Trung Quốc đổ vốn vào nhiệt điện than Việt Nam
Đây là một trong số hàng loạt câu hỏi được đặt ra khi có thông tin dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 (Nghệ An) muốn vay tới 80% vốn từ Trung Quốc.
Nhà đầu tư Trung Quốc “tha thiết”
Mới đây, Bộ Công thương trình Chính phủ văn bản về việc thay thế nhà đầu tư dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 từ Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) bằng liên danh Geleximco - HUI (Công ty TNHH Hồng Kông United Investors Holding, Trung Quốc). Nguyên nhân của việc xin chuyển nhà đầu tư dự án trên do TKV không đủ năng lực tài chính sẽ làm chậm tiến độ triển khai, vận hành dự án vào 2022 - 2023 theo Sơ đồ điện VII điều chỉnh. Chính vì vậy, trong báo cáo của mình Bộ Công thương mong muốn Thủ tướng Chính phủ “xem xét chấp thuận” đề xuất trên.
TIN LIÊN QUAN
Nhiệt điện Sông Hậu 1 của PVN đội vốn 10.457 tỉ đồng
Cũng theo Bộ Công thương, liên danh Geleximco - HUI không chỉ muốn đầu tư dự án Nhiệt điện Quỳnh Lập 1 mà còn “tha thiết” với các dự án Nhiệt điện Quảng Trạch 2 (Quảng Bình) do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư. “Năm 2017, liên danh Geleximco - HUI đã 2 lần gửi văn bản tha thiết”, báo cáo của Bộ Công thương đề cập.
Cho vay vốn để tuần công nghệ cũ vào VN ?
Theo tính toán của Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) Việt Nam, tính đến đầu năm 2017 tổng vốn đầu tư vào nhiệt điện than ở Việt Nam đạt gần 40 tỉ USD. Nguồn vốn này được tính toán theo từng dự án ở từng giai đoạn cụ thể của nó. Trong tổng số 40 tỉ USD, có 17% đến từ các ngân hàng trong nước, 52% đến từ các ngân hàng nước ngoài và 31% không xác định được nguồn.
Đối với nguồn vốn vay từ nước ngoài xác định được nguồn gốc thì có đến 50% vay của Trung Quốc tương đương 8 tỉ USD. Nhật Bản đứng thứ hai với 23% và Hàn Quốc đứng ngay sau với tỷ lệ 18%.
Nếu các dự án Quỳnh Lập 1, Quảng Trạch được giao cho liên danh Geleximco - HUI, số vốn vay đầu tư cho nhiệt điện từ Trung Quốc sẽ tăng lên nhanh chóng. Không chỉ có vốn, việc này còn tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư, cung cấp vốn cho nhiệt điện than của Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Trong khi công nghệ điện than Trung Quốc thuộc diện lạc hậu hơn so với mặt bằng chung của thế giới. Đặc biệt, vài năm gần đây nước này đóng cửa hàng loạt dự án nhiệt điện than cũ vì gây ô nhiễm môi trường cao nên nguy cơ công nghệ cũ của ngành công nghiệp gây ô nhiễm này được chuyển qua VN là rất lớn.
TIN LIÊN QUAN
Theo các chuyên gia, Trung Quốc hiện là nhà đầu tư nhiệt điện than ra nước ngoài lớn nhất thế giới. Mục đích chính là chuyển công nghệ điện than lạc hậu sang các nước khác bằng hình thức cho vay vốn. Sự quan ngại của các chuyên gia và dư luận hoàn toàn có cơ sở vì khi nhà đầu tư ngoại sử dụng vốn ngoại thì khó lòng tránh được việc họ tuồn công nghệ cũ vào Việt Nam.
HIU thật sự là ai?
HUI là một công ty con thuộc Tập đoàn năng lượng mới KAIDI Dương Quang (Trung Quốc). Tập đoàn này là nhà đầu tư liên quan tới lĩnh vực nhiệt điện ở Trung Quốc. Có thể kể đến như: Nhà máy điện Hán Xuyên (Hồ Bắc), Phong Thành (Giang Tây), Tô Châu (Giang Tô).
Tại Việt Nam, Nhà máy nhiệt điện Thăng Long (Quảng Ninh) do Geleximco làm chủ đầu tư và KAIDI Dương Quang làm tổng thầu EPC. Ngoài ra Tập đoàn đến từ Trung Quốc này còn liên quan đến hàng loạt dự án nhiệt điện khác tại Việt Nam như: Mạo Khê, Nông Sơn, Hải Dương…
Tập đoàn Trung Quốc này cùng với Tập đoàn Geleximco (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội) gần đây nổi tiếng khi trình hồ sơ xin đầu tư xây dựng sân bay Long Thành với cam kết “giá thấp nhất”. Người đứng đầu Geleximco là ông Vũ Văn Tiền.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét