Trung Quốc đang tập trận rầm rộ trong vùng biển Việt Nam, cách 75 hải lý
Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 – 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.
Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Lập trường của VN là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp VN và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết trong ngày 31.8, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của VN.
Trước đó, website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29.8 đến 7 giờ ngày 4.9 tại khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o15’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông, 17o15’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông, 16o20’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông và 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 này nằm hoàn toàn trong vùng biển VN, cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế của VN. Trong đó, vị trí 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông chỉ cách TP.Đà Nẵng khoảng 75 hải lý về phía đông. Thông báo của MSA còn ngang nhiên cấm tàu bè đi vào khu vực rộng lớn nói trên trong thời gian diễn ra cuộc diễn tập phi pháp.
Không những thế, Trung Quốc còn thông báo tiến hành 3 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong các ngày 31.8, 1.9 và 2.9, lần lượt tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN. Nếu các cuộc tập trận này diễn ra trên thực tế thì đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Vào tháng 10.2016, Trung Quốc cũng từng tiến hành cuộc tập trận 1 ngày ở tây bắc Hoàng Sa, trong khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o50’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông, 17o50’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông, 17o20’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông và 17o20’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông. Có thể thấy lần này khu vực tập trận đã di chuyển sâu xuống phía nam, với phạm vi mở rộng gấp 4 lần và kéo dài đến 6 ngày.
Vào tháng 7.2016, ngay trước thời điểm Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan công bố phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về cách diễn giải Công ước LHQ về luật Biển 1982 trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 6 ngày ở phía đông đảo Hải Nam với phạm vi bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa của VN.
Trong hơn một tháng gần đây, báo giới quốc tế đã bình luận rất nhiều về căng thẳng Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc, với sự kiện Bắc Kinh dọa tấn công các cơ sở Việt Nam tại quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc cho khoan dò tìm trong khu vực lô 136-06 gần bãi Tư Chính trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhưng nằm trong đường lưỡi bò của Trung Quốc.
Việt Nam đã tuyên bố có toàn quyền trong vùng biển của mình, nhưng trong thực tế thì một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol được giao phó việc thăm dò đã cho tàu khoan của mình rút ra khỏi vùng khai thác và trở lại Malaysia hôm 14/08/2017. Đối với giới quan sát, dù Việt Nam không chính thức nói gì về vụ này, nhưng đã phải lùi bước trước sức ép quá mạnh của Trung Quốc, và nhất là khi Bắc Kinh đe dọa dùng võ lực.
Khả năng Bắc Kinh dùng võ lực đối với Việt Nam mới đây đã được trang blog Pháp East Pendulum chuyên về Trung Quốc, gợi lên trong một bài phân tích về một tháng tập trận rầm rộ của Trung Quốc trong tháng 8 gần biên giới trên bộ với Việt Nam. Bài viết đăng ngày 22/08/2017 mang tựa đề : « Sắp tròn một tháng tập trận đổ bộ ngay trước cửa ngõ Việt Nam – Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam ».
Bài viết của tác giả Henri Kenhmann trước hết phân tích về thời gian và địa điểm của cuộc tập trận do lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc tiến hành: Đó là từ đầu tháng 8, ở khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.
Phân tích các thông báo từ phía giới chức hữu trách Trung Quốc, quy định thời hạn mà một số khu vực trên biển được dành riêng cho quân đội nước này, cấm mọi tàu thuyền không phận sự qua lại, tác giả bài viết cho rằng cuộc tập trận đổ bộ này có dấu hiệu là đã bắt đầu vào ngày 01/08 và có lẽ kéo dài ít ra là cho đến ngày thứ Tư 23/08 vừa qua, tức là hai hôm sau khi bài báo được công bố.
Huy động lực lượng rầm rộ, thị uy sát bờ Việt Nam
Về địa điểm, người ta có thể ghi nhận là các vùng tập trận di chuyển từ từ về phía Tây, nghĩa là về hướng Việt Nam. Thoạt đầu là ở khu vực đảo Tà Dương ở chếch về phía đông, gần bán đảo Lôi Châu, sau đó chuyển qua phía tây, vượt quá đảo Vi Châu, đến khu vực gần thành phố Bắc Hải ở Quảng Tây, rồi đi xa hơn nữa về vùng biển ngoài khơi Phòng Thành Cảng, một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, trước khi ngược đường trở lại khu vực phía đông.
Cho dù Quân Đội Trung Quốc không muốn tiết lộ vị trí chính xác của các cuộc tập trận, nhưng theo tính toán của East Pendulum, vùng diễn tập của Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 cây số!
Theo hình ảnh và tài liệu công bố chính thức của Quân Đội Trung Quốc, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến của họ đã triển khai những đơn vị phòng không, trọng pháo và xe thiết giáp, như loại súng cối PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05, và cả loại chiến xa lội nước của bộ binh ZBD-05.
Theo bình luận trong một bài phóng sự trên đài truyền hình CCTV-7, thì đó là một “chiến dịch tập luyện đổ bộ” xoay quanh khoảng 30 đề mục khác nhau, trong đó có việc phá hủy tàu ngầm đối phương, tấn công đổ bộ, tấn công những mục tiêu trên biển và đất liền.v…v…
Theo East Pendulum, ngoài lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và các đơn vị cơ giới bọc thép của họ, Hải Quân và Lục Quân Trung Quốc có dấu hiệu cũng tham gia thao diễn, nhưng cho dù thông tin này cần xác minh thêm.
Tác giả bài viết giải thích: Những hình ảnh đăng hôm 21/08 cho thấy một lữ đoàn không quân của Lục Quân Trung Quốc, thuộc Bộ Tư Lệnh Miền Đông, được đưa đến một chiếc tàu chở phương tiện đổ bộ trong một chiến dịch hổn hợp.
Một cách cụ thể, người ta thấy loại trực thăng chiến đấu Z-10, xuất hiện bên cạnh chiếc 998 Côn Lôn Sơn (Kunlun Shan), chiếc tàu đổ bộ cực lớn đầu tiên của lớp 071, trực thuộc Hạm Đội Nam Hải.
Đối với tác giả bài viết trên trang blog Pháp, cho đến giờ này, người ta không biết là đó quả đúng là một chiến dịch tập huấn bình thường như phóng sự trên đài truyền hình Trung Quốc cho thấy, hay là đó là loạt tập trận có liên hệ đến việc Việt Nam thăm dò dầu khí ở trên Biển Đông với sự hợp tác của các tập đoàn nước ngoài.
Mai Vân
RFI
Trung Quốc tập trận sát Việt Nam: Hù dọa trên bộ để áp lực trên biển?
Việt Nam đã tuyên bố có toàn quyền trong vùng biển của mình, nhưng trong thực tế thì một công ty con của tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha Repsol được giao phó việc thăm dò đã cho tàu khoan của mình rút ra khỏi vùng khai thác và trở lại Malaysia hôm 14/08/2017. Đối với giới quan sát, dù Việt Nam không chính thức nói gì về vụ này, nhưng đã phải lùi bước trước sức ép quá mạnh của Trung Quốc, và nhất là khi Bắc Kinh đe dọa dùng võ lực.
Khả năng Bắc Kinh dùng võ lực đối với Việt Nam mới đây đã được trang blog Pháp East Pendulum chuyên về Trung Quốc, gợi lên trong một bài phân tích về một tháng tập trận rầm rộ của Trung Quốc trong tháng 8 gần biên giới trên bộ với Việt Nam. Bài viết đăng ngày 22/08/2017 mang tựa đề : « Sắp tròn một tháng tập trận đổ bộ ngay trước cửa ngõ Việt Nam – Bientôt un mois d’exercice amphibie devant la porte du Vietnam ».
Bài viết của tác giả Henri Kenhmann trước hết phân tích về thời gian và địa điểm của cuộc tập trận do lực lượng Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc tiến hành: Đó là từ đầu tháng 8, ở khu vực phía bắc Vịnh Bắc Bộ, gần biên giới Trung-Việt, với một loạt bài tập đổ bộ, bắn đạn thật.
Phân tích các thông báo từ phía giới chức hữu trách Trung Quốc, quy định thời hạn mà một số khu vực trên biển được dành riêng cho quân đội nước này, cấm mọi tàu thuyền không phận sự qua lại, tác giả bài viết cho rằng cuộc tập trận đổ bộ này có dấu hiệu là đã bắt đầu vào ngày 01/08 và có lẽ kéo dài ít ra là cho đến ngày thứ Tư 23/08 vừa qua, tức là hai hôm sau khi bài báo được công bố.
Huy động lực lượng rầm rộ, thị uy sát bờ Việt Nam
Về địa điểm, người ta có thể ghi nhận là các vùng tập trận di chuyển từ từ về phía Tây, nghĩa là về hướng Việt Nam. Thoạt đầu là ở khu vực đảo Tà Dương ở chếch về phía đông, gần bán đảo Lôi Châu, sau đó chuyển qua phía tây, vượt quá đảo Vi Châu, đến khu vực gần thành phố Bắc Hải ở Quảng Tây, rồi đi xa hơn nữa về vùng biển ngoài khơi Phòng Thành Cảng, một huyện giáp giới với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam, trước khi ngược đường trở lại khu vực phía đông.
Cho dù Quân Đội Trung Quốc không muốn tiết lộ vị trí chính xác của các cuộc tập trận, nhưng theo tính toán của East Pendulum, vùng diễn tập của Thủy Quân Lục Chiến Trung Quốc có lúc chỉ cách bờ biển Việt Nam 50 cây số!
Theo hình ảnh và tài liệu công bố chính thức của Quân Đội Trung Quốc, lực lượng Thủy Quân Lục Chiến của họ đã triển khai những đơn vị phòng không, trọng pháo và xe thiết giáp, như loại súng cối PLZ-07B, xe tăng lội nước ZTD-05, và cả loại chiến xa lội nước của bộ binh ZBD-05.
Theo bình luận trong một bài phóng sự trên đài truyền hình CCTV-7, thì đó là một “chiến dịch tập luyện đổ bộ” xoay quanh khoảng 30 đề mục khác nhau, trong đó có việc phá hủy tàu ngầm đối phương, tấn công đổ bộ, tấn công những mục tiêu trên biển và đất liền.v…v…
Theo East Pendulum, ngoài lực lượng Thủy Quân Lục Chiến và các đơn vị cơ giới bọc thép của họ, Hải Quân và Lục Quân Trung Quốc có dấu hiệu cũng tham gia thao diễn, nhưng cho dù thông tin này cần xác minh thêm.
Tác giả bài viết giải thích: Những hình ảnh đăng hôm 21/08 cho thấy một lữ đoàn không quân của Lục Quân Trung Quốc, thuộc Bộ Tư Lệnh Miền Đông, được đưa đến một chiếc tàu chở phương tiện đổ bộ trong một chiến dịch hổn hợp.
Một cách cụ thể, người ta thấy loại trực thăng chiến đấu Z-10, xuất hiện bên cạnh chiếc 998 Côn Lôn Sơn (Kunlun Shan), chiếc tàu đổ bộ cực lớn đầu tiên của lớp 071, trực thuộc Hạm Đội Nam Hải.
Đối với tác giả bài viết trên trang blog Pháp, cho đến giờ này, người ta không biết là đó quả đúng là một chiến dịch tập huấn bình thường như phóng sự trên đài truyền hình Trung Quốc cho thấy, hay là đó là loạt tập trận có liên hệ đến việc Việt Nam thăm dò dầu khí ở trên Biển Đông với sự hợp tác của các tập đoàn nước ngoài.
Mai Vân
RFI
Trung Quốc tập trận rầm rộ ở Biển Đông
Cục Hải sự Trung Quốc thông báo nước này tiến hành diễn tập quân sự liên tục trong 6 ngày, từ 29.8 - 4.9 tại một khu vực rộng lớn trong vùng biển VN.
Ngày 31.8, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tiến hành diễn tập quân sự tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ, người phát ngôn Bộ Ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng nêu rõ: “VN hết sức quan ngại về việc Trung Quốc công bố tiến hành diễn tập quân sự trong khu vực ngoài cửa vịnh Bắc bộ. Lập trường của VN là mọi hoạt động của nước ngoài trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền, quyền tài phán của VN cần phải được thực hiện phù hợp với các quy định của luật pháp VN và luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về luật Biển 1982. VN đề nghị Trung Quốc chấm dứt và không lặp lại các hành động làm phức tạp tình hình tại Biển Đông”.
Bà Lê Thị Thu Hằng cũng cho biết trong ngày 31.8, đại diện Bộ Ngoại giao VN đã giao thiệp với đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, để nêu rõ lập trường của VN.
Trước đó, website của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) thông báo nước này tiến hành cuộc diễn tập quân sự từ 7 giờ ngày 29.8 đến 7 giờ ngày 4.9 tại khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o15’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông, 17o15’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông, 16o20’ vĩ bắc/110o40’ kinh đông và 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông. Ít nhất một phần khu vực có diện tích tương đương 11.000 km2 này nằm hoàn toàn trong vùng biển VN, cụ thể là vùng đặc quyền kinh tế của VN. Trong đó, vị trí 16o20’ vĩ bắc/109o40’ kinh đông chỉ cách TP.Đà Nẵng khoảng 75 hải lý về phía đông. Thông báo của MSA còn ngang nhiên cấm tàu bè đi vào khu vực rộng lớn nói trên trong thời gian diễn ra cuộc diễn tập phi pháp.
Không những thế, Trung Quốc còn thông báo tiến hành 3 cuộc tập trận bắn đạn thật phi pháp trong các ngày 31.8, 1.9 và 2.9, lần lượt tại các khu vực nằm gần các đảo Phú Lâm, Quang Hòa và Hoàng Sa ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của VN. Nếu các cuộc tập trận này diễn ra trên thực tế thì đây là sự xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền VN, đe dọa an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông.
Vào tháng 10.2016, Trung Quốc cũng từng tiến hành cuộc tập trận 1 ngày ở tây bắc Hoàng Sa, trong khu vực nối liền bởi 4 địa điểm có tọa độ: 17o50’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông, 17o50’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông, 17o20’ vĩ bắc/110o20’ kinh đông và 17o20’ vĩ bắc/109o50’ kinh đông. Có thể thấy lần này khu vực tập trận đã di chuyển sâu xuống phía nam, với phạm vi mở rộng gấp 4 lần và kéo dài đến 6 ngày.
Vào tháng 7.2016, ngay trước thời điểm Tòa trọng tài thường trực tại The Hague, Hà Lan công bố phán quyết trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về cách diễn giải Công ước LHQ về luật Biển 1982 trên Biển Đông, Trung Quốc cũng đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn kéo dài 6 ngày ở phía đông đảo Hải Nam với phạm vi bao trùm cả quần đảo Hoàng Sa của VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét