Choáng với dự án đội vốn ngân sách hơn 7.600 tỷ đồng của gia đình Bầu Thuỵ
Dự án nạo vét lòng sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long được điều chỉnh từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ, “phình” ra hơn 7.000 tỷ đồng do Tập đoàn Xuân Thành của gia đình nhà Bầu Thuỵ thi công đang làm dư luận dậy sóng.
Bầu Thụy nhận xét bất ngờ về trọng tài và bầu Đức
GPBank rao bán cổ phần công ty sở hữu khách sạn Kim Liên của Bầu Thuỵ
Bầu Hiển – Người đi xây thành công trên đống tro tàn của bầu Thụy
Vừa qua dư luận đã phải chấn động khi trong báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2016, Kiểm toán Nhà nước cho biết tại Ninh Bình có dự án phải điều chỉnh tăng 36 lần từ 72 tỷ đồng lên 2.595 tỷ đồng.
Tuy nhiên, từ năm 2012, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011 cho thấy nhiều dự án được kiểm tra đều điều chỉnh, bổ sung với giá trị còn “khủng” hơn rất nhiều.
Nạo vét 1km sông Đáy tốn 126 tỷ đồng của công ty nhà Bầu Thuỵ
Điển hình, dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Giám Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long (chiều dài 77 km) được điều chỉnh từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ, “phình” ra hơn 7.600 tỷ đồng.
Dự án ban đầu được phê duyệt theo Quyết định số 1966/QĐ-UB ngày 27.10.2008 của UBND tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 2.078.805 triệu đồng, bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP). Dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2010 đến 2015 và đơn vị thi công là Tập đoàn Xuân Thành của gia đình Bầu Thuỵ.
Dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long do Tập đoàn Xuân Thành thực hiện bằng vốn ngân sách đội vốn từ 2.078 tỷ đồng lên 9.720 tỷ đồng. (Ảnh: IT)
Nhưng chưa đầy 02 năm sau, ngày 30.9.2010, UBND tỉnh Ninh Bình lại ban hành Quyết định số 896/QĐ-UB, điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án lên thành 9.720.954 triệu đồng. Phần bố trí bằng TPCP là 7.235.954 triệu đồng. Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, dự án đã được điều chỉnh vốn hơn 7.600 tỷ đồng. Trung bình, để nạo vét được 1km sông Đáy phải tiêu tốn hết khoảng 126 tỷ đồng.
Năm 2012, khi thanh tra về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011, Thanh tra Chính phủ đã kết luận dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long “có một số tồn tại”.
Cụ thể, chủ đầu tư đã áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Văn bản số 408/UBND-VP4 ngày 19/5/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình. Mà theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, dự án “không thuộc nhóm dự án được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu; Điều 41 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5.5.2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu”.
Lộ diện tập đoàn Xuân Thành của gia đình Bầu Thuỵ
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhà thầu thi công dự án này là tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình. Với nhiều người, khi nhắc đến Tập đoàn Xuân Thành, hầu hết đều hình dung đến “đại gia” Nguyễn Đức Thụy (“bầu” Thụy), Chủ tịch CTCP Tập đoàn ThaiGroup.
Tuy nhiên, Thaigroup là một pháp nhân độc lập, có mã số thuế riêng (MST: 2700236999) và chắc chắn không phải là pháp nhân đã được Ninh Bình chỉ định là nhà thầu tại dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi CTCP Xuân Thành Group đổi tên thành CTCP – Tập đoàn Thaigroup (vào tháng 05.2015), thì trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn tồn tại một pháp nhân có tên Tập đoàn Xuân Thành và được chi phối bởi gia đình Bầu Thụy. Đó là CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (MST: 2700523305).
Tập đoàn Xuân Thành được chi phối bởi gia đình Bầu Thuỵ (Ảnh: IT)
CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành thành lập ngày 23.07.2009 có trụ sở tại số nhà 65, đường Vân Giang, phường Vân Giang, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; do ông Nguyễn Xuân Thành (SN: 1950), Chủ tịch HĐQT, làm đại diện, đăng ký hoạt đông chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (mã ngành 4290).
Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 30.12.2014, CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành có vốn điều lệ 300 tỷ đồng và có 22 cổ đông sáng lập. Trong đó, 82% cổ phần công ty được đức tên Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Xuân Thành.
18% cổ phần còn lại được chia đều cho 9 tổ chức (mỗi bên 20%), gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển Xuân Thủy; CTCP Xuân Thịnh; Công ty TNHH Đầu tư thương mại Xuân Thành; CTCP Xuân Thành Land; Công ty TNHH MTV Chế biến khoáng sản Xuân Thiện; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Xuân Thái; CTCP Xuân Thành Group; Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình.
Đáng nói, cả 22 cổ đông sáng lập nên Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành đều có địa chỉ tại số nhà 65, đường Vân Giang, phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình (cùng địa chỉ với Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành); hoặc số nhà 8, đường 1, phố 9, phường Đông Thành, TP Ninh Bình (địa chỉ của ThaiGroup); hoặc ngắn gọn là phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình. Nhiều khả năng, đó đều là các doanh nghiệp do cha con doanh nhân Nguyễn Xuân Thành lập nên, và là thành viên của “hệ sinh thái” doanh nghiệp lừng danh đất Ninh Bình.
Theo Nguyễn Ngân (tổng hợp)
Tuy nhiên, từ năm 2012, trong kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP) về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ của nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011 cho thấy nhiều dự án được kiểm tra đều điều chỉnh, bổ sung với giá trị còn “khủng” hơn rất nhiều.
Nạo vét 1km sông Đáy tốn 126 tỷ đồng của công ty nhà Bầu Thuỵ
Điển hình, dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Giám Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long (chiều dài 77 km) được điều chỉnh từ 2.078 tỷ lên 9.720 tỷ, “phình” ra hơn 7.600 tỷ đồng.
Dự án ban đầu được phê duyệt theo Quyết định số 1966/QĐ-UB ngày 27.10.2008 của UBND tỉnh Ninh Bình với tổng mức đầu tư là 2.078.805 triệu đồng, bố trí bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ (TPCP). Dự án do Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư, triển khai từ năm 2010 đến 2015 và đơn vị thi công là Tập đoàn Xuân Thành của gia đình Bầu Thuỵ.
Dự án Nạo vét sông Đáy từ cầu Gián Khẩu đến cửa đáy để thoát lũ cho sông Hoàng Long do Tập đoàn Xuân Thành thực hiện bằng vốn ngân sách đội vốn từ 2.078 tỷ đồng lên 9.720 tỷ đồng. (Ảnh: IT)
Nhưng chưa đầy 02 năm sau, ngày 30.9.2010, UBND tỉnh Ninh Bình lại ban hành Quyết định số 896/QĐ-UB, điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án lên thành 9.720.954 triệu đồng. Phần bố trí bằng TPCP là 7.235.954 triệu đồng. Như vậy, so với kế hoạch ban đầu, dự án đã được điều chỉnh vốn hơn 7.600 tỷ đồng. Trung bình, để nạo vét được 1km sông Đáy phải tiêu tốn hết khoảng 126 tỷ đồng.
Năm 2012, khi thanh tra về công tác quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn vay, vốn tài trợ nước ngoài trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 – 2011, Thanh tra Chính phủ đã kết luận dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long “có một số tồn tại”.
Cụ thể, chủ đầu tư đã áp dụng hình thức chỉ định thầu theo Văn bản số 408/UBND-VP4 ngày 19/5/2008 của UBND tỉnh Ninh Bình. Mà theo Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh, dự án “không thuộc nhóm dự án được áp dụng hình thức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 Luật Đấu thầu; Điều 41 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5.5.2008 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu”.
Lộ diện tập đoàn Xuân Thành của gia đình Bầu Thuỵ
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, nhà thầu thi công dự án này là tập đoàn Xuân Thành Ninh Bình. Với nhiều người, khi nhắc đến Tập đoàn Xuân Thành, hầu hết đều hình dung đến “đại gia” Nguyễn Đức Thụy (“bầu” Thụy), Chủ tịch CTCP Tập đoàn ThaiGroup.
Tuy nhiên, Thaigroup là một pháp nhân độc lập, có mã số thuế riêng (MST: 2700236999) và chắc chắn không phải là pháp nhân đã được Ninh Bình chỉ định là nhà thầu tại dự án nạo vét lòng sông Đáy đoạn từ cầu Gián Khẩu đến cửa Đáy và các tuyến qua sông Đáy nhằm thoát lũ Hoàng Long.
Theo tìm hiểu của phóng viên, sau khi CTCP Xuân Thành Group đổi tên thành CTCP – Tập đoàn Thaigroup (vào tháng 05.2015), thì trên địa bàn tỉnh Ninh Bình vẫn tồn tại một pháp nhân có tên Tập đoàn Xuân Thành và được chi phối bởi gia đình Bầu Thụy. Đó là CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành (MST: 2700523305).
Tập đoàn Xuân Thành được chi phối bởi gia đình Bầu Thuỵ (Ảnh: IT)
CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành thành lập ngày 23.07.2009 có trụ sở tại số nhà 65, đường Vân Giang, phường Vân Giang, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình; do ông Nguyễn Xuân Thành (SN: 1950), Chủ tịch HĐQT, làm đại diện, đăng ký hoạt đông chính trong lĩnh vực xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác (mã ngành 4290).Theo đăng ký kinh doanh thay đổi ngày 30.12.2014, CTCP Tập đoàn kinh tế Xuân Thành có vốn điều lệ 300 tỷ đồng và có 22 cổ đông sáng lập. Trong đó, 82% cổ phần công ty được đức tên Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Phát triển Xuân Thành.
18% cổ phần còn lại được chia đều cho 9 tổ chức (mỗi bên 20%), gồm: CTCP Đầu tư và Phát triển Xuân Thủy; CTCP Xuân Thịnh; Công ty TNHH Đầu tư thương mại Xuân Thành; CTCP Xuân Thành Land; Công ty TNHH MTV Chế biến khoáng sản Xuân Thiện; Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Xuân Thái; CTCP Xuân Thành Group; Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình.
Đáng nói, cả 22 cổ đông sáng lập nên Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành đều có địa chỉ tại số nhà 65, đường Vân Giang, phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình (cùng địa chỉ với Tập đoàn Kinh tế Xuân Thành); hoặc số nhà 8, đường 1, phố 9, phường Đông Thành, TP Ninh Bình (địa chỉ của ThaiGroup); hoặc ngắn gọn là phường Vân Giang, Tp. Ninh Bình. Nhiều khả năng, đó đều là các doanh nghiệp do cha con doanh nhân Nguyễn Xuân Thành lập nên, và là thành viên của “hệ sinh thái” doanh nghiệp lừng danh đất Ninh Bình.
Thầu dự án 72 tỷ đội vốn thành 2.600 tỷ: Đại gia Xuân Trường tầm cỡ đến đâu
01/06/2018 09:45 GMT+7
Dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê do UBND tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường trúng thầu xây lắp với vốn đầu tư ban đầu 72 tỷ đồng.
Ở Việt Nam, có 2 đại gia nổi tiếng thay vì chi tiền vào các dự án bất động sản để bán nhà đất thu lời, lại đổ hàng nghìn tỷ để xây dựng các khu du lịch tâm linh. Một người xây lạc cảnh tại Đại Nam là ông Huỳnh Uy Dũng và người còn lại là ông Nguyễn Văn Trường, đại gia xây chùa Bái Đính tại Ninh Bình.
Ông Nguyễn Văn Trường cũng chính là Tổng giám đốc Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường, đơn vị trúng thầu xây lắp của dự án nạo vét, kè đá 2 bờ sông Sào Khê (dự án Sào Khê) đang gây tranh cãi tại Quốc hội những ngày qua.
Dự án do UBND tỉnh Ninh Bình làm chủ đầu tư với tổng vốn ban đầu 72 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, sau đó bị đội vốn thành 2.595 tỷ đồng, gấp 36 lần.
Dự án Sào Khê do UBND tỉnh Ninh Bình là chủ đầu tư và doanh nghiệp Xuân Trường là đơn vị trúng thầu xây lắp. |
Đại gia Nguyễn Văn Trường là ai?
Ông Nguyễn Văn Trường sinh năm 1963 tại Ninh Bình và là một trong những doanh nhân được vinh danh trong "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu" và "Cúp Vàng hội nhập kinh tế quốc tế".
Ông cũng chính là Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Du lịch Hoa Lư (đơn vị vận hành khu du lịch Hoa Lư Ninh Bình); Giám đốc khách sạn Hoa Lư. Vị đại gia cũng tham gia vào nhiều hoạt động của giới doanh nhân như Ủy viên Ban Chấp hành Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khóa V.
Tên tuổi của ông gắn liền với những dự án du lịch tâm linh trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nổi tiếng nhất phải kể tới Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình xây dựng năm 2006.
Đại gia Nguyễn Văn Trường, Tổng giám đốc doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường. |
Cùng năm 2006, tỉnh Hà Nam phê duyệt quy hoạch Khu du lịch Tam Chúc - Ba Sao với tổng vốn đầu tư gần 11.000 tỷ đồng, Công ty Xây dựng Xuân Trường cũng chính là chủ đầu tư được chọn để triển khai dự án.
Với diện tích lớn, khu du lịch này bao gồm khu lòng hồ Tam Chúc, chùa Ba Sao, khu đón tiếp nghỉ dưỡng, sân golf 36 lỗ... Đây được xem là chuỗi quần thể nằm trong khu danh thắng Chùa Hương; Vân Long - Tam Cốc - Bích Động - Tràng An - Bái Đính, nằm trong trục du lịch tâm linh khu vực phía Bắc.
Từng chia sẻ với báo giới, ông Trường cho biết niềm vui lớn nhất của ông là hàng nghìn người dân Gia Viễn có việc làm, thu nhập ổn định khi quần thể hang động Tràng An và chùa Bái Đính đi vào hoạt động.
“Có người đã đúc kết rất đúng rằng đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày thôi, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời. Và cái để lại đó, nếu nó thực sự đáng quý, thì cũng chẳng cần khoa trương, nó vẫn quý”, ông Trường nói.
Trước đó, cuối năm 2015, doanh nghiệp Xuân Trường cũng đề nghị Hải Phòng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch văn hóa tâm linh tổng hợp đảo Cái Tráp với tổng vốn đầu tư gần 9.800 tỷ đồng.
Ông chủ khu du lịch tâm linh 15.000 tỷ đồng
Nổi danh với Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, nhưng dự án lớn nhất của vị đại gia này lại nằm ở Thái Nguyên. Đó là dự án xây dựng khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc với vốn đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng. Đây cũng là nơi dự kiến sẽ xây tháp Phật giáo lớn nhất thế giới với chiều cao 150 m, nền móng tháp có chiều rộng 10.000 m2, có thể chứa được từ 5.000-10.000 người cùng lúc.
Nổi danh với Khu du lịch Tràng An - chùa Bái Đính, nhưng dự án lớn nhất của vị đại gia này lại nằm ở Thái Nguyên. Đó là dự án xây dựng khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc với vốn đầu tư lên tới 15.000 tỷ đồng. Đây cũng là nơi dự kiến sẽ xây tháp Phật giáo lớn nhất thế giới với chiều cao 150 m, nền móng tháp có chiều rộng 10.000 m2, có thể chứa được từ 5.000-10.000 người cùng lúc.
Hồ Núi Cốc, nơi đại dự án 15.000 tỷ của đại gia đất cố đô đang được triển khai. |
Tuy nhiên, trong cuộc họp bàn về tình hình triển khai các dự án thuộc Khu du lịch Hồ Núi Cốc mới đây của UBND tỉnh Thái Nguyên cho biết sau 2 năm khởi công, siêu dự án này mới đang giải phóng mặt bằng và một số hạng mục.
Cụ thể, doanh nghiệp Xuân Trường đã ứng kinh phí phục vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng khoảng 20 ha. Dự án cổng số 1 vào Khu du lịch Hồ Núi Cốc, sau khi được các cấp có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư sẽ hoàn thiện hồ sơ trình Sở Xây dựng cấp giấy phép xây dựng trong tháng 3.
Ngoài các dự án du lịch tâm linh, đại gia Xuân Trường cũng từng đầu tư vào các khu du lịch và dự án khác như hồ Đồng Chương; tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế; công viên văn hóa Tràng An. Ông cũng đã chi 200 tỷ đồng để hoàn thiện nhà khách 5 sao trên diện tích 20.000 m2, theo phong cách Á Đông cổ điển.
(Theo Zing)
Tại sao lại xin Thủ tướng miễn thuế cho tỉ phú Xuân Trường?
Nhiều ý kiến cho rằng nếu miễn thuế cho đại gia Xuân Trường sẽ tạo ra tiền lệ xấu.
Bộ Tài chính xin Thủ tướng miễn thuế cho ô tô của đại gia Xuân Trường
Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, trình Thủ tướng xem xét, xử lý miễn thuế nhập khẩu cho 20 xe ô tô từ 30 đến 54 chỗ ngồi của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (Xuân Trường).
Tỷ phú Xuân Trường: Ăn chay, kín tiếng và những dự án nghìn tỷ
Với tâm niệm sống "đại gia thì cũng chỉ ăn được 3 bữa cơm một ngày, cái khác biệt là họ sẽ để lại cái gì cho đời", tỷ Phú Xuân Trường đã mạnh tay chi rất nhiều tiền để xây dựng các công trình nổi tiếng, để đời.
Đại gia Xuân Trường Ninh Bình xây tháp phật giáo lớn nhất thế giới 10.000 tỷ
Chùa Tháp có chiều cao 150m, nền móng Tháp có chiều rộng 10.000m2, Chùa Tháp có thể chứa được từ 5 đến 10 nghìn người trong cùng một thời điểm.
Tỷ phú Xuân Trường Ninh Bình: Không ép ai đến đường cùng
Bản chất của tỷ phú Nguyễn Văn Trường là thuần hậu. Dường như ông không bao giờ muốn chạm đến cái ngưỡng cuối cùng trong xử thế. Thân ai, cũng không thân quá. Muốn ép ai, cũng không ép người ta đến đường cùng (dù ông đúng).
Xuân Trường, Xuân Thành, tỷ phú Ninh Bình chấn động ngàn tỷ
Các doanh nhân Ninh Bình liên tục tái xuất trong những ngày đầu năm mới với những thương vụ, dự án ngàn tỷ chấn động giới đầu tư.
Tỷ phú Xuân Trường Ninh Bình xây siêu dự án ở Hồ Núi Cốc
Ông Trường là người đầu tư cả nghìn tỷ đồng vào Khu Du lịch Tràng An - chùa Bái Đính ở cố đô Hoa Lư, cùng nhiều khu du lịch khác như hồ Đồng Chương, công viên văn hóa Tràng An, tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét