Biển Đông: Việt Nam dùng dầu khí công phá đường lưỡi bò Trung Quốc
Việt Nam đang nổi lên thành nước bạo dạn nhất trong việc chống lại yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, thông qua hai hành động cụ thể nhắm vào đường lưỡi bò Trung Quốc, với vũ khí là quyền thăm dò dầu khí. Mỹ và Ấn Độ là hai phía hỗ trợ Việt Nam.
Mới nhất là sự kiện được tiết lộ hôm 06/07/2017, theo đó Hà Nội đã triển hạn giấy phép thăm dò lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam, cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh. Trước đó là thông tin về việc Hà Nội cho phép Talisman-Việt Nam - một liên doanh giữa ba tập đoàn dầu khí Việt Nam, Tây Ban Nha và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất – khởi sự khoan dò tại lô 136-06, xa hơn xuống phía nam. Cả hai lô này đều bị Bắc Kinh cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn – còn gọi là đường lưỡi bò – mà Trung Quốc trưng ra để khẳng định chủ quyền.
Theo trang mạng Mỹ The American Interest hôm qua, quả đúng là với hai động thái liên tiếp đó, Việt Nam tiếp tục đóng vai trò « đối thủ hàng đầu » của Trung Quốc tại Biển Đông. Theo tác giả bài viết trên trang mạng Mỹ, thời điểm Việt Nam bật đèn xanh cho các hành động đó không có gì là ngẫu nhiên.
Việc Việt Nam triển hạn cho ONGC Videsh tiếp tục thăm dò lô 128 được quyết định ngay sau khi ngoại trưởng kiêm phó thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh kết thúc 4 ngày công du Ấn Độ, nơi ông đã thảo luận về an ninh và hợp tác kinh tế, với một đối tác vốn không ngần ngại tái khẳng định rằng mọi nước cần phải bảo vệ quyền « tự do hàng hải và pháp luật quốc tế » ở Biển Đông.
Theo ghi nhận của Reuters, chống lại tham vọng của Trung Quốc muốn khống chế toàn bộ Biển Đông là điều được Hà Nội và New Delhi chia sẻ, và trong một vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng cường giúp Việt Nam nâng cao năng lực quốc phòng, cung cấp tầu tuần tra, huấn luyện phi công và thủy thủ tàu ngầm, cho Việt Nam tiếp cận thông tin vệ tinh để giám sát vùng biển của mình.
Chính trong chiều hướng kháng lại Trung Quốc đó, mà Việt Nam và nhất là Ấn Độ, đã tiếp tục hợp tác thăm dò lô 128, dù nơi đó được cho là sẽ không mang lại nhiều lợi ích về kinh tế.
Lý do tiếp tục hợp tác là « chiến lược », như một quan chức Ấn Độ từng xác nhận với Reuters. Có thể hiểu chiến lược là duy trì sự hiện diện cụ thể tại một nơi mà Trung Quốc đòi chủ quyền, mặc nhiên chọc thủng đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Ý nghĩa chiến lược « cắt đứt đường lưỡi bò » cũng có thể được thấy qua việc Việt Nam bật đèn xanh cho liên doanh Talisman Việt Nam khoan dò tại lô 136-06 mà Trung Quốc từng nhận là của họ và giao quyền khai thác cho hãng Brightoil ở Hồng Kông.
Những động thái được cho là bạo dạn của Việt Nam chống lại Trung Quốc trên Biển Đông cũng đã được giới quan sát lồng vào trong bối cảnh tân chính quyền Mỹ của ông Donald Trump liên tiếp thực hiện hai chuyến tuần tra « bảo vệ quyền tự do hàng hải » trên Biển Đông, thách thức Trung Quốc khi cho chiến hạm tiến vào bên trong vùng 12 hải lý của các thực thể mà Bắc Kinh trấn giữ, cả ở Trường Sa lẫn Hoàng Sa.
Song song với các sự kiện đó, hai chiến hạm Mỹ cũng đã cập cảng Cam Ranh từ hôm qua, bắt đầu các hoạt động diễn tập với Hải Quân Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng của sự kiện này chính là địa điểm diễn tập là Cam Ranh.
Đây là hoạt động đã được lên kế hoạch từ trước, nhưng ý nghĩa chống Trung Quốc được nêu bật vì diễn ra chỉ vài ngày sau khi một tàu chiến của Hoa Kỳ áp sát đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa.
Cho đến gần đây, Trung Quốc đã gần như được tự do tung hoành ở Biển Đông. Với việc Việt Nam hành động mạnh mẽ hơn chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và các cường quốc lớn như Hoa Kỳ Ấn Độ, Nhật Bản, can dự nhiều hơn, câu hỏi mà tờ The American Interest đặt ra là liệu cục diện có sẽ thay đổi được hay không?
TQ: ‘thăm dò Biển Đông vì khoa học, không vì chủ quyền’
08/07/2017
Các nhà khoa học Trung Quốc bênh vực các hoạt động thăm dò Biển Đông sử dụng công nghệ cao, họ biện minh rằng đây là một nỗ lực hợp pháp để nghiên cứu khoa học chứ không phải là một mánh khóe để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc.
Ông Lin Qi, trợ lý nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Nam Hải ở tỉnh Hải Nam, nói một tàu ngầm thăm dò nước sâu và mạng lưới quan sát dưới nước do các nhà khoa học Trung Quốc phát triển sẽ thu thập dữ liệu về các vùng biển sâu nhất thế giới để có thể sử dụng trong khai thác khoáng sản.
Ông Lin nói:
"Trong một chừng mực nào đó, có thể nói việc này giúp bảo vệ tuyên bố chủ quyền của chúng tôi, nhưng thực sự mục tiêu của các dự án này chủ yếu không phải để chứng minh tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc."
Có lẽ nên nói rõ viện nghiên cứu nơi ông Lin làm việc là thuộc quyền quản lý của chính quyền trung ương.
Công nghệ mới là gì?
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho VOA, ông Lin giải thích đó là công nghệ thăm dò các dãy núi và rãnh trong đại dương, cả ở Biển Hoa Đông và Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hơn 90 % diện tích Biển Đông, chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam.
Nhật Bản và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền tại một số vùng lãnh hải trong Biển Hoa Đông.
Các học giả cỉa các cơ quan nhà nước thường phản ánh quan điểm của chính phủ Trung Quốc.
Giới quan sát bên ngoài Trung Quốc xem tàu ngầm thăm dò nước sâu Giao Long (Jiaolong) và hệ thống quan trắc dưới nước là một nước cờ để thắt chặt quyền kiểm soát của Trung Quốc tại biển Đông.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc hồi tháng Sáu cho biết tàu Giao Long vừa hoàn thành 5 năm thử nghiệm để chuẩn bị cho một sứ mệnh toàn cầu vào năm 2020.
Hồi đầu năm nay, Mạng thông tin Hải dương Trung Quốc cho biết mạng lưới quan trắc sẽ truyền thông tin về đáy biển trực tiếp và liên tục về đất liền, đồng thời “thăm dò tính chất hóa học, vật lý và sinh học của đáy biển cho các nhu cầu toàn diện của nhiều ứng dụng".
Ông Lin bác bỏ những lo ngại ở nước ngoài rằng các dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để tăng cường sức mạnh quân sự của nước ông.
Các lực lượng vũ trang Trung Quốc hoạt động phần lớn trong bí mật và đã giành được thế đứng trên một số đảo lớn hơn trong số các đảo nhỏ trong Biển Đông.
Ông Lin nói: "Vì mức độ hiểu biết của người ta chưa đầy đủ, có thể nói trong lĩnh vực thăm dò đại dương, rất nhiều nước đã có những dự án để nghiên cứu tỉ mỉ chủ đề này, và tàu Giao Long là một chương trình đại diện cho Trung Quốc."
Đa mục đích
Các chuyên gia bên ngoài Trung Quốc tin rằng Bắc Kinh đang sử dụng công nghệ để tìm tài nguyên cũng như cơ hội để chứng minh chủ quyền của mình.
Ông Oh Ei Sun, giảng dạy môn nghiên cứu quốc tế tại Đại học Nanyang Singapore, nói:
"Trước hết là mục đích kinh tế, thứ hai là một hành động để thể hiện chủ quyền.”
Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã gây phẫn nộ tại các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền chồng lấn với nước này, khi lắp đất xây đảo nhân tạo để dùng vào mục đích quân sự, đồng thoio72 đưa tàu tuần duyên vào các vùng đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực.
Biển Đông: Hà Nội triển hạn cho Ấn Độ tìm dầu ở lô bị Bắc Kinh yêu sách
Biển Đông : Lô 128 mà tập đoàn Nhà nước Ấn Độ ONGC Videsh được giấy phép thăm dò.Ảnh chụp màn hình (twitter.com)
Việt Nam vừa triển hạn thêm hai năm giấy phép cho một tập đoàn dầu hỏa Ấn Độ quyền thăm dò và khai thác một khu vực ở Biển Đông bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Thông tin này đã được tập đoàn Ấn Độ có liên quan tiết lộ ngày hôm qua, 06/07/2017 với hãng tin Anh Reuters.
Theo ông Narendra K. Verma, giám đốc điều hành tập đoàn dầu khí Nhà Nước Ấn Độ ONGC Videsh, Việt Nam đã chính thức gởi công văn gia hạn thêm 2 năm giấy phép cho tập đoàn Ấn Độ này thăm dò lô mang ký hiệu 128 ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.
Việt Nam cấp phép cho tập đoàn Ấn Độ lần đầu tiên vào năm 2006, sau đó triển hạn tiếp tục, và giấy phép hiện hành đã hết hạn vào giữa tháng 6 năm nay.
Vấn đề đối với lô 128 là một phần của lô này nằm bên trong đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền tại Biển Đông
Một quan chức cao cấp của ONGC Videsh, xin giấu tên, đã công nhận rằng việc gia hạn quyền khai thác lô 128 mang ý nghĩa chiến lược và chính trị hơn là kinh tế, thương mại vì tiềm năng dầu khí tại khu mỏ này chỉ khiêm tốn, trong lúc rủi ro lại cực cao. Quan chức này xác định : « Việt Nam cũng muốn chúng tôi tiếp tục ở đó vì những hành động can thiệp của Trung Quốc ở Biển Đông ».
Riêng tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) thì đã từ chối bình luận sự kiện này.
Theo hãng Reuters, việc Việt Nam gia hạn giấy phép cho tập đoàn ONGC Videsh thăm dò lô 128, chắc chắn sẽ bị Trung Quốc phản đối, vào lúc mà mới đây, Hà Nội đã khiến Bắc Kinh bực tức khi cho khởi sự khoan dò tại lô 136-06 xa hơn về phía Nam, một khu vực mà Trung Quốc đã cấp phép khai thác cho một tập đoàn Hồng Kông có hai quan chức cao cấp đảng Cộng Sản Trung Quốc lãnh đạo.
Sau khi thông tin này bị tiết lộ, vào hôm qua, 06/07/2017, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng cho rằng Bắc Kinh phản đối bất kỳ quốc gia nào « tiến hành các hoạt động đơn phương và bất hợp pháp về dầu khí tại vùng biển Trung Quốc có chủ quyền ».
Trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Trung Quốc lại kêu gọi các nước có liên can « hành động trên cơ sở gìn giữ hòa bình và ổn định trong vùng và không làm việc gì khiến cho tình hình phức tạp thêm ».
Trước đó, giới quan sát đã gắn liền việc Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long cắt ngắn chuyến đi thăm Việt Nam và hủy bỏ chương trình giao lưu quốc phòng biên giới Việt-Trung với sự kiện Việt Nam cho tiến hành khoan dò tại lô 136-06.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét