Thứ Ba, 12 tháng 9, 2017

Thu mỗi học trò lớp 1 hơn 16 triệu vì trường 'cần có'?

12/09/2017 08:03 GMT+7

TTO - Nhiều phụ huynh học sinh Trường tiểu học Chu Văn An, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đang chia sẻ trên mạng xã hội ảnh danh sách các khoản thu của trường với dòng cuối: "...ta cần có 16.738.000 đồng".

Thu mỗi học trò lớp 1 hơn 16 triệu vì trường cần có? - Ảnh 1.
Trường tiểu học Chu Văn An, thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp - Ảnh: NGỌC TÀI
Ông Nguyễn Văn Ngợi, trưởng Phòng 
GD-ĐT thành phố Cao Lãnh, xác nhận: qua xác minh, bức ảnh danh sách các khoản thu đang lan truyền trên mạng xã hội đúng là khoản thu dự kiến của một lớp 1 ở Trường tiểu học Chu Văn An.
Theo ông Ngợi, Phòng GD-ĐT thành phố Cao Lãnh đã làm việc trực tiếp với lãnh đạo nhà trường và giáo viên chủ nhiệm. Theo đó, các khoản thu tự nguyện làm cho mức thu lên đến 16 triệu đồng không phải do trường đề xuất, mà do trưởng đại diện cha mẹ học sinh đưa ra.
Ngoài ra, tiền bán trú (suất ăn 36.500 đồng/ngày), tiền học tiếng Anh, học tăng cường buổi chiều trường không chủ trương thu 1 lần 9 tháng, mà thu theo từng tháng. Do đó mức thu thực tế không đến 16 triệu đồng.
"Phòng đã yêu cầu chấn chỉnh, lãnh đạo trường phải rút kinh nghiệm qua sự việc trên. Đối với các phụ huynh có nhu cầu trang bị thiết bị như tivi, nếu phụ huynh vận động được nhà tài trợ thì lắp đặt; không được chia tiền trang bị ra, bắt từng phụ huynh phải đóng góp. 
Ngay sau đó, Trường tiểu học Chu Văn An đã ra thông báo về các khoản thu đầu năm học để tất cả phụ huynh nắm rõ" - ông Ngợi cho biết.
NGỌC TÀ

Nóng: Có ‘án’ cho Nguyễn Văn Bình trong tháng Chín?

Vietnam – Cali Today News – Việc cựu phó thống đốc Ngân hàng nhà nước Đặng Thanh Bình, dù đã hưu, vẫn bị Bộ Công an khởi tố vào tuần đầu tháng Chín năm 2017 đã làm hiện rõ một khả năng mà trước đây mới chỉ là đồn đoán: Ủy viên bộ chính trị kiêm Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình, cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước, có thể sẽ phải nhận một cái “án” nào đó, thậm chí ngay trong tháng Chín này.

“Án” đó, nếu xảy ra, sẽ là gì?

Lại có một mối liên đới được xem là mật thiết giữa Nguyễn Văn Bình và Đinh La Thăng. Vào thời Nguyễn Tấn Dũng còn tại vị thủ tướng mà chưa bị hề hấn gì, Thăng và Bình là những bộ trưởng và hàm tương đương bộ trưởng đầy quyền thế và cũng không kém dư luận đàm tiếu, đặc biệt là dư luận về “trùm tài phiệt Bình Ruồi”.

Sau đại hội 12 và khi Nguyễn Tấn Dũng đã “hạ cánh” nhưng có trời mới biết là “an toàn” hay không, Đinh La Thăng cũng “đi theo” Dũng.

Rồi không hề ngẫu nhiên chút nào, ngay sau khi bị hất khỏi Bộ chính trị và vị trí bí thư thành ủy TP.HCM, Đinh La Thăng đã được “nhốt quyền lực vào lồng” tại Ban Kinh tế trung ương – nơi có Nguyễn Văn Bình “ngồi chờ” sẵn.

Có một thứ “điềm báo” nào đó dành cho Đinh La Thăng. Vừa ăn tết nguyên đán 2017 xong, đến tháng Ba một quan chức đương nhiệm là Nguyễn Quốc Khánh – chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) bất ngờ bị điều chuyển về Bộ Công thương. Gần cuối tháng Tư, một cơ quan đảng thình lình hiện ra – Ủy ban Kiểm tra trung ương – với một bản báo cáo kết luận kiểm tra về nhiều sai phạm được cho là “rất nghiêm trọng” tại PVN, đồng thời chỉ đích danh Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm với tư cách là chủ tịch hội đồng thành viên PVN, trước khi ông Thăng trở thành Bộ trưởng giao thông vận tải vào năm 2011.

Vụ Đặng Thanh Bình bị khởi tố vào tháng 9/2017 cũng có một nét gì đó tương đồng với việc Nguyễn Quốc Khánh bị điều chuyển về Bộ Công thương. Và nếu “điềm báo” lặp lại, có thể thủ trưởng cũ của Đặng Thanh Bình là Nguyễn Văn Bình sẽ phải nhận một kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương về hàng loạt sai phạm trong thời ông Bình điều hành Ngân hàng nhà nước và “dính” với một số ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là ba ngân hàng đều đã trở thành đại án là Ngân hàng Xây Dựng, Ngân hàng Đại Dương và Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu.

Thời điểm công bố bản kết luận kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra trung ương đối với Ngân hàng nhà nước và trách nhiệm của Nguyễn Văn Bình có thể là ngay trong tháng Chín năm 2017. Lý do: đến tháng Mười năm 2017 sẽ diễn ra Hội nghị trung ương 6 do Nguyễn Phú Trọng chủ trì.

Cũng cần nhắc lại, thời điểm Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra đối với Đinh La Thăng chỉ trước khi diễn ra Hội nghị trung ương 5 vào tháng Năm năm 2017 có hai tuần lễ.

Vậy nếu “kịch bản Đinh La Thăng” tái hiện với Nguyễn Văn Bình, tương lai nào sẽ chờ đón ông Bình?

Trước tháng Tư năm 2017, Đinh La Thăng vẫn còn khá ung dung, vẫn tung tăng đi lại và ồn ào phát ngôn theo một đặc trưng “rất La Thăng” như “TP.HCM phải phấn đấu có được giải Nobel y học”, và có dư luận cho rằng “anh Thăng đã vận động được tổng bí thư cho anh ấy ở lại TP.HCM”.

Thế nhưng nghe nói Thăng đã bị bất ngờ trước mũi tiến công xuất thần của Ủy ban Kiểm tra trung ương. Hai tuần sau đó, Thăng mất gần hết sự nghiệp chính trị.

Khác với Đinh La Thăng, Nguyễn Văn Bình kín đáo hơn nhiều, kiệm lời hơn và cũng an phận hơn – ít ra trên cái ghế trưởng ban Kinh tế trung ương mà không phải là bí thư một thành phố lớn thứ hai đất nước. Nhưng nếu “kịch bản Đinh La Thăng” tái hiện, Nguyễn Văn Bình chắc chắn sẽ phải ngậm ngùi chia tay với cái ghế ủy viên bộ chính trị. Thậm chí còn phải ra khỏi Ban chấp hành trung ương.

Song nếu mất ủy viên bộ chính trị và ủy viên trung ương mà không bị sa vào vòng tố tụng hình sự thì vẫn còn là may mắn. Thận trọng hơn Thăng và có lẽ đã hình dung được số phận của mình, chưa biết Nguyễn Văn Bình sẽ chủ động “chọn” cái kết nào. Hay sự lựa chọn đó không còn thuộc về ông Bình nữa?

Thiền Lâm

(Cali Today)

ƯU VIỆT CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN: DNNN ĐÓNG VAI TRÒ CHỦ ĐẠO... NỢ QUỐC GIA VÀ NHẬP SIÊU TỪ TRUNG QUỐC




9/10/2017 GS.TS Trần Đình Thiên  Trí thức trẻ



Tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn và lao động thiếu kỹ năng.Tại: Năm nút thắt của kinh tế, thách thức bài toán hội nhập? Có một điều rõ ràng là được cái này thì phải trả giá cái khác. Các ngân hàng chỉ khu trú nợ xấu lại mà không giải quyết triệt để thì rủi ro cao.Tại: TS Trần Đình Thiên: 'Xích' nợ xấu lại, giá phải trả rất đắt

TS. Trần Đình Thiên khi nhận xét về DNNN đã chỉ ra hai trạng thái đối nghịch. Thứ nhất, DNNN vẫn góp phần to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế và phát huy vai trò của kinh tế nhà nước.

Thực tế cho thấy những doanh nghiệp này vẫn “chốt giữ” những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. Bên cạnh đó, DNNN vẫn là lực lượng vật chất quan trọng để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội, là công cụ quan trọng giúp ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các “cú sốc” từ bên ngoài.

Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, DNNN chưa đóng tròn vai “lực lượng nòng cốt” của lực lượng kinh tế “chủ đạo”, chưa hoàn thành sứ mệnh dẫn dắt và tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế.

Như TS. Trần Đình Thiên chỉ ra, động lực phát triển tự thân của chính DNNN đang yếu đi – hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng năng suất lao động giảm mạnh.

“Hiện nay, DNNN chính là lực lượng “đóng góp” nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia – cục máu đông cản trở phát triển kinh tế lớn nhất”, TS. Thiên bình luận.

Cụ thể, dù được giao trọng trách là “nòng cốt” của khu vực kinh tế chủ đạo, song các DNNN chưa thực sự làm tốt vai trò nòng cốt, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển. Trên thực tế, nhiều khi DNNN lại là yếu tố gây mất cân đối, phá vỡ ổn định vĩ mô, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế, cả trực tiếp như mất vốn, gây lãng phí lớn, lẫn gián tiếp như méo mó môi trường kinh doanh...

Nó được minh chứng bởi thực trạng của nhiều dự án “đắp chiếu”, nhiều doanh nghiệp “xác sống”, gánh nặng nợ - nợ xấu của khu vực DNNN đang trở thành “vấn nạn” phát triển thật sự của nền kinh tế.

Mặt khác, TS. Thiên cũng cho rằng so với nguồn lực được giao, với những ưu đãi, đặc quyền, hỗ trợ của Nhà nước…, và đặc biệt, nếu so với “trọng trách” phải gánh vác thì những đóng góp của DNNN là chưa tương xứng.

Khu vực DNNN có nhiều thuận lợi về đất đai, tiền vốn, và được giao những dự án lớn, có vị trí độc quyền…, nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Kết quả các cuộc điều tra doanh nghiệp cho thấy, so với các thành phần kinh tế khác, hiệu quả sử dụng vốn của khu vực DNNN là thấp nhất trong giai đoạn 2011-2014

TS. Thiên cũng nói thêm rằng nếu như các DNNN phải cần đến 1,63 đồng vốn (năm 2011) và 2,15 đồng vốn (năm 2014) mới tạo ra 1 đồng doanh thu thì các doanh nghiệp tư nhân chỉ cần bỏ ra 1,21 đồng vốn (năm 2011) và 1,42 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu; còn các doanh nghiệp FDI chỉ mất 1,05 đồng vốn năm (2011) và 1,12 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu.

Một đặc điểm gây lo ngại cho hoạt động kinh doanh của các DNNN, theo TS. Trần Đình Thiên, là tình trạng “tay không bắt giặc”. "Trong cấu trúc tài sản của DNNN, vốn tự có chiếm tỷ lệ thấp hoặc rất thấp. Tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gấp 3-10 lần", ông nói.

Theo đó, nguyên lý “đánh mượn sức” – một nghệ thuật chiến đấu tuyệt vời của phương Đông được các DNNN Việt Nam vận dụng vào kinh doanh một cách dễ dàng đang trở thành nguồn gây rủi ro tiềm tàng to lớn: tỷ lệ vốn vay NH lớn và vốn chiếm dụng lẫn nhau cao cho thấy thực lực tài chính yếu kém và thực trạng tài chính đầy nguy cơ của các DNNN.

"Trên thực tế, hoạt động của các DNNN không chỉ dẫn đến nguy cơ phá sản của chính họ mà còn làm tăng gánh nặng nợ quốc gia", TS. Trần Đình Thiên bình luận.

Theo Trí thức trẻ

Hồ sơ “khó hiểu” của đối tác Trung Quốc mà ông Vũ Văn Tiền “rước” về đầu tư sân bay Long Thành

 

