HỒNG THỦY
(GDVN) - Dừng ngay các giao dịch thua thiệt, đắt đỏ và nhà thầu Trung Quốc dùng lao động, vật tư, công nghệ Trung Quốc không có nghĩa là "thù địch" với Bắc Kinh.
Về khả năng Mỹ thổi bay các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Biển Đông"Phản ứng" của Trung Quốc với Việt Nam trên Biển Đông16 quốc gia dễ bị tổn thương bởi ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc
Ngày 19/6, South China Morning Post đăng bài phỏng vấn độc quyền Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, trong đó ông khẳng định:
Không có gì phải sợ Trung Quốc, nhưng những giao dịch thua lỗ với Trung Quốc phải kết thúc.
Vị Thủ tướng 92 tuổi của Malaysia muốn tăng cường quan hệ tốt với Bắc Kinh, nhưng ông thúc giục các nhà đầu tư Trung Quốc nên ngừng việc chỉ dựa vào sức mạnh vật chất, nguồn vốn và lao động trong nước họ mà từ chối bất kỳ lợi ích thực sự nào của Malaysia.
Ông cho rằng Thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak đã quá lỏng lẻo trong việc phê duyệt các dự án do Trung Quốc hậu thuẫn, mang lại rất ít lợi ích cho người dân bản địa.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, ảnh: SCMP. |
Các chuyên gia đã phân tích các phát biểu công khai của ông Mahathir Mohamad để có cái nhìn rõ ràng hơn về chính sách của ông với Trung Quốc sau một chiến dịch tranh cử nóng bỏng;
Trong chiến dịch này ông tuyên bố Thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak đã "bán hết" đất nước cho Trung Quốc, đổi lấy khoản nợ liên quan đến vụ bê bối hàng tỷ USD.
Suốt 9 năm cầm quyền của ông Najib Razak, các nhà quan sát quốc tế hầu hết cho rằng ông đã đưa Malaysia đến gần Trung Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Malaysia đã tích cực tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường với các giao dịch trị giá 34,2 tỉ USD.
Mahathir Mohamad cho biết, ông cũng muốn có quan hệ tốt với Bắc Kinh và chào đón bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào mang đến việc làm, chuyển giao công nghệ và kỹ năng cho lao động Malaysia, mở rộng thị trường cho các sản phẩm của Malaysia.
Đây là lý do tại sao ông hoan nghênh ý kiến của ông trùm Trung Quốc Jack Ma về chuyển giao công nghệ, khi họ gặp nhau tại văn phòng Thủ tướng hôm thứ Hai 19/6.
Thủ tướng Mahathir Mohamad khẳng định, quan điểm của ông về một số giao dịch Trung Quốc hậu thuẫn mà ông tin là đắt đỏ, thiệt thòi cho Malaysia, không có nghĩa là ông có thái độ "thù địch" gì với Bắc Kinh.
Cựu Thủ tướng Malaysia Najib Razak, ảnh: AP. |
Nhà lãnh đạo Mahathir Mohamad nói:
"Đôi khi tôi trở thành người phát ngôn cho Trung Quốc, bởi vì đi đến đâu người ta cũng hỏi tôi: ngài nghĩ gì về Trung Quốc? Ngài không sợ à?
Tôi nói, không có gì phải sợ. Chúng ta đã là láng giềng của nhau suốt 2000 năm, các bạn chưa bao giờ xâm lược chúng tôi.
Tôi luôn coi Trung Quốc là một láng giềng tốt, và cũng là thị trường rất lớn cho bất cứ thứ gì chúng tôi sản xuất.
Malaysia là một quốc gia kinh doanh. Chúng tôi cần thị trường, vì vậy chúng tôi không thể cãi nhau với một (nước có) thị trường lớn như vậy.
Nhưng khi nói đến việc ký hợp đồng với Trung Quốc, vay các khoản tiền khổng lồ từ Trung Quốc, và các nhà thầu Trung Quốc thích sử dụng công nhân của họ từ Trung Quốc, dùng mọi thứ được nhập từ Trung Quốc, thậm chí việc thanh toán không được thực hiện ở đây mà ở Trung Quốc, những loại hợp đồng đó không phải là thứ mà tôi hoan nghênh."
"Chúng tôi không muốn có một thành phố được xây dựng ở Malaysia để (nhà đầu tư đưa) người nước ngoài đến ở đó.
Đó là những gì tôi chống lại, ngay cả khi (nhà đầu tư) là người Ấn Độ, các nước Ả Rập hay châu Âu.
Những người nhập cư nước ngoài với số lượng lớn sẽ không ai được chào đón, chắc chắn là không đối với Malaysia."
Vành đai và Con đường - "sáng kiến chinh phục lân bang" bằng phụ thuộc kinh tế? |
Một trong những dự án ông Mahathir Mohamad phản đối người tiền nhiệm, là tuyến đường sắt bờ biển phía Đông trị giá 108 tỷ USD mà ông Najib Razak đã chỉ định thầu cho Công ty Xây dựng kết nối Trung Quốc.
Ông đã cảnh báo người tiền nhiệm về việc nhà thầu Trung Quốc sẽ mang gần như 100% lao động và vật liệu từ Trung Quốc sang Malaysia.
Ngoài ra, ông lo ngại về dự án bất động sản lớn như Forest City trị giá 100 tỷ USD đang được xây dựng trên các đảo nhân tạo ngoài khơi bang Johor, gần Singapore;
Trong đó liên doanh giữa doanh nghiệp nhà nước có ảnh hưởng của Malaysia với nhà phát triển bất động sản Trung Quốc Country Garden Holdings sẽ đưa ra các sản phẩm nằm ngoài tầm với của hầu hết người Malaysia, và có thể những người Trung Quốc giàu có sẽ mua nó.
Còn với Jack Ma, người được Thủ tướng tiền nhiệm Najib Razak bổ nhiệm làm cố vấn kinh tế kĩ thuật số của Chính phủ Malaysia năm 2016, sau cuộc gặp hôm thứ Hai với Mahathir Mohamad, Jack Ma đã cam kết Alibaba sẽ tập trung vào việc tăng cường kĩ năng, chuyển giao công nghệ cho Malaysia và các thị trường mà doanh nghiệp này hoạt động.
Thủ tướng Mahathir Mohamad cho biết:
"Cách nói chuyện và trình bày vấn đề của Jack Ma khác hoàn toàn các nhà thầu lớn khác của Trung Quốc, những người chỉ muốn kiếm được hợp đồng ở đây mà không thuê công nhân của chúng tôi, sử dụng lao động từ Trung Quốc đưa sang."
Nhà lãnh đạo 92 tuổi cho biết, ông ngạc nhiên khi Jack Ma biết về dự án Siêu hành lang Đa phương phiện mà ông bắt đầu những năm 1990 khi vừa lên nắm quyền.
Jack Ma nói rằng, sáng kiến này là một trong những nguồn cảm hứng để ông ta khởi động Alibaba năm 1999.
Mahathir Mohamad cho biết thêm, ý tưởng của Jack Ma về phát triển nông thôn, giúp trẻ em học tập và tạo ra một xã hội không dùng tiền mặt để loại bỏ tham nhũng sẽ phù hợp với Malaysia.
Ông muốn tới thăm Trung Quốc và trụ sở Alibaba ở Hàng Châu:
"Tôi phải xem, bởi vì tôi có thể học được nhiều điều từ ông ấy. Tôi chưa bao giờ thấy sợ Trung Quốc, bởi vì như tôi đã nói, họ chưa bao giờ xâm lược chúng tôi. Nhưng tôi nghĩ, chúng tôi sẽ cố gắng phát triển quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc."
Nguồn:
http://www.scmp.com/week-asia/geopolitics/article/2151451/nothing-fear-china-says-malaysias-mahathir-mohamad-lopsided
Công thức hòa bình cho Biển Đông của Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
(GDVN) - ASEAN nên kêu gọi cất chiến hạm, dùng tàu nhỏ tuần tra chung. Biển Đông mà đóng cửa, Trung Quốc sẽ thiệt trước.
Trung Quốc diễn tập chống phong tỏa thủy lôi trên Biển ĐôngHậu Thượng đỉnh Mỹ-Triều, Biển Đông có bình yên?Các nước cần hợp lực với Donald Trump chống Trung Quốc độc chiếm Biển Đông
Cất tàu chiến đi và dùng các tàu nhỏ tuần tra chung ở Biển Đông là công thức duy trì hòa bình mà Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad nói với South China Morning Post trong một cuộc phỏng vấn độc quyền.
Nhà lãnh đạo 92 tuổi nói với tờ South China Morning Post:
"Tôi nghĩ không nên có quá nhiều tàu chiến. Tàu chiến tạo ra căng thẳng.
Một ngày nào đó, ai đó có thể phạm sai lầm và sẽ có một trận chiến, một số tàu sẽ biến mất, và có thể có một cuộc chiến tranh. Chúng tôi không muốn điều đó.
Tàu chiến Trung Quốc rầm rộ tập trận ở Biển Đông, ảnh: Reuters. |
Có một số bãi đá chúng tôi đã xây dựng thành các hòn đảo.
Và chúng tôi hy vọng rằng chúng tôi sẽ ở trên những hòn đảo này, bởi vì đó là một phần trong việc bảo vệ vùng biển của chúng ta an toàn khỏi những tên cướp biển và những người khác.
Vì vậy chúng tôi muốn giữ lại, tất nhiên, khoảng bốn hoặc năm hòn đảo mà chúng tôi chiếm đóng. Phần còn lại, bất cứ ai nghĩ đó là của họ, họ có thể chiếm đóng.
Đáng chú ý là, nếu Trung Quốc tuyên bố Biển Đông là của họ, thì những hòn đảo đó luôn được coi là của chúng tôi trong một thời gian dài, vì vậy chúng tôi muốn giữ lại chúng."
Đó là câu trả lời của Thủ tướng Mahathir Mohamad trước câu hỏi của South China Morning Post xoáy vào việc, quan điểm nội các của ông về Biển Đông có khác với "giai điệu nhẹ nhàng" của chính phủ tiền nhiệm Najib Razak hay không.
Malaysia đang chiếm đóng ít nhất 5 cấu trúc địa lý thuộc quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam), những hòn đảo này nằm bên trong đường lưỡi bò mà Trung Quốc yêu sách (vô lý, phi pháp).
Các nhà quan sát xem Biển Đông như một thùng thuốc súng bởi việc quân sự hóa nặng nề của Trung Quốc, trong khi Mỹ điều chiến hạm đến khu vực này để duy trì tự do hàng hải.
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad, ảnh: SCMP. |
Mahathir Mohamad nói rằng, cách tốt nhất để giữ hòa bình ở Biển Đông là cất chiến hạm đi, dùng những chiếc tàu nhỏ đủ trang bị đối phó với cướp biển chứ không phải chống lại một quốc gia khác, để tuần tra chung.
Tất nhiên thành phần tham gia là các nước ASEAN quanh Biển Đông, nhưng nếu Trung Quốc muốn tham gia với những chiếc thuyền nhỏ, họ được chào đón.
Bất kỳ ai, kể cả Hoa Kỳ muốn tham gia đều được, nhưng không mang theo chiến hạm.
Khi được hỏi ông có tin rằng Trung Quốc sẽ duy trì Biển Đông là một vùng biển mở hay không, Thủ tướng Malaysia cho biết:
"Duy trì Biển Đông mở là lợi ích của Trung Quốc, bởi vì đằng sau đó bạn sẽ có nhiều lợi ích thương mại.
Bạn không thể hy vọng rằng tất cả hàng hóa đến Trung Quốc phải chuyển sang tàu Trung Quốc trước khi qua eo biển Malacca và Biển Đông.
Hàng hóa từ châu Âu và Mỹ sẽ vận chuyển qua eo biển Malacca và tự do đi qua eo biển này, sau đó đi qua Biển Đông mới đến được Trung Quốc.
Bạn không thể mong đợi một tàu chở dầu của Mỹ dừng lại và bơm dầu sang tàu Trung Quốc. Tôi nghĩ đó là điều vô lý. Biển phải luôn luôn mở.
Chúng tôi chưa bao giờ cố gắng ngăn tàu đi qua eo biển Malacca.
Họ được chào đón, mặc dù eo biển nằm giữa Malaysia và Indonesia, chúng tôi hoàn toàn có thể đặt tên cho nó là eo biển Malaysia - Indonesia. Nhưng chúng tôi không làm điều này.
Chúng tôi muốn nó được mở vì nó tốt cho thương mại. Biển Đông cũng tốt cho các quốc gia buôn bán."
Tiến sĩ Ian Storey chuyên nghiên cứu về Biển Đông từ Singapore bình luận:
"Quan điểm của ông Mahathir Mohamad không đại diện cho bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách của Malaysia;
Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể trông đợi Mahathir quan tâm đến hành vi bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông nhiều hơn so với người tiền nhiệm của ông ấy, người bám lấy Bắc Kinh."
Theo ông Ian Storey, Thủ tướng Mahathir Mohamad có thể sử dụng vai trò chính khách lớn tuổi của mình trong ASEAN để khuyến khích sự đoàn kết hơn nữa trên Biển Đông, thúc đẩy các cuộc đàm phán với Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử COC.
Nguồn:
http://www.scmp.com/week-asia/geopolitics/article/2151403/forget-warships-malaysian-pm-mahathirs-peace-formula-south
Hồng Thủy
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét