Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Làm người nếu có thể thấu tỏ 5 bài học này thì ắt mọi việc vuông tròn không hối tiếc; Bí quyết hạnh phúc của người dân Bắc Âu: Hãy sống, hãy cười, hãy ‘Hygge’; Lòng tự trọng: ‘Sức mạnh mềm’ giúp người Nhật dựng xây xã hội thịnh vượng và bền vững

10:54, 19/06/2018










Có lẽ, điều quan trọng và cần thiết hơn cả khiến cho một dân tộc, một quốc gia hay một con người phát triển chỉ đơn giản là lòng tự trọng. Bởi, khi có lòng tự trọng, người ta sẽ biết sống trách nhiệm, trung thực và nhẫn nại.
Lời kể của một người vô gia cư
“Trước đây tôi từng là nhân viên của một công ty sản xuất linh kiện điện tử khá lớn ở thành phố Osaka, tôi làm việc ở đó 25 năm, thu nhập và cuộc sống khá ổn định. Tuy nhiên, 3 năm trước, tôi bị bệnh kém trí nhớ và không còn đủ sức khỏe để đảm nhận công việc được giao nên đã chủ động viết đơn xin nghỉ việc. Khi đó đồng nghiệp và giám đốc công ty đều khuyên tôi ở lại, họ sẽ sắp xếp cho tôi một công việc phù hợp nhưng biết mình ko còn giúp được gì nhiều cho công ty, thậm chí còn làm phiền đến mọi người nên tôi vẫn quyết tâm ra đi.

Khi còn trẻ, vì quá ham công biệc mà không quan tâm đến chuyện lập gia đình nên đến giờ tôi vẫn độc thân. Tôi có một người em trai và một chị gái nhưng vì không muốn phiền đến họ nên tôi nói đã chuyển công việc và cuộc sống vẫn tốt.
Trong thời gian làm việc tôi cũng tích góp được một chút tiền nhưng khi nghỉ làm không có thu nhập và phải trang trải các khoản phí và tiền thuốc men chữa bệnh nên số tiền cuối cùng đã hết. Hiện tại, tôi không có công việc làm, hàng ngày tôi làm “omamori” (lá bùa may mắn) mang đến các công viên và nhà ga để nhờ mọi người ủng hộ, tối thì về những cửa hàng tiện lợi để nghỉ ngơi.
Tuy tôi là người vô gia cư nhưng tôi ngồi đây không phải để  “ăn xin” nên đừng nghĩ như thế, hãy tôn trọng tôi (Ảnh: visa.org)
Mỗi ngày tôi kiếm được khoảng 300-700 yên (khoảng 60-140 nghìn đồng), nhưng vì căn bệnh kém trí nhớ nên nhiều lúc tôi không nhớ đường, những lúc như thế tôi ngủ ở bất kỳ chỗ nào có thể như công viên, nhà ga, ghế đá… nhưng tôi không đến gần nhà người khác vì sợ họ giật mình khi nhìn thấy những người như tôi.
Tôi không biết mình còn sống được bao lâu nữa, nhưng ngày nào tôi còn cử động được thì tôi không muốn mình phải làm gánh nặng cho người khác. Vì việc xấu hổ và nhục nhã nhất trong mắt người Nhật chính là sự “vô dụng”. Thế nên, tôi phải lao động đến ngày cuối cùng của cuộc đời mình.
Tuy tôi là người vô gia cư nhưng tôi ngồi đây không phải để  “ăn xin” nên đừng nghĩ như thế, hãy tôn trọng tôi. Đó là cách tốt nhất để bắt đầu một mối quan hệ với tôi”.
(Đây là câu chuyện có thật được trích dẫn từ lời kể của một tác giả người Việt đã từng sinh sống và làm việc tại Nhật Bản)
Bài học về trách nhiệm của những đứa trẻ
Ở Nhật Bản, bố mẹ không được phép đưa con đến trường, trẻ con sẽ phải tự đi xe buýt hoặc đi bộ dù còn lớp 1. Gia đình và nhà trường sẽ phân theo các nhóm ở từng tổ dân phố. Các cậu bé học cùng trường mà ở gần nhà sẽ tự đưa nhau đến trường. Bé lớn nhất sẽ được làm trưởng nhóm, đi đầu và chịu trách nhiệm đưa các em đi đến nơi về đến chốn an toàn, cho đến khi nào chuyển sang trường cấp cao hơn thì lại “nhường ngôi” cho bé thứ hai.
Mới đầu, có rất nhiều người ngoại quốc tỏ ra nghi ngại bởi chẳng ai dám giao con cho “cậu nhóc” dẫn đến trường, bởi ở cái tuổi còn đang mải chơi, lo cho mình còn chưa xong, làm sao chúng có thể đảm nhận trông nom người khác đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên đây chính là một phương pháp giáo dục truyền thống của người Nhật. Khi một đứa bé được giao vai trò “dẫn đầu”, nó sẽ phải “tuyên thệ” với bố mẹ mình, bố mẹ của tất cả các em bé khác và cả thầy giáo nữa. Nó cảm nhận được rằng nó đang nhận một trọng trách vô cùng to lớn: Đảm bảo sự an toàn và kỷ luật cho nhóm của mình.
Những đứa trẻ Nhật Bản được rèn luyện trách nhiệm ngay từ nhỏ (Ảnh: John and Lisa Merrill/Corbis)
Đứa trẻ được giao phó trách nhiệm và rèn giũa lòng tự trọng ngay từ khi còn nhỏ. Như vậy, trẻ con Nhật Bản đều lần lượt được lãnh nhiệm vụ “lãnh đạo” và vai trò “đi đầu” từ tuổi đến trường. Vậy nên, khi trở thành những người lớn họ cũng học được cách sống trách nhiệm và kỷ luật. Những trẻ bé hơn cũng luôn được giáo dục về việc phải đi theo “người dẫn đầu”, không được tách hàng và vô kỷ luật. Cái tôn ti trật tự trong một nhóm nhỏ này cứ thế tiếp diễn cho đến khi trẻ trưởng thành. 
Suy cho cùng thì chính sức mạnh con người Nhật Bản còn vĩ đại hơn gấp nhiều lần công nghệ của họ. (Ảnh: nguoivietonhat)
Một dân tộc mà một người vô gia cư nghèo khó cũng tự trọng đến mức không muốn “làm phiền” ai, một đứa trẻ tiểu học cũng có trách nhiệm đảm bảo an toàn cho người khác thì chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi không có tham nhũng, trộm cắp, lừa đảo, đi cửa sau, dựa dẫm, ỷ lại… xảy ra trên đất nước mặt trời mọc.
Ở một hòn đảo nhỏ xíu giữa biển khơi, tài nguyên hầu như không có gì, và phải chịu đựng đủ mọi loại thiên tai và hậu quả chiến tranh nặng nề, vậy mà chỉ trong một thời gian ngắn đã có thể vươn lên vị trí cường quốc với nền kinh tế lớn thứ ba thế giới? Suy cho cùng thì chính sức mạnh con người Nhật Bản còn vĩ đại hơn gấp nhiều lần công nghệ của họ.
Thiện Nam


Bí quyết hạnh phúc của người dân Bắc Âu: Hãy sống, hãy cười, hãy ‘Hygge’









“Hãy cứ ăn những gì mình thích nhưng vẫn phải điều độ; làm những điều mình muốn nhưng vẫn phải chừng mực”. Có lẽ cân bằng chính là chìa khóa để người Bắc Âu sống đơn giản mà vẫn hạnh phúc đến như vậy.
Bắc Âu là phần lãnh thổ bao gồm 14 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những cái tên nổi tiếng như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Ireland… Nơi đây có một khái niệm là “Hygge”, tên gọi niềm hạnh phúc trong cuộc sống mà không thể bắt gặp ở bất cứ nơi đâu khác trên thế giới và là niềm tự hào của những con người hạnh phúc nhất thế giới trong suốt 4 thập kỷ qua.
Hòa mình cùng thiên nhiên là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa hạnh phúc
Trong cuốn sách “Phương pháp sống hygge” của tác giả Signe Johansen viết rằng, tình yêu thiên nhiên của người Bắc Âu là chìa khóa để sống hygge, bởi những hoạt động ngoài trời đem đến cảm giác được ở giữa thiên nhiên và hoàn toàn tĩnh lặng. Đặc biệt, người dân Đan Mạch cũng rất chuộng phong cách nội thất hướng về thiên nhiên, việc trồng cây ngay bên cạnh lò sưởi cũng trở nên rất phổ biến tại đất nước hạnh phúc này.
Hòa mình cùng thiên nhiên là chìa khóa đầu tiên mở cánh cửa hạnh phúc
Đan Mạch được xem là đất nước sạch nhất thế giới với không khí trong lành, an hòa. Chính phủ Đan Mạch hào phóng trong việc cung cấp những không gian công cộng để trẻ em được vui chơi, người lớn an hưởng không gian xanh thoáng đãng với nhịp sống nhẹ nhàng, không bon chen, vụ lợi. Khi dạo chơi trong công viên, cánh đồng, khu rừng, hòa mình với cây lá hoa và sự vật, lòng người sẽ bình yên hơn, nhẹ nhàng và sâu lắng hơn. Đối với họ, hạnh phúc chính là lựa chọn sống tích cực, lựa chọn yêu thương chân thành và gần gũi với thiên nhiên.
Khi dạo chơi trong công viên, cánh đồng, khu rừng, hòa mình với cây lá hoa và sự vật, lòng người sẽ bình yên hơn, nhẹ nhàng và sâu lắng hơn
Nếu để ý một chút, bạn sẽ nhận thấy, các quốc gia ở Bắc Âu không hề có nhà cao tầng, không có những tiếng còi xe nối dài, người dân ăn mặc rất mộc mạc, đi lại chủ yếu bằng xe đạp để bảo vệ môi trường và ăn những món ăn đơn giản. Vùng lãnh thổ nổi tiếng khắp thế giới là một khu vực có cuộc sống yên bình và chất lượng cuộc sống cao nhất thế giới. Mỗi buổi sáng thức dậy, đặt chân xuống đường là có thể cảm nhận được ngay bầu không khí trong lành tươi sáng.
Hạnh phúc chỉ đến khi con ta biết sống hài hòa với mẹ thiên nhiên
Người Bắc Âu hiểu rằng, nếu con người đối kháng với thiên nhiên thì sẽ làm thiên nhiên giận dữ, và chắc chắn không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ đến khi con người ta biết sống hài hòa với mẹ thiên nhiên. Sự hài hòa này không phải là trở về với một thiên nhiên hoang dã, mà là sống thuận theo quy luật của tự nhiên thay vì cố gắng cải tạo nó.
Làm điều mình thích nhưng vẫn cần chừng mực
Tinh thần ‘hygge’ nghĩa là tận hưởng những điều tốt đẹp trong cuộc sống mà không cảm thấy tội lỗi, bao gồm cả việc thỏa mái ăn những thực phẩm làm bạn cảm thấy hạnh phúc: thịt xông khói, bia, bánh quế…Mặc dù vậy, tỷ lệ người Bắc Âu béo phì là khá thấp. Điều này không chỉ bởi “chế độ ăn uống Bắc Âu” rất khoa học mà còn vì người dân nơi đây luôn biết chừng mực và điều độ khi ăn uống.
“Hãy cứ ăn những gì mình thích nhưng vẫn phải điều độ; làm những điều mình muốn nhưng vẫn phải chừng mực”
Đặc biệt, người Bắc Âu không hề cấm trẻ ăn kẹo, thậm chí họ còn có truyền thống “lordagsgodis” – “Kẹo hôm thứ 7” cho phép trẻ em có một túi nhỏ kẹo tự chọn mỗi tuần một lần. Truyền thống này ăn sâu vào mỗi người Bắc Âu từ khi thơ ấu, kèm theo một triết lý: nếu bạn đối xử tốt với bản thân vào ngày thứ 7, thì sự dư dả sẽ theo bạn trong suốt cả tuần.
“Hãy cứ ăn những gì mình thích nhưng vẫn phải điều độ; làm những điều mình muốn nhưng vẫn phải chừng mực”. Đó là triết lý sống đã được hình thành từ bao đời ở Bắc Âu và cũng chìa khóa hạnh phúc của họ khiến cả thế giới đều ngưỡng mộ.
Ca hát trong bữa ăn: Sự lạc quan bình dị đáng quý
Cuộc sống gia đình hạnh phúc là một trong những điều quan tâm hàng đầu của người đàn ông Bắc Âu. Với họ hạnh phúc không phải là những điều quá xa xỉ mà chỉ giản đơn là được đoàn tụ với gia đình sau một ngày làm việc mệt mỏi: cả nhà cũng nhau nấu ăn, cha mẹ kể chuyện cho con cái nghe. Với nhiều nước, tăng ca thường vào thời gian buổi tối, nhưng với một số quốc gia Bắc Âu, họ thường tăng ca lúc khoảng 2-3 giờ sáng để có thể được trở về nhà sớm cùng dùng bữa cơm tối cùng gia đình.
Ca hát trong bữa ăn: sự lạc quan bình dị đáng quý
Đặc biệt trong những bữa tiệc gia đình, tất cả mọi người xung quanh bàn sẽ nâng những cốc rượu aquavit (một tinh dầu thực vật Bắc Âu) và bắt đầu lớn tiếng hát bài hát ‘snapsvisa’ – một bài hát uống rượu. Cuốn ‘phương pháp sống Hygge’ chỉ ra rằng, tinh thần lạc quan luôn tồn tại trong hygge và trong văn hóa Bắc Âu. Đối với họ, uống rượu aquavit mà không ca hát sẽ giống như ăn thịt mà không có nước sốt.
Nghĩ cho người khác cũng là sống cho chính mình
Không bon chen xô bồ như cuộc sống của những đô thị phát triển, giữa lòng đô thị ở Bắc Âu mọi người dân sống chan hòa, quan tâm lẫn nhau, có phần giống với đời sống nông thôn của người Việt xưa.
Với họ phẩm chất còn quan trọng gấp nhiều lần so với vật chất. Trong xóm chỉ cần nhà nào có thêm thành viên mới, mọi người sẽ quây quần đến chúc mừng thăm hỏi và thậm chí còn tặng những món đồ cần thiết cho đứa trẻ của gia đình ấy. Đặc biệt, ở Phần Lan trẻ em được chăm sóc với nhiều chính sách vô cùng tốt. Phụ nữ sau khi sinh được nghỉ 3 năm để chăm con mà vẫn được hưởng lương, đứa bé được trợ cấp 100 Euro/ 1 tháng cho đến khi 17 tuổi và được giáo dục trong môi trường tốt nhất.
Giữa lòng đô thị ở Bắc Âu mọi người dân sống chan hòa, quan tâm lẫn nhau
Ở trường, trẻ con Bắc Âu sẽ có ngày “Thứ Sáu đồ chơi” để mang món đồ chơi mình thích nhất đến chơi cùng bạn thân. Các bé cũng thường xuyên được khuyến khích kể chuyện về gia đình cho thầy cô, bạn bè, những kỉ niệm vui, những điều đáng nhớ nhất.
Dù có bận rộn tới mấy thì họ vẫn cố gắng dành thời gian bên nhau
Tại nơi làm việc, người Bắc Âu có “Bữa sáng Thứ Sáu” và “Thứ Sáu tụ tập” mỗi tháng. Vào những ngày này, mọi người sẽ tự chuẩn bị bữa sáng, hoặc mang đồ ăn đến nơi làm việc cùng chung vui với đồng nghiệp của mình. “Thứ Sáu tụ tập” là thứ Sáu đầu mỗi tháng, mọi người sẽ có tiệc đêm hay đốt lửa trại để vui chơi cùng nhau. Dù có bận rộn tới mấy thì họ vẫn cố gắng dành thời gian bên nhau, chính vì thế mà cuộc sống của người dân Bắc Âu luôn thư giãn và cân bằng.
Ảnh: Pinterest
Linh An


Làm người nếu có thể thấu tỏ 5 bài học này thì ắt mọi việc vuông tròn không hối tiếc





Làm người nếu muốn trưởng thành vững chắc, năng lực đủ đầy ắt cần tham khảo 5 đức tính của cây cổ thụ sau đây…
1. Thời gian, chờ đợi, tích lũy
Không có thời gian, một mầm cây chẳng thể một chốc một lát mà biến thành cổ thụ, nhất định phải thông qua năm tô tháng điểm, từng chút từng chút mà thành.
Thế nên làm người cũng lại như thế, muốn thành công nhất định phải cho mình thời gian. Thời gian cũng chính là sự tích lũy những trải nghiệm cho bản thân mình, nó cũng như chất dinh dưỡng nuôi lớn thân mình.
2. Lập thân bất động
Một cái cây muốn trưởng thành to lớn thì không thể nay trồng chỗ này, mai trồng chỗ khác mà nhất định phải kiên cường đứng vững một chỗ chống chọi với vô số lần mưa dập gió vùi đến trăm nghìn năm sau.
Làm người muốn thành công cũng nhất định phải kiên thủ với niềm tin của mình đến phút cuối cùng mới mong có thể thành công.
Một cái cây muốn trưởng thành to lớn thì không thể nay trồng chỗ này, mai trồng chỗ khác mà nhất định phải kiên cường đứng vững một chỗ. (Ảnh: wikipedia.org)
3. Cây muốn trưởng thành, cây thời phải có rễ
Rễ của cây có muôn hình vạn trạng: rễ to, rễ nhỏ, rễ cọc, rễ chùm… tất cả đều ăn sâu vào lòng đất, chúng không ngừng miệt mài tìm kiếm dinh dưỡng để nuôi lớn bản thân.
Người muốn trưởng thành cũng nhất định phải không ngừng học tập, không ngừng bồi đắp cho bản thân mình những hiểu biết để làm người, có như vậy sự nghiệp mới có thể hưng thịnh.
4. Hướng lên trên
Không có một cây nào trưởng thành mà chỉ phát triển bề ngang không phát triển bề cao, chúng phải phát triển chiều cao trước rồi mới đến phát triển tay cành và mãi mãi hướng lên trên.
Làm người muốn thành công cũng lại phải không ngừng hướng đến điều tốt đẹp, thiện lương, chỉ khi con người sống không ngừng hoàn thiện chính mình, không ngừng sống vì những điều tốt đẹp mới có thể thành công, đứng vững được trong trời đất.
Làm người cũng phải không ngừng hướng đến điều tốt đẹp mới có thể thành công, đứng vững được trong trời đất. (Ảnh: wikipedia.org)
5. Hướng về nơi ánh mặt trời
Cây muốn lớn cây cần ánh nắng, người muốn trưởng thành người cũng cần phải có hướng đi. Không một cây nào trưởng thành mà lại chọn bóng tối, trốn tránh ánh mặt trời. Ánh mặt trời chính là niềm hi vọng của cây cối vạn vật trên đời, có hi vọng mới có ngày mai.
Người muốn thành công cũng cần phải có mục tiêu, có hi vọng và sự nỗ lực tương ứng với mục tiêu của mình.
Theo: www.cmoney.twMinh Vũ biên dịch

Người ở tầng thứ thấp có 8 tướng xấu, người ở cảnh giới cao có 8 tướng quý


Dẫu khoác áo vải thường dân nhưng luôn tu dưỡng nội tâm, thấu tình đạt lý, dám hy sinh gánh vác thì đó chính là người có tầng thứ cao. Dẫu quyền quý cao sang mà nói năng dung tục, khoe mẽ tiền tài thì rốt cuộc cũng chỉ là người ở tầng thứ thấp mà thôi.
Tầng thứ của một người cao hay thấp không liên quan gì đến địa vị xã hội hay tiền bạc nhiều ít. Mà điều quyết định tầng thứ cao hay thấp của một người chính là trải nghiệm, là tầm nhìn, giá trị quan, nhân cách, cách sử dụng thời gian và hứng thú kiếp nhân sinh của họ.
Người ở tầng thứ thấp có 8 tướng xấu suy bại
1. Thích khoe của
Nhà văn Lâm Ngữ Đường miêu tả một cách hình tượng tâm thái của những người thích khoe khoang sự giàu có như sau: “Lưng dắt 10 đồng ắt kinh động thiên hạ”.
Hơn 10 năm trước, đeo một chiếc đồng hồ Thuỵ Sỹ nơi cổ tay được xem là biểu tượng cho sự giàu có. Thế là có người cứ nhất định phải xắn tay áo lên thật cao mặc cho trời đông giá lạnh, vào những lúc đại hàn trời rét căm căm, dẫu cổ tay lạnh tê tái tới mức ửng đỏ, họ cũng chẳng để tâm.
Khoe khoang như vậy chỉ làm khổ bản thân mà thôi.
Trước kia có những người khoe khoang rất dung tục, không có lấy một chút hàm dưỡng hay ý nhị. Vậy nên khi khoe khoang cũng khiến người khác muốn xa lánh hay bị tổn thương.
Hễ nói chuyện là họ sẽ khoe nào nhà to, nào xe đẹp. Đặc biệt là với những người mới quen thì họ “nổ càng giòn giã” hơn, như thể chỉ e người ta không biết rằng mình có tiền.
Hoặc khi chia sẻ về “bí kíp” làm giàu, họ sẽ cao giọng thuyết giảng không ngừng về “bí quyết phát tài”. Họ vồn vã muốn nhắc nhở người khác rằng cần phải có hùng tâm tráng khí làm giàu chỉ sau một đêm!
Người xưa có câu:”tiền bạc là vật ngoại thân”. Người thích khoe của là người quá coi trọng những thứ vật chất bề ngoài mà quên đi sự tu dưỡng. (Ảnh: pinterest.com)
2. Thích khoác lác
Lâm Ngữ Đường miêu tả như sau: “Mỗi khi nói chuyện với người khác, ắt phải nhắc đến họ hàng giàu có nhà mình”.
Họ thích khoe mẽ rằng mình quen biết một vị quan to hay một danh nhân nào đó, thậm chí giữa hai người còn có mối quan hệ rất thân thiết. Hễ gặp người nổi tiếng thì họ vội vàng xin chữ ký để sau này có vốn mà “khoác lác” với bàn dân thiên hạ.
Họ có thể nói thao thao bất tuyệt, hai mắt dâng trào, đầy nhiệt huyết. Mỗi khi nhớ về điều này, họ còn thầm ngưỡng mộ bản thân mình thật trác việt.
3. Không tôn trọng bản thân
Lâm Ngữ Đường miêu tả rằng: “Đầu bạc hoa râm nhưng vẫn thích hát tình ca”.
Dẫu đã là người có tuổi, nhưng họ lại rất hào hứng khi kể về “tình trường” của mình. Đặc biệt là khi có mặt các quý bà, quý cô thì khí thế càng thêm hừng hực, giọng cất càng cao vút.
Có những người đã luống tuổi xế chiều nhưng vẫn giữ thói trăng hoa, phong tình. Ấy vậy mà họ vẫn cứ tưởng rằng mình là công tử đa tình Giả Bảo Ngọc.
4. Đề cao bản thân
Lâm Ngữ Đường miêu tả rằng: “Khi tụ tập cùng bạn bè thì cao giọng ngâm nga những vần thơ cũ rích của mình”.
Trong nhà toàn là tranh chữ, nhưng họ lại chẳng biết Hoàng Đình Thụ là ai. Viết được một bài thơ thì họ ép hết người này tới người khác phải xem, phải tán tụng.
5. Hận người có, cười người không
Thấy người khác giàu có hơn mình thì trong tâm không phục, thậm chí còn mắng chửi người ta giàu có bất nhân, cầu mong cho họ sớm gặp vận rủi. Gặp người nghèo khó hơn mình thì coi khinh ra mặt, dương dương đắc ý, chẳng thèm liếc nhìn.
Trong việc đối nhân xử thế họ như chú nhím xù lông, thích chèn ép người khác. Hễ xảy ra chuyện gì họ cũng chẳng phải suy nghĩ nhiều, cứ phải nổi đoá lên để giương võ ra oai. 
Quá coi trọng lợi ích cá nhân sẽ luôn sống trong tranh đấu. Sống vậy thật khổ thật mệt! (Ảnh: pinterest.com)
6. Mượn tiền thì cười, trả tiền thì nộ
Lâm Ngữ Đường miêu tả như sau: “Khi mượn tiền của người khác thì như ăn mày, khi bị người khác đòi nợ lại như ông hoàng”.
Cùng lúc họ luôn có hai bộ mặt, khi cầu xin người khác thì tỏ ra ngây thơ nhũn nhặn, nhưng hễ việc đã xong họ lại làm điệu bộ quan quách như một người có vai vế.
7. Người lá mặt lá trái
Lâm Ngữ Đường miêu tả rằng: “Gặp nhau thì nói cười thơn thớt, nhưng lại chuyên nói xấu sau lưng người khác”.
Trước mặt thì cười tươi như hoa nở, sau lưng lại mắng nhiếc người ta chẳng ra gì. Những kẻ tiểu nhân còn dễ phòng ngừa, những kẻ nguỵ quân tử lá mặt lá trái mới thật khó đoán.
8. Tốt nước sơn hơn tốt gỗ, cần thể diện chứ không cần tâm hồn
Những người này vô cùng coi trọng vẻ bề ngoài, họ luôn toả sáng ngời ngời, từ đầu đến chân đều là một cây hàng hiệu. Nhưng bên trong lại trống rỗng chẳng có gì. Họ không để tâm tới văn hoá hay tu dưỡng tâm tính bản thân, khiến người khác chỉ có thể “kính nhi viễn chi” (đứng từ xa mà nhìn).
8 “quý tướng” của người có cảnh giới cao
Nhân sinh tại thế, mỗi người một cách sống. Đọc sách và tu thân mới có thể đề cao cảnh giới, tránh khỏi hồ đồ, mê muội, từ đó mà sống một đời có ý nghĩa, cả đời thọ ích vô cùng.
Nhân sinh tại thế, mỗi người một cách sống. Có người thì tìm niềm vui bên trong nội tâm bằng cách xả bỏ thật nhiều, có người luôn muốn thỏa mãn bản thân thật nhiều. (Ảnh: pinterest.com)
Người có cảnh giới cao biết điều gì nên làm, điều gì không nên làm. Từ con người họ toát lên khí chất của tinh thần cao quý, luôn biết lo nghĩ tới người khác.
1. Đoan trang, phúc hậu
Người quân tử trọng vẻ uy nghiêm và các loại nghi thức, đứng có tướng đứng, ngồi cũng có tướng ngồi. Tục ngữ có câu rằng: Nam rung người thì nghèo, nữ rung người thì bần tiện. Ngồi cũng không ngay thẳng, mình lắc chân rung là tướng bần tiện.
Cổ nhân cho rằng dáng đi thanh thoát, trầm ổn là tướng quý, đi đường vội vã, chân không chạm đất thì chẳng thể phát đạt.
Còn có một kiểu đi “uốn éo như rắn”, không đi theo một đường thẳng, mà lắc qua lắc lại, hoặc nhảy tưng tưng như chim khổng tước. Cổ nhân cho rằng đây là tướng suy vong, sẽ nghèo khó cả đời.
2. Cung kính lễ phép
Đối với người thì khiêm nhường, hoà ái, không tự ti, cũng không cao ngạo, lời nói cử chỉ cung kính mà lễ độ.
Cổ nhân có câu: “Dẫu làm người thế nào thì cũng không thể ỷ thế mà ức hiếp người khác, dẫu học hành tới trình độ nào cũng không được có tâm bất cẩn”.
Làm người khiêm nhường, giản dị thì người người mến yêu, kẻ ngông cuồng tự đại, thô lỗ, vô lễ thì người người ghét bỏ.
3. Làm việc có thuỷ có chung
Dẫu là việc lớn hay việc nhỏ cũng đều phải làm có đầu có cuối, có thuỷ có chung, kiên trì đến cùng.
Có câu rằng viết văn cần có lý lẽ thấu đáo và tính logic. Điều này phản ánh đầu óc thông suốt của một người. Vậy nên khi xử lý công việc họ cũng biết phân nặng nhẹ, gấp hay không. Dẫu họ bận cũng không loạn, gấp cũng không hoảng.
4. Lương thiện, thương xót người khác
Lương thiện là “quý tướng” lớn nhất của con người. Nếu một người tâm không chính thì những việc khác cũng chẳng đáng được nhắc tới.
Thương xót chúng sinh, biết ơn người khác chính là “tâm tồn tế vật” (tâm làm lợi cho vạn vật) mà cổ nhân nói tới. Quan tâm tới người khác, thiện đãi vạn vật thì tấm lòng cũng thật lớn lao. Vậy nên mới gọi là “đại nhân có tấm lòng đại lượng”. Một người chỉ biết nghĩ đến chút lợi ích cỏn con của bản thân sẽ chẳng thể có tương lai tươi sáng.
Lương thiện là “quý tướng” lớn nhất của con người. (Ảnh: youtube.com)
5. Thành thực thủ tín
Thành thực là cái gốc làm người. Người quân tử phải biết trọng lời hứa, nói lời phải giữ lấy lời, làm việc phải đáng tin cậy.
Những kẻ cất lời như mây vờn núi, lúc thì “rồng đuổi heo”, lúc lại “heo đuổi rồng”, làm việc thì chỉ tay năm ngón, vừa là bạn hữu hảo, chớp mắt đã trở mặt không nhận mặt nhau thì chẳng đáng tin. Người yêu nên phúc, người ghét nên hoạ. Vậy nên cuối cùng người chịu thiệt lại là chính bản thân họ mà thôi.
6. Khoáng đạt tự tại
Lòng người ấm lạnh, thế thái đổi thay, thế sự thường chẳng như ý nguyện. Nhìn thấu và coi nhẹ cõi hồng trần thì tâm khoáng đạt, tâm thái bình hoà thì tự tại, an nhiên.
“Chẳng vì ngôi cao mới sinh ta,
Đài vàng ngôi báu cũng bỏ qua.
Dám hỏi điều chi lòng mong muốn,
Cười ngắm lá thu dưới tuyết hoa”.
7. Nho nhã thoát tục
Nho nhã thoát tục chính là “phong độ của bậc thân sỹ” mà người xưa nhắc tới. Họ tinh thông cầm, kỳ, thi, hoạ, thơ từ ca phú, biết gạn lọc tinh hoa để nuôi dưỡng tâm hồn. Vẻ đẹp ấy không chỉ toát lên từ bề ngoài mà còn là từ chính tâm hồn họ.
Nho nhã thoát tục chính là “phong độ của bậc thân sỹ” mà người xưa nhắc tới. Họ biết gạn lọc tinh hoa để nuôi dưỡng tâm hồn. Vẻ đẹp ấy không chỉ toát lên từ bề ngoài mà còn là từ chính tâm hồn họ. (Ảnh: youtube.com)
8. Giữ mình ngay cả khi đơn độc
Cổ nhân có câu: “Đạo tự tu chẳng khó hơn tu tâm, mà cái khó của dưỡng tâm lại nằm ở việc giữ mình ngay cả khi đơn độc”.
Người quân tử luôn biết giữ mình ngay cả khi ở một mình. Ở ngoài họ không bắt nạt người khác, ở trong họ cũng không bắt nạt mình. Con người họ trong ngoài đồng nhất, trước sau như một, rất đỗi quang minh lỗi lạc.
Con người có tâm lý quần chúng nên thường dễ bị mê mờ trong quần thể và sa đoạ theo trào lưu xã hội. Vậy nên, người quân tử muốn giữ mình phải biết giữ miệng chốn đông người và giữ tâm khi đơn độc.
Có câu rằng: “Nước trong thì người rửa mặt, nước đục người dùng rửa chân”. Con người sinh ra xấu đẹp hay sang hèn đều chẳng thể lựa chọn. Nếu biết bỏ xấu theo tốt, lấy điều thiện lương, nhân nghĩa mà tu sửa bản thân mới có thể biến “tướng xấu” thành “quý tướng”, theo đó mà được hưởng hạnh phúc, vinh hoa suốt đời.
Theo Soundofhope
Nhã Văn biên dịch
Có thể bạn quan tâm:
Có thể bạn quan tâm:
Có thể bạn quan tâm:
Có thể bạn quan tâm:

Không có nhận xét nào: