Bài của
Hoàng Tuấn Minh
Một
chủ trương “Bộ Chính trị đã kết luận rồi” đang được Quốc hội Việt Nam thảo luận “phải bàn
để ra luật, chứ không thể không ra luật” đó là “Luât đơn vị hành chính – kinh
tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong , Phú Quốc”. Vì bộ luật này có liên quan tới
chủ quyền, an ninh quốc gia và tài nguyên đất nước nên đã có sự tranh luận rộng
rãi trên diễn đàn Quốc hội, báo chí lề phải, lề trái cũng như nhiều nhà khoa
học, chuyên gia độc lập, … Đa phần cho rằng thành lập đặc khu là một hình thức
đã lỗi thời, với ưu đãi về tiền thuế, đất, tài nguyên,… đặc biệt thời gian thuê
đất 99 năm thì tiềm ẩn nguy cơ phương hại đến an ninh quốc gia và chủ quyền
lãnh thổ nhiều hơn là cái lợi về mặt kinh tế mà nó đem lại.
Xin không bàn luận lại mà chỉ đề cập đến một số vấn đề một cách khách quan trên cơ sở khoa học và thực tiễn cho riêng Vân Đồn dưới một góc nhìn khác biệt, như một lời cảnh báo muộn màng.
Xin không bàn luận lại mà chỉ đề cập đến một số vấn đề một cách khách quan trên cơ sở khoa học và thực tiễn cho riêng Vân Đồn dưới một góc nhìn khác biệt, như một lời cảnh báo muộn màng.
1. Vân Đồn
hưởng “xái” của Hải Nam.
Cả 3 đặc khu của Việt Nam nhất là Vân Đồn không nằm trên một
tuyến đường biển quốc tế nào cả, hoàn toàn đơn độc, chẳng có thành phố phát
triển nào tiếp giáp để tương trợ. Nguồn nhân lực chất lượng cao cũng chưa sẵn
sàng. Thâm Quyến còn có một Hong Kong giàu có nằm kề bên cạnh. Nhìn ra ngoài
biển thì đảo Hải Nam (Trung Quốc) đang án ngữ ngay trước mặt Vân Đồn. Đấy là
điều bất lợi vô cùng.
Hãy nhìn xem: Ngày 13/4/2018, tại cuộc mít tinh kỷ niệm 30 năm
thành lập đặc khu kinh tế Hải Nam (Trung Quốc), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình đã công bố kế hoạch thành lập Khu Mậu dịch tự do trên đảo Hải
Nam với mục tiêu đi vào hoạt động từ năm 2025 theo mô hình Cảng Tự do
mậu dịch giống như Singapore, Hong Kong.
Với tiềm lực vốn có sau 30 năm xây dựng đặc khu kinh tế với vị trí thuận lợi Hải Nam đã phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng bao gồm cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ… và nằm kế cận các đô thị và khu vực kinh tế lớn, phát triển như Hong Kong, Macau, Thẩm Quyến…, Hải Nam có đầy đủ và tiềm năng lớn để tiến lên trở thành khu thương mại tự do của Trung Quốc.
Một khi trở thành khu thương mại tự do, Hải Nam sẽ phải thực sự “mở” với các quy định khác biệt nhằm giảm hoặc xoá bỏ các ràng buộc về thuế quan và quy định của chính quyền Trung Quốc, đồng thời đi sâu vào mở cửa phát triển du lịch, ngành công nghiệp hiện đại: công nghệ thông tin, định vị vệ tinh, trí thông minh nhân tạo, chăm sóc y tế và nghiên cứu biển sâu..v.v
Với tiềm lực vốn có sau 30 năm xây dựng đặc khu kinh tế với vị trí thuận lợi Hải Nam đã phát triển nhanh chóng kết cấu hạ tầng bao gồm cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ… và nằm kế cận các đô thị và khu vực kinh tế lớn, phát triển như Hong Kong, Macau, Thẩm Quyến…, Hải Nam có đầy đủ và tiềm năng lớn để tiến lên trở thành khu thương mại tự do của Trung Quốc.
Một khi trở thành khu thương mại tự do, Hải Nam sẽ phải thực sự “mở” với các quy định khác biệt nhằm giảm hoặc xoá bỏ các ràng buộc về thuế quan và quy định của chính quyền Trung Quốc, đồng thời đi sâu vào mở cửa phát triển du lịch, ngành công nghiệp hiện đại: công nghệ thông tin, định vị vệ tinh, trí thông minh nhân tạo, chăm sóc y tế và nghiên cứu biển sâu..v.v
Với chính sách “mở”, thông thoáng vượt trội của Khu Mậu dịch
tự do Hải Nam thu hút đầu tư thì liệu Vân Đồn còn cơ hội phát triển hay
không? Hay cuối cùng chỉ là hưởng “xái” của Hải Nam mà thôi.
Một khi sân bay Vân Đồn được hoàn thành thì từ Hải Nam đến Vân Đồn chỉ mất vài chục phút bay với giá vé ưu đãi. Và khi đó Đặc khu kinh tế Vân Đồn chỉ là sân sau của Hải Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ăn chơi, giải trí của những nhà đầu tư, du khách đến từ Hải Nam.
Một khi sân bay Vân Đồn được hoàn thành thì từ Hải Nam đến Vân Đồn chỉ mất vài chục phút bay với giá vé ưu đãi. Và khi đó Đặc khu kinh tế Vân Đồn chỉ là sân sau của Hải Nam nhằm đáp ứng nhu cầu ăn chơi, giải trí của những nhà đầu tư, du khách đến từ Hải Nam.
2. Những
quả bom hạt nhân nổ chậm
Thời gian qua Trung Quốc đã đưa vào vận hành thương mại 7/18 tổ
máy của ba nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN ) nằm gần biên giới phía bắc Việt Nam
gồm Phòng Thành (Quảng Tây) công suất 1000 MW cách Vân Đồn (Quảng Ninh) 100 km,
Sương Giang (đảo Hải Nam) 650 MW cách 235 km và Trường Giang (Quảng Đông) 600
MW cách hơn 450 km.
Điều lo ngại nhất là các NMĐHN của Trung Quốc được xây dựng theo công nghệ CPR-1000, CNP-600 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghiệp Pháp–Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80% nên xác xuất gặp tai nạn là rất cao.
Điều lo ngại nhất là các NMĐHN của Trung Quốc được xây dựng theo công nghệ CPR-1000, CNP-600 thuộc thế hệ II+, nguyên bản từ công nghiệp Pháp–Mỹ đã hoàn thiện từ những năm tám mươi thế kỷ trước, nhưng được Trung Quốc nội địa hóa đến hơn 80% nên xác xuất gặp tai nạn là rất cao.
Cơ quan Khí Quyển Và Hải Dương Học (NOAA) của Hoa Kỳ đã khảo sát
lộ trình phát tán của phóng xạ trong trường hợp nhà máy Phòng Thành gặp sự cố
trong các tháng mùa đông như sau (Hình 04). Với một mật độ lò phản ứng dày đặc
như vậy nằm trên đầu nguồn các khối khí lạnh lục địa thường xuyên kéo xuống
nước ta về mùa đông, thì các NMĐHN này chẳng khác gì những quả bom hạt nhân nổ
chậm đặt trên đầu chúng ta mà không biết khi nào phát nổ. Nếu việc mất an toàn
xảy ra trùng với các đợt gió mùa đông bắc chất phóng xạ sẽ đổ bộ vào Việt Nam.
Miền Bắc nước ta với địa hình vòng cung, gió mùa đông bắc di chuyển với tốc độ
20 – 25 km/giờ, dưới chiều gió này, nếu nhà máy gặp tai nạn phát lên bầu không
khí những ion nhiễm xạ thì chỉ 04 giờ sau đã gây ảnh hưởng tới Vân Đồn. Và
Quảng Ninh trong đó có Vân Đồn hoàn toàn có thể thành một vùng đất trắng.
Về mùa hè Miền Bắc thường bị các cơn bão ngoài biển Đông sau khi
quyét qua đảo Hải Nam đổ bộ vào đất liền. Nếu việc mất an toàn xảy ra tại nhà
máy điện hạt nhân Sương Giang trùng với những cơn bão (có cấp 8-9) thì chỉ sau
03 giờ những ion nhiễm xạ đã bao phủ Vân Đồn. Ngay cả việc mất an toàn xảy ra
vào lúc thời tiết bình thường, do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Nam (mũi
tên màu đỏ H4) thì Vân Đồn chắc chắn cũng bị các bụi phóng xạ tấn công.
Những chất phóng xạ thoát ra từ NMĐHN có chu kỳ phân rã rất lâu:
Như Cs-137 (tích lũy vào mô thịt), Sr-90 (tích lũy vào mô xương) sau 60 năm mới
tự phân rã hết. Chất Pu-239 còn sống lâu hơn, đến hàng nghìn năm. Các chất
phóng xạ này là nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh, quái thai, bạch cầu,
ung thư, biến đổi gen… khi bị nhiễm xạ. Trên thực tế, các bụi chất phóng xạ rơi
lắng xuống đất, xuống biển, tích tụ lại trong các lớp trầm tích, mùn hữu cơ,
động vật phù du…, nơi khởi đầu các chuỗi thức ăn cho con người và động thực
vật. Bình thường một năm, một lò phản ứng… có thể chưa đáng lo. Nhưng hàng chục
năm tới … 99 năm với nhiều nhà máy thì hậu quả sẽ khác hẳn, mà còn tạo ra nguy
cơ cho sức khỏe con người và nền kinh tế.
Rõ ràng rằng, một khi sự cố rủi ro xảy ra Việt Nam hứng chịu hậu
quả phóng xạ từ các NMĐHN này nhiều hơn Trung Quốc. Người Trung Quốc có thấy
điều đó không? Họ hiểu rõ điều đó hơn chúng ta rất nhiều nhưng họ chỉ muốn tổ
quốc Trung Hoa vĩ đại của họ chịu ít rủi ro nhất. Quả là thâm độc !!!
Mặc dù Phòng Thành và Sương Giang nằm cách Hà Nội gần 500 km
nhưng bây giờ Hà Nội đã lên phương án ứng phó đề phòng thảm họa khi có sự cố
xảy ra tại các NMĐHN của Trung Quốc. Thế mà Vân Đồn không lo lắng mới là chuyện
lạ. Vì vậy mong các “ông nghị, bà nghị” đừng xuôi tay, nhắm mắt bấm nút.
3. Công
nghệ cao thương hiệu “Made in China”
Ai sẽ là những nhà đầu tư công nghệ cao vào Đặc khu kinh tế Vân
Đồn?
Người Mỹ vốn thực dụng đã mất tiền, mất công khảo sát lộ trình
phát tán của phóng xạ trong trường hợp nhà máy Phòng Thành cũng như Sương
Giang, Trường Giang gặp sự cố và hiểu rõ hậu quả trong tương lai thì chắc chắn
họ không quan tâm đến Đặc khu kinh tế Vân Đồn.
Người Nhật từng chịu quá nhiều mất mát đau thương bởi ảnh hưởng
phóng xạ hạt nhân từ chiến tranh và thảm họa Fukushima do thiên nhiên gây ra.
Lại là nước có trình độ và kỹ thuật an toàn hạt nhân hàng đầu thế giới họ thừa
hiểu “mức độ an toàn cao” của các NMĐHN mang thương hiệu “Made in China” như
thế nào. Nên họ cũng chẳng dại gì đến Đặc khu Vân Đồn lại nằm sát nách Trung
Quốc (một khắc tinh của họ) để đầu tư.
Còn Đức, nước tạm đình chỉ quan hệ đối tác chiến lược với Việt
Nam ngày 22/9/2017 sau vụ Trịnh Xuân Thanh thì sao? Là một trong những quốc gia
có truyền thống trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, sinh thái và đã từ bỏ điện
hạt nhân thì họ cũng thừa thông minh có nên đem tiền vào đầu tư tại Đặc khu Vân
Đồn nằm trong một khu vực giàu tiềm năng về bụi phóng xạ hay không? Câu trả lời
sẽ là không.
Nếu vắng bóng các nhà đầu tư thuộc các cường quốc công nghệ cao
đồng thời cũng là các nền kinh tế hàng đầu thế giới nêu trên thì có ai còn dám
đầu tư vào Đặc khu Vân Đồn nữa hay không? Có. Đó là Trung Quốc và các nhóm lợi
ích của Việt Nam đang khoác trên mình là các nhà đầu tư chiến lược thuộc lĩnh
vực bất động sản. Khi đó theo như dự thảo Luật thì các ngành, nghề công nghệ
cao; công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao tại Vân Đồn nếu có chỉ là công nghệ cao
…. mang thương hiệu “Made in China” mà thôi.
Nếu Đặc khu kinh tế Vân Đồn được xây dựng thì chưa hẳn Việt Nam
quyết định được sự hưng thịnh hay thành bại. Mà người cuối cùng chính là người
nắm giữ chìa khóa của nguồn phóng xạ nguy hiểm kia. Đó là Trung Quốc. Lây một
ví dụ rất đơn giản: Chỉ cần Trung Quốc ra thông báo một rò rỉ phóng xạ nhỏ của
một trong những NMĐHN trên thì biết bao nhà đầu tư vào Vân Đồn sẽ ăn không
ngon, ngủ không yên.
Vân Đồn sở hữu vịnh Bái Tử Long đẹp không thua kém vịnh Hạ Long
cùng hàng trăm hòn đảo lớn nhỏ với cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn. Hãy phát
triển Vân Đồn thành khu du lịch, nghỉ dưỡng nổi tiếng đúng với tiềm năng của nó
phù hợp với kinh tế của địa phương và đất nước.
Đừng cố sức đầu tư để
biến Vân Đồn thành cô gái đẹp, gợi cảm trước mắt “gã hàng xóm” lắm của, nhiều
tiền nhưng lại có máu “hiếp dâm”. Không khéo mất cả chì lẫn chài.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét