Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

"BẠN VÀNG" TRUNG CỘNG DU CÔN HẾT XẨY: Ồ ẠT ĐEM TÀU CHIẾN ĐẾN TẬP TRẬN TẠI VÙNG BIỂN ĐÀ NẴNG DỊP QUỐC KHÁNH 2/9?


Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 – 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.

Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Lập trường của VN là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp VN và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết trong ngày 31.8, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của VN.
Trước đó, website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29.8 đến 7 giờ ngày 4.9 tại khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o15’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông, 17o15’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông, 16o20’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông và 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 này nằm hoàn toàn trong vùng biển VN, cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế của VN. Trong đó, vị trí 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông chỉ cách TP.Đà Nẵng khoảng 75 hải lý về phía đông. Thông báo của MSA còn ngang nhiên cấm tàu bè đi vào khu vực rộng lớn nói trên trong thời gian diễn ra cuộc diễn tập phi pháp.
Không những thế, Trung Quốc còn thông báo tiến hành 3 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong các ngày 31.8, 1.9 và 2.9, lần lượt tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN. Nếu các cuộc tập trận này diễn ra trên thực tế thì đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.

Vào tháng 10.2016, Trung Quốc cũng từng tiến hành cuộc tập trận 1 ngày ở tây bắc Hoàng Sa, trong khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o50’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông, 17o50’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông, 17o20’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông và 17o20’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông. Có thể thấy lần này khu vực tập trận đã di chuyển sâu xuống phía nam, với phạm vi mở rộng gấp 4 lần và kéo dài đến 6 ngày.
Vào tháng 7.2016, ngay trước thời điểm Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan công bố phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về cách diễn giải Công ước LHQ về luật Biển 1982 trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 6 ngày ở phía đông đảo Hải Nam với phạm vi bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa của VN.

Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?









Ảnh minh họa : Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở biển Bột Hải. Ảnh ngày 07/08/2017. Ảnh: Reuters

Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.

Việt Nam đã tuyên bố có toàn quyền trong vùng biển của mình, nhưng trong thực tế thì một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol được giao phó việc thăm dò đã cho tàu khoan của mình rút ra khỏi vùng khai thác và trở lại Malaysia hôm 14/08/2017. Đối với giới quan sát, dù Việt Nam không chính thức nói gì về vụ này, nhưng đã phải lùi bước trước sức ép quá mạnh của Trung Quốc, và nhất là khi Bắc Kinh đe dọa dùng võ lực.

Khả năng Bắc Kinh dùng võ lực đối với Việt Nam mới đây đã được trang blog Pháp East Pendulum chuyên về Trung Quốc, gợi lên trong một bài phân tích về một tháng tập trận rầm rộ của Trung Quốc trong tháng 8 gần biên giới trên bộ với Việt Nam. Bài viết đăng ngày 22/08/2017 mang tựa đề : « Sắp tròn một tháng tập trận đổ bộ ngay trước cửa ngõ Việt Nam – Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam ».

Bài viết của tác giả Henri Kenhmann trước hết phân tích về thời gian và địa điểm của cuộc tập trận do lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc tiến hành: Đó là từ đầu tháng 8, ở khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.

Phân tích các thông báo từ phía giới chức hữu trách Trung Quốc, quy định thời hạn mà một số khu vực trên biển được dành riêng cho quân đội nước này, cấm mọi tàu thuyền không phận sự qua lại, tác giả bài viết cho rằng cuộc tập trận đổ bộ này có dấu hiệu là đã bắt đầu vào ngày 01/08 và có lẽ kéo dài ít ra là cho đến ngày thứ Tư 23/08 vừa qua, tức là hai hôm sau khi bài báo được công bố.

Huy động lực lượng rầm rộ, thị uy sát bờ Việt Nam

Về địa điểm, người ta có thể ghi nhận là các vùng tập trận di chuyển từ từ về phía Tây, nghĩa là về hướng Việt Nam. Thoạt đầu là ở khu vực đảo Tà Dương ở chếch về phía đông, gần bán đảo Lôi Châu, sau đó chuyển qua phía tây, vượt quá đảo Vi Châu, đến khu vực gần thành phố Bắc Hải ở Quảng Tây, rồi đi xa hơn nữa về vùng biển ngoài khơi Phòng Thành Cảng, một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, trước khi ngược đường trở lại khu vực phía đông.

Cho dù Quân Đội Trung Quốc không muốn tiết lộ vị trí chính xác của các cuộc tập trận, nhưng theo tính toán của East Pendulum, vùng diễn tập của Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 cây số!

Theo hình ảnh và tài liệu công bố chính thức của Quân Đội Trung Quốc, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến của họ đã triển khai những đơn vị phòng không, trọng pháo và xe thiết giáp, như loại súng cối PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05, và cả loại chiến xa lội nước của bộ binh ZBD-05.

Theo bình luận trong một bài phóng sự trên đài truyền hình CCTV-7, thì đó là một “chiến dịch tập luyện đổ bộ” xoay quanh khoảng 30 đề mục khác nhau, trong đó có việc phá hủy tàu ngầm đối phương, tấn công đổ bộ, tấn công những mục tiêu trên biển và đất liền.v…v…

Theo East Pendulum, ngoài lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và các đơn vị cơ giới bọc thép của họ, Hải Quân và Lục Quân Trung Quốc có dấu hiệu cũng tham gia thao diễn, nhưng cho dù thông tin này cần xác minh thêm.

Tác giả bài viết giải thích: Những hình ảnh đăng hôm 21/08 cho thấy một lữ đoàn không quân của Lục Quân Trung Quốc, thuộc Bộ Tư Lệnh Miền Đông, được đưa đến một chiếc tàu chở phương tiện đổ bộ trong một chiến dịch hổn hợp.

Một cách cụ thể, người ta thấy loại trực thăng chiến đấu Z-10, xuất hiện bên cạnh chiếc 998 Côn Lôn Sơn (Kunlun Shan), chiếc tàu đổ bộ cực lớn đầu tiên của lớp 071, trực thuộc Hạm Đội Nam Hải.

Đối với tác giả bài viết trên trang blog Pháp, cho đến giờ này, người ta không biết là đó quả đúng là một chiến dịch tập huấn bình thường như phóng sự trên đài truyền hình Trung Quốc cho thấy, hay là đó là loạt tập trận có liên hệ đến việc Việt Nam thăm dò dầu khí ở trên Biển Đông với sự hợp tác của các tập đoàn nước ngoài.

Mai Vân
RFI

Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông


Lược đồ vị trí tập trận của Trung Quốc từ 29.8 - 4.9  /// Đồ họa: S.D
Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 - 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.
Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Lập trường của VN là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp VN và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết trong ngày 31.8, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của VN.
Trước đó, website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29.8 đến 7 giờ ngày 4.9 tại khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o15’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông, 17o15’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông, 16o20’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông và 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 này nằm hoàn toàn trong vùng biển VN, cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế của VN. Trong đó, vị trí 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông chỉ cách TP.Đà Nẵng khoảng 75 hải lý về phía đông. Thông báo của MSA còn ngang nhiên cấm tàu bè đi vào khu vực rộng lớn nói trên trong thời gian diễn ra cuộc diễn tập phi pháp.
Không những thế, Trung Quốc còn thông báo tiến hành 3 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong các ngày 31.8, 1.9 và 2.9, lần lượt tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN. Nếu các cuộc tập trận này diễn ra trên thực tế thì đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Vào tháng 10.2016, Trung Quốc cũng từng tiến hành cuộc tập trận 1 ngày ở tây bắc Hoàng Sa, trong khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o50’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông, 17o50’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông, 17o20’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông và 17o20’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông. Có thể thấy lần này khu vực tập trận đã di chuyển sâu xuống phía nam, với phạm vi mở rộng gấp 4 lần và kéo dài đến 6 ngày.
Vào tháng 7.2016, ngay trước thời điểm Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan công bố phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về cách diễn giải Công ước LHQ về luật Biển 1982 trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 6 ngày ở phía đông đảo Hải Nam với phạm vi bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa của VN.

Luật phòng chống tham nhũng giới hạn “người thân” thua xa luật Hồi tỵ ngày xưa

(Bạn đọc) - Trong khi lãnh đạo công ty VN Pharma xác nhận em chồng Bộ trưởng bộ Y Tế – Nguyễn Thị Kim Tiến là phó giám đốc của công ty này. Thì trong cuộc trả lời báo chí ngày 28/8 vừa qua, Bộ trưởng lại khẳng định không có người thân làm việc trong công ty này? Vậy đâu là “người thân” được quy định trong bộ Luật phòng chống tham nhũng.

Giới hạn về “người thân” theo luật hiện nay.
Ông Nguyễn Minh Hùng – nguyên chủ tịch HĐQT, kiêm tổng giám đốc VN Pharma, khẳng định với báo chí về việc ông Hoàng Quốc Dũng là em chồng của Bộ trưởng y tế. Ông Hoàng Quốc Dũng có vai trò trong công ty với cương vị Phó tổng giám đốc phụ trách về đầu tư xây dựng cho công ty.
Trong khi đó, Bộ trưởng bộ Y tế lại phủi bỏ vấn đề em chồng làm trong công ty là người thân. Bà khẳng định không có người thân nào của mình làm ở VN Pharma. Việc các trang mạng xã hội đưa thông tin là sai sự thật, có thể quy vào tội vu khống. Trả lời trên báo Vietnamnet bà Tiến nói:
“Trong gia đình tôi không ai tham gia công ty này cả. Đây là công ty nhỏ, tôi còn không biết nó như thế nào đến khi vụ việc nhập thuốc có nhiều nghi vấn được Cục Quản lý dược báo cáo và Bộ đã chủ động đề nghị với cơ quan có thẩm quyền ở Bộ Công an làm rõ”.
Ông Nguyễn Viết Tiến – Thứ trưởng Bộ Y tế trả lời báo chí, trong phiên họp thường kỳ của Chính phủ hôm 30/8 vừa qua, về việc công ty VN Pharma không phải là thuốc giả, đã gây phẫn nộ trong dư luận. Thêm đó, ông còn khẳng định về việc người thân của bộ trưởng Tiến, làm việc trong công ty VN Pharma rằng: “Bộ trưởng không nói, chứ không phải nói không có”.
Nếu không xác định được người thân thì đâu là trách nhiệm của người đứng đầu?
Nếu không xác định được người thân thì đâu là trách nhiệm của người đứng đầu?
Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định trong cuộc họp báo: “Theo luật Phòng chống tham nhũng, liên quan các lĩnh vực mà người thân của người đứng đầu không được tham gia thì người thân bị hạn chế gồm cha, mẹ, vợ, chồng, con. Em chồng không phải là đối tượng bị cấm theo luật.”
Vậy đâu là “không nói” và đâu là “nói không có”. Phải chăng có sự mâu thuẫn vê “nghĩa của từ”? Hiện nay cũng không có một từ điển Hàn – Việt nào nói người thân bao gồm những ai? Vì vậy, sự mâu thuẫn này rất khó để có thể xác định.
Còn quy định trong dự thảo luật Phòng chống tham nhũng 2016, mà chúng ta đang lấy dự thảo về sửa đổi, bổ xung cũng không quy định em chồng của bộ trưởng Tiến có phải người thân không.
Tại các các khoản 3, 4, 5, 6, Điều 24, của mục Liêm chính (mới) quy định Cán bộ, công chức, viên chức không được làm những việc sau đây:
3. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của những người đó không được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành, nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
4. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
5. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan không được để vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con kinh doanh trong phạm vi do mình quản lý trực tiếp.
6. Người là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và những cán bộ quản lý khác trong doanh nghiệp nhà nước không được ký kết hợp đồng với doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột; cho phép doanh nghiệp thuộc sở hữu của vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột tham dự các gói thầu của doanh nghiệp mình; bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán – tài vụ, làm thủ quỹ, thủ kho trong doanh nghiệp hoặc giao dịch, mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho doanh nghiệp.
Xét về mặt thực tế, thì đây sẽ chính là lỗ hổng lớn của Luật phòng chống tham nhũng ở nước ta, tạo ra cơ hội cho khởi nguyên của vấn đề “dòng họ trị” trên cả nước. Tức là các dòng họ cùng nhau nắm quyền điều hành bộ máy nhà nước.
Điều này rất thực tế vì nước ta đang có nhiều trường hợp như: Dòng họ, gia đình Nguyễn Nhân Chiến – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Ninh – vì có tới 24 người thuộc mối quan hệ gia đình ở bộ máy của cấp huyện, cấp tỉnh Bắc Ninh. Ở huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương có tới 2 trường hợp họ hàng được “hậu thuẫn” bởi người đứng đầu là Bí thư Huyện ủy Kim Thành là ông Nguyễn Hữu Tiến. Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Kim Thành Lê Ngọc Sang cũng có những người thân làm việc trong gia đình.
Nếu xét như luật hiện nay, thì chúng ta khó mà có cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Dễ dẫn đến các trường hợp “làm vua một địa phương”, rồi bao che, thâu tóm hỗ trợ nhau. Cũng có thể, trường hợp gia đình nhà bà Tiến là một minh chứng như thế.
Luật Hồi tỵ còn hoàn thiện và có giá trị hơn Luật phòng chống tham nhũng
Tình trạng cả nhà làm quan, mô hình “dòng họ trị” không phải là đến bây giờ mới có. Mà thực tế nó đã có ở rất lâu và nhiều nước phong kiến trên thế giới. Vì vậy, một số vị vua, vị hoàng đế đã tiến hành xây dựng và ban hành luật Hồi tỵ, nhằm ngăn chặn các tình trạng này.
Ở nhà nước phong kiến Việt Nam, luật Hồi tỵ đã được quy định bằng chính sách dưới thời vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Với các nội dung như: quan lại không được bổ nhiệm về cai trị ở huyện, tỉnh nơi người đó sinh ra hoặc có người thân, họ hàng. Không được lấy vợ hoặc thế, thiếp là người dân địa phương – nơi quan lại đang tại nhiệm, cũng không được ở quá lâu một địa phương với một chức vụ.
Đến thời Nguyễn, vua Minh Mạng (1820 – 1841) đã cho ban hành thành văn bản luật cụ thể vào năm 1836. Nội dung của luật Hồi tỵ dưới thời vua Minh Mạng được cụ thể, mở rộng như sau:
– Quan lại không được tậu đất, vườn, ruộng, nhà tại nơi cai quản.
– Quan lại không được lấy người cùng quê làm người giúp việc.
– Người có quan hệ thầy trò, bạn bè không được làm việc tại cùng một công sở.
– Các lại dịch nha môn, các bộ ở kinh đô và các tỉnh là con, anh em ruột, anh em con chú, con bác với nhau thì phải tách ra, đổi bổ đi nơi khác.
– Các quan lại không được làm quan ở nơi trú quán (nơi ở một thời gian lâu), ở quê vợ, quê mẹ mình, thậm chí cả nơi học tập lúc nhỏ hoặc lúc trẻ tuổi.
– Các lại mục, thông lại cũng không được làm việc ở phủ huyện là quê hương mình.
– Các lại mục, thông lại các nha thuộc các phủ huyện là người cùng làng cũng phải chuyển bổ đi nơi khác.
– Các quan viên từ Tham biện trở lên ở các trấn, tỉnh về kinh đô chầu được dự đình nghị, song khi trong các cuộc họp có bàn việc liên quan đến địa phương mà mình nhậm trị thì không được vào dự.
– Các khảo quan (coi thi, chấm thi) có người thân thích dự thi ở trường mình thì phải báo lên cấp trên để tránh đi. Nếu cố tình không khai báo sẽ bị trọng tội vì cố ý làm trái.
– Các quan thanh tra, xét xử thấy trong vụ án, vụ điều tra có người thân quen của mình (bà con nội, ngoại, bạn thân…) đều phải khai báo và hồi tỵ ngay. ¹
Như các nội dung nêu trên của luật hồi tỵ chúng ta đều thấy rõ, văn bản luật dưới thời phong kiến này đã quy định cụ thể rõ ràng về vấn đề người thân trong gia đình, đó là: con, anh em ruột, anh em con chú, con bác, nhà vợ, nhà mẹ, “người thân quen”. Thậm chí, người thân còn được quy định mở rộng tới mức đó là: “người cùng quê”; “thầy trò – bạn bè”; “người cùng làng”.
Nếu để gia đình nắm quyền lực nhà nước sẽ dẫn đến các hành vi tiêu cực
Nếu để gia đình nắm quyền lực nhà nước sẽ dẫn đến các hành vi tiêu cực
Một “lỗ hổng” quá lớn về quy định người thân hiện nay sẽ dẫn đến các tình trạng bao che, hỗ trợ nhau để trở thành các trường hợp kiểu “liên kết bền vững”. Rất khó để có thể giải quyết được tình trạng xử lý tham nhũng trên cả nước. Như vậy càng làm mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, dư luận xã hội sẽ mất dần niềm tin vào Đảng, Nhà nước.
Điều này chính là một cảnh báo ở mức “báo động đỏ” từ lâu, không chỉ đối mặt với nhóm chính trị, mà tình trạng “dòng họ trị” sẽ làm “tổn thương sâu sắc” niềm tin từ nhân dân. Vì vậy, chấp nhận sửa đổi cụ thể hóa luật pháp, đặc biệt là luật Phòng chống tham nhũng để có thể tìm được một cơ chế phù hợp “cắt đứt” tình trạng này.
CTV Đinh Lực

6 TRANG BIỆN MINH CHO CUỘC CHIẾN XÂM LƯỢC VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC SAU 1975 TRONG BỘ CHÍNH SỬ VN (15 TẬP)?

Phạm Viết Đào.

Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam vừa giới thiệu và phát hành các bộ Lịch sử Việt Nam (15 tập) từ thời khởi thủy của Việt Nam đến năm 2.000, do tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư, Tiến sĩ, các nhà nghiên cứu lịch sử của Viện Sử học biên soạn.
Trong đó, đáng chú ý, tại tập 14, từ trang 351 – 356  đã biên niên một số sự kiện liên quan tới cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động, đưa 60 vạn quân xâm phạm biên giới 6 tỉnh phía bắc Việt Nam 2-1979.
Bộ sách được coi là “chính sử” 15 tập dành vỏn vẹn 6 trang nói về 1 sự kiện: đó là hành động quân sự do Trung Quốc gây ra với Việt Nam sau 2/1979 với một số sự kiện có liên quan…
FB Bùi Quang Minh đã tóm lược 6 trang đó như sau:
“Xem từ trang 351 đến trang 357, “Lịch sử Việt Nam”, tập 14, NXB Khoa học Xã hội) tôi tóm tắt kèm theo hình như sau:
“Trang 351: Ngay sau chiến tranh 1975 ta đã cảm ơn và coi trọng tình hữu nghị
Trang 352: TQ viện trợ giúp đỡ ta
Trang 353: Việt Nam gây xung đột do vấn đề người Hoa cư trú (thực ra TQ xuyên tạc tình hình)
Hai bên bắt đầu có xung đột biên giới
Trang 354: Trung Quốc khiêu khích và chuẩn bị chiến tranh
Trang 355: 60 vạn quân TQ xâm lược
Trang 356: 1-3: hòa đàm cấp thứ trưởng
5-3: ra lệnh tổng động viên, cùng ngày, Trung Quốc tuyên bố đã hoàn thành mục tiêu chiến tranh, chiến thắng và bắt đầu rút quân.
7-3: Việt Nam ra tuyên bố thiện chí hòa bình, cho phép Trung Quốc rút quân về nước.
14-3: Trung Quốc chính thức rút quân về nước.”

Đọc kỹ 6 trang trên, người đọc không thấy có chỗ nào sách viết: đây là cuộc chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam như một số báo đưa tin; 6 trang trên, theo người viết bài này qua hình thức và nội dung cho thấy được trình bày theo dạng “biên niên sử”… Trong 6 trang trên, các tác giả ghi lại một số sự kiện xảy ra trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc từ sau 1975 tới tháng 3/1979…không đầy đủ và không tiêu biểu, không dẫn giải phân tích thấu đáo.

Khi sách lịch sử chính thống đề cập tới các hành động quân sự do phía Trung Quốc gây ra với Việt Nam sau 1975 mà chỉ đề cập tới cuộc chiến tháng 2/1979 là khiếm khuyết, khó chấp nhận. Bởi vì, sau 1975, Trung Quốc đã tiến hành nhiều hành động quân sự, ngoại giao, kinh tế với quy mô và tầm mức cao gây hấn, chiếm đất và lãnh hải Việt Nam sau cuộc chiến 2/1979:

1-Trung Quốc mở mặt trận Vị Xuyên Hà Giang từ 1979-1990

“- Đây là cuộc chiến có quy mô lớn nhất, chỉ sau chiến tranh giải phóng miền Nam. Trung Quốc huy động 8/10 đại quân khu với hơn 50 vạn quân; phía Việt Nam huy động 9 sư đoàn với số lượng quân có lúc lên tới 15 vạn quân. Đây là cuộc chiến ác liệt nhất khi Trung Quốc cày nát Vị Xuyên, có ngày bắn tới 3 vạn quả đạn pháo, tấn công vào tất cả các điểm cao của ta. Tổn thất của địch trong trận chiến này rất lớn nhưng có những trận trong một ngày quân ta hy sinh khoảng 1.000 chiến sĩ…

- Cuộc chiến tranh Vị Xuyên đã khiến hơn 5.000 chiến sĩ của ta hy sinh, đến nay hơn 3.000 người chưa tìm thấy hài cốt; trong nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên có hơn 1.700 mộ liệt sĩ nhưng tới 700 ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được tên tuổi. Tôi kiến nghị phải tổ chức đội rà phá bom mìn, quy tập mộ và hài cốt liệt sĩ trong cuộc chiến Vị Xuyên để đưa về nghĩa trang...

(Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên ( Tướng Nguyễn Đức Huy) : Nhiều hài cốt đồng đội đang nằm lại ở khe núi, hốc đá-http://thanhnien.vn/thoi-su/tu-lenh-chien-truong-vi-xuyen-nhieu-hai-cot-dong-doi-dang-nam-lai-o-khe-nui-hoc-da-859333.html )

Về Mặt trận Vị Xuyên,  Hà Giang, TBT Đảng CS Trung Quốc Hồ Diệu Bang, các nguyên soái Từ Hướng Tiền, Điệp Kiếm Anh đã trực tiếp đến thị sát, úy lão quân TQ tại mặt trận này…

Mặt trận Vị Xuyên Trung Quốc đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tướng Dương Đắc Chí và hàng chục tướng lĩnh nổi tiếng của Trung Quốc…

Tại mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang, phía Trung Quốc đã tổn thất, tử thương 15.000 quân, gấp 3 số thương vong của Việt Nam…

Tại mặt trận này, 1 người lính Việt nam đã phải đương đầu với khoảng 10 lính Trung Cộng !

2/ 1988 Trung Quốc cho hải quân đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam; 64 chiến sĩ của ta đã hy sinh trong trận chiến chống Trung Quốc xâm lược…

3/ Từ sau năm 2000 Trung Quốc có nhiều hành động gây hấn trên Biển Đông, cho dàn khoan 981 vào vũng lãnh hải Việt nam thăm do dầu khí; Cho tàu hải cảnh gây hấn tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam; cho bồi đắp Gạc Ma thành một căn cứ quân sự…

4/ Hội nghị Thành Đô với những “thỏa thuận lịch sử, ngầm” giữa các nhà lãnh đạo Việt Nam: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh, Đỗ Mười với các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhằm thắt chặt quan hệ 2 Đảng và bình thường hóa quan hệ 2 nước hiện vẫn còn chưa được bạch hóa ?

Với những cứ liệu trên cho thấy: 6 trang trên của bộ sách được mang tên Lịch sử Việt Nam là một thiếu sót đáng chê trách do cách biên niên một cách sơ sài, tắc trách về cuộc chiến 2/1979 và lảng tráng 3 sự kiện quan trọng đã nêu…
 “Lịch sử là bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người[1][2]. Đây là một thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học…” ( WikiPedia)
Chiến tranh là một câu chuyện thảm khốc, đau đớn vì nó phải trả giá bằng sinh mạng của hàng vạn con người. Viết lịch sử về chiến tranh không thể làm như kẻ cưỡi ngựa xem hoa, hay viết kể lại những số liệu, sự kiện khô cứng, vô cảm, vô hồn… chất đầy trong các kho tư liệu quốc gia phủ đầy bụi bặm.
Các nhà  chép sử khi đụng bút viết về cuộc chiến tranh tranh xâm lấn biên giới Việt Nam do Trung Quốc phát động, họ phải có trách nhiệm giúp hậu thế, không sống giai đoạn đó và cả người không thuộc quốc tịch Việt Nam hiểu được bản chất thật của cuộc chiến tranh này ?
Là người ngoại đạo về bộ môn khoa học linh thiêng  này, người viết tạm nêu ra một số tiêu chí yêu cầu các nhà viết sử phải có trách nhiệm trả lời, giải đáp:
-Phải xác định mốc thời gian; Cuộc chiến tranh này xảy ra giai doạn nào từ năm nào tới năm nào ?
- Phải xác định những địa điểm, những địa bàn xảy ra cuộc chiến tranh, quy mô, tầm mức của cuộc chiến ?
-Phải đúc kết cho được những bài học gì rút ra từ cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược giai đoạn 1975-1988 ấy?
- Phải chỉ ra nguyên nhân vì sao xảy ra cuộc chiến tranh ấy ?
-Cuộc chiến tranh thua hay thắng, vì sao thua vì sao thắng ? Thua như thế nào, thắng những thế nào, được cái gì và mất cái gì ?
-Làm sao tránh chiến tranh và nếu có chiến tranh làm sao giảm tổn thất ?
-Cuộc chiến tranh Việt Nam chống Trung Quốc xâm lược của Trung Quốc cả trên biên giới và hải đảo có ảnh hướng gì tới quan hệ Việt-Trung trong quá khứ, hiện tại và tương lai; Cuộc chiến tranh, hành động gây hấn bằng vũ lực của Trung Quốc có ảnh hưởng gì tới quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới thời điểm đó và sau này ?
Đó chính là những câu hỏi đòi người chép sử phải chịu trách nhiệm trả lời nếu họ đã nhận lương, đã nhận tiền thuế của dân thông qua các đề tài nghiên cứu?
Không rõ bấy lâu nay, các nhà nghiên cứu ở “Viện hàn lâm” được mệnh danh là “ lò ấp” GS và TS này không biết họ nhận lương, nhận tiền đề tài nghiên cứu cái gì, thu thập cái gì ?
Không nhẽ họ không biết một tý gì liên quan tới xương máu của hàng vạn đồng bào, chiến sĩ ta đã đổ ra trên các chiến hào biên giới Việt-Trung ?  Chả nhẽ họ không biết gì về lãnh hải đang bị uy hiếp, co ngót, hàng trăm km2 đất biên cương đang rơi vào tay Trung Quốc ?
Trước sức ép của dư luân, của công luận buộc họ phải lên tiếng về những sự kiện đau lòng của đất nước đồng đại với thời điểm mà họ đang sống mà họ là viết một cách nguyệch ngoạc, sơ sài, thiếu sót, sai lệch, cẩu thả, vô cảm, vô hồn…Qua 6 trang sử cho thất họ kém xa kiến văn của cư dân mạng xã hội, kém xa kiến thức của nhiều nhà báo không chuyên về lịch sử về các sự kiện trong giai đoạn này…
Qua những trang viết về cuộc chiến tranh Trung Quốc phát động xâm lấn biên giới Việt Nam, người viết nhận ra nguyên nhân vì sao người đọc nhất là lớp trẻ chán sử, coi thường sử, không chịu đọc sử vì toàn là những loại sử nhảm, sử chính trị…sử đãi bôi, sử cốt hài lòng các nhóm lợi ích đang cánh hẩu với các nhà đương cục Bắc Kinh.
Với 6 trang của cái bộ sách được coi là chính sử do cái Viện hàn lâm biên soạn và xuất bản mới toanh, in dày và đẹp này, hậu thế và người ngoài dễ hiểu giai đoạn lịch sử này, cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam của Trung Quốc có nguyên nhân và lỗi do phía Việt Nam gây ra.
Một nhà viết sử có trách nhiệm là người chịu trách nhiệm mô tả, kể lại khách quan sự kiện nào đó; để rồi bản thân cái sự kiện đó sẽ phát sáng các thông tin phản ảnh bản chất của sự kiện chứ nhà chép sử không phải làm theo cách của Mao Tôn Cương, thêm dấm ớt vào các điều có sẵn...
Có thể dẫn ra điều này theo lô gích hình thức và cách trình bày của các “quan” sử học nhà nước VN: Trung Quốc đã viện trợ giúp Việt Nam trong 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và Mỹ; Sau 1975 do Trung Quốc ngừng cắt viện trợ cho Việt Nam nên Việt Nam đã tìm cách gây hấn với người Hoa nhiều đời sinh sống tại Việt Nam, tìm cách xua đuổi họ ra khỏi Việt Nam…Do cách ứng xử này của Đảng và nhà nước Việt Nam nên buộc lòng Trung Quốc phải cử binh ra để “ dạy cho Việt Nam một bài học” như lời của Đặng Tiểu Bình từng loa với thế giới?
Như vậy, mang danh chính sử của cơ quan nhà nước Việt Nam, nhưng 6 trang sách này đã phụ họa cho luận điệu đánh Việt Nam của Trung Quốc là để trả đũa hành vi vong ân bội nghĩa của Việt Nam; Biện minh cho Trung Quốc không có ý đồ xâm lược Việt Nam ?!
Do cách biên niên sự kiện không đầy đủ và không điển hình, nông nổi và nông cạn nên nếu căn cứ vào những gì viết ra nhất là người ngoài, hậu thế hiểu sai bản chất của cuộc chiến tranh do Trung Quốc chủ trương phát động nhằm thực thi chủ nghĩa bá quyền Đại Hán…
Với những sự kiện nhãn tiền, đồng đại, hàng triệu người biết, hiếu và thấy như vậy, đã được trình bày công khai cả trên báo và trên các mạng xã hội; Thế , các nhà chép sử nhà nước còn viết lách lôm côm như vậy; làm sao ngượi đọc tin được những điều họ viết ra về các sự kiện lịch sử của cha ông xảy ra cách đây hàng trăm, hàng ngàn năm ?
Thật đau lòng khi người viết bài này phải kết thúc bằng một câu, xin lỗi quý vị là rất khiếm nhã; 6 trang được coi là chính sử: ĐÚNG LÀ SẢN PHẨM CỦA MỘT LŨ VÔ LẠI, MỘT LŨ ĂN HẠI !

P.V.Đ.






Nợ công và phương cách chính phủ thu tiền dân để trả nợ công

Bởi
 AdminTD
 -

Đặng Phước
31-8-2017

Trước hết, chúng ta cần phải biết, nợ công là gì? Theo Wikipedia: “Nợ chính phủ, còn gọi là Nợ công hoặc Nợ quốc gia, là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay. Việc đi vay này là nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách, nên nói cách khác, nợ chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó“.Nợ công là gì? Vì sao chính phủ mắc nợ công? Dân trả nợ công như thế nào? Đó là những vấn đề mà bài viết này đề cập tới.
Một báo cáo gần đây của HSBC, một tổ chức tài chính và ngân hàng lớn nhất thế giới, cho thấy, vấn đề nợ công của Chính phủ Việt Nam ngày càng trầm trọng hơn do lạm phát chậm lại (ảnh hưởng đến GDP danh nghĩa) và đồng tiền Việt Nam mất giá (làm tăng giá trị nợ nước ngoài). Dự báo tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam sẽ tăng lên 64,5% GDP trong năm 2016, đạt ngưỡng giới hạn của Quốc hội đề ra 65% trong 2017. Ước tính đến nay, chính phủ VN mắc nợ công khoảng 126,9 tỷ USD chia bình quân mỗi người dân từ khi lọt lòng đến khi sắp về với ông bà là khoảng 29.000.000đ!
Tại sao nợ công ngày càng tăng?
Câu trả lời là, do chính phủ điều hành yếu kém, cộng với nạn tham nhũng mà ra! Này nhé, chẳng hạn, chính phủ vay vốn ODA về làm các dự án nhưng khi giao về các địa phương, các quan chức xà xẻo bằng cách mua công nghệ rẻ để hưởng tiền hoa hồng cao hoặc cho nhận thầu thấp, làm dối để hưởng tiền “lại quả” lớn. Hệ quả là các nhà máy đóng cửa sau khi hoạt động chỉ một thời gian ngắn do không tạo ra được lợi nhuận, bị lỗ nặng. Các công trình xây dựng đường sá, cầu cống hư hỏng phải sửa chữa chắp vá làm tốn kém nhiều lần, đó là nguyên nhân của nợ công.
Minh chứng về việc điều hành yếu kém của chính phủ dẫn đến tài sản quốc gia bị thất thoát, đó là các “đại dự án” có thể kể đến là Nhà máy Đạm Ninh Bình lỗ 2.313 tỷ đồng, Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ lỗ 1400 tỷ đồng, Gang thép Thái Nguyên lỗ 8000 tỷ đồng, Đạm Hà Bắc lỗ 1700 tỷ đồng, Đạm Hải Phòng lỗ 1000 tỷ đồng….
Nợ công chính phủ như nói trên, hiện đã vượt trần khoảng 126,9 tỷ USD. Vừa rồi nghe nói ông Trịnh Vĩnh Bình, một Việt kiều ở Hà Lan thắng kiện Chính phủ VN (do chính phủ không giữ cam kết trả tài sản đã tịch thu vô cớ của ông), tòa án ICC buộc chính phủ trả cho ông Bình, nếu phải trả khoảng 1 tỷ USD, sẽ đóng góp thêm vào số nợ công đã vượt trần của nước ta.
Với số nợ công lớn như đã nói trên, chính phủ đề ra giải pháp trả nợ công như thế nào? Chính quyền có cho lực lượng đi từng nhà để thu trả nợ cho nước ngoài không?
Chắc chắn là chính quyền không bao giờ đi thu từng nhà, nên người dân cứ tưởng mình vô can. Tuy nhiên, từng người dân không thể đứng ngoài cuộc với số nợ công đó. Nếu quan sát chúng ta sẽ thấy, chính phủ sẽ thu thêm của dân qua các kênh như thu hồi đất nông nghiệp, lập dự án để bán đất đai, tài nguyên, bán lao động ra nước ngoài mà người ta gọi là “xuất khẩu lao động”, đặc biệt hơn cả là thu qua thuế và phí.
Theo thống kê báo chí, ngoài việc bán tài nguyên, bán đất đai, bán lao động… chính phủ CSVN đang thu 432 loại thuế và phí từ người dân! Hiếm có một dịch vụ nào từ phía chính quyền mà được miễn phí. Này nhé, dân phải trả tiền từ việc trẻ con đi học, đi khám chữa bệnh, tham gia giao thông, vui chơi giải trí, giao dịch hành chính cho đến một rừng thuế, thường xuyên nhất vẫn là thu thuế VAT. Vừa qua, để bù vào số tiền thâm thủng ngân sách do nợ công ngày càng tăng, chính phủ đề nghị tăng thuế VAT lên 12%, thu phí môi trường 8000 đồng/lít xăng, bắt đầu thực hiện từ tháng 01/2018.
Do thu thuế cao nên hàng hóa sản xuất nội địa có sức cạnh tranh kém so với các mặt hàng ngoại nhập cùng sản phẩm và chủng loại. Đơn cử, giá bán ra một chiếc Ablade sản xuất tại Vĩnh Phúc – VN là 42 triệu đồng, trong khi cũng chiếc xe đó, đem bán ở Thailand ước khoảng 32 triệu đồng. Thử hỏi số tiền chênh lệch 10 triệu đồng/ xe máy do đâu? Chắc chắn là do thuế và phí.
Một đơn cử khác, xăng nhập từ Singapore giá khoảng 9000đ/ lít, đem về Việt Nam bán ra khoảng 18000đ, giá chênh lệch khoảng 9000đ/ lít, sang năm 2018 tăng giá lên 25.000đ/ lít thì làm sao hàng hóa sản xuất trong nước đủ sức cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài? Bình luận vấn đề này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng với đà này thì “hàng hóa VN thua ngay trên sân nhà”.
Tóm lại, chính phủ thu thuế VAT từ cái kim, sợi chỉ trở đi để có ngân sách trả nợ, tuy nhiên “tiền vào nhà khó như gió vào nhà trống”, cho nên thu thuế không đủ chi, buộc ngân hàng nhà nước phải in thêm tiền, nạn lạm phát gia tăng, dân đóng thuế cho ngân sách như “nước đổ hang chuột” chẳng biết bao nhiêu cho vừa, làm cho mức sống của người dân ngày càng nghèo hơn.
Ngoài ra, việc tập trung trả nợ nước ngoài ảnh hưởng đến việc trả lương cho người lao động thấp nên họ không mặn mà làm việc trong các cơ quan nhà nước, một phần do môi trường làm việc bí bách lại thu nhập kém hấp dẫn… nạn chảy máu chất xám ngày càng gia tăng, cộng với nạn “con ông cháu cha” lộng hành, tạo phe nhóm lợi ích, làm cho đất nước ngày càng tụt hậu.
Còn nhiều vấn đề xã hội nhức nhối, bức xúc nhưng chỉ xin đơn cử một mảng nhỏ thực trạng nợ công để chúng ta thấy viễn cảnh đất nước. Vậy nên, nếu đất nước này còn tập trung quyền lực vào tay một số kẻ cơ hội do đảng CS cầm quyền thì nguy cơ bị vỡ nợ không còn xa.
Biết rõ điều đó để chúng ta cùng chung tay xóa bỏ những bất cập, cùng nhau lên tiếng đòi hỏi chính phủ chi tiêu minh bạch hơn, tiết kiệm những đồng tiền thuế của dân nghèo kiếm được, bằng mô hôi, nước mắt và đôi khi còn thấm đẫm máu xương của dân lành.

NHỮNG CHUYỆN KINH HÃI VỀ VỤ NĂM CAM (1)

Hoàng Hi Vân
4 giờ· 
https://static.xx.fbcdn.net/rsrc.php/v3/yf/r/g_kf1vXYV_O.png

Tôi là người viết những bài báo đầu tiên vạch trần việc bảo kê cho Năm Cam của cả 3 cán bộ cấp cao : Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Nhà báo Việt Nam Trần Mai Hạnh, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công an Bùi Quốc Huy và Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao Phạm Sỹ Chiến. Trong đó, ông Trần Mai Hạnh và Bùi Quốc Huy là ủy viên Trung ương Đảng.
Giờ nghĩ lại vẫn thấy kinh hãi, nếu như ba ông đó không mất chức thì chắc chắn tôi dù có chạy lên núi cũng không tìm được đất sống. Tổng Biên tập Báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế nói với tôi trước khi cho đăng những bài đó, rằng anh chấp nhận “về vườn”, nhưng tôi chắc anh dù có “về vườn” cũng khó mà sống sót.
Tôi nói khó sống sót là nói theo nghĩa đen. Bởi vì nếu cuộc họp Ban chấp hành Trung ương Đảng diễn ra sau khi có bài báo về ông Bùi Quốc Huy mà không bỏ phiếu kỷ luật được ông thì toàn bộ hồ sơ về ông sẽ bị xếp xó, và ông có khả năng sau đó trở thành Bộ trưởng Công An. Và cuộc họp đó đã bỏ phiếu kỷ luật ông với tỷ lệ 60%, nghĩa là chỉ cần có thêm hơn 10% số ủy viên Trung ương một chút không tán thành kỷ luật thì không những chúng tôi chết chắc mà vụ án Năm Cam sẽ chẳng bao giờ được đem ra xét xử. Chúng tôi chết chỉ là chuyện nhỏ, tội phạm tiếp tục hoành hành mới là chuyện lớn.
Có người nói tướng Nguyễn Việt Thành đã “dùng báo chí để làm án”, nói như vậy là không biết gì về sự thật. Chẳng một ai trong Ban chuyên án vụ Năm Cam xúi chúng tôi làm việc đó cả. Vả lại Ban chuyên án lúc đó rất yếu thế tại Bộ Công an, họ không có nhiều điều kiện để tiếp cận hồ sơ liên quan đến đường dây bảo kê tội phạm. Ông Nguyễn Việt Thành sau khi bắt Năm Cam đã bị ông Bùi Quốc Huy gọi điện chửi đến nóng máy điện thoại, ông dẫu có gan bằng trời cũng không dám xúi người khác động đến ông Bùi Quốc Huy. Anh Nguyễn Công Khế phải dắt ông Nguyễn Việt Thành đến gặp ông Sáu Dân để được trấn an. Cho nên tự chúng tôi có những điều tra theo các nguồn tin riêng không liên quan gì đến Ban chuyên án.
Đại tá Nguyễn Hữu Ngọc, người trực tiếp bắt Năm Cam lần thứ nhất năm 1995, đã không được phân công tham gia Ban Chuyên án lần này. Ông Ngọc chẳng bức xúc gì việc ông không tham gia Ban chuyên án. Điều ông bức xúc từ lâu là người ta đã thả Năm Cam ra và chính lãnh đạo Bộ Công an (mà ông Bùi Quốc Huy là một) cùng với cơ quan công an TP.HCM đã bảo kê cho những hoạt động phi pháp tày đình của Năm Cam. Biết ông Ngọc nắm được nhiều thông tin, chúng tôi có hỏi ông chuện này chuyện kia nhưng nhất định ông không cung cấp bất cứ một tin tức gì. Ông là một cán bộ điều tra hình sự rất có nguyên tắc. Ông chỉ nói me mé con đường đi tìm tài liệu, tìm không được hỏi lại cho rõ đường thì ông im. Cuối cùng thì tự chúng tôi cũng tìm được toàn bộ những tài liệu liên quan đến ông Trần Mai Hạnh và Phạm Sỹ Chiến. Hỏi ông những tài liệu đó đủ chưa thì ông không trả lời. Chúng tôi phải kiểm chứng nhiều nguồn khác nhau và thu thập hết những tài liệu có liên quan. Khi thấy đủ cơ sở, Tổng Biên tập phân công tôi viết bài.
Lẽ ra bài tôi viết về ông Trần Mai Hạnh được đăng trước cái ngày đăng chính thức là ngày 2-5-2002 một tuần lễ. Nhưng khi bài báo đã lên khuôn thì ông Hồng Vinh, lúc đó là Phó Trưởng ban Tư tưởng văn hóa trung ương (nay là Ban Tuyên giáo) gọi điện cho Ban Biên tập ra lệnh cấm đăng. Như vậy là việc đăng bài về ông Trần Mai Hạnh đã bị lộ. Sở dĩ bị lộ là do ở Hà Nội anh Nguyễn Việt Chiến quá hăng hái với vụ việc, đã đi gặp người này người kia để phỏng vấn, nên sự việc đến tai ông Hồng Vinh.
Là tờ báo gần như đơn độc (có thêm báo Tiền phong tiếp sức) vạch mặt tội ác của Năm Cam trước khi Năm Cam bị bắt lần thứ nhất, nên Thanh Niên hiểu hơn ai hết, rằng nếu không triệt phá được đường dây bảo kê cho Năm Cam thì trước sau gì Năm Cam cũng được thả ra. Lần thứ nhất thả ra, tập đoàn tội phạm này phát triển với quy mô lớn hơn, tàn bạo hơn. Nếu thả ra một lần nữa thì tác hại sẽ khôn lường. Cho nên phải vạch mặt cho được những kẻ bảo kê, trước tiên là ông Trần Mai Hạnh.
Tôi còn nhớ, ngày 30-4 tôi xuống vườn nhà anh Khế ở quận 9. Tôi phân tích với anh, rằng chúng ta chưa đăng thì họ cấm, nhưng nếu chúng ta cứ đăng thì tôi chắc họ chẳng thể làm gì được chúng ta, vì làm khó chúng ta họ sẽ mang tiếng là bảo kê cho Năm Cam. Tôi nói vậy vì tôi biết anh Khế cũng đang tính toán. Anh bảo tôi, mai ngày lễ (1-5) rồi, để tối mai tính.
Tối ngày 1-5, tôi chuẩn bị trang báo đã dàn sẵn đợi anh đến. Anh đến tòa soạn cầm trang báo đọc kỹ, đi tới đi lui, đọc thêm một lần nữa, rồi đi tới đi lui. Cuối cùng, anh cầm máy điện thoại giơ lên, đưa trang báo cho tôi, nói : “ĐM, đăng !”, vừa nói vừa tắt máy điện thoại, đút túi quần lên xe đi thẳng về nhà. Đó là hình ảnh hào sảng oai phong nhất của một Tổng Biên tập mà tôi không bao giờ quên được.

Sáng hôm phát hành báo, tất cả điện thoại đều nghẽn vì bạn đọc gọi tới tấp đến hoan nghênh. Nhưng ở Hà Nội thì im phăng phắc. Im phăng phắc trong nhiều ngày liền. Để tự vệ, tôi đến phỏng vấn ông Sáu Dân. Ông hoan nghênh báo Thanh Niên và nói báo Thanh Niên đã “phá một cái lệ”, là lần đầu tiên phanh phui chuyện tiêu cực của một Ủy viên Trung ương Đảng trên mặt báo. Nhiều ngày sau, anh Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin mới gọi điện cho anh Khế cười đùa vui vẻ. Tôi nghe nói lại rằng ông Nông Đức Mạnh Tổng Bí thư lúc đó có nói, đó là “quyền của báo chí”. Nghe như vậy mới thấy nhẹ nhõm. Mãi tới 1 tuần sau thì các báo khác mới dám đăng về chuyện của ông Trần Mai Hạnh, sau khi không thấy Thanh niên bị làm sao. Đây mới là bài báo mở đầu. (còn tiếp).

Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Vụ mua Hãng phim truyện VN: Bỏ 32 tỷ VNĐ có ngay tài sản trị giá gần 2.000 tỉ; ăn cướp cũng chào thua

tổng mới hô nhóm lò lên đã thấy củi khô củi tươi ùn ùn lộ ra.

Củi khủng ở bộ Công Thương, ở dầu khí, ở ngân hàng lộ ra lâu rồi chưa kịp đốt hết, nay củi đủ loại lại lộ ra khắp nơi, khắp mọi lãnh vực.


Lô củi tươi ở Văn Thể Du 
Củi BOT từ Cai Lậy thấy be bé vậy lại lây lan ra tận Pháp Vân Cầu Giẻ chất đống kéo vào tận nhà cụ nguyên tổng bí thư, chỉ cần châm lửa là cháy to ngút trời.

Củi cục quản lý dược của bộ y tế Kim Tiến đang còn tươi xanh nhưng sẽ cháy rất ngon lửa.

Lô củi trị giá 8.890 tỷ của Mobifone mua lại AVG nằm trong vòng tay thân ái của bộ 4 T Trương Minh Tuấn đang lồ lộ ra chờ đun vào lò.

Củi biệt phủ Yên Bái chất đống đó, kèm thêm vụ ông giám đốc sở hối lộ cho nhà báo 200 triệu để đừng viết bài vẫn nằm chờ đó chưa thấy cụ Tổng moi ra cho vào lò.

Quên, còn lô củi trên 2 triệu tỷ đồng ở EVN điện lực nữa...trời ơi nghĩ đến con số đã phát khiếp rồi.
Hình như cụ tổng phải ngồi phân loại củi - củi nào phe ta, củi nào phe kia - nên mất rất nhiều thời gian thì phải.

Quá trời củi chưa kịp phân loại để đốt, bây giờ lại lộ ra lô củi mới ở bộ Văn Hóa Thể Thao Du Lịch nữa.

Đạo diễn, Nghệ sỹ Ưu tú Đỗ Minh Tuấn vừa đưa lên công luận bài viết tố cáo đích danh thứ trưởng bộ Văn hóa Thể thao Du lịch (bộ Văn Thể Du) Huỳnh Vĩnh Ái đã liên quan đến vụ bán hảng Phim Truyện Việt Nam với giá rất bèo, 32 tỷ đồng, trong khi trị giá tài sản của hảng phim lên đến gần 2.000 tỉ đồng.

Theo đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, nhóm lợi ích thân cận với thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái khi mua lại hãng Phim Truyện VN với giá 32 tỷ đồng đã "cướp trắng quyền sử dụng 13.000m2 đất của Hãng phim ở Thuỵ Khuê, Hoàng Hoa Thám, Cổ Loa. Chỉ riêng 5000m2 ở mặt tiền số 4 Thuỵ Khuê nếu tính ra giá thị trường đất vàng Hồ Tây 3 mặt tiền (200 triêu/m2) cũng có 1000 tỷ (Một ngàn tỷ). Nếu 8000m2 đất ở Hoàng Hoa Thám và Cổ Loa bán rẻ với giá 10.000.000đ/m2 (Mười triệu) thì cũng có 8.00.000.000.000đ (Tám trăm tỷ đồng). Tổng cộng, chỉ trong vài tháng chúng bỏ ra 32 tỷ mà thu về tài sản trị gía hơn 1.800.000.000.000 (Một ngàn tám trăm tỷ)"

Bỏ ra chỉ 32 tỷ đồng mà có ngay được tài sản trị giá gần 2.000 tỉ đồng thì ăn cướp cũng chào thua.

Cái vụ nầy lại ngược với vụ Mobifone thuộc bộ 4T bỏ ra gần 9.000 tỉ đồng để mua lại công ty cáp truyền hình An Viên chỉ trị giá vài chục tỷ đồng của nhóm lợi ích. Bọn lợi ích nầy là cái quái chi mà chúng ăn được đủ đường.

Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn còn cho biết thêm, trước đó nhóm lợi ích ở bộ VTD còn định mua hãng phim chỉ với giá 7 tỉ đồng, thương vụ sắp hoàn thành thì may mắn, sự việc đến tai TT Nguyễn Xuân Phúc.

"Thủ tướng đã cho ý kiến bắt định giá lại cả thương hiệu và tài sản. Nhưng bọn chúng vẫn không thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng, vẫn để cho bọn tay chân cũ định giá lại, nâng từ 7 tỷ lên 32 tỷ. Con số 32 tỷ giá mua Hãng PTVN này vẫn là con số thông đồng với mấy thằng trong bộ phận CPH ở Bộ Văn hoá và ở Hãng để ngang nhiên cướp không hàng ngàn tỷ. Nhưng chúng vẫn nghiễm nhiên coi là đã thực hiện xong ý Thủ tướng" - Đạo diễn bức xúc viết.

Đấy, thêm một lô củi tươi nữa ở bộ Văn Thể Du, mong cụ tổng nhóm lò đừng quá cắn cá chọn canh, cứ tống hết chúng vào lò, củi loại nào không là củi đảng. Hì hì, tiền của dân sao mấy ông đốt dễ thế mà củi đảng các ông cứ chần chừ?

Ông đốt không được thì giao nhân dân chúng tôi đốt nhé!

Chào không thân ái và quyết thắng.

Huỳnh Ngọc Chênh

(Blog Huỳnh Ngọc Chênh)