Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017

Quốc y Đại sư: Lợi ích và tác hại của nội tạng động vật, ai hay ăn thì hãy cân nhắc trước!

Vân Hồng | 

Quốc y Đại sư: Lợi ích và tác hại của nội tạng động vật, ai hay ăn thì hãy cân nhắc trước!

Quốc y Đại sư Lôi Trung Nghĩa lý giải về những lợi ích và nguy cơ khi ăn nội tạng động vật. Đây là một món ăn khoái khẩu và bất kỳ ai cũng nên đọc kỹ trước khi đưa chúng vào miệng.

Quốc y đại sư Lôi Trung Nghĩa, một danh y nổi tiếng Trung Quốc dù đã 83 tuổi nhưng ông vẫn rất khỏe mạnh, làm việc nhanh nhẹn, tai thính mắt tinh, chân tay hoạt bát và khuôn mặt luôn rạng rỡ, hồng hào.
Để có được sức khỏe như ông ở độ tuổi ấy không phải nhiều người có được. Tất cả đều nhờ vào những bí quyết chăm sóc sức khỏe tuyệt vời của ông. 
Hiếm khi ăn nội tạng động vật hay thịt mỡ
Một trong những bí quyết quan trọng của ông để duy trì sức khỏe dẻo dai và trường thọ, đó chính là việc tuân thủ các nguyên tắc ăn uống khoa học, thường xuyên cân nhắc lựa chọn giữa thực phẩm nên ăn và không nên ăn, cái nào nên ăn ít, cái nào nên ăn nhiều, cái nào tuyệt đối tránh.
Theo đại sư Nghĩa, nội tạng động vật là thứ xưa nay được mọi người gọi là "hạ thủy" (thứ đồ thường bị thả trôi theo dòng nước) như gan lợn, dạ dày bò hay thận các loại động vật…
Tất cả các món nội tạng động vật, trải qua bàn tay nấu nướng khéo léo của con người đều trở thành những món ăn đặc biệt khoái khẩu, thơm ngon, đáng nhớ. Các món ăn gây ấn tượng mạnh như gan xào, lòng luộc, tiết canh, cháo lòng, tràng hấp… được bán phổ biến khắp nơi.
Chúng ta cũng có sự ủng hộ nhiệt tình đối với các món ăn chế biến từ nội tạng động vật. Bạn có bao giờ hỏi tại sao, người dân ở nhiều nước trên thế giới họ không ăn nội tạng không?
Quốc y Đại sư: Lợi ích và tác hại của nội tạng động vật, ai hay ăn thì hãy cân nhắc trước! - Ảnh 1.
Những món ăn càng khoái khẩu lại càng không nên ăn nhiều (Ảnh minh họa)
Tại sao người châu Âu và Mỹ không ăn nội tạng động vật?
"Nhiều người châu Âu và người Mỹ không có thói quen ăn nội tạng động vật, tôi cảm thấy rằng họ có suy nghĩ rằng không thể chấp nhận dùng những thứ "bỏ đi" đó làm thực phẩm ăn uống hàng ngày", đại sư Nghĩa chia sẻ. 
Mặc dù trong thời kỳ chiến tranh, nhiều nước đã tận dụng nội tạng để chế biến thực phẩm như một cách tiết kiệm chi phí, nhưng sau đó, họ lại ngay lập tức loại bỏ món ăn này ra khỏi thực đơn vì lo sợ sẽ ăn vào quá nhiều cholesterol, gây hại sức khỏe.
Tất nhiên, một bộ phận nhỏ người châu Âu vẫn ăn nội tạng động vật, nhưng với số lượng tương đối ít, chẳng hạn như người Pháp ăn gan ngỗng còn người Ý thì ăn dạ dày bò.
Tại Nhật Bản, cơ quan lao động và phúc lợi thuộc Bộ y tế đã từng ra lệnh cấm ăn các món từ gan lợn vào tháng 5/2015, lý do là gan lợn tươi có khả năng chứa mầm bệnh hoặc các vi khuẩn nguy hiểm, trong một số điều kiện thiếu an toàn vệ sinh thực phẩm cụ thể.
Quốc y Đại sư: Lợi ích và tác hại của nội tạng động vật, ai hay ăn thì hãy cân nhắc trước! - Ảnh 2.
Nhật Bản cấm các món từ gan lợn (Ảnh minh họa)
Chúng ta ăn nhiều nội tạng có phải vì quá ngon?
Tất cả mọi thực phẩm dù tốt đến đâu cũng đều có 2 mặt, vì thế, hiểu được lợi ích và nguy cơ khi lựa chọn thực phẩm là việc vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với những người đứng bếp chế biến món ăn. Nội tạng động vật được đánh giá là giàu dinh dưỡng nhưng lại tiềm ẩn nhiều hiểm họa.
1. Giàu dinh dưỡng
Nội tạng (gan, thận) chứa lượng dinh dưỡng phong phú như protein, vitamin B, vitamin A, sắt và các nguyên tố vi lượng khác, và một số món thường có giá cả rẻ hơn (ít nhất là rẻ hơn so với thịt), nếu so sánh thì giá trị dinh dưỡng cao hơn so với với tiền bỏ ra.
2. Giàu chất sắt
Trừ những loại nội tạng động vật có màu sáng như tràng, ruột non, đa số nội tạng đều có màu sẫm hoặc màu đỏ, đặc biệt là gan, thận, tim, lá lách. Những loại nội tàng màu đỏ thẫm này đều rất giàu chất sắt, có thể giúp ích cho những người bị bệnh thiếu máu do thiếu sắt.
3. Giàu vitamin
Trong gan động vật chứa hàm lượng vitamin A đặc biệt cao, nhiều hơn so với các loại thực phẩm khác như sữa, trứng, thịt, cá…, ăn một lượng phù hợp có thể ngăn ngừa bệnh quáng gà và các lợi ích sức khỏe khác.
Gan là trụ sở dự trữ chất dinh dưỡng, vì vậy trong đó có tất cả 13 loại vitamin mà cơ thể con người cần, bao gồm vitamin A, vitamin D, vitamin B2, vitamin B12 với hàm lượng đặc biệt cao.
4. Protein và nguyên tố vi lượng
Hàm lượng protein trong gan được cho là cao hơn thịt lợn nạc. Không những thế, lượng sắt, kẽm, đồng, mangan và các yếu tố vi lượng khác cũng rất phong phú.
Quốc y Đại sư: Lợi ích và tác hại của nội tạng động vật, ai hay ăn thì hãy cân nhắc trước! - Ảnh 3.
(Ảnh minh họa)
Vì là món ăn khoái khẩu nên sẽ "mặc kệ" tác hại?
Nội tạng động vật tuy ngon, rất khoái khẩu và có nhiều dinh dưỡng, nhưng nó cũng là nơi tích tụ các độc tố.
1. Thành phần độc tố cực cao
Chúng ta đều biết rằng gan là nhà máy giải độc của tất cả các loài động vật, nó là nơi sẽ còn tồn dư một độc tố không thể tránh khỏi, chẳng hạn như acid mật. Một khi chế biến không đúng cách, nó rất dễ dàng có thể gây ngộ độc.
Thận cũng là "bộ lọc" cơ thể chúng ta. Trong một báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm được Tỉnh Hồ Bắc công bố, trong thận chứa các chất kim loại nặng cao hơn gấp 100 lần so với tiêu chuẩn quốc gia cho phép. Điều này cho thấy rằng, chỉ cần ăn một ít món cật thôi cũng đủ để gây họa cho sức khỏe.
2. Hàm lượng cholesterol cao
Một số nội tạng động vật chứa hàm lượng cholesterol khá cao, khi ăn vào cơ thể sẽ dễ dàng kết hợp với các thực phẩm khác để tạo ra một lượng cholesterol dư thừa, từ đó dẫn đến điều kiện để hình thành và phát triển các bệnh liên quan đến tim mạch.
3. Lượng purine cao
Theo thống kê, trong mỗi 100 gram gan, thận, lá lách, tim, não và do đó có hàng trăm miligam purine, được xem là thực phẩm chứa lượng purine cao. Những người bị Gout, bị cholesterol cao và những người có hội chứng chuyển hóa thì không phù hợp để ăn món này.
Quốc y Đại sư: Lợi ích và tác hại của nội tạng động vật, ai hay ăn thì hãy cân nhắc trước! - Ảnh 4.
(Ảnh minh họa)
Đây là món ăn hại nhiều hơn lợi - hãy ăn ít và cẩn thận!
Thứ nhất, mặc dù gan động vật giàu dinh dưỡng, giá cả khá rẻ, nhiều người có thể mua được. Nhưng hiện nay điều kiện sống đã tốt hơn, chúng ta hoàn toàn có thể mua các thực phẩm thay thế các chất tương tự có trong nội tạng động vật thay vì ăn chúng quá nhiều.
Thứ hai, việc nuôi động vật không còn tự nhiên như trước, thay vào đó, đa số người dân nuôi theo hình thức công nghiệp, sử dụng thức ăn chăn nuôi có nhiều hóa chất, phụ gia, tích tụ trong các cơ quan nội tạng. Khi ăn vào có thể gây hại cho cơ thể, ngộ độc hoặc phát sinh các căn bệnh nguy hiểm.
Thứ ba, mặc dù nội tạng động vật có các chất dinh dưỡng phong phú, nhưng lại chứa nồng độ cholesterol đặc biệt cao. Có nhiều người bị bệnh mỡ máu hay các bệnh liên quan đến cholesterol nếu ăn quá mức có thể dẫn đến tổn hại nghiêm trọng sức khỏe tim mạch.
Tất nhiên, quốc y đại sư Nghĩa cho rằng, không phải là khuyên bạn phải kiêng kỵ tuyệt đối, mà chỉ nên ăn một cách có kiểm soát, số lượng ít, và tùy vào tình trạng sức khỏe để chọn món ăn phù hợp.
Khi chế biến cần phải rửa sạch, ngâm nước ít nhất 30 phút rồi lại rửa lại với nước sạch trước khi nấu. Tuyệt đối không ăn các món chín tái hoặc thiếu an toàn khi chế biến.
* Theo Health/Sina

Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn và lời dặn phu nhân về số tiền bằng "28 căn nhà" TQ gửi tặng

Quân sự | 

Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn và lời dặn phu nhân về số tiền bằng "28 căn nhà" TQ gửi tặng
Bìa trước cuốn sách “Người Cha của chúng tôi Nguyễn Sơn-Hồng Thủy, Lưỡng quốc tướng quân Việt Nam-Trung Quốc” của Nhà xuất bản Sách Trung Quốc (Ảnh: Trung Kiên - Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc)

Lịch sử gọi ông là "lưỡng quốc tướng quân" bởi những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của VN, đồng thời, với cách mạng TQ, ông được coi là 1 trong 72 "đại công thần".

LTS: Trong thế kỷ XX, nhân dân ta đã tiến hành thắng lợi hai cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, đó là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Trong khói lửa chiến tranh, đã xuất hiện nhiều lớp cán bộ điển hình, mẫu mực, có trình độ chỉ huy, tác chiến giỏi; luôn nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó. Nhiều đồng chí trở thành sĩ quan cấp tướng trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
Để góp thêm một góc nhìn mới về chân dung các vị tướng trong những khoảnh khắc đời thường, về những điều mà chỉ có người thân của họ mới được chứng kiến, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu tới quý độc giả một số bài viết đặc sắc trong cuốn sách "Tướng lĩnh Việt Nam thế kỷ XX qua lời kể của người thân".
CON GÁI KHI VỀ GIÀ NHỚ BỐ MẸ
(Nguyễn Thanh Hà - Con gái Thiếu tướng Nguyễn Sơn)
Thiếu tướng Nguyễn Sơn (1908 - 1956)
Tên thật: Vũ Nguyên Bác
Quê quán: xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Ông tham gia cách mạng năm 1925, được phong Thiếu tướng năm 1948; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ông từng được lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc giới thiệu vào học Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc).
Trước khi về Việt Nam, ông đã gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc và đảm nhiệm một số chức vụ tại nước này.
Với những đóng góp của mình, ông được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Quân công hạng Nhì...
(Nguồn: Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, trang 723)
Nguyên tắc "Phải nói tiếng Việt Nam"
Đã cuối năm 2014, những ngày cuối cùng của tháng 12, đông lạnh tôi đã sang tuổi 66 của cuộc đời, cứ ngồi một mình lại nhớ bố Sơn, mẹ Huân, lại nhớ những ngày không nhiều trong cuộc đời có đủ cả bố mẹ và các em Cương, Hồng, Hằng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Bắc Kinh bây giờ thay đổi rất nhiều, chẳng ai giúp tôi biết được ngày xưa ấy ở cùng bố Sơn, mẹ Huân là ở đâu.
Tường Thu - con gái tôi - đang công tác ở bên ấy (cháu là Trưởng Phân xã Thông tấn xã Việt Nam ở Bắc Kinh), nhiều lần động viên mẹ: mẹ thử nhớ bằng linh cảm xem sao?
Thật khổ, hồi ấy tôi mới 5, 6 tuổi, bé tí. Bây giờ tôi nhớ dần từng kỷ niệm có bố Sơn, mẹ Huân rồi biết đâu bố mẹ lại cho tôi cái linh cảm chính xác.
Ngày ấy nhà mình ở tầng dưới phía trái của một tòa nhà hai tầng trong một doanh trại lớn của bộ đội Trung Quốc, cổng doanh trại nằm trên đường Tràng An kéo dài về phía tây Bắc Kinh, mình vẫn nhớ doanh trại ấy nằm phía nam đường Tràng An.
Chẳng biết bố Sơn mang từ đâu về một cái đĩa đen to có bài thơ "Đêm nay Bác không ngủ", tóc bố xoăn tít, miệng ngậm điếu thuốc lá, mắt nheo nheo gọi mấy chị em mình, Hà gà tồ khoảng 5 tuổi, Cương chúa phá 4 tuổi, Hồng mắm tôm mới hơn 2 tuổi nhưng đã bập bẹ tiếng Việt cùng vào nghe mà nghe đi nghe lại bài thơ: "Đêm nay Bác không ngủ" bằng tiếng Việt Nam.
Khả năng thuộc lòng của mình kém nên không thuộc được nhưng bố Sơn có nói về Bác Hồ cho lũ trẻ thơ ngây chúng mình nghe. Mình vẫn nhớ căn phòng làm việc của bố toàn sách.
Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn và lời dặn phu nhân về số tiền bằng 28 căn nhà TQ gửi tặng - Ảnh 2.
Nguyễn Sơn, học viên khóa 4 Trường quân sự Hoàng Phố - Quảng Châu, Trung Quốc, khoảng năm 1925-1926. (Ảnh tư liệu/Công an Nhân dân).
 Mẹ Huân sinh em Hằng xong thì cả nhà lại chuyển vào khu trung tâm hơn. Năm 1990 mình nghỉ hưu sang Trung Quốc đi buôn, có được chú Hàn Thư Văn và anh Trần Hàn Phong dẫn đến khu nhà giống hệt nhà hồi ấy là khu nhà bác Tôn Nghị ở. Bây giờ chắc họ đã giải tỏa gần hết.
Tại khu nhà mới có bếp ở phía trong nhà, vào ngày chủ nhật bố mẹ hay làm cơm mời các cô bảo mẫu người Trung Quốc trông bọn mình và các chú bộ đội Trung Quốc bảo vệ bố mình cùng ăn cơm. 
Hình ảnh bố Sơn tay cầm chảo xào nấu mà lửa bốc lên cao trong chảo in rất sâu trong trí nhớ của mình. Mình thì thích và nhớ món chẻo của người dân Đông Bắc Trung Quốc, cả nhà đều gói chẻo, bố Sơn, mẹ Huân và các cô bảo mẫu cùng gói còn các chú thì luộc và vớt.
Bọn trẻ chúng mình vui lắm cứ chạy vòng quanh. Sau này mỗi lần nhìn thấy các đầu bếp cầm chảo có lửa bốc cao trong chảo, mình lại nhớ hình ảnh bố Sơn.
Trong nhà mình đã thành thói quen từ bao giờ chẳng biết nữa, bọn trẻ chúng mình trong nhà, nói với nhau và với bố mẹ là phải nói tiếng Việt Nam. Nhiều ngày chủ nhật bố mẹ hay đưa Hà gà tồ và Cương chúa phá vào các trường đại học có anh Vũ Tuyên Hoàng, anh Vũ Huyền Giao - con trai bác Lê Hằng Phương với bác Vũ Ngọc Phan.
Mình học nói cho chuẩn tiếng Việt Nam. Mình còn nhớ rất rõ một lần bố mẹ và hai đứa chúng mình cùng đi trong sân trường với các anh, mà anh Giao cứ nhắc bọn mình nói đi nói lại từ "tàu bay", nói đi nói lại anh vẫn không chịu, đến bây giờ trong lòng vẫn không biết hồi bé nói sai như thế nào.
Lần khác, Cương chạy từ ngoài sân về mách mẹ Huân bằng tiếng Trung Quốc, hình như mách mẹ cái gì đó về mình, bố Sơn từ trong phòng sách đi ra, nghe được giận quá, đá phốc vào đít Cương, Cương lăn vài vòng mà không dám khóc. Chị em mình đứa nào cũng rất nhớ nỗi giận ấy của bố.
Ông bố nghiêm khắc nhưng thương con hết mực
Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn và lời dặn phu nhân về số tiền bằng 28 căn nhà TQ gửi tặng - Ảnh 3.
Tướng Nguyễn Sơn cùng bà Lê Hằng Huân và con gái Nguyễn Thanh Hà (chụp tại Thọ Xuân- Thanh Hóa)/Ảnh tư liệu - Tiền Phong
Thời cuối những ngày ở Bắc Kinh ấy, mình rất thương bố. Phát hiện bố mắc bệnh ung thư phổi. Bố được đưa đến bệnh viện chuyên chữa phổi để mổ. Mình nhớ mình gặp cô Hồ Thị Bi ở bệnh viện gần núi ấy.
Mình quá bé để hiểu nhưng mẹ Huân bảo sáng ngày thứ nhất bố mổ, nặng quá bác sĩ lại khâu lại, chiều hôm ấy bố Sơn đã tỉnh, ngày thứ hai bố ngồi dậy được. Ngày thứ ba mẹ Huân đưa mình đến bệnh viện thăm bố.
Bố Sơn đã ra ban công vẫy mình đang đứng ở sân. Khi bố đã về nhà, có lần bác sĩ thay băng cho bố, mình trực tiếp được nhìn thấy vết mổ của bố, chỉ còn vai trái là bố đứt người ra làm đôi. Bây giờ nhớ lại thì biết bố đau đến thế nào.
Bố Sơn mình yêu các con lắm, lúc bố còn học ở Học viện Quân sự ở Nam Kinh, mẹ Huân, em Cương và mình cùng ở với bố. Bố học ở đấy từ năm 1951 đến năm 1954.
Chẳng biết từ mấy tuổi mình được gửi vào nhà trẻ. Tối chủ nhật vào trường, tối thứ bảy được bố mẹ đón về nhà.
Chẳng biết mấy tuổi nhưng vẫn nhớ sự nôn nóng mong bố mẹ đến đón của mình. Mình nhớ hình ảnh bố Sơn luôn dang tay đón mình chạy ào vào lòng bố, được bố bế xốc lên cao sung sướng.
Mình vẫn nhớ hồi ấy ở Nam Kinh có bánh chưng gói cùng với táo tàu, nhưng gói như bánh giò của Việt Nam.
Mỗi lần đưa mình vào trường, bố cũng mua cho mình một túm nhiều cái cho mang vào trường.
Cái đêm mẹ sinh em Việt Hồng ở Nam Kinh, mình vẫn nhớ là mẹ không vào viện mà sinh ngay tại nhà riêng. Bố rất lo lắng, nhà rất đông người, mình cứ chạy đi chạy lại, thấy tiếng em khóc, thấy bố ôm chặt em. Thế là mình có hai đứa em là Cương và Việt Hồng.
Về Bắc Kinh, khi vẫn còn trong doanh trại quân đội, mẹ sinh em Hằng ở bệnh viện, hôm bố đón em về mình nhớ lại không có mẹ đi cùng. Bố cứ bế và trêu em suốt dọc đường, bố rất vui, rất yêu em. Mình cứ nhớ vậy, nhưng thật lạ vì em còn rất bé nhưng bố cứ xốc nách giơ em lên cao.
Lần mình về Triệu Sơn, Thanh Hóa, đến thăm một bà cho bố mẹ mình ở nhờ nhà khi bố mẹ vừa cưới, lại còn cho bố mẹ nằm cái giường đôi duy nhất có trong gia đình.
