Chủ Nhật, 18 tháng 2, 2018

Số phận " Bản kiến nghị 5 điểm" về cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược 1979-1988 và "những người ký" ( Phần 1)

Phạm Viết Đào.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, trên sân khấu, đang đứng, giày và ngoài trời

Tháng 4/2012, thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 

Nghị định số 23/2012/NĐ-CP, một Nghị định đã góp phần ghi công và đền đáp một phần sự hy sinh cống hiến của những người lính quân đội nhân dân Việt Nam, Công an nhân dân, các nhân viên cơ yếu đã tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế sau ngày 30/4/1975.

Trước sự xuất hiện của văn bản Nghị định quan trọng và có ý nghĩa này, một số CCB là sĩ quan cao cấp Quân đội nhân dân VN gồm: Thiếu tướng Lê Duy Mật, nguyên Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân khu 2; Đại tá Quách Hải Lượng, nguyên Tùy viên quân sự Đại sứ quán VN tại Trung Quốc, Đại tá Tạ Cao Sơn, nguyên Tham mưu phó Quân khu 2; Đại tá Phạm Xuân Phương, nguyên Chuyên viên Tổng Cục chính trị và tôi nhà văn Phạm Viết Đào… đã bàn bạc và cuối cùng thống nhất soạn một Bản kiến nghị 5 điểm gửi Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Quốc phòng hoan nghênh và ủng hộ Nghị định 23, đồng thời đề nghị:

BỔ SUNG MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN CUỘC CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC SAU 30/4/1975 ĐƯỢC ĐỀ CẬP TRONG NGHỊ ĐỊNH 23/NĐ-CP/2012…
Bản kiến nghị đã được gửi đi ngày 12/9/2012…
Sau khi Bản kiến nghị đã gửi, sau hơn 30 ngày chờ đợi hồi âm theo Luật khiếu nại tố cáo của công dân; nhóm soạn thảo đã không nhận được hồi âm từ các cơ quan chức năng mà kiến nghị đã gửi nên đã quyết định công bố “Bản kiến nghị 5 điểm” này lên blog của Nhà văn Phạm Viết Đào…
Khi bản kiến nghị được đưa lên mạng, hàng trăm cựu chiến binh từ nhiều địa phương đã hồi âm gửi chữ ký, tán thành và hưởng ứng bản kiến nghị 5 điểm này…
Một số Đài nước ngoài và trang blog trong nước đã đã đưa tin, giới thiệu Bản kiến nghị 5 điểm; Một số đài, báo nước ngoài đã phỏng vấn Thiếu tướng Lê Duy Mật, Đại tá Phạm Xuân Phương, nhà văn Phạm Viết Đào để tìm hiểu thêm nội dung thông tin của Bản kiến nghị 5 điểm gửi ngày 12/9/2012…
Bản tin A của Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổng thuật lại thông tin về bản kiến nghị 5 điểm…
Sau khi “Bản kiến nghị 5 điểm”… được đưa lên mạng và được dư luận chú ý, phản ứng tích cực, ngày 10/1/2013, Tướng Lê Duy Mật đã nhận được Công văn số 308/ VPCP của Văn phòng Chính phủ gửi Bộ Quốc phòng, đồng thời gửi cho ông Lê Duy Mật của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ do Phó Chủ nhiệm Nguyễn Khắc Định ký thay thông báo:
“ Căn cứ quy định tại Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành theo Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16/2/2012 của Chính phủ, Văn phòng Chính phủ xin chuyển Bộ Quốc phòng đề nghị ( Bản kiến nghị 5 điểm…) để xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và trả lời ông Lê Duy Mật”…
Sau khi nhận được thông báo chuyển đơn này từ Văn phòng Chính phủ, cơ quan duy nhất hồi âm; (Bản kiến nghi đã được gửi tới 7 cơ quan chức năng)…, nhóm soạn thảo không nhận được bất cứ một hồi âm nào từ phía Bộ Quốc phòng và các cơ quan khác..
Sau Bản kiến nghị này, một loạt sự cố đã xảy ra với một số người tham gia ký kiến nghị:
1/ Nhà văn Phạm Viết Đào bị khởi tố, bắt giam vì tội viết blog xâm phạm Điều 258 của Bộ Luật Hình sự;
2/ Tháng 10/2013 Đại tá Quách Hải Lượng đã qua đời vì bạo bệnh;
3/ Trên mạng internet xuất hiện trên một trang mạng một bài viết dài, với nội dung chính ca ngợi một vị tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, là bạn chiến đấu của Tướng Lê Duy Mật, có công trong chống Pháp, chống Mỹ và chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía bắc; phần kết của bài viết nhân đề cập tới cuộc chiến tranh ở Vị Xuyên, Hà Giang, trang mạng này đã có những lời lẽ khiếm nhã khi viết về Tướng Lê Duy Mật và lên tiếng đe dọa: đưa Tướng Lê Duy Mật và Tướng Vũ Lập-(Nguyên Tư lệnh Quân khu 2 đã mất) ra Tòa án binh ?
Ngày 20/10/2015 Tướng Lê Duy Mật đã qua đời vị bạo bệnh…


Như vậy, cho đến nay, “số phận” của “Bản kiến nghị 5” điểm này, đã được thông tin trên mạng, chưa được cơ quan chức năng theo Công văn số 308 của Văn phòng Chính phủ đó là Bộ Quốc phòng vẫn chưa có bất cứ hồi đáp gì…
Trong khi đó thì 2 người ký kiến nghị là Tướng Lê Duy Mật và Đại tá Quách Hải Lượng không còn nữa mà đã về cõi vĩnh hằng; Đại tá Phạm Xuân Phương, Đại tá Tạ Cao Sơn tuổi đã cao, đều gần 90 tuổi, sức đã yếu; còn nhà văn Phạm Viết Đào thì sau 15 tù tội giờ đang rơi vào tình cảnh “ cánh chim sợ cành cây cong”…
Nhân dịp này blog Phạm Viết Đào xin đưa lại “ Bản kiến nghị 5 điểm” và thông tin thêm một vài chuyện liên quan tới “ số phận” những người tham gia ký…

Phần 2: Ai đã tung tin đe dọa đưa Tướng Lê Duy Mật, Tướng Vũ Lập ra tòa án binh ?

Tướng Lê Duy Mật và Phạm Viết Đào
( Ảnh chụp trước khi Tướng Lê Duy Mật mất 1 tháng ) 

BỐ TRÍ THIỆN NHÂN CHÚC TẾT TẤN DŨNG: PHÚ TRỌNG ĐÁNG SƠ, ĐÁNG MẾN HAY ĐÂY LÀ CÚ " NÉM ĐÁ DÒ SÔNG"...

‘Thăm Nguyễn Tấn Dũng’: Ông Trọng trở nên đáng sợ đến thế nào?
Khoảng thời gian cận tết nguyên đán 2018 đã chứng kiến một hiện tượng chính trị khá đặc biệt nhưng lại bị chìm nghỉm trong lời chúc tết “đồng bào và chiến sĩ cả nước” của ông Nguyễn Phú Trọng cùng nhiều sự kiện chộn rộn khác: ngày 9/2/2018, Bí thư thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân đến thăm cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Nghe nói ông Nhân còn “tri ân sự đóng góp của nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng thời còn làm thủ tướng.
Từ khúc tang lễ đến lời tri ân


Chỉ có Sài Gòn Giải Phóng - tờ báo của đảng bộ TP.HCM - cùng vài trang báo khác đưa tin vắn về động thái mới nhất này. Tuyệt đối không thấy báo trung ương đăng mẩu tin đặc biệt này.

Có thể cho rằng đây là một trong hiếm hoi lần một lãnh đạo cấp cao đến thăm ông Nguyễn Tấn Dũng sau đại hội 12. Việc Nguyễn Tấn Dũng được thăm càng trở nên hiếm hoi hơn nữa vào năm 2017, cho dù ông Dũng có vài lần xuất hiện trong những cuộc “ghi công tập thể”, nhưng vai trò của ông ta hết sức mờ nhạt và cũng chẳng thấy quan chức cao cấp nào gần gũi với ông ta.

Thứ Bảy, 17 tháng 2, 2018

Biên giới tháng 2 năm 1979; Chiến tranh 1979: Trung Quốc thả khí độc giết 400 người VN trong pháo đài Đồng Đăng

Hoàng Đan | 


Chiến tranh 1979: TQ thả khí độc giết 400 người VN trong pháo đài

Theo lời ông Thực, quân Trung Quốc đặt bộc phá, giật sập cửa, rồi dùng lựu đạn cay, khí độc, chất hóa học thả xuống các lỗ thông hơi... giết chết hàng trăm người trong pháo đài.

Lời tòa soạn: Mới đây, Tờ Hoàn Cầu thời báo của Trung Quốc đã trắng trợn tung clip tái hiện một cách bịa đặt, xuyên tạc cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam năm 1979 vẫn được truyền thông nước này gọi là: Chiến tranh phản kích tự vệ chống Việt Nam.
Để giúp độc giả hiểu rõ hơn về những thông tin trong cuộc chiến tranh năm 1979, chúng tôi đã có các cuộc trao đổi với một số người trực tiếp tham gia cuộc chiến bảo vệ biên giới Tổ quốc.
Chúng tôi xin giới thiệu tới độc giả loạt bài về Sự thật đằng sau clip xuyên tạc lịch sử trên Hoàn Cầu thời báo.

"CHÚNG TÔI LÀ ĐỒNG ĐỘI CỦA LÊ ĐÌNH CHINH"-MỘT BÀI HÁT CỦA NHẠC SĨ PHẠM TUYÊN CÓ THỜI BỊ "CẤT DẤU" ?

ANH HÙNG- LIỆT SĨ HÀ NỘI TRẦN NGỌC SƠN: 1 QUẢ LỰU ĐẠN+25 VIỆN AK DIỆT 78 LÍNH TRUNG QUỐC 17/2/1979…

Phạm Viết Đào.
 Ông Trần Văn Xuân-AHLLVT là chú  và mẹ Trần Ngọc Sơn tại nhà riêng...

Về người anh hùng này trang Trianlietsi.vn viết:

Anh hùng liệt sỹ Trần Ngọc Sơn

Đồng chí Trần Ngọc Sơn sinh năm 1958, dân tộc Kinh, quê phường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhập ngũ tháng 5-1978. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, tiểu đội phó C16 công binh, E12, F3, QĐ14, QK1, đoàn viên TNCS HCM. 
Ngày 17-2-1979, địch được pháo binh yểm trợ bắn phá dữ dội vào trận địa ta, sau đó dùng lực lượng bộ binh tiến công chiếm trận địa chốt của đại đội. Trần Ngọc Sơn chiến đấu rất dũng cảm, mưu trí, biết cơ động, nghi binh lừa địch, chờ quân địch đến gần mới nổ súng, khi dùng lựu đạn, khi dùng tiểu liên bắn. Đồng chí bị thương vẫn tiếp tục ở lại chiến đấu, đến khi chỉ còn 1 quả lựu đạn, Trần Ngọc Sơn dũng cảm chờ địch đến gần mới ném vào giữa đội hình địch. Trận này đồng chí đã diệt 70 tên địch và anh dũng hy sinh. 


Ngày 20-12-1979, liệt sĩ Trần Ngọc Sơn được Chủ tịch nước CHXHCNVN truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Huân chương Quân công hạng 3. 

Đọc những dòng viết vắn tắt trên khó có thể hình dung và tin được: làm thế nào Trần Ngọc Sơn lại có thể tiêu diệt được 78 tên lính Trung Quốc trong ngày 17/2/1979 tại Mốc 19 khu vực pháo đài Đồng Đăng ? Theo thông tin báo chí hồi đó đưa...

Giao thừa Mậu Tuất với dân oan ba miền

Nguyễn Tường Thụy
16-2-2018
Đây là tết thứ 6 kể từ năm 2011 đến nay, chúng tôi có mặt vào phút giao thừa để chúc tết bà con dân oan ba miền. Gọi là chúc tết, nhưng có gì mà chúc khi tương lai mù mịt, nỗi oan ức, đau khổ của họ kéo dài hết năm này qua năm khác.
Có nhiều dân oan tôi không chỉ quen biết mà còn hiểu rõ hoàn cảnh của từng người. Họ là những người bị mất đất, mất nhà do chính quyền địa phương cấu kết với doanh nghiệp, với công an lạm dụng luật đất đai để cướp nhà cửa, ruộng đất của họ. Chính quyền đền bù cho họ vài trăm đồng/m2 nhưng họ phân lô bán với giá gấp mấy trăm lần. Đây là động cơ gây nên thảm cảnh dân oan ở Việt Nam, tỉnh thành nào cũng có.
Trong giới hoạt động xã hội dân sự, có nhiều người tâm huyết, quan tâm đến dân oan nhưng tôi báo quá muộn nên không sắp xếp được thời gian. Cuối cùng thì cũng có được một nhóm 5 người có măt phút Giao thừa cùng bà con dân oan. Tôi đã xác định đi bằng xe máy nhưng Nguyễn Thanh Hà sợ tôi tuổi cao, sức khỏe không được tốt, lại lo an toàn cho tôi nên anh mang ô tô đến nhà đưa đón.
Tôi được bà con báo, lên danh sách dân oan ở lại tết năm nay là 29 người, trong đó có 5 cháu nhỏ. Số này đa phần là bà con các tỉnh phía Nam. Họ phải ở lại vì không có tiền tàu xe để về quê, hoặc không có nhà để về, hoặc là cả hai.
Tết Nguyên Đán đối với người Việt Nam rất thiêng liêng. Phút Giao thừa là thiêng liêng hơn cả. Dù đi làm ăn ở đâu thì mỗi người đều nghĩ về quê hương. Nơi ấy có những người thân yêu ruột thịt. Nơi ấy có những người hàng xóm, những người bạn học, bạn thuở chăn trâu đã gắn bó với họ một thời đấy ắp kỷ niệm và nơi ấy còn mồ mả tổ tiên chờ họ về tảo mộ, thắp hương. Vậy mà họ không thể về mà vất vưởng sống, ăn ngủ, sinh hoạt trên những vỉa hè phố thị.
Chúng tôi đến trước Giao thừa khoảng 30 phút. Mỗi người có một tấm biểu ngữ chi chít những dòng chữ ghi tóm tắt về nỗi oan của họ:

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018

ĐẦU XUÂN MẬU TUẤT KHAI BÚT: BÀN VỀ CHUYỆN DUY TRÌ HAY SÁT NHẬP “TẾT TA-TẾT TÂY”

Phạm Viết Đào. 
Cây đào năm 1997 ở sân nhà mình

Trên mạng đang có nhiều ý kiến trái chiều bàn về chủ đề: nên tiếp tục duy trì Tết Ta- Tết Nguyên Đán hay là sát nhập Tết Ta vào Tết Tây, tết dương lịch. Sự sát nhập này để thuận tiện với niên khóa hành chính theo kế hoạch làm ăn của nhà nước, của doanh nghiệp; Còn Tết Nguyên Đán là cái tập tục ăn tết sau một năm bươn chải kiếm sống, niên khóa đời sống của từng người dân theo âm lịch, theo tập quán gieo trồng của cư dân nông nghiệp cổ truyền…Hiện nay cư dân sống bằng nghề nông chiếm một lượng không lớn trong xã hội.
Các học giả, nhà văn, nghệ sĩ như GS Võ Tòng Xuân, GS Trần Lâm Biền, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn, nhà nghiên cứu văn học Lại Nguyên Ân đã lên tiếng về chủ đề này. Khai bút đầu xuân, chủ Blog-Fb cũng xin tham góp vài ý kiến.
Gốc đào trồng năm 2018, phía góc là gốc đào đã chột năm 2017

Thứ Năm, 15 tháng 2, 2018

BỨC ẢNH CHO THẤY: MỖI GƯƠNG MẶT BÀ HẰNG CÓ VẺ THÀNH KÍNH, THÀNH TÂM....

Khoảng 9h tối nay, trước thời khắc giao thừa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tới chúc Tết Đảng bộ, chính quyền, nhân dân TP Hà Nội. 
Tổng bí thư cũng đến dâng hương tại Tượng đài Lý Thái Tổ, Đền Ngọc Sơn, tưởng nhớ công ơn các vị tiên hiền, tiên liệt, các liệt tổ, liệt tông đã dày công xây dựng và bảo vệ non sông đất nước, Thủ đô Thăng Long - Hà Nội để con cháu ngày nay được chung hưởng thái bình, độc lập, tự do.
Tổng bí thư đã cẩn cáo trước anh linh các vị liệt tổ, liệt tông về những thành tựu to lớn đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, người người hạnh phúc.
( Vietnamnet)

TRUNG QUỐC TẤN CÔNG TOÀN TUYẾN BIÊN GIỚI 17/2/1979, AI RÚT LỆNH BÁO ĐỘNG XUỐNG CẤP 2 ( LÍNH ĐƯỢC NGHỈ PHÉP) 16/2/1979 ?







Phạm Viết Đào.














Kết quả hình ảnh cho Quách Hải Lượng
Bước tập dượt” trước 7 năm | | Báo điện tử An Ninh Thủ Đô
An ninh Thủ đô480 × 270Tìm kiếm bằng hình ảnh
Đại tá Quách Hải Lượng (bên phải) và Đại tá Nguyễn Văn Thân, những người góp mặt trong chiến công đầu của bộ đội tên lửa Việt Nam



Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tuổi, đã qua nhiều trường lớp quân sự; Từng là Tiểu đoàn trưởng Bộ đội tên lửa; Từng là Tùy viên quân sự Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh ( 1981-1986)-thời điểm Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh làm Đại sứ...
Những năm cuối cùng trong quân ngũ, Đại tá Quách Hải Lượng về Viện chiến lược, trở thành một chuyên gia về Trung Quốc...
Sau đây blog Phạm Viết Đào đưa lại cuộc trò chuyện với ông được ghi lại vào thời điểm tháng 6/2012; Một năm sau thì ông qua đời vì bạo bệnh

Đại tá Quách Hải Lượng:

Cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc bắt đầu từ lúc nào? Nói như Cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyên Cơ Thạch: cuộc chiến tranh này bắt đầu từ khi Trung Quốc tiến hành một cuộc chiến tranh phá hoại toàn diện đối với Việt Nam...
Khi họ đang bắt tay với mình thì họ đã coi Liên Xô là đại bá và Việt Nam là tiểu bá...
Vào năm 1967, một tác giả người Ấn Độ viết: Les amis inamicals ( Những người bạn thù địch ) chứ không phải bạn trăm phần trăm...
Trước khi bước qua cuộc chiến tranh nóng từ năm 1979, Trung Quốc đã dùng quân đội Pol Pot đánh ta ở mặt trận Tây Nam từ 1/5/1975; Chiến tranh qua tay người khác...

LỚI BÀN CỦA FB CỦA LƯU TRỌNG VĂN

19 giờ · 
Ngày tết ngài bí thư Nguyễn Thiện Nhân của Sài Gòn tới thăm chúc tết đồng chí X. Ngài nói tri ân đồng chí X đã đóng góp cho đất nước.
Ân gì đây? Các tập đoàn nhà nước dưới sự lãnh đạo toàn diện của đồng chí X suốt 20 năm đồng chí cầm quyền để lại núi nợ khổng lồ hàng trăm nghìn tỷ. Giời, oán ấy dân gã lãnh đủ. Giời, oán ấy, bao giờ nguôi?
Sao ngài tên là Thiện Nhân lại có thể nỡ miệng nào nói tới ân ấy, ngài ơi?
Cũng tết, ngài tới chúc tết gia đình cụ Võ Văn Kiệt. Ngài đến ngôi nhà Tú Xương mà cụ Kiệt di chúc bảo bà Cầm trả ngay cho nhân dân để khỏi mang tiếng xấu: chết rồi, vợ còn chiếm nhà. Ngài bắt tay chúc tết bà Cầm, người mà cuối đời cụ Kiệt đã xa lánh để về ở với con gái. Ý nguyện của cụ, thái độ của cụ rõ ràng, sao ngài không hiếu để cụ chết rồi vẫn... không yên?


Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thăm, chúc Tết nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

SGGPO 
Nhân dịp Tết Mậu Tuất năm 2018, chiều 9-2, đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Tin liên quan

Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ sự tri ân về những cống hiến cho đất nước của đồng chí Nguyễn Tấn Dũng. Nhân dịp Tết Mậu Tuất năm 2018, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chúc nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng gia đình luôn mạnh khỏe.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thăm, chúc Tết nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ảnh 1Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân thăm nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: VIỆT DŨNG

TẾT TRONG TÙ

Phạm Viết Đào.
( Trại giam, Sala những ngày Tết Giáp Ngọ )

Tối ngày 18/12/2014 ăn tối xong thấy quản giáo vào lạch cạch mở cửa: hai anh chuyển buồng, Anh T, buống số 8, còn anh chuyển qua buồng số…
Vào buồng số ... mình nhận ra đây là buồng giam được coi là VIP nhất của Khu C; Khi bước vào buồng, mọi người đã nhận ra mình. Ở buồng VIP này, hàng ngày anh em có được nghe đài. Mặc dù là buồng tạm giam nhưng những tù ở đây đều thuộc diện tù VIP, nên họ có thiết lập được cơ chế mạnh với quản giáo. Do có “cơ chế mạnh” nên tù được người nhà gửi cho ra radio để nghe tin tức.

Ông Tập Cận Bình chúc Tết binh sĩ ở Hoàng Sa

Ít ngày sau khi chúc mừng năm mới Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trung Quốc đã liên lạc với các binh sĩ của nước này trên quần đảo Hoàng Sa tranh chấp với Hà Nội.

Ông Tập Cận Bình trong chuyến thăm Việt Nam năm 2015.
Ông Tập hôm 12/2 đã trò chuyện với các binh sĩ đồn trú trên quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa qua kết nối video, và hỏi họ chuẩn bị đón năm mới ra sao, theo Tân Hoa Xã.

Đây là một phần nỗ lực động viên tinh thần các quân nhân Trung Quốc nhân dịp Tết Nguyên đán của ông Tập.

Đầu năm mới, Mỹ "lì xì" Trung Quốc bằng tin tức lạnh gáy về siêu hạm sẽ trấn giữ châu Á; Đặng Tiểu Bình trong chiến tranh biên giới Việt – Trung 1979


Bởi
 AdminTD
 -

14-2-2018

Đặng Tiểu Bình (trái) và Jimmy Carter ký cảc thỏa thuận ngoại giao giữa hai nước Trung – Mỹ ngày 31-1-1979. Nguồn: US National Archives and Records Administration

Trong chuyến công du các quốc gia Á Châu để chuẩn bị hậu thuẫn dư luận trước khi đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học”.
Câu “Việt Nam là côn đồ” được các đài truyền hình Trung Cộng phát đi và chính Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh Sự Quán Việt Nam tại Quảng Châu, đã xem đoạn phóng sự truyền hình đó “Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là “hooligan” – tức du côn, côn đồ.”
Tại sao Đặng Tiểu Bình nói câu “lỗ mãng” đó?
Đảng CS Trung Quốc “hy sinh” quá nhiều cho đảng CSVN. Không nước nào viện trợ cho CSVN nhiều hơn Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ). Trong cuộc chiến Việt Nam, Trung Cộng không chỉ viện trợ tiền của mà còn bằng xương máu.

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Blogger Phạm Viết Đào trả lời RFA về “tội danh 258”

Mặc Lâm, biên tập viên RFA

Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014.
Nhà văn, blogger Phạm Viết Đào, tại phiên xử ở Toà án nhân dân Hà Nội ngày 19 tháng 3 năm 2014.
 AFP PHOTO

Blogger Phạm Viết Đào sau khi thi hành bản án 15 tháng tù giam vì vi phạm luật 258 bộ luật hình sự, lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, đã trả lời đài Á Châu Tự Do về những nghi vấn đẩy ông vào nhà giam qua tội danh mù mờ 258 này.

Nguy hiểm và dễ bị quy chụp

Mặc Lâm: Thưa ông, được biết trong phiên phúc thẩm ngày 9 tháng 6 tòa đã xử kín ông và vẫn y án của tòa sơ thẩm. Ông có thể cho biết thêm ý nghĩa của việc xử kín là như thế nào và tại sao ông không chấp nhận luật sư biện hộ trong phiên phúc thẩm?
Blogger Phạm Viết ĐàoTrên danh nghĩa thì họ xử công khai chứ không phải là xử kín, thế nhưng họ không cho người ta vào. Buổi sáng xử thì tối họ cho biết. Khi xử thì rất không bình thường. Thông thường khi tôi tự bào chữa hay tự bảo vệ thì tôi không mời luật sư vì tôi thấy có thể rơi vào cái bẫy được gọi là “bẫy câu giờ”.