Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

LÃNH ĐẠO VIỆT NAM HÃY ĐỌC TIN DƯỚI ĐÂY ĐỂ MÀ NHANH CHÓNG LẬP ĐẶC KHU ĐỂ RƯỚC MẤY ÔNG TÀU Ô VÀO MÀ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC?; Mỹ tố cáo đích danh Trung Quốc hù dọa và bức hiếp láng giềng Biển Đông


Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông

Cẩm Bình | 
Đối thoại Shangri-La 2018: Trung Quốc ‘đổi trắng thay đen’, cáo buộc Mỹ quân sự hóa Biển Đông
Trung tướng Hà Lôi, Phó chủ tịch Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, người dẫn đầu đoàn quan chức Bắc Kinh tham dự SLD lần thứ 17 - Ảnh: CCTV

Quan chức quốc phòng Trung Quốc tham gia Đối thoại Shangri-La (SLD) lần thứ 17 đã lên tiếng đáp trả bài phát biểu có ý chỉ trích nước này của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis.

Phát biểu trong ngày thứ 2 của SLD, Bộ trưởng Mattis khẳng định dù sẵn sàng làm việc để có quan hệ đem lại kết quả tốt với Trung Quốc, nhưng Washington phản đối chính sách của Bắc Kinh tại Biển Đông và sẽ “quyết liệt” nếu cần thiết.

KẾT LUẬN CỦA UBKTTW: BT BỘ TT-TT TRƯƠNG MINH TUẤN VÀ CTHĐQT BIDV TRẦN BẮC HÀ VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG...; Cho vay 4.700 tỷ đồng ở BIDV: Ông Trần Bắc Hà vi phạm 'rất nghiêm trọng'

Thương vụ mua AVG: Bộ trưởng Trương Minh Tuấn vi phạm rất nghiêm trọng

02/06/2018 13:58 GMT+7

TTO - Ủy ban Kiểm tra trung ương vừa kết luận những vi phạm quanh thương vụ MobiFone mua AVG. Theo kết luận, vi phạm của Bộ trưởng Bộ TT-TT Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng.

Thương vụ mua AVG: Bộ trưởng Trương Minh Tuấn vi phạm rất nghiêm trọng - Ảnh 1.
Ông Trương Minh Tuấn (trái) và ông Nguyễn Bắc Son - Ảnh: VIỆT DŨNG
Tại kỳ họp họp kỳ 26 (từ 28 đến 30-5-2018), UBKTTƯ đã xem xét, kết luận một số nội dung liên quan đến các dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự đảng Bộ Thông tin và truyền thông trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện dự án Tổng công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu AVG.
Qua kiểm tra cho thấy:
- Ban cán sự đảng (BCSĐ) Bộ Thông tin và truyền thông chấp hành chưa nghiêm nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; 
Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, để Bộ Thông tin và truyền thông và Tổng công ty Mobifone vi phạm nghiêm trọng các quy định pháp luật trong việc thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện dự án, làm thất thoát lớn tài sản của Nhà nước; chưa kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm kết luận của Thanh tra Chính phủ về dự án trên.

ĐIỀU 5,6,7 LUẬT ĐẶC KHU:" KIM BÀI" BUÔN LẬU TRỐN THUẾ VÀ BIẾN NGƯỜI VIỆT NAM THÀNH "CON SEN, ĐỨA Ở" CHO TRUNG QUỐC 99 NĂM?

Phạm viết đào.

ĐIỀU 5. ÁP DỤNG CÁC LUẬT CÓ LIÊN QUAN VÀ ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ

1. Những nội dung về quy hoạch, cơ chế, chính sách đặc biệt về phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và cơ quan khác của Nhà nước ở đặc khu được áp dụng theo quy định của Luật này.
3. Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật này với các luật có liên quan về cùng một nội dung thì áp dụng quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.

Trứng vàng 2: Quyền Tài phán, nôm na quyền thuê mời Bao Công khi có khiếu kiện được mời nước ngoài? Điều này thể hiện tại Điều 6 của LĐK:

“ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI HOẶC TẬP QUÁN QUỐC TẾ ĐỐI VỚI CÁC HỢP ĐỒNG DÂN SỰ, KINH DOANH, THƯƠNG MẠI, LAO ĐỘNG CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI

1. Đối với các hợp đồng dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động được ký kết giữa tổ chức, cá nhân có trụ sở chính hoặc nơi cư trú tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên tham gia là tổ chức, cá nhân nước ngoài, các bên được thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán quốc tế.

 Danh thuc thuong cang dau tien Van Don hinh anh 9
ĐIỀU 7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ KINH DOANH

2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại đặc khu, trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:
a) Trọng tài Việt Nam;
b) Trọng tài nước ngoài;
c) Trọng tài quốc tế;

ĐIỀU 32 LUẬT ĐẶC KHU: "THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT 99 NĂM, ĐƯỢC THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN VỚI ĐẤT THUÊ VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI"... SẼ BIẾN CHÍNH PHỦ THÀNH "CON TIN" TRUNG QUỐC?

Phạm Viết Đào.

ĐIỀU 32:“QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ VỀ SỬ DỤNG ĐẤT TẠI ĐẶC KHU

1. Căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân đặc khu quyết định thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư được thế chấp tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu thuộc sở hữu của mình tại tổ chức tín dụng nước ngoài có hiện diện thương mại tại Việt Nam để vay vốn đầu tư.
Trường hợp xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được chuyển nhượng tài sản gắn liền với đất thuê tại đặc khu cho đối tượng đủ điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
4.Tranh chấp về đất đai tại đặc khu được giải quyết tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và quy định tại Luật này…”
Danh thuc thuong cang dau tien Van Don hinh anh 11
Với các quy định của Điều 32, một doanh nghiệp Trung Quốc hay FLC của “Quyết còi” vay tiền một ngân hàng nào đó của Trung Quốc, sau một thời gian mất khả năng cân bằng thu chi đành phải bán lại dự án để trả nợ và ăn ít phần trăm hoa hồng. Với cái điều luật 32 này thì chẳng mấy chốc Vân Đồn tưng bừng dự án do nhờ các nguồn tiền vay từ Trung Quốc?

Đặc khu: Bộ trưởng đề nghị giữ nguyên thời gian cho thuê đất 99 năm

23/05/2018  13:42 GMT+7

Sáng nay, QH thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (đặc khu).
Ủng hộ cần có nhiều chính sách vượt trội cho 3 đặc khu, ĐB Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhấn mạnh: “3 đặc khu là 3 đầu tàu chứ không phải 3 toa tàu cho TP.HCM kéo”.
Theo ông, nói đến đặc khu không nên bỏ qua 2 yếu tố là ''thử nghiệm'' và ''địa chính trị'', khi thử nghiệm có thể thành công hay thất bại nhưng không thể phiêu lưu được.
Phú Quốc,Vân Đồn,đặc khu,đặc khu kinh tế,Bắc Vân Phong
ĐB Dương Trung Quốc
ĐB kỳ cựu lưu ý đến quy định ưu đãi cho nhà đầu tư thuê đất đến 99 năm phải hết sức thận trọng.
Theo ông Quốc, trong thời đại công nghệ 4.0, nhà đầu tư không cần yếu tố thời gian, có chăng chỉ là những nhà đầu tư bất động sản.

Chủ tịch Quốc hội: “Một đồng rót vào đặc khu để hút về hàng chục, hàng trăm đồng”

Dân trí “Số tiền trên 1 triệu tỷ đồng cần đầu tư vào 3 đặc khu phải khẳng định phần lớn là từ thu hút vốn đầu tư chứ không phải là từ ngân sách. Ngân sách đầu tư phát triển cả nước trong 5 năm chỉ 2 triệu tỷ đồng thì làm sao bỏ vào đây hơn 1 triệu tỷ được” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.

Sáng 16/4, dự thảo luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc một lần nữa được trình xin ý kiến UB Thường vụ Quốc hội, trong khuôn khổ phiên họp thứ 23.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển muốn có câu trả lời cụ thể, làm đặc khu kinh tế, đất nước được lợi gì?
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển muốn có câu trả lời cụ thể, làm đặc khu kinh tế, đất nước được lợi gì?
Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc hoàn thành ít ngày trước nêu rõ, mô hình tổ chức chính quyền địa phương đặc khu được chỉnh lý bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, kết luận của Trung ương và ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị. Theo đó, chính quyền địa phương ở đặc khu gồm HĐND và UBND với những đổi mới cơ bản, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Vì sao Việt Nam thua trắng gói thầu bán gạo cho Philippines?

Doanh nghiệp Việt Nam không trúng bất cứ lô thầu nào trong gói thầu 250 ngàn tấn gạo 25% tấm do Cơ quan Lương thực quốc gia Philippines (NFA) mở thầu hôm 22 tháng 5 năm 2018.
 
Nông dân đang gánh lúa mới thu hoạch trên một cánh đồng ở ngoại thành Hà Nội hôm 01/10/2015.
Mạng báo VNEconomy đưa tin ngày 25/5 cho biết các doanh nghiệp tham gia buổi đấu giá gạo tại Philippines lần này là những doanh nghiệp lớn trong làng xuất khẩu gạo Việt Nam như Vinafood 1, Vinafood 2, Công ty cổ phần Quốc tế Gia, Công ty Cổ phần tập đoàn Tân Long, Công ty cổ phần Gentraco…

Giá trần do NFA đưa ra là 498,25 USD/tấn. Giá bỏ thầu của Thái Lan thấp nhất 460 USD/tấn và cao nhất là 465 USD/tấn.

Một nửa sự thật của nhà báo Hoàng Hải Vân


Cách lý giải cặn kẽ, phân minh, về thực chất vai trò của ông Trần Quốc Vượng trong việc “giải thoát” cho các nhà báo bị ông Ba X toan tính đẩy tiếp vào tù sau 2 nhà báo Nguyễn Việt Chiến và Nguyễn Văn Hải trong vụ PMU18 hồi 2008, là lý do khiến chúng tôi trân trọng đăng bài viết dưới đây của nhà báo Lê Anh Hùng. Còn những điều gì khác thuộc quan điểm, cách nhìn và thông tin của tác giả, xin nhường quyền bạn đọc thẩm định.
Bauxite Việt Nam
Đầu năm 2006, chỉ vài tháng trước khi diễn ra Đại hội lần thứ X của Đảng CSVN, vụ bê bối tham nhũng diễn ra tại Ban Quản lý Dự án 18 (PMU18) thuộc Bộ GT-VT đã khiến dư luận Việt Nam rúng động.
 Hệ luỵ của vụ PMU18 lớn đến mức suýt nữa nó đã lật nhào chiếc ghế Tổng Bí thư của Nông Đức Mạnh (Giám đốc PMU18 Bùi Tiến Dũng là đệ tử của Nông Đức Mạnh, trong khi con rể Nông Đức Mạnh – Đặng Hoàng Hải – lại làm việc tại PMU18).
Tuy nhiên, thông qua những màn dàn xếp tại hậu trường, Nông Đức Mạnh đã “thoát hiểm” một cách ngoạn mục, để rồi khi Đại hội X kết thúc, báo chí đã được lệnh ngưng đưa tin về vụ PMU18.
Chiến thắng của phe cánh Nông Đức Mạnh tại Đại hội X cũng báo hiệu một tương lai đầy u ám cho những cá nhân và tổ chức đã tích cực phanh phui vụ bế bối này. Không lâu sau đó, Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Bộ Công an) đã khởi tố vụ án “Lộ mật” và hàng chục phóng viên nội chính của một loạt tờ báo đã bị triệu tập và thẩm vấn. Đỉnh điểm của chiến dịch “rửa hận” do Nông Đức Mạnh chỉ đạo là sự kiện phóng viên Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh niên và phóng viên Nguyễn Văn Hải của báo Tuổi trẻ bị bắt ngày 12/5/2008.
Người trong cuộc tiết lộ

Đặc khu kinh tế: Nhiều nước rơi cảnh “được ăn cả, ngã về không”

Ngọc Linh (tổng hợp)
TP - Lợi ích của việc thành lập các đặc khu kinh tế đã thể hiện qua sự phát triển của hơn 3.000 đặc khu kinh tế trên khắp thế giới. Nhưng bên cạnh những thành công, nhiều nước “ngậm đắng nuốt cay” khi các đặc khu kinh tế thất bại như ở châu Phi.
Đặc khu kinh tế tạo ra hơn 500 tỷ USD
Mô hình khu kinh tế hiện đại đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico (vùng quốc hải ở phía Đông Bắc biển Caribe thuộc chủ quyền của Mỹ) năm 1942. Từ cuối những năm 1960, các mô hình khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế, đặc khu hành chính, thành phố tự do phát triển mạnh ở nhiều quốc gia châu Á như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, UAE, Nhật Bản, Indonesia, Đài Loan, Malaysia…
Số lượng các đặc khu kinh tế tăng nhanh qua từng thời kỳ. Sự phát triển của các đặc khu kinh tế góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại toàn cầu, tạo ra trên 70 triệu việc làm trực tiếp và hơn 500 tỷ USD doanh thu.
Theo Bộ KH&ĐT, 5 yếu tố tạo nên sự thành công của các đặc khu kinh tế gồm: vị trí địa kinh tế, chính trị chiến lược (gần cảng biển quốc tế, các tuyến giao thông quan trọng của đất nước, kết nối dễ dàng với khu vực và quốc tế); Chiến lược và mục tiêu phát triển rõ ràng với ngành, nghề ưu tiên phát triển và có lợi thế so sánh vượt trội; Môi trường đầu tư kinh doanh và chính sách ưu đãi; Có sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ để đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng quan trọng và phát triển nguồn nhân lực; Bộ máy quản lý hành chính tinh gọn và hiệu quả.
“Các khu vực Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đáp ứng các yếu tố quyết định thành công đặc khu kinh tế theo kinh nghiệm quốc tế”, Bộ KH&ĐT cho biết.
66% đặc khu ở Ấn Độ thất bại
Để tránh rơi vào “vết xe đổ”, Ban soạn thảo Dự thảo luật cũng nghiên cứu nguyên nhân thất bại của một số đặc khu kinh tế trên thế giới. Theo nghiên cứu Quốc tế của FIAS (2008), Pakistan, một số đặc khu kinh tế của Ấn Độ, một số quốc gia ở châu Phi (Senegal, Namibia, Liberia, Bờ Biển Ngà, Công gô, Nam Phi), Ukraine, Moldova thất bại khi xây dựng mô hình đặc khu kinh tế.

Lo ngại đặc khu kinh tế sẽ phát sinh “cuộc đua xuống đáy” của ưu đãi

Kiều Linh

Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, ông Sebastian Eckardt, góp ý kiến về Dự thảo Luật Đặc khu kinh tế…

https://vneconomy.mediacdn.vn/zoom/710_400/2018/5/18/van-don-152661891247413245784-0-0-399-710-crop-15266189278541167709590.jpg
Phối cảnh đặc khu kinh tế Vân Đồn, Quảng Ninh.
Tại Hội thảo “Đặc khu – Thể chế, chính sách và kỳ vọng thành công” được tổ chức sáng 18/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, việc phát triển ba đặc khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hoà), Phú Quốc (Kiên Giang) thể hiện Việt Nam mạnh dạn xây dựng sân chơi mới, luật chơi mới với thể chế chính sách vượt trội để cạnh tranh thu hút đầu tư trong nước và quốc tế ngay tại lãnh thổ Việt Nam.

Luật sư Nguyễn Tiến Lập: Mô hình đặc khu đã lỗi thời

http://images.motthegioi.vn:8080/media/trilam/24_02_2018/bHVhdC1naWEtbmd1eWVuLXRpZW4tbGFwLW1vLWhpbmgtZGFjLWtodS1kYS1sb2ktdGhvaQ==.jpg
Luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam – Ảnh: Cafef
Luật sư Nguyễn Tiến Lập cho rằng thay vì đi con đường cũ là xây dựng đặc khu, Việt Nam cần cải cách tổng thể, nhằm trở thành một đất nước thực sự hấp dẫn cho đầu tư và sinh sống của bất cứ ai – chính là biến cả quốc gia thành một đặc khu của khu vực và thế giới.
Nhân dịp Quốc hội thảo luận về đặc khu kinh tế, phóng viên báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với luật sư Nguyễn Tiến Lập, Trọng tài viên Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam nhằm cung cấp thêm góc nhìn về vấn đề này.
Đặc khu kinh tế đã lỗi thời
- Thưa ông, mô hình đặc khu kinh tế đã phát triển trên thế giới từ nhiều năm và bối cảnh kinh tế, chính trị cũng khác với sự hội nhập sâu rộng hiện nay rất nhiều, nhưng bây giờ Việt Nam mới thử nghiệm mô hình này thì liệu có cần thiết hay không?

Cho thuê đất đặc khu 99 năm: Sai chuẩn!

Thuỳ Dương

Việc cho thuê đất đặc khu thời hạn 99 năm là quá dài, chưa nói đến yếu tố an ninh, quốc phòng khi 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc án ngữ biển Đông của nước ta.

Bên hành lang Quốc hội ngày 24-5, một số đại biểu Quốc hội tiếp tục tranh luận về quy định cho thuê đất đặc khu đến 99 năm. Trước đó, dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (đặc khu) Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc đã được Quốc hội cho ý kiến vào sáng 23-5.
Lấy đâu ra nguồn thu!
Đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP HCM), thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, phản đối quy định trên. Ông Ngân dẫn chứng Philippines quy định thời hạn giao đất 50-70 năm và xem xét gia hạn một lần khoảng 1/2 thời hạn cho thuê ban đầu. Ví dụ, cho thuê đất 50 năm thì gia hạn một lần không quá 25 năm. Trong thời gian cho thuê đầu tiên, họ sẽ đánh giá xem dự án đó có hiệu quả hay không rồi mới gia hạn tiếp. Như thế sẽ bảo đảm thời hạn thuê dài, có yếu tố cạnh tranh. “Vì sao chúng ta không quy định thời hạn cho thuê đất, giao đất là 70 năm và cho phép gia hạn một lần tối đa không quá 20-30 năm. Hết 70 năm, đánh giá lại dự án đó có thực sự hiệu quả hay không, có tính lan tỏa hay không, bảo đảm môi trường hay không? Lúc đó, Thủ tướng rất dễ quyết định” – ông Ngân gợi ý.
Ông Ngân còn cho rằng nếu giao đất tới 99 năm cho những trường hợp đặc biệt và quyền quyết định thuộc về Thủ tướng tức là “làm khổ Thủ tướng”. Đó là chưa kể đến quy định như thế nào là “trường hợp đặc biệt” cũng không rõ; từ đó có thể dẫn đến việc nhà đầu tư “chạy qua bộ này, bộ kia để chứng minh mình thuộc trường hợp đặc biệt”.

Ưu đãi cho đặc khu đã lỗi thời & Việt Nam cần công nghệ cao chứ không phải sòng bạc

Ý kiến của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan


1. ƯU ĐÃI CHO ĐẶC KHU ĐÃ LỖI THỜI

Nam Anh
(NDH) Quan điểm lấy ưu đãi thuế và thời hạn cho thuê đất dài để các nhà đầu tư yên tâm làm ăn đã lỗi thời trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, khi vòng đời sản phẩm ngắn lại.
“Cho thuê đất tối đa 99 chỉ có lợi cho đại gia bất động sản”, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan phản biện trong buổi hội thảo “Chính sách ưu đãi thuế tại các đặc khu: kinh nghiệm quốc tế và khuyến nghị”.
Theo bà Lan, với thời buổi công nghệ thay đổi nhanh chóng, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0, vòng đời của một sản phẩm rất nhanh. “Không nhà đầu tư nào đảm bảo sẽ làm ngành đó, nghề đó và lĩnh vực đó trong thời hạn 90 năm, kể cả 70. Đây là 3 – 4 vòng đời sản phẩm, gần hai thế hệ người Việt”, bà Lan phân tích.
Vị chuyên gia cho rằng trong bối cảnh công nghệ liên tục thay đổi, vòng đời và tuổi thọ của các ngành còn chưa rõ, việc Việt Nam mở ra ưu đãi lớn và thời gian thuê đất dài là thừa thãi. Bà Lan đặt vấn đề với thời hạn thuê đất đến 99 năm, khi doanh nghiệp phá sản hoặc chuyển mục đích sử dụng, cơ quan quản lý sẽ xử lý như thế nào?
“Thời hạn cho thuê đất ở các đặc khu tối đa 99 năm là một chính sách rất tệ, không nên áp dụng”, bà Lan khẳng định.

VNTB - Dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Chính trị *


Thảo Vy (VNTB) Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là người đưa ra yêu cầu về luật đặc khu theo định hướng đổi mới bộ máy thuộc hệ thống chính trị (!?).

Chủ trương của Tổng bí thư

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu Chính phủ phải “xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị”. (Trích Nghị quyết 11-NQ/TW, “Hội nghị lần thứ năm ban chấp hành trung ương đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, ngày 3 tháng 6 năm 2017, trích phần II.4, gạch đầu dòng thứ 5 – tải văn bản này tạihttp://bit.ly/2IXz7fm)

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chính là người đưa ra yêu cầu về chuyện ‘giá dịch vụ’ thay cho ‘phí, lệ phí’. “Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ công thiết yếu. Không lồng ghép các chính sách xã hội trong giá hàng hóa, dịch vụ. Chuyển từ cơ chế cấp phát sang cơ chế đặt hàng; từ hỗ trợ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng thụ hưởng. Hoàn thiện pháp luật về phí, lệ phí theo hướng chuyển sang áp dụng giá dịch vụ phù hợp với cơ chế thị trường” (Trích Nghị quyết 11-NQ/TW, phần II.3, gạch đầu dòng thứ 1)

“Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là đề bài chính để ông Tổng bí thư yêu cầu Dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải thỏa mãn.
 Dự Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt được thực hiện theo yêu cầu của Bộ Chính trị?

AVG và Thủ Thiêm: ‘Chiến thuật im lặng trước một cơn bão lớn’



Cát Linh, RFA
2018-05-31


Thanh tra Chính phủ đánh giá vụ Mobifone mua AVG là vụ án kinh tế rất nghiêm trọng.
Thanh tra Chính phủ đánh giá vụ Mobifone mua AVG là vụ án kinh tế rất nghiêm trọng.
Courtesy of truyenhinhavg.org


Sau khi Hội nghị Trung Ương 7 kết thúc, nhiều người theo dõi chính trường Việt Nam cho rằng vụ án Mobifone mua AVG sẽ là một phiên toà nóng bỏng không khác gì phiên xử Thăng và Thanh vừa qua. Liền kế đó là vụ lật lại hồ sơ dự án Khu đô thị Thủ Thiêm với sự tham gia nhiệt tình của báo chí trong nước.
Thế nhưng, chỉ còn hơn chục ngày nữa là kết thúc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 14 cộng với các nội dung, diễn tiến được đưa ra trong các buổi thảo luận, dư luận trong nước đưa ra nghi vấn là phải chăng “lò của ông Trọng đang nguội dần đi”?