Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Ăn cơm Việt Nam, đại gia Vũ Văn Tiền rước Trung Quốc kiểm soát thêm một vị trí xung yếu của đất nước?

 

 -
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã bao phen dâu bể, hết nóng lại đến lạnh, hết thăng lại đến trầm, song có một thứ không bao giờ thay đổi – đó là dã tâm thôn tính dải đất hình chữ S của các bộ óc Trung Cộng. Ấy vậy mà, nhiều doanh nhân mang dòng máu Việt Nam nhưng từ lâu đã ngầm bán mình cho Tàu Cộng, hết Trịnh Văn Quyết của FLC nhiều lần không giấu nổi ý định chuyển nhượng các dự án resort, casino ven biển từ Bắc đến Nam cho Trung Quốc để gán số nợ mượn của ngân hàng nước này và ôm mớ vốn đồ sộ. Hay Vũ Văn Tiền, ông chủ Geleximco không chỉ nhiều lần tha thiết đề nghị “rước” Trung Quốc về làm dự án sân bay Long Thành, kiểm soát ngành hàng không Việt Nam, nay lại “một mực” đòi giao Trung Cộng dự án nhiệt điện Quỳnh Lập 1 tại Nghệ An, dẫn lối cho Đại Hán vào kiểm soát vị trí xung yếu đất nước.
Trong kỷ nguyên của chiến tranh hiện đại, lợi dụng triệt để xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, cộng với sự “ngây thơ đến mức khờ khạo”, mờ mắt vì đồng tiền của một số doanh nhân Việt Nam qua sách lược “biến chủ nợ thành đối tác”, Trung Quốc đã chiếm lĩnh được một loạt vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng của Việt Nam trên khắp cả nước.
Mục đích của các ông chủ Trung Nam Hải là thiết lập những gọng kìm Đại Hán hòng siết chặt dải đất hình chữ S từ bốn phương tám hướng, khiến Việt Nam không thể cựa quậy (hoặc nếu cựa quậy được “chưa đánh đã thua”), rồi chờ cơ hội thuận lợi biến Việt Nam thành “một bộ phận trong cộng đồng các dân tộc Trung Hoa”.
Ăn cơm Việt Nam, Vũ Văn Tiền bán mình làm tay sai cho Trung Quốc xâm chiếm đất nước?
Nhiệt điện than: vũ khí đa mục đích của Bắc Kinh
Trong mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc nhiều năm qua, có lẽ ai cũng nhận thấy một “điểm nhấn” nổi bật: nhiệt điện than. Hầu hết các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam đều do Trung Quốc hoặc đầu tư theo hình thức BOT, hoặc làm tổng thầu (EPC), hoặc cung cấp thiết bị. Điều đáng nói, Trung Cộng hầu như chẳng mất công sức gì nhiều để dành lấy những hợp đồng này. Chỉ cần một doanh nghiệp Việt Nam làm bình phong trúng thầu dự án, rồi âm thầm hoặc công khai “mời” thêm một đối tác Trung Quốc vào làm chung, vậy là cả hai bên đều hưởng lợi: Doanh nghiệp Việt nhận được khoản phong bì, hậu ái hậu hĩnh, còn Trung Quốc… thì tất nhiên phải lợi được hơn cả 1 dự án.

Nói về chiến lược đầu tư nhiệt điện than của Bắc Kinh, đây là một mũi tên trúng nhiều đích của Bắc Kinh. Thứ nhất, Trung Cộng kiểm soát được an ninh năng lượng của Việt Nam. Các nhà máy nhiệt điện “made in China” ấy có thể ngừng hoạt động hoặc bị vô hiệu hoá bất cứ lúc nào, thậm chí có thể trở thành những quả bom nổ chậm chỉ còn chờ “kích hoạt”.
Thứ hai, Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ các loại máy móc, thiết bị nhiệt điện công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cao, trong bối cảnh những năm gần đây Trung Quốc đã đóng cửa hàng loạt dự án nhiệt điện than thuộc loại này.
Thứ ba, nhà đầu tư Trung Quốc vốn là “bậc thầy” thiên hạ về những chiêu trò tha hoá doanh nhân, quan chức các nước sở tại; thế nên, bằng các khoản “lại quả” hậu hĩnh, mà thực chất là “lấy mỡ nó rán nó”, Bắc Kinh có thể thao túng được một bộ phận doanh nhân, quan chức Việt Nam rồi biến họ thành những “quân bài” phục vụ cho lợi ích lâu dài của các ông chủ Trung Nam Hải.
Cuối cùng, và đặc biệt nguy hiểm, thông qua các dự án nhiệt điện than, Trung Quốc có thể kiểm soát được những vị trí xung yếu về an ninh quốc phòng trên khắp Việt Nam. Tình trạng các nhà máy và trung tâm nhiệt điện được thành lập tại những vị trí xung yếu rồi “nhà đầu tư” Trung Quốc được “phù phép” để trở thành chủ đầu tư dự án và “cắm chốt” tại đó trong hàng chục năm đã được chúng tôi cảnh báo từ mấy năm trước. Đó không chỉ là Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân, Trung tâm Nhiệt điện Duyên Hải và Trung tâm Nhiệt điện Sông Hậu…
Bổn cũ soạn lại?
Mấy ngày qua, truyền thông nhà nước đưa tin, Bộ Công thương đã đề nghị Chính phủ thay thế nhà đầu tư Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 từ Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) bằng liên danh Geleximco – HUI (Công ty TNHH Hồng Kông United Investors Holding, Trung Quốc). Lý do là TKV không đủ năng lực tài chính sẽ làm chậm tiến độ triển khai, vận hành dự án vào năm 2022 – 2023 theo Quy hoạch điện VII quốc gia, còn Geleximco thì từ lâu đã đấu thầu làm dự án. Do vậy, Bộ Công thương mong muốn Thủ tướng Chính phủ “xem xét chấp thuận” đề xuất trên. Tuy nhiên, Bộ Công thương cũng cảnh báo, nếu giao dự án này cho liên danh Geleximco – HUI, 80% tổng mức đầu tư dự án sẽ phải đi vay từ Trung Quốc.
Vị trí Trung tâm Điện lực Quỳnh Lập 1 vô cùng hiểm yếu về mặt quốc phòng
Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 nằm trên diện tích 150 ha, tổng vốn đầu tư 2,4 tỉ USD, gồm 2 tổ máy với tổng công suất 1.200 MW, được Chính phủ giao cho TKV làm chủ đầu tư. Đây là một trong hai dự án thuộc Trung tâm Điện lực Quỳnh Lập và được TKV làm lễ động thổ ngày 1/10/2015, nhưng từ đó đến nay dự án vẫn dẫm chân tại chỗ.
Tháng 3/2009, tại Công văn số 1388/VPCP-KTN, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch địa điểm Trung tâm Điện lực Quỳnh Lập, tại xã Quỳnh Lập, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đây là một vị trí nằm ngay bên bờ Biển Đông, chỉ cách quốc lộ 1A và đường sắt Bắc Nam vài km và đặc biệt là giáp cảng nước sâu Nghi Sơn. Khoảng cách từ Nghi Sơn đến các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên đảo Hải Nam là chừng 300km.
Như vậy, có thể nói Trung tâm Điện lực Quỳnh Lập là một địa điểm nhạy cảm về an ninh quốc phòng. Nếu Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 được giao cho Trung Quốc làm chủ đầu tư thì vô cùng nguy hiểm, bởi điều đó đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể bố trí tại đây một đội quân túc trực trong hàng chục năm.
Khi hữu sự, đội quân nằm vùng sẽ mở đường cho lực lượng từ biển đổ bộ vào, khống chế cảng nước sâu Nghi Sơn để các tàu hải quân trọng tải lớn (mang theo các loại vũ khí hạng nặng) cập cảng.
Đến đây thì quý độc giả hẳn đã hiểu nguyên do vì sao Trung Quốc lại tìm cách thuê các khu rừng đầu nguồn giáp biên giới Việt – Lào ở Nghệ An từ nhiều năm trước: lực lượng nằm vùng tại đây sẽ mở đường cho cánh quân từ Vân Nam kéo sang Lào rồi theo quốc lộ 48A và quốc lộ 36 đánh xuống Hoàng Mai, hợp lực với cánh quân đổ bộ từ biển vào để chia cắt Việt Nam thành 2 phần tại khu vực này.
Xử lý thế nào?
Trong cuộc họp Chính phủ ngày 4/5/2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu các cấp chính quyền từ nay trở đi phải tuân thủ quy định: Ở những vị trí nhạy cảm về quốc phòng – an ninh, việc thu hồi đất phải được thảo luận, lấy ý kiến của các cơ quan chức năng, cũng như lấy kiến của nhân dân để không tạo nên bức xúc và khiếu kiện đông người.
Vì vậy, mặc dù Dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 đã được giao cho TKV làm chủ đầu tư, nhưng nay nếu muốn giao lại cho liên danh Geleximco – HUI, kéo theo những hệ luỵ về ô nhiễm môi trường và đặc biệt là về an ninh quốc phòng, Bộ Công thương phải tổ chức thảo luận, lấy ý kiến của các cơ quan chức năng và nhân dân địa phương. Việc họ chưa thực hiện thủ tục bắt buộc đó mà đã trình Thủ tướng rõ ràng là sai về mặt quy trình, trái với chỉ đạo của Thủ tướng mà quên rằng Trung Quốc gần như là đối tượng duy nhất luôn đe doạ và nhăm nhe xâm phạm an ninh quốc gia của Việt Nam.
Trong khi đó, hết “Thép Cà Ná” lại đến “Nhiệt điện Quỳnh Lập 1”, xem ra “nhóm lợi Tàu” đã bén rễ tại Bộ Công Thương, bộ ngành quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Và thông qua những tay chân của Trung Nam Hải mang mác “doanh nhân” như Vũ Văn Tiền, Trịnh Văn Quyết… Trung Cộng dường như ngày càng tiến gần đến tham vọng bá quyền, độc chiếm Biển Đông và làm bàn đạp tiến vào nước ta mà không cần tốn một viên đạn nào.
Nguồn: VOA Tiếng Việt / FB Ngoc Nghi / Người Đưa Tin

Không có nhận xét nào: