Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

Đối thoại Shangri-La: Việt Nam nhắc vụ 'quân sự hóa' Biển Đông

03/06/2018
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch được người đồng nhiệm Mỹ tiếp đón trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2017.
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch hôm 2/6 đề cập việc “quân sự hóa” ở Biển Đông, nhưng không chỉ đích danh Trung Quốc, giữa bối cảnh Bắc Kinh và Washington lời qua tiếng lại vì hoạt động quân sự của quốc gia đông dân nhất thế giới tại vùng biển tranh chấp.

LUẬT CHO PHÉP THÀNH LẬP 3 ĐẶC KHU-TRẦM TRỌNG HƠN NHIỀU


Thạch Quỳ
58 phút· 


Ai cũng biết, mục tiêu của Trung Quốc không chỉ là cái đường lưỡi bò, không chỉ là Biển Đông, Trung Quốc ngày nay rất hùng mạnh, mục tiêu của họ là cả khu vực Thái Bình Dương rộng lớn bao gồm cả Đông nam và Đông bắc á.
Để ngăn cản Trung Quốc, ở khu vực này đang ngấm ngầm hình thành một thế lực quân sự, chưa tuyên bố hình thành một liên minh, nhưng đã thấy khá rõ, liên minh quân sự trong tương lai ấy bao gồm Mĩ, Nhật, Úc, Hàn Quốc, có thể cả Ấn Độ, một số nước Đông nam Á và kể cả EU.
Tuy vậy, liên minh ngấm ngầm này hiện nay vẫn chưa thể ngăn cản được ý đồ tiến ra Thái Bình Dương của Trung Quốc.

Khác nào đem thịt nuôi hổ đói – Giữ sao cho khỏi tai vạ về sau”*

Bởi
 AdminTD
 -

Tương Lai
3-6-2018
Mênh mông thế sự để gió cuốn đi số 40
Đây là lời của Trần Hưng Đạo. Thành kính nhắc lại khuyến dụ của Đức Thánh Trần vào thời điểm này, lúc thế nước nghiêng ngả bởi hành động hung hãn của Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông, dấn tới mưu toan uy hiếp chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ của nước ta bằng trăm mưu nghìn kế thâm độc, là nhằm gơi lại truyền thống lịch sử để gọi dậy tinh thần yêu nước của mỗi người Việt Nam chúng ta. Và cũng để nói rằng, toan tính của ai đó dâng lên kế sách cho thuê đất có thể kéo dài thời hạn đến 99 năm ở cái gọi là “Đặc khu kinh tế” định thành lập tại ba vủng xung yếu có vị trí chiến lược về an ninh quốc phòng phải chăng là đang “đem thịt mà nuôi hổ đói”. Chẳng thế sao.

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 đội vốn gần 10.500 tỷ đồng

Dự án Nhiệt điện Sông Hậu 1 đội vốn gần 10.500 tỷ đồng
Thanh tra Bộ Xây dựng vừa có kết luận thanh tra công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1.
Kết luận của Bộ Xây dựng cho biết, do thực hiện dự án đầu tư chậm, không đáp ứng yêu cầu tiến độ đã được phê duyệt, khiến cuối năm 2014, PVN phải phê duyệt điều chỉnh tăng thêm tổng mức đầu tư hơn 10.457 tỷ đồng, theo VnExpress
Dự án được khởi công xây dựng vào tháng 5/2015 và theo Quyết định của Thủ tướng ban hành năm 2013 thì sẽ phát điện tổ máy 1 vào năm 2018, tổ máy 2 vào năm 2019.
Tuy nhiên, Ban Quản lý dự án cho biết, đến tháng 9/2017 dự án bị chậm tiến độ xấp xỉ 26%, tương ứng 15 tháng so với yêu cầu.
Cơ quan thanh tra cũng chỉ ra, việc lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng công trình, PVN đã không lấy ý kiến các cơ quan liên quan về khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn và khả năng cấp vốn theo tiến độ, phương án hoàn trả vốn để thẩm định dự án trước khi quyết định phê duyệt dự án đầu tư.
Phối cảnh dự án nhà máy nhiệt điện Sông Hậu 1. (Ảnh: Phapluat)

Trước khi Quốc hội bấm nút về Luật Đặc Khu

Bởi
 AdminTD
 -

3-6-2018
Có thể trên thực tế Quốc hội dưới sự lãnh đạo của đảng đã bấm nút về Luật Đặc khu rồi, hoặc ai không định bấm rồi sẽ phải bấm (như biểu quyết sáp nhập Hà Tây vào với Thủ đô) nhưng tôi vẫn kiên nhẫn nói thêm với các vị đôi điều.
Các vị đã từng cho phép thành lập những Tập đoàn kinh tế nhà nước, với lý lẽ để tạo nhiều quả đấm thép đưa nước ta bắt kịp Hàn Quốc. Khi đó ai nói khác đi là bị dọa “Bộ chính trị đã đồng ý”. Giờ thì nhìn đấy, mô hình Tập đoàn kinh tế là thảm họa chưa có lối thoát cho đất nước, là nơi công nghệ rác thải của Trung Quốc làm mưa làm gió trên lưng người dân Việt. Và thay vì mau mau sánh kịp Hàn Quốc, chúng ta tụt lại so với họ thêm một quãng dài miên man.

Lê Hồng Hà - Lưu manh tài phiệt, Trần Bắc Hà!

Trần Bắc Hà sinh 1956 tại Hà Tây, bố quê gốc ở Hoài Ân, Bình Định tập kết ra Bắc. CMND số 211455986, đăng ký KKTT tại số nhà 20 Hàng Tre, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hà có 35 năm công tác ngân hàng, phần lớn thời gian là làm sếp. Hà nghỉ hưu ngày 1/9/2016.

Trụ sở tại Lào và là biệt phủ của Trần Bắc Hà
Di sản Hà để lại cho BIDV là một “rừng” nợ xấu. Con số mà HAGL của bầu Đức nợ 27 ngàn tỷ là một ví dụ. Gu của Hà luôn là đầu đinh, áo sơ mi cộc tay, khuôn mặt như muốn “ăn thịt” người khác. Nhìn cái trán quá “ngắn” của hắn, cũng đủ hiểu tấm bằng “cử nhân tài chính” của hắn có vấn đề.

'Tôi cho rằng cần trưng cầu dân ý về Luật Đặc khu'


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam, cho rằng Quốc Hội Việt Nam nên cần trưng cầu dân ý về Luật Đặc khu Kinh tế.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 03/6/2018 từ Hà Nội, nguyên Đại biểu Quốc Hội Việt Nam nói 'ý Đảng cần hợp với lòng dân' và vì 'đất đai là của toàn dân', an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia cũng 'liên quan đến toàn dân', nhất là với thời hạn quy định cho thuê đất lên tới 99 năm, nên nhà nước và Quốc hội Việt Nam cần phải trưng cầu dân ý về đạo luật các đặc khu dự định tiến hành thông qua vào trung tuần tháng Sáu này.

SÁNG KIẾN CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN VIỆT CHIẾN:ĐỀ NGHỊ QUỐC HỘI VIỆT NAM THÔNG QUA LUẬT ĐẶC KHU ĐỐI VỚI 2 QUẦN ĐẢO HOÀNG SA - TRƯỜNG SA


57 phút· 


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng, đại dương, bầu trời, đám mây, sợi, ngoài trời, nước và thiên nhiên

Tại sao không? Tại sao à?
Ta có huyện đảo Hoàng Sa lâu rồi
Bây giờ xây đặc khu chơi
Mỹ, Anh, Nhật, Pháp... xin mời đầu tư
Còn Tầu xin chớ cho vô

99 NĂM: ĐỪNG TRỞ THÀNH TỘI ĐỒ CỦA LỊCH SỬ


Không có văn bản thay thế tự động nào.
Quốc hội, chính phủ, các bộ trưởng và khá nhiều quan chức Việt Nam đang ủng hộ việc cho thuê đặc khu kinh tế ở Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc với thời gian 99 năm. Với tư cách công dân chưa hề phạm pháp, đóng thuế đầy đủ, tôi cực lực phản đối quyết định này.
Trước hết, phải nhắc lại rằng hình thức đặc khu kinh tế đã lỗi thời, ngày nay nó không còn là động lực thúc đẩy kinh tế nữa mà lại mang nhiều nguy hiểm cho chủ quyền của các nước áp dụng hình thức này. Các tập đoàn lớn của các cường quốc kinh tế không còn mặn mòi với các đặc khu của các nước chậm hoặc đang phát triển. Trên thế giới hiện nay, Trung quốc vẫn là nước rất tích cực hình thái này. Bởi mục đích của họ không chỉ thuần tuý kinh tế mà trong đó ngấm ngầm âm mưu chính trị.

LỜI CẢNH BÁO KINH HOÀNG CHO ĐẶC KHU KINH TẾ VÂN ĐỒN

Bài của Hoàng Tuấn Minh
Trong hình ảnh có thể có: ngoài trời, thiên nhiên và nước
Một chủ trương “Bộ Chính trị đã kết luận rồi” đang được Quốc hội Việt Nam thảo luận “phải bàn để ra luật, chứ không thể không ra luật” đó là “Luât đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong , Phú Quốc”. Vì bộ luật này có liên quan tới chủ quyền, an ninh quốc gia và tài nguyên đất nước nên đã có sự tranh luận rộng rãi trên diễn đàn Quốc hội, báo chí lề phải, lề trái cũng như nhiều nhà khoa học, chuyên gia độc lập, … Đa phần cho rằng thành lập đặc khu là một hình thức đã lỗi thời, với ưu đãi về tiền thuế, đất, tài nguyên,… đặc biệt thời gian thuê đất 99 năm thì tiềm ẩn nguy cơ phương hại đến an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ nhiều hơn là cái lợi về mặt kinh tế mà nó đem lại.
Xin không bàn luận lại mà chỉ đề cập đến một số vấn đề một cách khách quan trên cơ sở khoa học và thực tiễn cho riêng Vân Đồn dưới một góc nhìn khác biệt, như một lời cảnh báo muộn màng.
Trong hình ảnh có thể có: núi, bầu trời, ngoài trời, thiên nhiên và nước
1. Vân Đồn hưởng “xái” của Hải Nam.
Cả 3 đặc khu của Việt Nam nhất là Vân Đồn không nằm trên một tuyến đường biển quốc tế nào cả, hoàn toàn đơn độc, chẳng có thành phố phát triển nào tiếp giáp để tương trợ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng chưa sẵn sàng. Thâm Quyến còn có một Hong Kong giàu có nằm kề bên cạnh. Nhìn ra ngoài biển thì đảo Hải Nam (Trung Quốc) đang án ngữ ngay trước mặt Vân Đồn. Đấy là điều bất lợi vô cùng.

NỖI LO KHÔNG NHỎ VỀ YẾU TỐ PHONG THỦY CỦA CÁC ĐẶC KHU!

NỖI LO KHÔNG NHỎ VỀ YẾU TỐ PHONG THỦY CỦA CÁC ĐẶC KHU!
Có nhiều người đặt câu hỏi với tôi về các điểm Trung Quốc đóng tại Việt Nam có dụng ý gì? Tôi xin phép đưa ra những phân tích như sau:

A- Xét Về Mặt Phong Thuỷ:
Đất nước ta trải dài từ đỉnh Lũng Cú Đồng Văn Hà Giang, đến đất mũi Cà Mau, nhìn tổng thể thế đất như một hình Rồng đầu Bắc, đuôi Nam.
Giống như một Người đứng thẳng mặt nhìn ra Biển Đông.
Đất có long mạch, người có huyệt đạo.
Việc Trung Quốc đặt các điểm trên tổng thể bản đồ Việt Nam rõ ràng là có ý đồ ta xét như sau:
Nếu xét huyệt đạo trên cơ thể bộ xương “Người Rồng„ thì đỉnh Lũng Cú là đại huyệt Bách Hội. Mũi Cà mau là huyệt Dũng Tuyền.
1- Khu vực Cao Bằng cho thuê thuộc huyệt Tiền Đình.(đầu)
2- Khu vực Móng Cái cho thuê thuộc huyệt Ấn Đường.(trán)
3- khu vực Hạ Long cho thuê thuộc huyệt Tình Minh.(mắt)
4- Khu vực Hải Phòng cho thuê thuộc huyệt Ngân Giao. (mồm)
5- Khu vực Bắc Ninh Phố Tàu Đồng Kỵ huyệt Thiên Đột.(cuống họng)
6- khu vực Nghệ An cho thuê thuộc huyệt Đại Truỳ.( T1 vùng gáy)

CHUYỆN THẬT Ở LÀNG TÔI: BT CP TRẦN TRỌNG KIM VÀ CP HỒ CHÍ MINH ĐẶNG VĂN HƯỚNG BỊ ĐẤU CHO TỚI CHẾT TRONG CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT


Trong hình ảnh có thể có: 1 người, cận cảnh
Một Bộ trưởng bị đấu tố đến chết trong cải cách ruộng đất.
Đó là ông Đặng Văn Hướng (1887 – 1954) là quan nhà Nguyễn, từng giữ chức Thị lang Bộ Công, Tham tri Bộ Hình triều đình nhà Nguyễn, Tuần vũ Hà Tĩnh, Tổng đốc Nghệ An thuộc Chính phủ Trần Trọng Kim. Sau năm 1945, từng là Quốc vụ khanh đặc trách công tác ở 3 tỉnh Thanh- Nghệ - Tĩnh trong Chính phủ Hồ Chí Minh.

THƯ NGỎ CỦA NHÀ THƠ NGUYỄN QUANG THIỀU GỬI CÁC ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI


Trong hình ảnh có thể có: đám mây và bầu trời
Thư ngỏ gửi các vị đại biểu Quốc hội
ĐẶC KHU VÀ TIẾNG KÊU CỦA NHÂN DÂN
Kính thưa các vị,
Trong những ngày này, quanh chúng ta đang vang tiếng kêu của nhân dân về một mối đe dọa mà nhân dân đang cảm thấy và nhìn thấy. Đó là mối đe dọa từ cái tên “ đặc khu”. Trong suy nghĩ đơn giản của tôi, đặc khu không phải tạo ra bất cứ điều gì gọi là sự đe dọa. Nhưng ai là người thuê đặc khu ấy trong một thời gian quá dài mới là kẻ làm ra sự đe dọa. Và trong suy nghĩ có thể là thiển cận của mình, tôi nghĩ “đặc khu” không phải là con đường duy nhất làm cho một đất nước phát triển và giàu có. Rất nhiều quốc gia giàu có trên thế giới không phải dùng phương án gọi là đặc khu mà họ đã phát triển đất nước rực rỡ. Hơn nữa, người sẽ thuê 3 đặc khu ở những vị trí rất đặc biệt và quan trọng có nguy cơ là Trung Quốc. Và chính vì người sẽ thuê 3 vị trí chiến lược của Việt Nam là Trung Quốc nên tiếng kêu của người dân mới vang lên khẩn thiết như vậy.
Trước hết, tôi muốn các vị hiểu một điều quan trọng là tiếng kêu của nhân dân xuất phát từ đâu ?
Từ cảm giác của nhân dân về sự bất an
Từ linh cảm của nhân dân về những bất trắc
Từ trí tuệ của dân dân là trí thức, văn nghệ sỹ, các nhà kinh tế học, các doanh nhân chân chính...
Từ kinh nghiệm và sự thật lịch sử của một dân tộc chống ngoại bang
Từ trách nhiệm và lương tâm của nhân dân đối với vận mệnh tương lai của đất nước.

ANH EM HỌ VƯƠNG CỦA CỦA TÔI LÊN TIẾNG VỀ LUẬT ĐẶC KHU


Đôi lời phi lộ:


Tình cờ, không hề có sự hẹn hò, ba chú cháu chúng tôi: nhà thơ Vương Trọng, nhà thơ Thạch Quỳ và tôi đều lên mạng phát biểu chính kiến của mình về Luật Đặc khu...
Nhà thơ Vương Trọng, về dòng tộc tôi phải gọi bằng ông, nhà thơ Thạch Quỳ, tên Vương Đình Huấn, gọi mẹ tôi bằng chị nên tôi là hàng cháu.Mẹ tôi người họ Vương... 
Họ Vương ở Đồng Bích, Trung Sơn, huyện Đô Lương Nghệ An nhiều đời nay vẫn có tiếng là ham thích văn chương, chữ nghĩa. Hiện nay nếu tính thêm tôi là cháu ngoại thì họ Vương có 4 hội viên Hội Nhà văn VN, ngoài 3 người kể trên còn có nhà thơ Vương Cường.
Hiện nay Hội Nhà văn VN có trên 1000 hội viên nhưng số nhà văn bày tỏ chính kiến về Luật Đặc khu chắc chưa quá 10 đầu ngón tay, riêng họ Vương của tôi có 3...
Xin tập hợp các ý kiến của chú cháu họ Vương của tôi được đưa lên FB trong mấy ngày gần đây:

-Nhà thơ Thạch Quỳ: GÁNH NẶNG; TQ THẮNG CẢ TRÊN BA MẶT TRẬN !;

 

Nhà thơ Vương Trọng: TRƯỚC NÚT ẤN LỊCH SỬ; 


Phạm Viết Đào: -ĐIỀU 5,6,7 LUẬT ĐẶC KHU:" KIM BÀI" BUÔN LẬU TRỐN THUẾ, BIẾN NGƯỜI VIỆT THÀNH "CON SEN, CỬU VẠN"...;

-ĐIỀU 32 LUẬT ĐẶC KHU: "THỜI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT 99 NĂM, ĐƯỢC THẾ CHẤP TÀI SẢN GẮN VỚI ĐẤT THUÊ VỚI TỔ CHỨC TÍN DỤNG NƯỚC NGOÀI"...CHÍNH PHỦ THÀNH "CON TIN" ?


Thạch Quỳ

GÁNH NẶNG

- Gánh nặng bậc nhất, trách nhiệm nặng nhất của người làm vua là không để mất nước.
- Gánh nặng bậc nhất, trách nhiệm cao nhất của kẻ làm quan là phải tỉnh táo, thông minh, mưu lược để giúp vua tránh được các nguy cơ mất nước.



Trong hình ảnh có thể có: 1 người, văn bản


Nhà thơ Vương Trọng gửi các Đại biểu Quốc hội:
TRƯỚC NÚT ẤN LỊCH SỬ

KẺNG NHÀ TỦ ĐÃ GIÓNG CHUẨN BỊ ĐÓN HAI ÔNG NGUYỄN BẮC SON VÀ TRƯƠNG MINH TUẤN; Vụ AVG: Ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn vi phạm kỷ luật rất nghiêm trọng

vu avg ong nguyen bac son truong minh tuan vi pham ky luat rat nghiem trong hinh 1

Vụ Mobifone mua AVG: Sau kỷ luật về Đảng, phải xử lý theo pháp luật

VOV.VN - Theo kết luận Ủy ban Kiểm tra Trung ương, vi phạm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng trong thương vụ AVG.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa kết luận những vi phạm về thương vụ MobiFone mua AVG. Theo đó, vi phạm của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn là rất nghiêm trọng. Kết luận cũng chỉ rõ trách nhiệm của ông Nguyễn Bắc Son, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về những vi phạm, khuyết điểm của Ban cán sự Đảng nhiệm kỳ 2011-2016.

Trong hình ảnh có thể có: 5 người, bao gồm Mai Nam Thắng, mọi người đang cười, mọi người đang đứng


Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa kết luận những vi phạm về thương vụ MobiFone mua AVG. Ảnh minh họa: TL
Ngay khi thông tin này được đăng tải và phát sóng trện các phương tiện thông tin đại chúng, nhiều người dân TP HCM đã bày tỏ quan điểm của mình về việc xử lý này.

CT TRẦN ĐẠI QUANG ĐI NHẬT BÀN BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG; Ở NHÀ QUỐC HỘI SẴN SÀNG " BẤM NÚT" KHAI SINH 3 ĐẶC KHU ?



Biển Đông: Trọng tâm chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch Việt Nam

Thu Hằng


mediaChủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Ảnh ngày 30/08/2016.AFP
Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Trả lời phóng viên Nhật Bản tại Hà Nội ngày 25/05/2018, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã khẳng định như trên, đồng thời ca ngợi những nỗ lực của Tokyo trong việc duy trì ổn định tại vùng biển này.

ĐẠI GIA XUÂN THÀNH, XUÂN TRƯỜNG NINH BÌNH ĐÃ HỐT, MÚC TIỀN NGÂN SÁCH NHƯ THẾ NÀO?

Choáng với dự án đội vốn ngân sách hơn 7.600 tỷ đồng của gia đình Bầu Thuỵ


Dự án nạo vét lòng sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long được điều chỉnh từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ, “phình” ra hơn 7.000 tỷ đồng do Tập đoàn Xuân Thành của gia đình nhà Bầu Thuỵ thi công đang làm dư luận dậy sóng.

   

Bầu Thụy nhận xét bất ngờ về trọng tài và bầu Đức

GPBank rao bán cổ phần công ty sở hữu khách sạn Kim Liên của Bầu Thuỵ

Bầu Hiển – Người đi xây thành công trên đống tro tàn của bầu Thụy

Vừa qua dư luận đã phải chấn động khi trong báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Kiểm toán Nhà nước cho biết tại Ninh Bình có dự án phải điều chỉnh tăng 36 lần từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2012, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011 cho thấy nhiều dự án được kiểm tra đều điều chỉnh, bổ sung với giá trị còn “khủng” hơn rất nhiều.
Nạo vét 1km sông Đáy tốn 126 tỷ đồng của công ty nhà Bầu Thuỵ
Điển hình, dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Giám Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long (chiều dài 77 km) được điều chỉnh từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ, “phình” ra hơn 7.600 tỷ đồng.
Dự án ban đầu được phê duyệt theo Quyết định số 1966/QĐ-UB ngày 27.10.2008 của UBND tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 2.078.805 triệu đồng, bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP). Dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2010 đến 2015 và đơn vị thi công là Tập đoàn Xuân Thành của gia đình Bầu Thuỵ.
 choang voi du an doi von ngan sach hon 7.600 ty dong cua gia dinh bau thuy hinh anh 1
Dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long do Tập đoàn Xuân Thành thực hiện bằng vốn ngân sách đội vốn từ  2.078 tỷ đồng lên 9.720 tỷ đồng. (Ảnh: IT)