Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

CT TRẦN ĐẠI QUANG ĐI NHẬT BÀN BẢO VỆ BIỂN ĐÔNG; Ở NHÀ QUỐC HỘI SẴN SÀNG " BẤM NÚT" KHAI SINH 3 ĐẶC KHU ?



Biển Đông: Trọng tâm chuyến thăm Nhật Bản của chủ tịch Việt Nam

Thu Hằng


mediaChủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang. Ảnh ngày 30/08/2016.AFP
Việt Nam muốn tăng cường hợp tác với Nhật Bản để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Trả lời phóng viên Nhật Bản tại Hà Nội ngày 25/05/2018, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã khẳng định như trên, đồng thời ca ngợi những nỗ lực của Tokyo trong việc duy trì ổn định tại vùng biển này.

Play
Current Time0:00
/
Duration Time0:00
Progress: 0%
0:00
Fullscreen
00:00
Mute
Chủ tịch nước Việt Nam sẽ thăm chính thức Nhật Bản trong vòng 5 ngày, từ ngày 29/05 đến 02/06/2018, sẽ hội kiến Nhật hoàng Akihito, hoàng hậu Michiko và gặp thủ tướng Nhật Shinzo Abe.
Theo trang The India Wire (26/05), ngoài hợp tác liên quan đến Biển Đông, chủ tịch Trần Đại Quang cho biết sẽ đề cập đến vấn đề đánh bắt hải sản và duy trì ổn định, tự do lưu thông an toàn trên khắp vùng biển, hiện đang bị Trung Quốc gia cố và quân sự hóa. Nhật Bản đã cung cấp nhiều tầu tuần tra và hỗ trợ an ninh hàng hải cho Việt Nam cùng với nhiều nước Đông Nam Á khác có tranh chấp với Trung Quốc.
Vẫn trong buổi phỏng vấn, chủ tịch Việt Nam bày tỏ hy vọng Hà Nội và Tokyo hợp tác để cùng giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp theo đúng luật pháp quốc tế.
Trong quan hệ thương mại, Hà Nội hy vọng Nhật Bản sẽ trở thành đối tác chính đối với hàng xuất khẩu Việt Nam sau khi Mỹ rút khỏi Hiệp định tự do Mậu dịch xuyên Thái Bình Dương (TPP). Từ năm 2017, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam, chiếm 25% tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Quốc hội sẵn sàng 'bấm nút' khai sinh 3 đặc khu kinh tế

23/05/2018 10:32 GMT+7

TTO - TẠI PHIÊN HỌP TOÀN THỂ THẢO LUẬN DỰ ÁN LUẬT ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT VÂN ĐỒN, BẮC VÂN PHONG, PHÚ QUỐC TẠI QUỐC HỘI SÁNG NAY 23-5, CÁC ĐẠI BIỂU ĐỀU ĐỒNG Ý BAN HÀNH LUẬT, KỲ VỌNG GÓP PHẦN ĐƯA ĐẤT NƯỚC "CẤT CÁNH".

Quốc hội sẵn sàng bấm nút khai sinh 3 đặc khu kinh tế - Ảnh 1.
Một góc "đảo ngọc" Phú Quốc, một trong ba địa điểm được lựa chọn làm đặc khu kinh tế - Ảnh: LÊ KIÊN
"Tôi đồng ý thành lập ba đặc khu, hi vọng sẽ tạo ra bước đột phá mới, giải phóng nguồn lực cho phát triển của đất nước, như 'khoán 10' hay 'đổi mới' trước đây", đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) bày tỏ.
Chính quyền tinh gọn
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án luật này, chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết sau khi cân nhắc nhiều mặt, dự thảo quy định "chính quyền địa phương ở đặc khu gồm có HĐND đặc khu và UBND đặc khu với những đổi mới cơ bản về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực và hiệu quả".

Cụ thể, HĐND đặc khu có không quá 15 đại biểu, trong đó đa số đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách; không tổ chức thường trực HĐND và các ban của HĐND; UBND đặc khu chỉ gồm chủ tịch và 2 phó chủ tịch.
HĐND và UBND sẽ có một văn phòng giúp việc chung, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND đặc khu (không quá 7 cơ quan) và trung tâm hành chính công đặc khu.
Dự luật trao 44 thẩm quyền thuộc tỉnh, 21 thẩm quyền từ bộ, 8 thẩm quyền của Thủ tướng cho chủ tịch UBND đặc khu.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương bình luận: "Theo dự thảo thì chủ tịch UBND đặc khu rất dễ vi phạm khuyết điểm. Một trăm việc làm tốt, chỉ cần một việc làm sai thì có thể mất hết, rất nguy hiểm. Do đó cần phân cấp hơn nữa thẩm quyền, công việc của chủ tịch và các phó chủ tịch UBND ở đặc khu, không nên giao chủ tịch quá nhiều việc".
"Cùng với đó, cơ chế kiểm soát quyền lực phải rõ ràng. Quyền hạn càng cao, càng đặc biệt thì cơ chế kiểm soát quyền lực càng phải hiệu quả", đại biểu Quảng Bình nhấn mạnh.
Quốc hội sẵn sàng bấm nút khai sinh 3 đặc khu kinh tế - Ảnh 2.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương: Không nên giao chủ tịch đặc khu quá nhiều việc - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội) thì phân tích: Theo dự án luật, chủ tịch UBND đặc khu có quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm A. Cần lưu ý các dự án nhóm A có vai trò rất quan trọng với kinh tế, an ninh - quốc phòng, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
"Đề nghị xem xét lại quy định này. Hiện nay để đầu tư một dự án nhóm A thì trình tự, thủ tục rất chặt chẽ, qua nhiều khâu, nhiều cơ quan xem xét, thẩm định, nếu bây giờ chỉ giao cho một cá nhân thì cần phải cân nhắc", bà Mai kiến nghị.
Tư pháp phải tương thích với hành chính
"Khi đi nghiên cứu tại Các tiểu vương quốc Ả Rập, chúng tôi đặt câu hỏi 'điều gì tạo nên sức hấp dẫn của đặc khu nơi đây' thì nhận được câu trả lời: Ban đầu là những ưu đãi về kinh tế, nhưng về lâu dài phải là sự ổn định về chính sách và một hệ thống cơ quan tư pháp mạnh, có đủ thẩm quyền và đủ năng lực giải quyết những vấn đề phát sinh trên địa bàn đặc khu", đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ (Bắc Kạn) chia sẻ.
"Một hệ thống cơ quan tư pháp đủ thẩm quyền, với những cải cách tối đa về thời hạn và thủ tục tố tụng" là câu trả lời tương tự bà Thuỷ nhận được từ các nhà đầu tư Trung Quốc.
Do đó, đại biểu Bắc Kạn cho rằng việc tăng thẩm quyền cho toà án đặc khu với các vụ án hình sự, theo đó hầu hết các vụ án đang thuộc thẩm quyền xét xử ở cấp tỉnh hiện nay sẽ chuyển xuống chính quyền đặc khu giải quyết, toà án đặc khu có quyền xử tội đến 15 năm tù, là phù hợp.
Quốc hội sẵn sàng bấm nút khai sinh 3 đặc khu kinh tế - Ảnh 3.
Đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ: Các cơ quan tư pháp lại được phân quyền rất ít - Ảnh: Quochoi.vn
"Nhưng với khiếu kiện hành chính, nói nôm na là dân kiện chính quyền, thì dự luật lại quy định như hiện hành, nghĩa là mọi khiếu kiện của người dân với chủ tịch UBND, HDND thì toà án đặc khu không có quyền xét xử mà do toà án tỉnh thụ lý, như vậy sẽ rất bất cập", đại biểu Nguyễn Thị Thuỷ nói.
Với việc cả 3 đặc khu đều cách xa trung tâm tỉnh, xa nhất là Phú Quốc, quy định như trên là chưa tiết kiệm chi phí đi lại cho nhà đầu tư, người dân. Chưa kể nếu bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì bản án phúc thẩm phải giải quyết, trong khi cả nước chỉ có 3 toà án cấp cao đặt tại Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng.
"So sánh giữa hành pháp và tư pháp trong dự thảo luật thì thấy có sự khập khiễng rất lớn. Chủ tịch UBND và UBND được phân quyền rất nhiều từ bộ, tỉnh, trong khi các cơ quan tư pháp lại được phân quyền rất ít", bà Thuỷ đề nghị dự luật giao thẩm quyền cho cơ quan tư pháp tương thích với chủ tịch UBND và UBND đặc khu.
Đầu tư casino phải có 45.000 tỉ đồng, có thể giao đất 99 năm
Dự án luật quy định quy mô vốn đầu tư tối thiểu đối với dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh khu dịch vụ, du lịch và vui chơi giải trí tổng hợp có casino là 45.000 tỉ đồng, dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cảng hàng không quốc tế là 6.000 tỉ đồng.
Về thời hạn sử dụng đất, dự luật viết: Thời hạn sử dụng đất để sản xuất, kinh doanh tại đặc khu không quá 70 năm, do chủ tịch UBND đặc khu quyết định căn cứ vào quy mô, tính chất của dự án đầu tư và đề xuất của nhà đầu tư; trường hợp đặc biệt, thời hạn sử dụng đất có thể dài hơn nhưng không quá 99 năm do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Quốc hội sẵn sàng bấm nút khai sinh 3 đặc khu kinh tế - Ảnh 5.
Đặc khu kinh tế là ‘lò thí nghiệm’ của thể chếĐặc khu kinh tế là ‘lò thí nghiệm’ của thể chế
TTO - Đó là ý kiến nhận định của Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính tại cuộc hội thảo lấy ý kiến vào Dự thảo Luật Đơn vị Hành chính - Kinh tế đặc biệt diễn ra ngày 15-5 tại Quảng Ninh.
LÊ KIÊN

Không có nhận xét nào: