Thứ Tư, 25 tháng 10, 2017

"ĐỒ TỂ" BOT

Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính những vi phạm tại dự án BOT

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính đối với những hạn chế, vi phạm của các dự án do Bộ quyết định đầu tư.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ra nghị quyết về một số nhiệm vụ và giải pháp đối với các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo đó, nhận định chủ trương huy động nguồn lực xã hội, trong đó có hình thức hợp đồng BOT là đúng đắn, giúp giảm bớt gánh nặng của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và quá trình triển khai thực hiện các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. Cụ thể, văn bản quy phạm pháp luật chưa được ban hành kịp thời, đầy đủ, đồng bộ. Bên cạnh đó tính pháp lý chưa cao, văn bản có hiệu lực pháp luật cao nhất mới chỉ là nghị định. Đặc biệt một số quy định chưa rõ ràng, chồng chéo, chưa phù hợp với thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Việc lựa chọn dự án đầu tư và thứ tự ưu tiên đầu tư chưa hợp lý. Đa số các dự án tập trung trong lĩnh vực đường bộ theo phương thức cải tạo, nâng cấp tuyến đường độc đạo hiện hữu nên chưa bảo đảm quyền lựa chọn của người tham gia giao thông.



Uy ban Thuong vu Quoc hoi: Bo GTVT chiu trach nhiem chinh nhung vi pham tai du an BOT hinh anh 1

Quá trình triển khai các dự án giao thông theo hình thức hợp đồng BOT còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục. (Ảnh: HD) 


Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập, thiếu minh bạch, công tác thiết kế, dự toán còn sai sót và chưa chặt chẽ làm tăng giá trị dự toán công trình. Hầu hết các dự án đều chỉ định thầu nhưng nhiều nhà đầu tư, nhà thầu nguồn lực hạn chế dẫn đến công trình thất thoát và giảm hiệu quả đầu tư.

Các quy định của pháp luật và thực tế triển khai về thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ, vị trí đặt trạm thu phí còn chưa hợp lý dẫn đến việc một số dự án gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nguyên nhân các hạn chế, yếu kém do công tác kiểm tra, thanh tra chưa thường xuyên, chưa kịp thời, chế tài xử lý các vi phạm chưa nghiêm. Trong khi Chính phủ và các cơ quan chức năng chưa chủ động tổng kết, đánh giá và kịp thời sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT nhưng đã cho phép triển khai đầu tư nhiều dự án giao thông theo hình thức này.
Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính đối với những hạn chế, vi phạm của các dự án do Bộ quyết định đầu tư. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm liên quan đến việc ban hành thông tư hướng dẫn việc thu phí (giá thu phí, thỏa thuận vị trí đặt trạm và quy trình giám sát thu phí) chưa hợp lý.
Để khắc phục những hạn chế, Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung tổng kết việc triển khai thực hiện các mô hình đầu tư theo hình thức PPP.
Triển khai các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm. Tổng hợp kết quả báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội vào kỳ họp cuối năm 2018.
Chỉ đạo Bộ GTVT và các cơ quan liên quan quy hoạch mạng lưới hạ tầng giao thông đồng bộ trong phạm vi cả nước. Lựa chọn đầu tư các dự án giao thông theo thứ tự ưu tiên phù hợp với từng hình thức đầu tư dựa trên lợi thế, đặc điểm của từng vùng...
Đối với các dự án đường bộ đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT chỉ áp dụng đối với các tuyến đường mới để bảo đảm quyền lựa chọn cho người dân, không đầu tư các dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến đường độc đạo hiện hữu.
Việc lựa chọn nhà đầu tư, nhà thầu phải thực hiện đấu thầu công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa chỉ định thầu. Quy định và thực hiện đầy đủ việc công khai, minh bạch các thông tin về dự án để thuận tiện cho người dân giám sát.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu có giải pháp huy động vốn nước ngoài, sớm quyết toán các dự án đã hoàn thành, hoàn thiện rà soát vị trí đặt trạm, có chính sách miễn, giảm giá tại các trạm, từ năm 2019 triển khai đồng bộ giá dịch vụ không dừng trên tất cả dự án BOT.
Video: BOT Biên Hòa giảm phí 20%, dân vẫn yêu cầu di dời trạm

Đại biểu Quốc hội vạch ra 7 sai lầm khiến "BOT bị xem như tội đồ"


Nguyễn Tuân



Đa số các dự án BOT không phải là xây dựng tuyến mới, chỉ là nâng cấp, cải tạo trên các tuyến đường cũ. Nhiều dự án được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo, buộc người dân không có sự lựa chọn, miễn cưỡng trả tiền để sử dụng công trình.
BOT chỉ là nạn nhân!?
Thảo luận ở tổ, đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội sáng 24/10, ông Nguyễn Phi Thường, Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco), cho rằng những bất cập, những lỗi thực hiện dự án hợp tác công tư thể hiện rõ nét nhất ở nhóm dự án BOT. Thậm chí, ông Thường cho rằng đã manh nha cuộc khủng hoảng chối bỏ BOT từ tất cả các bên, xem BOT như một tội đồ gây thiệt hại lợi ích, đặc biệt là lợi ích của người dân.
“Thực tế, BOT chỉ là nạn nhân giữa những xung đột, rối rắm vận hành, triển khai dự án hợp tác công tư”, ông Nguyễn Phi Thường bày tỏ quan điểm. “Chúng ta không thể phủ nhận những thành tựu đầu tư phát triển nhờ BOT đã và sẽ mang về. Chẳng hạn giai đoạn 2011- 2015, giao thông đường bộ phát triển chủ yếu nhờ Bộ GTVT kêu gọi được đầu tư BOT, khoảng 180.000 tỷ đồng, chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động. Nhờ đó, nhiều tuyến quốc lộ đã được mở rộng, nâng cấp, nhiều tuyến đường cao tốc tiêu chuẩn quốc tế được hình thành”.
Các dự án này đồng thời tháo gỡ nút thắt về vốn phát triển hạ tầng, hình thành thói quen sử dụng dịch vụ công trả tiền, thể hiện tính công bằng khi “khoản nợ” của thế hệ tương lai, được những người sử dụng đường hiện tại thanh toán ngay cho các nhà đầu tư.
“Tôi bày tỏ sự ủng hộ rất cao với đợt giám sát lần này của Quốc hội dành riêng cho chuyên đề BOT. Chúng ta làm BOT đã được 5-6 năm rồi, tất cả đều chờ đợi một đợt tổng kiểm đếm, rà soát, tháo gỡ khúc mắc để phương thức này hoạt động tích cực thời gian tới”.
Ông Nguyễn Phi Thường chỉ ra 7 lý do khiến BOT bị xem như tội đồ và bị “kỳ thị” trong thời gian qua.
ĐBQH Nguyễn Phi Thường, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Vận tải Hà Nội.
7 sai lầm trong triển khai BOT
Thứ nhất, chúng ta chưa có  khung pháp lý được thiết kế hoàn chỉnh, bao trọn toàn bộ chu trình dự án hợp tác công tư nói chung và cho từng hình thức hợp tác cụ thể nói riêng như BOT.
“Phải thẳng thắn thừa nhận, dù đã tạo ra cả "rừng" luật, quyết định, thông tư liên quan gồm 8 luật, 1 NQ QH, 2 NQ TVQH, 10 NĐ, 2 QĐ chính phủ, 21 thông tư và 7 QĐ cấp bộ, nhưng chúng đều chỉ giải quyết từng vấn đề riêng lẻ, rời rạc của  hệ thống hoạt động hợp tác công tư , vốn đồ sộ các quá trình gắn kết tác động nhau.”
Thứ hai, ĐBQH Nguyễn Phi Thường cho rằng chúng ta vừa bỏ lỏng vừa khuyết thiếu ở khâu thẩm dịnh dự án hợp tác công tư nói chung và đầu tư BOT nói riêng.
“Tiếng là hợp tác công tư, nhưng thực tế ai đại diện cho chủ thể nhà nước để thẩm định xem xét hiệu quả dự án từ đó kết luận những câu hỏi quan trọng như dự án hiệu quả hay không? Phương án nhà đầu tư đưa ra như vậy tốt hay xấu? Có nên làm hay không?”.
Thứ ba, nguyên tắc cơ bản của một dự án hợp tác công tư nói chung và BOT nói riêng, là phải tạo ra công trình hoàn toàn mới bên cạnh công trình cũ đã có, để người sử dụng luôn có 2 lựa chọn giữa sử dụng miễn phí cái cũ và trả phí cái mới.
 “Nhưng đáng tiếc nó đang bị vi phạm, đa số các dự án BOT không phải là xây dựng tuyến mới, chỉ là nâng cấp, cải tạo trên các tuyến đường hiện hữu, thậm chí nhiều dự án BOT được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo, buộc người dân không có sự lựa chọn ngoài miễn cưỡng trả tiền để sử dụng công trình BOT”, Chủ tịch Traserco phân tích.
Để giải quyết vấn đề này, ông Nguyễn Phi Thường cho rằng phải xác định được chỗ nào cần thiết có thêm một công trình BOT bên cạnh công trình đã có. Đây cũng là  bài toán khó, dễ bị lợi ích nhóm hoặc dự báo sai nên rất cần sự cam kết cho một công trình BOT làm cơ sở  xử lý trách nhiệm sau này.
Trạm BOT Biên Hòa gây bức xúc trong dư luận thời gian qua.
Thứ tư, chúng ta chưa có cơ chế chia sẻ, gánh vác rủi ro bình đẳng, công bằng và đủ chặt chẽ giữa 2 nhà đầu tư nhà nước, tư nhân tham gia dự án hợp tác công tư. Chẳng hạn, rủi ro tài chính bên nào cũng đều đang phải tự gánh một cách ấm ức những thứ rủi ro có trách nhiệm lớn của bên kia.
Về phía nhà nước, là chịu thay nhà đầu tư trách nhiệm từ các khoản nợ vay, khi nhà đầu tư huy động vốn cho dự án bằng vay thương mại từ ngân hàng nhưng nhà nước bảo lãnh để hưởng lãi suất ưu đãi, hoặc bằng vay lại từ khoản chính phủ vay trực tiếp ODA, hoặc bằng vay các ngân hàng nhà nước giữ chi phối…Về phía nhà đầu tư, là chịu thay nhà nước rủi ro biến động giá cả, tỷ giá, giải phóng mặt bằng chậm trễ…
Nhiều dự án BOT được quyền vay vốn của các ngân hàng do Nhà nước bảo lãnh để đầu tư với lãi suất ưu đãi, thực chất vẫn là đầu tư Nhà nước và nếu có lợi thì chủ đầu tư được hưởng, còn thua lỗ thì Nhà nước gánh chịu. Ví dụ, dự án BOT cầu Phú Mỹ; dự án BOT nâng cấp đường Huỳnh Tấn Phát quận 7; dự án BOT cầu Ông Thìn, Bình Chánh trả lại TP.HCM do nhà đầu tư lỗ.
Thứ năm, ông Nguyễn Phi Thường cho rằng với các dự án BOT giao thông, đang xảy ra sự rối loạn kiểm soát thu phí, thể hiện rõ nét ở hiện trạng bố trí các trạm thu phí, thời gian thu phí và mức phí thu gây bức xúc dư luận.
Các trạm thu phí ở khoảng cách dày đặc, thấp hơn quy định tối thiểu 70 km giữa 2 trạm. Báo cáo của Bộ GTVT cho biết trên hệ thống các tuyến quốc lộ, có tới 32 trên tổng số 88 trạm thu phí (36%) không đảm bảo khoảng cách tối thiểu 70km. Đoạn đường 105 km Hà Nội-Thái Bình, phải 4 lần trả phí qua trạm. Từ Đắc Nông đến Bến xe Miền Đông (TP Hồ Chí Minh) theo quốc lộ 13 và 14 khoảng 330 km, 8 trạm thu phí, trung bình 40 km/trạm.
Bên cạnh đó là trạm đặt nhầm chỗ, đường một nơi thu phí một nẻo như tuyến BOT Thái Nguyên-Chợ Mới thu phí cả trên tuyến quốc lộ 3 mới lẫn cũ Thái Nguyên-Bắc Cạn; BOT tuyến tránh TP Vinh nhưng thu phí qua cầu Bến Thủy; BOT đường Đức Trọng đến Đà Lạt thu phí ở Định Quán, Đồng Nai; BOT Phước Tượng - Phú Gia xây trạm ở thị trấn Lăng Cô...
Bộ Tài chính quy định mức phí cho từng dự án trong khi các nhà đầu tư luôn muốn được thu phí ở mức cao nhất nên dễ dẫn đến cơ chế xin - cho, phát sinh tiêu cực. Mặt khác, một số lượng không nhỏ các dự án BOT giao thông do chưa có cơ sở chắc chắn về lưu lượng và khả năng phát triển doanh thu từ công trình, nên thường có xu hướng thu phi ở mức cao, hoặc nhận định sai đối tượng sử dụng và đặt mức phí không chính xác với khả năng chịu đựng thực tế của người dùng.
Thứ sáu, suốt một thời gian dài chúng ta đã làm không tốt việc đấu thầu, lựa chọn nhà thầu ở nhóm các dự án BOT giao thông. Nếu không nói là đã có tiêu cực, khi quá nhiều trường hợp chỉ định thầu được thực hiện cho những nhà thầu năng lực rất kém, hoặc những liên danh theo kiểu “ông khỏe cõng ông yếu” (KTNN kiểm toán 28 dự án BOT thì 27 dự án là chỉ định thầu, còn 1 dự án là đấu thầu chỉ có 1 nhà đầu tư tham gia).
Thứ bảy, tính an toàn vốn, tín dụng cung cấp cho các dự án hợp tác công tư nói chung và dự án BOT nói riêng chưa được đảm bảo, gây áp lực ngược trút gánh nặng thua thiệt lên vai người sử dụng công trình.
Cụ thể, các dự án này hiện nay gây rủi ro cho các ngân hàng, tổ chức tín dụng ở cơ chế cho vay, khi năng lực tài chính của các nhà đầu tư rất yếu kém - phần lớn chỉ có 10-15% vốn tự có, còn lại phải đi vay. Vậy là, do áp lực trả nợ rất lớn, các chủ đầu tư muốn nhanh chóng thu hồi vốn để trả nợ, phí BOT, BT tăng cao và các trạm thu phí BOT mọc lên dày đặc và người dân lãnh đủ.
( Infonet)

Bê bối trong BOT, một loạt bộ ngành cùng chịu trách nhiệm

 - Ngoài Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính, những hạn chế, vi phạm của các dự án BOT còn có trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương và một số bộ ngành liên quan.
UB Thường vụ QH vừa gửi đến các ĐBQH báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT).
Báo cáo chỉ rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức để xảy ra hàng loạt vi phạm tại các dự án BOT trong thời gian qua.
BOT,dự án BOT,trạm thu phí BOT,Quốc hội
Trạm BOT Cai Lậy bị dân phản ứng vì đặt vị trí không nằm trong dự án đầu tư
Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính
UB Thường vụ QH cho rằng các cơ quan chức năng chưa chủ động tổng kết, đánh giá và kịp thời sửa đổi hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định pháp luật về đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, nhưng đã triển khai nhiều dự án trong một giai đoạn ngắn dẫn đến hạn chế tồn tại trong quản lý.
Bộ GTVT chịu trách nhiệm chính đối với những hạn chế, vi phạm của các dự án do Bộ quyết định đầu tư. Cụ thể, thực hiện chưa đúng quy định về xây dựng và công bố danh mục dự án đầu tư; quyết định đầu tư, phương án thu phí một số chưa hợp lý; lựa chọn nhà đầu tư chưa chặt chẽ,...).
Cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương chịu trách nhiệm về những hạn chế, vi phạm do địa phương quyết định đầu tư và việc chưa thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của người dân trong việc lựa chọn dự án, thỏa thuận vị trí đặt trạm thu phí, bảo đảm an ninh trật tự, giải phóng mặt bằng chậm.
Bộ Tài chính liên quan đến việc ban hành thông tư thu phí chưa hợp lý, giá, vị trí đặt trạm và giám sát còn thiếu chặt chẽ.
Bộ KH-ĐT không kịp thời phát hiện những bất cập trong quá trình thẩm định cấp giấy chứng nhận, chậm ban hành thông tư hướng dẫn, cũng như chưa đánh giá hết tác động đối với quy định khuyến khích đầu tư cải tạo nâng cấp các công trình hiện hữu.
Bộ Xây dựng chậm rà soát, sửa đổi ban hành hệ thống đơn giá, định mức và các quy định quản lý chất lượng, chi phí đối với các dự án BOT.
Bộ TN&MT chưa kịp thời rà soát văn bản liên quan đến chính sách, phương án đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Ngoài ra, UB Thường vụ cũng chỉ rõ, các ngân hàng thương mại cho vay dự án giao thông BOT chịu trách nhiệm trong việc chưa thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng.
Còn nhà đầu tư chịu trách nhiệm về việc huy động vốn chủ sở hữu không đúng so với quy định; phê duyệt thiết kế, dự toán không đúng; đấu thầu lựa chọn nhà thầu không theo quy định; chọn nhà thầu chưa đáp ứng năng lực theo yêu cầu; thi công không bảo đảm chất lượng...
Các tổ chức tư vấn cũng phải chịu trách nhiệm về những tồn tại sai sót trong lập dự án đầu tư, tổng mức đầu tư, thiết kế kỹ thuật, dự toán công trình, giám sát chất lượng.
Kiểm điểm nghiêm túc 
Từ kết quả trên nhận thấy, chủ trương huy động nguồn lực xã hội trong đó chú trọng hình thức hợp đồng BOT là đúng đắn và cần tiếp tục triển khai thực hiện.
UB Thường vụ QH đề nghị Chính phủ tập trung thực hiện hàng loạt nhiệm vụ và giải pháp, trong đó có việc triển khai các phương án xử lý kịp thời những tồn tại, yếu kém và kiểm điểm nghiêm túc trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân để xảy ra khuyết điểm, vi phạm. Tổng hợp kết quả báo cáo UB Thường vụ QH, QH vào kỳ họp cuối năm 2018.
Những hạn chế, bất cập trong nhiều dự án BOT:
Một là, việc triển khai các chiến lược, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng chưa có nguyên tắc và thứ tự ưu tiên đầu tư, trong đó có nhiều dự án giao thông BOT là dự án cải tạo, nâng cấp được lập trên các tuyến đường huyết mạch, độc đạo.
Hai là, công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án còn bất cập ảnh hưởng đến việc tính tổng mức đầu tư. Một số dự án phê duyệt cải tạo đường cũ và xây dựng đường mới thành một, sau đó đặt trạm thu phí trên tuyến đường cũ là chưa hợp lý, như BOT Cai Lậy.
Ba là, việc lựa chọn nhà đầu tư còn nhiều bất cập, năng lực còn hạn chế. Thực tế hầu hết các dự án giao thông vừa qua đều được chỉ định thầu, làm hạn chế tính cạnh tranh, giảm hiệu quả đầu tư.
Bốn là, công tác thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán chưa chặt chẽ theo quy định pháp luật
Năm là, công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu của nhà đầu tư, thi công, nghiệm thu còn sai sót.
Sáu là, việc xác định phương án tài chính chưa hợp lý hoặc chưa đúng quy định của pháp luật.
Bảy là, nguồn vốn đầu tư chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng, một số ngân hàng, chi nhánh chưa thực hiện đúng quy định về tín dụng.
Tám là, công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, thực hiện chưa đồng bộ, triệt để gây nhiều khó khăn trong quá trình thi công.
Chín là, nhiều dự án chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu, việc quản lý chất lượng công trình bị buông lỏng. Người dân vẫn phải trả phí cho một số đoạn đường BOT xuống cấp sau một thời gian ngắn đưa vào vận hành khai khác.
Mười là, công tác thu phí (giá) sử dụng dịch vụ còn nhiều bất cập. Điển hình như tình trạng trạm thu phí đặt ngoài phạm vi dự án; khoảng cách giữa các trạm thu phí dưới 70 km.
Mười một là, là công tác quyết toán còn khó khăn, kéo dài, với đó là cơ sở dữ liệu và công tác truyền thông, công khai thông tin chưa được quan tâm đúng mức.
Thượng tá Võ Đình Thường không biết con gái đầu tư vào BOT Biên Hòa?

Thượng tá Võ Đình Thường không biết con gái đầu tư vào BOT Biên Hòa?

Bà Võ Minh Thùy, con gái thượng tá Võ Đình Thường, Phó phòng CSGT Đồng Nai được xác định là cổ đông chiến lược tại công ty CP ĐTPT Cường Thuận IDICO, chủ đầu tư dự án trạm thu phí BOT Biên Hòa.
TP.HCM: Lạ lùng họp báo BT, BOT chỉ diễn ra 5 phút

TP.HCM: Lạ lùng họp báo BT, BOT chỉ diễn ra 5 phút

Buổi họp báo của UBND TP.HCM về vấn đề BT, BOT chỉ diễn ra trong vòng 5 phút, khiến nhiều phóng viên ngỡ ngàng, các câu hỏi không được lãnh đạo TP trả lời.
Ngăn chặn ‘tay không bắt giặc' trong BOT

Ngăn chặn ‘tay không bắt giặc' trong BOT

Chủ nhiệm UB Kiểm tra TƯ Trần Quốc Vượng lưu ý ngăn chặn tình trạng lợi dụng “tay không bắt giặc” trong BOT.
Quốc lộ 1 tê liệt khi tài xế trả tiền lẻ qua trạm BOT Biên Hòa

Quốc lộ 1 tê liệt khi tài xế trả tiền lẻ qua trạm BOT Biên Hòa

Nhiều tài xế cho xe tới án ngữ 6 làn của trạm thu phí BOT Biên Hòa (Đồng Nai) khiến giao thông qua lại quốc lộ 1 bị ách tắc.
Nữ Phó giám đốc BOT Cần Thơ 'đối thoại' về giảm giá vé

Nữ Phó giám đốc BOT Cần Thơ 'đối thoại' về giảm giá vé

Nữ Phó giám đốc xinh đẹp BOT Cần Thơ –Phụng Hiệp đã có buổi làm việc với các nhà xe, doanh nghiệp.
Dẹp ngay suy nghĩ nhập nhèm, ăn chênh lệch phí BOT

Dẹp ngay suy nghĩ nhập nhèm, ăn chênh lệch phí BOT

Nhà đầu tư BOT phải dẹp ngay suy nghĩ không áp dụng thu phí không dừng để nhập nhèm, ăn chênh lệch.
Thu Hằng

    TỔNG THỐNG TRUMP DÙNG 25.000 USD TIỀN CÁ NHÂN TẶNG QUÂN NHÂN MỸ TỬ TRẬN Ở APGANIXTAN

    Gia đình người lính tử trận nghẹn lời khi nhận được tờ séc 25.000 USD từ TT Trump








    Gia đình người quân nhân Mỹ tử trận đã nhận được món quà 25.000 USD theo đúng như lời hứa cách đây vài tháng của Tổng thống Trump.
    Binh sĩ Dillon Baldridge, 22 tuổi, bị một cảnh sát viên Afghanistan bị bắn chết hồi tháng 6 tại quận Achin trong một chiến dịch chung giữa Mỹ và Afghanistan ở Nangarhar.
    Tổng thống Trump đã gọi điện cho ông Chris Baldridge, cha của người lính tử trận sau đó vài tuần để chia buồn và hứa sẽ tặng đình ông 25.000 USD, đồng thời hứa chỉ thị cho nhân viên lập một trang gây quỹ cho gia đình ở trên mạng. Gia đình người quân nhân xấu số vô cùng ngạc nhiên và biết ơn trước đề nghị này.
    Tuy nhiên sự chậm trễ trong việc hoàn thành lời hứa đã khiến truyền thông nước Mỹ chú ý. Tờ Washington Post đã viết một bài báo “tố” tổng thống đương nhiệm thất hứa, khi vài tháng sau số tiền vẫn bặt vô âm tín.
    Tuy nhiên, ngày 18/10 vừa qua, tờ séc 25.000 USD và một bức thư của tổng thống đã được chuyển đến tận tay gia đình ông Chris Baldridge. Bà Jessie Baldridge, mẹ của người lính tử trận chia sẻ: “Chúng tôi đã nhận được một lá thư chia buồn từ ông ấy. Những lời lẽ thật đẹp. Chúng tôi rất cảm động và biết ơn, chúng tôi hứa sẽ sử dụng số tiền có ích“.
    Gia đình người lính đã nhận được ngân phiếu cá nhân trị giá 25,000$ đúng như lời hứa vài tháng trước trong cuộc điện của Tổng thống Trump
    Đối với những lời chỉ trích và hiểu lầm trước đó, bà Lindsay Walters, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc, nói: “Thật ghê sợ khi các phương tiện truyền thông đang biến tướng cái mà cần phải được công nhận là một cử chỉ rộng lượng và chân thành, thành những xuyên tạc ác ý“.
    Theo phát ngôn viên giải thích, tờ ngân phiếu bị chậm trễ gửi đi là do mọi liên hệ giữa tổng thống với công chúng thường phải qua một tiến trình liên quan đến nhiều cơ quan, đặc biệt là khi chuyển một ngân phiếu cá nhân.
    Thu Quỳnh
    Xem thêm:

    Thứ Ba, 24 tháng 10, 2017

    ĐƯA TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ CỦA MÌNH VÀO ĐIỀU LỆ-TẬP CẬN BÌNH CHÍNH THỨC “QUÂN PHIỆT HÓA” ĐẢNG CS TRUNG QUỐC; ‘Đại thanh lọc’ của Trung Quốc dưới thời ông Tập

    Phạm Viết Đào.
    Kết quả hình ảnh cho Tập Cận Bình duyệt binh



    Xem thêm bài liên quan của P.V.Đ:

    >


    Cho đến thời điểm hiện tại, các quốc gia theo đường lối cộng sản vẫn thường được luật hóa hoạt động của đảng lãnh đạo bằng 1 điều trong hiến pháp; Trong bản hiến pháp đó đã mặc định vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của đảng đối với hoạt động quản lý nhà nước bằng một điều luật.
    Điều luật về sự lãnh đạo này được thể chế bằng việc: Đảng đưa ra các chủ trương, chính sách, quyết sách; cử người của đảng vào các cương vị chủ chốt trong bộ máy nhà nước; Đảng kiểm tra giám sát các hoạt động của cán bộ của đảng…
    Các đảng cộng sản thường luật hóa hoạt động của đảng bằng 1 điều lệ và trong điều lệ đều xác định tôn chỉ, mục đích, cương lĩnh hoạt động và vũ trang bằng hệ tư tưởng Marx-Lenin…Chưa thấy có Đảng CS nào khi đã nắm quyền lãnh đạo nhà nước lại tuyên bố luôn cái quyền độc tôn sở hữu quyền cầm súng như Điều lệ Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 vừa bổ sung, sửa đổi…
    Theo dõi Đại hội Đảng CS Trung Quốc kỳ thứ 19, họp khai mạc ngày 18 và bế mạc ngày 24/10/2017, dư luận thế giới không thể không sửng sốt trước một thông tin có thế nói là kinh hoàng; Ngay cả Mao Trạch Đông và Tập Cận Bình cũng chưa dám ngang nhiên làm điều đó:
    Theo Tân Hoa Xã, nghị quyết của Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 cho 89 triệu đảng viên đã đưa tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo "tuyệt đối" của Đảng đối với lực lượng vũ trang vào Điều lệ Đảng.
    Nghị quyết nhấn mạnh, đảng Cộng sản Trung Quốc cần duy trì quyền lãnh đạo tuyệt đối với quân đội và các lực lượng vũ trang nhân dân khác, cũng như thực hiện tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình về tăng cường sức mạnh quân đội.
    Ngoài ra, Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc sửa đổi chỉ rõ Chủ tịch Quân ủy Trung ương sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, Quân ủy Trung ương sẽ phụ trách công tác Đảng và công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang…”

    (Bế mạc ĐH Đảng Trung Quốc: Đưa tư tưởng quân sự của ông Tập vào Điều lệ Đảng

    http://infonet.vn/be-mac-dh-dang-trung-quoc-dua-tu-tuong-quan-su-cua-ong-tap-vao-dieu-le-dang-post241580.info )

    Đại hội Đảng CS Trung Quốc lần thứ 19 không chỉ đưa và mặc định tư tưởng quân sự Tập Cận Bình vào điều lệ của Đảng CS Trung Quốc một cách chung chung; Điều lệ còn quy định rõ “tư tưởng quân sự của Tổng Bí thư Tập Cận Bình và quyền lãnh đạo "tuyệt đối" của Đảng đối với lực lượng vũ trang; Điều lệ Đảng Cộng sản Trung Quốc sửa đổi chỉ rõ Chủ tịch Quân ủy Trung ương sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm đối với hoạt động của cơ quan này. Bên cạnh đó, Quân ủy Trung ương sẽ phụ trách công tác Đảng và công tác chính trị trong các lực lượng vũ trang…”
    Với quy định này của Điều lệ Đảng CS Trung Quốc khóa 19, Đảng CS Trung Quốc không còn là một tổ chức chính trị, các nhà hoạt động chính trị theo chủ thuyết Marx-Lenin; Đảng CS Trung Quốc nghiễm nhiên là một “Đảng quân phiệt”, một đám quân phiệt thống lĩnh quyền chỉ huy điều hành, sử dụng vũ khí hạt nhân, tàu ngầm nguyên tử, tên lửa vượt đại châu và các chiến hạm viễn dương…và đội quân lên tới hàng triệu binh sĩ ở quốc gia 1,3 tỷ dân ?
    Với Điều lệ sửa đổi của Đại hội lần thứ 19, Đảng CS Trung Quốc chính thức tuyên bố: Toàn quyền dùng súng, lực lượng vũ trang để điều hành đất nước; Xây dựng XHCN mang màu sắc Trung Quốc; Thực hiện giấc mơ phục hưng đất nước Trung Hoa !
    Nếu đã thay đổi, bổ sung cái điều cốt tử đó vào điều lệ thì Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nên đổi tên thành "ĐẢNG CẦM SÚNG TRUNG QUỐC" để khỏi phải giải thích dài dòng...Các đảng viên của đảng ngoài kiên định chủ thuyết Marx-Lenin, không tự chuyển hóa, tự diễn biến, không tham ô, tham nhũng còn phải thêm tiêu chuẩn giỏi bắn súng...
    Với điều lệ sửa đối vừa mới được thông qua sáng nay cho thấy, thế giới đang đứng trước một sự thách thức, uy hiếp mới: Một tập đoàn quân phiệt Trung Hoa mang danh đảng CS, nhân danh nhà nước thể chế cộng hòa ?
    Với điều lệ sửa đổi này của Đại hội lần thứ 19, không chỉ thách thức với trật tự thế giới xưa nay thường bị phân tranh bởi các tập đoàn cá mập thì bây giờ thêm một đám quân phiệt mới ra lò nhân danh Đảng CS Trung Quốc? Với quy định này của điều lệ còn là một sự thách thức đối với quyền dân chủ của người dân Trung Hoa 1,3 tỷ người…
    Theo dõi cách tổ chức, sắp đặt, lựa chọn bộ máy nhân sự của Đảng CS Trung Quốc qua hình thức bầu chọn Ban lãnh đạo cao nhất của Đảng, Ban chấp hành TW qua thông tin báo chí cho thấy: Một tiểu ban do ông Tập Cận Bình đích thân làm Trưởng tiểu ban rà soát, xét duyệt, phê chuẩn đến từng nhân sự để đưa ra để Đại hội bầu chọn.
    Hãy đọc thông tin báo chí đưa về cách bầu cử của Đại hội Đảng CS Trung Quốc:
    Trong hai phiên họp chiều 22/10 và sáng 23/10, các đoàn dự Đại hội 19 đã chọn ra 222 ứng viên danh sách bầu Ban chấp hành trung ương. Hôm nay Đại hội 19 sẽ chọn ra 205 người từ danh sách này…”

    (Trung Quốc bế mạc Đại hội 19, ngày mai ban lãnh đạo mới sẽ ra mắt http://giaoduc.net.vn/Quoc-te/Trung-Quoc-be-mac-Dai-hoi-19-ngay-mai-ban-lanh-dao-moi-se-ra-mat-post180649.gd )

    Như vậy số dư cho cuộc bầu này là 204/222, tức 18 người bị loại, chiếm 0,03 %; Điều này có nghĩa: Ban chấp hành TW Đảng CS Trung Quốc khóa 19 thực chất là 1 ban chấp hành được chỉ định, áp đặt chứ không được bầu chọn dân chủ, công khai ngay trong nội bộ đảng; Người phê duyệt tối cao, cuối cùng là ông Tập Cận Bình ?

    Với 1 đại hội có tới  2.280 đại biểu mà cũng chỉ được làm cái nhiệm vụ bỏ phiếu thông qua, chỉ được quyền loại 18 ứng viên trong số 222 ứng viên do ông Tập Cận Bình phê chuẩn cho thấy sự tập quyền của người nắm sung cao độ tới mức nào ?

    Trong khi cả thế giới đang lo âu trước một đảng cs Trung Quốc được quân phiệt hóa ngạo mạn, tuyết đối, được quyền dùng súng điều hành nhà nước, xây dựng CNXH mang màu sắc Trung Quốc, giải quyết các quan hệ, tranh chấp đối ngoại…thì tại Việt Nam lại nghe thấy tiếng reo vui của một số kẻ hình như “ điếc không sợ súng”: ca ngợi thành công Đại hội 19 và ca ngợi Tập Cận Bình…

    Khó tin một đất nước với 1,3 tỷ dân với ngàn năm văn hiến như đất nước Trung Hoa từng chịu bao thảm cảnh " nồi da xáo thịt" ; Khó tin một thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc với nhau nhiều chiều kích lại có thể cho phép một tập đoàn quân phiệt nào đó, có được đại quyền làm mưa làm gió bất kỳ đâu trên hành tinh này !

    P.V.Đ.


    ‘Đại thanh lọc’ của Trung Quốc dưới thời ông Tập

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Feng Li/ Getty)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (Ảnh: Feng Li/ Getty)
    Từ khi nhậm chức vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tiến hành một chiến dịch chống tham nhũng mạnh tay, khiến hơn 1 triệu quan chức bị kỷ luật.
    Một nghiên cứu của BBC cho thấy hơn 170 quan chức từ cấp thứ trưởng trở lên đã bị bỏ tù dưới thời ông Tập. Những người này bị cáo buộc các tội như tham nhũng, có hành vi sai trái và vi phạm kỷ luật Đảng.
    BBC cho biết nhiều người tin rằng chiến dịch này là một cuộc thanh lọc nội bộ khổng lồ, chưa từng thấy kể từ thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông.

    Chiến dịch mở rộng đến mức nào?

    Sự khác biệt đáng chú ý nhất là việc phá vỡ nhiều quy ước không chính thức của Đảng kể từ thời Mao. Việc truy tố rất nhiều quan chức cấp quốc gia đã gây chú ý, vì hàng chục năm qua các quan chức về hưu thường được cho là đã “hạ cánh an toàn”.
    Nhưng trong 5 năm qua, 35 thành viên (chính thức và dự khuyết) của cơ quan quyền lực nhất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), Ủy ban Trung ương, đã bị kỷ luật. Con số này ngang với cả giai đoạn từ năm 1949-2012 (63 năm).
    Số quan chức Ủy ban Trung ương đảng bị hạ bệ trong 5 năm qua ngang với con số 63 năm từ 1949-2012 (Nguồn: BBC)

    Ai bị nhắm mục tiêu?

    Dựa trên số liệu chính thức, 1,34 triệu quan chức cấp cao và thấp (còn gọi là “hổ và ruồi”) đã bị hạ bệ do tham nhũng và vi phạm kỷ luật trong suốt 5 năm đầu làm Chủ tịch của ông Tập.
    Không có “ranh giới đỏ” nào được vạch ra, những người bị nhắm tới bao gồm từ các trưởng thôn và quản lý nhà máy đến các bộ trưởng của chính phủ và tướng lĩnh của quân đội.
    Cái gọi là “đại thanh lọc” nhắm thẳng vào những quan chức hàng đầu chính phủ. Quan chức cấp cao nhất bị hạ bệ cho đến nay từng là nhà lãnh đạo quyền uy hàng thứ ba đất nước, ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang). Ông này là người nắm trong tay cả bộ máy an ninh của cả đất nước rộng lớn cho đến khi ông nghỉ hưu.
    Ông Tôn Chính Tài (Sun Zhengcai), người bị sa thải khỏi vị trí Bí thư Trùng Khánh, chỉ là thành viên Bộ Chính trị thứ tư bị đuổi ra khỏi ĐCSTQ. Được thăng chức trước khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, ông Tôn, 54 tuổi, là thành viên trẻ nhất của Bộ Chính trị và đã được cho là người đứng đầu.
    Những vị trí cao nhất bị hạ bệ bởi chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập bao gồm 5 “con hổ lớn”: Chu Vĩnh Khang, Tôn Chính Tài, Từ Tài Hậu (Xu Caihou), Quách Bá Hùng (Guo Boxiong) và Lệnh Kế Hoạch (Ling Jihua).
    5 “con hổ lớn” bị chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập hạ bệ cho đến nay (Nguồn: BBC)
    • Chu Vĩnh Khang là quan chức cao cấp nhất bị hạ bệ cho đến nay. Cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2012, ông là nhà chính trị quyền uy thứ ba ở Trung Quốc. Vào năm 2015 ông bị tống giam vì hối lộ, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật nhà nước.
    • Bất ngờ bị bãi chức hồi tháng 7, ông Tôn Chính Tài là quan chức cao cấp nhất bị bắt trong chiến dịch của ông Tập. Tính đến nay, ông mới là ủy viên Bộ Chính trị đang tại nhiệm thứ tư bị đuổi ra khỏi Đảng.
    • Từ Tài Hậu là một trong số tướng lĩnh quân đội cao nhất cho đến khi ông nghỉ hưu vào năm 2013. Ông bị điều tra trong một cuộc điều tra “dùng tiền mua chức” và cuối cùng bị trục xuất khỏi đảng và bị truy tố. Ông chết vì ung thư vào năm 2015.
    • Quách Bá Hùng phục vụ bên cạnh họ Từ. Tháng 7/2016, ông trở thành quan chức quân sự cao cấp nhất bị truy tố kể từ khi kết thúc cuộc cách mạng năm 1949. Ông bị kết án tù chung thân vì tội hối lộ.
    • Lệnh Kế Hoạch là một cố vấn tin cẩn của cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng nhanh chóng bị hạ thấp dưới thời ông Tập. Sau vụ tai tiếng bắt đầu khi con trai ông qua đời trong một vụ tai nạn xe Ferrari, ông bị phạt tù vì tội hối lộ vào năm 2016.
    Những người này đều là các phụ tá đắc lực của cựu Tổng Bí thư Giang Trạch Dân trong một di họa tai tiếng mà ông Giang để lại từ năm 1999: Cuộc đàn áp nhằm loại bỏ Pháp Luân Công, môn khí công ôn hòa từng thu hút 70-100 triệu người Trung Quốc theo tập chỉ vài năm sau khi được giới thiệu ra công chúng. Khi chứng kiến sự ưa chuộng của người dân với môn khí công có số người tập vượt quá số lượng Đảng viên, ông Giang cảm thấy đố kỵ và ra lệnh đàn áp Pháp Luân Công trên toàn quốc.
    Gần 70% số thành viên Ủy ban Trung ương của ĐCSTQ sẽ được thay thế bằng khuôn mặt mới tại đại hội vừa kết thúc ngày 24/10, tuy nhiên phần lớn trường hợp không phải do cáo buộc tham nhũng hoặc các vi phạm khác, mà do quy định về việc nghỉ hưu ở tuổi 68.

    Quân đội có được “miễn tử kim bài”?

    Dưới thời ông Tập, không có khu vực nào được tái cấu trúc triệt để hơn quân đội, nơi ông nhanh chóng thiết lập việc tái tổ chức và hiện đại hóa toàn diện.
    Hơn 60 vị tướng đã bị điều tra và sa thải trong nỗ lực cải tổ kiểu phương Tây và khuyến khích các sĩ quan trẻ tuổi lên vị trí hàng đầu.
    Ngay cả khi các đại biểu bắt đầu tập trung ở Bắc Kinh cho Đại hội Đảng, tốc độ của chiến dịch cũng không có thấy dấu hiệu chậm lại. 2 vị tướng hàng đầu là Phòng Phong Huy (Fang Fenghui) và Trương Dương (Zhang Yang) đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng từ tháng trước, và một loạt cuộc điều tra cấp cao mới cũng được công bố.

    Mục tiêu của ông Tập?

    Đại hội 5 năm ở Bắc Kinh dự kiến ​​ông Tập vẫn giữ chức Tổng Bí thư đảng và đưa vào một đội ngũ lãnh đạo mới, giúp bảo vệ quyền lực hiện hữu của ông.
    Nếu mọi thứ như kế hoạch, ông Tập có thể đưa nhiều người trung thành của mình vào các vị trí chủ chốt. Kể từ khi ông nhậm chức, một số đồng minh của ông đã được thăng cấp. 5 đồng minh thân cận của ông Tập được thăng tiến mạnh mẽ gồm: Lịch Chiến Thư (Li Zhanshu), Trần Mẫn Nhĩ (Chen Min’er), Thái Kỳ (Cai Qi), Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) và Lưu Hạc (Liu He).
    5 đồng minh thân cận của ông Tập được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến dịch đả hổ diệt ruồi (Nguồn: BBC)
    • Lịch Chiến Thư là người đứng đầu đảng tại một huyện gần nơi ông Tập công tác trong những ngày đầu của sự nghiệp quan trường. Vào năm 2015, ông Lịch đã đến thăm Moscow với tư cách là “đại diện đặc biệt của ông Tập”. Ông Lịch đóng một vai trò hàng đầu trong việc duy trì mối quan hệ mạnh mẽ với Nga.
    • Trần Mẫn Nhĩ là một trong “Chi Giang tân quân” – nhóm các nhân vật cao cấp của ĐCSTQ, những người đã làm việc dưới thời ông Tập khi ông làm Bí thư Chiết Giang. Ông Trần đã thay thế ông Tôn Chính Tài – “mặt trời bị hạ bệ” ở Trùng Khánh.
    • Một trong những thành viên khác của “Chi Giang tân quân” là Thái Kỳ. Trước khi được điều chuyển tới thủ đô, blog nổi tiếng của ông Thái đã có hơn 10 triệu người theo dõi.
    • Được biết đến như trợ lý chính sách đối ngoại của ông Tập, ôngVương Hỗ Ninh đã được một tờ báo hàng đầu của Hàn Quốc gọi là “Kissinger của Trung Quốc”. Ông cũng từng cố vấn cho các cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân.
    • Ông Tập đã mô tả cố vấn kinh tế chính Lưu Hạc là “rất quan trọng đối với tôi” khi giới thiệu ông với cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama vào năm 2013. Ông Lưu có bằng Thạc sĩ quản trị công của Đại học Harvard.
    Nhân sự mới của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan ra quyết định hàng đầu của Trung Quốc, hiện có 7 ghế, sẽ cho thấy chính xác mức độ ông Tập trở nên mạnh mẽ như thế nào. Các thành viên của nó – và của Bộ Chính trị 25 chỗ – sẽ được tiết lộ vào ngày 25/10 sau khi Đại hội kết thúc.
    Hiện nay, theo tờ Nikkei, ngoại trừ ông Tập, các thành viên còn lại của Ủy ban Thường vụ gồm 3 người thuộc phe cánh của ông Giang, 1 người thuộc phe cánh ông Hồ và 1 người trung lập. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói ông Tập cùng với ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan), một đồng minh quan trọng trong công cuộc chống tham nhũng, đã sử dụng chiến dịch dọn sạch để giúp xác định vị trí lãnh đạo mới của Trung Quốc.

    Thông điệp thầm lặng

    Theo The Epoch Times, góc quay của đài truyền hình quốc gia trong việc tường thuật trực tiếp đại hội đảng đã hé lộ cho thấy ai mới thực sự là đối thủ của ông Tập. Theo đó, khi quay ông Tập cùng với 2 cựu chủ tịch đi vào hội trường trong buổi lễ khai mạc đại hội, góc quay của đài truyền hình luôn để gương mặt của ông Giang bị che khuất bởi ông Tập, trong khi gương mặt của ông Hồ Cẩm Đào được quay khá rõ.
    Ông Giang luôn bị ông Tập che khuất khi được đài truyền hình quốc gia tường thuật (Ảnh chụp màn hình qua YouTube/CCTV)
    Rồi khi ông Tập phát biểu về chiến dịch chống tham nhũng, rằng ông sẽ “không khoan nhượng” đối với các đảng viên tham nhũng, góc quay lại tập trung vào gương mặt của ông Giang. Sau đó, khi ông Tập nói “những gì mà mọi người và quần chúng chống lại, điều họ ghê tởm”, góc quay một lần nữa lại quay cận cảnh ông Giang. “Ý nghĩa cơ bản là quá rõ ràng đối với người xem Trung Quốc”, The Epoch Times viết.
    Khi ông Tập kết thúc bài phát biểu của mình, ông Giang bị ám chỉ thêm một lần nữa. Ông Tập đầu tiên quay sang để bắt tay với ông Hồ Cẩm Đào, cảnh quay hiện rõ cảnh đó. Nhưng khi ông Tập quay sang chỗ ông Giang đang ngồi, cảnh quay chỉ cho thấy cảnh ông Tập giơ tay ra và nhìn về phía ông Giang, nhưng không cho thấy cảnh họ bắt tay.
    Khi ông Tập quay sang ông Giang để bắt tay, gương mặt ông Giang lại bị che khuất (Ảnh chụp màn hình qua Youtube/CCTV)
    Trong cảnh quay tiếp theo, ông Tập Cận Bình và ông Hồ Cẩm Đào đang nói chuyện và mỉm cười, báo hiệu rằng họ đang ở cùng “một đội”. Trong khi đó, hoàn toàn không có cảnh quay ông Tập tương tác với ông Giang.
    “Thông điệp thầm lặng dường như là: Ông Tập và ông Giang vẫn đang ở giữa một cuộc chiến”, The Epoch Times viết.
    Ưu Đàm
    Xem thêm: