Thứ Bảy, 24 tháng 3, 2018

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-back bị bắt vì gây nguy cơ an ninh quốc phòng

Cựu Tổng thống Hàn Quốc liệu đã gây ra nguy cơ an ninh quốc phòng?

Chia Sẻ
0
ựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak
Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak trong một chuyến thăm Myanmar (Ảnh: Reuters)
Đêm 23/3, với một lệnh bắt giữ khẩn cấp của Tòa án Tối cao Seoul, ông Lee Myung-back đã bị đưa tới nhà giam, và đang đối mặt với án tù 45 năm cho các tội danh hối lộ, trốn thuế, biển thủ. Tuy nhiên, thất vọng hơn cả là các cáo buộc gây nguy cơ tới an ninh quốc phòng Hàn Quốc, theo Korea Herald.
Cựu Tổng thống Hàn Quốc đã bị bắt vì cáo buộc tham nhũng, sự việc này đã có một số ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng tới an ninh quốc gia này.
Ông Lee Myung-back đi làm bằng xe đạp

Rút phim Điệp vụ Biển Đỏ ở tất cả các cụm rạp Việt; CỤC ĐIỆN ẢNH DUYỆT CHO CHIẾU: PHIM TRUNG QUỐC LỒNG ĐOẠN ĐÁNH CHIẾM GACMA 1988 TẠI RẠP VIỆT NAM DỊP TẾT VỪA QUA

Đoạn phim Trung Quốc tuyên truyền ‘chủ quyền’ Biển Đông lọt ra rạp VN?
LTS: Trong khi lãnh đạo CSVN không dám đưa chuyện chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa, dạy cho các em học sinh, mà chỉ mới đưa chủ quyền hai quần đảo này vào chương trình địa lý, thì Trung Quốc không chỉ đưa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà họ gọi là Tây Sa và Nam Sa) vào sách giáo khoa dạy cho cho học sinh của họ, mà họ còn in trên bản đồ, in trên quả địa cầu, phổ biến khắp thế giới.
Bây giờ Trung Quốc còn mang chuyện chủ quyền biển đảo cho vào phim ảnh, không chỉ phục vụ cho dân của họ, mà còn đưa qua Việt Nam, tuyên truyền cho dân mình. Việt Nam thua xa Trung Quốc trên mặt trận truyền thông, chẳng phải vì họ tài giỏi hơn ta, mà bởi vì ta có lãnh đạo hèn hơn họ. Lãnh đạo ta chỉ biết đánh đập, bắt bớ dân chúng, khi người dân xuống đường biểu tình, lên tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo. Thế thì trách ai khi biển đảo rơi vào tay Trung Quốc?
____

Đoạn phim Trung Quốc tuyên truyền ‘chủ quyền’ Biển Đông lọt ra rạp?

Tuấn Lương
24-3-2018
Sau khi chiêu đãi khán giả hàng loạt pha hành động mãn nhãn, “Điệp vụ Biển Đỏ” bỗng trở thành tác phẩm tuyên truyền kệch cỡm ở khoảng vài phút cuối phim.
Trailer bộ phim ‘Điệp vụ Biển Đỏ’ Tác phẩm hành động – giật gân tiếp theo của đạo diễn Lâm Siêu Hiền sau “Operation Mekong” (Điệp vụ Tam Giác Vàng).

Sự thật về gần trăm miệng giếng bên trong Cố Cung: Không ai dám uống nước vì sợ!

Trần Quỳnh | 

Sự thật về gần trăm miệng giếng bên trong Cố Cung: Không ai dám uống nước vì sợ!

Có đến hàng chục miệng giếng lớn nhỏ khác nhau, nhưng cách đây hàng trăm năm trở về trước, những chiếc giếng ấy đã trở thành nỗi sợ hãi của người trong Cố Cung.

Ngày nay, Cố Cung là một trong những điểm tham quan du lịch đông khách nhất tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc). Sức hấp dẫn của di tích này không chỉ nằm ở chỗ nơi đây từng là chỗ ở của Hoàng đế và các phi tần, mà còn bởi đó là nơi xảy ra rất nhiều câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.
Một trong số những giai thoại hấp dẫn về Cố Cung chính là câu chuyện xoay quanh việc không một ai dám uống nước từ các miệng giếng trong chốn hoàng cung này.
Vậy vì sao Cố Cung có tới gần trăm miệng giếng, nhưng người trong cung hàng thế kỷ qua  không một ai dám uống nước, thậm chí còn không dám "bén mảng" tới nơi có giếng? Phải chăng những miệng giếng trong hoàng cung còn tồn tại một bí mật sâu xa nào khác?
Giếng trong cung - một trong những công cụ để hạ độc trả thù
Theo lời kể của một thái giám cuối thời nhà Thanh, Cố Cung có tới gần 80 miệng giếng lớn nhỏ khác nhau, vì vậy có thể nói nơi đây vốn là chốn chẳng thiếu nguồn nước. 

Sự sụp đổ không thể tránh khỏi của Liên Bang Nga

Bùi Quang Vơm

dân Nga, hay Putine đã không nhận ra, con đường đang đi và buộc phải đi đang dẫn Nga tới sụp đổ lần thứ Hai…
Cùng với sự khủng hoảng tạm thời có tính quy luật của Toàn cầu hoá, sự sống lại của chủ nghĩa dân tuý và chủ nghĩa dân tộc đã đưa Donald Trump lên ngôi hoàng đế Hợp chủng quốc Hoa kỳ, đã tạo ra Brexit tách Anh ra khỏi một cộng đồng tiên tiến nhất của nhân loại, gợi ý cho Tập Cận Bình kích động sự thèm khát của dân tộc Đại Hán dựng lại một Đế chế Trung Hoa bằng giấc mơ “Con đường Tơ lụa” của 1300 năm trước, giúp Putine lại một lần nữa trúng cử Tổng thống Liên bang Nga với cùng một loại tư tưởng kích thích sự nuối tiếc niềm vinh quang đã mất trong lòng người Nga.
Nhưng dân Nga, hay Putine đã không nhận ra, con đường đang đi và buộc phải đi đang dẫn Nga tới sụp đổ lần thứ Hai.
Trả lời câu hỏi phỏng vấn của báo chí ngày hôm trước cuộc bầu cử: “Tổng thống có sự tiếc nuối nào?” ông Putine đã trả lời không một giây đắn đo”: “Sự tan rã của Liên Xô”. Đây là tư tưởng xuyên suốt của Putine, là nguồn gốc sức mạnh của Putine cho đến nay, nhưng cũng là sai lầm lớn nhất của Putine sẽ dẫn Putine tới thất bại và Liên bang Nga tới sụp đổ.
Thế giới ngày nay không còn là thế giới sau Đại chiến II. Châu Âu tan tành đã trở thành một cộng đồng biểu tượng của nền văn minh nhân loại, đang càng ngày càng khẳng định một vị trí đầy tiềm năng của xu thế. Nhật đã là một nền kinh tế lớn thứ ba toàn cầu. Ấn Độ là nền dân chủ lớn nhất thế giới với một kinh tế có tốc độ tăng trưởng bền vững cao nhất thế giới, sẽ vượt qua Trung Quốc và thậm chí qua Mỹ trong một thời gian không dài. Trung Quốc từ một quốc gia nghèo đói thời Mao Trạch Đông, đã trở thành cường quốc thứ hai, đối đầu trực diện với Mỹ tranh giành ngôi vị đứng đầu. Mỹ dù không còn độc quyền vai trò cảnh sát trật tự thế giới, vẫn là quốc gia đứng đầu ở một khoảng cách đủ lớn để bất cứ một quốc gia nào cũng sẽ sụp đổ nếu theo đuổi một chính sách ganh đua. Nga không còn vị thế đứng đầu một nửa thế giới để tranh hùng với nửa bên kia do Mỹ đứng đầu.

MỸ-TRUNG HUYẾT CHIẾN CHỐN THƯƠNG TRƯỜNG

TQ kêu gọi Mỹ lùi lại từ bờ vực chiến tranh thương mại

23/03/2018


Tổng thống Trump ký bản ghi nhớ về các loại thuế mới đối với hàng Trung Quốc, 22/3/2018


Trung Quốc hôm 23/3 thúc giục Hoa Kỳ hãy "lùi lại khỏi bờ vực" chiến tranh thương mại, giữa lúc kế hoạch của Tổng thống Trump đánh thuế vào hàng Trung Quốc trị giá tới 60 tỷ đôla đang đẩy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tới gần hơn một cuộc chiến thương mại.

Việt Nam kêu gọi Nga tích cực “đảm bảo an ninh” khu vực

24/03/2018
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (phải) và người đồng cấp của Nga Sergey Lavrov trong một buổi họp báo tại Hà Nội hôm 23/3. Việt Nam mong muốn Nga tiếp tục đóng vai trò tích cực trong việc gìn giữ an ninh khu vực, theo lời ngoại trưởng Việt Nam.
Việt Nam hôm 23/3 kêu gọi Nga tích cực giúp “gìn giữ hòa bình ổn định khu vực” và “tự do hàng hải” trước chính sách bành trướng của Trung Quốc trên biển Đông.
Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh đưa ra lời kêu gọi này trong cùng ngày Việt Nam phải tạm dừng một dự án thăm dò dầu khí ngoài khơi do áp lực từ Trung Quốc, và Bắc Kinh lên án hoạt động thể hiện “quyền tự do hàng hải” của Mỹ trên Biển Đông.

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

Việt Nam ‘bỏ dự án Cá Rồng Đỏ’ ở Biển Đông

Bởi
 AdminTD
 -

Bill Hayton
23-3-2018
Lô 07/03 nằm cạnh Lô 136-03 mà VN phải ngưng khai thác hồi 7/2017. Ảnh: BAN DO DAU KHI VN 12/2016
Lần thứ hai chỉ trong vòng một năm, Việt Nam phải hủy bỏ một dự án dầu khí quan trọng ở Biển Đông do áp lực từ Trung Quốc, BBC được biết.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) yêu cầu hãng năng lượng của Tây Ban Nha, Repsol, tạm ngưng một dự án ở khu vực ngoài khơi phía đông nam, một nguồn đáng tin cậy trong ngành nói.
Điều này đồng nghĩa với việc Repsol và các đối tác có thể sẽ thiệt hại khoảng 200 triệu đô la đã đầu tư vào dự án.

TẬP MINH TRẠCH, NÀNG " CÔNG CHÚA" CỦA HOÀNG ĐẾ TẬP CẬN BÌNH CŨNG KHÔNG SUNG SƯỚNG GÌ; KHÓ LẤY CHỒNG

Chuyện về “hành tung bí ẩn” của con gái Tập Cận Bình

Ngày 17/3, trong chương trình video do người sáng lập trang tin tức Minh Kính là Hà Tần thực hiện, tác giả dẫn nguồn tin ở Bắc Kinh cho biết, ông Tập Cận Bình đang “đau đầu” vì chuyện hôn nhân của con gái.

Tập Minh Trạch, con gái tập cận bình,
Hình ảnh thời thơ ấu của Tập Minh Trạch (giữa, hàng đầu) chụp chung cùng cả gia đình, ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viên đứng ở hai bên hàng sau (Ảnh: Dagospia)
Tập Minh Trạch sinh ngày 27/6/1992, là con một trong gia đình ông Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện. Cô còn có nickname là Xiao Muzi (Tiểu Muzi), do chính ông nội cô đặt với hàm nghĩa là ngây thơ và đoan trang.

3 lý do để Tổng thống Mỹ Donald Trump thăm chính thức Đài Loan

17:19, 23/03/2018

Chia Sẻ
0
Donald Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (phải). (Ảnh: NBC News)
Nếu Tổng thống Donald Trump thăm chính thức Đài Loan trước hoặc sau cuộc đàm phán sắp diễn ra giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên, thì ông sẽ là vị Tổng thống Mỹ đầu tiên làm như vậy kể từ thời Tổng thống Eisenhower vào năm 1960.
Tổng thống Mỹ đã ký Đạo luật Du lịch Đài Loan vào ngày 17/3/2018, bảy tiếng đồng hồ trước khi đạo luật này chính thức có hiệu lực. Nếu Tổng thống Donald Trump lên kế hoạch gặp Kim Jong-un trong tháng 5 sắp tới đây, thì nhiều khả năng sẽ có 3 lý do chính yếu có thể thúc đẩy ông ghé thăm Đài Loan trong chuyến đi đến Triều Tiên.