Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Thứ 5, 17:05, 26/10/2017

VOV.VN - Tổng Bí thư vừa ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Ngày 25/10/2017, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ký ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Sau đây là toàn văn Nghị quyết.
nghi quyet trung uong 6 ve tiep tuc doi moi sap xep to chuc bo may cua he thong chinh tri hinh 1
Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 6.
I- TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1- Tình hình
Trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiều chủ trương, nghị quyết, kết luận về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị cơ bản ổn định, phù hợp với Cương lĩnh và Hiến pháp; bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối; hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lắp...
Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, mạnh mẽ và đồng bộ; còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đạt kết quả thấp; tỉ lệ người phục vụ cao, nhất là ở khối văn phòng; số lãnh đạo cấp phó nhiều; việc bổ nhiệm cấp "hàm" ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý.
Cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả chưa cao; việc công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình còn hạn chế. Cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính chuyển biến chậm, không đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu. Tuy đã quan tâm đầu tư nhiều cho kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý nhưng hiệu quả tác động vào việc tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động và tinh giản biên chế chưa tương xứng.
Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước rất lớn, nhất là ở các đơn vị sự nghiệp công lập, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và ở thôn, tổ dân phố; chính sách tiền lương còn bất cập.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp uỷ cấp huyện chưa cụ thể hoá đầy đủ; thiếu quy định khung quy chế làm việc của cấp uỷ các cấp. Số lượng, cơ cấu, chất lượng cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ các cấp còn một số bất cập.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của không ít cấp uỷ, tổ chức đảng còn yếu, nhất là ở một số cơ sở và trong doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; việc quản lý đảng viên ở nhiều nơi thiếu chặt chẽ; công tác xây dựng tổ chức đảng, phát triển đảng viên ở một số địa bàn và trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước còn khó khăn. Nhiều trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không phải là đảng viên. Tổ chức, hoạt động của một số ban chỉ đạo và ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ có mặt còn bất cập.
Năng lực quản lý, điều hành và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một số cơ quan nhà nước cả ở Trung ương và địa phương còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương có lúc, có nơi thiếu chặt chẽ. Chưa phân định thật rõ tính đặc thù của chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo.
Các đơn vị hành chính địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn vị không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, nhất là cấp huyện, cấp xã. Số lượng, cơ cấu đại biểu dân cử chưa phù hợp, chất lượng còn hạn chế. Việc thành lập văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội cấp tỉnh làm phát sinh một số bất cập trong công tác cán bộ, quản lý cán bộ. Nhiều tổ chức phối hợp liên ngành, ban quản lý dự án trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả hoạt động chưa cao.
Tổ chức bộ máy, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới, một số nhiệm vụ còn trùng lắp, vẫn còn tình trạng "hành chính hoá", "công chức hoá". Cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức giữa các cấp và trong từng cơ quan chưa hợp lý; năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp cơ sở còn hạn chế.
Nội dung và phương thức hoạt động có lúc, có nơi chưa thiết thực, hiệu quả, thiếu sâu sát cơ sở. Cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội còn bất cập; một số quy định về tổ chức, hoạt động và cơ chế quản lý tài chính, tài sản đối với tổ chức công đoàn chưa phù hợp. Tổ chức hội quần chúng lập nhiều ở các cấp, nhưng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động chủ yếu vẫn dựa vào ngân sách nhà nước.
2- Nguyên nhân hạn chế, bất cập
Mô hình tổng thể về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa được hoàn thiện, một số bộ phận, lĩnh vực chưa phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Nhận thức, ý thức trách nhiệm của một số cấp uỷ, tổ chức đảng chưa đầy đủ, toàn diện về tầm quan trọng, tính cấp thiết và những yêu cầu đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, nhất là về những hạn chế, yếu kém đang tác động trực tiếp đến vai trò lãnh đạo, uy tín của Đảng và niềm tin của nhân dân.
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng, quy định của Nhà nước về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế thiếu kiên quyết, đồng bộ; còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, lợi ích cục bộ; tư tưởng bao cấp, tâm lý dựa dẫm, trông chờ vào Nhà nước còn khá phổ biến. Một số cấp uỷ, chính quyền, người đứng đầu ở các cấp chưa có quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động thiếu quyết liệt.
Công tác quản lý tổ chức bộ máy và biên chế chưa chặt chẽ và chưa tập trung thống nhất vào một đầu mối. Trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành vẫn quy định về tổ chức bộ máy, biên chế; một số văn bản pháp luật về tổ chức còn nội dung chưa phù hợp.
Cơ chế, chính sách khuyến khích việc sắp xếp tinh gọn tổ chức, biên chế chưa phù hợp, thiếu mạnh mẽ. Việc phân bổ kinh phí thường xuyên theo biên chế chưa gắn với kết quả và hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cơ quan, đơn vị là một trong những nguyên nhân làm tăng biên chế.
Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát thiếu thường xuyên; chưa xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu không hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; chưa có cơ chế đánh giá phù hợp và thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ.
Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu khoa học về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị chưa được coi trọng và chưa được tiến hành một cách căn cơ, bài bản, thiết thực; công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, khen thưởng chưa kịp thời.
II-QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
1- Quan điểm chỉ đạo
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và quyền làm chủ của nhân dân; bám sát Cương lĩnhHiến pháp, Điều lệ và các văn kiện của Đảng trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đặt trong tổng thể nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện đồng bộ với đổi mới kinh tế, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
- Giữ vững các nguyên tắc tổ chức, hoạt động và đề cao kỷ luật, kỷ cương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nghiêm túc thực hiện nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo việc đổi mới, sắp xếp và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của hệ thống chính trị. Bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của Trung ương, đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của từng cấp, từng ngành, từng địa phương; xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu.
- Bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển; gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế và cải cách chế độ tiền lương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút người có đức, có tài; bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp.
- Có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả. Lãnh đạo tập trung, thống nhất; thực hiện thường xuyên, liên tục, tích cực, mạnh mẽ, có trọng tâm, trọng điểm, có lộ trình, bước đi vững chắc, đáp ứng yêu cầu cả trước mắt và lâu dài.
Những việc đã rõ, cần thực hiện thì thực hiện ngay; những việc mới, chưa được quy định, hoặc những việc đã có quy định nhưng không còn phù hợp thì mạnh dạn chỉ đạo thực hiện thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, từng bước hoàn thiện, mở rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội; những việc chưa rõ, phức tạp, nhạy cảm, còn có ý kiến khác nhau thì tiếp tục nghiên cứu, tổng kết để có chủ trương, giải pháp phù hợp.
- Thực hiện nguyên tắc một cơ quan thực hiện nhiều việc và một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì thực hiện và chịu trách nhiệm chính. Mô hình và quy mô tổ chức bộ máy phải phù hợp với tính chất, đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
- Làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên về đổi mới, sắp xếp tổ chức, bộ máy, tinh giản biên chế; tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục, tạo sự thống nhất cao trong Đảng và sự đồng thuận trong xã hội, không để các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng xuyên tạc, chống phá, chia rẽ nội bộ.
2- Mục tiêu
Mục tiêu tổng quát:
Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; giảm chi thường xuyên và góp phần cải cách chính sách tiền lương.
Mục tiêu cụ thể:
- Đến năm 2021: (1) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, kiện toàn một số tổ chức và các đầu mối bên trong của từng tổ chức theo hướng giảm đầu mối, giảm tối đa cấp trung gian, giảm cấp phó. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện một số quy định liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị để kịp thời khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý; (2) Thực hiện thí điểm một số mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần làm rõ về lý luận và thực tiễn; (3) Sắp xếp thu gọn hợp lý các đơn vị hành chính cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn theo quy định về quy mô dân số, diện tích tự nhiên và giảm số lượng thôn, tổ dân phố; (4) Giảm tối thiểu 10% biên chế so với năm 2015.
- Từ năm 2021 đến năm 2030: (1) Hoàn thành việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới; giảm biên chế; (2) Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; (3) Tiếp tục cụ thể hoá, thể chế hoá chủ trương, nghị quyết, kết luận của Đảng về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; (4) Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; (5) Cơ bản hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.
- Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập từ nay đến năm 2030: Thực hiện có hiệu quả theo lộ trình, mục tiêu và nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 khoá XII về "Tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập".
III- NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
1- Nhiệm vụ, giải pháp chung đối với toàn bộ hệ thống chính trị
- Thực hiện Đảng thống nhất lãnh đạo xây dựng và quản lý tổ chức bộ máy, biên chế của toàn hệ thống chính trị, ở Trung ương trực tiếp là Bộ Chính trị, ở địa phương trực tiếp là ban thường vụ cấp uỷ cấp tỉnh.
- Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện và tổ chức thực hiện mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.
- Tập trung rà soát, sắp xếp, kiện toàn, tinh gọn đầu mối bên trong các tổ chức của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Kiên quyết giảm và không thành lập mới các tổ chức trung gian; giải thể hoặc sắp xếp lại các tổ chức hoạt động không hiệu quả. Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy không được tăng thêm đầu mối và biên chế; trường hợp đặc biệt cần tăng thêm đầu mối từ cấp vụ, cục hoặc tương đương trở lên phải có ý kiến của Bộ Chính trị.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, khắc phục tình trạng trùng lắp, chồng chéo để một tổ chức, một người có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức, một người chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Thực hiện tinh giản biên chế theo đúng mục tiêu đã đề ra. Quy định và quản lý chặt chẽ biên chế đối với các tổ chức trong hệ thống chính trị trên cơ sở phân loại tổ chức, tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức, viên chức và xác định vị trí việc làm một cách khoa học, sát thực tế.
Quy định số lượng biên chế tối thiểu được thành lập tổ chức, số lượng lãnh đạo cấp phó tối đa của một tổ chức phù hợp với đặc điểm của từng cấp, từng ngành, từng địa phương. Quy định cụ thể tiêu chuẩn, điều kiện, chính sách để giảm phạm vi, đối tượng bổ nhiệm cấp "hàm"; giảm tỉ lệ người phục vụ trong từng cơ quan, nhất là khối văn phòng.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tổ chức bộ máy của các cấp, các ngành, các địa phương, bảo đảm đồng bộ, thống nhất. Mạnh dạn thí điểm một số mô hình mới về thu gọn tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh để tinh gọn đầu mối, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; kịp thời sơ kết, tổng kết và mở rộng dần những mô hình phù hợp, hiệu quả.
- Xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, dân chủ trong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ và tuyển dụng công chức, viên chức để thu hút người thực sự có đức, có tài vào làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Tiến hành sơ kết, tổng kết và đổi mới việc thi tuyển, bổ nhiệm, sử dụng, đánh giá và thực hiện chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức, viên chức; đẩy mạnh cải cách tiền lương.
Thực hiện nghiêm chế độ miễn nhiệm, bãi nhiệm, từ chức, cho thôi việc hoặc thay thế kịp thời những người kém năng lực, phẩm chất đạo đức, không đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn của chức danh, không hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Thực hiện phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa cấp trên và cấp dưới, gắn quyền hạn với trách nhiệm; đồng thời, xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực chặt chẽ bằng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Khuyến khích sự năng động, sáng tạo và phát huy tính tích cực, chủ động của các cấp, các ngành, các địa phương trong việc xây dựng, kiện toàn tổ chức, tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể, sát thực để tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành các quy định về sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế trong hệ thống chính trị. Biểu dương, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân thực hiện có hiệu quả; xử lý nghiêm minh những tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy định, không đạt mục tiêu tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng để kiểm điểm, đánh giá, giới thiệu bầu cử, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ.
- Tiếp tục cải cách hành chính mạnh mẽ, ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin; đẩy mạnh xây dựng chính phủ điện tử, đô thị thông minh; tổng kết, đánh giá để có giải pháp sử dụng hiệu quả hạ tầng công nghệ thông tin, chống lãng phí, góp phần tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế. Đầu tư thoả đáng các nguồn lực cho công tác nghiên cứu khoa học về tổ chức bộ máy, công tác cán bộ của hệ thống chính trị. Nghiên cứu sửa đổi quy định và thực hiện việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên đối với các tổ chức, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, tạo sự thống nhất nhận thức và hành động trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Bố trí đủ nguồn lực và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những cán bộ, công chức, viên chức chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy. Cảnh giác và chủ động có các giải pháp ngăn chặn các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và phần tử xấu.
2- Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể
2.1- Đối với hệ thống tổ chức của Đảng
- Trung ương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của cấp uỷ cấp tỉnh, cấp uỷ cấp huyện và cụ thể hoá cho cấp cơ sở; quy định khung quy chế làm việc của cấp uỷ. Cấp uỷ căn cứ quy định khung và đặc điểm, tình hình cụ thể để xây dựng quy chế làm việc của cấp mình và hướng dẫn cấp uỷ cấp dưới trực tiếp xây dựng quy chế làm việc.
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, điều kiện, quy trình hợp lý để lựa chọn cấp uỷ viên, uỷ viên ban thường vụ cấp uỷ các cấp.
- Kết thúc hoạt động của các Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ. Tổ chức lại Đảng bộ Ngoài nước và Đảng bộ Bộ Ngoại giao theo hướng vừa bảo đảm quy định chung, vừa bảo đảm tính đặc thù nhằm tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng ở ngoài nước. Chuyển Văn phòng Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương về Ban Nội chính Trung ương và tổ chức lại cho phù hợp.
- Sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đổi mới cơ chế hoạt động của các ban bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ theo hướng chuyển giao cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ cho cơ sở y tế và sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp.
- Điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các đảng uỷ khối cơ quan theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy và tập trung vào một số nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Đối với các đảng uỷ khối doanh nghiệp, tiếp tục nghiên cứu, tổ chức lại cho phù hợp với điều kiện mới ở cả Trung ương, địa phương nhằm nâng cao tính thực chất và hiệu quả hoạt động.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của các loại hình tổ chức cơ sở đảng theo hướng tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở. Nhanh chóng khắc phục tình trạng thôn, tổ dân phố chưa có tổ chức đảng và sơ kết, đánh giá vai trò trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố không phải là đảng viên để có giải pháp phù hợp trong việc bố trí, giới thiệu đảng viên ứng cử.
- Nghiên cứu đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức đảng trong các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập để tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng và quản lý chặt chẽ đội ngũ đảng viên. Đẩy mạnh xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp ngoài nhà nước.
- Thực hiện thống nhất văn phòng cấp uỷ phục vụ chung các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp uỷ cấp tỉnh; trưởng ban tuyên giáo đồng thời là giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Cơ bản hợp nhất văn phòng cấp uỷ với văn phòng hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân cấp huyện ở những nơi có đủ điều kiện. Thí điểm việc kiêm nhiệm chức danh người đứng đầu hoặc hợp nhất một số cơ quan của Đảng và Nhà nước, cơ quan của Đảng và Mặt trận Tổ quốc có chức năng, nhiệm vụ tương đồng ở cấp tỉnh, cấp huyện những nơi có đủ điều kiện. Cơ bản thực hiện mô hình bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch hội đồng nhân dân các cấp; thực hiện bí thư cấp uỷ đồng thời là chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã ở những nơi có đủ điều kiện.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của cấp uỷ từ Trung ương đến địa phương.
2.2- Đối với hệ thống tổ chức của Nhà nước ở Trung ương
- Thực hiện tăng tỉ lệ đại biểu Quốc hội chuyên trách theo mục tiêu đã đề ra; nghiên cứu việc giảm hợp lý số lượng đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm công tác ở các cơ quan hành pháp. Quy định số lượng với tỉ lệ hợp lý giữa lãnh đạo, uỷ viên thường trực, uỷ viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc và các uỷ ban của Quốc hội theo hướng giảm số lượng cấp phó và uỷ viên thường trực. Sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bên trong của Văn phòng Quốc hội theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
- Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục thực hiện đổi mới, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tập trung vào quản lý vĩ mô, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, luật pháp, cơ chế, chính sách; nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành và hiệu quả tổ chức thực hiện; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành.
- Khẩn trương rà soát, cương quyết sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác giữa các bộ, ngành và các tổ chức trực thuộc các bộ, ngành; khắc phục triệt để sự trùng lắp, chồng chéo chức năng, nhiệm vụ để một tổ chức có thể đảm nhiệm nhiều việc, nhưng một việc chỉ do một tổ chức chủ trì và chịu trách nhiệm chính. Rà soát, sắp xếp theo hướng giảm các tổ chức phối hợp liên ngành, nhất là các tổ chức có bộ phận giúp việc chuyên trách.
- Các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ chủ động rà soát, sắp xếp, tinh gọn đầu mối bên trong, giảm cơ bản số lượng tổng cục, cục, vụ, phòng; không thành lập tổ chức mới, không thành lập phòng trong vụ, trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền quyết định. Giảm tối đa các ban quản lý dự án. Kiên quyết hợp nhất, sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập để thu gọn đầu mối, giảm biên chế; thực hiện cơ chế khoán kinh phí theo nhiệm vụ được giao và sản phẩm đầu ra. Chuyển một số nhiệm vụ và dịch vụ hành chính công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.
- Rà soát nhiệm vụ, quyền hạn để phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, hợp lý giữa Chính phủ với các bộ, ngành; giữa Chính phủ, các bộ, ngành với chính quyền địa phương để góp phần tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; phát huy tính chủ động, sáng tạo, đề cao tinh thần trách nhiệm của từng cấp, từng ngành gắn với cơ chế kiểm soát quyền lực. Rà soát, bổ sung, hoàn thiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; quy định rõ cơ chế phân cấp, uỷ quyền và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khi được phân cấp, uỷ quyền giữa các cấp chính quyền địa phương.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính gắn kết chặt chẽ với việc kiện toàn tổ chức, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, tinh giản biên chế của các bộ, ngành, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân.
- Đối với một số lĩnh vực được tổ chức theo ngành dọc, như: Thuế, hải quan, kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội... tiếp tục thực hiện sắp xếp tổ chức theo khu vực liên tỉnh hoặc liên huyện để thu gọn đầu mối, tinh giản biên chế. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng tổ chức bộ máy phù hợp với việc phân cấp ngân sách nhà nước, phát huy vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương và chủ động của ngân sách địa phương.
- Quân uỷ Trung ương, Đảng uỷ Công an Trung ương xây dựng đề án riêng rà soát, kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng quân đội, công an theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; bảo đảm tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang, phù hợp với quy định chung của hệ thống chính trị và tính đặc thù của từng lực lượng.
- Tiếp tục nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phạm vi quản lý đa ngành, đa lĩnh vực của một số bộ, ngành, nhất là những bộ, ngành có chức năng, nhiệm vụ tương đồng, trùng lắp để có giải pháp phù hợp và thực hiện kiện toàn, sắp xếp tổ chức, thu gọn đầu mối trong nhiệm kỳ tới, như: Ngành giao thông - xây dựng; tài chính - kế hoạch đầu tư; lĩnh vực dân tộc - tôn giáo…
- Tiếp tục nghiên cứu, từng bước sắp xếp thu gọn đầu mối cơ quan điều tra đáp ứng yêu cầu công tác điều tra hình sự, phòng, chống tội phạm và phù hợp với tổ chức, hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, toà án nhân dân theo tinh thần cải cách tư pháp.
Rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, phạm vi hoạt động, mối quan hệ công tác của Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan kiểm tra, thanh tra các cấp để không chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ.
2.3- Đối với chính quyền địa phương
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế xây dựng chính quyền địa phương theo hướng phân định rõ hơn tổ chức bộ máy chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; chủ động thí điểm ở những nơi có đủ điều kiện. Nghiên cứu, thực hiện giảm hợp lý số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp và giảm đại biểu Hội đồng nhân dân công tác ở các cơ quan quản lý nhà nước; giảm số lượng phó chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để thực hiện từ nhiệm kỳ 2021 - 2026.
- Quy định khung số lượng các cơ quan trực thuộc Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và khung số lượng cấp phó của các cơ quan này. Căn cứ điều kiện cụ thể, tiêu chí và quy định khung của Trung ương, cấp uỷ địa phương lãnh đạo việc sắp xếp, bố trí cho phù hợp. Rà soát, sắp xếp tổ chức bên trong của các sở, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, kiên quyết cắt giảm số lượng, sắp xếp lại phòng, chi cục, trung tâm, ban quản lý dự án và đơn vị sự nghiệp thuộc sở, ngành.
- Rà soát, điều chỉnh, sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động của chính quyền địa phương, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, chuyên nghiệp; tổ chức thực hiện có hiệu quả mô hình trung tâm phục vụ hành chính công, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ở các cấp.
- Sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cấp xã và quy định khung số lượng cán bộ, công chức cấp xã cho phù hợp theo hướng xác định rõ vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh, đặc thù của địa phương và bảo đảm giảm biên chế. Quy định và thực hiện nghiêm, thống nhất việc khoán chi phụ cấp cho người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố.
- Nghiên cứu ban hành quy định để thực hiện hợp nhất văn phòng Hội đồng nhân dân, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành một văn phòng tham mưu giúp việc chung.
- Từng bước sắp xếp, kiện toàn, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã chưa đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; khuyến khích sáp nhập, tăng quy mô các đơn vị hành chính các cấp ở những nơi có đủ điều kiện để nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tăng cường các nguồn lực của địa phương. Khẩn trương, cương quyết sắp xếp, sáp nhập các thôn, tổ dân phố không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định của Nhà nước.
2.4- Đối với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và hội quần chúng
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội gắn với đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo hướng tập trung cho cơ sở, gắn bó với đoàn viên, hội viên, từng bước khắc phục "hành chính hoá" hoạt động và "công chức hoá" cán bộ; tăng cường phối hợp công tác giữa Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội với các cơ quan, tổ chức có liên quan; tích cực tổ chức triển khai và nâng cao chất lượng giám sát, phản biện xã hội.
- Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh gọn đầu mối bên trong gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, mối quan hệ công tác của từng tổ chức; kiên quyết cắt giảm số lượng ban, phòng có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, chồng chéo, hoạt động kém hiệu quả; sắp xếp, tổ chức lại hoặc giải thể các đơn vị sự nghiệp hoạt động không hiệu quả.
Tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ chuyên trách các cấp, gắn với đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước và quản lý tài chính; nghiêm túc thực hiện việc khoán kinh phí để phát huy tính tích cực, chủ động và tự chủ, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Tăng cường sử dụng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên.
- Thực hiện thí điểm trưởng ban dân vận đồng thời là chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở cấp tỉnh, cấp huyện những nơi đủ điều kiện. Tổng kết mô hình cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc chung khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội cấp huyện; mở rộng thí điểm ở cấp tỉnh và thực hiện ở cấp huyện những nơi có đủ điều kiện.
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế; xây dựng tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động, quản lý, sử dụng hiệu quả tài sản của tổ chức công đoàn phù hợp với điều kiện mới. Rà soát, sửa đổi cơ chế quản lý tài chính, nguồn kinh phí công đoàn bảo đảm quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch và nâng cao hiệu quả.
- Quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội quần chúng; thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự bảo đảm kinh phí hoạt động và tuân thủ pháp luật; Nhà nước chỉ cấp kinh phí để thực hiện những nhiệm vụ do Đảng và Nhà nước giao. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố dưới sự chủ trì của Mặt trận Tổ quốc và bảo đảm sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý của chính quyền.
IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1- Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện, tổ chức quán triệt Nghị quyết, xác định rõ những việc cần làm ngay, những việc phải làm theo lộ trình, phân công cụ thể và thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
2- Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, khẩn trương thể chế hoá, cụ thể hoá các nội dung Nghị quyết, nhất là những việc cần phải làm ngay.
3- Các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, đảng đoàn, ban cán sự đảng, đảng uỷ trực thuộc Trung ương tổ chức học tập quán triệt, chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện Nghị quyết ở cấp mình.
4- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc triển khai và đề xuất định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết./.
Xuân Dần/VOV

Trung Quốc sẽ mạnh mẽ theo hướng nào?

26/10/2017 21:09 GMT+7

TTO - Việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố vị trí lãnh đạo trong nước là tín hiệu cho sự khởi đầu của một chương mới tại nước này, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhận xét.

Trung Quốc sẽ mạnh mẽ theo hướng nào? - Ảnh 1.Nga23y
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long - Ảnh: AFP
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 19 Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) vừa qua được xem như một cột mốc mới về vị thế của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trung Quốc khẳng định sẽ "mạnh mẽ"
Dư luận đã tập trung vào chi tiết "Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội mang đặc thù Trung Quốc trong thời đại mới" được đưa vào làm một phần trong nguyên tắc chỉ đạo hoạt động của đảng.
 Ngày 25-10, trong một phiên thảo luận tại Hội đồng Quan hệ quốc tế nhân chuyến thăm Mỹ, trả lời câu hỏi về việc liệu ông Tập Cận Bình sẽ thể hiện sức mạnh của Trung Quốc thế nào sau khi củng cố vị thế, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói: "Nếu nhìn vào khác biệt trong việc nhấn mạnh tầm quan trọng, đó là điều tự thân Trung Quốc đã nói lên rồi. Với ông Mao, Trung Quốc đứng dậy. Với ông Đặng, họ đạt được sự giàu có và bây giờ với ông Tập, họ mạnh mẽ. Vậy thì cái ‘mạnh mẽ’ ở đây là gì?".
Theo quan điểm của Thủ tướng Singapore, một "Trung Quốc mạnh mẽ" sẽ được thể hiện qua nhiều yếu tố.
Đầu tiên là việc Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu dài hơn ba tiếng tại Đại hội 19. Trong đó gợi mở việc Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ điều hành mạnh mẽ hơn, duy trì sự phát triển kinh tế, xem xét vấn đề môi trường và phúc lợi cho con người, đồng thời nhắc tới một lực lượng quân đội hùng mạnh.
Trung Quốc sẽ mạnh mẽ theo hướng nào? - Ảnh 2.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình - Ảnh: Reuters
Nhưng tất cả những gì ông Tập đã đề cập bên trên đều rất phổ biến, khi một cường quốc nói về thiên hướng phát triển của họ. Quan trọng là họ sẽ nhấn vào cái gì, mà đó là thứ cả thế giới muốn biết và chờ đợi.
Trả lời Tuổi Trẻ về việc vai trò mạnh mẽ của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ có ý nghĩa thế nào với chiến lược của Trung Quốc đối với các nước láng giềng, nhà nghiên cứu về Biển Đông, giáo sư Carl Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc nhận định Bắc Kinh sẽ hành động quyết đoán hơn.
"Ông Tập Cận Bình có quyền lực tối cao ở Trung Quốc trong 5 năm tới. Ông ta sẽ thúc đẩy Trung Quốc thành một cường quốc và sẽ phát triển Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) thành một lực lượng hạng nhất. Ông Tập sẽ không từ bỏ một inch nào trong lãnh thổ Trung Quốc và sẽ không để ai thách thức chủ quyền. Chúng ta có thể sẽ chứng kiến một Trung Quốc quyết đoán hơn ở Biển Đông và phản đối các hoạt động tự do hàng hải của Mỹ do Tổng thống Donald Trump chấp thuận" - giáo sư Thayer nói.
Trong lần viếng thăm Mỹ vừa qua, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng khẳng định thái độ của Mỹ với Trung Quốc sẽ quyết định nhiều mặt, không chỉ sự thịnh vượng chung, mà còn là hòa bình.
Theo giáo sư Thayer, ông Tập Cận Bình cũng sẽ tiếp tục tìm cách đưa Trung Quốc trở thành siêu cường thế giới về mọi mặt, từ kinh tế, quân sự, chính trị đến ngoại giao. Điều ấy được thể hiện qua sáng kiến Một vành đai, một con đường - chi tiết được đưa vào “Tư tưởng Tập Cận Bình”. Đây là công cụ để Trung Quốc "tái tạo trật tự thế giới mới".
Trong tiến trình ấy, ông Thayer cho biết Trung Quốc vẫn cố gắng làm việc cùng Mỹ, nhưng sẽ dần tiến tới việc xây dựng vị thế "Primus inter pares" - người đầu tiên trong số những người đồng cấp.
NHẬT ĐĂNG

Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo vĩ đại

Nguồn: Kishore Mahbubani & Klaus Schwab, “What Makes a Great Leader?”, Project Syndicate, 09/08/2017.
Biên dịch: Đậu Thế Hoàng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Cách đây không lâu, trong một bữa tối ở Singapore, chúng tôi đã cố xác định những phẩm chất nào sẽ giúp tạo nên một nhà lãnh đạo vĩ đại. Đối với Klaus, có năm yếu tố cốt lõi là trái tim, trí tuệ, sức khỏe, can đảm và tâm hồn. Còn với Kishore, lòng thương cảm, tính cẩn trọng và sự dũng cảm là cốt yếu, tương tự là khả năng xác định tài năng và hiểu được các vấn đề phức tạp. Phạm vi của sự trùng lặp giữa hai ý kiến nói lên được nhiều điều.
Việc hai danh sách trên đều bắt đầu với “trái tim” hoàn toàn không phải là tình cờ. Như lời Nelson Mandela và Mahatma Gandhi, một nhà lãnh đạo không thể trở nên vĩ đại mà không thể hiện sự cảm thông sâu sắc với đồng bào mình, một thái độ giúp tiếp lửa cho cuộc đấu tranh chống lại bất công mà những người dân đó đang phải đối mặt.
Các nhà lãnh đạo anh hùng như vậy dường như không xuất hiện trong các giai đoạn bình thường. Song giai đoạn hiện nay không hề bình thường. Trái lại, tình trạng bất bình đẳng chưa từng có tiền lệ ngày nay ở nhiều nơi trên thế giới chính là thứ bất công có thể thôi thúc sự trỗi dậy của những nhà lãnh đạo vĩ đại với lòng thương cảm dành cho tầng lớp dưới đáy xã hội. Thủ tướng Canada Justin Trudeau, vị lãnh đạo trẻ đang làm lan tỏa hi vọng trong thời điểm hiện nay, đắc cử một phần là nhờ việc ông cam kết hỗ trợ những người dân bình thường.
Kế đến là “trí tuệ”, khả năng sàng lọc từ khối lượng lớn thông tin mà chúng ta liên tục nhận được để đưa ra các quyết định khôn ngoan trong một thế giới thay đổi nhanh chóng và phức tạp. Ở đây, một số nhà lãnh đạo hiện nay đang bộc lộ rất nhiều tài năng đó.
Ví dụ, sự phát triển và tăng trưởng liên tục của nền kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ phản ánh thực tế rằng Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Narendra Modi đều hiểu rõ những thách thức và cơ hội xã hội và kinh tế đến từ cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư. Họ biết rằng, trong bối cảnh phức tạp này, đất nước họ cần phát triển các ngành công nghiệp mới năng động nhằm đưa nền kinh tế của nước mình dẫn đầu các tiến bộ về khoa học và công nghệ.
Việc sử dụng công nghệ mới một cách thông minh cũng góp phần giảm nghèo. Một tỷ người dân Ấn Độ đã đăng ký làm thẻ chứng minh nhân dân điện tử Aadhaar, và giờ họ có thể tiếp cận trực tiếp các phúc lợi mà không gặp bất cứ rào cản hành chính nào. Một tỷ người dân Trung Quốc đang sử dụng điện thoại thông minh để thanh toán trực tuyến nay đã có thể tiếp cận trực tiếp tất cả các loại sản phẩm tiêu dùng để nâng cao đời sống của mình.
Hiện vẫn chưa có ai có thể định lượng chính xác mức độ gia tăng thịnh vượng mà các tiến bộ công nghệ mang lại là bao nhiêu. Song sự lạc quan ở Trung Quốc và Ấn Độ đều đang gia tăng. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, 87% người dân Trung Quốc cảm thấy lạc quan về điều kiện kinh tế hiện nay của nước mình, trong đó có 82% tin rằng con cái họ sẽ khá giả hơn họ hiện nay. Tương tự, 83% người dân Ấn Độ cảm thấy lạc quan về nền kinh tế, và 76% trong số đó nghĩ rằng con cái họ sẽ dư giả hơn mình trong tương lai.
Phẩm chất quan trọng thứ ba của một nhà lãnh đạo vĩ đại là lòng dũng cảm – hay dũng khí theo cách gọi của Klaus. Làn sóng người tị nạn ở châu Âu, đặc biệt là những người tị nạn Syria trong năm 2015, đã dẫn tới sự bùng nổ của tư tưởng dân tuý, khi các nhà lãnh đạo chính trị gia tăng kêu gọi đóng cửa biên giới. Những lãnh đạo yếu sẽ chịu khuất phục trước áp lực, hoặc là sẽ đồng nhất luận điệu của mình với tư tưởng của các nhà dân tuý, hoặc là bị đè bẹp bởi các đối thủ hung hăng của họ.
Thủ tướng Đức Angela Merkel lại không giống vậy. Điển hình là việc bà thông qua việc tiếp nhận một triệu người tị nạn. Thoạt tiên, vị thế của bà trước cử tri – và thậm chí vị thế của nhiều thành viên trong đảng của bà – đã sụt giảm, tới mức nhiều người bắt đầu viết điếu văn chính trị cho bà. Song sự dũng cảm đáng nể của bà cuối cùng lại cho trái ngọt. Giờ đây bà được coi là một trong những vị lãnh đạo quyền lực nhất trong thời đại của chúng ta.
Với cách làm điềm tĩnh của riêng mình, Tổng thống Indonesia Joko “Jokowi” Widodo cũng cho thấy được lòng can đảm tương tự. Indonesia, giống như châu Âu, đang phải đương đầu với áp lực gia tăng từ các quan điểm ủng hộ chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa dân tuý vốn đang tìm cách thay thế năm nguyên tắc của lòng khoan dung – hay còn gọi là “Pancasila” – vốn là nền móng tư tưởng cho nhà nước Indonesia.
Việc bỏ tù cựu Thống đốc Jakarta Basuki Tjahaja Purnama, hay còn gọi là Ahok, đồng minh chính trị của Jokowi, vì tội phỉ báng Hồi giáo đã khiến áp lực ấy thêm trầm trọng. Tuy nhiên, Jokowi, giống như Merkel, vẫn tiếp tục đấu tranh chống lại những người theo chủ nghĩa cực đoan, thậm chí còn đặt nhóm cực đoan Hizb ut-Tahrir ra ngoài vòng pháp luật.
Dĩ nhiên, việc biến lòng dũng cảm thành chuyển biến tích cực đòi hỏi phải có sức mạnh – ảnh hưởng và thẩm quyền để hành động – điều cần tới sự hiểu biết sâu sắc về thực tế chính trị. Phẩm chất tinh tế như vậy đóng vai trò thiết yếu mang lại một sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hệ thống chính trị Ireland, khi một đất nước bảo thủ sâu sắc đã bầu Leo Varadkar, một người đồng tính gốc Ấn Độ, làm thủ tướng nước này.
Giáo hoàng Francis cho thấy cách kết hợp những phẩm chất này lại với nhau nhằm tạo nên một nhà lãnh đạo mạnh mẽ như thế nào. Sắc sảo, dũng cảm, đạo đức và trí tuệ là nền tảng củng cố cho nỗ lực của ông trong việc thay đổi vị thế và nhận thức về Giáo hội Công giáo La Mã trên thế giới.
Chẳng hạn, trong khi truyền thống cấm Giáo hoàng ủng hộ vấn đề đồng tính, Giáo hoàng Francis lại can đảm nói rằng: “Nếu một người đồng tính sẵn sàng tìm tới Chúa, tôi là ai mà có thể phán xét người đó?” Tương tự, Giáo hoàng Francis đã phá vỡ nguyên tắc truyền thống của Giáo hội khi đề xuất rằng những phụ nữ bị nhiễm virus Zirka vốn đang hoành hành nhiều nơi ở Mỹ La-tinh trong năm vừa qua có thể áp dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Nói rộng hơn, Giáo hoàng Francis đã cho thấy được sự dũng cảm và tầm vóc trí tuệ của mình khi ủng hộ một cấu trúc giáo hội phi tập trung hơn, đồng thời mong đợi một giáo hội bao trùm, là “mái ấm cho tất cả mọi người.” Trong một động thái khôn ngoan khác, ông đã từ từ thay máu một số các chức sắc tại Vatican thay vì thay đổi tất cả cùng một lúc.
Giáo hoàng Francis còn sở hữu một thứ mà Klaus gọi là linh hồn của một nhà lãnh đạo. Đa phần các lãnh đạo không thể cưỡng lại những cám dỗ hấp dẫn khi tại nhiệm, lúc này hay lúc khác. Song Giáo hoàng vẫn tiếp tục sống một cuộc sống đơn giản và khoáng đạt mà không cần những thứ tài sản vốn gắn liền với vị trí lãnh đạo, thậm chí ngay cả trong phạm vi tôn giáo.
Trong một thế giới đang thay đổi với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết, chúng ta cần tìm kiếm những nhà lãnh đạo sẵn sàng bảo vệ và phục vụ những lợi ích của người dân mà họ đại diện. Điều này không chỉ có nghĩa là cần chỉ trích các khuyết điểm của những lãnh đạo yếu kém, mà còn cần nêu bật sự thành công của những nhà lãnh đạo vĩ đại. Họ có thể hiếm gặp, nhưng vẫn hiện hữu , và chúng ta nên tôn vinh những con người này.
Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu tại Đại học Quốc gia Singapore, là đồng tác giả với Jeffery của cuốn sách The ASEAN Miracle: A Catalyst for Peace. Ông được bình chọn là một trong 50 nhà tư tưởng hàng đầu thế giới năm 2014 bởi tạp chí Prospect.
Klaus Schwab là nhà sáng lập và Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, là tác giả cuốn The Fourth Industrial Revolution.
Copyright: Project Syndicate 2017 – What Makes a Great Leader?

Kiến trúc sư của ‘‘tư tưởng Tập Cận Bình’’ bước ra sân khấu

Trọng Thành

mediaNhà lý luận của đảng Cộng Sản Trung Quốc Vương Hộ Ninh (Wang Huning). Ảnh chụp tại kỳ họp Quốc Hội Trung Quốc, ngày 08/03/2017.REUTERS/Jason Lee

Xem thêm bài của Phạm Viết Đào:

>Tập Cận Bình- Vương Hộ Ninh sao chép “chủ thuyết ... - Phạm Viết Đào

https://nvphamvietdao5.blogspot.com/.../tap-can-binh-vuong-ho-ninh-sao-chep-chu.h...
Tại Đại hội 19 đảng Cộng Sản (CS) Trung Quốc vừa diễn ra, công chúng dường như đang chứng kiến một « thời đại mới » của nước Trung Hoa đang mở ra, với sự lên ngôi của « tư tưởng » Tập Cận Bình, người từ giờ thâu tóm mọi quyền lực trong tay, chấm dứt thời kỳ quyền lực được chia năm sẻ bảy. Tuy nhiên, theo nhiều nhà quan sát, viễn cảnh « thời đại mới » mà ông Tập Cận Bình chủ trương trên thực tế chỉ là một giai đoạn tiếp nối của chế độ « chuyên quyền/độc tài » của Trung Quốc trong kỷ nguyên toàn cầu hóa. Kiến trúc sư của ý thức hệ chính trị này, người được mệnh danh là « Kissinger Trung Quốc », vừa trở thành một trong 7 thành viên thường vụ Bộ Chính Trị đảng CS, cơ quan quyền lực tối cao tại Trung Quốc, cũng là một « quốc sư » của hai đời lãnh đạo tiền nhiệm.










Trang quốc tế, báo Le Monde hôm nay, 26/10/2017, có bài « Vương Hộ Ninh, quân sư của chế độ, bước ra sân khấu ». Nội dung chính của bài viết được chắt lọc từ một bài nghiên cứu mới đây của nhà Trung Quốc học Jude Blanchette, mang tựa đề « Giấc mơ chuyên quyền mới của Vương Hộ Ninh ».
Đến với Giang Trạch Dân từ năm 1995
Giáo sư Vương Hộ Ninh (Wang Huning) đã được lãnh đạo Giang Trạch Dân (Jiang Zemin) đưa lên Bắc Kinh từ năm 1995, khi ông còn là trưởng khoa luật Đại học Phục Đán (Fudan), ở Thượng Hải. Vào thời điểm đó, ông Vương đã là một học giả trẻ, thành đạt, tác giả của cả chục cuốn sách. Học giả tứ tuần này cũng là người quyết liệt chống lại « nạn tham nhũng trên thượng tầng chế độ », được coi là mối đe dọa đối với sự tồn vong của đảng CS Trung Quốc (sau hai biến cố chấn động Thiên An Môn 1989 và Liên Xô sụp đổ 1991).
Vương Hộ Ninh được bổ nhiệm phụ trách ban nghiên cứu chính trị của Trung tâm nghiên cứu chính sách trung ương, cơ quan tư vấn của ban lãnh đạo đảng CS Trung Quốc. Năm 2002, giáo sư Vương Hộ Ninh trở thành ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CS. Tên tuổi của giáo sư Vương gắn liền với các quan điểm mới trong cương lĩnh của đảng CS Trung Quốc, như thuyết « Ba Đại Diện » (2002) thời Giang Trạch Dân, quan điểm « Phát Triển Khoa Học » (2007) thời Hồ Cẩm Đào, và giờ đây là « Giấc mộng Trung Hoa » của Tập Cận Bình.
Ông Vương Hộ Ninh từng theo học tiếng Pháp, ngôn ngữ mà ông thành thạo, trước khi được đào tạo về chính trị quốc tế và luật. Sau khi trở thành giáo sư, ông đã có nhiều chuyến công du Hoa Kỳ, với tư cách nhà nghiên cứu, trong những năm 1980. Chính trong các chuyến đi này, Vương Hộ Ninh rút ra một nhận xét : Washington là đối thủ lớn nhất của Trung Quốc. Năm 1991, ông Vương xuất bản cuốn sách « Nước Mỹ chống lại nước Mỹ », nhằm lý giải sức mạnh cùng các nhược điểm của siêu cường số một thế giới.
Kinh nghiệm Mỹ và « con đường phục hưng »
Vào thời điểm đó, giáo sư Vương khẳng định nghĩa vụ của một trí thức Trung Quốc là hiểu được vì sao một nền văn minh Trung Hoa hơn 2000 năm tuổi có thể suy tàn, trong lúc một quốc gia trẻ như Hoa Kỳ, với lịch sử 200 năm, lại có thể vươn mình thành cường quốc đứng đầu thế giới. Vương Hộ Ninh nhấn mạnh là mọi trí thức Trung Quốc « phải làm điều này », vì « đây là một phương tiện để hiểu rõ hơn thế giới và chính mình, để tìm kiếm con đường làm Trung Quốc trở nên hùng mạnh và thịnh vượng ». Đây chính là những cơ sở đầu tiên cho chủ trương « phục hưng Trung Quốc » của « tổng bí thư Tập ».
Những năm 1980 cũng là thời gian mà Vương Hộ Ninh quan tâm đến hệ thống pháp luật. Trong một bài viết năm 1986, giáo sư chính trị Đại học Thượng Hải giải thích sở dĩ Cách Mạng Văn Hóa gây ra nhiều hậu quả, là do « không có sự phân chia quyền lực, giữa công an, công tố và tòa án ». Một quan điểm như vậy rất được chia sẻ trong giai đoạn mở cửa chính trị ngắn ngủi này.
Tuy nhiên, ngay sau đó, giáo sư Vương Hộ Ninh đã trở thành một trong những trí thức tiêu biểu ủng hộ cho một « quyền lực tập trung mạnh », « phân phối hiệu quả các nguồn lực », đồng thời « thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ». Các tư tưởng nói trên được thể hiện trong một bài viết trên tạp chí của Đại học Phục Đán, tháng 3/1988, mang tựa đề « Phân tích về các hình thức cầm quyền trong quá trình hiện đại hóa ». Vương Hộ Ninh trở thành một đại diện cho trường phái tư tưởng chính trị « chuyên quyền mới » (néo-autoritarisme).
Nàng « tự do » và chàng « chuyên chế »
Nhà Trung Quốc học Jude Blanchette, trong bài viết « Giấc mơ chuyên quyền mới của Vương Hộ Ninh », nhấn mạnh là cần phải nắm được lý thuyết chính trị nói trên để hiểu được « giai đoạn siêu bảo thủ hiện nay tại Trung Quốc ».
Theo Jude Blanchette, học thuyết chuyên quyền mới có điểm chung là chủ trương « ổn định chính trị » là điều kiện trước hết cho sự phát triển kinh tế, và những vấn đề khác, như dân chủ và tự do cá nhân sẽ đến sau, khi các điều kiện được hội đủ. Một trong những cộng sự nỗ lực củng cố tư tưởng « chuyên quyền mới », cùng với Vương Hộ Ninh, là kinh tế gia Ngô Giá Tường (Wu Jiaxiang).
Nhà nghiên cứu của Trung Ương đảng CS Trung Quốc biện minh cho giai đoạn chuyên quyền mới trong thời kỳ kinh tế mở cửa, với hình ảnh ví von như sau. Trước khi chàng « dân chủ » và nàng « tự do » « kết hôn » được với nhau, có một thời kỳ gần gũi giữa nàng « tự do » và chàng « chuyên chế ». Nếu như « dân chủ » và « tự do » sẽ có suốt cả một đời chung sống, thì có thể coi anh chàng « chuyên chế » là tình nhân của nàng « tự do » trước cuộc hôn thú chính thức.
Quan điểm của một bộ phận nhóm chuyên quyền mới nhìn chung tóm lại là : nếu không có «trật tự xã hội », thì không thể có được « tự do và dân chủ ». Trường phái « chuyên quyền mới » Trung Quốc coi các con hổ châu Á thành công trong cuộc hiện đại hóa mới đây, như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông, là các kinh nghiệm sống, cho thấy hiện đại hóa kinh tế « đòi hỏi (hoặc ít nhất cùng tồn tại với) một hệ thống chính trị quyết đoán ». Theo họ, một giai đoạn chuyên quyền như vậy « không phải là quay lui về quá khứ », mà đây chỉ là « một giai đoạn chuyển tiếp », trong đó giới tinh hoa có nghĩa vụ dẫn dắt dân chúng tiến lên.
Một lý thuyết từng bị gạt sang lề
Nhà Trung Quốc học Jude Blanchette điểm lại là quan điểm « chuyên quyền mới » đã từng được hưởng ứng sôi nổi tại Trung Quốc vào cuối những năm 1980, đặc biệt vào thời điểm trước cuộc thảm sát Thiên An Môn, tháng 6/1989, trong bối cảnh cải cách kinh tế diễn ra quá nhanh chóng khiến đảng CS mất khả năng kiểm soát. Xử lý thế nào mâu thuẫn giữa xu hướng phân quyền không thể tránh khỏi và đòi hỏi duy trì ổn định trên quy mô toàn quốc là một thách thức không có lời giải vào thời điểm đó.
Vào tháng 3 năm đó, Triệu Tử Dương, tổng bí thư đảng CS Trung Quốc vào thời điểm đó hỏi ý Đặng Tiểu Bình : « Hiện nay tại các nước ngoài, có một lý thuyết về chuyên quyền mới, một số nhóm lý luận trong nước cũng đang thảo luận về vấn đề này ». Lãnh đạo họ Đặng, người nắm quyền thực sự lúc đó, đáp : « Đây cũng là ý tôi ».
Sau cuộc thảm sát Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị thanh trừng, học thuyết « chuyên quyền mới » bị dẹp, mọi nhắc gợi đến một hệ thống chính trị dân chủ hơn sau thời « chuyển tiếp được cai trị với bàn tay sắt » đều bị gạt bỏ, Trung Quốc bước vào thời kỳ « tân bảo thủ » trong những năm 1990, đổ xô về với những gì được coi là cội rễ dân tộc.
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu Jude Blanchette, cả hai quan điểm chính trị « chuyên quyền mới » và « tân bảo thủ » đều tiếp tục phát triển song hành trong nhiệm kỳ 5 năm đầu tiên của ông Tập Cận Bình (2012-2017).
Giáo sư Vương làm gì khi « ổn định » đã có ?
Bài phân tích khép lại với nhận xét : Từ hơn 20 năm nay, kể từ khi về trung ương, giáo sư Vương Hộ Ninh không còn viết thêm gì về « thuyết chuyên quyền mới », tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu có cần viết gì nữa không, khi giờ đây « trật tự và ổn định đã khải hoàn » và tuy « bầu trời vẫn ở trên cao, nhưng Hoàng đế đã gần hơn bao giờ hết (*) » ?
Điều đó có thể được hiểu là giờ đây khi các điều kiện ổn định đã hội đủ, liệu ông Vương có tiếp tục giấc mơ chuyển tiếp từ chuyên chế sang dân chủ, chưa hoàn thiện năm nào ? Hay « thuyết chuyên quyền mới » mà ông từng chủ trương rút cục cũng chỉ là một phương thức hiện đại và hấp dẫn, để biện minh cho truyền thống cai trị độc đoán ngàn năm của đế chế Trung Hoa ?
----
(*) Theo nhà Trung Quốc học Jude Blanchette, một cảm nhận phổ biến của người Trung Hoa, tương truyền có từ thời nhà Nguyên (thế kỷ 13-14), « Hoàng đế xa như Trời cao » (Thiên cao, Hoàng đế viễn). Sau giai đoạn « hỗn loạn » Cách Mạng Văn Hóa, do Mao khởi xướng (kéo dài từ năm 1966 đến giữa những năm 1970), nhiều người Trung Quốc, trong đó có giáo sư Vương Hộ Ninh, càng thấm thía điều này, càng « kiên quyết tìm cách kéo Hoàng đế (tức lãnh đạo tối cao) về thật gần ». Một ám ảnh khác xuyên suốt thời kỳ dạy học và nghiên cứu của giáo sư Vương là tình trạng chính quyền trung ương phó thác hoàn toàn quyền lực cho nhiều thủ lĩnh địa phương, trong giai đoạn mở cửa kinh tế « hậu Mao », được coi là một nguồn hỗn loạn khác.