Thứ Năm, 31 tháng 8, 2017

Nghiên cứu khoa học: Thiền định có thể sản sinh năng lượng siêu thường

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, năng lượng phát ra bởi người tu luyện thiền định vượt hàng trăm đến hàng ngàn lần mức độ năng lượng của người bình thường.

thiền định, siêu phẩm, Năng lượng, Bài chọn lọc,
Thiền định có thể sản sinh năng lượng siêu thường. (Ảnh: theklinique.com)
Chúng ta hãy cùng xem xét một số nghiên cứu dưới đây.
1. Sóng Gamma vượt khỏi các biểu đồ
Năm 2004, nghiên cứu của nhà thần kinh học Richard Davidson về năng lượng phát ra bởi các nhà sư thiền định Tây Tạng được ghi chép trong hồ sơ của Đại học Stanford.
Ông Davidson đã làm thí nghiệm đối với các vị sư Lạt Ma có trình độ cao thâm nhất, mỗi người đã trải qua từ 15 – 40 năm thực hành thiền định. Ông đã đo sóng gamma phát ra từ não họ với các máy đo điện tử (EEG) và máy quét não. Một nhóm 10 học sinh không có kinh nghiệm thiền định cũng được thí nghiệm sau một tuần được hướng dẫn thực hành thiền định.
Sóng Gamma được cho là “một trong những sóng điện não có tần suất cao nhất và quan trọng nhất”. Để tạo ra sóng gamma cần hàng ngàn tế bào thần kinh hoạt động đồng thời ở mức độ rất cao.
Davidson đã nhận thấy hoạt động của sóng gamma được tạo ra bởi các vị sư có biên độ mạnh hơn và cao hơn so với bất kỳ trường hợp nào trong lịch sử ghi nhận trước đó. Sự chuyển động phương và biên độ của các sóng có trình tự tổ chức tốt hơn nhiều so với các tình nguyện viên không thiền định.
Điều này chứng minh rằng thiền định có thể dẫn đến sự phân bố lại chất xám trong não và ngăn ngừa sự mất mát của nó. Việc mất chất xám tác động đến nhiều chức năng thần kinh, chẳng hạn như kiểm soát các cảm xúc, thúc đẩy suy nghĩ và chuyển động. Sóng gamma cũng tham gia vào việc điều khiển các chức năng và các tình huống cùng với chất xám.
thiền định, siêu phẩm, Năng lượng, Bài chọn lọc,
Thiên Đàn Đại Phật ở Hồng Kông. (Ảnh Shutterstock)
2. Các khí công sư phát ra sóng hạ âm gấp từ 100-1000 lần so với người bình thường
Vào năm 1998, GS. Lữ Dương Phường và hàng chục nhà khoa học Mỹ đã tiến hành nghiên cứu đối với các khí công sư ở Trung Quốc. Nhà khoa học người Nga, TS. Konstantin Korotkov đã làm những thí nghiệm về trường năng lượng trên cơ thể người trước và sau khi thiền định.
thiền định, siêu phẩm, Năng lượng, Bài chọn lọc,
Năng lượng sinh học của người trước (trái) và sau (phải) khi thiền định. 
Khí công là một môn tu luyện cổ xưa bao gồm việc trau dồi năng lượng, không chỉ bằng cách thực hành các bài tập, mà còn bởi việc cải thiện bản chất của tâm trí, vì thân thể và tâm trí được cho là đồng nhất. Người ta biết rằng khí công có hiệu quả chữa bệnh.
Trong nghiên cứu của mình, cô đã phát hiện ra các khí công sư có thể phát ra các sóng hạ âm nhiệt gấp 100 – 1000 lần so với những người bình thường.
Thậm chí chỉ sau vài tuần tập luyện, những người mới thực hành đã phát ra năng lượng sóng hạ âm cao gấp 5 lần so với trước khi tập luyện.
Một nghiên cứu tương tự tại Cao đẳng Trung Y Bắc Kinh được công bố vào năm 1988, cho thấy khí mà các khí công sư phát ra có thể được đo đạc một phần, đo thấy các sóng hạ âm với cường độ mạnh gấp 100 lần một người trung bình. Cả hai nghiên cứu này đã được trích dẫn chi tiết bởi Viện Sức khỏe Trung Quốc.
3. Các vị sư phát ra nhiệt ở nơi những người bình thường khác có thể lạnh cóng
thiền định, siêu phẩm, Năng lượng, Bài chọn lọc,
Nhiều nhà sư có thể phát ra một lượng lớn các loại năng lượng mà các máy móc hiện nay có thể đo được. (Ảnh: Кафе пауза)
Vào năm 2002, một thí nghiệm được tiến hành trên các nhà sư Tây Tạng ở miền bắc Ấn Độ được miêu tả trong báo Gazette của Đại học Harvard.
Các nhà sư mặc trang phục mỏng, được đưa vào trong một căn phòng có nhiệt độ đã hạ xuống tới 4 độ C. sau khi họ tiến nhập vào trạng thái thiền định sâu. Các tấm vải dày sũng nước lạnh được choàng lên hai vai họ.
Theo các nghiên cứu, dưới những điều kiện như vậy, một người bình thường sẽ rùng mình, mất kiểm soát và sụt giảm nhiệt độ cơ thể thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Tuy nhiên, những vị sư này vẫn duy trì trạng thái ấm và nhiệt cơ thể họ đã làm khô các miếng vải dầy. Khi các tấm vải được hong khô, người ta tiếp tục choàng thêm nhiều tấm vải ướt nữa lên người họ. Mỗi nhà sư đã làm khô ba tấm vải trong thời gian vài giờ đồng hồ.
Herbert Benson, người đã nghiên cứu 20 năm các phương pháp thiền định, cho biết rằng nhiệt phát ra từ cơ thể của các nhà sư chỉ là một sản phẩm phụ của thiền định.
Nhiều thí nghiệm như vậy đã được thực hiện trên những người thực hành thiền định và một vài trong số họ có thể phát ra một lượng lớn các loại năng lượng mà các máy móc hiện nay có thể đo được. Họ cũng có thể kiểm soát sự trao đổi chất và các quá trình khác của cơ thể.
4. Chữa lành bệnh kỳ diệu
thiền định, siêu phẩm, Năng lượng, Bài chọn lọc,
Một người đàn ông đang thực hành bài thiền định của Pháp Luân Đại Pháp. (Ảnh: Epoch Times)
Rất nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp còn gọi là Pháp Luân Công, cho biết đã khỏi hẳn các bệnh mãn tính và các bệnh nan y sau một thời gian ngắn thục hành môn tu luyện. Pháp Luân Đại Pháp là một môn khí công tu luyện cả tâm lẫn thân dựa trên ba nguyên lý chính là “Chân, Thiện, Nhẫn”.
Vào năm 2000, nhà báo y tế Lara C. Pullen đã phỏng vấn các học viên Pháp Luân Đại Pháp cho bài viết đăng trên tạp chí CBS Health Watch.
Ông Sâm Dương (Sen Yang) 39 tuổi ở Chicago đã được chẩn đoán là bị viêm gan mãn tính. Ông nói với phóng viên Pullen: “Một bác sĩ đã nói trực tiếp với tôi rằng, không có cách nào để chữa được bệnh này. Ông sẽ phải mang bệnh đó trong suốt quãng đời còn lại”.
Sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp một thời gian, anh đã trải qua một cuộc xét nghiệm vật lý và toàn bộ 32 xét nghiệm đều cho ra kết quả bình thường, bao gồm những xét nghiệm liên quan đến chứng bệnh.
“Ngay từ đầu, tình trạng thể chất của tôi đã thay đổi rất nhanh. Khi đi bộ, tôi cảm thấy cơ thể của tôi nhẹ nhàng như thể mình đang bay lên vậy”, ông nói.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp giải thích rằng, môn tu luyện này không có mục đích trị bệnh, mà đây chỉ là kết quả tự nhiên của việc cải thiện tâm trí và thực hành các bài tập để tăng cường năng lượng trong cơ thể.
Zhi Ping Kolouch, một người tập Pháp Luân Đại Pháp 43 tuổi, nói với cô Pullen rằng: “Nếu một người cảm thấy đau buồn trong tâm, họ sẽ bị bệnh”.
Theo Epoch Times

“Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế; Sự khác biệt về bản chất giữa "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" với đổi mới; ( Sốt ruột khi đọc bài viết của những kẻ giả vớ ngu lâu...)

QĐND - Hiện nay, có khá nhiều bạn đọc còn chưa hiểu rõ về hiện tượng “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế và cho rằng, trên lĩnh vực kinh tế thì không có gì để có thể “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa”. Đây là một cách suy nghĩ chưa đúng, mà trong thực tế, các thế lực thù địch từ lâu đã lợi dụng vấn đề kinh tế để thúc đẩy “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” và tiến tới thực hiện Chiến lược “Diễn biến hòa bình” với tốc độ nhanh hơn.

 “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế được biểu hiện bằng việc thiếu tin tưởng vào sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đề cao kinh tế tư nhân, xem nhẹ, hạ thấp vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước. Từ những nhận thức không đúng đắn, một bộ phận trong xã hội muốn từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế và kinh tế nhà nước, từ đó thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa.
Một biểu hiện nữa trong “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” trên lĩnh vực kinh tế là một bộ phận ra sức xuyên tạc, công kích, đòi thay đổi đường lối chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước theo hướng tư bản. Ở mức độ này, họ thường ra mặt, lớn tiếng kêu gọi Đảng, Nhà nước ta đổi mới “triệt để” hơn nữa (phải thay đổi hoàn toàn từ tư duy cho đến đường hướng, chính sách phát triển kinh tế), tức là từ bỏ định hướng phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa đi theo tư bản chủ nghĩa. Họ cho rằng, như thế mới khắc phục được sự mâu thuẫn giữa kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa. “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” ở mức độ này thực chất là họ đã đứng về phía các thế lực thù địch để chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Họ đã thể hiện thái độ, ý đồ chính trị rõ ràng trong hướng lái nền kinh tế nước ta. Bước tiếp theo của họ chính là hành động để phá hoại các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước. Họ cố tình không nhìn nhận những thành quả trong phát triển kinh tế xã hội, một mực đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước về những khó khăn trong phát triển kinh tế của đất nước, về sự tụt hậu của nền kinh tế và sự nghèo đói của một bộ phận người dân. Một mặt họ tìm đủ mọi cách để phá hoại, hoặc ngăn cản các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế cả ở tầm vĩ mô và vi mô, hòng làm cho các chính sách, kế hoạch này không thể trở thành hiện thực. Lực lượng “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” đến mức độ này có nghĩa họ đã đồng lõa với các thế lực thù địch để chống phá cách mạng nước ta.
TRẦN THÔN

Sự khác biệt về bản chất giữa "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" với đổi mới


QĐND - Sau Đại hội XII (1-2016), nhất là sau Hội nghị Trung ương 4 (khóa XII), trên mạng xã hội phát tán ý kiến của một số cán bộ từng có thời gian giữ các chức vụ nhất định trong hệ thống chính trị do Đảng ta lãnh đạo. Tại một cuộc được gọi là “tọa đàm” trên BBC, có "vị khách mời" cho rằng: Khái niệm “tự diễn biến” là cực kỳ mơ hồ, thể hiện sự “bế tắc về lý luận” (!).

Cũng theo "vị khách" đó, “nếu một cơ thể mà không tự chuyển biến, tự diễn biến, thì đó là một cơ thể chết. Xã hội cũng vậy, một xã hội muốn phát triển phải tự vận động và trong quá trình vận động đương nhiên phải có chuyển biến”. Lập tức ý kiến trên và những quan điểm tương tự  được các hãng thông tấn, báo chí: VOA, RFA CNN, You Tube (Google) và nhiều trang mạng như "vớ được vàng", lập tức tung hô, tán thưởng. Có người còn cho rằng, làm gì còn đổi mới, làm gì còn Mác - Lê-nin, làm gì còn xã hội xã hội chủ nghĩa, “Đảng cộng sản Việt Nam đang tự diễn biến, tự chuyển hoá".
Vậy, bản chất tư tưởng chính trị nói trên (đồng nhất giữa tự diễn biến, tự chuyển hóa với đổi mới…) là gì? Sự khác biệt giữa "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" với đổi mới như thế nào? Và cuối cùng, công tác tư tưởng, lý luận và báo chí cần làm gì để giữ vững tư tưởng đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Ảnh minh họa. 
Trước hết, bản chất tư tưởng chính trị nói trên (phủ nhận tư tưởng đổi mới, đồng nhất giữa "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" với đổi mới) là gì?
Cuộc khủng hoảng sụp đổ bộ phận lớn và quan trọng nhất của hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, các nước Đông Âu những năm 1985-1991 đặt sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta vào một tình huống vô cùng khó khăn. Đại hội VI (năm 1986) của Đảng quyết định thay đổi đường lối chính trị-kinh tế, chuyển đổi mô hình xây dựng đất nước từ mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội (với nhà nước chuyên chính vô sản, kinh tế kế hoạch hóa…) sang xây dựng đất nước theo mô hình mới của chủ nghĩa xã hội (với nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước).
Với bản chính trị vững vàng và kinh nghiệm thực tiễn phong phú, chứng kiến cuộc khủng hoảng sụp đổ của Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, Đảng Cộng sản Việt Nam sớm nhận thấy nhiều nguy cơ đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đặc biệt là nguy cơ xa rời con đường xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Hội nghị Trung ương 6 (khóa VI) đề ra các nguyên tắc đổi mới, trong đó có hai nguyên tắc then chốt: Một là, “Chủ nghĩa Mác -Lê-nin (sau này được Đảng ta bổ sung thêm tư tưởng Hồ Chí Minh) là nền tảng tư tưởng của Đảng, chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta"; hai là, "Sự lãnh đạo của Đảng là điều kiện quyết định thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc". Bước sang nhiệm kỳ Đại hội VII, tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ (tháng 1-1994) Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra 4 nguy cơ đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, gồm: Tụt hậu xa hơn về kinh tế; chệch hướng xã hội chủ nghĩa; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
Đúng như dự báo của Đảng Cộng sản Việt Nam về nguy cơ “chệch hướng xã hội chủ nghĩa”, trong thập kỷ qua đã có nhiều biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ngay trong nội bộ Đảng và hệ thống chính trị xã hội. Trước Đại hội XI (tháng 1-2011) và Kỳ họp thứ 6 (28-11-2013) Quốc hội khóa XIII thông qua Hiến pháp 2013, một số cá nhân và nhóm xã hội mạng lâm thời, trong đó có nhiều cán bộ, đảng viên cũ(1), nhóm “ Kiến nghị 72” kiến nghị: “Xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp 2013 (về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam), chấp nhận “cạnh tranh chính trị”. Đồng thời, nhóm này “kiến nghị” phi chính trị hóa quân đội, họ viết rằng: “Lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào…”.
Nhóm “Thư ngỏ 61”, (sau đó là “nhóm 127”) kiến nghị với Bộ Chính trị: “chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ,…”. Nhóm này còn kiến nghị thay đổi đường lối quốc phòng-an ninh: “Quan điểm “không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình, không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi…”.
Tóm lại, quan điểm chính trị phủ nhận đường lối đổi mới, đồng nhất quan điểm đối mới với "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" là thể hiện sự dao động chính trị, về bản chất phủ nhận con đường xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là phủ nhận vai trò lãnh đạo, cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đối với cán bộ, đảng viên, điều này cũng có nghĩa là họ đã làm trái với Điều lệ và các quy định của Đảng.
Thứ hai, sự khác biệt giữa "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" với đổi mới là gì?  
Không phủ nhận rằng, về mặt triết học, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" và đổi mới đều là sự vận động của xã hội. Tuy nhiên lấy sự vận động nói chung của xã hội để che dấu sự khác biệt giữa các xu hướng chính trị, đặc biệt là sự khác biệt giữa đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam với tư tưởng cơ hội về chính trị, từ bỏ con đường xã hội chủ nghĩa chuyển sang con đường tư bản chủ nghĩa, theo mô hình ngoại nhập phương Tây chỉ là một thủ đoạn chính trị. Sự khác biệt giữa "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" với đường lối đổi mới là ở hai xu hướng chính trị trái chiều: Tư tưởng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" thúc đẩy xã hội theo con đường tư bản chủ nghĩa. Còn đổi mới là tư tưởng chính trị, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên sự kiên định này không đồng nghĩa với chủ nghĩa giáo điều mà là sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào điều kiện dân tộc trong thời đại ngày nay.
Để nhận thức đúng, cụ thể những biểu hiện của tư tưởng "tự diễn biến", "tự chuyển hóa", Nghị quyết Trung ương 4 ( khóa XII) xác định rõ các tiêu chí sau: (1) “Phản bác, phủ nhận Chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”...; “đòi thực hiện “đa nguyên, đa đảng”; (2) “Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa”, “đòi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập”, phát triển “xã hội dân sự”…; (3) “Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; (4) “Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ…; (5) “Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang;… (6) “Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch,… (7) “Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; … (8) “Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học-nghệ thuật…; (9) “Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. …”…
Thứ ba, công tác tuyên truyền, lý luận, báo chí phải làm gì để giữ vững tư tưởng đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa?
Để thực hiện đường lối đổi mới, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định nhiều biện pháp, từ tư tưởng, chính trị đến tổ chức thực tiễn và công tác xây dựng Đảng. Với chức năng, nhiệm vụ cụ thể, công tác tuyên truyền, lý luận, báo chí trong bối cảnh chính trị xã hội ngày nay có vai trò hết sức quan trọng. Để giữ vững tư tưởng đổi mới công tác tuyên truyền, lý luận, báo chí phải tiếp tục làm sáng rõ những thành quả của cách mạng có tính thời đại của dân tộc. Chẳng hạn cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã giành lại độc lập dân tộc, xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, đưa dân tộc Việt Nam tiếp cận các giá trị chung của nền văn minh nhân loại. Các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược không chỉ bảo vệ độc lập dân tộc mà trở thành ngọn cờ giải phóng cho các dân tộc thuộc địa trên thế giới. Vì lẽ đó, sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã rút ngắn con đường tiến hóa của dân tộc Việt Nam cả một thời đại.
Công cuộc đổi mới hơn 30 năm qua do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đạt những thành tựu to lớn được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nông nghiệp, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng kinh tế-xã hội từng bước đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 1.900USD (năm 2013) lên 2.215USD (năm 2016). Các quyền con người, trong đó có quyền dân sự, chính trị, nhất là quyền tự do ngôn luận, báo chí, tự do internet ở Việt Nam được bảo đảm ngày càng tốt hơn. Hiện có khoảng 50 triệu người Việt Nam sử dụng internet, chiếm 52% dân số. Riêng số người sở hữu tài khoản facebook lên tới 35 triệu người, bằng hơn 1/3 dân số, trong đó 21 triệu người truy cập hằng ngày thông qua thiết bị di động. Bởi vậy, Phó chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành Google tại Đông Nam Á và Ấn Độ Rajan Anandan đã khẳng định: “Việt Nam là nước có thị trường internet năng động nhất thế giới. Thị trường duy nhất có số người dùng internet nhiều hơn số người không dùng”
Để thống nhất về tư tưởng chính trị trong Đảng và xã hộicông tác tuyên truyền, lý luận, báo chí ngày nay cần làm rõ: Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên hết. Công tác xây dựng Đảng hiện nay cũng hướng theo tư tưởng đó. Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) lấy nhiệm vụ “ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ cũng nhằm bảo đảm sứ mệnh lịch sử của Đảng là lãnh đạo sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” như Cương lĩnh của Đảng đã xác định.
Đường lối đối ngoại và quốc phòng, an ninh của Đảng Cộng sản Việt Nam tập trung vào nhiệm vụ duy trì môi trường hòa bình để xây dựng đất nước. Văn kiện Đại hội XII xác định: Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên vị trí hàng đầu; đồng thời khẳng định ý chí quyết tâm, “kiên quyết, kiên trì” đấu tranh giữ vững chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc; không để đất nước bị động, bất ngờ, trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch.
Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới xác định rõ “đối tác" và “đối tượng” của cách mạng Việt Nam: “Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác; bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng của chúng ta”. Như vậy, không có chuyện đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam là “ tự cô lập mình”. 
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác tuyên truyền, lý luận, báo chí ngày nay là làm rõ sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Đến nay, không kể những kẻ cơ hội đóng vai người yêu nước, thì vẫn còn những người theo chủ nghĩa giáo điều, phê phán đường lối đổi mới (xây dựng “nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, xây dựng “nền kinh tế thị trường” có sự quản lý của Nhà nước) là xa rời nhiều nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lê-nin như: Nguyên lý xây dựng “nhà nước chuyên chính vô sản”, phát triển “kinh tế kế hoạch hóa”. Bởi vậy công tác tuyên truyền, lý luận, báo chí cần làm rõ, trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là phải biết vận dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của học thuyết đó để giải quyết những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra, hướng vào mục tiêu giải phóng xã hội, giải phóng con người. Nói một cách cụ thể, kiên trì và bảo vệ Chủ nghĩa Mác - Lê-nin là kiên trì mục tiêu và phương pháp luận duy vật của học thuyết đó, là bảo vệ sự vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận đó của Đảng, đặc biệt là của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta, hình thành nhiều giá trị mới của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20.
Để giữ vững tư tưởng đổi mới theo con đường xã hội chủ nghĩa, công tác tư tưởng, lý luận ngày nay cần tiếp tục làm rõ nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống của cán bộ, đảng viên?  Bởi vậy, cần tiếp tục tìm tòi cơ chế chống suy thoái, đặc biệt là tìm tòi cơ chế phát huy dân chủ, nâng cao vai trò của các cơ chế giám sát quyền lực. Nhiệm vụ này không chỉ của cơ quan, tổ chức làm công tác tuyên truyền, lý luận, báo chí mà là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.
(1) -Như nhóm “ Kiến nghị 72” ( gồm 72 người ký tên), nhóm “Thư ngỏ 61” (gồm 61 người ký tên)
BẮC HÀ


Chánh án TAND TPHCM nói gì về vụ án VN Pharma?; Viện kiểm sát cấp cao rút hồ sơ vụ VN Pharma để xem xét


TPO - Chiều tối 30/8, tại cuộc họp giữa Ban tuyên giáo Thành ủy TPHCM với các cơ quan ban ngành, báo chí trên địa bàn TPHCM, Chánh án TAND TPHCM đã có thông tin chi tiết về vụ án VN Pharma.



Các bị cáo trong vụ án VN Pharma. Ảnh Tân Châu
Các bị cáo trong vụ án VN Pharma. Ảnh Tân Châu

Nói về vụ án VN Pharma mà TAND TPHCM vừa tuyên ở bản án sơ thẩm, bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TPHCM cho rằng, trong thời gian qua dư luận có 2 quan điểm: Xử tội buôn lậu hay buôn hàng giả. Bây giờ xử tội nào thì đều thiếu 1 vế, xử tội buôn lậu thì yếu tố hàng giả ở đâu, xử tội hàng giả thì yếu tố buôn lậu lại bỏ sót, nói thật ra thì xử vế nào cũng đều thiếu sót như vậy.
“Quan điểm của chúng tôi là xử tội buôn lậu, buôn lậu qua biên giới thì tội này không phụ thuộc buôn lậu hàng giả, hàng kém chất lượng hay sao cả, tức là ghép tội hàng giả cũng là buôn lậu mà bán hàng kém chất lượng cũng là buôn lậu”, bà Hương nói.
Theo bà Hương, trong vụ án này, hiện nay có 3 bị cáo kháng cáo và chắc chắn cấp phúc thẩm sẽ xem xét tiếp. “Quan điểm của tòa chúng tôi đã thể hiện trong bản án, đây chỉ là án sơ thẩm”, bà Hương nói.
Chánh án TAND TPHCM nói gì về vụ án VN Pharma? - ảnh 1Bà Ung Thị Xuân Hương, Chánh án TAND TPHCM. Ảnh Việt Văn
Chánh án TAND TPHCM phân tích, nếu xử tội hàng giả thì chỉ có yếu tố trong nước chứ không qua biên giới. Có thể công ty ở nước ngoài sản xuất hàng giả, lãnh đạo VN Pharma không biết hoặc Cục Quản lí dược không biết. Nhưng bản thân bị cáo Hùng làm giả giấy gia hạn, giấy hợp đồng của công ty. Có yếu tố giả mạo, đã buôn lậu thì có cả yếu tố giả, gian, còn hàng giả thì đặc trưng là trong nước.
Thứ hai, thời gian qua báo chí có những thông tin chưa chính xác dẫn đến dư luận càng thêm hoang mang, bức xúc. Các báo đều giật tít “thuốc ung thư giả”. Trong hồ sơ vụ án có hai giấy kiểm định chất lượng, khi đấu thầu thì bị cáo Hùng chủ động yêu cầu Cục Quản lí dược kiểm nghiệm chất lượng thì kết quả hoạt chất thuốc ung thư là 98.1%. Đến khi phát hiện buôn lậu, công an vào cuộc kiểm nghiệm thì giấy kiểm nghiệm thứ 2 ghi là hoạt chất chống ung thư là 97%.
Trong khi đó có báo đăng là “97% là độc chất”, trái ngược hoàn toàn với kết quả”. Còn 3% chất còn lại trong đó hoạt chất vượt ngưỡng cho phép 0.1 thì hoạt chất này là 0.17%.
Cho nên nói hàng giả thì chúng tôi không kết luận  như vậy. Có thể nói hàng kém chất lượng. Các lô hàng này hoàn toàn chưa bán ra thị trường, khi cục Quản lí dược kiểm định thì lô hàng này vẫn chưa được bán ra thị trường.
“Bản thân tôi nghĩ vụ việc này vô cùng bức xúc cho dư luận và chắc chắn rằng vấn đề ở đây là tảng băng chìm vẫn chưa nổi lên. Hồ sơ này cũng chỉ là vụ nhỏ, giá trị chỉ có 5 tỷ đồng, rất nhỏ so với tảng băng chìm ở dưới”, bà Hương nói.
Theo bà Hương, làm sao để khi phúc thẩm là án cuối cùng thì phải xử cho chính xác tội danh. Trong hồ sơ vụ án này TAND TPHCM thấy còn rất nhiều điểm mà cơ quan điều tra chưa làm. Trước khi đưa ra xét xử, TAND TPHCM đã trả hồ sơ điều tra 3 lần.
Chánh án TAND TPHCM nói gì về vụ án VN Pharma? - ảnh 2

Bộ Y tế nói về thông tin em chồng Bộ trưởng làm ở VN Pharma

Tại buổi họp báo Chính phủ chiều 30/8, nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí đặt câu hỏi liên quan đến việc thanh tra vụ VN Pharma, cũng như thông tin em chồng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến làm phó giám đốc tại công ty này.
Chánh án TAND TPHCM nói gì về vụ án VN Pharma? - ảnh 3

Phó Thủ tướng: Làm rõ mọi góc khuất trong vụ VN Pharma

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm và nhiều ý kiến rất bức xúc về vụ VN Pharma. Vi vậy, cần xử lý nghiêm minh mọi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật, làm rõ mọi góc khuất trong vụ việc này.
Chánh án TAND TPHCM nói gì về vụ án VN Pharma? - ảnh 4

Đường vào lao lý của lãnh đạo VN Pharma

Cuối tháng 8/2017, TAND TP.HCM xét xử vụ án Buôn lậu và Làm giả con dấu, tài liệu xảy ra tại công ty VN Pharma. Nguyên tổng giám đốc của công ty này lĩnh 12 năm tù.

Cung cấp thông tin vụ Trịnh Xuân Thanh cho báo chí, Thứ trưởng Bộ Nội vụ bị kiểm tra

Thứ năm , 31/08/2017 08:43 AM GMT+7


Sự kiện: Tin nóng trong ngày
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa lập đoàn kiểm tra, xác minh việc ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, bị cáo buộc lộ thông tin mật cho báo chí trong vụ Trịnh Xuân Thanh.
Trước đó, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn đã bị Bộ Nội vụ tiến hành kiểm điểm về hành vi “cung cấp tài liệu cho báo chí thuộc danh mục tài liệu mật”.
Văn bản được cho là mật này là Công văn 766 ngày 17/10/2013 của Tỉnh ủy Hậu Giang gửi Ban Tổ chức Trung ương và Bộ Công Thương xin Trịnh Xuân Thanh về làm cán bộ tỉnh này.
th_trng_b_ni_v_trn_anh_tun
Ông Trần Anh Tuấn  - Thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Chia sẻ với PV, Thứ trưởng Trần Anh Tuấn cho biết các việc liên quan đến mình thì cơ quan kiểm tra của Đảng đang làm.
“Là người trong tổ chức, lúc này tôi không thể nói gì với bên ngoài. Nhưng tôi khẳng định Công văn 766 không phải là tài liệu mật và theo quy định cũng không thuộc hồ sơ bổ nhiệm. Tôi chỉ mong mọi việc được kiểm tra rõ ràng, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước” - ông Tuấn nói.
Sự việc này liên quan tới chuyện Bộ Nội vụ để thất lạc hồ sơ gốc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.
Đây là bộ hồ sơ có đóng dấu công văn đến của Bộ Nội vụ mà trong đó có những văn bản trao đổi nội bộ trong chính cơ quan Bộ Nội vụ về việc trình Thủ tướng phê chuẩn kết quả bầu cử Trịnh Xuân Thanh làm phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang.
Vấn đề này cũng đã được báo chí đặt ra tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều tối 30/8.
“Kết quả kiểm tra, xử lý việc để thất lạc hồ sơ gốc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh đến nay như thế nào? Ngoài ra, việc xử lý Thứ trưởng Trần Anh Tuấn được cho là làm lộ thông tin mật cho báo chí đến nay đã kiểm tra như thế nào?”
Trả lời, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết: "Vụ việc Trịnh Xuân Thanh đến thời điểm này diễn ra đã gần một năm. Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có những kết luận về vấn đề này. Trong quá trình xử lý, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương có nêu nội dung liên quan đến mất hồ sơ. Việc quản lý hồ sơ thực hiện theo quy định của Luật Công chức, khi có kết luận của Bộ Công an và các cơ quan có thẩm quyền, chúng tôi sẽ thông báo chính thức".
Video: Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyên Duy Thăng nói về việc mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh
Cũng theo ông Thăng, việc cung cấp thông tin cho báo chí được thực hiện theo Luật Báo chí, Quyết định 18 của Thủ tướng và đặc biệt là Thông tư 36 của Bộ Công an.
Việc cung cấp thông tin như thế nào, ai là người cung cấp thì dựa theo Nghị định 09/2017, Quyết định 25 của Thủ tướng năm 2013 đã quy định người nào có thẩm quyền phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí. Ngoài quy định như vậy, người nào không có thẩm quyền mà cung cấp thì theo kết luận của cơ quan có thẩm quyền và Bộ Công an sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật.
“Hiện nay chưa có kết luận cụ thể là cá nhân nào nên chúng tôi chưa thể nói là cá nhân nào làm việc này mà phải theo kết luận của cơ quan nhà nước” - ông Thăng cho biết.
Ông Thăng cũng nhấn mạnh: “Tôi chỉ có thể khẳng định vụ việc liên quan đến Trịnh Xuân Thanh về hồ sơ, bảo mật thông tin và những khuyết điểm có kết luận và chỉ đạo của các cơ quan có thẩm quyền. Đến thời điểm này, việc mất hồ sơ phải được xử lý theo quy định của pháp luật để làm rõ ai làm mất, ai làm thất thoát, ai làm thất lạc, ai thực hiện theo cơ chế phát ngôn và cung cấp phục vụ báo chí”.