 -
Đại gia Vũ Văn Tiền của Geleximco cho rằng đối tác của họ là KAIDI Dương Quang từ Trung Quốc rất có kinh nghiệm trong xây sân bay nhưng tài liệu cho thấy họ làm nhiều về nhiệt điện. 
Được thành lập năm 1992, KAIDI Dương Quang có tên đầy đủ là Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang (tên tiếng Anh: Sunshine KAIDI New Energy Group Co., Ltd), trụ sở tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc).
Chuyên về điện, chưa từng làm sân bay
Trên trang web của mình, KAIDI Dương Quang tự giới thiệu là nhà xây dựng nhà máy điện và cung cấp các hợp đồng tổng thầu EPC quy mô lớn liên quan tới điện. Ngoài ra, tập đoàn này cũng hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất nhiên liệu sinh khối, điện sinh khối, bảo vệ môi trường, các dự án kỹ thuật quy mô lớn.
Lịch sử của KAIDI Dương Quang không thấy nhắc tới kinh nghiệm xây dựng sân bay, nhất là sân bay quốc tế lớn. Tập đoàn này chỉ chuyên các dự án nhiệt điện, và tại Trung Quốc, KAIDI Dương Quang góp mặt trong nhiều dự án nhà máy nhiệt điện. Có thể kể ra một số dự án như Nhà máy điện Hán Xuyên (Hồ Bắc), Nhà máy điện Phong Thành (Giang Tây), Nhà máy nhiệt điện Tô Châu (Giang Tô).
KAIDI Dương Quang chỉ bắt đầu để ý tới vấn đề môi trường trong thời gian gần đây khi chính phủ Trung Quốc bắt đầu mạnh tay với các nhà máy gây ô nhiễm. Có thể kể đến một số dự án kiểu này như Nhà máy xử lý nước thải BOT Vũ Hán, nhà máy nhiệt điện sinh khối Sùng Dương (Hồ Bắc), nhà máy điện gió Bình Lục (Sơn Tây)…
Phương án có ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu được Tổ tư vấn kiến nghị chọn làm phương án thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành - Ảnh: ACV
Phương án có ý tưởng từ hình ảnh hoa sen cách điệu được Tổ tư vấn kiến nghị chọn làm phương án thiết kế kiến trúc sân bay Long Thành – Ảnh: ACV
Tưởng lạ, hóa quen ở Việt Nam
Trước khi trình hồ sơ xin đầu tư xây dựng sân bay Long Thành với cam kết “giá thấp nhất” cùng Geleximco của đại gia Vũ Văn Tiền, KAIDI Dương Quang đã xuất hiện trong một số dự án khác tại Việt Nam về… nhiệt điện, và chỉ nhiệt điện.
Các dự án này bao gồm:
– Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (Quảng Ninh): Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) làm chủ đầu tư, công suất 400MW. KAIDI Dương Quang làm tổng thầu EPC.
– Nhà máy nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh): Geleximco làm chủ đầu tư. KAIDI Dương Quang làm tổng thầu EPC.
– Nhà máy nhiệt điện Nông Sơn (Quảng Nam): Vinacomin là chủ đầu tư, công suất 30MW, KAIDI Dương Quang tư vấn dự án.
– Dự án nhà máy nhiệt điện Hải Dương: xây dựng theo hình thức BOT, vốn đầu tư gần 2 tỷ USD. Tổng công suất 1.200MW.
– Dự án nhà máy nhiệt điện Cẩm Phả 3 (Quảng Ninh): Vinacomin hợp tác với KAIDI Dương Quang đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, KAIDI Dương Quang còn góp mặt trong các dự án khử lưu huỳnh của một số nhà máy điện tại Việt Nam như Nhà máy điện Thái Bình giai đoạn 2, Nhà máy điện Mông Dương giai đoạn 2…
Ngoài Mạo Khê đã đi vào hoạt động năm 2014 và Thăng Long vừa hòa vào lưới điện quốc gia ngày 31-5, các dự án còn lại vẫn chưa hoàn tất, thậm chí bị trì trệ.
Cam kết giá thấp nhất
Trước đó, Geleximco cùng đối tác Trung Quốc KAIDI Dương Quang đã gửi văn bản đến Thủ tướng muốn xây dựng sân bay Long Thành theo hình thức đối tác công tư (PPP) “hiện đại và văn minh” mà giá thấp. Cụ thể, hai đơn vị đề xuất Thủ tướng đồng ý về mặt nguyên tắc cho phép đầu tư dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hình thức PPP.
Tự giới thiệu có kinh nghiệm và có khả năng thu xếp nguồn vốn cho dự án, lãnh đạo hai doanh nghiệp này cam kết xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành hiện đại và văn minh. Về tiến độ xây dựng, hai nhà đầu tư một Việt Nam, một Trung Quốc này đưa ra là 3-5 năm với “giá thành đầu tư thấp nhất cho một sân bay mới hiện đại”.
Trong văn bản gửi tới Thủ tướng, lãnh đạo Geleximco giới thiệu họ có mối quan hệ chặt chẽ với KAIDI Dương Quang trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án năng lượng và cơ sở hạ tầng tại Việt Nam.
Tập đoàn này cũng nói rằng mình có mối quan hệ với các quỹ đầu tư lớn như Tập đoàn Quản lý tài sản Hoa Dung Trung Quốc (Hoa Dung) là một công ty nhà nước với tổng tài sản đạt trên 250 tỉ USD hay Công ty TNHH cổ phần Đầu tư Dân Sinh, IDG… Đến nay Geleximco và đối tác đã thành lập một Quỹ đầu tư trị giá 15 tỉ USD và bắt đầu giải ngân giai đoạn đầu khoảng 6 tỉ USD.
Trung Quốc xây sân bay nước ngoài nhiều hơn xây trong nước
Dự kiến từ nay đến năm 2025, Trung Quốc sẽ xây thêm 136 sân bay mới nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng trong nước. Tuy nhiên, ngoài một số vấn đề về an ninh, việc đặt chất lượng công trình lên hàng đầu khiến ít tập đoàn tư nhân góp mặt vào các dự án xây dựng sân bay của Trung Quốc.
Như Tổng công ty xây dựng quốc gia Trung Quốc (CSCEC), một tập đoàn thuộc sở hữu nhà nước, chỉ được góp mặt vào 2 sân bay quốc tế Trường Thủy Côn Minh (tỉnh Vân Nam) và Bảo An Thâm Quyến (tỉnh Quảng Đông).
Tuy nhiên, tình hình ở nước ngoài, đặc biệt tại châu Phi lại rất khác. Những sân bay do các công ty Trung Quốc (cả tư nhân lẫn sở hữu nhà nước) xây mọc lên nhanh chóng tại các nước như Kenya, Mali, Mauritius, Mozambique, Nigeria, Cộng hòa Congo, Togo…
(Tuổi trẻ)

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2017

Nội tình TQ trong tiểu thuyết Hồ Cẩm Đào (Phần cuối): Kết thúc cuộc chiến Hồ – Giang

Hồ Cẩm Đào đã khóc ngay tại hội nghị. Hồ nghĩ lại thời mình nắm chính quyền trong 10 năm thật không dễ dàng; nghĩ lại còn có nhiều việc không dám làm hoặc làm không tốt, xấu hổ với lịch sử với nhân dân; nghĩ lại việc không dám ra lệnh dừng bức hại Pháp Luân Công, nghĩ lại việc hoàn cảnh chính trị và nhân quyền ở Trung Quốc lúc mình nắm quyền lại không cải biến được gì, Hồ khóc là vì thế.

tieu thuyet, Phap Luan Cong, hồ cẩm đào, Giang Trạch Dân,
(Ảnh: Internet)
Tiếp theo phần 2: Mưu sát tổng bí thư
Hồ quyết định, lần đại hội Đảng thứ 17, ông sẽ loại bỏ Giang khỏi cuộc chơi. Không ngờ Giang cũng đã sớm chuẩn bị, đưa một số người tích cực bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Bạc Hy Lai… vào danh sách các thường ủy viên, nên bây giờ là 9 thường ủy, lại quy định mỗi thường ủy trông coi một việc, không can thiệp vào nhau, việc lớn việc nhỏ đều báo cho Giang, để ông ta quyết định.
Trong tổng số các thường ủy, bởi phe của Giang đông người, thiểu số phục tùng đa số, các người như Ôn Gia Bảo… đành im lặng chịu đựng. Lúc đưa tên Bạc Hy Lai vào danh sách thường ủy, Hồ chịu đựng hết nổi, nói, nếu đưa Bạc vào, Hồ sẽ từ chức tổng bí thư ngay.
Tăng Khánh Hồng và Giả Khánh Lâm đành nhượng bộ, nên Hồ điều Bạc đến Trùng Khánh. Kết cuộc số người hai phe Giang, Hồ ngang nhau.
Giang Trạch Dân vẫn chưa chịu thôi, chưa mưu sát được Hồ thì Giang vẫn chưa ngủ yên, nên thành tâm bệnh. Do vậy trong buổi hội nghị quốc tế tại Thượng Hải lại tìm cách mưu sát Hồ. Nhưng Hồ đã cho kiểm tra trước, tìm ra một trái bom gài nơi đó, một lần nữa Giang đã thất bại.
Khi biết Hồ lại thoát chết, mặt Giang tím lại, vỗ mạnh tay lên bàn làm sách vở, ly tách đổ ngổn ngang, đưa ánh mắt tóe lửa nhìn Tăng Khánh Hồng, nói: “Ai để lộ việc này, đem đầu nó về đây cho tôi”. Tăng tự nhận lỗi và an ủi Giang, hứa hẹn lần sau sẽ không để thất bại nữa.
Sau mấy lần bị mưu sát, Hồ vô cùng hoảng sợ, ông lập tức tổ chức một ban tham mưu thân tín tìm kế đối sách, nhưng tất cả đều bó tay. Sau cùng, vị cao nhân bên Đạo gia nói: “Xã hội và bản thân anh có được yên ổn hay không, hãy tìm một vị có mở thiên mục ở tầng thứ cao xem xét mới biết rõ, anh hãy tìm học viên Pháp Luân Công”.
Hồ liền tìm cách mời học viên Pháp Luân Công tham gia vào ban tham mưu của mình, nhưng học viên Pháp Luân Công không tham gia chính trị nên đã từ chối, và giới thiệu Hồ một vị phương trượng chùa Tu Di nơi có hoa Ưu Đàm nở bên Hàn Quốc. Vị phương trượng nói với Hồ: Hoa Ưu Đàm đã nở, Pháp Luân Thánh Vương đã giáng hạ cứu người, nên ông cần đi vân du tìm Pháp Luân Công để luyện; nếu Hồ muốn xã hội phát triển, dân chúng sống thái bình an lạc, phải thả ngay tất cả học viên Pháp Luân Công đang bị giam giữ, đồng thời phải đưa Giang Trạch Dân, La Cán, Tăng Khánh Hồng tạ tội cùng thế giới.
Hồ biết rõ, nếu làm vậy chẳng khác nào làm cho đảng cộng sản tan rã, đồng thời bản thân ông sẽ ra sao đây? Hồ không dám làm vậy nên im lặng không nói gì.
Năm 2008, tại Trung Quốc phát sinh địa chấn lớn ở Vấn Xuyên, Thiên Thượng một lần nữa giáng tội những kẻ tư dục cường bạo. Giang lệnh cho Quách Bá Hùng không được đưa quân đội đi cứu giúp.
Cuối cùng, đang lúc Hồ Cẩm Đào đi thực tế vùng tai nạn tại Vấn Xuyên, ngoài việc nhà cửa đổ nát hoang tàn, còn lại là thảm cảnh dân chết hoặc thương tích nằm lăn lóc đầy đất, không có một quân nhân nào cứu viện, chỉ có vài người tự nguyện hợp sức cùng dân sở tại đang thu dọn phế vật, săn sóc giúp đỡ cứu trị các nạn nhân bị thương và chôn cất người chết. Hồ Cẩm Đào hỏi thăm vài người đang làm công tác cứu trợ:“Vùng này không có người cứu trợ, các anh từ đâu đến giúp vậy? Các anh là đảng viên hả?”.
Không ngờ họ trả lời: “Chúng tôi từ thành thị xuống đây cứu trợ, chúng tôi không phải là đảng viên mà là học viên Pháp Luân Công”.
Hồ Cẩm Đào thấy sững sờ, tựa hồ không nghe rõ, hỏi thêm: “Có người phái các anh đi cứu trợ phải không?”.
Nhưng những người cứu trợ nói: “Không, chúng tội tự ý tình nguyện, thấy nơi nào tai nạn nghiêm trọng, nạn nhân nhiều mà không ai cứu giúp thì chúng tôi giúp đỡ. Sư Phụ chúng tôi nói rằng, làm người cần phải trọng đức, coi trọng tâm tính, phải làm người tốt và người tốt hơn nữa, giúp đỡ người gặp khổ nạn, do vậy chúng tôi đi cứu trợ một cách tự nguyện”. Nói xong họ lại tiếp tục lo cứu trợ, thu dọn…
Sau khi xuất hiện ngụy án tự thiêu giả mạo lớn nhất thế kỷ tại Thiên An Môn, trong xã hội không một ai dám đứng trước mặt một người lãnh đạo đảng mà đàm luận về Pháp Luân Công, huống chi là nói với tổng bí thư. Vì thế Lệnh Kế Hoạch giận dữ ton hót: “Thật lớn gan, dám tự xưng như vậy với tổng bí thư, phải thủ tiêu chúng ngay”. Nói xong định phái người đi bắt họ, nhưng Hồ khoát tay: “Không được, để họ đi cứu người thôi”.
Do vậy lúc khai mạc Thế vận hội Olympic 2008, Giang Trạch Dân cố tình đến trước mặt Ôn Gia Bảo, sai người của Giang khiêu khích, còn có người của Giang trực tiếp khiêu chiến với Hồ. Trong giới truyền thông lại đăng tải: “Không có lý lịch quân nhân, không có kinh nghiệm chiến đấu, không có năng lực quản lý kinh tế, làm sao có tư cách quản lý chính trị trên trường quốc tế? Trong lịch sử, kỷ luật của đảng quy định: bí thư đảng có thể bị đa số đảng viên phế trừ”. Lời đăng tải này cũng bằng như mạ lị Hồ Cẩm Đào không xứng đáng, cần bị loại bỏ.
Giang Trạch Dân trực tiếp nói với Bạc Hy Lai: “Anh đến Trùng Khánh, học vài kinh nghiệm quản lý, sao cho có năng lực trấn áp được học viên Pháp Luân Công và Chân Thiện Nhẫn; lấy lý do tư bản chính trị, loại Trần Lương Vũ khỏi ghế bí thư, rồi anh ngồi vào đó”.
Do vậy tại Trùng Khánh, Bạc Hy Lai mặc sức ngang ngược, vận dụng các phương pháp kỳ quái, bắt chước “Cách mạng Văn hóa” tạo hình tượng sùng bái cá nhân, để tích lũy kinh nghiệm chính trị. Ông ta ra lệnh dùng mọi thủ đoạn để lùng bắt học viên Pháp Luân Công, đem họ nhốt vào các khu quân sự bỏ hoang, rồi kiểm tra máu của họ, nếu như ở bệnh viện có bệnh nhân có tiền muốn cấy ghép nội tạng thì liên lạc với ông, ông sẽ cho mổ sống cướp lấy nội tạng của học viên Pháp Luân Công đem bán cho việc cấy ghép mà kiếm tiền.
Mấy kẻ tay sai ác độc, đem 3 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến suy yếu, rồi đưa vào tầng hầm dưới đất; một tên hung dữ cầm cây gậy to, đánh một vị học viên Pháp Luân Công đến bất tỉnh, sau đó cầm dao mổ bụng vị này và hỏi tên kia: “Mày muốn ăn phần nào?”. Rồi hắn cắt lấy phần ấy đưa cho tên kia, thân thể người học viên đã chết bị các tên ác ôn cắt ra từng phần đem xào nấu làm món ăn. Hai vị học viên còn lại vẫn không nói một lời, một người rơi nước mắt, một tên ác ôn liền chỉ vào vị ấy cười man rợ, nói: “Ngày mai mi sẽ bị làm thịt’. Một tên ác nhân ăn no xong còn đem về cho vợ ăn, người vợ không biết gì nên cùng ăn với hắn, ăn xong hắn nói: “Ngày mai ta sẽ làm món chưng ăn”.
Có học viên Pháp Luân Công sau khi bị giết để cướp nội tạng đem bán, còn bị mấy tên cắt lấy bao tử, đem tẩm gia vị mà nướng ăn, lấy phổi đem nấu canh.  Tại Sơn Đông có rất nhiều các loại động vật như: nhện, muỗi, kiến, rết… cảnh sát để bắt các học viên Pháp Luân Công viết hối quá thư (giấy cam kết từ bỏ tu luyện)… chúng đánh đập khảo tra khiến họ máu me thương tích đầy mình, chúng trói tay chân học viên vào các cột sắt, côn trùng ngửi thấy mùi máu từ các vết thương, bò lại cắn hút khiến họ càng đau đớn khó chịu muôn phần…
Có nữ học viên nhìn thấy con nhện to, sợ hãi co rút người lại, bọn cảnh sát thấy vậy, bèn cởi hết đồ cô ấy ra, cột tay chân lại cho nhện bò lên người, cô sợ quá nên viết giấy cam kết từ bỏ tu luyện và được thả ra, chúng liền liền dụ dỗ cô đi thuyết phục để chuyển hóa các học viên khác từ bỏ tu luyện.
Một tên đứng đầu phòng 610, bắt hai con rắn độc bỏ đói nhốt vào lồng, một nam học viên bị nhốt một mình trong phòng nhỏ, chúng đem rắn vào để cho rắn cắn vào cổ vị này, hôm sau chúng trở lại, mở to mắt kinh ngạc, thấy học viên này vẫn sống, chúng lấy từ chỗ cổ của vị học viên bị rắn cắn ra một cái nanh rắn.
tieu thuyet, Phap Luan Cong, hồ cẩm đào, Giang Trạch Dân,
Cảnh tra tấn học viên Pháp Luân Công. (Ảnh: Falunart)
Sau một thời gian, cảnh sát thấy các học viên bị côn trùng cắn chích mà vẫn không hề hấn gì, giống như có thần thông bảo hộ, khiến chúng rất sợ hãi, vài tên không dám quá tàn nhẫn nữa. Cũng có tên không tin, đem chó săn đến cho cắn những học viên không chịu viết thư bảo chứng từ bỏ tu luyện, chó cắn đến thương tích đầy mình, rồi chúng còn dội nước lạnh lên mình vị này, rồi nói với nhau đem vị học viên này chôn sống… người học viên này liền bị khuất phục, viết hối quá thư; vị này được thả ra, nhưng cuối cùng cũng chết tại nhà.
Có cảnh sát còn bắt học viên Pháp Luân Công ăn phân uống nước tiểu. Chúng nói họ luyện công bị điên rồi, nên ăn phân uống nước tiểu.
Sau đó Bạc Hy Lai trở lại báo cáo cho Giang rằng, hắn đã học đủ kinh nghiệm chính trị tư bản “xướng hồng đả hắc” và kinh nghiệm bức hại Pháp Luân Công. Nghe xong, Giang vô cùng thích chí, nói: “Bây giờ là lúc cho tên Hồ hạ đài, rồi anh lên làm tổng bí thư, đem các kinh nghiệm trên nhân rộng ra toàn quốc, tôi mới yên tâm”.
Năm đó một cuộc diễn tập quân đội quốc tế được tổ chức tại vùng biển Thanh Đảo. Giang dự định lấy mạng của Hồ trong buổi diễn tập này. Hồ Cẩm Đào cũng cảnh giác, sợ bị mưu sát như lần trước, nên ngay lúc diễn tập, Hồ cho thay đổi đảo lộn vài chương trình và còn cho vài tên thân tín của Giang luôn theo mình, trong lúc theo dõi buổi diễn tập, đề phòng nếu Giang có cho bắn cũng phải kiêng dè.
Tăng Khánh Hồng thấy cuộc mưu sát Hồ bị trở ngại, liền báo cho Giang; Giang giận dữ la lớn: “Không cần quái gì hết, mấy tay thân tín của ta có chết theo Hồ cũng chẳng sao, cứ thấy Hồ ở tàu nào là bắn vào đó, tôi muốn Hồ phải chết”.
Pháo thủ được lệnh liền chuẩn bị, ngay lúc buổi diễn tập vừa kết thúc, nhân lúc quân hạm Hồ quay về, chúng định cho súng bắn vào quân hạm đó, nhưng thật kỳ quái, ngay lúc ấy trên mặt biển xuất hiện một đám sương mù che mắt tất cả, khiến các pháo thủ không xác định được vị trí các quân hạm; đến lúc sương mù tan đi thì quân hạm chở Hồ đã không còn dấu tích.
Nghe tin Hồ lại thoát chết, như có thần phù hộ, Giang bật ngửa người trên ghế, mặt tím ngắt, vừa sợ vừa tức, không nói được một lời.
Hồ được mật báo: âm mưu ám sát tại buổi diễn luyện quân không thành, Giang, Tăng, Chu, Bạc bốn người đang ‘mật nghị’ tại nhà Chu, chuẩn bị  bắt chước phương thức Đặng Tiểu Bình đã dùng phế truất Hoa Quốc Phong, để phế truất Hồ, rồi đưa Bạc lên thay thế. Hồ Cẩm Đào vội vã triệu tập ban tham mưu của mình để bàn thảo kế sách; có người đề nghị cho Hạ (Hạ Quốc Cường) đi bắt Bạc trước để Giang mất đi vây cánh tương lai, có người nói: tuy Hạ có cừu hận với Bạc, vì Bạc trong lúc ở Trùng Khánh tích lũy tài phú chính biến đã phế trừ nhiều tay chân cũ của Hạ, nhưng Hạ là kẻ hai lòng, không thể tin tưởng.
Hồ nghĩ một hồi rồi nói: “Bắt Bạc để thị uy với Giang, tôi đã có cách”.
Hồ bí mật triệu Hạ đến nhà mình, đưa ra một tập hồ sơ, rồi nói, trung ương có người đưa cho Hồ danh sách báo cáo việc tham ô của gia đình Hạ, cấp trên đã bí mật ghi lại thời gian, địa điểm, phương thức và số loại tham ô của người nhà Hạ.
Hạ sợ hãi toát mồ hôi, hai tay đan vào nhau, đầu óc quay cuồng, cầu xin Hồ đứng ra giải quyết giùm. Bấy giờ Hồ mới thủng thẳng nói: “Tôi mời anh đến nhà riêng của tôi, đây không phải chỗ làm việc. Việc nhà anh có nhiều người tham ô, có việc còn hơn thế nữa, anh cũng không nên quá căng thẳng”.
Hạ tỏ vẻ không hiểu, đưa mắt nhìn Hồ, Hồ ngừng một chút, rồi nói: “Còn có người muốn làm hủ bại đảng, làm tan rã đảng. Đảng mà bị hạ đài, mọi người sống không yên đâu. Ví như Bạc ở Trùng Khánh, là một tay âm mưu nham hiểm, là phần tử đại tham ô. Tôi cho anh phụ trách một đoàn đội đi thực tế về việc tham ô của Bạc, anh nhận không?”.
Hạ đứng dậy, chắp hai tay nói: “Hạ tôi đáng muôn lần chết, xin lãnh lệnh đi thực tra kỹ lưỡng”.
Do vậy mới có việc Bạc Hy Lai bị kỷ luật đảng. Hạ cũng nghĩ ra cách ly gián Bạc với Vương Lập Quân –  một tâm phúc chuyên bức hại Pháp Luân Công của Bạc. Hạ Quốc Cường đã ba lần nói với Bạc về vấn đề Vương Lập Quân phạm tội, khiến Bạc vô cùng hoang mang.
Lần thứ nhất, Hạ đôn đốc đảng ủy Trùng Khánh, xét xử án Vương Lập Quân trước kỳ điều tra. Hạ cường điệu nói với Bạc: đây là chỉ thị quan trọng, nhiệm vụ cốt lõi của trung ương đưa xuống lần đầu để kiểm tra tư cách chính trị, tư tưởng, tác phong của anh.
Lần thứ hai, tại buổi sinh hoạt chính trị của trung ương cục, Hạ nói với Bạc, trong nội bộ có báo cáo về Vương Lập Quân lúc làm cục trưởng công an tại thị trấn Thiết Lĩnh và lúc làm cục trưởng công an tại thị trấn Cẩm Châu ở Liêu Ninh, khi thu quét phần tử hủ bại hắn đã làm nhiều án giả, án oan khiến nhiều người bị tán gia bại sản và mất mạng. Làm sao giải quyết vấn đề này đây? Hạ nói thêm, cần phải cách chức rồi mới thanh trừ được, nếu không sẽ là áp lực rất lớn cho trung ương, với anh áp lực cũng không nhỏ đâu.
Bạc hỏi: “Đây là ý kiến của cục chính trị thường ủy trung ương, của trung kỷ ủy hay của Hạ thư ký vậy?”. Hạ không đáp thẳng, chỉ nói: “Vì để duy hộ việc thanh lý Trùng Khánh, duy hộ danh dự của đảng ủy và chính phủ”.
Sau đó Hạ lại kêu riêng Vương Lập Quân lại, lấy tội tham ô hủ bại và việc thăng chức công an bộ để vừa uy hiếp vừa dụ dỗ Vương, yêu cầu Vương bí mật thu thập lời nói, ý kiến của Bạc lúc riêng tư cũng như trong hội nghị, yêu cầu Vương giám sát lời nói của Bạc. Ngay lần đầu tiên lúc Vương báo cáo với Hạ các tin tức về nội bộ của Bạc, Hạ lại cho người báo cho Bạc biết là Vương đang bán đứng Bạc.
Lần thứ ba, Hạ lại yêu cầu Bạc điều tra Vương cho kỹ. Bạc hiểu rõ quan trường hiểm ác, biết rõ cuộc đấu tranh chính trị sắp phát khởi, không thể tránh được. Bạc đành phải “đoạn vĩ cầu sinh” (cắt đuôi để giữ mạng sống) quyết định “tiên hạ thủ vi cường”.
Trước nhất Bạc cần xử lý Vương Lập Quân, không để Vương rơi vào tay trung ương ở Bắc Kinh. Bạc bắt đầu giám sát Vương, đợi đến thời cơ sẽ bắt Vương.
Trước tiên Bạc Hy Lai lo thanh lý vây cánh của Vương Lập Quân. Các người của Vương như: bảo mẫu, đầu bếp, tài xế… tất cả 11 người đều bị bắt. Bạc còn bức Vương “thoát cảnh” (rời ngành công an) bằng cách điều Vương vào chức vị phó thị trưởng về văn hóa.
Vương đến chỗ Bạc khóc lóc kể khổ, bị Bạc tát tai chảy máu mũi, nổ đom đóm mắt. Vương nghĩ đến Liễu Văn Cường, nguyên là cục trưởng cục công an kiêm cục tư pháp, trước khi bị Vương giết, từng nói với Vương:“Vương à! Mày vì tên Bạc mà bán mình, số phận tao hôm nay sẽ là số phận mày trong tương lai đó”.
Vương bị quản thúc tại gia, Bạc nói với mọi người là Vương không làm tròn công tác, tâm lý bị ức chế (người đời gọi là bệnh tâm thần), cần an dưỡng một thời gian. Vương biết rõ Bạc muốn lấy mạng mình, không những thế cả Chu Vĩnh Khang và người của bộ công an bên trung ương cũng muốn lấy mạng mình. Muốn giữ mạng sống, chỉ còn cách duy nhất là trốn vào đại sứ quán Mỹ.
Vì thế, nhân lúc tối trời, khi lính canh gác không đề phòng, Vương giả bộ đứng bên cửa sổ uống rượu say cho lính canh thấy, rồi vào phòng nghỉ, giả trang thành phụ nữ má phấn môi son độn ngực, nhân trời chưa sáng lái xe đi thẳng đến đại sứ quán Mỹ.
Bên phía Mỹ báo cho Hồ Cẩm Đào. Hồ thất kinh, lập tức lệnh cho nhân viên của bộ công an và bộ an ninh quốc gia đến thành đô, lệnh cho quân đội Tứ Xuyên cô lập quân đội Trùng Khánh. Khi nhân viên an ninh đến sứ quán Mỹ, thì thấy quân của Bạc Hy Lai đã bao vây sứ quán Mỹ, lúc ấy quân đội Tứ Xuyên và quân đội Trùng Khánh cũng đang bắn nhau. Giải quyết mọi việc xong, Vương được về Bắc Kinh.
Vương đưa ra chứng cớ các việc: Bạc Hy lai nghe lén điện thoại của Hồ, Ôn, việc tổ chức chính biến, việc mổ sống cướp nội tạng của học viên Pháp Luân Công, và của người nước ngoài nhập cư làm thuê không giấy tờ, của người lang thang, ăn xin, cướp lấy nội tạng của họ đem bán, thân thể đem nấu ăn, đặc biệt rút lấy não tủy của nạn nhân cung cấp cho Giang Trạch Dân, và âm mưu giết Tập Cận Bình để đoạt chính quyền. Hồ và Ôn quyết định bắt Bạc Hy Lai.
Vì Giang Trạch Dân sắp xếp việc nghe lén điện thoại của Hồ, Ôn, nên hắn lập tức triệu tập hội nghị lâm thời đặc biệt để giải quyết việc Trùng Khánh. Giang nói:“Cần phải xét đến ảnh hưởng quốc tế và sự đoàn kết trong nội bộ đảng, cần xem lại hình tượng của đảng, kết tội Vương, còn đối với Bạc chỉ cần giáo dục là đủ”.
Giang bao che cho Bạc vì có ý phế bỏ Tập Cận Bình, cho Bạc giữ chức tổng bí thư, để làm cái máy cho Giang điều khiển, tiếp tục thao túng chính trường.
Lần đầu tiên Hồ dám cả gan lên tiếng phản đối Giang:“Không bắt Bạc thì làm sao còn có luật pháp quốc gia, làm sao còn có kỷ luật của đảng? Làm sao ăn nói với nhân dân, với lịch sử?”.
Giang khóc, nói: “Tôi có thoải mái được gì đâu? Vì để thúc đẩy cải cách mở cửa, tôi hứa cho các nhà tư bản gia nhập đảng, cải sửa tư tưởng Mác – Lê; vì để giữ gìn quyền lực của đảng, tôi đã chịu toàn thế giới lăng mạ khi tranh đấu với Pháp Luân Công; vì để ổn định chính trị xã hội, tôi đã bị thế giới lên án; vì để có dân chủ trong nội bộ đảng, lập ra cửu quyền phân vị (9 người thường ủy), mỗi người trông một việc, phá đi quy củ lịch sử. Kuhn nói tôi đã cải cách được Trung Quốc, tôi vì sự phát triển của đảng mà hao tổn tâm huyết, có ai biết được cái khổ của tôi, có ai hiểu được lòng tôi? Có ai chịu tội cùng với tôi? Đặng Tiểu Bình có thể cải cách, có thể chỉ định người tiếp ban, tại sao tôi không thể làm như vậy?”.
Nói xong, Giang cho tay vào túi lấy vật gì đó, mọi người tưởng hắn lấy lược ra chải đầu, không ngờ hắn lấy ra khăn tay lau nước mắt. Đây là lần thứ hai, Giang lấy khăn lau nước mắt trước mặt mọi người.
tieu thuyet, Phap Luan Cong, hồ cẩm đào, Giang Trạch Dân,
Hồ không biết làm thế nào, bèn nói: “Xin các lão thường ủy quyết định cho”.
Giang Trạch Dân đổi khóc thành cười, cho là sẽ dựa vào các người của Giang như Tăng Khánh Hồng, Giả Khánh Lâm mà tăng số phiếu quyết định để thủ thắng.
Không ngờ ngoài các tay chân của Giang trong các lão thường ủy, thì tất cả các lão thường ủy còn lại đều quyết định bắt Bạc.
Tranh luận tới lui, cuối cùng Tập Cận Bình quyết định. Tập là người do Hồ, Ôn và tay chân của Giang thỏa thuận cho tiếp nhận chức tổng bí thư kế tiếp, Giang muốn nhân lúc Tập trong thời kỳ quá độ vào đại hội thứ 19, Chu Vĩnh Khang và Quách Bá Hùng sẽ sử dụng lực lượng quân đội mà hạ bệ Tập, đưa Bạc lên thay thế.
Tập Cận Bình suy nghĩ rất lâu, lý trí bảo Tập viết hai chữ “đồng ý”. Kỳ thực Tập Cận Bình là người vô tình mà ngồi vào ghế tổng bí thư. Tập biết rõ, trong lịch sử ĐCSTQ, những người lãnh đạo đảng, bao gồm cả những người bị bức hại chết trước và sau lúc Cách mạng văn hóa như Bành Đức Hoàn, Lý Lập Tam, Lưu Thiếu Kỳ… không ai có kết cục tốt đẹp cả. Đối với việc Giang Trạch Dân, La Cán dàn dựng ngụy án tự thiêu dối trá nhất thế kỷ, cùng những lời hoang ngôn xảo trá bôi nhọ vu cáo Pháp Luân Công với mục đích bức hại Pháp Luân Công trên phạm vi toàn cầu, Tập Cận Bình không muốn làm việc dối trá lịch sử, cũng không muốn bị liên can. Đây là lý do chính khiến Tập không muốn nhận chức tổng bí thư. Sau này Hồ, Ôn bắt Chu Vĩnh Khang giao cho Tập xử lý.
Sau khi Bạc bị bắt, Chu Vĩnh Khang phản kháng quyết liệt, đem lực lượng vũ trang và cảnh sát xung kích Trung Nam Hải, cũng lại ám sát Tập Cận Bình. Do Tập yêu cầu, nên Hồ, Ôn cùng lệnh bắt Chu Vĩnh Khang. Tăng Khánh Hồng vì muốn chiếm lấy quyền lực nên đảo loạn liên tục. Chuyển kế sách từ bạo lực khủng bố quốc gia sang khủng bố giới bình dân, tại xã hội liên tục xảy ra các hoạt động sát hại người dân bình thường, bao gồm các việc: chém chết người ở nhà ga Quảng Đông, Vân Nam; kho hóa dược phát nổ tại Thiên Tân, Hồ Bắc, Tứ Xuyên; tàu đắm chìm ở Trường Giang… Thậm chí hắn còn phái người ở 610 đi Malaysia dự hội nghị Phật giáo, trên đường về, phi cơ MH30 đang bay qua biển Nam Hải của Trung Quốc, thì lệnh cho quân đội bắn rơi, phi cơ bị vỡ tan rơi xuống biển cách đảo Hải Nam 300 dặm về phía đông nam. Cũng tại Hồng Kông, hắn cho phát hành “sách trắng” yêu cầu đảng cộng sản lãnh đạo, khiến dân chúng kháng nghị, để cho quân đội trấn áp, mục đích của hắn là làm loạn xã hội; lấy cớ xã hội đảo loạn để cho Giang Trạch Dân xuất hiện đổ trách nhiệm cho Tập Cận Bình mà phế truất Tập.
Sau này cuộc trấn áp tại Hồng Kông bị Tập ra lệnh đình chỉ. Còn các loại hoạt động khủng bố tại Trung Quốc, vì dân chúng trải qua các năm tháng bị đảng cộng sản đe dọa làm cho sợ hãi nên cũng không dám biểu tình phản đối, gây loạn xã hội… các âm mưu của Giang, Tăng đều thất bại.
Trước lúc thoái hưu, Hồ Cẩm Đào đã sực tỉnh, biết được vì sao các tai nạn luôn xảy ra tại Trung Quốc. Sau này Hồ lại phát hiện ra tên Lệnh Kế Hoạch –  bí thư thân tín của Hồ là kẻ hai mặt, là kẻ do Giang Trạch Dân phái đến, để đôn đốc việc bức hại Pháp Luân Công, kết hợp với Tăng, Chu làm loạn. Do đó sau này khi Tập ra lệnh bắt Lệnh Kế Hoạch, có hỏi ý Hồ. Hồ nói: “Lệnh là đứa vô nhân tính, hắn không phải người của tôi”.
Tại đại hội thứ 18, Hồ thoái hưu, mọi người muốn Hồ trông coi quân quyền, nhưng Hồ đề nghị tất cả quyền lực giao cho Tập Cận Bình, Hồ lại quy định là tất cả lãnh đạo thoái hưu không được can thiệp vào cách làm việc của Tập. Đây chính là giữa đại chúng mà Hồ đánh vào mặt Giang Trạch Dân, từ đây Giang không có quyền ra ý kiến, chỉ thị hay kiến nghị gì đối với Tập trong việc chính trị, đồng thời Hồ cũng triệt tiêu phòng làm việc của Giang tại lầu 81.
Sắp xếp đâu đó xong xuôi, Hồ đã khóc ngay tại hội nghị. Hồ nghĩ lại thời mình nắm chính quyền trong mười năm thật không dễ dàng, nghĩ lại còn có nhiều việc không dám làm hoặc làm không tốt, xấu hổ với lịch sử với nhân dân, nghĩ lại việc đã không dám ra lệnh ngưng việc bức hại Pháp Luân Công, nghĩ lại việc hoàn cảnh chính trị và nhân quyền ở Trung Quốc lúc mình nắm quyền lại không cải biến được gì, Hồ khóc là vì thế.
Do vậy, sau này khi Tập Cận Bình “đả hổ diệt ruồi”, Hồ đã thoái hưu không can thiệp, nhưng cũng biểu thị đồng tình, ủng hộ.
Về sau Trung Quốc có một trận động đất lớn, do áp lực của các quốc gia chính nghĩa trên toàn thế giới và do trước cảnh thiên tai nhân họa, đảng cộng sản phải giải thể. Giang Trạch Dân bị các đoàn thể chính nghĩa trên thế giới treo cổ tại Thiên An Môn, Hồ Cẩm Đào trầm mặc không nói một lời, công và tội của Hồ sẽ ghi lại trên thiên thượng, ghi lại trong nhân dân và lịch sử.
(Hết)
Lưu ý: Bài viết không phải là tác phẩm văn học kỷ thực, mà chỉ là tiểu thuyết, vậy nên mời quý độc giả đọc tham khảo.
Chánh Bình, dịch từ Epoch Times

Đạo diễn 'Kong: Skull Island' bị hành hung tại trung tâm TP.HCM

10:50 AM - 11/09/2017 Thanh Niên Online

Đạo diễn Jordan Vogt-Roberts và cảnh lộn xộn trong quán bar (ảnh nhỏ) /// Ảnh: NVCC/chụp màn hình
Một đoạn clip ghi lại cảnh đạo diễn Jordan Vogt-Roberts bị hành hung tại một quán bar ở trung tâm TP.HCM đang được chia sẻ trên mạng. Hiện đạo diễnKong: Skull Island đã nhập viện điều trị trong khi chờ cơ quan chức năng điều tra.
Theo nguồn tin riêng của Thanh Niên, đạo diễn Hollywood bị tấn công khi đến quán bar cùng nhiều bạn bè người Việt hôm 9.9. Bất ngờ một nhóm người kéo đến nhằm vào ông và ra đòn gây cảnh hỗn loạn. "Họ không tương tác với nhau trước khi nhóm của ông Jordan Vogt-Roberts bị tấn công. Họ đấm ông ấy trên mặt và đập chai lên đầu ông đạo diễn. Sau đó họ đánh nhiều người hơn tại quầy bar và bỏ đi...", nguồn tin chia sẻ.
Sau khi xảy ra sự việc, đạo diễn Jordan Vogt-Roberts được đưa đi cấp cứu tại một bệnh viện ở TP.HCM. Cơ quan chức năng hiện vẫn đang trong quá trình điều tra vụ việc. Chúng tôi đã liên hệ với phía đạo diễn Kong: Skull Island nhưng vẫn chưa kết nối được.
Jordan Vogt-Roberts trở lại Việt Nam và dự lễ trao giải VTV Awards 2017 tại Hà Nội tối 7.9. Ông dự định có nhiều hoạt động tại Việt Nam nhưng hiện tại lịch trình bị hủy bỏ sau vụ việc này.
Anh Thư