Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

Trịnh Văn Quyết ra sức thay mặt Tàu Cộng khống chế đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi; ROS giảm kịch sàn, Trịnh Văn Quyết bắt đầu nhận quả đắng sau những cú lừa đảo “ngoạn mục”


 


 -
Cách đây 3 năm, cả nước phản ứng vì thông tin tỉnh Quảng Ngãi dự định thuê một tập đoàn thuộc nhà nước Trung Quốc xây dựng đồ án quy hoạch đảo Lý Sơn. Với vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về an ninh quốc phòng: nhìn ra bao quát cửa ngõ Biển Đông, nhìn vào là vị trí xung yếu của miền Trung, nếu để một tập đoàn nhà nước Trung Quốc quy hoạch Lý Sơn thì khó ai có thể an lòng.
Câu chuyện trên chưa kịp chìm xuồng, thì mới đây, thông tin Quảng Ngãi vội vàng giao vùng đất chiến lược Bình Châu – Lý Sơn cho Tập đoàn FLC làm dự án du lịch bằng tiền vay Trung Quốc đang làm bức xúc dư luận tuần qua.

Trịnh Văn Quyết và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đẩy nhanh việc thu hồi đất làm dự án

BÌnh Châu, Lý Sơn nổi tiếng trong lịch sử với nghề cá truyền thống và những hải đội Hoàng Sa, góp phần khẳng định chủ quyền quốc gia trên vùng biển này. Với ngư dân Lý Sơn, vùng biển Hoàng Sa nhiều thế kỷ qua giống như sân nhà của họ. Nhưng kể từ khi Trung Quốc bao vây Biển Đông và ra sức ngăn cản bằng vũ lực, dâm tàu, cướp bóc, bắt bớ, bắn giết ngư dân Việt trên Biển Đông, nghề cá của Bình Châu, Lý Sơn gặp kiếp nạn. Nhiều gia đình ngư dân mất của, mất người, không còn điều kiện ra biển nữa. Tuy vậy, Lý Sơn, Bình Châu vẫn luôn là biểu tượng, lịch sử và thực tế khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của người Việt từ nhiều thế kỷ qua.

Dự án du lịch cao cấp của FLC với tiền vay Trung Quốc nay có khả năng xóa sổ ký ức ít ỏi còn lại về những đội hùng binh Hoàng Sa trong lịch sử cũng như nghề cá truyền thống Bình Châu – Lý sơn tại vùng biển Hoàng Sa.
Điều đáng nói, không rõ vì lý do gì mà UBND tỉnh Quảng Ngãi vô cùng sốt sắng ứng trước 500 tỷ đồng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng cho dự án của FLC dự kiến sẽ khởi công ngày 19/05/2018. Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, nhà đầu tư không cần bỏ tiền ra trước, chỉ ra lệnh, thì lập tức cả hệ thống chính trị tỉnh Quảng Ngãi nhanh chóng vào cuộc và lấy tiền thuế của dân ra để ứng trước cho việc giải phóng mặt bằng. Nói giải phóng theo thuật ngữ tự điển là làm cho đời sống người dân tốt hơn sau khi di dời, nhưng ở đây dự đoán có nhiều điều oan khiên sẽ ập đến cho người dân 2 huyện Bình Sơn và Lý Sơn của Quảng Ngãi.

Huyện đảo Lý Sơn có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng Việt Nam sẽ nhanh chóng trở thành khu du lịch nghỉ dưỡng, điểm đến yêu thích của Tàu Cộng?

Nhiều nguồn tin bên lề từ các bạn học luật với ông Trịnh Văn Quyết cho hay, bản thân Trịnh Văn Quyết chẳng có tiền đồng nào, nói tập đoàn cho oai chứ năm 2008 mới thành lập kiểu “tay không bắt giặc”. Được thời, nhờ các thế lực ngầm chống lưng, rót tiền mà phất lên. Không những gần gũi với ông Trịnh Văn Chiến của Thanh Hóa – bởi thế nên y mới dễ dàng thâu tóm hàng loạt đất vàng của Thanh Hóa mà không cần đồng nào, ngân sách tỉnh thậm chí còn làm đường sẵn tới tận dự án của y. Trịnh Văn Quyết còn có mối quan hệ thân thiết với Tàu Cộng, vay nợ hàng trăm tỷ đồng của Ngân hàng Trung Quốc chỉ trong một cái búng tay. Tất nhiên, đằng sau đó là những điều khoản “đen” nào thì nhiều người cũng có thể đoán được. Hiện FLC của Trịnh Văn Quyết đã chính thức đánh tiếng sẵn sàng nhượng cả dự án – tất cả đều nằm ven biển và có địa thế hết sức quan trọng trong việc phòng thủ quân sự và bảo vệ đất nước – cho nhà đầu tư nào có nhu cầu. Rõ rồi, những vùng biển chiến lược đó, còn ai có nhu cầu chiếm hơn cả ngoại trừ Tàu Cộng đây?
Trở lại dự án ở Quảng Ngãi, để bàn giao mặt bằng cho Tập đoàn FLC thì hơn 2.000 hộ dân sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có 790 hộ phải di dời nhà cửa, tái định cư. Về đất quốc phòng (0,77 héc-ta) thì ngoài Đồn biên phòng xã Bình Hải, còn có một ngôi chùa, ba nhà văn hóa thôn, một trường tiểu học và một trường mầm non cũng sẽ phải bị đập bỏ, di dời.
Trong số 12 công văn hỏa tốc mà lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi sốt sắng ban hành chỉ trong vòng 45 ngày liên quan đến dự án của FLC, thì công văn ngày 18/4 là gây nhiều mối quan ngại nhất khi “yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc”, di dời đồn biên phòng, mỗi 8km mở 1 lối đi xuống biển… Đồng thời, để “phục vụ” FLC, tỉnh Quảng Ngãi còn đề xuất cho doanh nghiệp này ứng 500 tỷ đồng để khẩn trương bồi thường giải phóng mặt bằng cho kịp khởi công vào ngày 19/5.
Chưa nói đến bài học mà tỉnh Quảng Bình cho FLC ứng gần 200 tỷ để giải phóng mặt bằng, sau bao nhiêu năm mới trả được 70 tỷ rồi… im luôn và câu hỏi liệu điều ấy có lặp lại đối với Quảng Ngãi. Thì nỗi lo về an ninh quốc phòng, nhất là trong bối cảnh chủ quyền biển đảo, thì có lẽ lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi nên cân nhắc lại, bởi trước mắt, là hại nhiều hơn lợi.
Quảng Ngãi đang vào Hạ. Mùa này lẽ ra người dân sẽ nghe những con ve sầu kêu ve ve ra rả. Nhưng thực lạ, một cơn cuồng phong ở đâu ập đến với bầu trời xám xịt như trong mùa giông bão, mặt nước biển đục ngầu giận dữ, bà con chỉ còn viêc ngước mặt lên trời mà gọi Trời ơi! Một góc khác ở thành phố Quảng Ngãi, các biệt phủ xe con lui tới liên tục. Người dân nghe nhiều tiếng cười vui rôm rả.
Liệu chính quyền các tỉnh thành đang sốt sắng, cả bộ máy vào cuộc để FLC làm dự án có bao giờ tự hỏi: Vì sao Trịnh Văn Quyết liên tục đến các tỉnh thành ven biển để làm dự án? Các dự án trong đất liền của Quyết thì làm chơi, thậm chí để hoang nhiều năm không động đến, vậy mà các resort ven biển thì đua nhau mọc lên như nấm, gần như rải đều khắp đất nước, tập trung chủ yếu ở khu vực miền Trung hiểm yếu. Vì sao hãng hàng không của Trịnh Văn Quyết là Bamboo Airlines, nhắc đến Bamboo – người nước ngoài sẽ liên tưởng đến Việt Nam hay đến hình ảnh gấu trúc Panda và cây tre? Rồi thì việc Quyết được Ngân hàng Trung Cộng rót vốn quá dễ dàng, lấy gì đảm bảo? Phải chăng là những bãi biển miền Trung, resort cao cấp ven biển, đất đặc khu, casino đã có giấy phép? Và có ai tự hỏi, vì sao chỗ nào càng có vị trí hiểm yếu về phòng thủ, an ninh quốc phòng thì Trịnh Văn Quyết càng “chơi lớn”, xây dựng những siêu dự án nghỉ dưỡng hay không?
Những năm qua, dự án của FLC chỗ nào dân cũng phản đối khắp các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Quảng Bình… Đến đâu, FLC cũng dùng chiêu dụ dỗ rằng, thu hút con em địa phương, chuyển đổi ngành nghề, nhưng thực chất chỉ toàn là ép dân để lấy đất, đẩy người dân vào chỗ trắng tay. Để rồi tiếp theo đó là cả hệ thống chính quyền tỉnh vào cuộc, “cấp tốc” di dời giao đất cho Trịnh Văn Quyết làm dự án, thậm chí không cần thu một xu, xuất ngay ngân sách để phục vụ cho doanh nghiệp này. Tỉnh ép xuống huyện, huyện ép xuống xã, xã ép xuống thôn. Tại sao thế?
Rồi đây, chắc chắn người dân Lý Sơn sẽ “đổi đời”, không còn ra biển nữa, họ chỉ cần học nói tiếng Tàu, đổi đời bằng cách phục vụ khách du lịch Trung Quốc tràn ngập như nước lũ, phục vụ cho chúng để nhận lại những đồng Nhân dân tệ. Những ngôi mộ gió của cha ông, miếu âm hồn thờ cúng lính Hoàng Sa, các dòng họ nổi tiếng của đội hùng binh được triều đình phong tặng … nay trở thành địa chỉ du lịch, giải trí cho những người khách từ quốc gia luôn có dã tâm cướp biển, cướp đảo và cướp đi sư sống bình yên của vùng đất này.
Họ đã thắng mà chẳng cần pháo hạm, tên lửa, tàu sân bay. Chỉ bằng nhân dân… tệ. Càng nhiều tệ càng mau thắng.
Nguồn: FB Hung Nguyen

ROS giảm kịch sàn, Trịnh Văn Quyết bắt đầu nhận quả đắng sau những cú lừa đảo “ngoạn mục”


 -
Từng là “tỷ phú” giàu nhất sàn chứng khoán với sự thăng hoa vượt trội của cổ phiếu ROS, nhưng hiện nhiều mã cổ phiếu gắn với cái tên Trịnh Văn Quyết (FLC, ROS, HAI, ART, AMD,…) đang phải ngụp lặn dưới giá trị sổ sách. Nếu như trước kia Quyết tận dụng triệt để chiêu trò tung tin với những dự án nghìn tỷ hoành tráng hòng thổi nung nóc giá trị ảo cho cổ phiếu để kiếm lời, thì nay sau một lọat tai tiếng không thể nào cứu vãn, giờ Quyết chỉ biết nài nỉ niềm tin từ các nhà đầu tư, thậm chí là phải sang Mỹ xin viện trợ cho các dự án đang thoi thóp. Phải chăng thời kỳ huy hoàng của ông “tỷ phú giấy” này đã chấm dứt?
Kể từ khi cổ phiếu ROS chính thức được niêm yết tập trung tại Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 09/2016, câu chuyện về sự lên xuống thất thường của ROS vẫn gây xôn xao dư luận đến tận bây giờ. Đáng tiếc là sự xôn xao ấy lại mang nhiều thông điệp tiêu cực hơn là tích cực.
Hiện nhiều mã cổ phiếu gắn với cái tên Trịnh Văn Quyết (FLC, ROS, HAI, ART, AMD,…) đang phải ngụp lặn dưới giá trị sổ sách
Nổi bật nhất là sự kiện Trịnh Văn Quyết âm mưu làm cáp treo vào Hang Én thời điểm cuối năm 2016, rồi đến đầu năm 2017 FLC bèn dùng thủ đoạn xây trước trả lời sau thì bị người dân, nhà báo và khách du lịch phát giác cáo buộc, lập tức ngưng lại.
Việc Trịnh Văn Quyết âm mưu xây cáp treo vào Hang Én khi đó giá cổ phiếu ROS được thổi bong bóng tăng cả ngàn mấy phần trăm trong vài tháng khi chào bán cổ phần. Mã ROS ban đầu chào bán chỉ có giá 9,55 ngàn đồng/cổ phiếu vào ngày 1/9/2016, và sau đó tăng giá 11 phiên giao dịch liên tiếp rồi đạt mức tăng kịch trần, tăng tới gần 75% giá trị lên mức 19,62 ngàn đồng/cổ phiếu. Mấy phiên sau ở trạng tháng cân bằng, rồi sau đó tăng liên tục không ngừng nghỉ rất khó mà tin nổi là chưa đầy 1 năm, mã ROS này tăng trên tới trên 1000%.
Tới ngày 3/11/2017 cổ phiếu mã ROS được đẩy lên tới 179.501 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên đến bây giờ nó tuột về mức còn 49.000 đồng/cổ phiếu. Tức là giá của cổ phiếu này chính trước trở về điểm xuất phát ngày nào. Điểm đặc biệt là khi giá chứng khoán tăng, Quyết liền vét tiền đầu tư vào đâu thì không ai rõ, chỉ biết ở khắp các tỉnh thành, nơi nào Quyết cũng lên kế hoạch đầu tư dự án hàng nghìn tỷ đồng.
Trong một tháng qua, mã ROS của Quyết đã giảm giá tới gần -35%, tức là nó đi vào “thị trường con Gấu” (thị trường xuống dốc). Trong lịch sử tăng giá chứng khoán thì mã ROS tăng rất mạnh là thường tăng hết biên độ cho phép trên mức +7% và khi nó sụt chỉ giảm li ti, và chuyện nó giảm hay tăng giá kiểu đó bây giờ đã chấm dứt, điều này chứng tỏ ông Quyết đã không lừa được ai nữa rồi.
Tháng 5/2017, ROS là nguồn gốc chính giúp khối tài sản ông Trịnh Văn Quyết bay cao trên sàn chứng khoán.
Cách đầu tư của Trịnh Văn Quyết, nếu nhìn kỹ sẽ thấy rất tầm thường. Đó là Quyết mua cổ phiếu với giá thật rẻ, mong chờ tỷ lệ % giá hao mòn ở hang con gấu chờ thời giá tăng về thị trường con Bò tót. Kiểu đầu tư này phải có tổ chức và có rất nhiều tiền bỏ chết vào đó cả hàng tháng, hàng năm trời để chờ giá tăng. Điều này đặt nghi vấn rằng đằng sau Quyết là một nhóm lợi ích, trong đó Quyết chỉ là tay sai ký gửi tiền vào chứng khoán. Thay vì xây lâu đài, biệt phủ, gửi ngân hàng dễ bị lộ tẩy tham nhũng nền đành rót tiền vào cổ phiếu. Liệu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Tp. HCM, các cơ quan quản lý, thanh tra giám sát có biết và có hình dung đến các kịch bản này?
Đối với FLC Faros (HOSE: ROS), nơi ông Quyết sở hữu trên 67% vốn và nó còn sử dụng công ty tay chân là CTCP Chứng khoán Artex (ART) để làm mồi môi giới chứng khoán và thủ đoạn bán khống. Kể từ khi niêm yết cho tới nay thì giá cp FLC sụt giảm tới hơn -47% giá trị; các công ty khác của Quyết Còi sở hữu cổ phần như mua cổ phiếu, đó là AMD Group, AMD này đang làm cho Quyết còi thua sạch vốn, ADM đang giảm kịch sàn từ tuần cho tới tháng, rồi cho tới quý.
Nhẽ ra mã AMD này nếu như ở nước khác sẽ phải đóng cửa vì kể từ khi niêm yết tính cho phiên giao dịch ngày đầu tiên lên sàn là vào ngày 12/11/2014 thì bán mức giá là 14,90 ngàn đồng/cổ phiếu thì nay giá của nó tuột đáy còn có 3.570 đồng/cổ phiếu (rút gọn là 3,58 ngàn đồng)…Với thói quen đầu tư là mua thật rẻ giá sụt mạnh, kết quả mà Quyết nhận được là giá mua cổ phiếu đó còn giảm sâu hơn nữa.
Thời kỳ huy hoàng của ông “tỷ phú giấy” Trịnh Văn Quyết đã chấm dứt?
Rõ ràng là luật nhân quả đang ám lấy Quyết, với kiểu kinh doanh tàn phá thiên nhiên bất chấp hệ quả, cùng những sai phạm tày đình: Chuyển đổi đất rừng làm sân golf trái quy định, xây khi chưa có giấy phép, vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy,… Quyết đã không thể lừa nổi các nhà đầu tư, và hệ quả là hàng loạt cổ phiếu gắn với cái tên Quyết còi đều giảm kịch sàn xuống mức thấp thậm tệ.
Trước bi kịch thảm hại ấy, Quyết liền giở giọng nài nỉ nhà đầu tư đầy đáng thương: “Tin tôi đi, cầm cổ phiếu FLC sẽ có ngày hái quả”. Chưa dừng lại ở đó, không gặt thêm được đồng lời nào cho nhóm lợi ích, Quyết liền bị tẩy chay không còn ai tiếp tiền cho y để hà hơi thổi ngạt cho các dự án lỡ mồm tuyên bố ở khắp các tỉnh thành Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Thuận Gia Lai,… Quyết bèn tìm đường sang Mỹ để “xin tiền” đầu tư. Không biết bằng cách luồn lách gì mà vào ngày 15/6 tới, FLC sẽ tổ chức Hội thảo “Việt Nam: Tiềm năng và cơ hội đầu tư” được Tập đoàn FLC tổ chức tại Khách sạn Trump International Hotel Washington, thủ đô Washington, Mỹ. Hết khả năng lừa ở VN, Quyết tính lừa cả các nhà đầu tư ngoại? Quyết tưởng các nhà đầu tư nước ngoài dễ cả tin lắm hay sao?
“Ác giả, ác báo” có lẽ đã đến lúc Quyết nhận được bài học trái đắng sau những cú lừa đảo tưởng chừng như “ngoạn mục” của y. Phải chăng thời kỳ huy hoàng của kẻ lừa đảo đã đến lúc chấm dứt? Tuy nhiên, sau cùng vẫn không biết đến bao giờ Quyết mới lãnh hệ quả xứng đáng nhất: “xử lý nghiêm theo pháp luật”?
(Vietnambiz / Zing)

Không có nhận xét nào: