không trả cho dân sản xuất, sinh sống mà để hoang, đầu cơ, cán bộ tư lợi rồi chuyển cho DN sai mục đích, trong khi đất đai là nguồn sống gần như duy nhất của người nông dân.
Tại sao bà con kiện cả bao năm trời mà “chế độ ta” không giải quyết? Tại sao khi cụ Kình và nhân dân theo yêu cầu của cán bộ “chế độ ta” ra đồng để xác định mốc giới thì bị Phó Công an huyện bất ngờ đạp kiến ông cụ vỡ xương chậu, rồi ném lên xe đưa lên Hà Nội giam giữ, đồng thời tuyên bố là “đối tượng nguy hiểm, gây rối trật tự công cộng”? (Theo tường thuật của cụ Kình).
Ở thôn Hoành có giặc giã nào đang tàn hại dân mà “chế độ ta” lại đưa cả đội cảnh sát cơ động vũ khí đến tận răng xông vào đây? Với mục đích gì nếu không phải để sẵn sàng trấn áp họ?
Người dân yêu cầu đội cảnh sát tập trung một chỗ, chăm nuôi tử tế như là “vật bảo tín” để phòng khi chính quyền tiếp tục ra tay trấn áp thì liệu đây có phải là “bắt giữ người trái pháp luật” không? Hay chỉ là hành vi tự vệ ôn hòa – vốn được cả những người bị giữ phải lên tiếng cảm ơn khi ra về?.

Xin hỏi và lại… xin hỏi Thủ tướng

Xin hỏi Thủ tướng, nếu bà con thôn Hoành không giữ các cán bộ, chiến sĩ thì vụ việc sai trái, bất công ở đây có bị “chìm xuồng” như ngàn vạn vụ khác trên khắp dải đất hình chữ S này? Hiện nay Thủ tướng có biết ở “chế độ ta” còn bao nhiêu người oan sai kể cả “lão thành cách mạng” kiện 10 năm – 20 năm, thậm chí là lâu hơn nữa mà không được giải quyết thấu đáo?
Bản thân Thanh tra Chính phủ cũng chẳng phải vừa “rút kinh nghiệm” việc tiếp dân “không hiệu quả”, người tiếp khiếu nại “không làm gì cũng chẳng sao…” đấy thôi.
Lại xin hỏi Thủ tướng, dưới chế độ nào mà nhà kinh doanh bất động sản chỉ trả cho người dân trả từ vài trăm ngàn đồng đến vài triệu/m2 đất, sau đó qua tay nhà đầu tư thì lên mức vài trăm triệu đồng/m2? Những người không chịu chấp hành quyết định bất công này bị “chế độ ta” đối xử như những kẻ thù của chế độ. Chỉ tính riêng tại Văn Giang, chỉ vì 500 ha đất để đại gia xây nhà kinh doanh mà nhiều người bị ngồi tù, hai người bị đánh chết, một người dân bị bắn thấu phổi, rất nhiều người bị thương; bao nhiêu người bị sách nhiễu, bị sa thải, chuyển công tác đến chỗ khó khăn, tước mất quyền công dân, bị khủng bố tinh thần, bị mai phục đánh giữa đường, bị phá hoại hoa màu, vật nuôi; bao mồ mả bị san bới xương cốt tơi bời,…
Tại Phúc Đồng (quận Long Biên – Hà Nội), đại gia Vincom được công an yểm trợ làm việc thất đức, 5h sáng giáp tết Đinh Dậu bất thình lình đem xi măng đổ lấp nghĩa trang cổ của hàng nghìn năm của dân chỉ để làm đẹp con đường đã rộng thênh thang vào khu chung cư của họ… Phía Bắc là vậy, trong Nam cũng không hề yên bình khi tại quận Cái Răng (Cần Thơ), hai mẹ con bà Phạm Thị Lài… phải trần truồng giữa thanh thiên bạch nhật vẫn bị đội cưỡng chế lấy bao tải úp chói.
Tình cảnh bi thương nêu trên là không thể nào kể siết ở “chế độ ta”.

Kết

Thủ tướng có thấy nghịch lý không khi một người nông dân không chịu giao cho DN vài chục, vài trăm trăm mét đất để họ kinh doanh kiếm lời thì bị cầm tù, trong khi đại gia lấy cả 157ha đất an ninh quốc phòng kinh doanh mặc cho sân bay tắc nghẽn. Hay một tỉnh miền núi Yên Bái nhiều trẻ em không có đôi dép đi trong mùa lạnh giá, vừa rồi chính Thủ tướng phải cấp cho 460,7 tấn gạo cứu đói nhưng một giám đốc sở, công an tỉnh,… mà đền đài, dinh thự nhìn trên cao như kinh thành Huế!
Nếu Thủ tướng vẫn chưa hiểu, thì bất công vẫn diễn ra và sự phản kháng vẫn âm ỉ tích tụ chờ ngày bộc phát. Lúc đó, e rằng, Thủ tướng có hiểu thì đã quá muộn.
N.Đ.A.

Thủ tướng: Vụ Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai pháp luật


24H  1 đăng lại 5 liên quan

Tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn (Hải Phòng), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.
Thu tuong: Vu Dong Tam la do chinh quyen giai quyet sai phap luat - Anh 1
Thủ tướng tiếp xúc cử tri
Chuẩn bị kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV, chiều 13-5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) TP Hải Phòng tiếp xúc cử tri tại quận Đồ Sơn, Hải Phòng.
Cử tri quận Đồ Sơn bày tỏ vui mừng, phấn khởi trước những kết quả, thành tích phát triển kinh tế-xã hội đất nước và TP Hải Phòng những tháng đầu năm 2017; đánh giá cao hoạt động của Đoàn ĐBQH thành phố từ sau kỳ họp thứ hai đến nay, góp phần vào các chương trình, hoạt động của Quốc hội.
Cử tri quận Đồ Sơn cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan trung ương và thành phố một số vấn đề cử tri và nhân dân quan tâm như các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng và ban hành văn bản pháp luật, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, quản lý đất đai…
Cử tri kiến nghị Chính phủ đưa dự án tuyến đường bộ ven biển Quảng Ninh - Thanh Hóa vào diện đầu tư trung hạn, góp phần đẩy nhanh tiến độ mà Thủ tướng đã phê duyệt; kiến nghị Chính phủ quan tâm, cho phép Hải Phòng có cơ chế đặc thù về tài chính, ngân sách để tạo điều kiện giúp thành phố phát triển trong thời gian tới; quan tâm một số dự án trên địa bàn quận Đồ Sơn như: xây dựng bến cá Ngọc Hải, kè đá tuyến đê biển Đồ Sơn, tôn tạo Khu di tích K15 - Bến tàu không số…
Phát biểu với cử tri quận Đồ Sơn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc điểm lại một số nét chính về tình hình kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian qua; khẳng định quyết tâm của Chính phủ với những giải pháp đồng bộ, quyết liệt trong quản lý, điều hành, thay đổi nhận thức từ tư duy mệnh lệnh hành chính sang tư duy Chính phủ "kiến tạo - phục vụ".
Thu tuong: Vu Dong Tam la do chinh quyen giai quyet sai phap luat - Anh 2
Thủ tướng phát biểu tại buổi tiếp xúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng cảm ơn và tiếp thu đầy đủ 12 ý kiến phát biểu của cử tri Đồ Sơn, chia sẻ băn khoăn: "Làm sao để hệ thống chính trị, trước hết là các cấp chính quyền phải sát dân, lo cho dân, dành tình cảm với dân, gắn bó, chia sẻ trách nhiệm, quyền lợi để xây dựng đất nước?". Từ đó, Thủ tướng đưa ra các giải pháp: chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương phải quan tâm tạo điều kiện cho doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, với người dân phải xóa bỏ khoảng cách, lãnh đạo phải gắn bó với nhân dân, lấy phục vụ nhân dân là nhiệm vụ quan trọng nhất, để nhân dân tin tưởng, gắn bó, lắng nghe, sẻ chia với dân lúc vui buồn, khó khăn thuận lợi. Bên cạnh đó, chính quyền khi thực thi nhiệm vụ phải làm đúng chính sách, pháp luật; làm việc có lý có tình, trên tinh thần thuyết phục dân, để dân hiểu chủ trương của Đảng, Nhà nước. Kinh nghiệm từ các vụ việc trong quá khứ như Quán Nam, Đồ Sơn tại Hải Phòng, và vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật.
"Tôi thường hay nói ở nông thôn đừng để xuất hiện tình trạng "lớp lý trưởng mới". Cấp ủy, chính quyền ở đó phải gắn bó với nhân dân, coi nhiệm vụ phục vụ nhân dân là quan trọng nhất"- Thủ tướng bày tỏ và nhấn mạnh tinh thần xử lý công việc là thuyết phục dân, làm tốt công tác tư tưởng để người dân hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, bởi "tư tưởng không thông, đeo bi-đông cũng nặng".
Thủ tướng cho rằng, bên cạnh việc phát triển kinh tế, cần quan tâm đến an sinh xã hội, cuộc sống người dân, như bảo đảm an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, "đừng để người dân lo ngay ngáy vì trộm, cướp".
Thủ tướng cũng nhấn mạnh Đảng, Nhà nước đang đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, giải quyết, xử lý các công trình "đang đắp chăn, đắp chiếu".
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngay sau tiếp xúc cử tri, Thủ tướng sẽ làm việc với tập thể Ban thường vụ Thành ủy Hải Phòng bàn về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng thành phố, trong đó có những vấn đề mà cử tri quận Đồ Sơn thay mặt cử tri Hải Phòng và cả nước kiến nghị với Quốc hội và Chính phủ.
(http://www.baomoi.com/thu-tuong-vu-dong-tam-la-do-chinh-quyen-giai-quyet-sai-phap-luat/c/22263550.epi)

 Xem loạt bài của P.V.Đ viết về vụ Đồng Tâm:

>


Phạm Viết Đào.

CÓ “BÀN TAY” CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH NHÚNG ... - Phạm Viết Đào


https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../co-ban-tay-cua-luc-thu-ich-nhung-vao-vu.ht...


CÓ “BÀN TAY” CỦA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH NHÚNG VÀO VỤ NỔI DẬY ...

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../co-ban-tay-cua-luc-thu-ich-nhung-vao-vu_2..


www.ijavn.org/2017/04/co-ban-tay-cua-luc-thu-ich-nhung-vao-vu_27.html