Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

'Cần phấn đấu có nhiều Viettel hơn nữa'; Cần 'minh bạch' về quân đội làm kinh tế

  • 6 giờ trước

Đại tướng Ngô Xuân LịchBản quyền hình ảnhGETTY IMAGES
Image captionBộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Ngô Xuân Lịch từng là Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của quân đội nước này.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Tập đoàn Viễn thông Quân đội và biểu dương thành tích của doanh nghiệp nay, đồng thời khẳng định quân đội cần phải làm tốt nhiệm vụ 'sản xuất, kinh doanh,' theo truyền thông Việt Nam.
Hôm 07/7/2017, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương được báo Thanh Niên tường thuật chuyến thăm tới Viettel và dẫn lời nói:
"Phấn đấu làm sao có nhiều Viettel nữa. Điều này chứng minh rằng chủ trương xây dựng các doanh nghiệp quân đội của Đảng ta là đúng đắn."


Theo báo này, Tướng Lịch đã lưu ý Viettel "cần kết hợp chặt chẽ kinh tế-quốc phòng, quốc phòng-kinh tế, giữ vững nguyên tắc lãnh đạo của Đảng vừa là doanh nghiệp làm kinh tế, vừa là một đơn vị tổ chức quân dụng đặt trong quân đội, nên phải gương mẫu."
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam cho rằng tham gia phát triển, xây dựng kinh tế là 'chức năng', là sự thể hiện 'bản chất sâu sắc truyền thống vẻ vang' của quân đội Việt Nam, tướng Lịch được dẫn lời nói:
"Hơn 70 năm qua, thực hiện chức năng này, chúng ta đã hoàn thành và hoàn thành xuất sắc.
"Gần đây, phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tham gia xoá đói giảm nghèo; triển khai xây dựng các khu kinh tế quốc phòng ở các địa bàn chiến lược, trọng điểm mà không doanh nghiệp nào tới được; tạo điều kiện đưa hàng vạn hộ dân cư lên các điểm định cư, các địa bàn mới, sinh sống lâu dài, tạo ra thế bố trí chiến lược hết sức trọng yếu về quốc phòng an ninh."
'Đảng lãnh đạo tuyệt đối'

Doanh nghiệp ViettelBản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM/AFP
Image captionCác thành tích của Viettel đã được lãnh đạo Bộ Quốc phòng của Việt Nam biểu dương và đánh giá cao, theo truyền thông nhà nước.

Tướng Lịch, nguyên Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị Quân đội Việt Nam, cho rằng 'nhiệm vụ quan trọng' này đang bị 'các thù lực thù địch tập trung chống phá', ông được tờ báo Việt Nam dẫn lời nói thêm:
"Nhiệm vụ tham gia sản xuất, xây dựng kinh tế đã, đang và sẽ là chức năng nhiệm vụ hết sức quan trọng của quân đội, nhưng lại là điểm mà các thế lực thù địch tập trung chống phá. Chúng cho rằng quân đội không làm kinh tế.
"Nguyên tắc chúng ta là Đảng lãnh đạo tuyệt đối về mọi mặt đối với quân đội, không giao cho tổ chức, cá nhân nào lãnh đạo, điều hành quân đội", Bộ trưởng Việt Nam phát biểu trong chuyến thăm Viettel hôm thứ Sáu.


Theo báo Quân đội Nhân dân hôm 07/7, cùng tham dự buổi làm việc của Tướng Lịch với Tập đoàn Viettel có các quan chức cao cấp khác của đảng, chính quyền và quân đội mà đều là ủy viên Trung ương Đảng.
Đó là Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Trương Minh Tuấn; Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh; Thứ trưởng Quốc phòng Trung tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương và Thượng tướng Bế Xuân Trường, cùng các lãnh đạo khác của các cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng.
Tại cuộc đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, lãnh đạo Viettel, Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên Trung ương Đảng, đã trình bày mục tiêu của tập đoàn này tới năm 2020 trở thành một Tập đoàn công nghiệp, viễn thông 'toàn cầu hùng mạnh', tập trung vào 4 thành tố là:
"Viễn thông - lĩnh vực cốt lõi nhất của Viettel; đầu tư nước ngoài - mở rộng thị trường cho viễn thông mà cho cả nghiên cứu sản xuất; Công nghiệp công nghệ cao (CNC), bao gồm công nghiệp quốc phòng CNC, mà trọng tâm là các vũ khí chiến lược; về an ninh mạng sẽ là một bộ phận của tác chiến mạng quân đội, bảo vệ các mạng, các hệ thống CNTT trọng yếu trong quân đội, phát triển các công cụ, vũ khí về tác chiến không gian mạng như một ngành công nghiệp quốc phòng," theo báo Quân đội Nhân dân hôm thứ Sáu.
Trong tháng qua, một sỹ quan cao cấp khác của Quân đội, Thượng tướng Lê Chiêm được báo chí Việt Nam hôm 23/06/2017 trích thuật nói nhiệm vụ của Quân đội nay là "tập trung cho xây dựng chính quy hiện đại để bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân".
Ngoài cam kết dừng mọi dự án quanh sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sân golf của công ty quân đội Him Lam, nằm sát đường băng, đã gây điều tiếng nhiều năm qua, Tướng Chiêm còn nói về các doanh nghiệp khác.
"Tất cả các doanh nghiệp quân đội phải cổ phần hóa, thoái vốn, chuyển ra ngoài hết, còn cái nào là phục vụ quốc phòng chứ không để làm kinh tế," báo chí Việt Nam trích lời Tướng Chiêm phát biểu tại một cuộc họp do Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì.
Tuần này, Thủ tướng Phúc đang ở Hamburg, Đức dự Hội nghị G20.

Cần 'minh bạch' về quân đội làm kinh tế

  • 7 giờ trước
Nhà báo Trần Tiến ĐứcBản quyền hình ảnhFB TRAN TIEN DUC
Image captionNhà báo Trần Tiến Đức nhấn mạnh nhu cầu minh bạch các thông tin về làm ăn kinh tế và đóng góp trong lĩnh vực này của quân đội trước người dân ở Việt Nam.
Việt Nam cần minh bạch về các hoạt động làm kinh tế của quân đội nước này để lộ trình 'cải cách' được thực hiện đúng đắn và hợp lý và người dân có được thông tin, theo ý kiến của khách mời tại Bàn tròn của BBC hôm thứ Năm.
Từ Hà Nội, hôm 06/7/2017, nhà báo Trần Tiến Đức trước hết đưa ra quan niệm của ông về vai trò và chức năng của quân đội, ông nói:
"Tôi có đọc những ý kiến lấy thí dụ những bằng chứng lịch sử từ thời nhà Trần, các thời vua từ trước, đến khi hết chiến tranh, người ta binh sỹ về làm nông, nhưng tôi nghĩ thời đại mỗi thời một khác.
"Thời này, có lẽ theo tôi hiểu quân đội phải chính quy hiện đại, phải tập trung vào việc tập luyện để bảo vệ Tổ quốc, và những cơ sở quốc phòng chủ yếu tập trung vào sản xuất là khí tài, vũ khí, quân trang v.v... để phục vụ cho việc sẵn sàng chiến đấu của quân đội để bảo vệ đất nước."
'Minh bạch thông tin'
Nhấn mạnh nhu cầu về tính minh bạch trong thông tin về các hoạt động kinh tế và đóng góp trong lĩnh vực này của quân đội Việt Nam, ông Trần Tiến Đức nói tiếp:
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.Bản quyền hình ảnhFB
Image captionỞ Việt Nam, khi nhà nước, trong đó có một bộ phận là quân đội, làm kinh doanh, thì tài nguyên quốc gia do nhà nước toàn quyền sử dụng và người dân không được biết về các cân nhắc lời lãi, theo kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
"Về ngân sách như thế nào, tôi phải nói rằng chúng tôi không biết rõ được ngân sách quốc phòng của Việt Nam là bao nhiêu và ngân sách đó có đủ để chi cho những nhu cầu quốc phòng hay không. Cái đó người dân chúng tôi không được biết.
"Qua các con số dẫn ra về các doanh nghiệp quân đội, thì chắc chắn họ có đóng góp phần nào cho quốc phòng, nhưng vấn đề như tôi muốn nói là tính minh bạch của các thông tin đó như thế nào? Vấn đề minh bạch và trung thực về tình hình tài chính (như thế nào)?
"Cái đó trong thông tư 182 năm 2016 do Bộ Quốc phòng ban hành cũng đã nêu rất rõ, chứng tỏ trong đó có những vấn đề và chúng ta biết là có những vụ tham nhũng liên quan đến quân đội mà trước đây cũng đã phải xử và sau này cũng có những tin đồn này nọ mà chắc cũng khó nói ra được.
"Tất nhiên, tôi đồng ý với ông Nguyễn Xuân Nghĩalà chuyện này không thể làm được ngày một, ngày hai, mà chắc chắn phải có một lộ trình; và trước hết tôi nghĩ rằng nó phải minh bạch từ những đầu vào, tức là từ đất đai sử dụng như thế nào? Có hợp lý hay không?
"Nếu là lấy đất của dân, phải đền bù rõ ràng như là vụ Đồng Tâm, chứ không thể nào nhập nhằng được, và tất cả nguồn đầu vào cũng phải tiến đến rất minh bạch, vậy những doanh nghiệp ấy đóng góp được gì cho quốc phòng, có thế chúng ta mới có thể có một lộ trình đúng đắn và hợp lý được," nhà báo tự do nói với BBC.
'Tranh luận là tốt'
Thời gian gần đây, truyền thông của Việt Nam, trong đó có báo Quân Đội Nhân Dân và báo Dân Trí, đã đăng tải các thông tin giới thiệu các quan điểm khác nhau trong giới chức lãnh đạo quân đội, đảng và chính quyền về việc quân đội thôi làm kinh tế, hay vẫn tiếp tục như một nhiệm vụ 'chính trị'.
Bình luận về diễn biến này, từ Học viện Chính sách và Phát triển thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, PGS. TS. Phạm Quý Thọ nói với BBC:
PGS. TS. Phạm Quý Thọ.Bản quyền hình ảnhFB PHẠM QUÝ THỌ
Image captionCuộc tranh luận đang diễn ra ở Việt Nam về quân đội có nên tiếp tục làm kinh tế hay không là một điều'tốt', theo PGS. TS. Phạm Quý Thọ.
"Tôi đồng tình với ý kiến rằng đây là một việc tốt, khi chúng ta (Việt Nam) vẫn diễn ra những cuộc tranh luận như thế này, trước hay sau chúng ta cũng phải có hướng giải quyết, Sự việc nóng bỏng lên bắt đầu từ việc sân golf ở trong Tân Sơn Nhất, mà đất đó đã được giao cho Bộ Quốc phòng, dù trước đó nó có ở trong quy hoạch của sân bay Tân Sơn Nhất
"Sau đó Bộ Quốc phòng quản lý, bây giờ trước nhu cầu mới và phát triển của ngành hàng không Việt Nam, trong đó có hàng không dân dụng yêu cầu Bộ Quốc phòng trả lại, đi đến một quyết định của Thủ tướng và Chính phủ là quân đội tạm dừng, hay là thôi, không làm kinh tế nữa mà tập trung làm sau đó cho chuyên nghiệp.
"Tuy nhiên, sau khi ý kiến này được tung ra và được công khai trên các mặt báo rồi trong dư luận, thì lại có một luồng ý kiến ngược lại gần đây xuất hiện một cách khá mạnh mẽ cho rằng... là quân đội nhưng vẫn phải làm kinh tế và đó là một nhiệm vụ chính trị.
"Đây là một suy nghĩ từ rất lâu rồi từ khi quân đội của chúng ta (Việt Nam) là quân đội nhân dân, sau đó trải qua một thời kỳ chiến tranh rất là dài với một lực lượng rất hùng hậu và thậm chí rất nhiều trang thiêt bị do quân đội quản lý, thì đã xuất hiện việc vừa làm kinh tế và vừa làm nhiệm vụ quốc phòng. Đấy là tính chất lịch sử.
"Tuy nhiên, 30 năm đổi mới rồi, chúng ta đã chuyển từ một trạng thái từ chiến tranh, sau đó là giải quyết hậu quả sau chiến tranh và bây giờ chúng ta đang chuyển sang thời bình, trong lúc chuyển này, đôi lúc cũng có những tranh chấp biên giới, hải đảo, tuy nhiên chủ đạo vẫn là chuyển sang kinh tế thị trường, phải khẳng định như vậy.
"Khi chuyển sang kinh tế thị trường, không những kinh tế tuân theo kinh tế thị trường, mà người dân, chính phủ và chính quyền cũng dần dần phải tuân theo kinh tế thị trường,...," chuyên gia về chính sách công nói với BBC.

Khi nào ngã ngũ?

TS. Nguyễn Quang ABản quyền hình ảnhFB NGUYEN QUANG A
Image captionNếu có cải cách trong vấn đề quân đội thôi không làm kinh tế nữa, thì quá trình sẽ 'rất chậm chạp' và 'khó khăn', theo TS. Nguyễn Quang A.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A cho rằng cuộc tranh luận này thực ra là một cuộc 'đấu tranh nội bộ' giữa các nhóm có quan điểm và lợi ích khác nhau ở trong đảng và quân đội mà hiện chưa 'ngã ngũ', ông nói:
"Qua cuộc thảo luận chủ yếu trên Quân đội Nhân dân và một số báo, có thể thấy rằng lực lượng có thể nói là bảo thủ muốn giữ nguyên trạng thái quân đội làm kinh tế bây giờ đã có một cuộc tấn công rất mãnh liệt để chống lại những tư tưởng có vẻ tiến bộ một chút là quân đội dừng hoạt động.
"Và việc này chỉ có ngã ngũ nếu mà ở trên chóp bu lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, hai phái ấy, phái nào thật sự ưu thế áp đảo, thì lúc đó sẽ thắng và có thể sẽ có cải cách gì đó một chút, nhưng cải cách ấy sẽ diễn ra một cách rất chậm chạp và khó khăn.
"Còn ngược lại phe bảo thủ mà thắng thế, thì họ vẫn giữ nguyên và thậm chí họ nói đây là nhiệm vụ chính trị từ xưa đến nay rồi và thậm chí lại tăng cường hơn nữa.
"Thực sự ở đây người ta nói rất nhiều về các nhóm lợi ích, ở bên ngoài chúng ta có thể nhìn thấy các nhóm đó cạnh tranh, đấu tranh với nhau một cách rất quyết liệt, và từ bên ngoài xã hội, chúng ta cũng phải lên tiếng để làm sao góp sức vào việc thay đổi cho tốt hơn."
Cũng về vấn đề này, Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp đưa ra ý kiến, ông nói với BBC:
"Nếu để đi đến một tiến bộ như là Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Lê Chiêm nói thì cũng phải mất rất nhiều thời gian nữa, ông Chiêm nói vào ngày 23/6 thì ngày 05/7 có bài của Thượng tướng Trần Đơn.
"Ông Chiêm cũng như là ông Đơn đều là Thứ trưởng, cùng là Thượng tướng, nhưng ông Đơn nằm trong Thường vụ Quân ủy (Trung ương), còn ông Chiêm chỉ nằm trong Chi ủy viên,
"Chuyện này có lẽ sắp tới Quân ủy phải họp thường xuyên, cần phải để ý xem (trong) các cuộc họp thì Bí thư Quân ủy, tức là Tổng Bí thư và các Ủy viên Thường vụ khác nói như thế nào.
"Thế còn cho đến năm 2025 như là Nghị quyết số 425 của Thường vụ Quân ủy Trung ương, thì chắc chắn rằng không có bỏ hoạt động kinh tế của quân đội," ông Hà Hoàng Hợp nêu nhận định.

Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc; TQ: ‘thăm dò Biển Đông vì khoa học, không vì chủ quyền’


Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc


media
thăm dò Biển Đông vì khoa học, không vì chủ quyền’
Một giàn khoan dầu của tập đoàn Ấn Độ ONGC ( ảnh: en.wikipedia.org)
Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam.
Mới nhất là sự kiện được tiết lộ hôm 06/07/2017, theo đó Hà Nội đã triển hạn giấy phép thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam, cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Trước đó là thông tin về việc Hà Nội cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền.
Theo trang mạng Mỹ The American Interest hôm qua, quả đúng là với hai động thái liên tiếp đó, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò « đối thủ hàng đầu » của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tác giả bài viết trên trang mạng Mỹ, thời điểm Việt Nam bật đèn xanh cho các hành động đó không có gì là ngẫu nhiên.
Việc Việt Nam triển hạn cho ONGC Videsh tiếp tục thăm dò lô 128 được quyết định ngay sau khi ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh kết thúc 4 ngày công du Ấn Độ, nơi ông đã thảo luận về an ninh và hợp tác kinh tế, với một đối tác vốn không ngần ngại tái khẳng định rằng mọi nước cần phải bảo vệ quyền « tự do hàng hải và pháp luật quốc tế » ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của Reuters, chống lại tham vọng của Trung Quốc muốn khống chế toàn bộ Biển Đông là điều được Hà Nội và New Delhi chia sẻ, và trong một vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng cường giúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng, cung cấp tầu tuần tra, huấn luyện phi công và thủy thủ tàu ngầm, cho Việt Nam tiếp cận thông tin vệ tinh để giám sát vùng biển của mình.
Chính trong chiều hướng kháng lại Trung Quốc đó, mà Việt Nam và nhất là Ấn Độ, đã tiếp tục hợp tác thăm dò lô 128, dù nơi đó được cho là sẽ không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.
Lý do tiếp tục hợp tác là « chiến lược », như một quan chức Ấn Độ từng xác nhận với Reuters. Có thể hiểu chiến lược là duy trì sự hiện diện cụ thể tại một nơi mà Trung Quốc đòi chủ quyền, mặc nhiên chọc thủng đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Ý nghĩa chiến lược « cắt đứt đường lưỡi bò » cũng có thể được thấy qua việc Việt Nam bật đèn xanh cho liên doanh Talisman Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 mà Trung Quốc từng nhận là của họ và giao quyền khai thác cho hãng Brightoil ở Hồng Kông.
Những động thái được cho là bạo dạn của Việt Nam chống lại Trung Quốc trên Biển Đông cũng đã được giới quan sát lồng vào trong bối cảnh tân chính quyền Mỹ của ông Donald Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra « bảo vệ quyền tự do hàng hải » trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.
Song song với các sự kiện đó, hai chiến hạm Mỹ cũng đã cập cảng Cam Ranh từ hôm qua, bắt đầu các hoạt động diễn tập với Hải Quân Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của sự kiện này chính là địa điểm diễn tập là Cam Ranh.
Đây là hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng ý nghĩa chống Trung Quốc được nêu bật vì diễn ra chỉ vài ngày sau khi một tàu chiến của Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.
Cho đến gần đây, Trung Quốc đã gần như được tự do tung hoành ở Biển Đông. Với việc Việt Nam hành động mạnh mẽ hơn chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và các cường quốc lớn như Hoa Kỳ Ấn Độ, Nhật Bản, can dự nhiều hơn, câu hỏi mà tờ The American Interest đặt ra là liệu cục diện có sẽ thay đổi được hay không?

TQ: ‘thăm dò Biển Đông vì khoa học, không vì chủ quyền’

08/07/2017
Tàu ngầm thăm dò đại dương Giao Long (Jiaolong) của Trung Quốc.

Các nhà khoa học Trung Quốc bênh vực các hoạt động thăm dò Biển Đông sử dụng công nghệ cao, họ biện minh rằng đây là một nỗ lực hợp pháp để nghiên cứu khoa học chứ không phải là một mánh khóe để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.
Ông Lin Qi, trợ lý nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải ở tỉnh Hải Nam, nói một tàu ngầm thăm dò nước sâu và mạng lưới quan sát dưới nước do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển sẽ thu thập dữ liệu về các vùng biển sâu nhất thế giới để có thể sử dụng trong khai thác khoáng sản.
Ông Lin nói:
"Trong một chừng mực nào đó, có thể nói việc này giúp bảo vệ tuyên bố chủ quyền của chúng tôi, nhưng thực sự mục tiêu của các dự án này chủ yếu không phải để chứng minh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."
Có lẽ nên nói rõ viện nghiên cứu nơi ông Lin làm việc là thuộc quyền quản lý của chính quyền trung ương.
Công nghệ mới là gì?
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA, ông Lin giải thích đó là công nghệ thăm dò các dãy núi và rãnh trong đại dương, cả ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hơn 90 % diện tích Biển Đông, chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại một số vùng lãnh hải trong Biển Hoa Đông.
Các học giả cỉa các cơ quan nhà nước thường phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc.
Giới quan sát bên ngoài Trung Quốc xem tàu ngầm thăm dò nước sâu Giao Long (Jiaolong) và hệ thống quan trắc dưới nước là một nước cờ để thắt chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc tại biển Đông.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hồi tháng Sáu cho biết tàu Giao Long vừa hoàn thành 5 năm thử nghiệm để chuẩn bị cho một sứ mệnh toàn cầu vào năm 2020.
Hồi đầu năm nay, Mạng thông tin Hải dương Trung Quốc cho biết mạng lưới quan trắc sẽ truyền thông tin về đáy biển trực tiếp và liên tục về đất liền, đồng thời “thăm dò tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đáy biển cho các nhu cầu toàn diện của nhiều ứng dụng".
Ông Lin bác bỏ những lo ngại ở nước ngoài rằng các dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để tăng cường sức mạnh quân sự của nước ông.
Các lực lượng vũ trang Trung Quốc hoạt động phần lớn trong bí mật và đã giành được thế đứng trên một số đảo lớn hơn trong số các đảo nhỏ trong Biển Đông.
Ông Lin nói: "Vì mức độ hiểu biết của người ta chưa đầy đủ, có thể nói trong lĩnh vực thăm dò đại dương, rất nhiều nước đã có những dự án để nghiên cứu tỉ mỉ chủ đề này, và tàu Giao Long là một chương trình đại diện cho Trung Quốc."
Đa mục đích
Các chuyên gia bên ngoài Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh đang sử dụng công nghệ để tìm tài nguyên cũng như cơ hội để chứng minh chủ quyền của mình.
Ông Oh Ei Sun, giảng dạy môn nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nanyang Singapore, nói:
"Trước hết là mục đích kinh tế, thứ hai là một hành động để thể hiện chủ quyền.”
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã gây phẫn nộ tại các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nước này, khi lắp đất xây đảo nhân tạo để dùng vào mục đích quân sự, đồng thoio72 đưa tàu tuần duyên vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực.

Biển Đông: Hà Nội triển hạn cho Ấn Độ tìm dầu ở lô bị Bắc Kinh yêu sách

mediaBiển Đông : Lô 128 mà tập đoàn Nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh được giấy phép thăm dò.Ảnh chụp màn hình (twitter.com)
Việt Nam vừa triển hạn thêm hai năm giấy phép cho một tập đoàn dầu hỏa Ấn Độ quyền thăm dò và khai thác một khu vực ở Biển Đông bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Thông tin này đã được tập đoàn Ấn Độ có liên quan tiết lộ ngày hôm qua, 06/07/2017 với hãng tin Anh Reuters.
Theo ông Narendra K. Verma, giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Nhà Nước Ấn Độ ONGC Videsh, Việt Nam đã chính thức gởi công văn gia hạn thêm 2 năm giấy phép cho tập đoàn Ấn Độ này thăm dò lô mang ký hiệu 128 ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.
Việt Nam cấp phép cho tập đoàn Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 2006, sau đó triển hạn tiếp tục, và giấy phép hiện hành đã hết hạn vào giữa tháng 6 năm nay.
Vấn đề đối với lô 128 là một phần của lô này nằm bên trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông
Một quan chức cao cấp của ONGC Videsh, xin giấu tên, đã công nhận rằng việc gia hạn quyền khai thác lô 128 mang ý nghĩa chiến lược và chính trị hơn là kinh tế, thương mại vì tiềm năng dầu khí tại khu mỏ này chỉ khiêm tốn, trong lúc rủi ro lại cực cao. Quan chức này xác định : « Việt Nam cũng muốn chúng tôi tiếp tục ở đó vì những hành động can thiệp của Trung Quốc ở Biển Đông ».
Riêng tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) thì đã từ chối bình luận sự kiện này.
Theo hãng Reuters, việc Việt Nam gia hạn giấy phép cho tập đoàn ONGC Videsh thăm dò lô 128, chắc chắn sẽ bị Trung Quốc phản đối, vào lúc mà mới đây, Hà Nội đã khiến Bắc Kinh bực tức khi cho khởi sự khoan dò tại lô 136-06 xa hơn về phía Nam, một khu vực mà Trung Quốc đã cấp phép khai thác cho một tập đoàn Hồng Kông có hai quan chức cao cấp đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo.
Sau khi thông tin này bị tiết lộ, vào hôm qua, 06/07/2017, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng cho rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ quốc gia nào « tiến hành các hoạt động đơn phương và bất hợp pháp về dầu khí tại vùng biển Trung Quốc có chủ quyền ».
Trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Trung Quốc lại kêu gọi các nước có liên can « hành động trên cơ sở gìn giữ hòa bình và ổn định trong vùng và không làm việc gì khiến cho tình hình phức tạp thêm ».
Trước đó, giới quan sát đã gắn liền việc Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến đi thăm Việt Nam và hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung với sự kiện Việt Nam cho tiến hành khoan dò tại lô 136-06.

RFI: Donald Trump và Vladimir Putin : đồng cân nhưng không đồng lượng; Hai vị nguyên thủ Nga - Mỹ gặp nhau bên lề G 20; Đức: Đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát bên lề thượng đỉnh G20; Lãnh đạo Nga - Mỹ vô cùng vui vẻ trong lần đầu đối mặt




Tú Anh


mediaẢnh ghép: Tổng thống Nga Vladimir Putin (T) và tổng thống Mỹ Donald Trump.REUTERS
Căng thẳng tột độ tại G20. Donald Trump-Vladimir Putin, cuộc diện kiến bốc lửa. Tổng thống Mỹ dọa « trả đũa » Bắc Triều Tiên trước giờ gặp chủ tịch Trung Quốc. Nhật-Châu Âu đạt đồng thuận tự do hóa mậu dịch. Chiến lược «tất cả cho năng lượng sạch» của Pháp là một số chủ đề trên báo Pháp ngày 07/07/2017.
« Putin ở thế mạnh »
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chiếm trung tâm điểm thời sự quốc tế trong khuôn khổ G20 tại Hambourg, Đức Quốc, mà nóng bỏng nhất là cuộc gặp lần đầu tiên với tổng thống Nga Vladimir Putin. Căng thẳng vì « nếu không thành công thì Donald Trump bị chê là không có tài thương lượng, nhưng nếu đạt được thỏa hiệp nào đó thì chủ nhân Nhà Trắng sẽ bị lên án phản bội quyền lợi nước Mỹ ». Đó là nhận định của Iouri Rogoulev, chuyên gia Nga đại học nhà nước MGU ở Matxcơva với Le Figaro, trong bài « Putin ở thế mạnh ».
Cũng cùng nhận định « cuộc gặp đầu tiên trong căng thẳng tột độ », nhà báo Philippe Gélie của Le Figaro cảnh báo : sau khi biểu dương tình thân hữu với « hồn châu Âu » tại Vacxava, tổng thống Mỹ đến khu mìn bẫy tại Hambourg.
Cuộc thảo luận giữa Donald Trump và Tập Cận Bình được Le Figaro dự báo là « bế tắc » : Mỹ không chấp thuận đề nghị có qua có lại của Bắc Kinh : Bình Nhưỡng ngưng thử tên lửa và hạt nhân, Mỹ và Hàn Quốc ngưng tập trận. Theo chuyên gia Even Medeiros của Eurogroup, Washington không quan tâm đến đề nghị này. Trong sáu tháng tới, Mỹ sẽ tăng cường áp lực lên Bình Nhưỡng. Hồi mùa xuân năm nay, khi tiếp Tập Cận Bình ở Mar-al-Lago, Florida, Donald Trump đã quạt một cơn gió lạnh trong lúc ăn tráng miệng bằng một tràng Tomahawk vào Syria. Chủ tịch Trung Quốc ngồi tĩnh lặng. Lần này, viễn cảnh Mỹ oanh kích Bắc Triều Tiên, sát cạnh Trung Quốc, sẽ làm cho bầu không khí nặng nề thêm và chắc chắn Tập Cận Bình sẽ không im lặng.
Bên cạnh những cuộc thảo luận bên lề với thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đây là lần đầu tiên Donald Trump gặp Vladimir Putin trong bối cảnh xung khắc nặng nề. Cả hai đều có cùng tâm tính vũ phu và tự phụ. Tuy gần đây, sau khi oanh kích Syria, Trump cho là mối quan hệ với Nga đã xuống thấp đến mức lịch sử, ông vẫn tiếp tục ngưỡng mộ Putin và muốn hợp tác thay vì đối đầu với Nga, và thất bại, như ba vị tiền nhiệm.
Vấn đề là tổng thống Trump đang bị một cuộc điều tra liên bang nghi ngờ « thông đồng » với điện Kremlin nên ông ít nhiều bị trói tay. Tổng thống Mỹ không thể tuyên bố « Nga là bạn còn kẻ thù là báo chí, là công luận ».
Giúp Donald Trump tránh sơ hở ở G20
Giới chức Mỹ xem « tâm lý thích làm bạn với Putin » của Donald Trump là dấu hiệu của sự yếu đuối cộng với nhược điểm không nắm vững hồ sơ và thích được tán dương, tổng thống Mỹ sẽ sụp bẫy một cách dễ dàng một nhân vật đa mưu túc trí như Putin. Do vậy, chính quyền Mỹ chuẩn bị cho cuộc hội kiến Trump-Putin thật kỹ càng : một tập hồ sơ « dầy cộm » phân tích từng điểm tâm lý của cựu điệp viên KGB, do tình báo Mỹ cung cấp.
Nhiều chuyên gia Mỹ, cựu viên chức trong bộ Ngoại Giao và Quốc Phòng như John Herbst và Evelyn Farkas lo ngại tổng thống Trump sẽ bị Putin đánh lừa bằng những luận điểm trấn an nào là « nước Nga không phải là mối đe dọa » nào là « NATO không quan trọng ». Đề phòng mọi tình huống, bà Fiona Hill, một nữ chuyên gia Mỹ đặc trách hồ sơ nước Nga trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, tháp tùng phái đoàn tổng thống với nhiệm vụ mỗi ngày thuyết trình cho vị tổng thống có tiếng thích nghe nhưng lười đọc.
Lời tuyên bố hôm thứ Năm tại Ba Lan lên án « thái độ gây bất ổn định » của Matxcơva được xem là đáng khích lệ. Quốc Hội Mỹ đang chờ lãnh đạo hành pháp nói thẳng với Putin về chuyện Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ .
Bên cạnh đó, Nga-Mỹ còn nhiều điểm nóng khác từ Ukraina cho đến Syria nơi mà nguy cơ chạm trán trực diện trên không đang đe dọa và cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên, Putin bắt tay ủng hộ Tập Cận Bình.
Theo Le Figaro, sau nhiều tháng lời qua tiếng lại trên các hồ sơ nóng bỏng, G20 là cơ hội để hai tổng thống Mỹ và Nga trực tiếp đọ sức.
Le Monde trong bài « Giờ sự thật giữa Trump và Putin » cũng lưu ý tổng thống Mỹ không đơn độc hội kiến tay đôi với tổng thống Nga mà được một phái đoàn bao bọc. Câu hỏi đặt ra là liệu Doanld Trump có nêu lên hồ sơ gây bất hoà là chuyện Nga nhúng tay vào bầu cử Mỹ năm 2016 ? Đó cũng là câu hỏi của nhật báo Công Giáo La Croix.
JEFTA : Bruxelles cám ơn Donald Trump
Trong lĩnh vực thương mại, Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản đạt thỏa thuận nguyên tắc về mậu dịch tự do JEFTA hôm 06/07/2017 là thông tin được Le Monde và La Croix phân tích sâu rộng.
Theo Le Monde, Bruxelles, muốn xây dựng một hiệp định thương mại tự do với Nhật Bản để chứng minh với thế giới, trước tiên là với nước Mỹ của Donald Trump, là Liên Hiệp Châu Âu từ chối chính sách bảo hộ mậu dịch và tiếp tục theo con đường tự do thương mại. Chính động lực chính trị và địa chính trị đã làm tăng tốc tiến trình đàm phán bắt đầu từ năm 2013.
Tokyo, thất vọng vì lập trường của Donald Trump đơn phương bỏ Hiệp định TPP, vội vàng tăng tốc ngả theo châu Âu với Hiệp Định JEFTA.
Nhật báo Công Giáo chú ý đến những nhượng bộ đôi bên : thỏa thuận nguyên tắc là cơ sở của một hiệp định chiến lược thương mại tương lai giữa hai đại cường kinh tế, giảm hàng rào thuế quan bao trùm đến 99% trao đổi song phương.
Libération cũng nhập trận với nhận định : khi chọn thời điểm một ngày trước khi G20 khai mạc để thông báo thỏa thuận mậu dịch tự do JEFTA , Liên Hiệp Châu Âu và Nhật Bản gửi thông điệp thách thức Donald Trump. Một nhà ngoại giao châu Âu « cám ơn » tổng thống Mỹ, nhờ chính sách « nước Mỹ trên hết » mà Bruxelles và Tokyo đạt được thỏa thuận chiến lược JAFTA. Tháng 11/2016, một ngày sau khi có kết quả bầu cử tổng thống Mỹ, thủ tướng Shinzo Abe đã bắn tin với Bruxelles là Nhật Bản muốn khẩn cấp đạt thỏa thuận mậu dịch tự do với bạn hàng thứ ba, chấp nhận điều chỉnh một số tiêu chuẩn sao cho hài hoà với châu Âu, nhất là trong ngành xe hơi.
Ukraina : tượng Lênin lăn lóc
Nhật báo Libération cánh tả - đưa độc giả sang hai vùng đất nóng, nóng vì chiến tranh : Ukraina và Irak.
Trong số đặc biệt về Lênin, phóng viên ảnh Niels Ackermann đi khắp cùng đất nước Ukraina kể cả ở vùng Donbas, trong vòng ba năm, mang về cho độc giả những tấm ảnh chụp các bức tượng của Lênin bị hạ bệ, rỉ sét, bị vất bỏ đó đây. Những bức tượng này vừa là biểu tượng của một thời Liên Xô sụp đổ vừa là biểu tượng của bàn tay can thiệp của Nga vào Ukraina.
Mossul : có một thiên đường sau địa ngục
Cũng với hình ảnh, phóng sự, các đặc phái viên của Libération đưa về từ trận Mossul. Một thanh niên Irak mô tả tình hình mỗi ngày mỗi sáng sủa. Tuy đầu óc của anh « căng cứng »nhưng hạnh phúc được sống và thoát nạn « như từ địa ngục về đến thiên đường ».
Quân đội càng tiến gần tuyến phòng thủ sau cùng của Daech, giao tranh càng dữ dội. Từng đàn trẻ con kêu khóc, phụ nữ vật vã, đàn ông thất thần là khung cảnh thấy hàng ngày. Mỗi sáng, khi thấy quân đội tiến đến, mọi người ra đường tay xách nách mang, bồng bế, dìu dắt thân nhân bị thương đi ngược lại để được cứu trợ.
Trong khi đó, Le Monde và La Croix nhấn mạnh đến cuộc khủng hoảng tại vùng Vịnh : Qatar bác tối hậu thư của các anh em thù địch. La Croix tìm hiểu thêm vì sao Thổ Nhĩ Kỳ không bỏ rơi Qatar. Les Echos chú ý đến khủng hoảng tại Nam Mỹ : Venezuela lún sâu vào vòng bạo lực. Phe tổng thống Maduro tấn công vào Quốc Hội. Một triệu người đã chạy sang Colombia lánh nạn.
Pháp : thời của « cán bộ khung », của chuyên viên giỏi …
Thời sự không phải chỉ có chiến tranh và xung đột. Les Echos và Le Figaro cùng đưa hai tin phấn khởi : Tuyển dụng nhân viên có khả năng chuyên môn đạt kỷ lục. 215 000 trong năm nay tăng hơn 5% so với năm 2016. Dự kiến 237 000 cho năm tới 2019. Trên đây là số liệu cho Hiệp Hội Việc Làm của Chuyên Viên Apec loan báo.
Theo Le Figaro, không khí lạc quan có được là nhờ kinh tế tăng trưởng tốt và lãnh vực dịch vụ phát triển mạnh.
Les Echos cho biết mọi ngành nghề từ xây dựng cho đến vi tính đều phất lên. Nhưng điều này cũng bắt đầu gây tác dụng ngược, là mặt trái của chiếc huy chương : nhiều công ty không tìm ra được chuyên viên trong các ngành điện toán, nghiên cứu mà kể cả trong lãnh vực dịch vụ thương mại cũng thiếu.
Hệ quả tích cực là nhiều chủ nhân quay sang tuyển chọn các sinh viên mới ra trường hoặc những người sắp đến tuổi về hưu, thành phần bị xao lãng mỗi khi kinh tế bị khó khăn.
…và năng lượng sạch
Hồ sơ môi trường khí hậu nổi cộm với kế hoạch gây « sốc » của bộ trưởng Môi Trường Nicolas Hulot thông báo hôm thứ Năm : Hulot muốn dẹp xe chạy xăng và dầu cặn. Chương trình hành động lâu dài cải cách năng lượng từ nay đến năm 2040, les Echos ghi nhận.
Trong khi đó, Le Figaro đặt nghi vấn : liệu kế hoạch không dùng xăng dầu có thực tế hay không ? Bộ trưởng Pháp táo bạo nhưng giới kỹ nghệ gia tuyên bố sẵn sàng ủng hộ, chấp nhận thử thách.

Hai vị nguyên thủ Nga - Mỹ gặp nhau bên lề G 20

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức vào ngày 7 tháng 7 năm 2017.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một cuộc họp bên lề Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hamburg, Đức vào ngày 7 tháng 7 năm 2017.
 AFP photo

Hội nghị lãnh đạo các quốc gia thuộc nhóm G-20 khai mạc vào ngày 7 tháng 7 tại Hamburg, Đức với các chủ đề chính trong chương trình nghị sự gồm chống khủng bố, thương mại toàn cầu và biến đổi khí hậu.
Thủ tướng nước chủ nhà, bà Angela Merkel, bày tỏ hy vọng lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển tham dự hai ngày hội nghị tìm được những tương nhượng và giải đáp cho một loạt các vấn đề như vừa nêu.
Tin cho hay lãnh đạo nhiều quốc gia tăng cường áp lực đối với tổng thống Donald Trump trong việc tương nhượng về hai chủ đề biến đổi khí hậu và mậu dịch toàn cầu.
Trong một thông cáo chung được đưa ra nhóm bốn nước BRICS gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc kêu gọi đẩy mạnh công tác thực thi Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu. Tổng thống Donald Trump vào tháng qua rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận này.
Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận Bình, cho rằng Thỏa thuận Paris là một đồng thuận quan trọng không phải dễ dàng gì đạt được nên không thể dễ dàng từ bỏ nó.
Tại kỳ họp năm nay ở Đức, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump sẽ có cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên với người tương nhiệm Nga, Vladimir Putin.
Cuộc gặp này được theo dõi sát sao trong bối cảnh những cáo buộc từ phía tình báo Hoa Kỳ về việc Nga can thiệp vào chiến dịch bầu cử để ứng viên Donald Trump giành được thắng lợi.
Ngay trước cuộc gặp, hai vị nguyên thủ Nga- Mỹ khi được hỏi đều cho rằng họ mong đợi được gặp nhau vì có nhiều vấn đề để bàn thảo.
Vào khi hội nghị G-20 khai mạc, nhiều cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra tại thành phố cảng Hamburg của Đức.
Cảnh sát cho biết có ít nhất 111 viên chức của họ bị thương trong những cuộc đụng độ với người biểu tình chống G-20. Có gần 30 người bị bắt và 15 người khác bị tạm câu lưu.
Cảnh sát thành phố Hamburg được tăng cường với lực lượng hỗ trợ từ cả nước đưa đến. Hai chục ngàn cảnh sát trực để tuần tra trong thành phố và cả trên không, trên biển.


Đức: Đụng độ dữ dội giữa người biểu tình và cảnh sát bên lề thượng đỉnh G20


mediaXe cảnh sát bị người biểu tình đốt cháy ở Hambourg, Đức, bên lề thượng đỉnh G20. Ảnh ngày 07/07/2017.Reuters
Hôm nay, 07/07/2017, hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 khai mạc tại thành phố Hambourg của Đức dưới sự bảo vệ an ninh chặt chẽ. Khoảng 20.000 cảnh sát từ khắp nước Đức đã được điều động đến thành phố cảng này để đối phó với nguy cơ khủng bố và bạo động.
Các vụ đụng độ lại nổ ra bên lề hội nghị thượng đỉnh G20. Những người biểu tình đã đốt nhiều xe của cảnh sát. Theo hãng tin DPA, cảnh sát Đức vừa công bố bản tổng kết mới về các vụ đụng độ đêm qua, với 111 người bị thương bên phía cảnh sát. Tổng cộng đã có 29 người biểu tình bị câu lưu và 15 người bị tạm giam.
Theo nhà chức trách Đức, sẽ có đến 100 ngàn người biểu tình trong nhiều ngày tới. Hôm nay, những người biểu tình lại cố làm rối loạn buổi khai mạc thượng đỉnh bằng cách chặn đường các phái đoàn dự hội nghị. Cảnh sát Đức đã dùng vòi rồng và hơi cay để giải tán các đoàn biểu tình.
Nghiệp đoàn cảnh sát GdP hôm nay đã lên án các vụ tấn công của những nhóm cực đoan hung dữ, đã cố tình nhắm vào cảnh sát, làm ảnh hưởng đến các cuộc tuần hành ôn hòa của hàng chục ngàn người khác. Các vụ bạo động của những nhóm cự đoan này có nguy cơ làm rối loạn thượng đỉnh G20.
Từ Hambourg, thông tín viên Pascal Thibault gởi về bài tường trình :
« Khoảng 20 000 cảnh sát đã được huy động để bảo vệ thượng đỉnh G20. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử của thành phố này, lực lượng an ninh được huy động nhiều như thế. Nhiều chuyên gia đặt câu hỏi vì sao mà một hội nghị thượng đỉnh lớn như thế lại được tổ chức ngay giữa một thành phố nổi tiếng là nơi có một phe cực tả rất mạnh.
Ông Andreas Blechschmidt, người phát ngôn dự án "Rote Flora" (Thực vật đỏ), biểu tượng của phong trào này, cho biết : « Phong trào cực tả vẫn khẳng định từ những năm 1970 rằng chúng tôi đã không công nhận độc quyền của Nhà nước về bạo lực, rằng chúng tôi vẫn có phương án sử dụng bạo lực như là phương tiện đấu tranh. »
Đó là những hành động bạo lực mà cảnh sát đã dự trù sẽ đối phó. Nhóm thành viên cực tả tại Hambourg có sự tiếp sức của những thành phần cực đoan khác từ khắp nước Đức và từ nước ngoài.
Ông Timo Zill, phát ngôn viên của cảnh sát Hambourg nói rằng : « Chúng tôi ước tính số người biểu tình bạo động là khoảng từ 7 đến 8 nghìn người. Đó là lý do tại sao chúng tôi mở một trại giam với sức chứa lên tới 400 người trong thời gian diễn ra thượng đỉnh G20. Những thẩm phán có mặt tại chỗ và có thể đưa ra quyết định ngay lập tức ».
Thách thức là rất lớn. Sự thành công của thượng đỉnh G20 đang bị đe dọa. Những vụ bạo động quy mô lớn có nguy cơ phủ bóng đen lên kết quả hội nghị »


Lãnh đạo Nga - Mỹ vô cùng vui vẻ trong lần đầu đối mặt

In bài viết
Tổng thống Trump xoa lưng ông Putin - Ảnh: AP
   Hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ đã dành cho nhau những nụ cười thật sự thoải mái trong lần đầu gặp mặt khi cùng tham dự hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Hamburg (Đức).


Cuộc gặp lịch sử diễn ra vào đúng lúc Mỹ phẫn nộ chuyện Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, cùng những nghi vấn về chuyện nhóm tranh cử của ông Trump với các quan chức Nga.
Trước cuộc hội đàm chính thức, hai ông Putin - Trump còn nói giỡn với nhau. Khi các quan chức đứng quanh bàn, Tổng thống Trump bắt tay ông Putin, rồi huých vai và cả hai lãnh đạo Nga - Mỹ cùng cười. Có lúc ông Trump xoa lưng ông Putin khi hai người đứng cạnh nhau.
Đấy là lần đầu tiên hai lãnh đạo Nga - Mỹ  gặp nhau, kể từ sau cuộc nói chuyện điện thoại từ khi ông Trump nhậm chức hồi tháng 1.2017.
Hai ông Putin - Trump dự tính sẽ nói chuyện với nhau lâu hơn về nội chiến Syria cùng các vấn đề khác. Nhà Trắng đã lên kế hoạch cuộc nói chuyện trong 35 phút. 
Các chủ đề nói chuyện gồm Syria, Iran, Ukraine, CHDCND Triều Tiên. Ông Trump muốn Nga có chút nhượng bộ, phục hồi quan hệ tích cực Mỹ - Nga, trong khi ông Putin muốn một số điều cụ thể như Mỹ trả lại hai cơ sở ngoại giao của Nga ở New York và Maryland vốn từng bị chính phủ Barack Obama tịch thu hồi cuối năm 2016 vì lý do Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Tiếp đó là Mỹ nới lỏng lệnh cấm vận Nga với cớ Nga sáp nhập Crimea năm 2014 và Nga chống lưng quân ly khai ở đông Ukraine.
Mỹ cũng muốn nối lại chương trình cha mẹ Mỹ nhận con nuôi Nga vốn bị Nga cấm từ năm 2012.
Kim Hương (theo AP

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2017

Cựu Chủ tịch PVN bị cáo buộc tội tham ô hàng chục tỷ đồng ( chắc phải dựa cột )

Thứ 6, 16:28, 07/07/2017

VOV.VN -Với việc lợi dụng uy tín, vị thế của PVN, cựu Chủ tịch HĐTV Nguyễn Xuân Sơn đã chiếm đoạt số tiền hơn 246 tỷ đồng.
Mới đây, Cơ quan CSĐT Bộ Công an có kết luận điều tra bổ sung vụ đại án kinh tế xảy ra tại Oceanbank. Theo đó, bị can Nguyễn Xuân Sơn – cựu Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và bị can Hà Văn Thắm – cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Oceanbank bị cho là có tội Tham ô tài sản.
Theo cáo buộc của cơ quan tố tụng, trong việc làm thất thoát hơn 1.500 tỷ đồng của Oceanbank, hai bị can đã có hành vi Tham ô tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt số tiền hàng trăm tỷ đồng.
cuu chu tich pvn bi cao buoc toi tham o hang chuc ty dong hinh 1
Nguyễn Xuân Sơn tại phiên tòa sơ thẩm vào tháng 3/2017
Tài liệu của cơ quan công an xác định, khi PVN góp 20% vốn vào Oceanbank, từ năm 2009-11/2010, bị can Nguyễn Xuân Sơn được cử về giữ chức vụ Phó TGĐ Oceanbank, và là người đại diện phần vốn của PVN tại ngân hàng.
Bị can đã lợi dụng uy tín, vị thế của PVN, số tiền của tập đoàn này góp vốn vào Oceanbank để yêu cầu Hà Văn Thắm chi lãi ngoài cho khách hàng thuộc nhóm dầu khí.
Cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 1/2011 đến tháng 6/2014, bị can Nguyễn Xuân Sơn đã nhận số tiền 246 tỷ đồng từ Oceanbank rồi chiếm đoạt số tiền này.
Theo cơ quan tiến hành tố tụng, trong việc chiếm đoạt 246 tỷ đồng, cựu Chủ tịch HĐTV PVN đã phạm hai tội Tham ô tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn, chiếm đoạt tài sản.
Tổng số tiền 246 tỷ đồng, công an xác định, bị can Nguyễn Xuân Sơn đã tham ô hơn 49 tỷ đồng và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt hơn 197 tỷ đồng.
Về việc chi 246 tỷ đồng, Hà Văn Thắm khai, đã có thỏa thuận với Nguyễn Xuân Sơn để chi lãi ngoài hợp đồng cho các khách hàng thuộc nhóm dầu khí. Còn việc sử dụng số tiền này như thế nào, Cựu Chủ tịch Oceanbank không hay biết.
Trong quá trình điều tra, Cựu Chủ tịch HĐTV PVN, khai tháng 12/2008, khi ông ta về giữ chức TGĐ Oceanbank đã đề nghị Hà Văn Thắm để PVN gửi tiền tại Oceanbank. Nhưng để PVN gửi tiền thì Oceanbank phải chi lãi ngoài hợp đồng.
Sơn không nói cụ thể số tiền chi ngoài hợp đồng là bao nhiêu nhưng căn cứ vào số dư tiền gửi của PVN để Oceanbank tính toán số tiền phải chi ngoài.
Tài liệu tố tụng cho biết, đến đầu tháng 1/2011, khi quay về PVN làm Phó TGĐ sau này là Chủ tịch HĐTV, cứ 45 ngày, Sơn đều nhận khoảng 5 tỷ đồng tiền lãi suất ngoài từ Oceanbank. Tuy nhiên, cơ quan tố tụng chỉ xác định được trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến tháng 6/2014, tổng số tiền Sơn nhận là khoảng 200 tỷ đồng.
Số tiền này, Sơn khai chuyển cho Ninh Văn Quỳnh - Kế toán trưởng của PVN (60%, khoảng 120 tỷ đồng).
Với 80 tỷ đồng, cựu Chủ tịch HĐTV PVN sử dụng cho mục đích cá nhân, trong đó có việc nhờ cháu họ giữ 15 tỷ đồng, 10,5 tỷ đồng chuyển cho người thân mua nhà ở Nga.
Đối với hành vi Tham ô tài sản và Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Hà Văn Thắm bị cáo buộc với vai trò đồng phạm.
Trước đó, tại phiên tòa ngày 8/3, Tòa án Hà Nội xác định, đối với khoản tiền 246 tỷ đồng của Oceanbank, Nguyễn Xuân Sơn đã cùng với Hà Văn Thắm bàn bạc và quyết định việc chi lãi ngoài hợp đồng tiền gửi.
Mặc dù từ ngày 11/5/2011 Sơn đã chuyển về PVN nhưng ông ta vẫn chỉ đạo thuộc cấp trong việc chăm sóc, chi lãi ngoài cho khách hàng thuộc nhóm dầu khí.
Lợi dụng uy tín địa vị và cơ chế chính sách chi lãi ngoài, sự phụ thuộc của Oceanbank vào nguồn tiền gửi huy động từ PVN, bị can dã rút số tiền 246 tỷ đồng của Oceanbank.
Hành vi của bị can có dấu hiệu lợi dụng chức vụ được giao, ban hành và tổ chức, chỉ đọa các hoạt động trái pháp luật chiếm đoạt số tiền 246 tỷ đồng, trong số đó ít nhất 20% là phần góp vốn của PVN nhưng VKS truy tố bị cáo tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng là chưa chính xác. Vì vậy, cần thiết phải điều tra làm rõ, xác định đúng tội danh của bị cáo theo quy định của pháp luật.
Sau quyết định trả hồ sơ, ngày 19/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra các quyết định bổ sung khởi tố bị can đối với Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm về tội “Tham ô tài sản”.
Các Quyết định thay đổi Quyết định khởi tố bị can từ tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” sang tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” đối với Nguyễn Xuân Sơn, Hà Văn Thắm và các đồng phạm liên quan./.
Việt Đức/VOV.VN