9/10/2017 GS.TS Trần Đình Thiên Trí thức trẻ |
Tăng trưởng của Việt Nam chủ yếu dựa vào vốn và lao động thiếu kỹ năng.Tại: Năm nút thắt của kinh tế, thách thức bài toán hội nhập? Có một điều rõ ràng là được cái này thì phải trả giá cái khác. Các ngân hàng chỉ khu trú nợ xấu lại mà không giải quyết triệt để thì rủi ro cao.Tại: TS Trần Đình Thiên: 'Xích' nợ xấu lại, giá phải trả rất đắt
TS. Trần Đình Thiên khi nhận xét về DNNN đã chỉ ra hai trạng thái đối nghịch. Thứ nhất, DNNN vẫn góp phần to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế và phát huy vai trò của kinh tế nhà nước.
Thực tế cho thấy những doanh nghiệp này vẫn “chốt giữ” những ngành, lĩnh vực then chốt, địa bàn quan trọng. Bên cạnh đó, DNNN vẫn là lực lượng vật chất quan trọng để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đấy phát triển kinh tế - xã hội, là công cụ quan trọng giúp ổn định vĩ mô, đối phó với những biến động thị trường, kiềm chế lạm phát, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của các “cú sốc” từ bên ngoài.
Tuy nhiên, nhìn về tổng thể, DNNN chưa đóng tròn vai “lực lượng nòng cốt” của lực lượng kinh tế “chủ đạo”, chưa hoàn thành sứ mệnh dẫn dắt và tạo động lực phát triển cho cả nền kinh tế.
Như TS. Trần Đình Thiên chỉ ra, động lực phát triển tự thân của chính DNNN đang yếu đi – hiệu quả sử dụng vốn, tốc độ tăng năng suất lao động giảm mạnh.
“Hiện nay, DNNN chính là lực lượng “đóng góp” nhiều nhất vào gánh nặng nợ quốc gia – cục máu đông cản trở phát triển kinh tế lớn nhất”, TS. Thiên bình luận.
Cụ thể, dù được giao trọng trách là “nòng cốt” của khu vực kinh tế chủ đạo, song các DNNN chưa thực sự làm tốt vai trò nòng cốt, mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ phát triển. Trên thực tế, nhiều khi DNNN lại là yếu tố gây mất cân đối, phá vỡ ổn định vĩ mô, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế, cả trực tiếp như mất vốn, gây lãng phí lớn, lẫn gián tiếp như méo mó môi trường kinh doanh...
Nó được minh chứng bởi thực trạng của nhiều dự án “đắp chiếu”, nhiều doanh nghiệp “xác sống”, gánh nặng nợ - nợ xấu của khu vực DNNN đang trở thành “vấn nạn” phát triển thật sự của nền kinh tế.
Mặt khác, TS. Thiên cũng cho rằng so với nguồn lực được giao, với những ưu đãi, đặc quyền, hỗ trợ của Nhà nước…, và đặc biệt, nếu so với “trọng trách” phải gánh vác thì những đóng góp của DNNN là chưa tương xứng.
Khu vực DNNN có nhiều thuận lợi về đất đai, tiền vốn, và được giao những dự án lớn, có vị trí độc quyền…, nhưng hiệu quả kinh doanh còn thấp. Kết quả các cuộc điều tra doanh nghiệp cho thấy, so với các thành phần kinh tế khác, hiệu quả sử dụng vốn của khu vực DNNN là thấp nhất trong giai đoạn 2011-2014
TS. Thiên cũng nói thêm rằng nếu như các DNNN phải cần đến 1,63 đồng vốn (năm 2011) và 2,15 đồng vốn (năm 2014) mới tạo ra 1 đồng doanh thu thì các doanh nghiệp tư nhân chỉ cần bỏ ra 1,21 đồng vốn (năm 2011) và 1,42 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu; còn các doanh nghiệp FDI chỉ mất 1,05 đồng vốn năm (2011) và 1,12 đồng vốn (năm 2014) để tạo ra 1 đồng doanh thu.
Một đặc điểm gây lo ngại cho hoạt động kinh doanh của các DNNN, theo TS. Trần Đình Thiên, là tình trạng “tay không bắt giặc”. "Trong cấu trúc tài sản của DNNN, vốn tự có chiếm tỷ lệ thấp hoặc rất thấp. Tỷ lệ nợ phải trả so với vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty nhà nước gấp 3-10 lần", ông nói.
Theo đó, nguyên lý “đánh mượn sức” – một nghệ thuật chiến đấu tuyệt vời của phương Đông được các DNNN Việt Nam vận dụng vào kinh doanh một cách dễ dàng đang trở thành nguồn gây rủi ro tiềm tàng to lớn: tỷ lệ vốn vay NH lớn và vốn chiếm dụng lẫn nhau cao cho thấy thực lực tài chính yếu kém và thực trạng tài chính đầy nguy cơ của các DNNN.
"Trên thực tế, hoạt động của các DNNN không chỉ dẫn đến nguy cơ phá sản của chính họ mà còn làm tăng gánh nặng nợ quốc gia", TS. Trần Đình Thiên bình luận.
Theo Trí thức trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét