Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

HOA HẬU DIỄM HƯƠNG, MC PHAN ANH, GS NGÔ BẢO CHÂU BỊ DLV "NÉM ĐÁ" VÌ CỔ SÚY CHO "MẸ NẤM"- NGUYỄN NGỌC NHƯ QUỲNH

HOA HẬU DIỄM HƯƠNG, MC PHAN ANH, GIÁO SƯ NGÔ BẢO CHÂU CỔ SÚY CHO KẺ PHẠM TỘI




Ngày 29.6, TAND tỉnh Khánh Hòa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”, đối với bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (tức Mẹ Nấm, 38 tuổi, trú P.Vĩnh Phước, TP.Nha Trang). 
Chiều cùng ngày,  HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 10 năm tù về tội danh nêu trên. 
Ngay sau khi mẹ Nấm bị xử phạt 10 năm tù giam, hoa hậu Lưu Diễm Hương, MC Phan Anh, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đăng status cổ súy cho kẻ tội phạm này.
 

Thứ nhất, để hiểu rõ hơn về stt của MC Phan Anh mời các bạn theo dõi bài viết "PHAN ANH VÀ PHÁT NGÔN MỘT CHIỀU CỦA NGƯỜI NỔI TIẾNG"
Thứ hai, nói về stt đăng trên facebook cá nhân của Hoa Hậu Diễm Hương lúc 21:48 ngày 29/6 về việc liên quan đến vụ việc Mẹ Nấm bị tuyên phạt 10 năm tù về tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Ngay sau khi hoa hậu của chúng ta đăng tải stt này đã có rất nhiều người hâm mộ chị, những người không biết mẹ Nấm là ai, chỉ thấy người đẹp đăng gì là nhảy vào cmt ủng hộ, trong đó cũng có những nhà dân chủ như Lien Huynh, Hoàng Dũng,.. thấy stt của chị là như mèo gặp được mỡ, nhảy vào hết lời ca tụng chị, ủng hộ chị. Tuy nhiên, cũng có những người, họ biết về mẹ Nấm, biết về hành vi phạm tội của ả, họ nhảy vào chửi bới chị “Hoa hậu não phẳng”, hay “đẹp mà ngu”,…
Nhân đây, em nói cho chị biết, một là chị nói “Chiều nay, 29-6-2017, cũng là một người phụ nữ ra toà - một bà mẹ với 2 con nhỏ cùng 1 người mẹ già trông con gái về. Nhưng báo chí dư luận không quan tâm lắm. Nên chẳng có kì tích nào cho cái kết 10 năm...". Có lẽ chị ngu, mù về chính trị nhưng lại tỏ ra vẻ nguy hiểm, hiểu chuyện. Gần đây, song song vụ việc tình tiền liên quan đến hoa hậu Phương Nga, báo chị cũng như cộng đồng mạng họ rất quan tâm đến vụ việc mẹ Nấm. Chị lướt một vòng trên trang mạng xã hội, các báo điện tử như báo thanh niên, vietnamnet, 24h, dantri,…, kể cả báo viết đâu đâu họ cũng sẽ kể cho chị nghe Mẹ Nấm là ai và những hành vị phạm tội của ả là gì, chứ không có chuyện báo chí không quan tâm như chị nói nhé.
Hai là, chị cho rằng người phụ nữ ấy kêu gọi cái gì đó lớn hơn lợi ích bản thân, cái lợi cho cả một số đông…Vậy lợi ích chị nói đến ở đây là gì? Phải chăng chị đang muốn cổ súy cho hành vi “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Một hoa hậu, đại diện cho cái đẹp của cả một đất nước mà chị phát ngôn ngu thế à? Hỡi hoa hậu “lừa đảo” để em nói cho chị biết mẹ Nấm là ai. Chị đọc đi cho thông não chị nhé:
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (hay còn gọi là mẹ Nấm) sinh năm 1979 tại Nha Trang, là người thất nghiệp, vô công rồi nghề. Quỳnh là một trong những thành phần "tích cực" hô hào các khẩu hiệu chống đối, có “uy tín” nhất định và hầu như không bỏ sót bất cứ hoạt động nào của giới cuồng "dân chủ" trong nước. Đây được xem như “nghề kiếm cơm” của thị và chắc hẳn với thành tích chống đối bất hảo như vậy “khối tài sản” của mẹ Nấm bây giờ cũng không phải là ít. “Hình tượng” của mẹ Nấm còn nổi lên sự bê tha về đạo đức, lăng loàn, không chỉ” cướp chống”, phá nát hạnh phúc gia đình người khác còn trơ trẽn ghen ngược không biết xấu hổ. “Lưới trời lồng lộng thưa mà khó thoát” cuối cùng thị cũng không tránh khỏi sự trừng trị của pháp luật.
Được biết người đẹp não phẳng “Diễm Hương” năm 2014 đã bị Cục Nghệ thuật Biểu diễn chính thức ra văn bản tạm dừng cho phép chị tham gia biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên toàn quốc vì "đăng ký kết hôn nhưng không trung thực khi kê khai với các cơ quan quản lý nhà nước và làm hồ sơ tham dự cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2012". Có lẽ Diễm Hương nếucâm” thì sẽ đẹp hơn trong mắt mọi người.
Thứ ba, lại nói về giáo sư Ngô Bảo Châu. Gần đây, trên mạng xã hội, Blog,…liên tục có những bài viết chửi bới, lăng mạ giáo sư. Tuy nhiên, với quan điểm cá nhân, tôi vẫn thường xuyên theo dõi facebook cá nhân của giáo sư và hi vọng, tin rằng một người có hiểu biết, trình độ và có tầm ảnh hưởng như giáo sư sẽ biết thế nào là quay đầu. Nhưng có lẽ, tôi đã thất vọng khi một lần nữa ngày 1/7/2017 tôi thấy trên facebook cá nhân của giáo sư đăng tải stt liên quan đến Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Trong bài viết của giáo sư có trích đoạn thư gửi thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam thả Blogger mẹ Nấm. Giáo sư à, quả thật như lời người ta nói, giáo sư chỉ là một con Trâu biết làm toán, không hơn không kém. Tài năng của giáo sư không ai ohur nhận, nhưng không biết giáo sư ăn phải bả gì mà phát ngôn gây sốc như thế. Hành vi phạm tội của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là không thể chấp nhận được, bất cứ ai là công dân, người con đất Việt đều không thể tha thứ và dung túng cho hành vi chống lại lợi ích của quốc gia, của dân tộc này. Giáo sư ăn học tử tế, được đào tạo ở nước ngoài, nhưng chính giáo sư và ông cha, tổ tiên của giáo sư đều sinh ra, trưởng thành trên đất nước Việt Nam của chúng tôi. Không thể vì ăn học nước ngoài mà giáo sư cổ súy cho hành vi tuyên truyền chống lại đất nước Việt Nam này, đất nước đã sinh ra và tạo mọi điều kiện cho giáo sư có được như ngày hôm nay. Đến giờ phút này, tôi không hề ngần ngại mà xin mạnh mồm giáo sư là “Con chó phản chủ”.  
Xin thưa Giáo sư Ngô Bảo Châu, MC Phan Anh, và Hoa hậu Diễm Hương, các người có người có sắc, có người có tài nhưng tất cả đều không có đức, không có tình yêu đối với đất nước Việt Nam của chúng tôi khi các ngươi phát ngôn cổ súy, đòi tự do cho tội phạm phạm tội “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”. Đất nước này, không cần những con người này, như Bác Hồ từng căn dặn "Có tài mà không có đức là người vô dụng". Những người có tài, có sắc mà không có não như các vị thì hãy cút khỏi đất nước Việt Nam đang ngày càng phát triển này.

 HAN@

Tổng thống Đức nêu vụ Mẹ Nấm?

02/07/2017
Tổng thống Đức (phải) trao giải thưởng về nhân quyền cho đại diện của luật sư Nguyễn Văn Đài hồi tháng Tư năm nay.
Thủ tướng Việt Nam dự kiến sẽ hội đàm với Tổng thống Đức vào cuối tuần này, và nhiều khả năng, vấn đề nhân quyền qua vụ kết án blogger Mẹ Nấm sẽ nổi lên trong cuộc đối thoại.
Thông tin trên trang web của nguyên thủ Đức cho biết rằng ông Frank-Walter Steinmeier sẽ trao đổi với ông Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 6/7, khi người đứng đầu chính phủ Việt Nam tới thăm.
Đức là một trong số các quốc gia đã mạnh mẽ lên tiếng chỉ trích việc Hà Nội mới kết án 10 năm tù đối với bà Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức blogger Mẹ Nấm.
Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm.
Hôm 30/6, bà Bärbel Kofler, đại diện về nhân quyền của chính phủ Đức, cho biết rằng bà “bàng hoàng” trước án tù mà bà nói có “động cơ chính trị” và “đi ngược lại các nguyên tắc về nhân quyền và vi phạm các nghĩa vụ quốc tế trong lĩnh vực quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết”.
“Mức án nặng còn cho thấy sự bất hợp lý và thiếu cân nhắc đối với quyền căn bản về tự do biểu đạt và tự do báo chí được Hiến pháp Việt Nam đảm bảo”, bà Kofler nói trong một thông cáo.
Quan chức về nhân quyền của Đức nói tiếp: “Bản án khiến tôi đau buồn khi nghĩ đến số phận của chị Quỳnh và hai con vị thành niên của chị ấy. Điều đáng buồn nữa là chính phủ Việt Nam không tận dụng tiềm năng của các công dân tận tâm cho việc thúc đẩy sự phát triển đất nước. Tôi hi vọng rằng tòa sẽ tuyên vô tội ở phiên xét xử phúc thẩm”.
Bà Quỳnh trong phiên xử ngày 29/6.
Bà Quỳnh trong phiên xử ngày 29/6.
​Vấp phải chỉ trích từ các nước và nhiều tổ chức, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng nói rằng bà Quỳnh đã được xử “đúng theo các quy định pháp luật Việt Nam”.
Đức là một trong số các quốc gia phương Tây đã mạnh mẽ thúc đẩy nhân quyền ở Việt Nam. Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier hồi tháng Tư vừa qua từng gặp người đại diện cho luật sư Nguyễn Văn Đài tới nhận giải thưởng về nhân quyền mà nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù này được Liên đoàn Thẩm phán Đức trao tặng. Vợ ông Đài, bà Vũ Minh Khánh, hồi cuối năm 2016 cũng đã tới Đức vận động cho tự do của chồng bà.
Chính vì các lý do trên, mà một số nhà quan sát nhận định với VOA Việt Ngữ rằng vấn đề nhân quyền Việt Nam, nhất là vụ blogger Mẹ Nấm, có thể sẽ nổi lên trong chuyến công du Đức của Thủ tướng Việt Nam.
Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Phúc tới thăm Đức và Hà Lan từ ngày 5 tới 11/7 để “củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Đức, thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu và quản lý nước và đối tác chiến lược về nông Nghiệp bền vững và an ninh lương thực với Hà Lan”.
Tin cho hay, tại Đức, nhà lãnh đạo này “dự kiến có cuộc hội đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel, hội kiến Tổng thống Đức, gặp lãnh đạo quốc hội và một số bộ, ngành, các doanh nghiệp lớn của Đức; tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20, phát biểu khai mạc Diễn đàn Doanh nghiệp Việt - Đức”.
Tính tới ngày 2/7, trang web của chính phủ Đức chưa thấy xác nhận cuộc gặp giữa bà Merkel và ông Phúc.

Con đường đưa Venezuela tới thảm họa rắc đầy tiền của Trung Quốc

Chủ nhật, 02/07/2017 | 08:07 GMT + 7 11,096 lượt xem

Các khoản tiền vay bị chính trị hóa đã làm cho đất nước xã hội chủ nghĩa Nam Mỹ này mắc kẹt dưới những khoản nợ cao như núi của Trung Quốc – nhưng bây giờ một số người lại muốn đăng ký xin được Bắc Kinh “ra tay tế độ”.
Nền kinh tế Venezuela và Trung Quốc dường như chẳng có gì chung. Chính phủ Nicolás Maduro đã cướp bóc công ty dầu khí Petróleos de Venezuela (PDVSA) để chi trả cho cuộc “cách mạng Bolivari”, phong trào xã hội chủ nghĩa được khởi động dưới thời Hugo Chávez. Khi giá dầu giảm, nước này thậm chí không thể tiến hành sửa chữa các giàn khoan hay trả lương cho người lao động để tiếp tục có thu nhập, và chính phủ hiện đang đối mặt với cuộc nổi dậy của quần chúng. Trong khi đó, cách nửa vòng trái đất, các trung tâm mua sắm của Trung Quốc sáng rực ánh đèn, trái ngược hẳn với những quầy hàng trống rỗng của Venezuela.
Nhưng, tình trạng đổ nát của Venezuela liên quan nhiều tới Trung Quốc hơn người ta tưởng – đặc biệt là với kế hoạch khuếch trương ảnh hưởng trên toàn cầu của Trung Quốc thông qua nền ngoại giao tài chính của Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình. Sự sụp đổ của Venezuela là bài học thực tế về giá quá đắt mà các đối tác với Trung Quốc – cũng như chính Trung Quốc cần phải học.
Trong vài năm, sau khi Chavez nắm được quyền lực vào năm 1999, Trung Quốc – coi nhà lãnh đạo mới là này đồng minh về ý thức hệ – bắt đầu cho Venezuela vay nhiều hơn. Đến năm 2006, các khoản nợ của chế độ Chavez đã làm người ta lo ngại – Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, Paul Wolfowitz, khi nói đến Venezuela, đã nhận xét rằng “có nguy cơ thực sự khi chứng kiến các quốc gia được hưởng lợi từ việc cắt giảm nợ lại bị nợ thêm một lần nữa”.
Về mặt chính thức, những món tiền vay từ Bắc Kinh không kèm theo những điều kiện phi tài chính. Thực tế thì tế nhị hơn. Không ai nghi ngờ việc Bắc Kinh ít quan tâm tới những thứ như nhân quyền, bảo vệ môi trường và chống tham nhũng khi họ làm việc ở nước ngoài. Cho đến thời gian gần đây, thậm chí việc đưa cờ tới vị trí có giá trị địa chính trị cũng không phải là vấn đề quan trọng đối với các nhà kỹ trị Trung Quốc.
Nhưng người ta tập trung chú ý vào lợi ích của Trung Quốc. Từ năm 2.000, động cơ thúc đẩy các khoản đầu tư và cho vay của Trung Quốc đã là mở ra những thị trường xuất khẩu mới và đảm bảo việc tiếp cận với các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Lợi ích của Trung Quốc trong việc lôi kéo bạn bè ở Tây bán cầu trong khi vẫn đảm bảo được việc tiếp cận với nguồn dầu khí trùng hợp với sự quan tâm của Venezuela đối với việc đa dạng hóa khách hàng, chứ không chỉ tập trung vào Mỹ như trước. Nhưng quyền lợi trùng hợp không có nghĩa là Trung Quốc giảm một phần lãi suất cho vay. Trung Quốc cho Venezuela với giá cắt cổ. Hiện nay, Trung Quốc không chịu đàm phán lại những khoản nợ đó, ngay cả khi nền kinh tế và ngành dầu khí của quốc gia Nam Mỹ này đã sụp đổ.
Từ năm 2007 đến năm 2014, Trung Quốc cho Venezuela vay 63 tỷ USD – 53% tất cả các khoản vay mà Bắc Kinh dành cho khu vực Mỹ Latin trong giai đọan này. Sự hào phóng đi kèm theo một cái bẫy; để đảm bảo việc trả nợ, Bắc Kinh khăng khăng đòi trả bằng dầu hỏa. Hầu hết các khoản vay được thỏa thuận khi giá dầu ở mức hơn 100 USD/thùng, như đã từng xảy ra trong giai đọan 2007 – 2014, và dường như cả hai bên đều được lợi. Tuy nhiên, tháng 1 năm 2016, giá dầu giảm xuống còn 30 USD/thùng, làm cho khoản nợ của Venezuela trở thành quá lớn. Để trả nợ cho Bắc Kinh, nếu theo thỏa thuận truớc đây, Venezuela phải chuyển một thùng thì nay phải chuyển hai thùng.
Nếu Venezuela sụp đổ và Maduro ra đi không kèn không trống thì Trung Quốc sẽ gặp rủi ro lớn về ngoại giao và tài chính. Các nhà chính trị đối lập nhận thức rõ rằng Trung Quốc đang chống lưng cho chế độ Maduro. Chính phủ Venezuela mới có thể từ chối thẳng thừng việc thực hiện nghĩa vụ do chế độ Maduro để lại và quay sang Washington để tìm sự giúp đỡ. Điều đó có thể làm cho Trung Quốc lúng túng, cả về kinh tế lẫn chính trị. Trong quá khứ, Trung Quốc từng ủng hộ mạnh mẽ quyền không trả nợ – nếu đấy là nợ các nước phương Tây.
Nhưng việc Venezuela vỡ nợ có thể gây ra những hậu quả không chỉ đối với Caracas và Bắc Kinh. Là một phần của sáng kiến Một Vành Đai, Một Con Đường (BRI), Trung Quốc đang có kế hoạch mở rộng cách làm với Venezuela sang nhiều nước trên thế giới. Lợi dụng sức mạnh tài chính và chuyên môn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội để đẩy mạnh ảnh hưởng, lôi kéo bạn bè và đồng thời vẫn bảo vệ được tài sản.
Việc Mỹ, dưới thời Donald Trump, rút khỏi vai trò lãnh đạo lịch sử đã tạo điều kiện cho Trung Quốc trong việc thúc đẩy tầm nhìn địa chiến lược vĩ đại này, đặc biệt là sau khi chính quyền Barack Obama không theo đuổi đến cùng việc “xoay trục sang châu Á”. Nhiều nước châu Á đang nói thầm, và một số nói công khai, về việc muốn Mỹ can dự nhiều hơn vào khu vực này chứ không lặng lẽ đầu hàng trước ưu thế của Bắc Kinh. Nhưng nếu phải lựa chọn là thỏa thuận đầy rủi ro với Bắc Kinh hay không có thỏa thuận nào với phương Tây, nhiều người đã cho thấy rằng họ sẽ chọn Bắc Kinh.
Venezuela sụp đổ là do chế độ độc tài xấu xa thi hành những chính sách kinh tế đầy tai họa, lại được mạnh thường trợ giúp bằng những khỏan tín dụng gần như vô giới hạn. Hỗn hợp độc hại này cũng hiện diện tại nhiều quốc gia đang nhận những khoản vay lớn của qua dự án Một Vành Đai, Một Con Đường (BRI) của Trung Quốc. Lo lắng về sự trì trệ của nền kinh tế, các nhà độc tài trên khắp thế giới tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng những khoản vay của Trung Quốc nhằm tài trợ cho các dự án tốn kém nhưng không có hiệu quả, bất chấp những hậu quả trong dài hạn.
Trong khi Trung Quốc có thể khẳng định rằng các quyết định đầu tư của họ là hòan tòan mang tính thương mại, thì lịch sử của nước này với Venezuela lại khẳng định ngược lại. Điều đó đã được xác nhận bởi những vấn đề xuất hiện trong các dự án liên quan đến BRI. Trong khoảng thời gian ngắn, từ năm 2016, chúng ta đã chứng kiến những vấn đề nợ nần lớn từ các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở Sri Lanka và Pakistan. Trung Quốc đã đàm phán để đổi khoản nợ của mình lấy hợp đồng thuê 99 năm trong dự án xây dựng cảng ở Sri Lanka cùng với khu vực kinh doanh xung quanh hải cảng này. Trung Quốc đã cấp những khoản tài trợ khẩn cấp cho Pakistan trong năm vừa qua, nhằm ngăn chặn một cuộc khủng hoảng tiền tệ có khả năng xảy ra, nhưng vẫn có kế hoạch đầu tư 52 tỷ USD trong vài năm tới vào các dự án cơ sở hạ tầng của nước này.
Bắc Kinh thích trích dẫn Kế hoạch Marshall khi nói về BRI, nhưng việc làm của họ thì gian xảo và vị kỉ hơn. Chương trình BRI không cung cấp những khoản vay ưu đãi hay viện trợ quốc tế, mà dựa trên lãi suất trên thương trường, các khoản cho vay có lãi suất cao. Sau đó, các nước vay vốn phải sử dụng các công ty, đầu vào và công nhân Trung Quốc để xây dựng đường sắt và cảng ở nước của họ. Trung Quốc cho vay không phải vì có tầm nhìn dài hạn về trật tự thế giới hoàn hảo hơn như những người ủng hộ họ thích tuyên bố, mà do những tính toán về tài chính: Họ cần giữ cho các công ty đã bị nợ lút đầu lút cổ tiếp tục sống và người lao động của họ có việc làm.
Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt. Hiện đã có các báo cáo nói rằng các quan chức Trung Quốc tin là sẽ bị thua lỗ đáng kể từ các khoản đã cho các nước Nam Á và Trung Á vay – những nước này có thể không trả được. Xem xét trường hợp Sri Lanka, nước này không trả nổi khoản vay trị giá 2 tỷ USD của Trung Quốc, nhưng sau đó lại được Bắc Kinh cho vay thêm khoản tiền 32 tỷ USD để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng. Cũng có những lý do chính đáng để tin rằng Pakistan sẽ không thể hấp thụ được các khoản đầu tư lớn của Trung Quốc mà không gây ra lạm phát, và do đó, làm xói mòn khả năng trả nợ.
Theo các tuyên bố chính thức, Trong 10 đến 15 năm tới, Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 5 ngàn tỷ USD vào dự án BRI. Nếu số tiền này được vật chất hóa trên thực tế, thì đây là khoản tiền rất lớn, ngay cả đối với Trung Quốc, dù là tính theo giá trị tuyệt đối hay trong tương quan với GDP thì cũng thế. Điều đó có nghĩa là, ngay cả việc mất khả năng thanh tóan những khoản nợ tương đối nhỏ cũng có thể gây ra những thiệt hại to lớn, cả về kinh tế lẫn chính trị.
Cho vay những khoản tiền lớn có tính phá hoại, làm cho các nước đang phát triển lâm vào tình trạng đổ nát là cách tốt nhất để Trung Quốc đánh mất sự tín nhiệm trên toàn thế giới. Ở Sri Lanka đã xảy ra nhiều cuộc biểu tình và bạo loạn về những khoản nợ của Trung Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh dựa vào phe đối lập Venezuela để không bị nước này xù nợ. Tất cả những việc này là giá đắt đối với uy tín của Trung Quốc. Chứng kiến những hậu quả của những khoản vay của Bắc Kinh đối với Venezuela, Sri Lanka và Pakistan, những con nợ tiềm tàng khác dường như đã không còn nhiệt tình vay Bắc Kinh nữa – hay chí ít cũng nhận thức rõ hơn về những rủi ro có thể gặp.
Các dự án vay quy mô lớn mà không tập trung vào khả năng sống sót về mặt kinh tế của dự án và khả năng trả nợ của bên vay, hầu như không phải là cơ sở vững chắc nhất cho nền ngoại giao tài chính mà Trung Quốc đang tìm cách thực hiện. Trong trường hợp tốt nhất, nó sẽ dẫn đến nghi ngờ và căng thẳng giữa chủ nợ và con nợ. Trong trường hợp xấu nhất, nó sẽ cho thấy sự tàn phá về mặt tài chính đối với những nước đang oằn lưng duới gánh nặng nợ nần mà họ không thể trả được bằng ngoại tệ mà chính họ cũng không có. Nếu việc cho vay của Trung Quốc không trở nên thông minh hơn, nước này có thể phát hiện ra rằng chẳng còn ai quan tâm tới số tiền mà họ có thể cung cấp.
Tác giả: Christopher Balding hiện là phó giáo sư về kinh doanh và kinh tế học tại trường HSBC Business School ở Thâm Quyến và là tác giả cuốn Sovereign Wealth Funds: The New Intersection of Money and Power.
Xem thêm:

Những mảng tối từ việc một nhà báo bị bắt

Sự kiện nhà báo Lê Duy Phong (báo điện tử Giáo dục Việt Nam) bị bắt không chỉ khiến làng báo rúng động mà còn trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của cư dân mạng.
Sở dĩ, sự việc này được người ta chú ý, không phải chỉ vì nó diễn ra cận kề ngày 21/6, cũng không phải vì đây là sự việc đầu tiên trong làng báo mà có lẽ nó được người ta quan tâm bởi sự trắng trợn và cả tính bất ngờ của nó.
Trước đó, chính Phong đã có loạt bài điều tra làm xôn xao dư luận về tài sản nhà cửa, đất đai… của một loạt quan chức cao cấp tỉnh Yên Bái, vốn dĩ rất nổi tiếng với vụ 2 cán bộ cao cấp của tỉnh bị bắn chết ngay tại trụ sở. Những phóng sự đã vạch ra sự thật trần trụi và rất cay đắng rằng, trong khi tỉnh Yên Bái còn nghèo, đứng thứ 6/10 tỉnh nghèo nhất nước, hộ nghèo chiếm tới 34% dân số, thì có những cán bộ có nhà cửa rất to, rất rộng rất hiện đại mà giờ được đồng loạt gọi là “biệt phủ”. Nó đối lập hoàn toàn với đời sống chung của nhân dân trong tỉnh, những người mà các cán bộ này phải phục vụ họ, làm công bộc cho họ. Là nói mặt bằng chung, chứ nếu kể những người nghèo thì còn là cả trời cả vực. Sự ngăn cách ấy, cái khoảng cách giàu nghèo ấy, rõ ràng nó đã xúc phạm đến lý tưởng cao đẹp mà toàn Đảng, toàn dân ta đang hướng tới: Làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
“Biệt phủ” của gia đình Giám đốc sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái là một trong những cơ ngơi gây sóng gió dư luận thời gian qua.
Nhưng rồi, cũng chính Phong đã nhân danh chống tham nhũng để… trấn lột tham nhũng. Hành động đưa tiền cho nhà báo, số tiền không nhỏ, đến 200 triệu đồng của ông Giám đốc sở Kế hoạch và Đầu tư, một sở được gọi là “siêu sở” trong hệ thống hành chính nước ta, rõ ràng không thể coi là hành động hiếu hỉ thông thường. Dù bất cứ biện minh nào cũng không thể khiến người ta hết nghi ngờ. Và chỉ mấy ngày sau cú nhận tiền này, Phong lại “mần” cú nữa từ một doanh nghiệp và lần này thì Phong gặp… ma, diễn từ thành ngữ “đi đêm có ngày gặp ma” của cha ông ta.
Cũng phải thấy rằng, không phải ngẫu nhiên mà Phong lại chọn Yên Bái để làm tiền trắng trợn thế. Cái tỉnh rất oai hùng với “khởi nghĩa Yên Bái” lừng danh ngày nào vài năm trở lại đây có khá nhiều chuyện lùm xùm, mà đỉnh điểm là việc 2 cán bộ đầu tỉnh bị bắn chết. Và sau đấy, như cái dớp, các vụ lùm xùm tiếp tục bị phanh phui.
Nhà báo Lê Duy Phong đã tham gia vào quá trình điều tra ấy, công bố cho mọi người biết, một số giám đốc sở ở Yên Bái có gì? Nhưng đau lòng là, Phong đã dùng thông tin mình có, dùng bài báo mình viết và cao hơn, đã dùng quyền lực của nhà báo, dùng niềm tin của bạn đọc, để làm cái việc tồi tệ, mà các nhà báo chân chính nghe đã xấu hổ.
Với cơ chế báo chí hiện nay, nói thật là, những nhà báo như Phong không phải là cá biệt. Rất nhiều nhà báo đã đánh mất mình, biến mình thành hung thần với các doanh nghiệp, các cơ quan và những cán bộ thoái hóa.
Thay vì viết bài công bố vạch trần tiêu cực thì những nhà báo như thế này lại biến những việc ấy thành nơi trao đổi, thành cơ hội làm ăn. Việc viết bài, dọa viết bài, đăng bài, rút bài… diễn ra trong mê lộ của những cuộc mặc cả hết sức trắng trợn, hết sức xấu hổ và hết sức bất nhân. Họ đã biến công cụ được giao, khai thác chút khả năng mình có, thành thứ để kiếm ăn bất chính. Và, quả là, đi đêm lắm thì sẽ gặp ma…
Nhưng cũng phải thấy thêm mặt nữa, ấy là những tiêu cực trong xã hội khá nhiều chính là đất để những nhà báo biến chất khai thác kiếm ăn. Công cuộc chống tham nhũng càng chống có vẻ càng… không giảm. Những cá nhân biến chất biết cách để bịt những chỗ cần bịt. Một trong những nơi họ phải bịt là báo chí. Và họ biết những mắt xích nào cần đột phá, Nguyễn Duy Phong là một mắt xích như thế.
Có người đặt câu hỏi, ông Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư Yên Bái ấy, chỉ nguyên Lê Duy Phong đã phải đưa 200 triệu, vậy thì còn bao nhiêu chỗ như Duy Phong để phải đưa nữa? Duy Phong chưa phải nhà báo nổi tiếng và tờ báo mà anh phục vụ cũng không phải báo lớn, mà còn phải thế, thì còn bao nhiêu chỗ “cần phải như thế” nữa?
Và cũng thấy, té ra cái việc nhận tiền, rất nhiều tiền, chỉ để… không làm gì cả, không viết gì cả, không đăng gì cả, quả là nó rất nhẹ nhàng và hết sức dễ dàng, đương nhiên nữa, chả thế mà đang viết bài đánh đấm tưng bừng thế, vẫn lái xe lên nhận tiền, một cách vừa công khai vừa liều lĩnh, để rồi bị tóm. Và cũng thấy, cái việc đưa tiền để không bị phanh phui nó cũng đương nhiên biết bao. Từ vụ 5 chục triệu, phui ra vụ 200 triệu đồng và nghe nói, không chỉ có thế?
Từ việc nhà báo Lê Duy Phong bị bắt này, rõ ràng, rất nhiều vấn đề đang được lộ ra và cũng khiến chúng ta giật mình khi thấy những mảng tối ở trong giới báo chí và cả quan chức.
Văn Công Hùng/Nguoiduatin.vn

Những dấu hiệu bất thường của “ông trâu” húc chết chủ ở Đồ Sơn

TIẾN NGUYỄN | 

Những dấu hiệu bất thường của “ông trâu” húc chết chủ ở Đồ Sơn
Trâu số 18 sau khi được khống chế - Ảnh CTV

Trước khi xảy ra vụ việc, "ông trâu" số 18 có nhiều biểu hiện lạ. Tuy khó kiểm chứng nhưng những biểu hiện lạ của con trâu này đang khiến dân Đồ Sơn suy nghĩ: Điều gì khiến "tính nết" trâu chọi này thay đổi đột ngột?

Một chủ trâu nhiều năm tham gia giải cho hay, theo thường lệ, trước khi vào thi đấu, người chủ phải đưa trâu ra đền làm lễ, nhưng con trâu số 18 có biểu hiện rất lạ.
Đến cửa đền, nó tỏ ra mất bình tĩnh, khi chủ trâu cố dắt nó vào thì nó lồng lên bỏ chạy.
Cũng theo người này, làm lễ trước khi vào trận đấu là một thủ tục tâm linh, tuy không bắt buộc nhưng nó đã là "lệ bất thành văn" trước mỗi mùa giải.
Dù là vòng sơ loại, nhưng nhìn chung thủ tục đó cũng giống vòng chung kết. Các chủ nhân phải dắt trâu ra làm lễ thành hoàng. Sau đó, trâu chọi được gọi là "ông trâu”, rồi chủ tế mới xin phép thành hoàng đưa trâu đi thi đấu.
Những dấu hiệu bất thường của “ông trâu” húc chết chủ ở Đồ Sơn - Ảnh 1.
Đoàn kiểm tra của Bộ VHTT&DL kiểm tra thực tế. Ảnh: CTV
Theo một người có thâm niên dắt trâu thi đấu, một biểu hiện lạ nữa là khi vào sân thi đấu, trâu số 18 nhất định không chịu ra, chủ nhân phải dắt mãi mới vào được sới.
Ngay cả khi vào trong sới, trâu số 18 khi được bỏ rợ mũi không lao vào đấu ngay mà chỉ nhằm chủ nhân của trâu đối diện húc. Khi không húc được, trâu số 18 quay trở lại húc chính chủ nhân của mình tử vong.
Được biết, con trâu này mua ở Tây Nam bộ với giá 100 triệu đồng. Trước khi được chủ nhân ở Hải Phòng mua về, nó đã đánh bại 5 con trâu to khỏe khác.
Theo một số người dân địa phương, trâu số 18 khi mua về được cho là không hợp với chủ. Phải mất nhiều thời gian, trâu mới thuần.
Tuy nhiên, trong khi làm quen với không khí lễ hội, trâu số 18 tỏ ra hung hãn. Đến khi vào sới thì xảy ra vụ việc đáng tiếc trên.
theo Lao Động

TT PUTIN GẶP RIÊNG CHỦ TỊCH TRẦN ĐẠI QUANG ĐỂ TRAO ĐỔI CHUYỆN GÌ ?

Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho Trần Đại Quang thăm Nga

Trong chuyến thăm Nga lần này của CT Trần Đại Quang, theo thông tin báo chí đưa thì có một cuộc gặp hẹp với TT Putin ?
2 người đứng đầu 2 nước Việt-Nga từng có một thời gian dài là đồng minh thân thiết với nhau, bây giờ tự nhiên họp kín với nhau; có chuyện gì cơ mật, quan trọng mà cần phải gặp riêng để bàn thảo; chuyện gì vậy ta ?
Trong khi quan hệ giữa 2 nước Việt-Nga lâu nay có vẻ hững hờ chẳng ra đồng minh, chẳng ra bè bạn, chẳng ra bồ bịch; tóm lại không có gì là mặn nồng nếu không vì những quan hệ tình nghĩa với nhau trong quá khứ…
Theo người viết bài này, Putin gặp riêng Trần Đại Quang nhằm trao đổi, bàn và định vị với Trần Đại Quang về các mối quan hệ phức tạp  giữa Nga-Việt-Trung Quốc và Mỹ trong giai đoạn hiện tại và thời gian tới theo cách nhìn của Nga và chắc do Trung Quốc nhờ Nga tác động...
Đây là một sối quan hệ hết sức phức tạp, rất khó mạch lạc bởi các “cuộc tình tay ba, tay tư”… này vì: Nga với Mỹ đang đụng độ với nhau, xung khắc với nhau về quyền lợi an ninh chiến lược tại nhiều địa bàn. Để đối phó với đòn cấm vận với Mỹ, Nga buộc lòng phải xích lại gần Trung Quốc; Đây thực ra là một sách lược bất đắc dĩ của Nga: tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa…vì trong quan hệ Nga-Trung về lâu dài đang tiềm ẩn không ít rủi ro…
Theo người viết bài này, Putin gặp Trần Đại Quang để thăm dò, can gián, dèm pha cái mối quan hệ Việt-Mỹ-Nhật; có vẻ như Việt Nam ngày càng xích lại gần nhau trước sức ép hung đồ từ phía Trung Quốc…
Theo 1 nguồn tin đang kiểm chứng: Trong chuyến thăm Trung Quốc của TBT Nguyễn Phú Trọng trước khi đi Mỹ, trong cuộc gặp riêng, Tập Cận Bình đã tỏ ra sỗ sàng, sử dụng những lời thô lỗ “tau, mi” với Nguyễn Phú Trọng khi nói về quan hệ giữa 2 đảng, 2 nước…
Để chuyến thăm Hoa Kỳ của TBT Nguyễn Phú Trọng được an toàn tuyệt đối, lấy cớ sang để hâm lại cái lễ ký kết hủy bỏ lệnh cấm vận Việt- Mỹ, TT Obama đã đưa một chuyến chuyên cơ chở Bill Clinton sang Việt Nam trùng vào thời điểm Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ.
Nhiều người đoán, Obama đưa chuyên cơ Mỹ sang để chở TBT Nguyễn Phú Trong đi Mỹ cho nó an toàn, đi bằng phi cơ Việt nhỡ đường sá xa gặp trục trặc động cơ máy bay trên không thì xôi hỏng bỏng những toan tính chiến lược của Mỹ trong chính sách bắt tay với CS Hà Nội…Một loạt máy bay mới tình của Việt Nam trước đó chẳng đã bị nổ mà cho đến nay vẫn chưa công bố nguyên nhân…
Có vẻ như để đi  phát tín hiệu Việt Nam vẫn giữ một khoảng cách rắn với Hoa Kỳ, vụ xử blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh được triển khai bằng một bản án tàn khốc: 10 năm tù; Bản án được tuyên phải chăng đó là tín hiệu, thông điệp Việt Nam muốn cho Nga, Hoa Kỳ và Trung Quốc biết: Việt Nam vẫn giữ khoảng cách rắng cứng với Hoa Kỳ…
Vụ xử blogger Mẹ Nấm, người được Hoa Kỳ vinh danh, trao giải bằng 1 bản án 10 năm tù là tín hiệu cho thấy: có những ranh giới đỏ mà giới lãnh đạo Việt Nam xác định khi bắt tay với Hoa Kỳ. Một cái tát cảnh báo cho những ai muốn dựa hơi Hoa Kỳ mà nổi dậy làm loạn, đòi dân chủ đa nguyên. Hoa Kỳ muốn xoay trục, phân phát ảnh hưởng tại Đông Á thì phải “ngoan, hiền, nhũn, nhịn” với sự ương ngược của các đảng viên CS?
Vậy thì chuyến thăm Nga lần này, Đoàn của CT Trần Đại Quang đã gặt hái được những gì ?
Có vẻ như đoàn ông Trần Đại Quang thì có vẻ khiêm nhường gặt hái về kinh tế thương mại vì Nga cũng đang bí ! Ông Trần Đại Quang có vẻ không mặn mòi lắm với những lời khuyên giải, can gián của Putin trong quan hệ với Trung Quốc và khối liên minh Mỹ-Nhật, điều này được thể hiện qua những tín hiệu được báo chí đưa dưới đây…Hình ảnh có liên quan

Ông Trần Đại Quang yêu cầu Nga tiếp tục ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp trên Biển Đông
Tháng Sáu 30, 2017

Việt Nam yêu cầu Liên bang Nga ủng hộ lập trường của Hà Nội về cuộc tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, và mang đóng góp vào việc duy trì hòa bình trong khu vực, – đó là tuyên bố hôm thứ Sáu của Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang.
“Chúng tôi đề nghị Nga và Quốc hội Nga tiếp tục ủng hộ lập trường của chúng tôi về vấn đề Biển Đông. Chúng tôi đề nghị Liên bang Nga mang đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn hàng hải và giao thông tại vùng biển này, để giải quyết những tranh chấp ở đây theo con đường hòa bình vì nền hòa bình chung của toàn khu vực”, — ông Trần Đại Quang nói trong cuộc hội đàm với nhà lãnh đạo Duma Quốc gia Nga Vyacheslav Volodin.
Theo lời ông, Việt Nam “coi trọng vai trò của Nga trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.
“Chúng tôi cho rằng sự tham gia tích cực và mang tính xây dựng của Nga tại khu vực này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình và ổn định”, — nguyên thủ quốc gia Việt Nam nói thêm.
Nguồn: Sputniknews
 

Tương lai quan hệ hợp tác Việt - Nga phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn và quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp

17:05 30/06/2017
Tiếp tục lịch trình chuyến thăm chính thức Liên bang Nga, sáng 30-6, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự và phát biểu tại Lễ khai mạc Toạ đàm Kinh tế Việt Nam - Liên bang Nga do Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ Kinh tế Liên bang Nga phối hợp tổ chức.
Buổi toạ đàm đã thu hút hơn bốn trăm đại biểu đại diện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư của cả hai nước. Đại diện lãnh đạo nhiều Bộ, Ngành tham gia chuyến thăm của Chủ tịch nước cùng dự. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng; Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh; Bộ trưởng Bộ Kinh tế Liên bang Nga điều hành buổi toạ đàm.
Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Kinh tế Liên bang Nga đọc lời chào mừng và nêu ý kiến đề dẫn, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã phát biểu, chia sẻ tình cảm cùng mối quan tâm đặc biệt của người đứng đầu Nhà nước Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp của hai quốc gia.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ khai mạc Toạ đàm Kinh tế Việt - Nga. 
Xác định quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện, đặc biệt giữa Việt Nam và Liên bang Nga được định hình và phát triển dựa trên 3 trụ cột vững chắc, đó là: Quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời; Tình cảm sâu sắc và sự tin cậy chính trị đã được thử thách qua thời gian; Khuôn khổ hợp tác chiến lược toàn diện đã được thiết lập trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, đầu tư...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho biết: "Sau hơn 3 thập kỷ thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế năng động, phát triển nhanh và ổn định, có quy mô trên 220 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 2.100 USD với tầng lớp trung lưu được coi là phát triển nhanh của thế giới...
Đến nay, Việt Nam đã thu hút được trên 300 tỷ USD vốn đầu tư từ 119 đối tác và đang trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử, dệt may, nông nghiệp. 
Không chỉ thu hút hiệu quả đầu tư nước ngoài, Việt Nam cũng đã đầu tư sang 72 quốc gia, vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký hơn 21 tỷ USD trong nhiều lĩnh vực như dầu khí, khai khoáng, viễn thông, nông - lâm nghiệp, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, dịch vụ… với những đối tác chính là những quốc gia có quan hệ hữu nghị lâu đời".
Mặc dù không quên khẳng định Liên bang Nga hiện là đối tác nước ngoài duy nhất có quan hệ hợp tác đầu tư mang tính tương tác cao với Việt Nam khi quy mô thu hút và đầu tư của mỗi nước đều vượt 1 tỷ USD và về thương mại, Liên bang Nga là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam với kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2016 đạt trên 2,7 tỷ USD, song theo như Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhìn nhận: "Kết quả này còn rất khiêm tốn so với mục tiêu 10 tỷ USD năm 2020 mà lãnh đạo hai nước đã đề ra".
Từ thực tế đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cho rằng: "Tương lai của quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên bang Nga không chỉ phụ thuộc vào mong muốn và nỗ lực của hai nhà nước và nhân dân hai nước, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tầm nhìn và quyết tâm của cộng đồng doanh nghiệp". 
Vấn đề là cộng đồng doanh nghiệp cần chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng đón nhận cơ hội mới, chia sẻ những ý tưởng mới, những giải pháp sáng tạo. 
Trên cương vị của mình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: "Nhà nước Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp Liên bang Nga kết nối đầu tư, kinh doanh hiệu quả, ổn định lâu dài gắn với sự phát triển bền vững của Việt Nam".
"Sự thành công của các bạn cũng là sự thành công của chúng tôi" - kết thúc bài phát biểu, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Sau khi tham gia Lễ khai mạc toạ đàm Kinh tế Việt - Nga, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới thăm Tập đoàn Dầu khí Zarubezhneft, một doanh nghiệp dầu khí lớn của Nga đang tham gia tích cực vào thị trường Việt Nam với nhiều dự án lớn.

Phạm Khải