Bà già kể: tôi có cậu con trai bé, ông Sơn rất thích bế và tung cậu bé lên cao. Mình nhớ ngay đến hình ảnh hồi bé bố đón em Hằng ở Bắc Kinh.
Em Hằng sinh ngày 8 tháng Giêng năm 1955, khi bố Sơn mất ngày 21 tháng 10 năm 1956, em còn rất bé, mới chưa đầy 2 tuổi.
Bố Sơn đặc biệt chú ý đến ngày sinh nhật của mỗi người trong nhà, mình thì nhớ lắm ngày sinh nhật của mình là ngày 15 tháng 8. Bố Sơn, mẹ Huân năm nào vào ngày này cũng chuẩn bị hai mâm to hoa quả mà mình thích.
Mâm quả đó đầy đào, táo, lê, nho, quýt, chắc mình còn bé nữa nên thấy hai mâm quả to lắm. Sinh nhật mọi người có gì thì mình không nhớ nhưng ngày sinh của từng người trong nhà thì rất nhớ, nhớ đến tận già.
...
Ngày về Việt Nam
Chắc là vào những ngày tháng 9 năm 1956, cả nhà ra ga Bắc Kinh lên một toa tàu hỏa. Rất đông người ra tiễn bố mình, bọn trẻ con thì sung sướng chạy lon ton...
Hồi đó sông Hoàng Hà và sông Trường Giang đều chưa có cầu. Tàu qua sông đều phải xuống phà. Mình và em Cương thì mỗi lần tàu xuống phà đều chạy ra khỏi toa thích thú. Nhưng bố Sơn rất mệt vẫn từ từ ra cửa toa, mẹ Huân và các chú bác sĩ ngăn không được.
Lớn lên mới hiểu bố ra tạm biệt hai dòng sông - thực ra là vĩnh biệt hai dòng sông đã gắn với bố Sơn biết bao kỷ niệm, bố ra tận hưởng gió và hơi của sông. Mỗi lần bố ra rồi vào rất mệt. Mẹ Huân và các chú bác sĩ lại xúm vào chăm sóc bố.
Thỉnh thoảng đi qua thành phố nào đấy lại có các đoàn người Trung Quốc lên tàu thăm hỏi, nói chuyện với bố mẹ. Nhớ nhất là khi đến Bằng Tường thì xuống ga vào lúc trời tối - cả đoàn xe đi đến một nhà khách của Trung Quốc.
Tuy bọn trẻ chưa hết mệt nhưng đã thấy một đoàn xe ô tô của Việt Nam mà mẹ Huân giải thích: Các chú bộ đội Việt Nam đi một đoàn xe lên đón bố và cả nhà mình. Sau này lớn rồi mới biết bác Văn và Bộ Quốc phòng Việt Nam giao cho chú Hoàng Minh Phương đi một đoàn xe lên đón ở Bằng Tường.
Sáng sớm hôm sau, lại lên đường bằng xe ô tô. Đến một bãi đất rộng bố Sơn đề nghị cho cả đoàn xuống ngồi nghỉ và ăn sáng...
Về đến Hà Nội trời cũng đã tối, mẹ Huân mượn xe đạp đèo mình đến ngay phố Yên Ninh, đến nhà chị Các báo cho anh chị là bố Sơn đã về đến Hà Nội. Chị Các vừa đi bán hàng xén về, anh chị vội vàng đưa các cháu đến gặp bố Sơn.
Mình nhớ anh Quang, chị Các và các cháu đến, tuổi ngang bọn mình, được bố Sơn, mẹ Huân cho ăn chuối tiêu chín cuốc và cốm Vòng. Bố Sơn dù rất mệt nhưng vẫn vui vẻ ngắm con gái cả và các cháu ngoại ăn cốm.
Sáng sớm hôm sau, mẹ Huân lại đèo xe đạp chở mình đến tòa soạn Báo Nhân dân ở phố Hàng Trống, vào nhà bà vợ ông Hồ Học Lãm đón chị Mai Lâm (lúc đó Hội Phụ nữ Trung ương giao chị cho bà Hồ Học Lãm nuôi).
Phải đợi một lúc chị Mai Lâm mới về. Ấn tượng đầu tiên của mình khi gặp chị là tóc chị xoăn xoăn, người rắn rỏi. Mẹ Huân đón ngay chị về ở với bố Sơn. Chị em mình ở với nhau từ ngày đó.
Những giây phút cuối cùng của bố
Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn và lời dặn phu nhân về số tiền bằng 28 căn nhà TQ gửi tặng - Ảnh 4.
Bìa trước cuốn sách "Người Cha của chúng tôi Nguyễn Sơn-Hồng Thủy, Lưỡng quốc tướng quân Việt Nam-Trung Quốc" của Nhà xuất bản Sách Trung Quốc (Ảnh: Trung Kiên - Phóng viên TTXVN tại Trung Quốc)
Ngôi nhà biệt thự số 91 phố Lý Nam Đế, một bên là đường tàu hỏa, sân rất rộng. Sau mấy ngày các chú Trung Quốc về nước, ngày nào bố cũng có nhiều khách đến thăm. Hôm đấy khi tiễn các chú, bố buồn lắm. Và bố phải vào nằm viện - Bệnh viện Hồng thập tự Việt Xô. Cứ chủ nhật các cô chú trông bọn trẻ chúng mình đều đưa vào thăm bố, mẹ thì ở bệnh viện với bố luôn.
Một lần các chú cho vào thăm bố và hứa là về thì cho mấy chị em ra Bờ Hồ. Nhưng vào bệnh viện bố Sơn bảo mẹ Huân: "Em cho các con về đi, anh nhìn thấy chúng nó anh buồn lắm".
Thế là các chú đưa về không cho đi Bờ Hồ. Về đến nhà chị Lâm rủ mình: "Chị đưa em ra Bờ Hồ, chị biết đường".
Mình nghe chị, đi với chị. Hôm đó ở Bờ Hồ có đua thuyền, rất đông người. Chiều nhá nhem hai chị em mới về đến phố Lý Nam Đế ở Cửa Đông. Đang đi trên đường vắng ngắt, gặp một cô trông bọn mình, cô gọi: "Hai chị em về ngay, mọi người tìm các cháu mãi. Bố các cháu mất rồi".
Mình còn chưa hiểu "mất" là gì. Chị Lâm giơ tay tát "bốp" vào mặt cô rồi khóc.
Hai chị em được các cô chú đưa vào bệnh viện. Chạy vào đến phòng bệnh thấy bố nằm yên trên giường bệnh, mẹ Huân ôm lấy hai chị em nhẹ nhàng bảo: hai con ra hôn bố đi. Chị Lâm vừa khóc vừa chạy ra ôm bố hôn. Tội nghiệp chị ở trong nước biết "mất" là thế nào, mà mới về với bố đẻ được 3 tuần thì bố đã ra đi, chị khóc rất ghê.
Mình thì chẳng biết gì, chạy ra ôm bố hôn vào má hóp lạnh ngắt của bố. Bố nằm yên lặng… Mình nghĩ bố đang ngủ sao lại lạnh thế nhỉ - chẳng biết gì nên không khóc.
Hôm sau các cô chú đưa ra câu lạc bộ Quân đội mặc cho áo xô, quan tài của bố choàng lá cờ đỏ sao vàng, chị Các khóc rất ghê.
Lúc Bác Hồ đến, mẹ Huân chạy ra nói với Bác: "Bác ơi, anh Sơn mất rồi" rồi khóc, còn bọn mình chạy ra đứng cạnh được Bác vuốt tóc.
Mình vẫn chẳng biết và hiểu gì, cứ thấy bao nhiêu đoàn bộ đội vào viếng.
Lũ trẻ lại còn rủ nhau ra bể bơi đằng sau nghịch.
Mãi đến lúc đoàn viếng đám tang rất dài và dân đứng đông hai bên lề đường, đông lắm, mình vẫn còn ngẩn ngơ, đi theo xe một cô nào đấy dỗ mình chứ mình không đi với mẹ và các chị, các em.
Đến lúc hạ quan tài có bố nằm trong xuống huyệt - lúc này mình mới chạy ra bờ huyệt - thế này thì bố bị chôn xuống đất rồi, bố không về được nữa, mới kêu gào khóc gọi bố.
Sau những ngày tang, nhà rất vắng và mình thấy cần mẹ hơn trước vô cùng vì chẳng còn bố Sơn của chúng mình nữa.
"Đi làm cách mạng chứ có đi làm thuê đâu mà nhận tiền"
Lưỡng quốc Tướng quân Nguyễn Sơn và lời dặn phu nhân về số tiền bằng 28 căn nhà TQ gửi tặng - Ảnh 5.
Bà Nguyễn Thanh Hà - Con gái Thiếu tướng Nguyễn Sơn (Ảnh: Tiền Phong)
Một lần nữa mẹ kể với mình - con gái lớn nhất của mẹ đẻ ra - mới được 7 tuổi vài tháng: "Đảng và Chính phủ Trung Quốc cho bố một số tiền lớn con ạ, nhưng bố nói với mẹ là: anh đi làm cách mạng chứ có đi làm thuê đâu mà nhận tiền, nộp cho nhà nước em nhé.
Anh sẽ viết sách lấy tiền nuôi các con em ạ. Nếu anh mất thì em hãy lấy tiền này gửi vào ngân hàng lấy lãi hàng tháng để nuôi các con còn quá bé của chúng mình".
Hôm chú Hãnh làm việc ở Cục Cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị mang hóa đơn nhận tiền đến, mẹ Huân đã không nhận và nói với chú Hãnh: "Anh Sơn đã dặn tôi là anh đi làm cách mạng chứ không phải là đi làm thuê nên tôi không nhận số tiền này được đâu, tôi phải làm theo lời anh dặn".
Chị Các hơn mẹ Huân 2 tuổi. Chị sinh năm 1924 còn mẹ Huân sinh năm 1926. Chị có nói với mình nhiều lần:
Hồi đấy ở Hà Nội một căn nhà có giá 1.000 nhân dân tệ, mà mẹ Huân nộp 28 căn nhà đấy em ạ.
Hồi bé khi mấy chị em ngồi ăn cơm với tép rim với rau muống luộc và mỗi đứa chỉ có hai bộ quần áo lành, Bác Hồ gọi cho vào ăn cơm mà nhiều lần phải mặc áo ẩm chưa khô - lại ngồi tán với nhau: Giá mẹ giữ lại một phần tiền thì 5 chị em mình đỡ khổ nhỉ.
Khi em Việt Hồng bị tâm thần phân liệt năm 1975, mẹ rất vất vả, bọn mình đều bộ đội, mình khuyên mẹ xin lại một ít tiền để mẹ nuôi chăm em. Mẹ Huân mình đã viết thư cho chú đại tá Hoàng Hải Phòng Hậu phương, Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị là không được cho bọn mình nếu bọn mình viết đơn gửi các chú.
Mỗi lần viết lại những kỷ niệm về bố Sơn và mẹ Huân, mắt mình luôn nhòe lệ.
Vậy đấy, bây giờ sang tuổi 66 và năm thứ 11 bị tai biến mạch máu não, càng nghĩ càng hiểu càng thương quá bố Sơn, mẹ Huân mình và rất tự hào được làm con gái yêu của bố mẹ.
Bài viết được trích từ bộ sách "Tướng lĩnh Việt Nam thế kỷ XX qua lời kể của người thân" do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Sách Thái Hà xuất bản và phát hành.
Cuốn sách kể lại quá trình hoạt động cách mạng, công tác và cuộc sống đời thường, cung cấp nhiều tư liệu quý, nhiều câu chuyện có giá trị được viết trung thực, rõ ràng về thân thế sự nghiệp, thể hiện rõ cốt cách, phương pháp, tác phong của mỗi tướng lĩnh trên từng cương vị công tác.
theo Trí Thức Trẻ

Huy Đức - BOT & Liên minh Nguyễn Tấn Dũng , Đinh La Thăng , Bắc Hà

Tại sao lại miễn, giảm phí qua trạm thu phí Cai Lậy vì cái sai ở đây là vị trí đặt trạm chứ không phải là mức phí. Nhà nước cần giám định khoản tiền nhà đầu tư thực sự đã bỏ ra ở 26,5km (chứ không chỉ căn cứ lên mức họ kê khai) rồi hoàn trả cho họ (không quá 300 tỷ). Bắt buộc dời trạm thu phí vào phần đường tránh. BOT là đầu tư để cho người dân có thêm lựa chọn chứ đâu phải là chặn cửa, đơm đó, buộc mọi người dân dù đi đường cũ hay đường mới đều phải trả tiền cho nhà đầu tư.

Trong hình ảnh có thể có: văn bản

Cần điều tra xem ai đã cho phép đặt trạm thu phí Cai Lậy trên quốc lộ Một; Quyết định này phải được coi là hành vi cấu kết của các quan chức hư hỏng với các tư bản thân hữu để chiếm đoạt tiền bạc của những người dân chỉ đi qua phần đường nâng cấp phải trả cả phần tiền BOT.

 Xin mời quý vị xem Video : Trạm thu phí Cai Lậy Tiền Giang hỗn loạn buộc phải dừng thu phí vô thời hạn?

              

300 nghìn tỷ đã được ném vào BOT, trong nhiệm kỳ Bộ trưởng của Đinh La Thăng, mà chỉ cần kiểm toán của Hồ Đức Phớc - người kéo Đinh La Thăng vào BCT bằng cửa ngách - cũng đã phát hiện ra số tiền thực đầu tư nhỏ hơn con số khai báo rất nhiều. Tác giả của con số 300 nghìn tỷ này là liên minh ma quỷ: Nguyễn Tấn Dũng - Đinh La Thăng - Bắc Hà. Một phương thức rút tiền ngân hàng mà chính ông Nguyễn Văn Bình, khi còn là Thống đốc, dù chịu ơn "king maker" Bắc Hà vẫn đã từng công khai phản đối.

Huy Đức

(FB Trương Huy San)

Việt Nam kỷ luật viên chức cao cấp như phạt quý tộc thời trung cổ

16-8-2017
HÀ TĨNH (NV) – Có 3 trong số 4 viên chức cao cấp được xác định là phải chịu trách nhiệm trong vụ Formosa gây ô nhiễm toàn bộ vùng biển phía Bắc miền Trung hồi Tháng Tư năm 2016 chỉ bị… tước “hàm” cũ.
Bốn viên chức cao cấp mới bị kỷ luật tính từ phía trên bên trái theo chiều kim đồng hồ Nguyễn Minh Quang, Nguyễn Thái Lai, Bùi Cách Tuyến, Võ Kim Cự.
Truyền thông Việt Nam loan báo, thủ tướng Việt Nam vừa ký quyết định kỷ luật bốn viên chức cao cấp dính líu đến vụ Formosa thử xả nước thải khiến môi trường của vùng biển chạy dọc bốn tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế bị hủy diệt và đến nay vẫn chưa hồi phục. Dân chúng nhiều tỉnh vẫn còn bất bình và tìm nhiều cách để đòi đóng cửa nhà máy thép của Formosa ở khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh), đòi xem lại cả phương thức lẫn mức bồi thường thiệt hại. 
Theo các quyết định vừa kể thì ông Nguyễn Minh Quang, cựu bộ trưởng Tài Nguyên-Môi Trường từ 2011 đến 2016 chỉ bị cảnh cáo. Các ông Nguyễn Thái Lai và Bùi Cách Tuyến hai cựu thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường từ 2011 đến 2015 bị tước hàm thứ trưởng đã… từng mang. Tương tự, ông Võ Kim Cự, cựu phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2005 đến 2010, cựu chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh từ 2010 đến 2015 bị tước những “hàm” này khi đã thôi lãnh đạo chính quyền tỉnh Hà Tĩnh!
Từ khi tiến hành “đổi mới” vào năm 1986, chính quyền Việt Nam liên tục xiển dương tinh thần “sống, làm việc theo Hiến Pháp và pháp luật,” cam kết “xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” và khẳng định “mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật.”
Gần đây, khi hàng loạt sai phạm nghiêm trọng của các viên chức cao cấp được bạch hóa, để an dân, chính quyền Việt Nam tuyên bố sẽ “xem xét, xử lý nghiêm khắc” những viên chức này. Hình thức… tước hàm từng mang vốn chưa bao giờ được đề cập trong các bộ luật liên quan đến việc xử lý hình sự, truy cứu trách nhiệm khi thực thi công vụ giờ được xem như một sự “sáng tạo” không cần căn cứ pháp luật.
Người đầu tiên bị “xem xét, xử lý nghiêm khắc” bằng cách… tước hàm từng mang là ông Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng Công Thương từ 2007 đến 2016. Ông Hoàng được xác định là người phải chịu trách nhiệm về việc lựa chọn, bổ nhiệm hàng loạt cá nhân bất xứng về khả năng và tư cách vào các vị trí lãnh đạo ở Bộ Công Thương, trong số này có Trịnh Xuân Thanh, đó cũng là lý do khiến các doanh nghiệp nhà nước thuộc bộ này gây ra thất thoát lên tới 30,000 tỉ đồng.
Hồi đầu năm nay, giới lãnh đạo Ðảng CSVN tuyên bố tước chức vụ bí thư Ban Cán Sự Ðảng Bộ Công Thương mà ông Hoàng từng giữ từ 2011 đến 2016. Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam bỏ phiếu tước hàmbBộ trưởng Công Thương mà ông Hoàng từng mang từ 2011 đến 2016.
Dẫu vụ “xử lý” ông Hoàng được tuyên truyền là “nghiêm khắc, chưa có tiền lệ,” được trưng dẫn như một bằng chứng cho quyết tâm chống đủ thứ, từ bè phái, lạm quyền, đến lãng phí, tham nhũng của hệ thống công quyền Việt Nam nhưng nhiều người vẫn xem đó là trò hề vì sự “sáng tạo” hình thức kỷ luật tước hàm đã từng mang bất chấp các qui định hiện hành của luật pháp. Thậm chí dù bị… tước một số hàm nhưng ông Hoàng vẫn còn… một số hàm. Ví dụ tư cách ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng, tư cách cựu bộ trưởng Bộ Công Thương giai đoạn từ 2007 đến 2011.
Xét một cách công bằng thì xử phạt bằng cách tước hàm không có gì mới. Hình thức này đã được các vương triều thời phong kiến sử dụng đối với giới quý tộc. Xử lý viên chức cao cấp bằng cách tước hàm đã từng mang chỉ làm người ta ngạc nhiên vì giới lãnh đạo chính quyền Việt Nam vừa thề “xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh,” vừa hành xử như đang điều hành một… vương triều.
Kỷ luật bằng cách tước hàm đã từng mang có thể khiến dân chúng cười nghiêng ngả nhưng trong một chính thể mà sự phân định giai tầng rất rõ ràng, càng cao cấp càng được thụ hưởng nhiều đặc quyền, đặc lợi, kể cả khi chết cũng được chôn tại những nghĩa trang riêng chứ không táng lẫn lộn với thường dân thì với những viên chức cao cấp, chuyện bị tước hàm đã mang rõ ràng là đã rất… nghiêm khắc!
Trước đây, các cựu bộ trưởng, thứ trưởng, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh vừa bị cảnh cáo và tước hàm đã mang, từng phân bua nhiều lần trên các phương tiện truyền thông đại chúng rằng họ không có lỗi, bởi mời gọi-tiếp nhận-cho Formosa hưởng vô số ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam là “chủ trương lớn của đảng và nhà nước.” Tuy thuộc loại cao cấp, những viên chức này không hiểu rằng, chẳng vương triều nào lại luận tội và phạt các ông vua, kể cả khi các ông vua đã trở thành cựu vương. (G.Ð)

GS Nguyễn Thiện Nhân ( tự nhận: trình độ ngang Hs lớp 9): 69 năm trước ( 2014) Việt Nam không có tên trong bản đồ thế giới ?

Nữ sinh lớp 9 trả lời, GS Nguyễn Thiện Nhân bất ngờ


(VTC News) - GS Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã bất ngờ trước những câu trả lời thông minh của một nữ sinh trong buổi lễ khai giảng tại trường THCS Nam Từ Liêm (Hà Nội).
Chia sẻ với thầy và trò trường THCS Nam Từ Liêm, GS Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 1945 có 95% người Việt Nam không biết đọc biết viết, đất nước không thể giàu mạnh. Nhưng ngày nay, nước Việt Nam đã là nước phát triển tốt. Năm 2013 khi chúng ta lần đầu tiên tham gia đánh giá PISA trong giáo dục và đã đạt kết quả cao.

Ông Nhân chia sẻ 69 năm trước Việt Nam không có tên trong bản đồ thế giới nhưng hiện nay đất nước đang ngày càng phát triển là nhờ sự sáng tạo trong lao động của người dân.
 GS. Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, những gì tốt nhất đất nước đã đầu tư cho giáo dục và đào tạo.

Nguyễn Thu Minh (học sinh lớp 9A2, THCS Nam Từ Liêm) tự tin trả lời những câu hỏi khó của GS Nguyễn Thiện Nhân
Nguyễn Thu Minh (học sinh lớp 9A2, THCS Nam Từ Liêm) tự tin trả lời những câu hỏi khó của GS Nguyễn Thiện Nhân

Sau đó, GS Nguyễn Thiện Nhân mong muốn được trò chuyện cùng một học sinh bất kỳ của nhà trường. Sau ít phút ngại ngùng, cô học trò Nguyễn Minh Thu, lớp 9A2 đã xin lên sân khấu trò chuyện.

Ông Nguyễn Thiện Nhân hỏi: "Ba điều tại sao em thích học tại trường?"

Thu Minh: Các thầy cô giáo tận tình, có các bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ, động viên khi bản thân có việc gì đó buồn, đến lớp có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa như tham quan dã ngoại hay các buổi thực hành toán như đo cây bằng tay.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Năm nay con vào lớp 9, theo con học để làm gì? .

Thu Minh: Theo con, học để làm người.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Rất đúng. Đề nghị vỗ tay. Vậy học làm người là vì sao? Để làm gì?.

Thu Minh: Để xây dựng nên một nhân cách tốt phải có một nhà trường tốt, môi trường tốt cho học sinh. Theo con để trở thành người tốt bản thân chúng ta cũng phải cố gắng để học tập những cái tốt của người khác.


Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai giảng năm học mới tại trường THCS Nam Từ Liêm
Ông Nguyễn Thiện Nhân đánh trống khai giảng năm học mới tại trường THCS Nam Từ Liêm 


Ông Nguyễn Thiện Nhân: Như vậy là trả lời của con trình độ ngang với bác nguyên là bộ trưởng Bộ GD-ĐT rồi. Theo con học để làm người thì người đó phải làm việc gì trong đời?

Thu Minh: Đầu tiên, người đó phải nhớ quê hương đất nước nơi mình sinh ra và lớn lên. Sau đó khi đã có vốn kiến thức cá nhân chúng ta có thể mang đi để xây dựng cho quê hương đất nước giàu đẹp. Học cho bản thân và cho cả thế hệ tương lai nữa. Nếu có được thế hệ đầu tiên vững chắc, đặt nền móng thì thế hệ tương lai cũng có thể vươn lên xa hơn nữa.

Ông Nguyễn Thiện Nhân: Nếu con có thể trả lời tốt câu này con có thể sang làm bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội.

Những câu trả lời thông minh của Thu Minh đã khiến vị Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cảm thấy rất bất ngờ và hài lòng. 
Đến với thầy trò trường THCS Nam Từ Liêm, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tặng nhà trường 3 món quà gồm chiếc đồng hồ với lời nhắn “Hãy biết quý thời gian, đồng hồ to, nhìn rõ nhưng không có pin mà phải lên cót bằng tay mỗi tuần. Mỗi tuần họp hội đồng sư phạm các thầy cô phải lên dây để nhịp sống nhà trường luôn mới mẻ” ông Nhân nói.

Ngoài chiếc đồng hồ thì Chủ tịch UB TƯ MTTQVN còn tặng nhà trường một chiếc ti vi phục vụ quá trình học tập, một bức tranh lớp học những năm 1960 với cảnh học sinh đi học phải mang mũ rơm tránh bom bi của giặc Mỹ: “Tôi là người của thế hệ mũ rơm. Mấy chục năm sau nữa mũ rơm thành giáo sư. Với tinh thần của người Việt Nam, mũ rơm sẽ chiến thắng”.

Minh Đức