Trung Quốc thí điểm khai thác băng cháy ở Biển Đông. Ảnh chụp ngày 09/07/2017.REUTERS/Stringer
Theo hãng tin Reuters ngày 28/08/2017, Trung Quốc sẽ lập một liên doanh để khai thác methane hydrate, còn được gọi là « băng cháy » ở vùng Biển Đông đang tranh chấp.
Cụ thể, bộ Tài Nguyên và Đất Đai của Trung Quốc, cùng với tập đoàn dầu khí Nhà nước CNPC và tỉnh Quảng Đông đã quyết định liên kết với nhau để thực hiện một dự án thí điểm thăm dò nguồn methane hydrate ở vùng Biển Đông.
Theo CNPC, dự án thí điểm này được đưa ra sau các cuộc khai thác thử nghiệm thành công vào tháng 5 vừa qua tại vùng Thần Hồ, bắc Biển Đông.
Còn được gọi là « băng cháy », methane hydrate là loại khí bị đông lại thành dạng rắn giống như băng, nằm chôn dưới đáy đại dương. Tuy là một loại nhiên liệu hóa thạch, nhưng băng cháy thải ra lượng CO2 chỉ bằng phân nửa dầu hỏa và than đá, cho nên được xem là năng lượng sạch. Ngoài Trung Quốc, một số nước khác như Nhật Bản cũng đang cố gắng khai thác nguồn nhiên liệu này tại các vùng biển của họ.
Thông tin của CNPC không nêu ra chi tiết về thời hạn cũng như về đầu tư tài chính vào dự án thí điểm nói trên. Chính phủ Trung Quốc đã cho biết sẽ « tích cực phát triển » methane hydrate trong giai đoạn 2016-2020, mặc dù theo các chuyên gia công nghiệp, hiện chưa có công nghệ để giúp khai thác thương mại nguồn tài nguyên này. Giới chuyên gia dự đoán là phải đến 2030 Trung Quốc mới có thể khai thác thương mại methane hydrate.
'Cá Voi xanh' của Exxon chính thức hoạt động khi khai mạc APEC?
Dự án khí đốt của hãng Exxon Mobil Corp tại mỏ Cá Voi xanh sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào tháng 11, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin hôm thứ Ba.
Đây là dự án khai thác khí lớn nhất của Việt Nam từ trước tới nay, và cũng là một trong hai dự án khai thác ngoài khơi của Việt Nam mà Trung Quốc quan ngại.
Mỏ Cá Voi Xanh nằm tại Lô 118 ngoài khơi Đà Nẵng, có trữ lượng ước tính đạt 150 triệu mét khối.
Trung Quốc luôn phản đối hoạt động hợp tác khai thác dầu khí của các hãng nước ngoài với Việt Nam ở những vùng nằm trong phạm vi "đường 9 đoạn" (đường Lưỡi Bò), tức nơi mà Bắc Kinh coi là thuộc chủ quyền của mình.
Theo phóng viên BBC Bill Hayton, đường Lưỡi Bò đi vào giữa Lô 118, nơi có mỏ khí Cá Voi Xanh, cách bờ khoảng 88 cây số.
Tuy nhiên, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc thì "Exxon tự tin rằng họ có đủ quyền về luật pháp để khai thác dự án Cá voi Xanh," phóng viên Bill Hayton nói với BBC Tiếng Việt hồi tháng 6.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc hôm thứ Ba nói với Exxon Mobil rằng ông hy vọng dự án sẽ chính thức khởi động vào lúc khai mạc hội nghị thượng đỉnh APEC trong tháng 11, khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và các quan chức Hoa Kỳ được trông đợi là sẽ tham dự, VTV nói.
Jon Gibbs, phó chủ tịch của Exxon Mobil tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và Trung Đông, nói rằng hãng dầu khí của Mỹ muốn bắt đầu sản xuất khí đốt cho các nhà máy điện của Việt Nam vào năm 2023, theo VTV.
Đối tác của Exxon Mobil trong dự án là PetroVietnam, nói rằng dự án sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la cho ngân sách nhà nước.
Chủ đề liên quan
Báo Trung Quốc cảnh báo Việt Nam về phương Tây
30/08/2017
Ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn ví dụ là sự “can thiệp” của Bắc Kinh, buộc Việt Nam phải ngưng một dự án thăm dò dầu khí với tập đoàn Repsol ở Biển Đông tháng trước.
Tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc kêu gọi Việt Nam “không nên để cho phương Tây tác động tới quan hệ với Trung Quốc”.
Ấn bản của tờ Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc dẫn ví dụ là sự “can thiệp” của Bắc Kinh, buộc Việt Nam phải ngưng một dự án thăm dò dầu khí với tập đoàn Repsol ở Biển Đông tháng trước.
Global Times nói rằng một số người phương Tây bày tỏ sự thất vọng đối với giải pháp hòa bình về vấn đề này.
Hồi đầu tháng này, theo Reuters, tập đoàn Repsol của Tây Ban Nha khẳng định họ đã tạm ngừng khoan dầu ở một lô ngoài khơi vùng biển tranh chấp sau khi Hà Nội bị Bắc Kinh gây sức ép.
Tờ báo còn cho rằng tờ Washington Post của Mỹ đã “chế nhạo” Hà Nội đã “đặt quan hệ hợp tác kinh tế hoặc sự đoàn kết cộng sản lên trên vấn đề tự hào dân tộc”.
Hoàn cầu Thời báo viết rằng “Washington Post trước đây từng hy vọng chứng kiến Việt Nam chống lại Trung Quốc, và nhiều người phương Tây nóng lòng muốn thấy Việt Nam đóng vai trò đầu đàn trong việc chống lại Trung Quốc ở Biển Đông”.
Tờ báo từng nhiều lần chỉ trích Việt Nam mở rộng quan hệ với các nước khác ngoài Trung Quốc còn khen Hà Nội xử lý “thông minh” vụ việc liên quan tới Repsol, và cho rằng việc giải quyết hòa bình như vậy phản ánh “sự chín chắn của mối quan hệ Việt – Trung”.
Tuy nhiên, báo này viết rằng “sự hỗ trợ của phương Tây đối với Việt Nam để có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc về vấn đề lãnh hải cũng là điều hấp dẫn đối với Việt Nam”.
Hoàn cầu Thời báo còn nhắc tới chuyện Tổng thống Philippines “quyết tâm chấm dứt vai trò mà Mỹ và Nhật dựng lên cho mình” để tiến tới “hợp tác toàn diện” với Bắc Kinh.
Ấn phẩm thường có quan điểm dân tộc chủ nghĩa của nhà nước Trung Quốc cho rằng Hà Nội và Bắc Kinh là “láng giềng hữu nghị”, “có nhiều điểm chung” nên Việt Nam “không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc, làm tốt thí cho Mỹ nhằm khống chế Trung Quốc ở Biển Đông”.
“Hợp tác toàn diện có thể mang lại nhiều lợi ích hơn tranh chấp lãnh hải đối với Việt Nam và Trung Quốc, và hai nước nên ngăn chặn mối quan hệ hữu nghị bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài”, Hoàn cầu Thời báo viết.
Năm ngoái, tờ báo này tuyên bố rằng chỉ khi nào bùng ra cuộc đụng độ lớn giữa Hà Nội và Bắc Kinh thì Việt Nam mới buộc phải mưu tìm mối quan hệ quân sự gần gũi hơn nữa với Hoa Kỳ.
Hoàn cầu Thời báo sau đó đi tới kết luận rằng “vì thế, mối quan hệ Việt – Mỹ trong tương lai phụ thuộc vào diễn biến ở biển Đông”.
Với hình ảnh phấn kích giơ hai cánh tay lên và IM LẶNG không tiết lộ nội dung xét xử sau khi rời khỏi Tòa Trọng Tài Quốc tế tại Paris, dường như cho thấy đã có một chiến thắng đang nghiêng về phía ông Trịnh Vĩnh Bình vào hôm 27/8.
Sự im lặng không tiết lộ nội dung vụ việc như là một phần nghĩa vụ theo thông lệ dành cho bên thắng kiện khi xử ở Tòa Trọng Tài để giảm thiểu sự ảnh hưởng đến uy tín của bên thua kiện. Thủ tục xét xử của Tòa Trọng Tài rất khác với Tòa án truyền thống, nó luôn đảm bảo được đến yếu tố bí mật vụ việc, những người không liên quan vụ việc sẽ không được phép tham dự, trong suốt thời gian xét xử bên nguyên lẫn bên bị không được phép tiết lộ, cung cấp thông tin vụ việc cho báo chí. Thậm chí là phải giữ bí mật về bản án thi hành sau đó. Đó là lý do suốt một tuần qua khi vụ kiện bắt đầu, cộng đồng rất quan tâm đến vụ kiện nhưng báo chí cũng không thể có được một thông tin về diễn biến phiên tòa.
Trước khi đi vào đánh giá vụ án của ông Bình, tôi xin cung cấp thông tin 2 vụ kiện trước đây liên quan đến các cơ quan Chính Phủ Việt Nam, đó là vụ HLV trưởng đội bóng đá Việt Nam Letard kiện Liên đoàn Bóng đá Việt Nam, và vụ ông Liberati kiện Hãng Hàng Không Vietnam Arlines (VNA). Cả 2 vụ này phía Việt Nam đều thua kiện vì những “nhận định ngây ngô” từ phía lãnh đạo, và đến vụ ông Trịnh Vĩnh Bình, Chính Phủ cũng không rút ra kinh nghiệm mà còn tiếp tục đi vào vết xe đổ của Liên đoàn bóng đá và VNA.
Vụ Liên Đoàn Bóng đá VN thua vì “thiếu hiểu biết” luật quốc tế:
Vụ việc bắt đầu khi Liên Đoàn Bóng đá VN sa thải ông Letard vào năm 2002. Ban đầu ông Letard đã khiếu nại vụ việc lên Liên Đoàn Bóng Đá Thế Giới (FIFA) để yêu cầu Việt Nam bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng. FIFA ra quyết định giải quyết khiếu nại với kết luận nghiên về phía Việt Nam, xử thua ông Letard.
Không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA, ông Letard đã khởi kiện ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy sĩ. Tòa Trọng tài Thể thao thụ lý vụ việc và thông báo cho Liên Đoàn Bóng Đá VN biết và yêu cầu Liên đoàn bóng đá VN cung cấp thông tin vụ việc, cũng như phản hồi các cáo buộc của ông Letard. Nhưng Liên đoàn bóng đá Việt Nam không chịu cung cấp thông tin theo yêu cầu của tòa. Thậm chí khi được triệu tập đến phiên tòa để xét xử nhưng Liên Đoàn Bóng đá Việt Nam cũng chẳng thèm tham dự.
Lý do của việc “không quan tâm đến vụ kiện” là do các quan chức lãnh đạo của Liên đoàn Bóng đá VN khi đó cho rằng đã có kết quả giải quyết cuối cùng của FIFA, kiện ra Tòa Trọng tài Thể Thao ở Thụy sĩ không phải là phương phức để giải quyết tranh chấp theo như hợp đồng ký kết, nên nó không có giá trị. Với lại kiện ra tòa Thụy Sỹ, nếu thua “mà ở Việt Nam ta không chấp hành thì làm gì được nhau”.
Phiên tòa vụ này được mở ra mà không có bị đơn là Liên Đoàn Bóng đá VN. Thế là nguyên đơn đươc dịp tha hồ vạch tội. Kết quả là Tòa trọng tài Thể thao xử ông Letard thắng kiện, yêu cầu Liên Đoàn Bóng đá VN bồi thường hợp đồng cho ông Letard với số tiền gần 200 ngàn đô ( 3 tỷ đồng Việt Nam thời đó). Áp dụng hình thức chế tài nếu không thi hành án thì Liên Đoàn Bóng đá VN sẽ bị cấm tham gia tất cả các giải đấu bóng đá theo hệ thống FIFA trong 2 năm.
Lúc này các quan chức Liên đoàn bóng đá VN mới “té ngửa” ra, là phán quyết của tòa này lại có hiệu lực pháp lý cao hơn phán quyết của FIFA, mà FIFA cũng phải thi hành bản án của Tòa Trọng tài Thể thao.
Thật ra việc khởi kiện cũng rất đơn giản, khi trong Quy chế giải quyết khiếu nại của FIFA nêu rõ, khi tranh chấp xảy ra nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của FIFA thì các bên có thể khởi kiện vụ việc ra Tòa Trọng tài Thể thao ở Thụy Sỹ, và các phán xử của Tòa án này là có hiệu lực cuối cùng mà FIFA cũng phải đảm bảo thi hành.
Thế là Liên đoàn Bóng đá VN mới chịu báo cáo lên chính phủ và cầu cứu. Ngân sách nhà nước cấp cho Liên đoàn bóng đá VN vào năm đó được 3,7 tỷ, đã bị ông Letard “xơi” mất 3 tỉ. Quá đau! Vụ này thua vì ra cuộc chơi quốc tế mà thiếu hiểu biết luật quốc tế.
Đến vụ thứ 2, Vietnam Arlines (VNA) thua vì xem thường tòa án nước ngoài
Vụ việc bắt đầu với một ông người Ý mang tên Liberati kiện Vietnam Arlines (VNA) ra Tòa án Roma ở Ý, yêu cầu VNA trả tiền chi chí phí cho ổng vì VNA đã Ủy quyền cho một Đại lý VNA thuê ổng làm việc. Đại lý này bị phá sản, ổng đành nắm đầu VNA đòi tiền. Phiên tòa mở ra, tòa triệu tập nhưng Vietnam Arlines cũng không cử người tham dự, theo kiểu “ta chả liên quan”. Sự vắng mặt của bị đơn làm Tòa án Ý nhanh chóng tuyên Liberati thắng kiện, buộc Vietnam Arlines phải thanh toán cho bên nguyên đơn 1,3 triệu euro.
Đứng trước phán quyết này lãnh đạo Vietnam Arlines đánh giá phán quyết ở Tòa án nước Ý dễ gì thi hành được ở Việt Nam khi Vietnam Arlines là “con cưng” của nhà nước, Vietnam Arlines cũng chẳng có tài sản ở Ý thì… “làm gì được nhau”.
Đúng là suốt gần 7 năm sau đó án này không thi hành được, vì ở Ý không có gì để chế tài được VNA. Rồi bỗng một ngày của năm 2002, luật sư Liberati phát hiện VNA đang có một tài khoản triệu đô ở nước Pháp, đây là cơ hội ngàn vàng, đảm bảo cho việc thi hành án của VNA. Thi hành ở Ý không được thì nhờ Pháp “thi hành hộ”, đó là cách làm của luật sư đại diện cho ông Liberati.
Giữa Ý và Pháp đều thuộc khối Liên minh Châu âu. Đây là một Liên minh gần như nhất thể hóa về chính trị, ngoại giao và tương trợ tư pháp rất chặt chẽ với nhau. Thế là tòa án ở Pháp nhanh chóng ra quyết định phong tỏa tài khoản triệu đô của VNA tại Pháp để đảm bảo thi hành án.
Điều buồn cười trong vụ này, lúc đầu VNA chỉ bị yêu cầu thanh toán là 1,3 triệu euro, nhưng không chịu thi hành ngay, mà đi thuê mấy luật sư để “gỡ” vụ phong tỏa tài sản ở Pháp. Kết quả cuối sau một thời gian kiện cáo của VNA, gỡ đâu không thấy mà cuối cùng cũng thành “gỡ ghẻ”. Kết quả cuối cùng là VNA phải thanh toán bồi thường cho ông Liberati 5,2 triệu euro, vì phải thanh toán cho bên nguyên đơn thêm tiền lãi suất của nhiều năm và thanh toán luôn chi phí luật sư cho bên họ, vì VNA là bên thua kiện.
Vụ này VNA thua đau vì đã xem thường thẩm quyền và khả năng thi hành bản án của Tòa án quốc gia Ý.
Hai bài học trên đã có, đến vụ thứ 3, trở lại vụ án Trịnh Vĩnh Bình, Chính phủ đã đi vào vết xe đổ của Liên Đoàn Bóng đá và VNA dù hiểu biết luật chơi của quốc tế nhiều hơn, nhưng vẫn còn mang tư duy thiếu tôn trọng luật chơi quốc tế.
Có thể kể ra một số lỗi của Chính Phủ trong vụ này như sau:
Thứ nhất, Chính phủ đã không thi hành đầy đủ các cam kết với ông Bình theo như Thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006, đó là việc trả lại tài sản đất đai và nhà xưởng đã tịch thu của ông Bình. Nếu vào thời điểm này Chính Phủ quyết tâm thực hiện thỏa thuận tại Tòa trọng tài Singapore thì có thể chỉ phải bỏ ra khoảng 20-30 triệu đô thu hồi đất đai để trả lại hoặc có thể tìm kiếm sự thỏa thuận riêng với ông Bình nhận tiền thay cho nhận đất đai. Tuy nhiên, chính phủ đã làm ngơ, không tiến hành thực hiện cam kết này, để rồi sau mười năm dẫn đến việc ông Bình tái khởi kiện, yêu cầu đòi bồi thường đến ít nhất 1,25 tỷ đô.
Ông Bình đòi đến ít nhất 1,25 tỷ đô nghe có vẻ như là bất hợp lý. Nhưng vào tay các luật sư quốc tế là đều có cở sở. Luật sư cũng chẳng khó khăn gì để chứng minh cho việc giá thành đất đai tại Việt Nam của ông Bình từ lúc bị tịch thu đến nay đã tăng lên hàng trăm lần. Hay đòi những thứ mà trong Thỏa thuận ở Singapore trước đây không có như: đòi tiền bồi thường thiệt hại khi bị giam giữ bất hợp pháp theo án lệ quốc tế, và các tài sản có thể đem lại lợi nhuận sau 20 năm của ông Bình, bồi thường tổn thất về tinh thần sau hàng chục năm, chi phí thuê luật sư v.v..
Cái này gọi là “không chịu đền 1 theo cam kết ban đầu, cuối cùng tòa xử phải đi đền 10”.
Lỗi thứ hai, Chính phủ đã thúc đẩy ông Bình đi kiện.
Lưu ý rằng việc Chính phủ cam kết trả lại tài sản “hợp lý” cho ông Bình theo như Thoả thuận tại Tòa trọng tài Singapore vào năm 2006 không phải là một bản án được phán quyết của Tòa Trọng tài Singapore, mà nó chỉ là sự thỏa thuận riêng tư giữa ông Bình với Chính phủ Việt Nam dưới sự hòa giải của Tòa trọng tài. Nói dễ hiểu sự thỏa thuận này được thiết lập ở giai đoạn “tiền tố tụng” – tức tòa trọng tài chuẩn bị xử, 2 bên đã đồng ý thỏa thuận tự cam kết giải quyết với nhau thì Tòa sẽ ngưng xử. Vì vậy, thỏa thuận này sẽ không được xem là một bản án của Tòa trọng tài để được áp dụng hình thức chế tài được hỗ trợ thực hiện bởi bên thứ ba. Có lẽ không có chế tài bởi bên thứ ba là lý do để Chính phủ “lơ là” không thực hiện đầy đủ cam kết của mình đối với ông Bình, và nó giải thích cho vìệc ông Bình sau này nói rằng mình đã bị lừa là vậy. Thực tế là ông Bình không thể nhờ một bên thứ ba chế tài Chính Phủ VN để thi hành cái Thỏa thuận đã ký ở Singapore. Vì vậy không còn cách nào khác ông Bình phải đi kiện lại ra Tòa trọng tàinhằm có một bản án chính thức để đảm bảo cho sự chế tài được hỗ trợ bởi bên thứ ba.
Rõ ràng việc ông Bình là một công dân Hà Lan khởi kiện chính phủ VN ra tòa, tòa thụ lý xét xử theo thủ tục tố tụng là một bất lợi rất lớn cho chính phủ VN vì Chính phủ hầu như không có cửa thắng kiện trong vụ việc này.
Thắng sao được khi Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Thương mại Đầu tư giữa Việt Nam-Hà Lan, tại điều 6 nêu rõ: “không một Bên ký kết nào được thực hiện bất kỳ biện pháp nào để tước đoạt trực tiếp hoặc gián tiếp những đầu tư của các công dân bên kia”. Gỡ sao được khi có sự vi phạm lộ liễu và quá rõ ràng như vậy.
Lẽ ra, nếu Chính phủ nhận định sáng suốt hơn thì thấy rõ cửa thắng duy nhất cho Chính phủ trong vụ này là nằm ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình, để qua hình thức này thể có thương lượng hạn chế thấp nhất số tiền phải bồi thường. Nhưng việc không thực hiện đầy đủ các cam kết ở giai đoạn Hòa giải với ông Bình trước đây, đã làm cho cửa thắng của Chính Phủ tự khép lại, khi ông BÌnh yêu cầu mở phiên tòa và xử theo tố tụng.
Khi bản án được xét xử theo thủ tục tố tụng được Tòa Trọng tài ở Paris đưa ra, nó sẽ có giá trị thi hành ở hơn 150 quốc gia đã tham gia ký kết Công ước New York 1958 công nhận và thi hành phán quyết của Tòa trọng tài. Khi thua kiện, mà Chính phủ không tự nguyện thi hành bản án trả tiền bồi thường theo phán quyết của Tòa, thì luật sư của ông Bình sẽ canh me tiền và tài sản của Chính phủ VN nằm trên lãnh thổ của 150 quốc gia này, là họ có quyền yêu cầu Tòa án ở quốc gia ấy phong tỏa tài sản và nhờ thi hành bản án của Tòa trọng tài.
Luật sư của ông Bình không dại gì nhờ mấy tòa án quốc gia đã tham gia Công ước như Trung Quốc, Lào hay Cambodia thi hành án mà chắc chắn họ sẽ chọn các quốc gia có nền pháp quyền, tòa án hoàn toàn độc lập với thể chế chính trị như tòa án ở các quốc gia thuộc EU, Mỹ, Úc, hay Canada… Tòa án ở các quốc gia này họ sẽ “đè ra vặt” không thiếu một xu.
Hết cứu!
Thử hỏi một quốc gia đang trên đường hội nhập quốc tế, mà để xảy ra những vụ việc như vậy có đáng trách và đáng xấu hổ không? Nếu ông bà lãnh đạo nào đã làm ẩu trong vụ này tự bỏ tiền túi ra đền thì cũng chẳng có gì đáng trách, đằng này họ cứ moi tiền từ ngân sách nhà nước – là tiền do người dân đóng góp để bồi thường. Thế mới đau!
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng dự hội nghị Quân ủy Trung ương
VietTimes -- Sáng 29/8, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ về quân sự, quốc phòng và công tác xây dựng pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng thời gian qua. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng cùng dự hội nghị này.
Trọng Nhân - /
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng tại hội nghị
Phát biểu chủ trì hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương đánh giá cao những kết quả đã đạt được thời gian qua của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nổi bật là: Đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước về thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc và xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.
Cùng với đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quảcông tác hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo Quân đội hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ-cứu nạn.
Về phương hướng, nhiệm vụ, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương nhấn mạnh, trong thời gian tới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương; các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X đã xác định, trong đó tập trung: Tiếp tục lãnh đạo nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội; bảo đảm Quân đội luôn là lực lượng gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Lãnh đạo, chỉ đạo luôn nắm chắc tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng, bảo đảm không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ huy Quân đội, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật; bảo đảm Quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực sự là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chỉ đạo phối hợp triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng pháp luật về lĩnh vực quốc phòng của Quốc hội khóa XIV; trong đó, sớm hoàn chỉnh dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi, bổ sung) báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua, nhằm bảo đảm ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng.
Tổng Bí thư: Ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
Tổng Bí thư: Cần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Sáng 29/8, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ về quân sự, quốc phòng và công tác xây dựng pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng trong thời gian qua.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương Trần Đại Quang; Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương Nguyễn Xuân Phúc; Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì hội nghị.
Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bí thư Quân ủy Trung ương đánh giá cao những kết quả đã đạt được thời gian qua của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, nổi bật là: Đã thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước về thực hiện hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ;
Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc và xây dựng Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên phạm vi cả nước.
Cùng với đó, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác hội nhập quốc tế, đối ngoại quốc phòng góp phần củng cố môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đồng thời, lãnh đạo, chỉ đạo Quân đội hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt trong phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ-cứu nạn.
Về phương hướng, nhiệm vụ, Tổng Bí thư, Bí thư Quân ủy Trung ương nhấn mạnh, trong thời gian tới, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng cần lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai thực tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương; các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ X đã xác định, trong đó tập trung: Tiếp tục lãnh đạo nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội; bảo đảm Quân đội luôn là lực lượng gương mẫu, đi đầu trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Lãnh đạo, chỉ đạo luôn nắm chắc tình hình, thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược về quân sự, quốc phòng, bảo đảm không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Tăng cường các biện pháp quản lý, chỉ huy Quân đội, nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, rèn luyện kỷ luật; bảo đảm Quân đội hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, thực sự là lực lượng nòng cốt trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Chỉ đạo phối hợp triển khai thực hiện tốt chương trình xây dựng pháp luật về lĩnh vực quốc phòng của Quốc hội khóa XIV; trong đó, sớm hoàn chỉnh dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi, bổ sung) báo cáo Chính phủ trình Quốc hội thông qua, nhằm bảo đảm ngày càng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về quốc phòng./.
VOV.VN - Sáng 10/4, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Quân ủy Trung ương tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện công tác quân sự, quôc phòng thời gian qua.
XEM LẠI XEM CUỘC CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG ĐÃ ĐƯỢC VIẾT RA SAO?
Xem từ trang 351 đến trang 357, “Lịch sử Việt Nam”, tập 14, NXB Khoa học Xã hội) tôi tóm tắt kèm theo hình như sau:
“Trang 351: Ngay sau chiến tranh 1975 ta đã cảm ơn và coi trọng tình hữu nghị
Trang 352: TQ viện trợ giúp đỡ ta
Trang 353: Việt Nam gây xung đột do vấn đề người Hoa cư trú (thực ra TQ xuyên tạc tình hình)
Hai bên bắt đầu có xung đột biên giới
Trang 354: Trung Quốc khiêu khích và chuẩn bị chiến tranh
Trang 355: 60 vạn quân TQ xâm lược
Trang 356: 1-3: hòa đàm cấp thứ trưởng
5-3: ra lệnh tổng động viên, cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân.
7-3: Việt Nam ra tuyên bố thiện chí hòa bình, cho phép Trung Quốc rút quân về nước.
14-3: Trung Quốc chính thức rút quân về nước.”
Mặc dù đã rất tiến bộ, cố gắng và tốn tới 6 trang sách để viết về Cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung nhưng theo thiển ý của tôi, còn có những thiếu sót cơ bản trong việc mô tả sự thật tàn khốc và đẫm máu của cuộc chiến tranh này:
Dẫu bộ sách Lịch Sử Việt Nam không thể nêu hết ý đồ thâm hiểm và lâu dài xâm lược Việt Nam như cuốn sách “Sự thật 30 năm quan hệ Việt Trung” tôi đã từng đọc năm 1980 thì cũng nên ghi chép đủ hơn những sự việc như sau:
Xâm lược Việt Nam là 1 âm mưu lâu dài, bành trướng ra các nước châu Á xung quanh từ thời Mao Trạch Đông lập Đảng. Trong tình hình sau 1975, cuộc chiến với Việt Nam chính là một phần trong kế hoạch bành trướng xuống phía nam của Trung Quốc.
Ngay khi Việt Nam chưa thống nhất đất nước năm 1975, Hải quân Trung Quốc đã tấn công và chiếm đóng toàn quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, do thủy quân lục chiến VNCH, Hải quân VNCH bảo vệ vào tháng 1/1974.
Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ lượng và quyết định chủ động gây chiến tranh xâm lược vào ngày 7/12/1978 của Ủy ban Quân sự Trung ương Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc họp và ra quyết định mở cuộc chiến hạn chế ở biên giới Việt – Trung.
Cuộc chiến diễn ra bất ngờ, lực lượng Trung Quốc chia nhiều mũi tấn công. Bộ Lịch sử Việt Nam đã né tránh không mô tả chút nào thiệt hại của người dân vùng biên, cơ sở vật chất và mức độ tàn khốc, đẫm máu và độc ác của quân xâm lược Trung Quốc. Thực tế thống kê, số lượng người dân: Việt Nam bị giết hại chừng 10.000 người.
Sau 1979 tiếp tục xung đột vũ trang 10 năm nữa (từ 1979 đến 1990), Trung Quốc chiếm đóng 60 km2 sâu trong lãnh thổ Việt Nam và thường xuyên căng thẳng, giao tranh liên tục và Việt Nam phải duy trì một lực lượng quân sự lớn dọc biên giới, sau 13 năm mới bình thường hóa quan hệ.
Đặc biệt là loạt trận đánh lớn năm 1984, tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Tuyên, Trung Quốc pháo kích và cho bộ binh tấn công các cao điểm 1509 (tức Núi Đất, Trung Quốc gọi là Núi Lão), 772, 233, 1200 (tức Giả Âm Sơn) và 1030 của Việt Nam. Thiệt hại về binh sĩ các bên hàng nghìn, riêng Sư đoàn 356 của Việt Nam có gần 600 chiến sĩ hy sinh.
Trước khi bình thường hóa quan hệ 2 năm, năm 1988, Trung Quốc còn tấn công chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hẹn các bạn thêm 1 stt nữa về Hội nghị Thành Đô được viết ra sao.
____
Ghi chú: Ảnh chụp các trang sách trong bài này của tác giả Bùi Quang Minh
Nước ngày càng trở nên khan hiếm là mối đe dọa lớn với nhân loạiẢnh chụp màn hình : Le Figaro
Các dự án cải cách của chính phủ Pháp đứng trước nhiều thách thức, vào lúc kỳ nghỉ hè kết thúc, năm mới bắt đầu, là chủ đề chính của nhiều nhật báo Pháp hôm nay. Trước hết xin giới thiệu bài « Tình trạng khan hiếm nước ngày càng nghiêm trọng hơn trên hành tinh » trên Les Echos, đăng tải nhân dịp Tuần Lễ Nước Thế Giới, khai mạc hôm qua tại Stockholm, 27/08/2017.
Hơn 3.200 chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới tụ về Stockholm để bàn về chủ đề đang ngày càng trở nên nóng bỏng : Nước sạch cho tất cả mọi người. Theo Les Echos, mục tiêu bảo đảm cho toàn nhân loại có được nước sạch từ đây đến năm 2050, theo các mục tiêu phát triển bền vững (ODD), được Liên Hiệp Quốc thông qua, tỏ ra khó đạt.
Hiện tại, còn đến 633 triệu người không có đủ nước dùng, và tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn ở khắp nơi trênTrái Đất. Đó là kết luận chủ yếu được rút ra từ rất nhiều nghiên cứu, báo cáo nhân dịp Tuần Lễ Nước Thế Giới ở Stockholm.
Nguyên cớ đầu tiên là do khí hậu Trái Đất bị hâm nóng, các đợt khô hạn ngày càng trở nên thường xuyên. Đến cả một số nơi ở châu Âu, cụ thể là tại Roma, cũng bắt đầu thiếu nước trong mùa hè này.
Vấn đề thứ hai là việc khí hậu ngày càng trở nên bất thường « đang làm đảo lộn việc phân bổ mưa trên địa cầu ». Trong lúc mây ngày càng dày đặc hơn tại các vùng cực, thì tại các vùng xích đạo – như châu Phi nam sa mạc Sahara, Nam Mỹ - hay Trung Đông mây lại mỏng mảnh hơn. Cũng trong xu hướng khí hậu biến đổi thất thường này, mưa lũ xảy ra « khốc liệt hơn » tại một số vùng, như Bangladesh, với khoảng 6 triệu dân thường xuyên bị nạn lũ đe dọa.
Một vấn đề thứ ba được các chuyên gia chú ý đến là trữ lượng nước trong các mạnh nước ngầm sụt giảm nghiêm trọng. Các mạch nước ngầm chiếm đến 30 % lượng nước dự trữ của hành tinh, tuy nhiên ở khắp nơi, lượng nước được lấy đi vượt quá lượng nước bổ sung nhờ mưa. Dự kiến là tại Ấn Độ, trong 20 năm nữa, có đến 60% mạch nước ngầm sẽ lâm vào tình trạng khan hiếm.
Cùng với tình trạng nguồn nước suy kiệt, nhân loại phải đối mặt với mức tăng dân số vô cùng lớn, thêm 2,3 tỷ người, ở ngưỡng cửa năm 2050, tức hơn 20% so với hiện nay, khiến nhu cầu nước tăng vọt.
Biện pháp hàng đầu : Bảo vệ rừng trên các lưu vực sông
Từ nay đến thứ Sáu (1/9), các chuyên gia tại Stockholm sẽ phải đề ra các biện pháp. Biện pháp được coi có thể làm ngay là « tiết kiệm nước ». Riêng tại Hoa Kỳ, mỗi ngày có gần 23 tỉ lít nước bị lãng phí, do hệ thống ống nước bị rò rỉ, theo một nghiên cứu của Americain Water Works Association. Tuy nhiên, chỉ tiết kiệm không đủ, vấn đề là phải nhằm thẳng vào các nguyên nhân chính.
Cụ thể là bảo vệ rừng trên các lưu vực, để bảo đảm chế độ nước được ổn định. Đây là việc cần làm khẩn cấp. Tổ chức bảo vệ rừng Global Forest Watch (GFW) cảnh báo, trong 14 năm gần đây, có đến 22% thảm thực vật của các lưu vực sông lớn bị phá hủy.
Một giải pháp khác, cũng được các chuyên gia đề xuất là lập biểu giá nước sao cho phù hợp với giá thành thực sự của tài nguyên này, đồng thời cổ vũ tiết kiệm. Như vậy, các doanh nghiệp có thể sẽ có động lực để tích cực đầu tư hơn.
Trạm Thu phí Cai Lậy chưa hoạt động trở lại, báo chí Việt Nam đang tiếp tục lôi ra ánh sáng một số công trình giao thông đang vận hành theo phương thức BOT có nhiều dấu hiệu đáng ngờ nhưng chẳng có gì bảo đảm việc phát triển hạ tầng giao thông bằng phương thức BOT sẽ kết thúc có hậu…
Trạm thu phí Cai Lậy trên báo trong nước.
Cuối tuần vừa qua, tờ Pháp Luật TP.HCM đem dự án BOT quốc lộ 91B ra mổ.
Theo Wikipedia thì quốc lộ 91B dài khoảng 17 cây số, nối cảng Cái Cui, tọa lạc ở quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ với quốc lộ 91, đoạn chạy ngang quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ.
Tờ Pháp Luật TP.HCM kể rằng, dự án quốc lộ 91B được duyệt từ 1995 nhưng đến năm 2010 mới hoàn tất. Chi phí xây dựng quốc lộ 91B là 455 tỉ, kiếm được từ việc bán trái phiếu chính phủ.
Đúng… một tuần sau khi thông xe thì quốc lộ 91B bắt đầu… hư (mặt đường xuất hiện nhiều vết nứt dài, tróc nhựa, hình thành các ổ gà rồi các ổ gà trở thành ổ voi)! Tất nhiên chủ đầu tư lúc đó là Ban Quản lý Dự án Đầu tư - Xây dựng thành phố Cần Thơ phải bắt đầu… sửa.
Chuyện này kéo dài cho tới năm 2014 thì Bộ Giao thông – Vận tải quyết định giao quốc lộ 91B cho Công ty Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang, doanh nghiệp đã đầu tư và đang khai thác quốc lộ 91 (dài 142 cây số, từ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tới cửa khẩu Tịnh Biên, thuộc huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang). Công ty Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đã gia cố lại nền, trải nhựa, thay khe co giãn của một số cây cầu trên quốc lộ 91B rồi thu phí.
Cần lưu ý là chi phí thực hiện quốc lộ 91B chỉ có 455 tỉ nhưng chi phí sửa chữa quốc lộ 91B ở mức như đã kể được khai và được duyệt tới 614 tỉ (?). Nhìn một cách tổng quát thì 455 tỉ vay của dân thông qua phát hành trái phiếu trở thành giấy lộn, quốc lộ 91B từ công lộ trở thành tài sản do Công ty Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang đầu tư và đang khai thác hợp pháp!
***
Chẳng riêng dân chúng mà các cơ quan hữu trách như Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ đều đã chính thức xác nhận, các dự án BOT trong lĩnh vực hạ tầng giao thông có nhiều điểm bất ổn. Về lý thuyết, BOT được xem như giải pháp tốt nhất trong bối cảnh công quỹ eo hẹp nên phải khai thác các nguồn lực khác để phát triển hạ tầng giao thông, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển. Song trên thực tế, các dự án BOT trở thành phương thức mãi lộ hợp pháp. Thay vì phải tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư hội đủ các yêu cầu cả về năng lực tài chính, lẫn năng lực kỹ thuật thì hệ thống công quyền Việt Nam lại chỉ định một số doanh nghiệp thiếu cả tiền lẫn kinh nghiệm, khả năng thực hiện các dự án hạ tầng giao thông làm chủ đầu tư. Thay vì phải tạo ra thêm những công trình giao thông mới, chủ đầu tư của phần lớn dự án BOT chỉ sửa chữa, cải tạo các công lộ rồi bắt dân chúng trả tiền. Thay vì phải thẩm định kỹ chi phí đầu tư, lưu lượng phương tiện giao thông để xác định chính xác mức phí, thời gian được phép thu phí, thời điểm phải chuyển giao thì hệ thống công quyền Việt Nam để cho nhà đầu tư tự tính và tính thế nào cũng được chấp thuận.
Giữa cơn bão dư luận về các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông, ông Đặng Huy Đông, một trong các Thứ trưởng của Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thú nhận, “các dự án BOT chẳng theo theo quy định nào” và “luôn chứa đựng rủi ro rất lớn về tham nhũng”.
Ông Đông chỉ nói tới đó, các facebooker và báo giới chứng minh thêm rằng, tham nhũng trong các dự án BOT thuộc lĩnh vực giao thông là tham nhũng từ thượng tầng.
Trong Kết luận thanh tra về bảy dự án BOT liên quan tới hạ tầng giao thông mà Thanh tra Chính phủ Việt Nam công bố hồi trung tuần tháng 8, cơ quan này dẫn dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ như ví dụ minh họa cho bản chất hàng trăm dự án BOT thuộc lĩnh vực giao thông ở Việt Nam.
Pháp Vân – Cầu Giẽ vốn là công lộ, chỉ phải “trải lại nhựa, kẻ vạch phân tuyến, làm lại hàng rào, đặt biển báo” nhưng nhà đầu tư cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ vẫn được phép thu phí ngang với đọan cao tốc được làm mới. Nhờ vậy, mỗi ngày, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ thu được khoảng hai tỉ đồng.
Tại sao lại vô lý như vậy? Trương Huy San giải thích trên trang facebook của ông: Đó là để cứu bà Đỗ Thị Huyền Tâm, vợ sau của ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng Bí thư Đảng CSVN. Năm 2012, bà Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Minh Tâm, gật đầu làm vợ ông Nông Đức Mạnh khi đã “cảm thấy hơi lạnh của còng” vì dùng các thủ đoạn gian dối để vay và không có khả năng thanh toán hàng ngàn tỉ đồng. Nhờ hai dự án BOT (cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Hạ Long – Vân Đồn), bà Tâm rũ bùn đứng dậy sáng lòa! Trương Huy San nhận định, nguồn tiền giúp bà Tâm đứng dậy sáng lòa là “tiền của dân, tiền của chúng ta”.
Nhân dịp Thanh tra Chính phủ Việt Nam công bố Kết luận thanh tra về bảy dự án BOT liên quan tới hạ tầng giao thông, tờ Thanh Niên mới kể ra rằng, một doanh nhân từng tâm sự với phóng viên của tờ báo này là từ năm 2013, ông ta hết hứng thú với các dự án BOT trong lĩnh vực cầu đường vì bị “vỗ vai”, buộc phải nhường dự án đã hoàn thành tất cả các thủ tục cho một doanh nghiệp “sắp chết” chỉ vì chủ doanh nghiệp đó là người nhà của một cựu lãnh đạo cao cấp.
Cũng nhân dịp Thanh tra Chính phủ Việt Nam công bố kết luận vừa kể, tờ Lao Đông huỵch toẹt, chủ dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ là Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát. Người nắm giữ đa số cổ phần của Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát là ông Đỗ Ngọc Minh (anh ruột bà Đỗ Thị Huyền Tâm). Lao Động dẫn hàng loạt dấu hiệu cho thấy Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát được thành lập chỉ nhằm tiếp nhận dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ. Tiền thực hiện dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ chủ yếu là tiền vay ngân hàng và Công ty Đầu tư và Phát triển Xây dựng Minh Phát đã đem quyền thu phí từ dự án BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ làm vật thế chấp.
*** Trong mười năm vừa qua, trạm thu phí của các dự án BOT trong lĩnh vực cầu đường mọc lên như nấm trên khắp Việt Nam, rất nhiều người không nhận ra rằng, phí vận tải tăng làm vật giá tăng vọt và dù không lái xe, không kinh doanh vận tải, họ vẫn là nạn nhân. Tuy nhiên tác hại từ sự lũng đoạn của các nhóm khai thác hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông để trục lợi không chỉ ngừng ở mức đó.Theo một báo cáo mà chính phủ Việt Nam vừa trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì tính đến cuối năm ngoái, chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông đang nợ hệ thống ngân hàng khoảng 84.000 tỉ đồng. Đáng chú ý là hệ thống ngân hàng đã dùng những khoản tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn của dân chúng để cho chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông vay dài hạn. Cũng vì vậy, nếu chủ đầu tư các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông gặp khó khăn trong việc thu phí, hệ thống ngân hàng sẽ nghiêng ngả. Dù muốn hay không, chẳng riêng dân đen mà hệ thống ngân hàng và rộng hơn là chính phủ Việt Nam đều trở thành con tin của các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông!
Suốt hai thập niên 1990 và 2000, dân chúng Việt Nam còng lưng gánh các khoản nợ do vô số dự án đầu tư hạ tầng vừa lãng phí, vừa kém chất lượng vì nhà thầu phải chung chi từ 30% đến 40% giá trị dự án. Sang thập niên 2010, hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông được xem như cứu cánh, vừa có thể hạn chế tham nhũng, vừa giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách. Thực tế cho thấy, hình thức BOT trong lĩnh vực giao thông chỉ là một chiêu thức khác mà mục tiêu vẫn là hầu bao và bao tử của hàng trăm triệu người. Trân Văn