Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

LỬA ĐÃ BÉN TỚI " CHÂN GHẾ" CỦA ÔNG ĐINH LA THĂNG, ÔNG NGUYỄN VĂN BÌNH ?


Ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm gì trong việc PVN mất 800 tỷ góp vốn vào Oceanbank?
Ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm trong việc ban hành Nghị quyết góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Như Nhaquanly.vn đã đưa tin, ngày 1-9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam các đối tượng trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).



Quyết định khởi tố vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVN

Theo đó Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với các ông: Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam – PVN, đang hầu toà trong đại án xảy ra tại OceanBank), Ninh Văn Quỳnh (nguyên kế toán trưởng PVN, hiện là Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) cùng Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường (nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN).



Các bị can bị khởi tố ngày 1/9 (Ảnh:Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an).

Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định 5 bị can nói trên đã có hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại 800 tỷ đồng trong việc PVN góp vốn điều lệ vào OceanBank. Việc khởi tố này nhằm phục vụ công tác điều tra giai đoạn II vụ án tiêu cực xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương – OceanBank.
Về trách nhiệm của ông  Đinh La Thăng, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn PVN, qua công tác kiểm tra dấu hiệu vi phạm và xem xét thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Đảng ủy Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), ông Đinh La Thăng và một số cá nhân có liên quan,  Ủy ban kiểm tra Trung ương (UBKTTW) đã kết luận những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng uỷ PVN và các cá nhân liên quan là rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và các cá nhân liên quan.
UBKTTW kết luận ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm người đứng đầu về các vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐTV Tập đoàn PVN trong giai đoạn 2009 – 2011.
Cụ thể ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm khi ký ban hành Nghị quyết 233/NQ-ĐU, ngày 17/3/2009 của Đảng uỷ Tập đoàn có nội dung không phù hợp với quy định pháp luật để HĐTV, Ban Tổng Giám đốc Tập đoàn và các tổng công ty thành viên quyết định chỉ định nhiều gói thầu trái pháp luật;




Ông Đinh La Thăng

Vi phạm Quy chế làm việc Hội đồng thành viên (HĐTV) Tập đoàn trong việc ký thỏa thuận tham gia góp vốn tại Văn bản số 6934, ngày 18/09/2008 giữa ông Đinh La Thăng, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn và Chủ tịch HĐQT Oceanbank (có nội dung: Tập đoàn tham gia góp vốn 20% trở lên; cử cán bộ tham gia quản trị, điều hành; đề nghị các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của Oceanbank) trước khi HĐTV Tập đoàn họp thống nhất nội dung trên.
Ông Đinh La Thăng chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành Nghị quyết số 4266/NQ-DKVN góp vốn vượt mức quy định vào OceanBank, trái quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho PVN. Chịu trách nhiệm trong việc HĐTV ban hành một số nghị quyết, quyết định chỉ định nhiều gói thầu với tổng giá trị lớn, vi phạm các nghị định của Chính phủ; tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho chỉ định nhiều gói thầu không bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ông Đinh La Thăng chấp thuận cho PVC được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với công trình, dự án do Tập đoàn chỉ định cho PVC thực hiện và chấp thuận cho Tổng công ty cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) được miễn bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với Hợp đồng thiết kế, mua sắm, xây dựng (EPC) Nhà máy Nhiên liệu sinh học Dung Quất, vi phạm Luật Đấu thầu năm 2005.
Theo kết luận của Ủy ban kiểm tra TW, ông Đinh La Thăng có trách nhiệm trong việc ban hành chủ trương, quyết định đầu tư phân tán, dàn trải; thiếu kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện các dự án ở thời kỳ ông Thăng làm lãnh đạo Tập đoàn, dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp; một số dự án phải dừng, giãn, hoãn tiến độ, thua lỗ kéo dài, gây thất thoát, lãng phí, mất vốn đầu tư, gây hậu quả rất nghiêm trọng (trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ và các dự án nhiên liệu sinh học).
Theo thông cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng vào tháng 5/2017, ông Đinh La Thăng có những đóng góp nhất định cho Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và những cơ quan, đơn vị mà ông giữ cương vị lãnh đạo. Nhưng trên cương vị Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN giai đoạn 2009-2011, ông đã mắc những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Đó là các vi phạm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và công tác cán bộ, ảnh hưởng xấu đến uy tín của cấp ủy, tổ chức Đảng và cá nhân ông Thăng, “gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải thi hành kỷ luật theo quy định của Đảng”.
Sau khi xem xét toàn diện, khách quan, cân nhắc nhiều mặt, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quyết định thi hành kỷ luật ông Đinh La Thăng bằng hình thức cảnh cáo và cho thôi giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị khoá XII với tỷ lệ phiếu biểu quyết trên 90%”, thông cáo ngày làm việc thứ ba hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII nêu.
Ngày 9/5/2017, Bộ Chính trị đã có quyết định ông Đinh La Thăng thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015 – 2020), điều động giữ chức Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.
Ông Đinh La Thăng sinh ngày 10-9-1960, quê quán Nam Định. Ông có học vị tiến sĩ, là Uỷ viên Trung ương Đảng các khoá X, XI và XII, Đại biểu Quốc hội khoá XI, XIII.
Hoài Nam
(http://nhaquanly.vn/ong-dinh-la-thang-phai-chiu-trach-nhiem-gi-trong-viec-pvn-mat-800-ty-gop-von-vao-oceanbank-d33615.html )

Tổng Bí thư nói việc xử lý ông Đinh La Thăng chưa dừng lại ở đó

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Công Khanh.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Công Khanh.
Trên một trang báo tường thuật cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói việc xử lý ông Đinh La Thăng chưa dừng ở đó.
Vừa rồi động đến một Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM, lớn đến như thế. Đây mới là xử lý theo kết quả kiểm tra dấu hiệu vi phạm về mặt Đảng, còn về mặt khác thì cơ quan chức năng đang làm, các vụ khác cũng đang làm“, báo Viettimes dẫn lời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi cử tri chất vấn về việc kỷ luật ông Đinh La Thăng, tại buổi Tổng bí thư tiếp xúc cử tri tại hai quận Ba Đình và Tây Hồ sáng 13/5.
Trong buổi tiếp xúc này, các cử tri đã đưa ra những vấn đề đang là tâm điểm chú ý của cả nước thời gian qua, và cũng đặt ra những câu hỏi khá “hóc búa” với người lãnh đạo Đảng. Cử tri Vũ Hồng Toán (Tây Hồ), đặt vấn đề, khi đã mắc khuyết điểm nhưng ông Đinh La Thăng lại về làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương. “Trong khi đó Ban Kinh tế Trung ương lại là ban rất quan trọng, tham mưu cho Bộ Chính trị bao gồm nhiều đồng chí giỏi và xứng đáng nhưng nay lại đưa một đồng chí bị kỷ luật về làm phó trưởng ban”, ông Toán nói. “Không nên để Ban Kinh tế Trung ương là túi đựng các đồng chí có vấn đề. Nhân dân thấy rất ám ảnh việc cán bộ cứ bị kỷ luật lại được điều động về các vị trí khác”.
Nhiều ý kiến khác cũng nêu mối bận tâm về công tác cán bộ, trong đó có hay không việc chạy chức chạy quyền như bà Trần Vũ Quỳnh Anh ở Sở Xây dựng Thanh Hóa thăng tiến thần tốc.
Một số cử tri băn khoăn chuyện các quan chức ở cấp cao giàu quá, chẳng hạn Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa… Rồi tình trạng có lỗi thì hạ cánh rất dễ dàng như ông Võ Kim Cự xin thôi ĐBQH, cô Trần Vũ Quỳnh Anh xin thôi công chức. Lại có tình trạng phổ biến là cán bộ khi phát hiện ra sai phạm thì hạ cánh an toàn như ông Võ Kim Cự, chuyển sang lãnh đạo cơ quan khác như Đinh La Thăng.. Cử tri cũng âu lo công tác quản lý lỏng lẻo khiến phổ biến tình trạng cán bộ trốn mất như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Trung Dũng…
Trả lời các ý kiến này, Tổng bí thư nói: “Sắp tới còn nữa, các bác cứ chờ, chứ không phải không nghiêm đâu“.
Tổng Bí thư khẳng định có những vấn đề, vụ việc thì các cơ quan có trách nhiệm vẫn đang tiếp tục làm, Bộ Nội vụ, Bộ Công thương vẫn đang làm và cả điều tra hình sự với hàng loạt vụ việc và nhân vật.
Bên cạnh đó, Tổng Bí thư cũng nhắn nhủ cử tri bình tĩnh, cảnh giác với những ý kiến, quan điểm kích động, gây chia rẽ như “họ nói phe này đánh phe kia, đấu đá nội bộ, rồi thế nào là nặng thế nào là nhẹ”.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết trung ương sẽ có riêng hội nghị để bàn bạc, thảo luận, quyết định những vấn đề công tác cán bộ.
Như Như (t/h)


Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều vi phạm tại Ngân hàng Nhà nước

Dân trí Thanh tra Chính phủ khẳng định, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời.


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chiều 1/9, Thanh tra Chính phủ đã có thông báo Kết luận thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong công tác thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Theo đó, công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa tổng hợp và phân tích sâu sắc các báo cáo của tổ chức tín dụng để đánh giá chính xác các nội dung: diễn biến về cơ cấu tài sản nợ và tài sản có; chất lượng tài sản có; vốn tự có; tình hình thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh; việc thực hiện quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật khác.
“Chất lượng công tác giám sát từ xa chưa cao trong việc phát hiện các tiểm ẩn rủi ro, chưa đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đối với các tổ chức tín dụng; chưa phát huy được hiệu quả của vai trò cảnh báo hệ thống”- kết luận nêu rõ.
Việc lựa chọn đối tượng thanh tra tại kế hoạch thanh tra chi tiết của Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng chưa phù hợp với định hướng. Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp tiến hành thanh tra đồng bộ và kịp thời; không rà soát và phối hợp với kết quả giám sát từ xa đề xây dựng kế hoạch. Điều này dẫn đến việc các năm luôn phải điều chỉnh kế hoạch một cách bị động.
“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm so với quy định tại Khoản 3, Điều 36 Luật Thanh tra”- kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ rõ.
Trong thời gian từ ngày 1/1/2010 đến 30/6/2015, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước TPHCM có nhiều khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể, một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung được phê duyệt trong kế hoạch. Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có vi phạm.
“Chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn”- Thanh tra Chính phủ khẳng định.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, khi tổ chức tín dụng lâm vào một trong các trường hợp theo quy định tại Khoản 3 Điều 146 Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.
Về công tác phòng chống tham nhũng, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng các văn bản hướng dẫn về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước không tuân thủ các quy định tại Nghị định 78/2013 của Chính phủ và thông tư của Thanh tra Chính phủ. Điều này dẫn tới việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước hàng năm chưa đúng về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, chậm thời gian.
“Thống đốc Ngân hàng Nhà nước không giao nhiệm vụ cho Vụ Tổ chức cán bộ tham mưu về việc thực hiện minh bạch tài sản, thu nhập mà giao nhiệm vụ cho Thủ trưởng các đơn vị tự lập, danh sách các đơn vị lập không được Thống đốc phê duyệt là chưa đúng quy định”- thông báo kết luận cho hay.
“Thấy dấu hiệu tội phạm cần chuyển cơ quan điều tra”
Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát các quy định, hướng dẫn trong công tác thanh tra, giám sát và phòng chống tham nhũng để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay.
Đồng thời kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng nhà nước tiến hành kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, các cá nhân có vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.
Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng phải rà soát các kết luận thanh tra phát hiện vi phạm hành chính nhưng chưa tiến hành xử phạt hoặc xử phạt không đúng quy định pháp luật để xử lý theo đúng quy định.
Ngoài việc xử lý các vi phạm của tổ chức tín dụng mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra, Thanh tra Giám sát ngân hàng cần sớm chỉ đạo ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố giám sát, đôn đốc chặt chẽ việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra; nếu thấy dấu hiệu tội phạm cần chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.
Thanh tra Chính phủ cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP Hà Nội và TPHCM theo thẩm quyền, tiến hành kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân về các khuyết điểm, vi phạm đã được cơ quan này phát hiện.
Vừa qua, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến đồng ý với kết luận thanh tra của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hoà Bình.
Thế Kha


Ngân hàng Nhà nước bị kết luận có nhiều vi phạm

Chất lượng các cuộc thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước bị Thanh tra Chính phủ kết luận là "chưa cao, bị động và có nhiều vi phạm".

Thanh tra Chính phủ vừa thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện công tác thanh tra giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, Thanh tra Chính phủ đánh giá chất lượng công tác giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nước chưa cao, chưa phát hiện các nguy cơ tiềm ẩn với tổ chức tín dụng, chưa phát huy được vai trò cảnh báo hệ thống.
"Hệ thống tín dụng có nhiều tiềm ẩn rủi ro nhưng Ngân hàng Nhà nước chưa có giải pháp thanh tra đồng bộ và kịp thời; không rà soát và phối kết hợp với kết quả giám sát từ xa để xây dựng kế hoạch dẫn đến các năm luôn phải điều chỉnh kế hoạch một cách bị động", báo cáo của Thanh tra Chính phủ nêu.
thanh-tra-chinh-phu-ngan-hang-nha-nuoc-con-bi-dong-trong-thanh-tra-giam-sat
Ngân hàng Nhà nước bị cho là bị động trong việc thanh tra giám sát.
Ngoài ra, cơ quan này cũng nêu một số khuyết điểm từ năm 2010 đến cuối tháng 6/2015 của Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước, Hà Nội và TP HCM. Cụ thể, một số cuộc thanh tra vượt quyết định, không thực hiện hết nội dung được phê duyệt trong kế hoạch. Một số kết luận thanh tra việc kiến nghị, xử lý đối với các vi phạm chưa nghiêm theo các quy định của pháp luật; không xử phạt vi phạm hành chính đối với các đối tượng có vi phạm.
Ngân hàng Nhà nước cũng bị đánh giá chưa kịp thời có biện pháp xử lý, chấn chỉnh hữu hiệu đối với một số tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả. Các tổ chức tín dụng có nhiều vi phạm nhưng trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa kịp thời phát hiện để xử lý, ngăn chặn. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước còn chậm ban hành quyết định đặt các tổ chức tín dụng vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
Về công tác phòng chống tham nhũng, kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng các văn bản hướng dẫn về kê khai và công khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước không tuân thủ các quy định tại Nghị định 78/2013 của Chính phủ và thông tư của Thanh tra Chính phủ. Điều này dẫn tới việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của Ngân hàng Nhà nước hàng năm chưa đúng về nguyên tắc, trình tự, thủ tục, chậm thời gian.
Với các kết luận trên, Thanh tra Chính phủ kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước rà soát các quy định, hướng dẫn trong công tác thanh tra, giám sát và phòng chống tham nhũng để điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với tình hình hiện nay. Đồng thời, Thống đốc cần chỉ đạo các đơn vị kiểm điểm trách nhiệm đối với tập thể, các cá nhân có vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.
Ngoài ra, Cơ quan Thanh tra Giám sát ngân hàng phải sớm chỉ đạo ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố giám sát, đôn đốc chặt chẽ việc thực hiện kiến nghị sau thanh tra. Nếu thấy dấu hiệu tội phạm cần chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo pháp luật.

Thanh Thanh Lan

Không có nhận xét nào: