La Quán Cơm sưu tầm, Quý vị bổ sung thêm…
Nghe đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền ( Tàu) vỡ tan...
( Ca dao)
Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì?
( Nguyễn Du)
Nghe đồn cha mẹ anh hiền
Cắn cơm không vỡ cắn tiền ( Tàu) vỡ tan...
( Ca dao)
Trong tay sẵn có đồng tiền
Dầu lòng đổi trắng thay đen khó gì?
( Nguyễn Du)
TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG
“Trao đổi với cử tri về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật An ninh mạng, trong đó xảy ra việc biểu tình, những phần tử phá hoại đã lợi dụng lòng yêu nước của người dân để kích động gây rối, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, cơ quan chức năng đang tập trung chấn chỉnh, khắc phục hậu quả và xử lý nghiêm minh những kẻ cầm đầu chống đối đã kích động gây rối.
Tổng Bí thư cũng đánh giá cao Thành phố Hà Nội
đã làm tốt việc bảo đảm an ninh trật tự.
Tổng Bí thư cho biết đã có chủ trương xây dựng
đặc khu kinh tế từ rất lâu, từ những năm 90 của thế kỷ trước với tinh thần học
tập kinh nghiệm từ nhiều nước trên thế giới, thu hút đầu tư nước ngoài, thí
điểm cơ chế mới...
Đây là vấn đề khó, mới, nhạy cảm nên phải rất
thận trọng.
Có chủ trương rồi nhưng làm thế nào cho hiệu
quả, vừa phát huy được sức mạnh trong, ngoài nước vừa giữ được độc lập chủ
quyền quốc gia.
Đó là chủ trương nhất quán… Quốc hội, Chính
phủ đã làm rất thận trọng, xem xét thông qua dự án luật nhưng có một số ý kiến
đóng góp, Quốc hội đã tiếp thu, dân chủ và quyết định dừng lại, lắng nghe thêm
ý kiến để hoàn thiện.
Tuy nhiên, Luật Đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc được quyết định dừng từ ngày 8/6
nhưng ngày 10/6 vẫn xảy ra chuyện biểu tình phản đối luật, điều đó chứng tỏ có
ý đồ khác.
Theo Tổng Bí thư, trong dự thảo Luật Đơn vị
hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có nhiều ý kiến
băn khoăn là thời hạn cho thuê đất 99 năm.
Luật
Đất đai hiện hành quy định cho thuê đến 70 năm, còn đây là luật về đặc khu nên
dự kiến ban đầu là không quá 99 năm với trường hợp đặc biệt và sẽ phải qua
nhiều quy định, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì mới được làm.
Theo Tổng Bí thư, bản chất sâu xa là các đối tượng đã xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân để âm mưu việc xấu, trong đó có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài.
Theo Tổng Bí thư, bản chất sâu xa là các đối tượng đã xuyên tạc sự thật, kích động lòng yêu nước chân chính của nhân dân để âm mưu việc xấu, trong đó có bàn tay của những phần tử phá hoại, không loại trừ yếu tố nước ngoài.
“Rất mong nhân dân
hết sức bình tĩnh, tỉnh táo và tuyệt đối tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, Chính phủ.
Đảng
vì nước, vì dân chứ không phải vì mục đích gì khác và không ai dại dột trao đất
cho người nước ngoài để người ta vào làm rối mình...
Phải
tỉnh táo lên án, phê phán, đập tan âm mưu phá hoại” - Tổng Bí thư nhấn mạnh.
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN
-"Bộ Chính trị đã kết luận rồi, dự thảo luật
không trái Hiến pháp, phải bàn để ra luật chứ không không thể không ra luật"...
(http://vneconomy.vn/chu-tich-quoc-hoi-phai-ban-de-ra-duoc-luat-dac-khu-20180416130046666.htm)
-“Số tiền trên 1 triệu tỷ đồng cần đầu tư vào 3 đặc khu phải khẳng định
phần lớn là từ thu hút vốn đầu tư chứ không phải là từ ngân sách. Ngân sách đầu
tư phát triển cả nước trong 5 năm chỉ 2 triệu tỷ đồng thì làm sao bỏ vào đây
hơn 1 triệu tỷ được” – Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói.
Góp ý nội
dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phân tích, về ngân sách đầu tư,
số tiền trên 1 triệu tỷ đồng cần có phải khẳng định phần lớn là từ thu hút vốn
đầu tư chứ không phải là từ ngân sách.
“Ngân sách
đầu tư phát triển cả nước trong 5 năm chỉ 2 triệu tỷ đồng thì làm sao bỏ vào
đây hơn 1 triệu tỷ được. Thành lập 3 đặc khu kinh tế là để thu hút nguồn lực,
tạo động lực hình thành 3 đầu tàu, lôi kéo nền kinh tế đất nước chứ không phải
để tiêu tiền. Ví dụ, cả cái sân bay quốc tế ở Vân Đồn là do doanh nghiệp, do tư
nhân đầu tư chứ không phải dùng vốn ngân sách. Nguyên tắc là một đồng rót vào
đây là để hút về mấy chục, mấy trăm đồng chứ không phải làm đặc khu để nhiều
năm sau nhìn lại thấy không được gì” – Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chủ tịch
Quốc hội cũng quán triệt quan điểm, chủ trương là ban hành luật này theo nguyên
tắc quyết tâm triển khai thực hiện và không thể bàn ra được, vừa làm vừa rút
kinh nghiệm. Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, bàn luận sao phải ra được luật chứ
không phải là để rút.
“Vấn đề cơ
bản nhất đã giải quyết được rồi là luật không trái Hiến pháp, đặc khu có cả
HĐND, UBND để đảm bảo việc kiểm soát quyền lực nhưng lại gọn nhẹ, hiệu quả
(HĐND không quá 15 người, hoạt động chuyên trách, UBND chỉ có 1 Chủ tịch và 2
Phó Chủ tịch), bỏ được cơ chế Hội đồng tư vấn đi rồi. Còn các cơ chế chính sách
ưu đãi ra mở ra từ từ, vừa làm vừa thử nghiệm, chứ không phải là mở ra rồi lại
co dần” – Chủ tịch Quốc hội phân tích.
(http://dantri.com.vn/chinh-tri/chu-tich-quoc-hoi-mot-dong-rot-vao-dac-khu-de-hut-ve-hang-chuc-hang-tram-dong-20180416135943504.htm)
“Vấn đề là thu hút đầu tư chứ không phải Nhà nước đổ
tiền vào rồi miễn, giảm... thuế, không thu khoản này khoản nọ. Mục đích cuối
cùng là đặc khu ra để được cái gì đó, bỏ ra 1 đồng để thu lại vài chục đồng,
vài trăm đồng chứ không thể 10 năm, 20 năm tới ngồi đánh giá tổng kết lại thấy
không được gì” – Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị rà soát kỹ các quy định.
(https://vov.vn/chinh-tri/quoc-hoi/chu-tich-quoc-hoi-khong-de-10-nam-sau-thay-khong-duoc-gi-tu-dac-khu-751645.vov)
“Phát biểu tại Quốc hội,
Chủ tịch Quốc Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, trong ngày hôm qua, tại một số
địa phương đã xảy ra tình trạng một bộ phận nhân dân tụ tập đông người, kéo xuống
đường, gây ách tắc giao thông và có những hành động quá khích làm ảnh hưởng tới
cuộc sống của nhân dân.
Qua đây, chúng ta thấy
việc Quốc hội, đại biểu Quốc hội đang bàn ở hội trường này đã lan toả ra ngoài
xã hội. Tuy nhiên, một số người dân không hiểu đúng bản chất của sự
việc, có sự ngộ nhận, hiểu lầm nên đã có những hành động quá khích và cũng
không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng để gây ảnh hưởng tới
trật tự an toàn xã hội.
“Do đó, Quốc hội kêu gọi
đồng bào, nhân dân cả nước hãy bình tĩnh và tin tưởng vào những quyết định của
Đảng, Nhà nước và đặc biệt là những dự án luật mà Quốc hội đang thảo luận luôn
luôn có sự lắng nghe những ý kiến của nhân dân”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị
kim Ngân phát biểu.
Đồng thời, Chủ tịch Quốc
hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định: “Tất cả những ý kiến đóng góp đó, bản thân
tôi cũng nhận được thư của một đại biểu Quốc hội rất tâm huyết, rất có trách
nhiệm. Tôi cho rằng chúng ta có nhiều hình thức và trong hành động phát ngôn
của chúng ta, đừng tạo ra thêm bất kỳ sự ngộ nhận hiểu lầm nào nữa. Sự ngộ nhận
đó lan ra ngoài xã hội thì ảnh hưởng rất lớn đến tình hình của đất nước, chứ
không phải chúng ta nói để rồi cho qua. Rất mong trong phiên họp sáng nay, lẽ
ra chúng ta sẽ bàn những việc theo chương trình nhưng phải dừng lại để tiếp tục
lắng nghe ý kiến nhân dân. Cũng xin báo cáo với Quốc hội để chúng ta thấy được
trách nhiệm của Quốc hội, trách nhiệm của từng đại biểu và từng cử tri khi bàn
bạc và nhận xét về những vấn đề mà Quốc hội đang bàn”.
PCT QUỐC HỘI PHÙNG QUỐC HIỂN
“Vậy thì cần trả lời cụ thể, 3 đặc khu này mang lại lợi ích gì cho đất
nước. Chúng ta phải bỏ ra cái gì để thu được cái gì? Có thể trong ngắn hạn phải
bỏ tiền ra đầu tư, nhưng trong dài hạn thì phải tính được lợi ích thiết thực” - ông
Hiển cho rằng, Chính phủ chưa giải trình được cụ thể về bài toán kinh tế, hiệu
quả ở đây…”
Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Dọn chỗ đón 'phượng hoàng' vào đặc
khu:
"Đây
là vấn đề mới, khó, nhiều chính sách đang thử nghiệm, vì vậy cũng phải xác định
là vừa làm vừa rút kinh nghiệm", Phó Chủ tịch QH nói.
Đây cũng là vấn đề được đặt ra và được các cơ quan cân nhắc
trong quá trình soạn thảo dự án luật này. Theo nguyên tắc thị trường, nguyên
tắc cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế thì ở đâu có môi trường
đầu tư thuận lợi, chính sách ưu đãi tốt hơn thì sẽ có sức hút lớn hơn đối với
các nhà đầu tư.
Làm đặc khu là theo đúng
nguyên lý là “dọn chỗ” để thu hút “phượng hoàng”đến làm tổ.
Cảnh báo về “cuộc đua xuống đáy” không phải không có căn cứ, nhưng theo tôi,
chúng ta thận trọng, lắng nghe nhưng không phải quá lo về việc đó.
Chủ nhiệm UB Kinh tế Vũ Hồng Thanh:
Vì vậy,
phải có sàng lọc để ‘đại bàng’ vào đặc khu, còn ‘chim sẻ’, ‘chim sâu’ thì phải vào
chỗ khác.
ĐBQH Hoàng Văn Cường, ủy
viên UB Kinh tế nhấn mạnh:
“1,5 triệu tỷ này
không phải vốn của nhà nước bỏ ra hoàn toàn mà là tổng nguồn đầu tư xã hội,
trong đó vốn nhà nước chỉ chiếm khoảng 20% trong 1,5 triệu tỷ…”
“Đó được coi là vốn mồi để đầu tư vào các khâu của hạ tầng hoặc
về giải phóng mặt bằng để tạo tiền đề cho nhà đầu tư vào đầu tư một cách thuận
lợi nhất”, ông Cường giải thích.
Theo ông, việc bỏ tiền vốn ngân sách ra không phải làm thay chủ
đầu tư mà chỉ làm tiền đề để nhà đầu tư bỏ vốn vào một cách thuận lợi.
Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, nguồn vốn 1,5 triệu tỷ đồng chỉ là tính toán
sơ bộ về tổng nhu cầu đầu tư toàn xã hội của cả 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân
Phong, Phú Quốc.
Như trong số 1,5 triệu tỷ, nhà nước chỉ hỗ trợ một phần rất nhỏ mang ý nghĩa
vốn mồi, còn lại sẽ là huy động các nguồn lực khác.
“Giải trình lo lắng của một số ĐB, Bộ trưởng
KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị cho phép giữ nguyên thời gian cho thuê đất 99
năm như dự thảo. Bởi đây cũng là 1 chính sách vượt trội của nước ta và nhiều
nước đã thực hiện.
Ông xin phép QH cho thông qua dự luật tại kỳ họp này. Vấn đề
quan trọng của việc này là cần ban hành sớm để triển khai. Trong quá trình
triển khai vừa làm vừa điều chỉnh như một số nước đã thực hiện và tất nhiên là
phải thận trọng.
Bộ trưởng khẳng định dự luật đưa ra nguyên tắc thu hút các nhà
đầu tư, thực hiện các dự án, ngành nghề không liên quan đến quốc phòng an ninh,
làm ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng.”
“Chỉ có những cái họ cố tình hiểu theo hướng đó và đẩy vấn đề
lên, chia rẽ quan hệ ta với Trung Quốc. Còn Luật quy định bình đẳng trong một
môi trường chung, với tất cả thành phần kinh tế và với tất cả các nước, môi
trường hội nhập quốc tế ta đang mở nên bình đẳng hết, không hạn chế người này
người khác"- Bộ trưởng Dũng nêu rõ.
"Mọi người đang đẩy thành vấn đề sợ Trung Quốc, nhưng ta
bình đẳng không phân biệt, không một ai có thể vào đây làm việc gì khi đất nước
ta đang có chủ quyền, ta phải bình tĩnh, xem xét và lắng nghe"- Bộ
trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói.
"Mọi người đang hiểu sai và có người cố tình hiểu sai. Cái
đúng thì các cơ quan phải cầu thị lắng nghe, tiếp thu chỉnh sửa. Cái gì chưa rõ
thì giải trình, giải thích. Còn có người cố tình đẩy câu chuyện này lên để phá
hoại"- Bộ trưởng KH-ĐT nói
Theo ông Nguyễn Chí Dũng, phải làm khách quan, không sau này
lịch sử phải trả lời lại trong thời khắc lịch sử ai là người phải chịu trách
nhiệm, không phải cứ nói cho sướng mồm không có suy nghĩ, tư duy. Cái gì cũng
sợ thì không làm được.
"Năm 1988, ông Đặng Tiểu Bình đã nói ở Thẩm Quyến, cũng lúc
ấy có nhiều ý kiến, ông Đặng Tiểu Bình nói: "Thôi, hãy làm đi, không bàn
nữa". Năm 1992 lại dấy lên trào lưu có ý kiến, ông Đặng Tiểu Bình lại nói
câu trên. Và bây giờ câu đó được khắc trên bia đá ở Thẩm Quyến. Cái gì hay mình
phải học, bất kể là ai"- người đứng đầu Bộ KH-ĐT nói.
"Trung Quốc hay mình cũng phải học Trung Quốc. Chúng ta có
chủ quyền có độc lập, có trí tuệ thì sao cái gì cũng sợ. Phải chú ý lắng nghe
nhưng đừng có quá sợ. Nhiều nước không muốn mình phát triển, người ta không
muốn mình đổi mới, cải cách hay phát triển"- Bộ trưởng Dũng nhìn nhận.
Trả lời về việc đặc khu cần thiết nhưng có ý kiến quan ngại, Bộ
trưởng Nguyễn Chí Dũng nói: "Tại sao không hiểu theo cách quan ngại Luật
chưa đủ hấp dẫn để thành công. Làm thế nào để Luật ra đời thành công, chứ đừng
nghĩ làm thế nào để đỡ sợ. Tôi rất tâm huyết, trân trọng lắng nghe ý kiến của
mọi người, tiếp thu".
"Ví dụ vấn đề làm thế nào để người quy định không tạo kẽ
hở. Còn đẩy theo chiều hướng sợ thế này thế kia thì không đúng, mắc mưu của
người ta, người ta muốn mình cứ loay hoay thế mãi mà không bứt lên được"- Bộ trưởng Dũng nói.
https://nld.com.vn/thoi-su/bo-truong-kh-dt-co-nguoi-co-tinh-hieu-sai-luat-dac-khu-chia-re-quan-he-voi-trung-quoc-20180606110027897.htm
Đại biểu Dương Trung Quốc:
“Theo ông Quốc, trong thời đại công nghệ 4.0, nhà đầu tư không
cần yếu tố thời gian, có chăng chỉ là những nhà đầu tư bất động sản.
“Chúng ta phải hết sức thận trọng, chúng ta sống đương đại có
thể đại diện cho những thế hệ sống 100 năm nữa không?", ông nhấn mạnh và
cảnh báo việc ưu đãi thuê đất 99 năm không cẩn thận sẽ là nơi “để di dân”.
Ông hoan nghênh khi dự luật đã điều chỉnh lại, đặt quyền quyết
định việc này cho Thủ tướng và lưu ý “chúng ta phải chịu trách nhiệm với tương
lai, với chính cử tri đã bầu ra mình”.
TT Nguyễn Xuân Phúc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần tiếp thu, lắng nghe những điều
cần thiết để điều chỉnh Luật Đặc khu, tạo môi trường đầu tư kinh doanh; đảm bảo
độc lập, chủ quyền, tự do của đất nước.
L.Q.C
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét